PDA

View Full Version : Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc



tranbinh
06-07-2010, 01:25 PM
Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân
Trong số những kỳ vương tuyệt thế của lịch sử cờ tướng Trung Hoa, Ba Cát Nhân là một trong số rất hiếm hoi những người tộc Mãn. Tuy thế kỳ nghệ của Ba Cát Nhân cực kỳ tinh thâm, từng xưng hùng xưng bá một thời. Ông đặc biệt có sở trường sử dụng lối đánh " tuần hà Pháo", nên đời sau vẫn thường gọi ông là Tuần Hà Pháo Vương Ba Cát Nhân.

1. Sử sách viết rằng, tổ tiên họ Ba vốn sinh sống ở vùng Đông Bắc, nhưng sau này khi người Mãn tiến vào Trung Nguyên, thành lập nên triều đình Mãn Thanh, tổ tiên họ Ba mới đến vùng Giang Tô làm quân rồi định cư luôn ở đó. Ba Cát Nhân sinh vào năm Đồng Trị thứ 7, tức năm 1868 tại vùng Trấn Giang, Giang Tô, nơi cha Ba Cát Nhân đương nhậm chức Tào Vận. Chuyện kể rằng, khi Ba Cát Nhân sắp ra đời, ngôi chùa Di Đà ở ngày cạnh phủ họ Ba bùng phát một trận hỏa hoạn vô cùng khủng khiếp. Lửa lan từ Tàng Kinh Các đến phòng phương trượng rồi từ Đại Hùng Bảo Điện lan sang Quan Âm các, cả ngôi chùa Di Đà chìm ngỉm trong một biển lửa. Nhìn ngọn lửa cháy đã 3 ngày 3 đêm chưa tắt đang bừng bừng lan sang nhà mình, cả phủ họ Ba hốt hoảng tìm cách di tản đồ đạc đi nơi khác. Trong lúc hốt hoảng, Ba phu nhân đã trở dạ sinh trước mấy ngày. Điều kỳ lạ là, đúng vào thời khắc đứa trẻ nhà họ Ba ra đời thì ngọn lửa như bị một phép thần dập tắt. Chuyện này được truyền đi, người vùng Trấn Giang đều nói, đứa con nhà họ Ba là tượng trưng của điềm may mắn, cát tường. Sau đó, vị quan đứng đầu Trấn Giang đã lấy cái tên “ Cát Nhân” ( người đem lại điềm may mắn) để đặt cho đứa trẻ này, ý rằng đứa trẻ này đem lại điềm may mắn cho mọi người. Cái tên Ba Cát Nhân của vị Kỳ vương tuyệt thế những năm sau này đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Ngay từ nhỏ, Ba Cát Nhân đã rất mê cờ tướng, lại thêm thiên phú thông minh nên mới hơn mười tuổi Cát Nhân đã tinh thông kỳ nghệ xưng hùng một dải Trấn Giang. Không chỉ thông minh hơn người Ba Cát Nhân còn rất cần cù hiếu học. Đối với kỳ nghệ Ba Cát Nhân càng chăm chú nỗ lực tìm tòi không biết mệt mỏi.
Ba Cát Nhân ham học đến mức trên màn của ông lúc nào cũng dán sẵn một tờ giấy, bên trên là những thế cờ nổi tiếng của các cao thủ cổ kim. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, Ba Cát Nhân lại nằm nhìn chăm chăm vào thế cờ dán trên màn rồi trầm tư mặc tưởng suy nghĩ rất mông lung về những cách phá giải. Cho đến khi người đã mệt bã ra, hai mắt nhắm lại Ba Cát Nhân mới chịu ngủ yên. Cứ như vậy ngày qua tháng lại những biến hóa của thế cờ dần dần in sâu vào trong đầu Ba Cát Nhân, đồng thời khiến chơi cờ trở thành thứ vô cùng thân thuộc và gần gũi với Ba Cát Nhân.
2. Những người yên cờ vùng Trấn Giang đều gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”, liên quan đến biệt hiệu này có hai cách giải thích. Một thuyết nói rằng khi Ba Cát Nhân chơi cờ ông rất giỏi dùng pháo, tuần hà pháo, thuận thủ pháo, liệt thủ pháo đều rất tinh diệu, có thể nói là xuất thần nhập hóa áp đảo quần hùng. Những kỳ thủ đấu pháo với Ba Cát Nhân trên bàn cờ mười người thì có đến chín người thua. Vì thế mọi người mới đặt cho Ba Cát Nhân biệt hiệu “ Ba Bất Đấu”, nghĩa rằng chẳng ai đấu lại được ho Ba cả.
Lại có một thuyết khác nói rằng, từ nhỏ Ba Cát Nhân đã chơi cờ rất giỏi. Năm 15 tuổi, Ba Cát Nhân đã không tìm được địch thủ ở vùng Trấn Giang. Khi đó, gia đình họ Ba còn rất sung túc, phụ thân thường mang Ba Cát Nhân đi khắp nơi để đấu cờ. Ba Cát Nhân kỳ nghệ hơn người đánh đâu thắng đấy nên lần nào hai cha con cũng trở về hả hê với một túi tiền đầy. Trước sau, Ba Cát Nhân đã đánh bại các cao thủ Hoa Hồng Tuyền ở Tô Châu, Quan Hồ Tử, Ngô Chí long ở Hàng Châu…. Một lần, Ba Cát Nhân hẹn thách đấu với một cao thủ trong vùng nhưng đến ngày hẹn người này đột nhiên thay đổi quyết định nhất quyết không chịu giao đấu với Ba Cát Nhân. Nguyên nhân là do vị cao thủ này thấy Ba Cát Nhân tuổi trẻ nhưng kỳ nghệ kinh người sợ khi đấu cờ sẽ thua, vừa mất tiền lại vừa mất danh nên chẳng bằng tìm cách thoái thác không tham gia nữa. Sau này cũng có rất nhiều cao thủ dùng cách đó để thoái thác những cuộc đấu trực tiếp với Ba Cát Nhân. Lâu dần giới chơi cờ thường gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

denhathaonam
06-07-2010, 01:35 PM
ông này viết sách phản mai hoa xứng đáng là kỳ nhân kiệt xuất

tranbinh
06-07-2010, 05:26 PM
Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân ( tiếp theo)
3. Cho đến những thập niên đầu thế kỉ XX khi xã hội Trung Hoa bước vào thời kỳ Dân Quốc, từ một gia đình quan chức triều Mãn Thanh, gia đình họ Ba bắt đầu sa sút dần. Không còn bổng lộc của cha, lúc này miếng cơm manh áo của cả gia đình họ Ba đều đặt lên vai Ba Cát Nhân. Chẳng còn cách nào khác Ba Cát Nhân chỉ còn biết lấy việc đánh cờ ăn bạc làm nghề, dùng kỳ nghệ xuất thần nhập hóa của mình để tìm kế mưu sinh. Kể từ đây những trận cờ lừng danh của vị kỳ vương Ba Cát Nhân cũng bắt đầu.
Để mưu sinh, kỳ tài cờ tướng một thời Ba Cát Nhân thường xuyên lui tới Thụy Nguyên trà lầu và Đồng Nguyễn trà lầu ở thành Trấn Giang để tìm người chơi cờ. Bới vì chơi cờ nổi tiếng nên mỗi lần chơi Ba Cát Nhân thường phải nhường đối thủ đi trước hoặc nhường đối thủ một đôi mã. Tuy nhiên, dù nhường thế nào thì Ba Cát Nhân vẫn ung dung giành chiến thắng.
Một lần Ba Cát Nhân bày cờ ở Thụy Nguyên trà lầu đội nhiên một khách lạ tìm đến nói rằng vì ngưỡng mộ danh tiếng Ba Cát Nhân nên tìm đến đấu cờ. Theo thường lệ Ba Cát Nhân nhường người khách một đôi mã rồi dùng tuần hà pháo đánh cho người khách lạ thua không còn manh giáp nao. Sau này người ta mới biết rằng người khách bí ẩn đấy là một tướng quân nổi tiếng. Về sau dân gian mới chế ra câu vè chê bai vị tướng quân này đồng thời cũng ca ngợi sự tinh diệu vô song của nước tuần pháo của Ba Cát Nhân rằng: “ Duyên hà thập bát đả, tướng quân lạp hạ mã” ( ven sông mười tám trận, tướng quân phải ngã ngựa).

4. Nước cờ của Ba Cát Nhân có phong cách rất riêng. Tất cả các loại binh chủng trên bàn cờ từ tướng, sĩ, tượng tới mã, xe pháo ông đều vận dụng rất tinh diệu. Chỉ cần vào tay Ba Cát Nhân thì dù chỉ là một quân tốt nhỏ nhoi cũng hóa rồng hóa hổ, sức mạnh kinh người. Tuy nhiên Ba Cát Nhân cực ký lợi hại trong việc điều khiển pháo có thể xưng là “ thiên cổ nhất tuyệt”. Trong suốt thời gian bày cờ mưu sinh ở các trà lầu, do trận nào Ba Cát Nhân cũng phải nhường nước hoặc quân nên quân pháo của ông càng trở nên tinh thông khó lường. Trong vô số những trận cờ mà Ba Cát Nhân tham gia ông không ngừng làm mới và phong phú thêm thế cờ sử dụng quân pháo như “đương đầu pháo” “quá cung pháo” “ quy bối pháo” … Trong các thế cờ này thế “ quy bối pháo” nhiều người cho rắng sức mạnh của các quân cờ chỉ tập trung ở tuyến trên mà để hở phần hậu phương. Tuy nhiên, “ quy bối pháo” của Ba Cát Nhân tuyệt không có chút sơ hở nào, thế tấn công cực kỳ mãnh liệt khó mà đỡ được. Chính vì thế những người chơi cờ trong vùng đều nhất nhất gọi Ba Cát Nhân “ Ba Bất Đấu” là “ Tuần hà pháo Vương”.
Lúc còn sống, Ba Cát Nhân từng nói rằng: “ Những người mới học cờ đại đa số chỉ có thể dùng xe, luyện thêm một thời gian mới biết dùng pháo, sau đó mới biết dùng mã. Những người như vậy thì tạm coi như là học xong phần nhập môn. Đợi khi anh ta tiến bộ hơn thì mới học được cách sử dụng tốt. Thêm một thời gian nữa mới biết cách dùng tượng, dùng sĩ. Lại thêm một tầng bậc nữa mới có thể biết cách vận dụng quân tướng. Khi ấy mới có thể xem là đủ khả năng xưng hùng kỳ đài trở thành cao thủ.

5. Sau khi bày cờ ở các trà lầu rồi đánh bại hàng loạt các cao thủ cờ tướng trong vùng, danh tiếng của Trấn Giang “ Tuần hà pháo Vương” Ba Cát Nhân càng được nhiều người biết tới. Vì thế các cao thủ, kỳ khách từ khắp mọi miền đất nước đều tìm về thành Trấn Giang gặp Ba Cát Nhân để so tài kỳ nghệ. Những cao thủ Trương Mưu của Nam Kinh, Dương Kim Đình ở Dương Châu …đều từng lặn lội đến Trấn Giang tìm Ba Cát Nhân thách đấu.
Nhưng chẳng phải cao thủ khắp nơi tìm đến mà Ba Cát Nhân sợ hãi. Với người mê cờ như Ba Cát Nhân còn gì bằng có người cũng mình chơi cờ. Thế nên đã đến là không từ chối, Ba Cát Nhân chỉ trầm mặc bày cờ xuất quân ứng chiến. Và nhờ vào kỳ nghệ vo song khả năng khiển pháo tuyệt thế “ Tuần hà pháo Vương” Ba Cát Nhân vẫn trăm trận trăm thắng khiến những cao thủ kỳ nghệ đều phải tâm phục khẩu phục mà trở về. Người đời sau có thơ ca ngợi kỳ nghệ tuyệt luân của Ba Cát Nhân rằng: “Song pháo tề phi kết trận hùng, Đương đầu chuyển giáp thế như hồng, Duyên hà thập bát liên hoàn hưởng, Tiện tựa kinh lôi khởi nộ phong” ( nghĩa là: Hai pháo cùng xông lên kết thành thế trận hùng mạnh, Đối đầu chuyển góc thế tấn công như cầu vồng, Mười tám nước cờ ven sông nổ vang liên tiếp, Tựa như sấm động nổi gió dữ).

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

nadal686970
06-07-2010, 05:56 PM
bài viết rất hay, cảm on bạn

cotuongvn
06-07-2010, 06:21 PM
mình có diều thắc mắc có thể họ dã huyền thoại ông quá !!
chứ mình nghĩ dù có giỏi mấy mà chấp 2 mã thì ... trừ khi dối thủ của ông BCN quá " gà "
nhưng 1 khi ông dã nổi tiếng như vậy thì dối thủ của ông mình nghĩ cũng thuộc hàng thừ dữ ;))
còn về vụ tướng quân gì dó là 1 người lạ mặt chưa biết sức cờ ra sao mà ong ấy dã dám chấp 2 mã thì thể hiện tính cách " liều "

tranbinh
07-07-2010, 11:47 AM
Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân ( tiếp theo)

Cây càng cao,gió lay càng dữ.Danh tiếng của Ba Cát Nhân càng nổi đình nổi đám càng khiến các bậc trưởng lão làng cờ cảm thấy bị xúc phạm nên tìm đến khiêu chiến .Lúc ấy danh tiếng của pháo vương Ba Cát Nhân uy hiếp trực tiếp vị trí của Tô Vạn Niên , một kỳ vương đất Dương Châu thời bấy giờ. Tô vốn là người Giang Tô ,kỳ nghệ cũng cực kỳ tinh thâm. Nhờ vào kỳ nghệ của mình, Tô tung hoành một dải Giang Nam nhiều năm trước sau chưa từng gặp đấu thủ. Kỳ nghệ của Tô cao siêu tới mức các đối thủ của họ Tô thường được chọn 3 tiên hay 1 mã. , Thế nhưng trong tất cả các trận đấu của mình Tô vẫn thắng nhiều hơn bại, thế nên kỳ giới đương thời vẫn gọi Tô Vạn Niên là Tô Vô Địch .
Đương thời, cùng Tô Vạn Niên đứng ngang hàng còn một vị cao thủ nữa tên gọi Dương Kiện Đình. Vào cuối đời Thanh, cuốn kỳ phổ nổi tiếng ảnh hưởng gần như toàn bộ giới chơi cờ “ Thạch Dương di cục” chính là cuốn kỳ phổ ghi lại những ván đấu giữa Tô Vạn Niên và Dương Kiện Đình .Họ Dương xuất đạo muộn hơn so với Tô Vạn Niên vài năm, kỳ nghệ cũng kém hơn một chút. Tuy nhiên, Dương học nghề rất quyết tâm, khắc khổ nghiên cứu vì vậy kỳ nghệ ngày càng thăng tiến. Sau khi thành tài Dương háo hức vô cùng, quyết đi tìm cao thủ số một đương thời là Tô Vạn Niên thách đấu.
Khi thông tin được truyền đi, những người yêu cờ xôn xao không ngớt. Ai cũng nóng lòng chờ xem vị khách lạ sẽ đấu với kỳ vương Dương Châu ra sao. Nhiều người còn đặt cược hàng chục lạng bạc cho một trận thắng. Sau khi cờ được bày xong, theo thường lệ Tô Vạn Niên định vươn tay bỏ đi một con mã của mình. Nhưng Dương Kiện Đình yêu cầu chỉ cần nhường ông đi trước chứ không nhận nhường mã, nói rằng nếu như đấu một trận mình không địch lại Tô thì sẽ chấp nhận nhường mã. Nhưng Tô Vạn Niên cũng muốn giữ thanh danh của mình nhất định không chịu phá lệ nhường mã. Trọng tài của trận đấu đó vỗn là một người nổi tiếng mê cờ Mã Đức An cũng nhiều người xem đều khuyên hai người nhượng bộ, thế nhưng cả hai đều cố chấp không chịu nghe. Cuối cũng mọi người đành chán nản thu bàn cờ rồi ra về. Tuy trận đấu giữa hai họ Tô Dương không thành nhưng từ đó hai người trở thành tri kỷ của nhau. Dương Kiện Đình cũng nhờ thế mà thành danh được người đời gọi là “ Tứ diện hổ”.
Khi danh tiếng của “ Tuần hà pháo Vương” Ba Cát Nhân lan đến Dương Châu. Dương Kiện Đình cũng là một trong số những cao thủ hăm hở tìm đến Trấn Giang để so tài cao thấp. Dương vốn cho rằng kỳ nghệ của Ba Cát Nhân chắc chắn không thể lợi hại như người ta đồn đại. Nếu có cao thủ bậc nhất, thì cùng lắm cũng chỉ thi đấu ngang ngửa với mình là cùng, làm sao có chuyện “không thể đấu”. Vì thế cái tên “ Ba Bất Đấu” mà người đời dành cho Ba Cát Nhân chắc chắn chỉ là một huyền thoại do dân gian đơm đặt để khoa trương tài nghệ của Ba Cát Nhân mà thôi.Nghĩ vậy, Dương bèn lên thuyền đến Trấn Giang, thẳng đến Thụy Nguyên trà lầu khiêu chiến Ba Cát Nhân.
Nhưng kết quả không hề ngang ngửa như Dương hằng mong đợi. Trong một ngày trước rất đông người xem Dương thua liền 6 ván trước Ba Cát Nhân. Đến kỳ vương Giang Nam Dương Kiện Đình cũng bị Ba Cát Nhân đánh cho thua liền 6 ván không thắng nổi 1, danh tiếng của “ Tuần hà pháo vương” càng trở nên vang dội, nhiều người đã mạnh bạo gọi ông là “ Thiên hạ vô địch” trên kỳ đàn Trung Hoa

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

Trùm chém gió
07-07-2010, 12:20 PM
tranbinh hay nhể

cuongdoan.vn
07-07-2010, 03:46 PM
Chờ những kỳ tiếp theo của bạn hằng ngày !

Những giai thoại như vậy mà được dựng thành film thì hay biết bao; nếu kịch bản hay, đạo diễn tốt thì những trận đánh như thế này cũng đâu khác gì film kiếm hiệp.

Có thể nhiều người nghĩ người TQ quá thần tượng người TQ, huyền thoại hóa nhân vật qua cách kể chuyện nhưng rõ ràng những câu chuyện đó khiến người nghe - người đọc vô cùng hứng thú và hồi hộp.

Trong khi thi đấu ở các giải, có thể chúng ta phân biệt nước này với nước khác, miền Bắc - Trung - Nam, Tỉnh này và Tỉnh khác, Quận, Huyện, Phường, thậm chí xã thôn rồi đến nhà... nhưng với những nhân vật đi vào lịch sử như Ba Cát Nhân, Chu Tấn Trinh,... vẫn mãi mãi là bậc tiền bối huyền thoại của người chơi cờ, không có sự phân biệt.

Cuong_mjnj
07-07-2010, 05:16 PM
ông này viết sách phản mai hoa xứng đáng là kỳ nhân kiệt xuất

Trong sách Quất Trung Bí của Chu Tấn Trinh có giới thiệu tác giả cuốn Phản Mai Hoa là Ba Kiết Nhân chứ k pải là Ba Cát Nhân

tuanseed
08-07-2010, 09:19 AM
Tên Ba Cát Nhân (hoặc Ba Kiết Nhân) từ tiếng Tàu phiên ra tiếng Anh như thế nào, bạn nào có thể cho biết ?
Nếu bạn nào có một vài ván đấu của Ba Cát Nhân (Ba Kiết Nhân) post lên để anh em thưởng lãm thì hay hơn nữa. Thanks.

tranbinh
08-07-2010, 10:07 AM
Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân ( tiếp theo và hết)
6. Thất trận trở về nhưng cảm thấy ấm ức không thôi.Dương Kiện Đình quyết định mời Tô Vạn Niên xuất mã đến thành Trấn Giang quyết một trận thư hùng nhằm cứu vãn chút sĩ diện cho làng cờ Giang Nam. Để đảm bảo giành thắng lợi, hai họ Tô Dương trong suốt nhiều ngàyđã miệt mài nghiên cứu những thế cờ sở trường cũng như phong cách đi cờ của Ba Cát Nhân. Tuy Tô Vạn Niên không phải là người nôn nóng như Dương Kiện Đình nhưng việc họ Tô nghiên cứu những thế cờ sở trường của Ba Cát Nhân chứng tỏ các bậc kỳ vương đã bắt đầu e ngại một tiểu kỳ vương đang dần rực sáng .
Tô Vạn Niên vốn là người khiêm tốn, cẩn trọng. Tô luôn lấy cớ đê kết bạn, giao lưu rất rộng, trước sau chưa từng khiêu chiến với ai. Khi nghiên cứu các thế cờ của Ba Cát Nhân, tiếng là nhận lời mời của bạn mà đấu nhưng trong thâm tâm Tô Vạn Niên cũng biết rằng Ba Cát Nhân là đối thủ tìm cả đời cũng khó gặp. Vì vậy ông quyết định không nóng vội tìm đến Ba Cát Nhân khiêu chiến.
Sau khi đáp thuyền đến Trấn Giang họ Tô không vội vã đi tìm Ba Cát Nhân mà giả làm một kỳ khách giang hồ bày cờ thế ở Quan Âm động, dũng cờ kết bạn. Do kỳ nghệ tinh diệu, xuất thần nhập hóa nên chỉ mới nửa tháng khắp vùng Trấn Giang ai cũng biết vua cờ Tô Vô Địch – Tô Vạn Niên đã tìm đến Trấn Giang.
Khi Ba Cát Nhân biết Tô Vạn Niên vị kỳ vương nổi tiếng vùng Giang Nam đã đến Trấn Giang, Ba Cát Nhân tìm mọi cách mời bằng được To Vạn Niên về nhà mình thịnh tình khoản đãi. Sau khi Ba Cát Nhân và Tô Vạn Niên gặp gỡ vì cả hai đều là những cao thru bậc nhất đương thời nên cả hai đều rất coi trọng thanh danh của mình, sợ rằng chỉ đi nhầm một nước thì không chỉ thua cờ mà còn mất hết danh dự. Vì thế cả hai người gặp mặt đã lâu nhưng vẫn chưa có cuộc đấu nào chính thức. Tuy thế giới mê cờ ở Trấn Giang đều mòn mỏi trông đợi một cuộc so tài công khai giữa hai vị cao thủ bậc nhất đương thời.
Sau khi thương lượng, hai người quyết định sẽ thi đấu một trận chính thức ở Thụy Nguyên trà lầu. Thông tin về cuộc đấu giữa hai vị đại cao thủ cờ tướng đương thời, giữa một “ Tuần hà pháo vương Ba Cát Nhân và Tô Vô Địch – Tô Vạn Niên” không cánh mà bay khắp vùng Trấn Giang, mọi người chỉ còn trông đợi vào ngày hai người cùng đối mặt với nhau trên bàn cờ. Cuộc đấu giữa hai người bắt đầu trong vòng người vây kín cả Thụy Nguyên trà lầu. Ba Cát Nhân và Tô Vạn Niên đều xuất cờ rất nghiêm cẩn. Tuy nhiên trong cuộc đấu giữa những cao thủ thì dù những nước đi bình đạm vẫn mang những uy lực khó ai tưởng tượng được. Hai vị kỳ vương đấu liền 3 ngày, đem hết sở trường một đời của mình ra thi triển quyết hạ bằng được đối thủ. Thế nhưng cuối cùng hai người cũng đành ra về trong thế hòa. Song cũng sau trận đấu kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm quên ăn quên uống đấy, hai người đã trở thành những bạn tâm giao của nhau. Sau trận đấu này họ Tô vì vẫn muốn chơi cờ với Ba Cát Nhân nên tiếp tục ở lại Trấn Giang trong một thời gian dài. Trong thời gian này Tô Vạn Niên còn thu nhận một sô đồ đệ ở ngay thành Trấn Giang. Tác phẩm “ Phản Mai Hoa phổ” của Ba Cát Nhân lưu danh hậu thế cũng có một phần tâm huyết của Tô Vạn Niên.

7. Tuy nhiên “anh hùng gian nan, hồng nhan bạc mệnh”, những ngày tháng tốt đẹp gặp người tri kỷ cùng mình chơi cờ quên ăn quên ngủ của Ba Cát Nhân là cực kỳ hiếm hoi trong chuỗi khó khăn kham khổ vì miếng cơm manh áo của kẻ dùng cờ mưu sinh. Cũng vì kỳ nghệ quá cao nên dù đã nhường đối phương rất nhiều nhưng chưa từng có ai có thể đánh thắng được “ Tuần hà pháo vương” vì vậy ngày càng ít người đánh cờ ăn bạc với Ba Cát Nhân. Cả đời mê cờ và sống nhờ cờ nên không có người đánh cờ gia cảnh họ Ba ngày càng sa sút.
Không thể ở mãi vùng Trấn giang được nữa Ba Cát Nhân quyết định lên Thượng Hải bày cờ mời người đánh để mưu sinh. Không ngờ trong một lần xung đột với những cùng nghề bày cờ thế trên phố. Ba Cát Nhân đã bị bọn lưu manh Thượng Hải vây đánh. Thân là một kỳ vương tuyệt thế giờ lại bị bọn lưu mạnh đường phố đánh cho bầm dập, trong lúc quẫn trí Ba Cát Nhân đã gieo mình xuống sông Hoàng Phố tự sát. Lúc đó Ba Cát Nhân mới chỉ 50 tuổi.

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

mtuan2
08-07-2010, 11:09 AM
Không ai chiếu hết được Ba Cát Nhân trên bàn cờ, nhưng ông ta đã tự bỏ Tướng ra khỏi bàn cờ đời. Cám ơn tranbinh đã cho chúng ta một bài học sâu sắc cho những ai quá ham mê cờ tướng.

cuongdoan.vn
08-07-2010, 11:26 AM
"Chữ Tài đi với chữ Tai một vần...".

Đọc phần kết thúc, thấy buồn chi lạ; người thường thì có cái chết bình thường, người phi thường cũng phải có cái chết phi thường mới xứng.

"Cọp chết để da, người chết để tiếng", Ba Cát Nhân cũng đã sống không uổng phí 1 cuộc đời, trở thành bậc kỳ nhân lưu truyền hậu thế.

Mong chờ kỳ II...

kynhan
09-07-2010, 11:13 AM
Cảm ơn trần bình. làng cờ lâu rồi mới lại được thưởng thức những giai thoại truyền kỳ, sau khi kỳ bút inter gác kiếm.

tranbinh
09-07-2010, 11:17 AM
Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân

Chung Chân là người Mông Cương Động, huyện Phiên Xương, sinh vào năm Quang Tự thứ 15 (1889) còn có tên là Linh Bảo cũng là người nổi tiếng về cờ. Thời kỳ đầu người ta thường gọi ông là Kỳ Tiên. Chung Chân vì sở trường thế Thất tinh tụ hội nên còn được gọi là “Thất tinh vương”. Thời niên thiếu Chung Chân thường được Phùng Kính Như chỉ điểm nên trình độ cờ ngày càng tiến bộ. Khi trình độ cũng khá rồi liền khiêu chiến với các danh thủ ở Phiên Xương. Khoảng năm Quang Tự thứ 34 khi đó trong thành Quảng Châu, Đường Xương được mệnh danh là “lão Hạ” được coi là cao thủ về cờ. Thế nên 3 lần giao đấu là từng ấy lần họ Chung bị Đường Xương đả bại. Nhưng Chung không chịu thất bại mỗi ngày đều tới xem Đường Xương chơi cờ với những người khác, khắc khổ tìm cách phá giải nước cờ của Đường Xương. Khi đã chuẩn bị kỹ càng rồi Chung Chân quyết định khiêu chiến một lần nữa với Đường Xương, một trận đấu thành danh của họ Chung đã được mở ra. Cuộc ờ này Đường Xương cầm quân đi trước, dùng pháo đầu tiến công, Chung Chân lấy bình phong mã chống trả, đi đến nước thứ 13 Chung bỏ mã hãm xe làm cho Đường Xương lâm vào thế yếu phải xin thua. Một trận thành danh, họ Chung trở thành cao thủ cơ tướng ở đất Quảng Châu. Lúc này Chung mới 19 tuổi.
Những năm 20 của thế kỉ trước, Quảng Châu dần dần được yên bình, trong Ngũ Gia hoa viên, trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam khi có việc đều mở hội chơi cờ. Khi đó Chung vốn đang làm nghề bốc gạo nhưng nhờ tài đánh cờ liền bỏ nghề, lấy đánh cờ làm kế mưu sinh. Nhưng cũng bởi lấy cờ làm nghề chính nên Chung thường phải giấu giếm trình độ cờ của mình. Chung Chân từng sáng tạo ra trận thế “bỏ mã hãm xe” chính là việc phát triển cục pháp trong Mai Hoa phổ. Họ Chung từng làm cho không ít người phải chắp tay xin hàng trên bàn cờ. Bởi thế thời kỳ này người ta mới gọi Chung Chân là “Tay tiên, Kỳ tiên”.
Khi đó trong các trà thất và hoa viên, Hoàng Tùng Hiên cũng là cái tên xưng bá trên giới cờ nhiều năm, vì cũng là kẻ dùng cờ mưu sinh cho nên trước giờ không khi nào họ Chung và họ Hoàng đối chọi với nhau, nhưng Chung Chân rất muốn cùng thử sức với họ Hoàng. Giao thủ trực diện thì sợ không hợp, thế nên họ Chung muốn dùng “ Tiên pháp”. Một hôm Chung Chân tìm một người chơi cờ họ Trần nói với người đó rằng: ông cứ thách đấu với Hoàng Tùng Hiên tôi sẽ giúp ông thắng. Rồi Chung còn cẩn thận bày cách cho người đó phải làm thế nào khi Hoàng phát hiện ra. Vị khách họ Trần đó cũng thấy hay ho liền theo kế hoạch đánh cờ với Hoàng Tùng Hiên. Bàn cờ được đặt ở nhà họ Trần, quanh bàn đánh cờ không có người thứ 3, hai bên đặt cược mỗi ván là 5 đồng vàng. Hoàng Tùng Hiên nhường cho họ Trần đi trước, nếu họ Hoàng thắng thì nhường tiếp một nước, nếu thua thì giảm một nước cho tới khi phân tiên và nhượng quyền đi trước lại khì Hoàng thua. Hoàng quá hiểu rõ kỳ nghệ của họ Trần nên ban đầu cho rằng chấp nước 2 nước 3 thì có thể thắng, một nước thì càng không phải nói. Bởi thế xuống cờ có vẻ không chú ý lắm. Kết quả ngày trận đầu Hoàng bị họ Trần đánh bại nhưng họ Hoàng cho rằng tại mình bất cẩn mà thua thôi.

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

cotuongvn
09-07-2010, 11:23 AM
cái kết thật buồn
:(

skeleton
09-07-2010, 11:37 AM
Cờ tướng nếu chỉ coi nó là một trò giải trí, thì thật nhàn nhã vô cùng: "khi nghe nước chảy, khi chờ trăng lên". Đêm khuya thanh vắng chỉ có ta và bạn bên ấm trà và bộ cờ bày ngoài hiên mà chơi đến sáng không thấy mệt mỏi. Đôi khi cao hứng, ta cùng bạn lại cùng ngân nga ca hát. Những lúc đó thấy giữa người trần và thần tiên đâu có gì là khác biệt.

tuanseed
09-07-2010, 05:38 PM
Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân

Chung Chân là người Mông Cương Động, huyện Phiên Xương, sinh vào năm Quang Tự thứ 15 (1889) còn có tên là Linh Bảo cũng là người nổi tiếng về cờ. Thời kỳ đầu người ta thường gọi ông là Kỳ Tiên. Chung Chân vì sở trường thế Thất tinh tụ hội nên còn được gọi là “Thất tinh vương”. Thời niên thiếu Chung Chân thường được Phùng Kính Như chỉ điểm nên trình độ cờ ngày càng tiến bộ. Khi trình độ cũng khá rồi liền khiêu chiến với các danh thủ ở Phiên Xương. Khoảng năm Quang Tự thứ 34 khi đó trong thành Quảng Châu, Đường Xương được mệnh danh là “lão Hạ” được coi là cao thủ về cờ. Thế nên 3 lần giao đấu là từng ấy lần họ Chung bị Đường Xương đả bại. Nhưng Chung không chịu thất bại mỗi ngày đều tới xem Đường Xương chơi cờ với những người khác, khắc khổ tìm cách phá giải nước cờ của Đường Xương. Khi đã chuẩn bị kỹ càng rồi Chung Chân quyết định khiêu chiến một lần nữa với Đường Xương, một trận đấu thành danh của họ Chung đã được mở ra. Cuộc ờ này Đường Xương cầm quân đi trước, dùng pháo đầu tiến công, Chung Chân lấy bình phong mã chống trả, đi đến nước thứ 13 Chung bỏ mã hãm xe làm cho Đường Xương lâm vào thế yếu phải xin thua. Một trận thành danh, họ Chung trở thành cao thủ cơ tướng ở đất Quảng Châu. Lúc này Chung mới 19 tuổi.
Những năm 20 của thế kỉ trước, Quảng Châu dần dần được yên bình, trong Ngũ Gia hoa viên, trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam khi có việc đều mở hội chơi cờ. Khi đó Chung vốn đang làm nghề bốc gạo nhưng nhờ tài đánh cờ liền bỏ nghề, lấy đánh cờ làm kế mưu sinh. Nhưng cũng bởi lấy cờ làm nghề chính nên Chung thường phải giấu giếm trình độ cờ của mình. Chung Chân từng sáng tạo ra trận thế “bỏ mã hãm xe” chính là việc phát triển cục pháp trong Mai Hoa phổ. Họ Chung từng làm cho không ít người phải chắp tay xin hàng trên bàn cờ. Bởi thế thời kỳ này người ta mới gọi Chung Chân là “Tay tiên, Kỳ tiên”.
Khi đó trong các trà thất và hoa viên, Hoàng Tùng Hiên cũng là cái tên xưng bá trên giới cờ nhiều năm, vì cũng là kẻ dùng cờ mưu sinh cho nên trước giờ không khi nào họ Chung và họ Hoàng đối chọi với nhau, nhưng Chung Chân rất muốn cùng thử sức với họ Hoàng. Giao thủ trực diện thì sợ không hợp, thế nên họ Chung muốn dùng “ Tiên pháp”. Một hôm Chung Chân tìm một người chơi cờ họ Trần nói với người đó rằng: ông cứ thách đấu với Hoàng Tùng Hiên tôi sẽ giúp ông thắng. Rồi Chung còn cẩn thận bày cách cho người đó phải làm thế nào khi Hoàng phát hiện ra. Vị khách họ Trần đó cũng thấy hay ho liền theo kế hoạch đánh cờ với Hoàng Tùng Hiên. Bàn cờ được đặt ở nhà họ Trần, quanh bàn đánh cờ không có người thứ 3, hai bên đặt cược mỗi ván là 5 đồng vàng. Hoàng Tùng Hiên nhường cho họ Trần đi trước, nếu họ Hoàng thắng thì nhường tiếp một nước, nếu thua thì giảm một nước cho tới khi phân tiên và nhượng quyền đi trước lại khì Hoàng thua. Hoàng quá hiểu rõ kỳ nghệ của họ Trần nên ban đầu cho rằng chấp nước 2 nước 3 thì có thể thắng, một nước thì càng không phải nói. Bởi thế xuống cờ có vẻ không chú ý lắm. Kết quả ngày trận đầu Hoàng bị họ Trần đánh bại nhưng họ Hoàng cho rằng tại mình bất cẩn mà thua thôi.

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn


Cho mình hỏi tên đúng của danh thủ này là "Chung Chân" hay "Chung Trân" ?

CotuongSaiGon
13-07-2010, 12:56 AM
Cờ tướng nếu chỉ coi nó là một trò giải trí, thì thật nhàn nhã vô cùng: "khi nghe nước chảy, khi chờ trăng lên". Đêm khuya thanh vắng chỉ có ta và bạn bên ấm trà và bộ cờ bày ngoài hiên mà chơi đến sáng không thấy mệt mỏi. Đôi khi cao hứng, ta cùng bạn lại cùng ngân nga ca hát. Những lúc đó thấy giữa người trần và thần tiên đâu có gì là khác biệt.

với tôi chơi cờ phải có xèng mới có hứng thú đc. Lúc đó thì chẳng biết xung quanh đang vận động ra sao nữa. Chỉ có các nước đi nhảy múa trong đầu thôi

tranbinh
13-07-2010, 01:19 PM
Cho mình hỏi tên đúng của danh thủ này là "Chung Chân" hay "Chung Trân" ?

Tác giả Lê Văn dịch tên kỳ thủ này là Chung Chân, mình chưa kiểm chứng được điều này.

tranbinh
13-07-2010, 06:40 PM
Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân ( tiếp theo)

Trần thứ hai Trần lại đi trrước,Trần không những không ngại mà còn yêu cầu tăng số tiền lên là mười đồng. Hoàng cũng đồng ý. Cứ đánh mãi Trần không những hiểu chiêu thức của Hoàng mà còn tấn công mạnh mẽ làm cho Hoàng liên tục bị động rơi vào thế yếu thua trận.Tới trân thứ 3,Trần càng đắc ý hơn , yêu cầu tăng tiền lên gấp đôi, vẫn như quy định từ trước.Do thua hai trận liên tiếp trong lòng nghi hoặc không thể giải thích nổi , nhưng là cao thủ sao chịu dừng tay.Lần này Hoàng đi trước có lợi thế nên tin chác rằng mình không thể thua được. Vào trận họ Hoàng lấy đương đầu pháo đối bình phong mã cho đến nước thứ 9 thì tới lượt Hoàng đi, Hoàng chuyển xe 3 tiến 2 đuổi mã, mã lùi 5, cờ chuyển thành thế bỏ mã ép xe. Kết quả tới nước 15 Hoàng lại đi trước, tuy đã có chuyên tâm đánh thế nhưng có phần gấp gáp, khi tới nước thứ 20 thì thế trận bỏ mã hãm xe đã thành. Hoàng vừa bực bội vừa nghĩ Trần hôm nay kỳ nghệ tăng tiến vượt bậc là vì sao. Quan sát một lát Hoàng để ý thấy bình thường Trần ra tay nhanh chóng nhưng hôm nay thì trầm tư suy nghĩ rất lâu, trong phòng thì không có người thứ 3 nên không thể có người giúp đỡ. Tới nước thứ 25 thì Trần đã chuyển thành thế thắng. Hoàng vô ý mà rung chân liền cảm thâý có cái gì đó bám lấy bèn cố ý đánh rơi túi tiền xuống dưới tiện thể khi nhặt tiền lên cúi đầu xuống xem thì mới phát hiện ra bí mật. Hóa ra dưới chân của Trần là một đám dây nối liền với một lỗ nhỏ ở trên tường thông vào phòng trong. Đây là đường dây liên lạc, đường chỉ huy. Thực ra Trần đánh cờ với Hoàng chỉ là hình thức, người thực sự đánh cờ với Hoàng là ở trong phòng khác. Hoàng nổi cơn giận định xông vào phòng kia để xem. Trần biết việc đã bại lộ liền theo kế hoạch của Chung đã bày cho mà hành sự, lập tức rời khỏi chỗ cười mà nói: “ Tôi vốn đùa với Hoàng tiên sinh đấy thôi” rồi cầm vàng lên trả lại còn nói vài ngày sau sẽ chịu rượu phạt nhưng nhất quyết không cho Hoàng vào phòng trong để xem.
Một lần, Trần cùng với danh thủ Lý Quý gặp nhau trong phủ của Tăng Hồng Triển vốn là một thương gia rất mê cờ. Nói chuyện với nhau một lát Chung liền mời Lý đánh cờ, Lý với Chung từng đánh với nhau vài lần có thắng có thua nhưng đều là chơi vui cả. Lần này Chung cố ý đề cao Lý,nói kỳ nghệ Lý rất siêu phàm phải nhường Chung đi trước.Cờ tới nước thứ 6 Chung đi mã 3 tiến 4,đi xong làm ra vẻ luống cuống nói mình ra tay nhanh quá quên mất cả tính toán xin hoãn. Lý không biết là kế, nhất định không cho, Chung lại giả vờ nói : Thôi thế coi như hòa cờ ,Lý càng không chịu. Lúc đó Chung mới cười nói lúc nãy tôi đùa Ông thôi bây giờ Ông có xin hòa tôi cũng không cho ,đoạn hỏi Lý có dám chung tiền chơi tiếp không ? Lý cho rằng Chung đi nhầm nước lại thấy hình cờ của mình đẹp hơn nên đồng ý ,thế là từ lúc chơi vui trở thành ăn tiền lúc nào không hay…trận cờ đó Chung thắng.

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

mtuan2
13-07-2010, 08:13 PM
Bác Chung Trân chăn gà cũng có nghề nhỉ.

RomedaXerot
13-07-2010, 08:38 PM
Chung Chân về sau chết vì đói thì phải ?

xiangqi_newbie
13-07-2010, 10:17 PM
Chung Chân về sau chết vì đói thì phải ?

Đang làm chân bốc gạo (cửu vạn) lại kg chuyên tâm mà theo nghề cờ làm nghiệp mưu sinh, có chết vì đói cũng là chuyện có thể hiểu được :-B

suonggiogianghokhodoitrai
14-07-2010, 11:38 PM
Đang làm chân bốc gạo (cửu vạn) lại kg chuyên tâm mà theo nghề cờ làm nghiệp mưu sinh, có chết vì đói cũng là chuyện có thể hiểu được :-B

Nói hay nhể :@) Nói như bố đời...|-)|-)|-)

viet_tu_kbc
15-07-2010, 12:16 AM
buộc dây vào chân mà lại điều khiển được nước cờ là sao, chả hiểu gì cả^:)^

scholes
15-07-2010, 09:44 AM
Nói hay nhể :@) Nói như bố đời...|-)|-)|-)

Chắc là động chạm tý rồi đây:)):)):)):))

tranbinh
15-07-2010, 11:30 AM
Kỳ II. Thất tinh vương Chung Chân ( tiếp theo và hết)
Kỳ nghệ của Chung vốn dĩ xuất thần nhập hóa, biến ảo khôn lường, lại có phần tinh ranh. Ở thời điểm đó lấy đánh cờ làm nghề ăn bát cơm giang hồ mà ở lâu một chỗ thì không thể được vì rằng biến báo đến đâu thì cuối cùng người ta cũng nhận ra được khuôn mặt thật của mình. Bởi vậy Chung ở Quảng Châu một thời gian rồi đi tới các nơi khác một thời gian dài sau mới trở lại Quảng Châu. Khi đó Tăng Hồng Triển là thương nhân buôn bán đường dài từ Thượng Hải, Dương Châu, Thiên Tân cho tới Việt Nam, nơi đấu Tăng Hồng Triển cũng từng qua cả. Vì vậy Chung quyết định theo Tăng Hồng Triển đi buôn, vừa ngao du thiên hạ mở rộng kiến văn mà chỉ tốn ít lộ phí. Tính đi tính lại họ Chung quyết định Tăng Hồng Triển làm một chuyến Nam du. So với Thượng Hải, Dương Châu thì Việt Nam gần hơn cả, lại thêm lúc bấy giờ ở Việt Nam cờ Tướng phát triển cũng rất mạnh, đến đó sẽ có dịp gặp được nhiều cao thủ. Thế là vào năm 1925 họ Chung cùng với Tăng Hồng Triển đã đến Nam Việt Nam cùng với các cao thủ ở đây giao đấu. Khi ấy ở Nam Việt Nam có những danh thủ như Nguyễn Bá Tiên, Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải … đều có thành tích thực chiến trung cục rất tốt. Ngoài ra, Chung còn cùng với “Bát Kiệt” Diệp Thế Chân, Hồ Giám Sinh, Lưu Trác, Trịnh Nguyên Lượng, Lương Quế Trương, Ngô Đường, Lương Quốc Cường, Triệu Văn Bích giao thủ. Những ván cờ đó đều tạo ra những tiếng vang rất lớn. Trong cuốn “ Việt Nam tự kỳ phổ” có nhắc tới 2 trong số “Việt Đông tam phượng” là Chung Chân và Tăng Hồng Triển.
Trên đường ngao du, Nam, Bắc kỳ Việt Nam, Chung Chân giao thủ với không biết bao nhiêu cao thủ. Chung không những đấu trung cuộc mà còn đấu cả tàn cuộc. Có lần gặp một cao thủ tàn cuộc, lúc chập tối bày cờ, đến trưa ngày hôm sau mới bắt đầu đấu, đối phương bày ra thế “Tuyết ủng Lam Quan” đay cũng là một thế hòa trong “Bách cục tượng kỳ phổ”. Chung ban đầu tưởng dễ về sau nghĩ rằng không biết có biến hóa nào nữa không. Về nhà trọ cũng không kịp cởi dép mà bày cờ ra, dựa theo sách mà đánh, thuận theo tự nhiên hình thành thế cờ hòa. Cho đến nửa đêm vẫn chưa thấy phát hiện gì, Chung vẫn không chịu ngủ. Tới hơn 4 giờ sáng đột nhiên phát hiện ra một điểm mấu chốt trong tàn cuộc, đó là thay vì đi xe 2 bình 8 vốn là một nước chống bằng nước tốt 1 bình 2 phát triển thêm có thể trở thành thế thắng. Chung không ngừng nghiên cứu kỳ nghệ đối với “ Bách cục tượng kỳ phổ” có bước đột phá nên đã giành thắng lợi trong cuộc đấu đó. Sau này khi Đổng Văn Uyên, người tự hào rằng mình đánh tàn cuộc giỏi thách đấu với Chung cũng dùng thế “Tuyết ủng Lam Quan” đã bị Chung đánh bại. Tinh nhanh, sáng tạo và nghiên cứu không ngừng là những tuyệt kỹ của Chung.
Người ta thường nói những kỳ thủ xưa thường có ba điều đáng sợ. Thứ nhất sợ chiến loạn, không có người chơi cờ, không có cơm ăn. Thứ nhì sợ chơi mãi ở một chỗ cơm khó ăn. Thứ ba sợ đi xa không có lộ phí, thực ra các cao thủ còn có một điều đáng sợ nữa đó là tuổi già. Tuổi thơ Chung trải qua Cách mạng Tân Hợi nhưng không sa vào chiến loạn. Cuộc chiến loạn Bắc phạt sau đó cũng không ảnh hưởng tới Chung vì khi đó Chung đang mưu sinh ở Việt Nam. Có điều đến thời kỳ kháng Nhật thì ông không tránh khỏi. Khi đó là một người bôn tẩu giang hồ Chung trôi dạt đến Sơn Đầu, hy vọng tìm được một số kỳ khách nhưng ở đây còn ai có tâm tư mà chơi. Kiếm cơm đã khó, kiếm “cơm đen” càng khó ( Chung là người nghiện thuốc). Thiếu cả cơm lẫn thuốc, Chung Chân ngày một gày gò ốm yếu, bệnh tật nhân cơ hội đó mà tấn công. Lúc đó Chung đã hơn 60 tuổi chắng có nghề gì khác, lại thiếu sức lực, làm ăn mày thì sợ xấu hổ. Cuối cùng những ngày tháng phiêu dạt lang thang đấy đó đã vắt kiệt nốt phá sức lực còn lại của ông. Chung Chân mất vào khoảng năm 1944.

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

tranbinh
17-07-2010, 10:06 AM
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc

Kỳ III Đơn đề mã - Phùng Kính Như
Phùng Kính Như tên thật là Phùng Năng quê gốc ở Tân Hội ,Quảng Đông.gia đình định cư ở Long Đạo Vỹ ,Hà Nam, Quảng Châu. Phùng người nhỏ, thấp, mặt hơi đen xuất thân nghèo khổ,từ thời niên thiếu đã tới Hương Cảng làm nghề vá giày mưu simh nên còn gọi là “ Năng vá giày “Từ nhỏ Phùng đã rất mê cờ tướng,lúc vá giày rảnh rỗi lại lấy bàn cờ ra nghiên cứu nên trình độ ngày một tiến bộ. Khi đó giang hồ kỳ khách bày cờ rất nhiều,nhiều thế mới lạ nhưng đều không phải là đối thủ của Phùng.Điều này đã làm ước mơ lấy cờ làm nghề của Phùng mỗi ngày một lớn.Chính bởi thế một ngày nọ Phùng bỏ nghề vá giày trở về Hà Nam, Quảng Châu quyết hoàn thành tâm nguyện của mình Ban đầu Phùng bày cờ thế ở bên cạnh miếu ,chùa , những nơi hè đường góc chợ chủ yếu là hai thế cờ “Thất tinh tụ hội “ và “Thập tam thái bảo ‘ . Do trình độ bố cục cuả Phùng rất cao cường , cho nên đã thay đổi toàn bộ thế trận hầu như không có ai địch lại.Bước đi của Phùng có phần giống một cao thủ khác ở Quảng Châu khi xưa là Vương Trạch nên thường được gọi là A Trạch hay còn gọi là Phùng Trạch .Do người ta thường gọi thế nên cái tên ban đầu là Phùng Năng dần cũng bị người đời quên mất và ông cũng đổi tên mình thành Phùng Trạch luôn .Sau vì bày cờ lăn lộn hè đường nhiều quá da mặt Phùng đã đen lại càng đen hơn trông giống như người nghiện thuốc nên sau này Phùng còn có biệt danh “Phùng nghiện “.Cái tên này của Phùng được người đời gọi hơn mười năm trời đến quen miệng đến mức không ai nhớ tên thật của Phùng là gì nữa.
Cách mạng Tân Hợi thành công, cuộc sông ở vùng Quảng Châu ngày càng ổn định,đây là điều kiện để cờ tướng phát triển .Trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam thay phiên nhau mở kỳ đài tạo thêm một”chiến trường “ cho các giang hồ kỳ khách tụ hội mưu sinh. Phùng cũng là một trong số đó. Những năm đầu của thập niên 20 thế kỷ trước Quảng Châu xuất hiện một cao thủ là Hoàng. Vĩnh Cao ,người này kỳ nghệ bất phàm với món sở trường là đương đầu pháo.Một hôm tụ tập trong Thiên Nam trà thất nảy sinh một cuộc tranh cãi về việc” Đơn đề mã “ có thể đỡ được “Đương đầu pháo “ hay không ?.Trong đó người giỏi “Đương đầu pháo “ là Hoàng Vĩnh Cao cho rằng pháo tất nhiên là có lợi thế.Giỏi “Đơn đề mã “ có Phùng Trạch thì cho rằng bên đương đầu pháo chưa hẳn chiếm được thượng phong. Hai bên tranh luận kịch liệt ,mỗi bên chia thành mỗi phe. Có điều dẫu sao cũng không thể cãi vã suông mãi được, có người đưa ra một ý : Chẳng bằng lấy người giỏi nhất bên pháo với người giỏi nhất bên mã mà tiến hành thực chiến, lời nói đó được tất cả mọi người đồng ý, tiền do hai bên cùng chung ra, nhưng vấn đề khác lại nẩy sinh vì một bên là đơn đề mã và một bên là đương đầu pháo thì mỗi trận đấu phải do bên pháo đi trước bên mã đương nhiên bị thiệt thòi. Vì vậy đại diện cho bên mã là Phùng Trạch đề xuất phương án “một ăn hai “ nghĩa là bên pháo thắng ăn 1, thua mất 2 cho bên mã, Hoàng Vĩnh Cao cĩng cho điều này có lý nên đồng ý. Kết quả do công lực họ Hoàng quá thâm hậu lại tấn công trực diện vào trung lộ được xem là huyệt trận của đơn đề mã , Phùng thì tâm lý bất ổn thủ thế không chắc hạ phong thảm bại. Phùng không cam chịu thất bại đòi hẹn ngày tỷ thí tiếp nhưng rồi ai cũng vì miếng cơm manh áo thường nhật choán hết tâm tư còn đâu thời gian mà luận bàn cao thấp nên cuôc thư hùng giữa “Đơn đề mã “với “Đương đầu pháo “ vẫn còn bỏ ngỏ đến tận ngày hôm nay mặc cho hai nhân vật chímh đã thành người thiên cổ…

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

Fansifan
18-07-2010, 03:23 AM
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc

Kỳ III Đơn đề mã - Phùng Kính Như
Phùng Kính Như tên thật là Phùng Năng quê gốc ở Tân Hội ,Quảng Đông.gia đình định cư ở Long Đạo Vỹ ,Hà Nam, Quảng Châu. Phùng người nhỏ, thấp, mặt hơi đen xuất thân nghèo khổ,từ thời niên thiếu đã tới Hương Cảng làm nghề vá giày mưu simh nên còn gọi là “ Năng vá giày “Từ nhỏ Phùng đã rất mê cờ tướng,lúc vá giày rảnh rỗi lại lấy bàn cờ ra nghiên cứu nên trình độ ngày một tiến bộ. Khi đó giang hồ kỳ khách bày cờ rất nhiều,nhiều thế mới lạ nhưng đều không phải là đối thủ của Phùng.Điều này đã làm ước mơ lấy cờ làm nghề của Phùng mỗi ngày một lớn.Chính bởi thế một ngày nọ Phùng bỏ nghề vá giày trở về Hà Nam, Quảng Châu quyết hoàn thành tâm nguyện của mình Ban đầu Phùng bày cờ thế ở bên cạnh miếu ,chùa , những nơi hè đường góc chợ chủ yếu là hai thế cờ “Thất tinh tụ hội “ và “Thập tam thái bảo ‘ . Do trình độ bố cục cuả Phùng rất cao cường , cho nên đã thay đổi toàn bộ thế trận hầu như không có ai địch lại.Bước đi của Phùng có phần giống một cao thủ khác ở Quảng Châu khi xưa là Vương Trạch nên thường được gọi là A Trạch hay còn gọi là Phùng Trạch .Do người ta thường gọi thế nên cái tên ban đầu là Phùng Năng dần cũng bị người đời quên mất và ông cũng đổi tên mình thành Phùng Trạch luôn .Sau vì bày cờ lăn lộn hè đường nhiều quá da mặt Phùng đã đen lại càng đen hơn trông giống như người nghiện thuốc nên sau này Phùng còn có biệt danh “Phùng nghiện “.Cái tên này của Phùng được người đời gọi hơn mười năm trời đến quen miệng đến mức không ai nhớ tên thật của Phùng là gì nữa.
Cách mạng Tân Hợi thành công, cuộc sông ở vùng Quảng Châu ngày càng ổn định,đây là điều kiện để cờ tướng phát triển .Trà thất Phiên Phiên và trà thất Thiên Nam thay phiên nhau mở kỳ đài tạo thêm một”chiến trường “ cho các giang hồ kỳ khách tụ hội mưu sinh. Phùng cũng là một trong số đó. Những năm đầu của thập niên 20 thế kỷ trước Quảng Châu xuất hiện một cao thủ là Hoàng. Vĩnh Cao ,người này kỳ nghệ bất phàm với món sở trường là đương đầu pháo.Một hôm tụ tập trong Thiên Nam trà thất nảy sinh một cuộc tranh cãi về việc” Đơn đề mã “ có thể đỡ được “Đương đầu pháo “ hay không ?.Trong đó người giỏi “Đương đầu pháo “ là Hoàng Vĩnh Cao cho rằng pháo tất nhiên là có lợi thế.Giỏi “Đơn đề mã “ có Phùng Trạch thì cho rằng bên đương đầu pháo chưa hẳn chiếm được thượng phong. Hai bên tranh luận kịch liệt ,mỗi bên chia thành mỗi phe. Có điều dẫu sao cũng không thể cãi vã suông mãi được, có người đưa ra một ý : Chẳng bằng lấy người giỏi nhất bên pháo với người giỏi nhất bên mã mà tiến hành thực chiến, lời nói đó được tất cả mọi người đồng ý, tiền do hai bên cùng chung ra, nhưng vấn đề khác lại nẩy sinh vì một bên là đơn đề mã và một bên là đương đầu pháo thì mỗi trận đấu phải do bên pháo đi trước bên mã đương nhiên bị thiệt thòi. Vì vậy đại diện cho bên mã là Phùng Trạch đề xuất phương án “một ăn hai “ nghĩa là bên pháo thắng ăn 1, thua mất 2 cho bên mã, Hoàng Vĩnh Cao cĩng cho điều này có lý nên đồng ý. Kết quả do công lực họ Hoàng quá thâm hậu lại tấn công trực diện vào trung lộ được xem là huyệt trận của đơn đề mã , Phùng thì tâm lý bất ổn thủ thế không chắc hạ phong thảm bại. Phùng không cam chịu thất bại đòi hẹn ngày tỷ thí tiếp nhưng rồi ai cũng vì miếng cơm manh áo thường nhật choán hết tâm tư còn đâu thời gian mà luận bàn cao thấp nên cuôc thư hùng giữa “Đơn đề mã “với “Đương đầu pháo “ vẫn còn bỏ ngỏ đến tận ngày hôm nay mặc cho hai nhân vật chímh đã thành người thiên cổ…

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn

Thưa tranbinh bác Levan la ai mà sao rành lịch sử cờ vậy , bác ấy có trên thanglongkydao này không ạ

tranbinh
19-07-2010, 01:40 PM
Bác ấy dịch bài từ mạng Trung Quốc,hình như có ở TLKĐ.....tớ chỉ đoán vậy thôi ??!!

Email
19-07-2010, 06:25 PM
Kỳ I. Vua pháo Ba Cát Nhân
Trong số những kỳ vương tuyệt thế của lịch sử cờ tướng Trung Hoa, Ba Cát Nhân là một trong số rất hiếm hoi những người tộc Mãn. Tuy thế kỳ nghệ của Ba Cát Nhân cực kỳ tinh thâm, từng xưng hùng xưng bá một thời. Ông đặc biệt có sở trường sử dụng lối đánh " tuần hà Pháo", nên đời sau vẫn thường gọi ông là Tuần Hà Pháo Vương Ba Cát Nhân.

1. Sử sách viết rằng, tổ tiên họ Ba vốn sinh sống ở vùng Đông Bắc, nhưng sau này khi người Mãn tiến vào Trung Nguyên, thành lập nên triều đình Mãn Thanh, tổ tiên họ Ba mới đến vùng Giang Tô làm quân rồi định cư luôn ở đó. Ba Cát Nhân sinh vào năm Đồng Trị thứ 7, tức năm 1868 tại vùng Trấn Giang, Giang Tô, nơi cha Ba Cát Nhân đương nhậm chức Tào Vận. Chuyện kể rằng, khi Ba Cát Nhân sắp ra đời, ngôi chùa Di Đà ở ngày cạnh phủ họ Ba bùng phát một trận hỏa hoạn vô cùng khủng khiếp. Lửa lan từ Tàng Kinh Các đến phòng phương trượng rồi từ Đại Hùng Bảo Điện lan sang Quan Âm các, cả ngôi chùa Di Đà chìm ngỉm trong một biển lửa. Nhìn ngọn lửa cháy đã 3 ngày 3 đêm chưa tắt đang bừng bừng lan sang nhà mình, cả phủ họ Ba hốt hoảng tìm cách di tản đồ đạc đi nơi khác. Trong lúc hốt hoảng, Ba phu nhân đã trở dạ sinh trước mấy ngày. Điều kỳ lạ là, đúng vào thời khắc đứa trẻ nhà họ Ba ra đời thì ngọn lửa như bị một phép thần dập tắt. Chuyện này được truyền đi, người vùng Trấn Giang đều nói, đứa con nhà họ Ba là tượng trưng của điềm may mắn, cát tường. Sau đó, vị quan đứng đầu Trấn Giang đã lấy cái tên “ Cát Nhân” ( người đem lại điềm may mắn) để đặt cho đứa trẻ này, ý rằng đứa trẻ này đem lại điềm may mắn cho mọi người. Cái tên Ba Cát Nhân của vị Kỳ vương tuyệt thế những năm sau này đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Ngay từ nhỏ, Ba Cát Nhân đã rất mê cờ tướng, lại thêm thiên phú thông minh nên mới hơn mười tuổi Cát Nhân đã tinh thông kỳ nghệ xưng hùng một dải Trấn Giang. Không chỉ thông minh hơn người Ba Cát Nhân còn rất cần cù hiếu học. Đối với kỳ nghệ Ba Cát Nhân càng chăm chú nỗ lực tìm tòi không biết mệt mỏi.
Ba Cát Nhân ham học đến mức trên màn của ông lúc nào cũng dán sẵn một tờ giấy, bên trên là những thế cờ nổi tiếng của các cao thủ cổ kim. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, Ba Cát Nhân lại nằm nhìn chăm chăm vào thế cờ dán trên màn rồi trầm tư mặc tưởng suy nghĩ rất mông lung về những cách phá giải. Cho đến khi người đã mệt bã ra, hai mắt nhắm lại Ba Cát Nhân mới chịu ngủ yên. Cứ như vậy ngày qua tháng lại những biến hóa của thế cờ dần dần in sâu vào trong đầu Ba Cát Nhân, đồng thời khiến chơi cờ trở thành thứ vô cùng thân thuộc và gần gũi với Ba Cát Nhân.
2. Những người yên cờ vùng Trấn Giang đều gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”, liên quan đến biệt hiệu này có hai cách giải thích. Một thuyết nói rằng khi Ba Cát Nhân chơi cờ ông rất giỏi dùng pháo, tuần hà pháo, thuận thủ pháo, liệt thủ pháo đều rất tinh diệu, có thể nói là xuất thần nhập hóa áp đảo quần hùng. Những kỳ thủ đấu pháo với Ba Cát Nhân trên bàn cờ mười người thì có đến chín người thua. Vì thế mọi người mới đặt cho Ba Cát Nhân biệt hiệu “ Ba Bất Đấu”, nghĩa rằng chẳng ai đấu lại được ho Ba cả.
Lại có một thuyết khác nói rằng, từ nhỏ Ba Cát Nhân đã chơi cờ rất giỏi. Năm 15 tuổi, Ba Cát Nhân đã không tìm được địch thủ ở vùng Trấn Giang. Khi đó, gia đình họ Ba còn rất sung túc, phụ thân thường mang Ba Cát Nhân đi khắp nơi để đấu cờ. Ba Cát Nhân kỳ nghệ hơn người đánh đâu thắng đấy nên lần nào hai cha con cũng trở về hả hê với một túi tiền đầy. Trước sau, Ba Cát Nhân đã đánh bại các cao thủ Hoa Hồng Tuyền ở Tô Châu, Quan Hồ Tử, Ngô Chí long ở Hàng Châu…. Một lần, Ba Cát Nhân hẹn thách đấu với một cao thủ trong vùng nhưng đến ngày hẹn người này đột nhiên thay đổi quyết định nhất quyết không chịu giao đấu với Ba Cát Nhân. Nguyên nhân là do vị cao thủ này thấy Ba Cát Nhân tuổi trẻ nhưng kỳ nghệ kinh người sợ khi đấu cờ sẽ thua, vừa mất tiền lại vừa mất danh nên chẳng bằng tìm cách thoái thác không tham gia nữa. Sau này cũng có rất nhiều cao thủ dùng cách đó để thoái thác những cuộc đấu trực tiếp với Ba Cát Nhân. Lâu dần giới chơi cờ thường gọi Ba Cát Nhân là “Ba Bất Đấu”

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống
Tác giả: Lê Văn
tớ thấy tranbinh văn thơ song toàn

kivuong00
19-07-2010, 08:45 PM
thế ko phải là Sỏa Bối Tử ak , ông ấy diều xe khiểu pháo quỷ khốc thần sầu đó, đánh bại hòa thượng Liễu Nhiên mười mấy năm xưng hùng xưng bá,

ttdongda
20-07-2010, 03:43 PM
Nói chung đã đam mê cờ tướng ở nước nào cũng khổ.

ttdongda
20-07-2010, 03:56 PM
Chị Tranbinh viết tiếp đi i miss you !!

tranbinh
20-07-2010, 04:03 PM
Những Kỳ nhân tuyệt thế trong lịch sử cờ tướng Trung Quốc

Kỳ III Đơn đề mã –Phùng Kính Như ‘tiếp theo và hết ‘


Năm 1930 hôi cờ Hoa Nam ,Hoa Đông được tổ chức, ngay sau khi phía Hoa Đông nhận lời ,phía Hoa Nam bắt đầu tổ chức lựa chọn đại biểu tham gia thi đấu . Lúc ấy Phiên Phiên trà thất, Thiếu Lâm Tự của giới cờ Hoa Nam đương nhiên là địa điểm đầu tiên cho những chọn lựa. Nhưng suy đi tính lại, người nào cũng có lý do không tham gia được, cuối cùng lưa chọn rơi vào Phùng Trạch và Lý Địch. Tuy nhiên Phùng là người trong giới giang hồ , đại biểu cho giới cờ Hoa Nam thi đấu , ngoài trình độ cờ cao siêu còn phải có lễ nghi ,trang phục khí độ đi kèm. Hội cờ Hoa Nam không coi trọng chuyện thân phận chỉ yêu cầu Phùng ,Lý trong thời gian thi đấu nhất định phải mặc áo dài, cầm quạt ,lời lẽ phải khiêm cung, chú ý phong độ. Đối với Phùng mà nói lại thêm một vấn đề là cái tên không đươc nhã nhặn cho lắm, thông qua một hồi suy xét, cuối cùng mọi người quyết định đổi tên cho Phùng thành Kính Như . Vì vậy trong cuộc đại chiến hội cờ Đông Nam năm dó không có Phùng Trạch tham gia mà chỉ có Phùng Kính Như. Cũng từ đó cái tên Kính Như được lưu sử sách ,kết thúc thời kỳ bày cờ thế nơi đầu đường góc chợ của Phùng Trạch.
Lịch sử đã chứng minh, mỗi khi đất nước thanh bình ,ổn định các thú chơi tao nhã mới có đất phát triển, những người lấy cờ làm nghề mưu sinh có thể duy trì đươc cuộc sống. Thế nhưng nếu có động loạn thì số phận của những người này trở nên bi thảm nhất.. Những trận đấu hào hùng của Phùng Kính Như tại Hội cờ Hoa Nam ,Hoa Đông cũng là những thời khắc đẹp nhất của cuộc đời Ông. Ông vua cờ xuất thân từ nghèo nàn . Vào năm 1942 quân Nhật phát động chiến tranh Thái Bình Dương , Kính Như đang ở Hương Cảng tránh đi không kịp , không bạn bè , không chốn dung thân ,không nơi nương tựa .Sức cùng lực kiệt Ông mất ở bãi bóng Tu Đồn…..
Cuối cùng…hai vị kỳ khách giang hồ đều ngã xuống, có điều cả Chung Chân và Phùng Kính Như đều không gục ngã trước các nước cờ mà gục ngã trước sự nghiệt ngã của số phận . Đây là hai trong nhiều trang buồn của lịch sử cờ tướng Trung Hoa.

Nguồn Báo Pháp luật và Cuộc sống

Tác giả: Lê Văn

uminhgiaochu
20-07-2010, 06:27 PM
Xét ra chơi cờ ở nước nào và ở thời nào cũng khổ như nhau, đáng buồn nhỉ.

tranbinh
20-07-2010, 06:53 PM
Giới thiệu một ván đấu của Phùng Kính Như mà tranbinh sưu tầm được

Tạ Hiệp Tốn tiên bại Phùng Kính Như
FORMAT WXF
GAME
TIME 10""; 9""
RED ;;;
BLACK ;;;

START{
1. P3+1 P3+1 2. H2+3 H2+3
3. H3+4 E3+5 4. C8.5 H8+9
5. H4+5 A4+5 6. H8+7 H3+2
7. P9+1 R9+1 8. H5-4 C8+3
9. H4+6 R1.4 10. H6+5 E7+5
11. C5+5 A5+6 12. C2.5 H9-7
13. C+-2 H2+3 14. R9.8 H3+5
15. E3+5 C2.3 16. R1.2 R9.8
17. C5-1 C3+5 18. C5.2 H7+5
19. R8+6 H5+6 20. R8.5 A6+5
21. C2+1 R4+6 22. A4+5 K5.4
23. R5.3 R8+2 24. R3+3 K4+1
25. P3+1 H6+7 26. R2+4 C3-1
27. P5+1 R4-1 28. R3-3 R8.7
29. P3+1 C3.5 30. C2+3 K4-1
31. K5.4 R4.5 32. R2.5 H7-5
}END

kaliss
03-08-2010, 06:50 PM
that

la ko tuong dc dung la ky vuòg so 1 ba cat nhan ca dọ danh co ko thua ại

nguyenngoctu
06-10-2014, 11:07 AM
các cao nhân có thể cho em biết thêm một chút thông tin về Kinh đô kỳ vương Sỏa Bối Tử được ko ạ?

tran_phuc_an
06-10-2014, 10:32 PM
Trong sách Quất Trung Bí của Chu Tấn Trinh có giới thiệu tác giả cuốn Phản Mai Hoa là Ba Kiết Nhân chứ k pải là Ba Cát Nhân
hì, chữ 吉 người Bắc mình đọc là "CÁT" con người miên Nam đọc là "KIẾT".
cón 1 số chữ khác cũng vậy, Ví dụ như Phúc là âm miền Bắc, miền Nam lại đọc là PHƯỚC, Vũ (Miền Bắc) thì miền Nam là VÕ, miền Bắc gọi là HOÀNG TRUNG thì miền Nam là HUỲNH TRUNG...etc
thực chất BA CÁT NHÂN và BA KIẾT NHÂN là 1 người bạn ạ!

gg11gg
07-10-2014, 01:52 AM
hì, chữ 吉 người Bắc mình đọc là "CÁT" con người miên Nam đọc là "KIẾT".
cón 1 số chữ khác cũng vậy, Ví dụ như Phúc là âm miền Bắc, miền Nam lại đọc là PHƯỚC, Vũ (Miền Bắc) thì miền Nam là VÕ, miền Bắc gọi là HOÀNG TRUNG thì miền Nam là HUỲNH TRUNG...etc
thực chất BA CÁT NHÂN và BA KIẾT NHÂN là 1 người bạn ạ!

đúng như bạn nói, từ hán việt có sai biệt là do phát âm theo từng địa phương . ngay chính ở trung quốc cũng đã có sai biệt giữa 3 miền, nam, trung, bắc , huống hồ từ nước này dịch sang nước khác,
và đây là 1 số từ cùng nghĩa khác âm trong kinh điển, do người khác miền dịch,: gia = da , yết = kiết, phúc = phước, ra = la, tóa = tá, v.v.v.v còn nhiều lắm ko thể nói hết ở đây , nếu các bạn có học chữ tàu mới thấy sai biệt rất nhiếu, nhưng cũng đồng ý nghĩa thôi.

hduc2012
23-04-2019, 11:02 AM
Không biết hậu thế có lưu được ván đấu nào của Vua pháo Ba Cát Nhân,Thất tinh vương Chung Chân,Đơn đề mã - Phùng Kính Như,Kinh đô kỳ vương Sỏa Bối Tử , ông ấy diều xe khiển pháo quỷ khốc thần sầu đó, đánh bại hòa thượng Liễu Nhiên mười mấy năm xưng hùng xưng bá ?

Trần Văn
23-04-2019, 07:48 PM
Mấy ông này đi chăn gà vịt dang hồ thôi, chứ sống lâu thêm vài năm nữa gặp kỳ vương Hồ Vinh Hoa thì cứ gọi là chổng mông nạp tiền hết cả.

satphatham
24-04-2019, 11:22 AM
Mấy ông này đi chăn gà vịt dang hồ thôi, chứ sống lâu thêm vài năm nữa gặp kỳ vương Hồ Vinh Hoa thì cứ gọi là chổng mông nạp tiền hết cả.

Mỗi thời mỗi thế sinh xuất anh tài; Bạn ko nên tư duy như vậy

cuoiconbo
25-04-2019, 01:10 AM
đúng như bạn nói, từ hán việt có sai biệt là do phát âm theo từng địa phương . ngay chính ở trung quốc cũng đã có sai biệt giữa 3 miền, nam, trung, bắc , huống hồ từ nước này dịch sang nước khác,
và đây là 1 số từ cùng nghĩa khác âm trong kinh điển, do người khác miền dịch,: gia = da , yết = kiết, phúc = phước, ra = la, tóa = tá, v.v.v.v còn nhiều lắm ko thể nói hết ở đây , nếu các bạn có học chữ tàu mới thấy sai biệt rất nhiếu, nhưng cũng đồng ý nghĩa thôi.

Vụ Bắc-Nam có đọc chệch một số chữ Hán Việt như hoa-huê, vũ-võ, phúc-phước, huỳnh-hoàng, nhân-nhơn.... đa phần do kỵ húy thời chúa Nguyễn mới vào Nam. Đọc các truyện Trung Quốc xưa do dịch giả miền Nam thời Pháp như "Tiết Nhơn Quý chinh Đông", "Tùy Đường diễn nghĩa"...hay các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Sơn Vương... sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.