PDA

View Full Version : Đáng thương thay, đáng buồn thay và đáng giận thay



laotam
10-07-2010, 06:32 PM
Chiêu ngoạn mục của người Hà Nội:Nhảy tường xin học cho con

Không thể đứng chờ chực từ nửa đêm như nhiều người khác, cực chẳng đã, anh H đành nhảy tường để kịp vào xếp hàng xin số đăng ký học mẫu giáo cho con. Ở ngoài hàng rào, nhiều ông bà tóc bạc mắt mờ chân chậm, cùng mấy bà bầu ì ạch đứng la hét và chỉ thẳng vào mặt anh như một kẻ ăn cắp...


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Chieu-ngoan-muc-cua-nguoi-Ha-NoiNhay-tuong-xin-hoc-cho-con-921364/)

Tôi dậy từ 5h sáng, hí hửng tưởng mình đã dậy sớm, vì theo thông báo thì nhà trường chỉ mở cửa tuyển sinh từ 7h. Sốt ruột vì thấy tôi dậy muộn, mẹ chồng tôi đã tất tả chạy sang trường thám thính trước, thì đã thấy hàng trăm người tập trung trước cổng trường. Bà ghi vội tên thằng cháu nội vào cái danh sách đã dài tới số 75 rồi gọi điện về nhà triệu tập vợ chồng tôi ra ngay. Tôi đứng trám ngay vào cái chỗ mẹ chồng đã “xí” từ trước, dù cái chỗ quý giá ấy nắm ở “lút lít” cái đuôi dài dằng dặc những người...

Tôi đã đứng ở đó hai tiếng đồng hồ, giữa đám người già trẻ lớn bé được huy động ra để xếp hàng và nghe họ kể lể về hành trình xếp hàng hôm nay của mình. Ký ức về cái thời xếp hàng vì tem phiếu tưởng đã xa lắm, nay lại hiện về rõ mồn một. Họ đều là những người sống quanh khu nhà của tôi cả. Bà Thảo kể năm nào bà cũng đi xếp hàng xin học cho một đứa cháu. Có năm, bà đã phải đi từ 2h sáng, còn năm nay, 4h sáng bà mới đến thì số đăng ký đã lên đến 50 rồi, bà lắc đầu ngán ngẩm không hy vọng gì tìm được chỗ học trường công cho đứa cháu ngoại cuối cùng của bà.
Có người nhà ngay ở cạnh trường, suốt cả đêm, cứ hai tiếng bà lại ra ngó nghiêng một lần, lúc một hai giờ sáng chỉ mới lác đác, bà chưa thấy cần phải ra đứng, thế mà đến ba giờ ra đến nơi, bà đã phải cầm lấy số 45 và đứng phía trên tôi một ít.

Tôi thấy anh Nguyễn Văn Trung lưng áo vẫn còn dính vết bùn đất, hỏi ra mới biết anh đã rải chiếu nằm chờ ở đây từ 12 giờ đêm, ngay sau cơn mưa muộn tối qua. Anh là một trong những người đầu tiên ghi tên mình vào cái danh sách ấy.

Tôi cảm thấy hơi nản, vì trường thông báo chỉ tuyển sinh 60 trẻ, mà số đăng ký của tôi lên đến tận 75. Nhưng cứ đứng chờ xem sao, biết đâu cơ hội vẫn còn…

Số ảo và số thật

Đến khoảng 6h sáng, người dân càng đến đông hơn, đứng kín cả phía cổng trường. Đám người này chẳng đoái hoài đến cái danh sách đã kéo dài đến vị trí 90 của đám người tội nghiệp xếp hàng chờ trong đêm ấy. Họ đứng ngay ở cổng, chỉ chờ trường mở cửa vào 7h sáng là sẽ ùa vào tranh chỗ.

Phía đuôi của cái đoàn rồng rắn xếp hàng bắt đầu có người lo ngại: Biết đâu họ sẽ chen ngang, và công sức chúng ta xếp hàng từ bấy đến nay sẽ đổ xuống sông xuống biển? Những bà những chị có số suýt soát 60 than thở: “Chỉ cần thêm vài người chen ngang kiểu ấy nhà em sẽ bị đẩy ra ngoài mất thôi!”
Một vài người đàn ông trẻ hăng hái nhất hái nhất đi xuống phía dưới an ủi: “Bà con cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giữ sự công bằng cho bà con. Không thể để những người lười, ngủ trương mắt đến tận 7h sáng mà lại chiếm mất chỗ của chúng ta được!”

Một cụ già râu tóc bạc phơ lên tiếng: “Thôi, cứ tin tưởng ở công lý, ở các chú ấy bà con ạ.” Và họ cứ thế tiếp tục đợi.

Nhưng phía đầu cổng trường ngày một đông hơn, tiếng cãi vã ngày một to hơn. Người đàn ông tự nguyện sắp xếp hàng cho bà con giờ đứng ra giữa đám người “vô tổ chức” ngày càng một đông ấy lên tiếng thuyết phục họ ghi tên vào danh sách. Nhưng chẳng ai nghe anh cả, vì họ biết họ có ghi cũng chẳng được gì khi cái danh sách ấy đã lên gần cả trăm người.

Đúng 7h sáng, ba bốn người đàn ông lực lưỡng nhất đứng chắn ngay ở cổng trường. Một người trong số họ đứng ra xướng tên nhưng ai đã ghi trong danh sách và hé cửa cho người đó lọt vào. Đám người ùn ùn kéo về phía cổng, không còn đâu cái trật tự hàng họ được sắp xếp ban đầu nữa.

Chiếc cổng rung rinh chao đảo chỉ vì nhiều người bám vào nó, đu lấy nó, mong được chui vào trong. Những người đàn ông “bảo vệ công lý bất đắc dĩ” mồ hôi đều túa ra như tắm vì phải đứng phía trong giữ cổng.

Một người đàn ông tự dưng bỏ cái đám hỗn độn ấy, đi ra phía hàng rào và nhảy vọt vào trong. Hai người, ba người rồi cả dăm bảy người nữa cũng bắt đầu làm như vậy. Cả đám đông không còn chú tâm vào việc tranh chỗ ở cổng nữa mà bắt đầu nhìn về phía những người trèo tường. Họ hò hét: “Bắt, bắt lấy bà con ơi!” Một vài người đàn ông giữ cổng giờ lại phải chia bớt ra để cùng bảo vệ đi bắt người trèo tường. Chiếc cổng ngày một nới lỏng đi, rồi không ai giữ nữa. Cả đám người ở ngoài, đã xếp số cũng như không xếp số, trẻ cũng như già, bắt đầu một cuộc chạy maraton để vào đến sân trường. Ở nơi đó, hai bàn xếp số chính thức đang chờ đợi họ, mỗi bàn chỉ có 30 số.

Công lý ở đâu?

Một “trật tự” mới lại bắt đầu được “thiết lập” ngay ở sân trường. Người nhanh chân đứng ở phía trên, người chậm đứng ở phía dưới. Những ông già bà cả mắt mờ chân chậm lập cập đi vào đến sân đã phải đứng ở phía cuối hàng. “Tôi xếp số 14 cơ mà, sao giờ phải đứng tận đây?”, một người đàn bà gào lên, nhưng chẳng ai nghe thấy lời bà cả. “Tôi đứng ra giữ cổng cho bà con, giờ lại phải đứng ở gần cuối hàng như thế này đây!”, một người đàn ông hét lên.

Người đàn ông áo xanh từng thuyết phục bà con ghi số cầm trên tay cái danh sách dấp dính mồ hôi thở dài ngao ngán, giờ nó chỉ còn là những tờ giấy loại, không có một chút giá trị nào.

Một vài người đang bắt đầu chỉ cho anh công an trẻ mặt những người đàn ông đã trèo tường. Anh công an cũng chỉ vâng dạ, vì chẳng có lý do gì để phạt họ, đuổi họ khỏi cái hàng chính thức đã được xếp ấy cả. Vì trong thông báo tuyển sinh, nhà trường đã ghi rõ: "Đúng 7 giờ nhà trường mở cửa đón phụ huynh vào xếp hàng tại các bàn tuyển sinh ở sân trường. Nhà trường không chấp nhận việc phụ huynh tự ghi tên xếp hàng bằng hồ sơ ngoài cổng trường".

Bà Thảo kể với tôi, những năm trước đây, nhà trường đã chấp nhận việc để một nhóm người đứng ra tự nguyện ghi tên từ đêm hôm trước và coi đó như danh sách xếp số chính thức. Thế nên năm đó bà đã dậy từ 2 giờ sáng để xếp số.

Gần đây, do nhiều người dân phản đối cách làm này, nên nhà trường đã không chấp nhận danh sách người dân ghi đó nữa. Nhưng mặc dù quy chế đã ghi rõ, nhiều người dân vẫn làm như vậy. Họ nghĩ rằng những người đã nhiệt tình xếp hàng từ đêm thì phải được đối xử khác với những phụ huynh cứ sáng bảnh mắt mới đến trường làm thủ tục cho con.

Bác bảo vệ ái ngại nhìn những người đã thức đêm qua cùng bác ở cổng trường rồi than phiền: “Tôi cũng đã xin nhà trường cho họ ghi số từ trước, nhưng không được chấp nhận”. Họ là những người nghèo, đồng lương không đủ để gửi con vào trường dân lập, nên sống chết họ cũng phải xin được một suất vào đây.

Có một người đàn bà, cám cảnh vì xếp số, đã ngẩng đầu lên hỏi: “Sao người ta không phân chỉ tiêu về cụm nhỉ. Rồi từng cụm dân phố, người ta sẽ xét những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì được gửi con vào trường công?”. Một người khác phản đối ngay: lúc đó tiêu cực sẽ về đến cụm tổ dân phố mà thôi.

Cuối cùng tôi cũng đã xin học được cho con. Nhưng tôi cứ áy náy mãi về chuyện những ông bà già không chạy kịp để xếp hàng. Những bà bầu ậm ạch không dám chen lấn xô đẩy đành đứng bên rìa đám người đông đúc. Những người nghèo, những người thất nghiệp…, họ sẽ gửi con vào đâu?

Công lý không nằm ở chỗ cứ đến sớm xếp hàng từ đêm là được vào học, mà đã là trẻ em là phải được đến trường. Không biết ngành giáo dục có hiểu điều ấy không?

Theo Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Hoa Nguyễn Thị Báu, năm nay, phường Láng Hạ có 620 cháu sinh năm 2007, bước vào lớp mẫu giáo bé. Trong khi đó, trường mầm non Tuổi Hoa, trường mầm non công lập duy nhất của phường chỉ tiếp nhận được 60 cháu vào học. Tỷ lệ chọi 1/10, còn cao hơn cả kỳ thi đại học!
(Theo Nhân Dân)

laotam
10-07-2010, 06:38 PM
Trắng đêm xếp hàng xin học mầm non cho con

(Dân trí) - Hôm nay 1/7, các trường mầm non trên cả nước bắt đầu nhận hồ sơ vào nhập học cho các bé chuẩn bị đến trường. 8h sáng bắt đầu nhận hồ sơ song rất nhiều người đã phải xếp hàng suốt đêm qua, chờ làm thủ tục cho con.


Trắng đêm xếp hàng xin học mầm non cho con - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c25/s20-405959/trang-dem-xep-hang-xin-hoc-mam-non-cho-con.htm)

Thế kỷ 21, Hà Nội hướng tới 1.000 Thăng Long với bao dự định và hoài bão, nhưng cảnh "xếp hàng tem phiếu" của hơn 30 năm trước vẫn có dịp tái hiện, chân thực và tàn nhẫn.
Sáng nay, ngày 1/7, các trường mầm non mới tiếp nhận hồ sơ, nhưng ngay từ đêm hôm qua, hàng trăm phụ huynh đã phải mang ghế nhựa, quạt nan đứng ngồi chầu chực ngoài cổng trường xếp hàng giành chỗ. Ông xếp hàng cho cháu, bố vì con mà bó gối ngồi đập muỗi với tập giấy tờ trên tay. Một đứa cháu đi học, cả nhà được huy động đến trường mầm non xếp hàng, ông bà đến sớm, cha mẹ đến muộn hơn thay phiên cho các cụ về nhà ngủ.

Cảnh hàng trăm người xếp hàng giữa đêm tối chỉ để tìm được một chỗ học mầm non cho con giữa Thủ đô gợi lên nhiều trăn trở...

laotam
10-07-2010, 06:39 PM
Nửa đêm xếp hàng mua hồ sơ vào mẫu giáo
Hiện ở thành phố Lạng Sơn có 8 trường mẫu giáo công lập, có khả năng tiếp nhận từ 150 đến 200 trẻ mỗi trường. Nhưng không hiểu vì sao một số trường lại thông báo chỉ nhận có vài chục cháu, trong khi nhu cầu đi học là rất lớn.




Nửa đêm xếp hàng mua hồ sơ vào mẫu giáo - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-129583/ua-dem-xep-hang-mua-ho-so-vao-mau-giao.htm)

Có thể vì lý do này mà nhiều bậc cha mẹ, ông bà có con cháu đến tuổi đi mẫu giáo lo lắng, nên dù mất ngủ vẫn thức trắng đêm đến trước cổng trường xếp hàng mua bằng được hồ sơ gửi trẻ.



Với gương mặt bần thần, bà Lộc Thị Mền, 65 tuổi (Cửa Đông, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn) cho biết bà đến cổng trường mẫu giáo 8/3 từ hai giờ đêm. Trước bà Mền có khoảng chục người đang chầu chực sẵn. Một cụ bà tuổi trên 70 thay mặt mọi người “quản sổ” xếp theo thứ tự để tránh sự “chen ngang”.



Bà Mền kể trong bức xúc: Cô hiệu trưởng trường 8/3 thông báo rằng nhà trường không chấp nhận sự xếp hàng mà chỉ bán hồ sơ theo thứ tự ngày sinh từ 1/1 đến tháng 9/2003. Thế là các sổ được trả về cho các “khổ chủ”.



Một cảnh bát nháo xảy ra. Nhiều người thức đêm không mua được hồ sơ, còn nhiều người khác lại dễ dàng có một suất. Bà Mền chất vấn bà Hiệu trưởng về hiện tượng trên thì được trả lời rằng, đó là những suất ưu tiên dành cho con em trong ngành.



Bà Mền phản ứng mãi nhà trường mới chịu bán cho 2 bộ hồ sơ. Bà Lộc Thị Bằng, 54 tuổi (đường Văn Vỉ, Chi Lăng), không giấu nổi nỗi ấm ức kể: “Tôi có cháu trai sinh vào lúc 4 giờ sáng ngày 31/12/2003. Chỉ vì vậy mà các cô giáo trường 8/3 cương quyết không nhận cháu vào học. Năm ngoái thì bảo cháu thiếu tháng chưa đủ tuổi đến trường, đến năm nay thì lại thừa mất… một ngày”.



Có hay không tiêu cực trong việc tiếp nhận trẻ mẫu giáo ở các trường công lập ở Lạng Sơn? Câu hỏi này xin dành cho các ngành chức năng. Nhưng một điều chắc chắn rằng, có những người chưa thuộc đối tượng, tiêu chuẩn như các nhà trường quy định lại ung dung có… thừa hồ sơ.



Như trường hợp bà Lộc Thị Bằng một người là hàng xóm của bà Bằng biết chuyện thương tình đã “để lại” cho một bộ hồ sơ. Bà Bằng cho biết, người này có con đã đi học mẫu giáo, và vì thế mà bà đã… gặp “quý nhân”!



Theo Lê Thanh Hiền
Tiền Phong

laotam
10-07-2010, 06:41 PM
Xếp hàng từ 12h đêm để đăng ký học mẫu giáo cho con

Bất chấp cơn mưa tầm tã đêm 2/7, suốt từ 12h đêm đến sáng sớm, hàng chục bà mẹ xếp hàng ở cổng trường Mầm non Bình Minh, quận Tây Hồ (Hà Nội) để đăng ký học mẫu giáo cho con.


Xếp hàng từ 12h đêm để đăng ký học mẫu giáo cho con - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-186614/Xep-hang-tu-12h-dem-de-dang-ky-hoc-mau-giao-cho-con.htm)

12h đêm 2/7, trời mưa mau. Tại cổng Trường Mầm non Bình Minh, quận Tây Hồ, một bà cụ trạc tuổi 70 lặng lẽ ngồi trong cabin chiếc xe tải đỗ cạnh cổng trường, trên tay cầm sẵn một tờ giấy trắng. 2h sáng, chị Nguyễn Thị Hồng, trú tại ngõ 514 đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, đội mưa đến cổng ngôi trường này để xếp hàng mua hồ sơ đăng ký học cho con gái.



Bà cụ vẫy tay ra hiệu cho chị Hồng lại gần bảo: “Chị đọc tên và ngày tháng năm sinh của con bé, tôi ghi và đăng ký giúp”.



Chị Hồng ngạc nhiên hỏi: “Sao bà lại làm việc này?”. Bà cụ trả lời: “Tôi cũng đi đăng ký học cho cháu tôi. Nhưng nghe nói, năm nay nhà trường chỉ nhận số lượng có hạn nên tôi phải đến sớm chờ đăng ký mua hồ sơ cho cháu được đi học”.



Nghe vậy, chị Hồng liền đọc tên và ngày tháng năm sinh của con mình. Bà cụ một tay bật đèn pin, một tay lấy bút và ghi tên con chị vào tờ giấy đã ghi tên, tuổi một cháu bé.



Ít phút sau, mặc cho những đợt mưa tầm tã, cũng tại cổng trường này, các bà mẹ lần lượt có mặt với cùng một mục đích là xin cho con mình đi học. Giống như chị Hồng, những người mẹ kia cũng nhờ bà cụ ghi tên, tuổi con mình vào giấy theo thứ tự.



6h30, số người có mặt tại cổng trường này để xin học cho con đã lên tới con số ngoài 60. Lúc này, anh bảo vệ mở cổng trường và mang chiếc bảng đã ghi sẵn những điều kiện để đăng ký cho các cháu mầm non tới trường học.



Theo quy định ghi ở bảng, các cháu từ 24 đến 36 tháng tuổi, thường trú tại khu vực sẽ đủ điều kiện mua hồ sơ làm thủ tục vào Trường Mầm non Bình Minh. Đọc những điều ghi trên bảng, chị Hồng biết con mình đã quá 1 tuổi theo quy định.



Tuy nhiên, chị vẫn nán lại với hi vọng trường hợp của con mình sẽ được nhà trường chiếu cố. Chị nhìn vào tờ giấy bà cụ ghi thì cũng bắt gặp một số trường hợp bằng tuổi con mình.



Ngay khi chị phát hiện ra điều này thì đã thấy một người phụ nữ bước tới cầm lấy tờ giấy của bà cụ, lấy bút tự gạch năm sinh đã ghi trước đó của con mình để ghi vào đó một năm sinh khác cho phù hợp với điều kiện quy định. Một số trường hợp khác cũng gọi điện cho ai đó nhờ can thiệp giúp vì con mình quá tuổi.



Hơn 7h, bà cụ cầm tờ giấy bước vào trong trường để nộp cho bộ phận tiếp nhận. Rồi bà ngồi luôn ở đó chờ cán bộ nhà trường xướng tên phụ huynh của các cháu theo danh sách.



Trong số hơn 60 trường hợp tới đăng ký thì chỉ khoảng 40 trường hợp được tiếp nhận vì quy định số lượng tiếp nhận. Điều đáng nói là trong số hơn 20 trường hợp không được nhận vào học thì phần lớn đều thuộc diện đủ các điều kiện quy định. Không đăng ký được cho con đi học, nhiều phụ huynh tỏ rõ sự bức xúc.



Để có được ý kiến của người có trách nhiệm, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ làm việc với Ban Giám hiệu Trường Mầm non Bình Minh, nhưng các cô giáo ở đây cho biết, do thời gian này đang là kỳ nghỉ hè nên Ban Giám hiệu không trực ở trường. Thỉnh thoảng mới có thành viên trong Ban Giám hiệu nhà trường đi kiểm tra.



Chúng tôi đề nghị các cô giáo liên hệ giúp tới gia đình một thành viên trong Ban Giám hiệu, song các cô giáo bảo không biết. Cũng theo họ thì trong thời gian này, mọi việc ở trường đều do họ tự giải quyết.



Không tìm được sự giải thích của lãnh đạo Trường Mầm non Bình Minh về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ tới Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ. Nhưng qua nhiều lần liên hệ với phòng, chúng tôi cũng chưa gặp được lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo. Theo lời cán bộ ở đây thì những lần chúng tôi liên hệ, lãnh đạo phòng đều bận họp…



Trẻ em đến tuổi đi học phải được đến trường, đó là quyền của các em và cũng là trách nhiệm của ngành Giáo dục. Song, từ thực tế ở Trường Mầm non Bình Minh là minh chứng cho thấy sự quá tải đến mức báo động.



Từ đây, dư luận sẽ hoài nghi về việc “Muốn đưa con em mình vào học ở các trường mầm non công lập cần có sự quen thân, hoặc phải như thế nào đó?”. Và nếu như những bức xúc của dư luận không được giải thích rõ ràng thì dễ tạo ra những suy diễn trái chiều, gây ảnh hưởng tâm lý tới các bậc phụ huynh và các giáo viên.



Theo Công An Nhân Dân

laotam
10-07-2010, 06:43 PM
Xếp hàng trắng đêm xin học mầm non

24h đêm 30/6 bất chấp cái nóng oi ả, hàng trăm phụ huynh vẫn nằm, ngồi la liệt trước cổng trường mầm non Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) để chờ đến sáng hôm sau mua hồ sơ xin học cho con.


VnExpress - Xếp hàng trắng đêm xin học mầm non - Xep hang trang dem xin hoc mam non (http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Giao-duc/2010/07/3BA1D8C9/)

Để có thể trụ được tới sáng, nhiều người đã mang theo ghế nhựa, áo mưa, nước, bánh mỳ, sữa... Thậm chí, có người còn mang theo cả máy tính để tranh thủ làm việc. Không ít trong số này là các ông lão, bà lão ra ngồi xí chỗ để đến nửa đêm con trai, con gái ra "chiến đấu tới sáng".
Theo nhiều phụ huynh, năm nay trường mầm non Tràng An cạnh đó đóng cửa để sửa chữa nên tất cả các bé ở phường đều phải dồn về mầm non Thanh Xuân Bắc. Chính áp lực thiếu chỗ học đã khiến nhiều phụ huynh đứng trước cổng trường từ trưa 30/6 để chờ đến sáng 1/7 mua hồ sơ xin cho con.

"Trường thông báo năm nay chỉ tuyển 135 cháu sinh từ năm 2007 nhưng đến chiều đã đủ 135 phụ huynh ghi danh sách nộp vào cho bảo vệ. Đến tối, khi mọi người ghi thêm, danh sách này đã lên tới hơn 170 cháu", anh Phạm Ngọc Thúy, một trong những người xếp hàng từ trưa trước cổng trường ngao ngán cho biết.

Năm nay, để xin cho con 3 tuổi học mẫu giáo, vợ chồng anh phải thay phiên nhau ngồi xếp hàng. Với kinh nghiệm từng xếp hàng xin học cho đứa con lớn, vị phụ huynh này cho biết, đã xin phép cơ quan nghỉ làm một ngày để quyết tìm chỗ học cho con.

"Con chúng tôi học đúng tuyến, đúng trường mà vẫn phải xếp hàng. Tâm lý của tất cả mọi người ở đây đều không biết là con có được học hay không", anh Thúy lắc đầu nói.

XÃ HỘI
> GIÁO DỤC
Thứ năm, 1/7/2010, 10:03 GMT+7
Facebook Twitter Google Bookmarks 1280 Bookmarks E-mail Bản In

Xếp hàng trắng đêm xin học mầm non

24h đêm 30/6 bất chấp cái nóng oi ả, hàng trăm phụ huynh vẫn nằm, ngồi la liệt trước cổng trường mầm non Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) để chờ đến sáng hôm sau mua hồ sơ xin học cho con.
> Nhiều lớp mầm non ở Hà Nội 'nhồi' tới 70 bé
Clip
* Hàng trăm phụ huynh thức trắng đêm xếp hàng
* Chen lấn, xô đẩy vào trường mua hồ sơ
* Tâm sự của một phụ huynh thức trắng đêm

Để có thể trụ được tới sáng, nhiều người đã mang theo ghế nhựa, áo mưa, nước, bánh mỳ, sữa... Thậm chí, có người còn mang theo cả máy tính để tranh thủ làm việc. Không ít trong số này là các ông lão, bà lão ra ngồi xí chỗ để đến nửa đêm con trai, con gái ra "chiến đấu tới sáng".
Ảnh: Thúy.
Hàng trăm phụ huynh xếp hàng trước cổng trường đêm 30/6. Ảnh: Ngọc Thúy.

Theo nhiều phụ huynh, năm nay trường mầm non Tràng An cạnh đó đóng cửa để sửa chữa nên tất cả các bé ở phường đều phải dồn về mầm non Thanh Xuân Bắc. Chính áp lực thiếu chỗ học đã khiến nhiều phụ huynh đứng trước cổng trường từ trưa 30/6 để chờ đến sáng 1/7 mua hồ sơ xin cho con.

"Trường thông báo năm nay chỉ tuyển 135 cháu sinh từ năm 2007 nhưng đến chiều đã đủ 135 phụ huynh ghi danh sách nộp vào cho bảo vệ. Đến tối, khi mọi người ghi thêm, danh sách này đã lên tới hơn 170 cháu", anh Phạm Ngọc Thúy, một trong những người xếp hàng từ trưa trước cổng trường ngao ngán cho biết.

Năm nay, để xin cho con 3 tuổi học mẫu giáo, vợ chồng anh phải thay phiên nhau ngồi xếp hàng. Với kinh nghiệm từng xếp hàng xin học cho đứa con lớn, vị phụ huynh này cho biết, đã xin phép cơ quan nghỉ làm một ngày để quyết tìm chỗ học cho con.

"Con chúng tôi học đúng tuyến, đúng trường mà vẫn phải xếp hàng. Tâm lý của tất cả mọi người ở đây đều không biết là con có được học hay không", anh Thúy lắc đầu nói.
Ảnh: Ngọc Thúy.
Bất chấp trời mưa, các phụ huynh vẫn xếp hàng trước cổng trường. Ảnh: Ngọc Thúy.

Sau khi xếp hàng thâu đêm, hàng trăm phụ huynh đã chen lấn xô đẩy trước và trong khuôn viên trường mầm non Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) để có được suất mua hồ sơ xin học cho con.

Do số lượng người tập trung quá đông, nhà trường đã không thể mở cửa đúng giờ quy định. Đến 8h30, cổng trường được mở, chen lấn trong dòng người ùa vào bên trong, nhiều phụ huynh đã bỏ cả dép, áo mưa, túi nilon, chạy cật lực. Chiếc ghế đá giữa sân trường cũng bị hất đổ.

Sáng nay, trao đổi với VnExpress.net, bà Thành Thị Thu Hà, Phó phòng Giáo dục quận Thanh Xuân cho hay, hiện trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc có 2 trường công lập, đáp ứng hơn 1.100 trẻ, một trường tư thục dành cho 200 học sinh và 12 lớp tư thục, với 570 trẻ theo học.

"So với tổng học sinh trên địa bàn, khả năng đáp ứng này đã vượt quá chỉ tiêu được thành phố giao. Phụ huynh lo lắng con không có chỗ học nên mới phải xếp hàng", bà Hà nói.

Cũng theo bà Hà, do trường mầm non Tràng An sửa chữa nên phòng đã tăng thêm cho mầm non Thanh Xuân Bắc 4 lớp, nhằm đáp ứng nhu cầu học của các cháu. Việc trường Tràng An sửa chữa không ảnh hưởng đến việc học của trẻ trên địa bàn.

Theo ghi nhận của VnExpress.net, tình trạng xếp hàng từ đêm xin học vào mầm non còn diễn ra ở nhiều trường khác ở thủ đô như mầm non Chu Văn An, mầm non Bình Minh (quận Tây Hồ).

Hà Nội hiện có gần 800 trường mầm non, trong đó hơn 650 trường công lập ở 29 quận, huyện, thị xã nhưng số trường lớp vẫn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu. Thậm chí, còn 6 phường ở nội thành chưa có trường mầm non công lập. Với số trẻ ra lớp hiện nay, cấp học mầm non Hà Nội vẫn thiếu khoảng 700.000 m2 đất. Tình trạng quá tải này đã khiến ở nhiều nơi, 65-70 trẻ phải học chung một lớp, trong khi theo quy định chỉ là 35 cháu.

Theo đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015" (tổng kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng), Hà Nội sẽ chi 650 tỷ đồng xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, 360 tỷ đồng xây mới trường mầm non, hơn 1.000 tỷ đồng xóa phòng học tạm và phòng học cấp 4...

Tiến Dũng - Hoàng Hà

trung_cadan
11-07-2010, 01:09 AM
Hội quán TLKD không phải là chỗ để phê phán điện lực , giáo dục hoặc 1 số vấn đề khác không liên quan đến cờ .

Thi thoảng bàn thì tốt hơn ,lạm bàn quá thì không phải là quán cờ , thế nên topic này em sẽ khóa sau ít giờ nữa !!!

cheoleoleo
11-07-2010, 03:40 AM
Hội quán TLKD không phải là chỗ để phê phán điện lực , giáo dục hoặc 1 số vấn đề khác không liên quan đến cờ .

Thi thoảng bàn thì tốt hơn ,lạm bàn quá thì không phải là quán cờ , thế nên topic này em sẽ khóa sau ít giờ nữa !!!
Chính xác xin cám ơn supermod

vampirelord
11-07-2010, 10:48 AM
Trước khi admin khóa bài em có đôi dòng động viên các bác có cháu nhỏ mà chưa xin được học.
Năm ngoái em cũng phải xin học cho cháu nhà em, vào trường công lập, đạt chuẩn quốc gia hẳn hoi nhé. Em là người được nộp hồ sơ cuối cùng. Lúc khóa sổ là 36 cháu, sau khoảng 1 tháng danh sách lớp là 40, còn đến khi cháu nghỉ hè thì gần 60 cháu rồi các bác ạ. Nên các bác cứ yên tâm, kiểu gì cũng xin được vào trường công, xếp hàng làm gì cho khổ.