laotam
10-07-2010, 06:32 PM
Chiêu ngoạn mục của người Hà Nội:Nhảy tường xin học cho con
Không thể đứng chờ chực từ nửa đêm như nhiều người khác, cực chẳng đã, anh H đành nhảy tường để kịp vào xếp hàng xin số đăng ký học mẫu giáo cho con. Ở ngoài hàng rào, nhiều ông bà tóc bạc mắt mờ chân chậm, cùng mấy bà bầu ì ạch đứng la hét và chỉ thẳng vào mặt anh như một kẻ ăn cắp...
VietNamNet (http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Chieu-ngoan-muc-cua-nguoi-Ha-NoiNhay-tuong-xin-hoc-cho-con-921364/)
Tôi dậy từ 5h sáng, hí hửng tưởng mình đã dậy sớm, vì theo thông báo thì nhà trường chỉ mở cửa tuyển sinh từ 7h. Sốt ruột vì thấy tôi dậy muộn, mẹ chồng tôi đã tất tả chạy sang trường thám thính trước, thì đã thấy hàng trăm người tập trung trước cổng trường. Bà ghi vội tên thằng cháu nội vào cái danh sách đã dài tới số 75 rồi gọi điện về nhà triệu tập vợ chồng tôi ra ngay. Tôi đứng trám ngay vào cái chỗ mẹ chồng đã “xí” từ trước, dù cái chỗ quý giá ấy nắm ở “lút lít” cái đuôi dài dằng dặc những người...
Tôi đã đứng ở đó hai tiếng đồng hồ, giữa đám người già trẻ lớn bé được huy động ra để xếp hàng và nghe họ kể lể về hành trình xếp hàng hôm nay của mình. Ký ức về cái thời xếp hàng vì tem phiếu tưởng đã xa lắm, nay lại hiện về rõ mồn một. Họ đều là những người sống quanh khu nhà của tôi cả. Bà Thảo kể năm nào bà cũng đi xếp hàng xin học cho một đứa cháu. Có năm, bà đã phải đi từ 2h sáng, còn năm nay, 4h sáng bà mới đến thì số đăng ký đã lên đến 50 rồi, bà lắc đầu ngán ngẩm không hy vọng gì tìm được chỗ học trường công cho đứa cháu ngoại cuối cùng của bà.
Có người nhà ngay ở cạnh trường, suốt cả đêm, cứ hai tiếng bà lại ra ngó nghiêng một lần, lúc một hai giờ sáng chỉ mới lác đác, bà chưa thấy cần phải ra đứng, thế mà đến ba giờ ra đến nơi, bà đã phải cầm lấy số 45 và đứng phía trên tôi một ít.
Tôi thấy anh Nguyễn Văn Trung lưng áo vẫn còn dính vết bùn đất, hỏi ra mới biết anh đã rải chiếu nằm chờ ở đây từ 12 giờ đêm, ngay sau cơn mưa muộn tối qua. Anh là một trong những người đầu tiên ghi tên mình vào cái danh sách ấy.
Tôi cảm thấy hơi nản, vì trường thông báo chỉ tuyển sinh 60 trẻ, mà số đăng ký của tôi lên đến tận 75. Nhưng cứ đứng chờ xem sao, biết đâu cơ hội vẫn còn…
Số ảo và số thật
Đến khoảng 6h sáng, người dân càng đến đông hơn, đứng kín cả phía cổng trường. Đám người này chẳng đoái hoài đến cái danh sách đã kéo dài đến vị trí 90 của đám người tội nghiệp xếp hàng chờ trong đêm ấy. Họ đứng ngay ở cổng, chỉ chờ trường mở cửa vào 7h sáng là sẽ ùa vào tranh chỗ.
Phía đuôi của cái đoàn rồng rắn xếp hàng bắt đầu có người lo ngại: Biết đâu họ sẽ chen ngang, và công sức chúng ta xếp hàng từ bấy đến nay sẽ đổ xuống sông xuống biển? Những bà những chị có số suýt soát 60 than thở: “Chỉ cần thêm vài người chen ngang kiểu ấy nhà em sẽ bị đẩy ra ngoài mất thôi!”
Một vài người đàn ông trẻ hăng hái nhất hái nhất đi xuống phía dưới an ủi: “Bà con cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giữ sự công bằng cho bà con. Không thể để những người lười, ngủ trương mắt đến tận 7h sáng mà lại chiếm mất chỗ của chúng ta được!”
Một cụ già râu tóc bạc phơ lên tiếng: “Thôi, cứ tin tưởng ở công lý, ở các chú ấy bà con ạ.” Và họ cứ thế tiếp tục đợi.
Nhưng phía đầu cổng trường ngày một đông hơn, tiếng cãi vã ngày một to hơn. Người đàn ông tự nguyện sắp xếp hàng cho bà con giờ đứng ra giữa đám người “vô tổ chức” ngày càng một đông ấy lên tiếng thuyết phục họ ghi tên vào danh sách. Nhưng chẳng ai nghe anh cả, vì họ biết họ có ghi cũng chẳng được gì khi cái danh sách ấy đã lên gần cả trăm người.
Đúng 7h sáng, ba bốn người đàn ông lực lưỡng nhất đứng chắn ngay ở cổng trường. Một người trong số họ đứng ra xướng tên nhưng ai đã ghi trong danh sách và hé cửa cho người đó lọt vào. Đám người ùn ùn kéo về phía cổng, không còn đâu cái trật tự hàng họ được sắp xếp ban đầu nữa.
Chiếc cổng rung rinh chao đảo chỉ vì nhiều người bám vào nó, đu lấy nó, mong được chui vào trong. Những người đàn ông “bảo vệ công lý bất đắc dĩ” mồ hôi đều túa ra như tắm vì phải đứng phía trong giữ cổng.
Một người đàn ông tự dưng bỏ cái đám hỗn độn ấy, đi ra phía hàng rào và nhảy vọt vào trong. Hai người, ba người rồi cả dăm bảy người nữa cũng bắt đầu làm như vậy. Cả đám đông không còn chú tâm vào việc tranh chỗ ở cổng nữa mà bắt đầu nhìn về phía những người trèo tường. Họ hò hét: “Bắt, bắt lấy bà con ơi!” Một vài người đàn ông giữ cổng giờ lại phải chia bớt ra để cùng bảo vệ đi bắt người trèo tường. Chiếc cổng ngày một nới lỏng đi, rồi không ai giữ nữa. Cả đám người ở ngoài, đã xếp số cũng như không xếp số, trẻ cũng như già, bắt đầu một cuộc chạy maraton để vào đến sân trường. Ở nơi đó, hai bàn xếp số chính thức đang chờ đợi họ, mỗi bàn chỉ có 30 số.
Công lý ở đâu?
Một “trật tự” mới lại bắt đầu được “thiết lập” ngay ở sân trường. Người nhanh chân đứng ở phía trên, người chậm đứng ở phía dưới. Những ông già bà cả mắt mờ chân chậm lập cập đi vào đến sân đã phải đứng ở phía cuối hàng. “Tôi xếp số 14 cơ mà, sao giờ phải đứng tận đây?”, một người đàn bà gào lên, nhưng chẳng ai nghe thấy lời bà cả. “Tôi đứng ra giữ cổng cho bà con, giờ lại phải đứng ở gần cuối hàng như thế này đây!”, một người đàn ông hét lên.
Người đàn ông áo xanh từng thuyết phục bà con ghi số cầm trên tay cái danh sách dấp dính mồ hôi thở dài ngao ngán, giờ nó chỉ còn là những tờ giấy loại, không có một chút giá trị nào.
Một vài người đang bắt đầu chỉ cho anh công an trẻ mặt những người đàn ông đã trèo tường. Anh công an cũng chỉ vâng dạ, vì chẳng có lý do gì để phạt họ, đuổi họ khỏi cái hàng chính thức đã được xếp ấy cả. Vì trong thông báo tuyển sinh, nhà trường đã ghi rõ: "Đúng 7 giờ nhà trường mở cửa đón phụ huynh vào xếp hàng tại các bàn tuyển sinh ở sân trường. Nhà trường không chấp nhận việc phụ huynh tự ghi tên xếp hàng bằng hồ sơ ngoài cổng trường".
Bà Thảo kể với tôi, những năm trước đây, nhà trường đã chấp nhận việc để một nhóm người đứng ra tự nguyện ghi tên từ đêm hôm trước và coi đó như danh sách xếp số chính thức. Thế nên năm đó bà đã dậy từ 2 giờ sáng để xếp số.
Gần đây, do nhiều người dân phản đối cách làm này, nên nhà trường đã không chấp nhận danh sách người dân ghi đó nữa. Nhưng mặc dù quy chế đã ghi rõ, nhiều người dân vẫn làm như vậy. Họ nghĩ rằng những người đã nhiệt tình xếp hàng từ đêm thì phải được đối xử khác với những phụ huynh cứ sáng bảnh mắt mới đến trường làm thủ tục cho con.
Bác bảo vệ ái ngại nhìn những người đã thức đêm qua cùng bác ở cổng trường rồi than phiền: “Tôi cũng đã xin nhà trường cho họ ghi số từ trước, nhưng không được chấp nhận”. Họ là những người nghèo, đồng lương không đủ để gửi con vào trường dân lập, nên sống chết họ cũng phải xin được một suất vào đây.
Có một người đàn bà, cám cảnh vì xếp số, đã ngẩng đầu lên hỏi: “Sao người ta không phân chỉ tiêu về cụm nhỉ. Rồi từng cụm dân phố, người ta sẽ xét những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì được gửi con vào trường công?”. Một người khác phản đối ngay: lúc đó tiêu cực sẽ về đến cụm tổ dân phố mà thôi.
Cuối cùng tôi cũng đã xin học được cho con. Nhưng tôi cứ áy náy mãi về chuyện những ông bà già không chạy kịp để xếp hàng. Những bà bầu ậm ạch không dám chen lấn xô đẩy đành đứng bên rìa đám người đông đúc. Những người nghèo, những người thất nghiệp…, họ sẽ gửi con vào đâu?
Công lý không nằm ở chỗ cứ đến sớm xếp hàng từ đêm là được vào học, mà đã là trẻ em là phải được đến trường. Không biết ngành giáo dục có hiểu điều ấy không?
Theo Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Hoa Nguyễn Thị Báu, năm nay, phường Láng Hạ có 620 cháu sinh năm 2007, bước vào lớp mẫu giáo bé. Trong khi đó, trường mầm non Tuổi Hoa, trường mầm non công lập duy nhất của phường chỉ tiếp nhận được 60 cháu vào học. Tỷ lệ chọi 1/10, còn cao hơn cả kỳ thi đại học!
(Theo Nhân Dân)
Không thể đứng chờ chực từ nửa đêm như nhiều người khác, cực chẳng đã, anh H đành nhảy tường để kịp vào xếp hàng xin số đăng ký học mẫu giáo cho con. Ở ngoài hàng rào, nhiều ông bà tóc bạc mắt mờ chân chậm, cùng mấy bà bầu ì ạch đứng la hét và chỉ thẳng vào mặt anh như một kẻ ăn cắp...
VietNamNet (http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Chieu-ngoan-muc-cua-nguoi-Ha-NoiNhay-tuong-xin-hoc-cho-con-921364/)
Tôi dậy từ 5h sáng, hí hửng tưởng mình đã dậy sớm, vì theo thông báo thì nhà trường chỉ mở cửa tuyển sinh từ 7h. Sốt ruột vì thấy tôi dậy muộn, mẹ chồng tôi đã tất tả chạy sang trường thám thính trước, thì đã thấy hàng trăm người tập trung trước cổng trường. Bà ghi vội tên thằng cháu nội vào cái danh sách đã dài tới số 75 rồi gọi điện về nhà triệu tập vợ chồng tôi ra ngay. Tôi đứng trám ngay vào cái chỗ mẹ chồng đã “xí” từ trước, dù cái chỗ quý giá ấy nắm ở “lút lít” cái đuôi dài dằng dặc những người...
Tôi đã đứng ở đó hai tiếng đồng hồ, giữa đám người già trẻ lớn bé được huy động ra để xếp hàng và nghe họ kể lể về hành trình xếp hàng hôm nay của mình. Ký ức về cái thời xếp hàng vì tem phiếu tưởng đã xa lắm, nay lại hiện về rõ mồn một. Họ đều là những người sống quanh khu nhà của tôi cả. Bà Thảo kể năm nào bà cũng đi xếp hàng xin học cho một đứa cháu. Có năm, bà đã phải đi từ 2h sáng, còn năm nay, 4h sáng bà mới đến thì số đăng ký đã lên đến 50 rồi, bà lắc đầu ngán ngẩm không hy vọng gì tìm được chỗ học trường công cho đứa cháu ngoại cuối cùng của bà.
Có người nhà ngay ở cạnh trường, suốt cả đêm, cứ hai tiếng bà lại ra ngó nghiêng một lần, lúc một hai giờ sáng chỉ mới lác đác, bà chưa thấy cần phải ra đứng, thế mà đến ba giờ ra đến nơi, bà đã phải cầm lấy số 45 và đứng phía trên tôi một ít.
Tôi thấy anh Nguyễn Văn Trung lưng áo vẫn còn dính vết bùn đất, hỏi ra mới biết anh đã rải chiếu nằm chờ ở đây từ 12 giờ đêm, ngay sau cơn mưa muộn tối qua. Anh là một trong những người đầu tiên ghi tên mình vào cái danh sách ấy.
Tôi cảm thấy hơi nản, vì trường thông báo chỉ tuyển sinh 60 trẻ, mà số đăng ký của tôi lên đến tận 75. Nhưng cứ đứng chờ xem sao, biết đâu cơ hội vẫn còn…
Số ảo và số thật
Đến khoảng 6h sáng, người dân càng đến đông hơn, đứng kín cả phía cổng trường. Đám người này chẳng đoái hoài đến cái danh sách đã kéo dài đến vị trí 90 của đám người tội nghiệp xếp hàng chờ trong đêm ấy. Họ đứng ngay ở cổng, chỉ chờ trường mở cửa vào 7h sáng là sẽ ùa vào tranh chỗ.
Phía đuôi của cái đoàn rồng rắn xếp hàng bắt đầu có người lo ngại: Biết đâu họ sẽ chen ngang, và công sức chúng ta xếp hàng từ bấy đến nay sẽ đổ xuống sông xuống biển? Những bà những chị có số suýt soát 60 than thở: “Chỉ cần thêm vài người chen ngang kiểu ấy nhà em sẽ bị đẩy ra ngoài mất thôi!”
Một vài người đàn ông trẻ hăng hái nhất hái nhất đi xuống phía dưới an ủi: “Bà con cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giữ sự công bằng cho bà con. Không thể để những người lười, ngủ trương mắt đến tận 7h sáng mà lại chiếm mất chỗ của chúng ta được!”
Một cụ già râu tóc bạc phơ lên tiếng: “Thôi, cứ tin tưởng ở công lý, ở các chú ấy bà con ạ.” Và họ cứ thế tiếp tục đợi.
Nhưng phía đầu cổng trường ngày một đông hơn, tiếng cãi vã ngày một to hơn. Người đàn ông tự nguyện sắp xếp hàng cho bà con giờ đứng ra giữa đám người “vô tổ chức” ngày càng một đông ấy lên tiếng thuyết phục họ ghi tên vào danh sách. Nhưng chẳng ai nghe anh cả, vì họ biết họ có ghi cũng chẳng được gì khi cái danh sách ấy đã lên gần cả trăm người.
Đúng 7h sáng, ba bốn người đàn ông lực lưỡng nhất đứng chắn ngay ở cổng trường. Một người trong số họ đứng ra xướng tên nhưng ai đã ghi trong danh sách và hé cửa cho người đó lọt vào. Đám người ùn ùn kéo về phía cổng, không còn đâu cái trật tự hàng họ được sắp xếp ban đầu nữa.
Chiếc cổng rung rinh chao đảo chỉ vì nhiều người bám vào nó, đu lấy nó, mong được chui vào trong. Những người đàn ông “bảo vệ công lý bất đắc dĩ” mồ hôi đều túa ra như tắm vì phải đứng phía trong giữ cổng.
Một người đàn ông tự dưng bỏ cái đám hỗn độn ấy, đi ra phía hàng rào và nhảy vọt vào trong. Hai người, ba người rồi cả dăm bảy người nữa cũng bắt đầu làm như vậy. Cả đám đông không còn chú tâm vào việc tranh chỗ ở cổng nữa mà bắt đầu nhìn về phía những người trèo tường. Họ hò hét: “Bắt, bắt lấy bà con ơi!” Một vài người đàn ông giữ cổng giờ lại phải chia bớt ra để cùng bảo vệ đi bắt người trèo tường. Chiếc cổng ngày một nới lỏng đi, rồi không ai giữ nữa. Cả đám người ở ngoài, đã xếp số cũng như không xếp số, trẻ cũng như già, bắt đầu một cuộc chạy maraton để vào đến sân trường. Ở nơi đó, hai bàn xếp số chính thức đang chờ đợi họ, mỗi bàn chỉ có 30 số.
Công lý ở đâu?
Một “trật tự” mới lại bắt đầu được “thiết lập” ngay ở sân trường. Người nhanh chân đứng ở phía trên, người chậm đứng ở phía dưới. Những ông già bà cả mắt mờ chân chậm lập cập đi vào đến sân đã phải đứng ở phía cuối hàng. “Tôi xếp số 14 cơ mà, sao giờ phải đứng tận đây?”, một người đàn bà gào lên, nhưng chẳng ai nghe thấy lời bà cả. “Tôi đứng ra giữ cổng cho bà con, giờ lại phải đứng ở gần cuối hàng như thế này đây!”, một người đàn ông hét lên.
Người đàn ông áo xanh từng thuyết phục bà con ghi số cầm trên tay cái danh sách dấp dính mồ hôi thở dài ngao ngán, giờ nó chỉ còn là những tờ giấy loại, không có một chút giá trị nào.
Một vài người đang bắt đầu chỉ cho anh công an trẻ mặt những người đàn ông đã trèo tường. Anh công an cũng chỉ vâng dạ, vì chẳng có lý do gì để phạt họ, đuổi họ khỏi cái hàng chính thức đã được xếp ấy cả. Vì trong thông báo tuyển sinh, nhà trường đã ghi rõ: "Đúng 7 giờ nhà trường mở cửa đón phụ huynh vào xếp hàng tại các bàn tuyển sinh ở sân trường. Nhà trường không chấp nhận việc phụ huynh tự ghi tên xếp hàng bằng hồ sơ ngoài cổng trường".
Bà Thảo kể với tôi, những năm trước đây, nhà trường đã chấp nhận việc để một nhóm người đứng ra tự nguyện ghi tên từ đêm hôm trước và coi đó như danh sách xếp số chính thức. Thế nên năm đó bà đã dậy từ 2 giờ sáng để xếp số.
Gần đây, do nhiều người dân phản đối cách làm này, nên nhà trường đã không chấp nhận danh sách người dân ghi đó nữa. Nhưng mặc dù quy chế đã ghi rõ, nhiều người dân vẫn làm như vậy. Họ nghĩ rằng những người đã nhiệt tình xếp hàng từ đêm thì phải được đối xử khác với những phụ huynh cứ sáng bảnh mắt mới đến trường làm thủ tục cho con.
Bác bảo vệ ái ngại nhìn những người đã thức đêm qua cùng bác ở cổng trường rồi than phiền: “Tôi cũng đã xin nhà trường cho họ ghi số từ trước, nhưng không được chấp nhận”. Họ là những người nghèo, đồng lương không đủ để gửi con vào trường dân lập, nên sống chết họ cũng phải xin được một suất vào đây.
Có một người đàn bà, cám cảnh vì xếp số, đã ngẩng đầu lên hỏi: “Sao người ta không phân chỉ tiêu về cụm nhỉ. Rồi từng cụm dân phố, người ta sẽ xét những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì được gửi con vào trường công?”. Một người khác phản đối ngay: lúc đó tiêu cực sẽ về đến cụm tổ dân phố mà thôi.
Cuối cùng tôi cũng đã xin học được cho con. Nhưng tôi cứ áy náy mãi về chuyện những ông bà già không chạy kịp để xếp hàng. Những bà bầu ậm ạch không dám chen lấn xô đẩy đành đứng bên rìa đám người đông đúc. Những người nghèo, những người thất nghiệp…, họ sẽ gửi con vào đâu?
Công lý không nằm ở chỗ cứ đến sớm xếp hàng từ đêm là được vào học, mà đã là trẻ em là phải được đến trường. Không biết ngành giáo dục có hiểu điều ấy không?
Theo Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Hoa Nguyễn Thị Báu, năm nay, phường Láng Hạ có 620 cháu sinh năm 2007, bước vào lớp mẫu giáo bé. Trong khi đó, trường mầm non Tuổi Hoa, trường mầm non công lập duy nhất của phường chỉ tiếp nhận được 60 cháu vào học. Tỷ lệ chọi 1/10, còn cao hơn cả kỳ thi đại học!
(Theo Nhân Dân)