trannhien
25-06-2009, 02:44 PM
Nghiệp cờ đen đỏ
Trong khắc nghiệt của cuộc sống, có trăm ngàn vạn nghề để mưu sinh, nhưng có một nghề... "mưa ngủ, nắng nghỉ, mát trời đi chơi", được các bậc "kỳ vương" nhá nhẩm "hạ" bằng câu thơ "Cờ tiên, rượu thánh ai đong. Lưu tinh, Đế thích là phường tri âm". ấy là nghề kiếm sống bằng các... lang thang đi chơi cờ tướng!. Theo một bậc cao thủ trong đám cờ "phủi" ở đất Hà thành thì cờ tướng, là một cái nghiệp. Hơn thế, nó còn là đam mê đeo đẳng cả kiếp người...
Nghiệp đời...
Đối với làng cờ, các kỳ thủ thường được chia theo đẳng cấp. Theo một HLV đội tuyển quốc gia thì "tướng" là các cao thủ cấp kiện tướng quốc gia trở lên, những người "đánh cờ không ai chấp nổi 2 nước". Dưới mức "tướng" đó, các cao thủ cờ tướng giang hồ thường gặp là hạng "tá". Tuy nhiên, tại các "làng cờ", danh hiệu "tướng", "tá" được phong một cách thoải mái hơn. ở xới cờ tướng Ngõ Trạm nổi danh đất Hà thành, nơi được các dân chơi ví như "địa linh", "nhân kiệt", những cao thủ nổi như cồn phải kể tới Quang "bả gà", Hà "choách"... đã được "tôn" là "tướng" trong giới cờ "phủi" giang hồ. ở đây mỗi ngày tề tựu nhiều "chuyên gia cờ độ". Quang "bả gà" là một trong số đó. Khá nổi danh trong giới cờ tướng ngoài khả năng phòng thủ "dẻo như cao su", Quang "bả gà" còn là một chuyên gia cờ chấp. "Những người đánh cờ để giải trí, chủ yếu đánh chỉ ở mức độ bình thường. Mình không chấp, người ta không dám chơi với mình. Muốn chơi được nhiều và được lâu, mới đầu mình chấp người ta một ít, sau cứ tăng dần lên. Chấp đến mức mà người ta không thể ngờ là người ta thua, mà cuối cùng người ta vẫn thua, mới có thể đánh được lâu", gã nói.
"Lý lịch" trích ngang của gã cũng khá sáng sủa giống như gương mặt điển trai cùng đôi bàn tay trắng trẻo, ngón dài thuột như tay nghệ sỹ, nhất là mỗi khi thi đấu, toan tính cho một nước cờ "định mệnh" thì những ngón tay gã choanh choách tráo quân cờ làm bằng sừng trâu làm người xem nghe khoái màng nhĩ. Tốt nghiệp khoa Triết ở trường ĐH Tổng hợp (cũ) từ năm 1991, quẳng tấm bằng cử nhân vào hốc tủ, gã mải mê đeo đuổi cái nghề mà theo gã là triết lý "nghiệp đời"!. Bao nhiêu năm "lăn lộn giang hồ", nghiệp cờ đeo đẳng, đến nay Quang "bả gà" đã rèn cho mình một bản lĩnh đánh độ. Về cờ độ, cờ chấp, những người như gã hơn hẳn dân học cờ bài bản, trường lớp. Hơn chục năm "thâm niên" "trong nghề", dù có lúc kiếm được hàng trăm triệu từ cờ tướng độ, nhưng gã vẫn "rách" với con "la già" Lifan đời đầu madein "tàu khựa" chưa bao giờ đời khá lên được. "Lúc kiếm được cũng phải chia nhau ra mà ăn, đánh thắng cũng phải đi nhậu. Có lúc kiếm được nhiều tiền, nhưng cuối cùng, cũng chẳng gom góp được đâu", gã bảo. Cái may mắn lớn nhất trong đời Quang "bả gà", không phải là những lần gặp được "đại gia" nuôi cơm trong nhà hàng tháng trời và đánh độ với ông không sợ hết tiền, mà lại là... lần mới chập chững vào nghiệp. Trong một lần lang thang ngồi chầu rìa, gã vô tình gặp được một "lão pản" người Trung Quốc sang "tiếp chiến" cho một tay cờ người Việt, sau thấy gã gợi ý dăm nước đi, "lão pản" này mời Quang về nước vài tháng rồi gã phất từ đó. Thế trận bình phong mã vốn xuất hiện trong Mai Hoa Phổ từ thời nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng cùng với sự phát triển của cờ tướng hiện đại, trận thế vốn có từ hơn 300 năm trước đã được cải biên thành những biến thế mới, có thể đối phó với những thế tấn công hung hãn của đòn "pháo đầu mã đội, cấp tấn trung binh". "Đêm nào cũng lật sách ra nghiên cứu, tải từ trên mạng về toàn bộ các ván đấu mới nhất tại giải vô địch Trung Quốc. Đánh cờ tướng bây giờ, không rành khai cuộc, không kịp cập nhật những thế trận mới nhất, có thể thua lãng xẹt một tay "cờ ma" nào đó, gã nói.
Đối với các cao thủ cờ tướng giang hồ, nghệ thuật đánh cờ chấp và đánh cờ lừa là điều không thể thiếu. Khác với đánh cờ tại các kỳ đài hay giải đấu, đánh cờ độ, đánh cờ chấp, một trong các yêu cầu quan trọng là phải thủ dẻo, lạng khéo, đưa ván cờ vào những chỗ phức tạp, để người chơi bình thường không thể đưa ra những quyết định chính xác nhất. Mỗi khi người ta có sai lầm, đó là cơ hội của các cao thủ cờ "độ". "Khi chấp quân, thì mình phải biết rằng, cũng là con xe, con pháo cả, nhưng ở trong tay mình, con xe phải mạnh hơn con xe họ, con pháo phải mạnh hơn con pháo họ", Quang "bả gà" rành rọt "truyền nghề".
Ngoài khu vực Ngõ Trạm, ở Hà thành có rất nhiều quán café chuyên đánh cờ tướng, "cọp" và những người như Quang "bả gà" cũng không phải là hiếm. Mặc cho đêm cuối năm, trời lạnh buốt, bất cứ ai dạo qua vườn hoa con cóc gần tượng đài Lý Thái Tổ (cạnh Ngân hàng Nhà nước) vẫn vang tiếng đi choanh choách của qân cờ. Đó là nơi các kỳ thủ hội ngộ chơi cờ khuya ngự bàn sau lưng "ông Lý tổ" (Tượng đài Lý Thái Tổ). Địa bàn thuộc quyền "sở hữu" của chị Chính "trà đá". Tại đây, chị Chính độc chiếm một khoảng không khuất bóng, vừa bán nước vừa cho dân ham cờ thuê bàn. "Buôn có bạn, bán có phường", phần lớn các "cư dân thường trú" tại đây đều tụ họp thành nhóm, đánh độ một ván lớn tiền thì không chỉ một người cầm quân chơi, mà những người khác đều có thể hùn tiền theo. Thắng cùng ăn, thua cùng chịu. Tất nhiên, khi gặp "gà gô" chính hiệu, "công nghệ thịt gà" của "hệ thống cọp" tại đây ít khi để cho "gà" sổng. Tuy nhiên, dễ "ăn" nhất vẫn là các "gà" thích chơi "cờ úp", một loại cờ tướng biến tấu, rất phổ biến ở đất Hà thành, và hầu như chỉ phổ biến ở nội thành hàng chục năm nay.
Cờ úp... và "ngón đòn" tìm ngọc giữa chốn "giang hồ"
Theo Quang "bả gà", muốn chơi "cờ úp" thì tìm đến các quán cà phê cờ tập trung đông người, thấy đầy rẫy những bàn cờ mà trên bàn, các nắp nhựa đỏ chót, loại nắp của các hộp đựng vàng, được úp kín gần hết các quân cờ. Cờ úp hấp dẫn bởi tính may rủi và yếu tố bất ngờ cao...Cái may rủi và cũng là sự hấp dẫn của cờ úp ở chỗ, chỉ trừ 2 con tướng mở mặt, còn lại 30 con cờ đều được úp lại bởi các nắp hộp màu đỏ. Sau khi 30 quân cờ được hai đấu thủ úp mặt xuống bàn, họ bắt đầu xào trộn lung tung các quân cờ, rồi đổi qua cho đối thủ "xào" thêm một lần nữa, trước khi đậy lên trên quân cờ những cái nắp hộp màu đỏ để che kín con cờ. Họ lại đổi qua, xào lại lần nữa trước khi 30 con cờ đó được sắp vào các vị trí ban đầu của bàn cờ tướng thông thường. Khi được di chuyển, con cờ ấy mới được "mở mặt nhìn đời". Sau một nước đi, nắp hộp mở ra, khi ấy, con pháo giả có thể là con sĩ, con xe được lật mặt... Và, khi ấy, các quân cờ mới bắt đầu đi theo đúng cách đi của con cờ đó trong bàn cờ tướng. Bởi tính bất ngờ của cờ úp, việc các quân cờ lớn như xe, pháo sớm lộ mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của ván đấu.
Cũng chính vì tính may rủi "xanh chín" hiện diện trong ván cờ, mà các kỳ thủ ở Hà Thành có thể đánh mãi mà không chán và vui tay họ có thể độ từ 5 triệu - 10 triệu đồng một ván cờ. Bỏ qua yếu tố cờ bạc mà một số người thích "độ" thì có rất nhiều người đam mê hình thức chơi cờ úp vì tính bất ngờ của một ván cờ đã hấp dẫn người chơi. Đối với dân cờ úp, trong các ván cờ này, chỉ có 3 phần may mắn, 7 còn lại là phần tài năng. Hai đối thủ ngang ngửa nhau vẫn có thể ăn nhau cả chục ván một ngày, nếu hôm ấy họ ra tay là cờ "đỏ". Với các tay chơi cờ để giải trí, đỏ, đen chỉ thêm sự hấp dẫn thì đối với các "thợ", chuyện đỏ đen là tối kỵ. "Đã làm "nghề" này, mà trông vào đỏ đen, thì chỉ có "móm", do vậy họ phải có những chiêu thức riêng, những ngón nghề trong "nghệ thuật xào cờ", "lên máy" sao cho phần "đỏ" luôn thuộc về mình. Cùng với việc luyện tập chơi cờ, việc tập luyện cách "xào cờ", "biết dấu" cũng là yêu cầu cơ bản để các "thợ" "ra giang hồ". "Cái gì có úp xuống là có gian lận", Quang "bả gà" kết luận xong, gã xoe viên lạc cho vào miệng, nhấp ngụm rượu gã khề khà giảng giải: "Cờ tướng thông thường thì kiểu gian lận duy nhất là có cao thủ ở ngoài, dùng ám hiệu để chỉ cho người trong cuộc. Máy một ngón tay, gõ ngón tay xuống mặt bàn, hay nhấp nháy mấy que hương điện trên bàn thờ đều có thể là dấu hiệu để hướng dẫn nước đi. Đối với cờ úp, nếu muốn gian lận, dễ hơn nhiều".
Bí quyết quan trọng nhất để giành chiến thắng trong cờ úp là biết được xe, pháo... sau khi úp lại thì nằm ở đâu. Muốn biết con nào đang nằm úp mặt ở đâu trên bàn có 3 cách để biết, đó là: "điểm", "mài" và "lên máy". "Điểm", là cách làm đơn giản nhất, nói đơn giản hơn đó là "điểm chỉ" nghĩa là làm ký hiệu, đánh dấu lên các con cờ hoặc các chiếc nắp úp cờ. "Mài" thì cách ăn gian "cầu kỳ" hơn một chút, đó là phải mài các con xe, con pháo mòn đi một ít, chỉ thấp hơn con cờ bình thường từ 1 đến 2mm, người sử dụng quen bộ cờ đó có thể nhận ra ngay khi sắp cờ, còn người lạ đối với bộ cờ đó thì không thể nhận ra được. Cả hai cách này đều có một nhược điểm rất lớn là phải sử dụng đúng bộ cờ đó thì mới có thể gian lận được. Gặp bộ cờ lạ thì thua!. Cách cuối cùng, thường được sử dụng nhất và cũng là cách khó khăn mà chỉ cao thủ cờ tướng mới dùng, đó là "lên máy". Cách này có thể "dùng" để phân cao thấp "trong nghề". Đã là cao thủ, thì úp cờ lại, xào lên xào xuống, đổi tay người khác xào, úp nắp, thậm chí nhờ người khác úp hộ, họ vẫn biết xe, pháo nằm đâu! Trong ván cờ úp mà biết được đâu là xe, đâu là pháo, thì khả năng chiến thắng đã là 70%- 80%. "Con mắt của cao thủ "lên máy" phải thật nhanh. Mắt của họ phải liếc qua liếc lại rất nhanh và trí nhớ của họ rất tốt nên dù úp mặt cờ rồi trộn nháo nhào thì họ vẫn kịp nhìn ra con xe, con pháo úp chạy đến đâu. Dân "lên máy" thường đội sùm sụp một chiếc mũ lưỡi trai khi chơi cờ để đối thủ không biết mắt họ đang đảo liên tục như... "máy", Quang "bả gà" tiết lộ: "Trong bàn cờ úp, vì các quân cờ "giả" có thể giúp các con cờ tượng, sĩ đi qua giới hạn "hoàng cung" và qua "sông", nên loại cờ này cho phép toàn bộ các quân cờ đều được tham gia chiến đấu, "sông" chỉ còn là một cột mốc của chốt. Cách đánh của cờ úp vì vậy dù bắt nguồn từ căn bản của cờ tướng thông thường nhưng cũng có nhiều khác biệt cả trong việc ra quân và sử dụng sức mạnh của các quân cờ. Những cao thủ cờ úp là những người có thể sử dụng được sức mạnh của các con sĩ, tượng theo phong cách cờ úp".
(ST)
Trong khắc nghiệt của cuộc sống, có trăm ngàn vạn nghề để mưu sinh, nhưng có một nghề... "mưa ngủ, nắng nghỉ, mát trời đi chơi", được các bậc "kỳ vương" nhá nhẩm "hạ" bằng câu thơ "Cờ tiên, rượu thánh ai đong. Lưu tinh, Đế thích là phường tri âm". ấy là nghề kiếm sống bằng các... lang thang đi chơi cờ tướng!. Theo một bậc cao thủ trong đám cờ "phủi" ở đất Hà thành thì cờ tướng, là một cái nghiệp. Hơn thế, nó còn là đam mê đeo đẳng cả kiếp người...
Nghiệp đời...
Đối với làng cờ, các kỳ thủ thường được chia theo đẳng cấp. Theo một HLV đội tuyển quốc gia thì "tướng" là các cao thủ cấp kiện tướng quốc gia trở lên, những người "đánh cờ không ai chấp nổi 2 nước". Dưới mức "tướng" đó, các cao thủ cờ tướng giang hồ thường gặp là hạng "tá". Tuy nhiên, tại các "làng cờ", danh hiệu "tướng", "tá" được phong một cách thoải mái hơn. ở xới cờ tướng Ngõ Trạm nổi danh đất Hà thành, nơi được các dân chơi ví như "địa linh", "nhân kiệt", những cao thủ nổi như cồn phải kể tới Quang "bả gà", Hà "choách"... đã được "tôn" là "tướng" trong giới cờ "phủi" giang hồ. ở đây mỗi ngày tề tựu nhiều "chuyên gia cờ độ". Quang "bả gà" là một trong số đó. Khá nổi danh trong giới cờ tướng ngoài khả năng phòng thủ "dẻo như cao su", Quang "bả gà" còn là một chuyên gia cờ chấp. "Những người đánh cờ để giải trí, chủ yếu đánh chỉ ở mức độ bình thường. Mình không chấp, người ta không dám chơi với mình. Muốn chơi được nhiều và được lâu, mới đầu mình chấp người ta một ít, sau cứ tăng dần lên. Chấp đến mức mà người ta không thể ngờ là người ta thua, mà cuối cùng người ta vẫn thua, mới có thể đánh được lâu", gã nói.
"Lý lịch" trích ngang của gã cũng khá sáng sủa giống như gương mặt điển trai cùng đôi bàn tay trắng trẻo, ngón dài thuột như tay nghệ sỹ, nhất là mỗi khi thi đấu, toan tính cho một nước cờ "định mệnh" thì những ngón tay gã choanh choách tráo quân cờ làm bằng sừng trâu làm người xem nghe khoái màng nhĩ. Tốt nghiệp khoa Triết ở trường ĐH Tổng hợp (cũ) từ năm 1991, quẳng tấm bằng cử nhân vào hốc tủ, gã mải mê đeo đuổi cái nghề mà theo gã là triết lý "nghiệp đời"!. Bao nhiêu năm "lăn lộn giang hồ", nghiệp cờ đeo đẳng, đến nay Quang "bả gà" đã rèn cho mình một bản lĩnh đánh độ. Về cờ độ, cờ chấp, những người như gã hơn hẳn dân học cờ bài bản, trường lớp. Hơn chục năm "thâm niên" "trong nghề", dù có lúc kiếm được hàng trăm triệu từ cờ tướng độ, nhưng gã vẫn "rách" với con "la già" Lifan đời đầu madein "tàu khựa" chưa bao giờ đời khá lên được. "Lúc kiếm được cũng phải chia nhau ra mà ăn, đánh thắng cũng phải đi nhậu. Có lúc kiếm được nhiều tiền, nhưng cuối cùng, cũng chẳng gom góp được đâu", gã bảo. Cái may mắn lớn nhất trong đời Quang "bả gà", không phải là những lần gặp được "đại gia" nuôi cơm trong nhà hàng tháng trời và đánh độ với ông không sợ hết tiền, mà lại là... lần mới chập chững vào nghiệp. Trong một lần lang thang ngồi chầu rìa, gã vô tình gặp được một "lão pản" người Trung Quốc sang "tiếp chiến" cho một tay cờ người Việt, sau thấy gã gợi ý dăm nước đi, "lão pản" này mời Quang về nước vài tháng rồi gã phất từ đó. Thế trận bình phong mã vốn xuất hiện trong Mai Hoa Phổ từ thời nhà Thanh (Trung Quốc), nhưng cùng với sự phát triển của cờ tướng hiện đại, trận thế vốn có từ hơn 300 năm trước đã được cải biên thành những biến thế mới, có thể đối phó với những thế tấn công hung hãn của đòn "pháo đầu mã đội, cấp tấn trung binh". "Đêm nào cũng lật sách ra nghiên cứu, tải từ trên mạng về toàn bộ các ván đấu mới nhất tại giải vô địch Trung Quốc. Đánh cờ tướng bây giờ, không rành khai cuộc, không kịp cập nhật những thế trận mới nhất, có thể thua lãng xẹt một tay "cờ ma" nào đó, gã nói.
Đối với các cao thủ cờ tướng giang hồ, nghệ thuật đánh cờ chấp và đánh cờ lừa là điều không thể thiếu. Khác với đánh cờ tại các kỳ đài hay giải đấu, đánh cờ độ, đánh cờ chấp, một trong các yêu cầu quan trọng là phải thủ dẻo, lạng khéo, đưa ván cờ vào những chỗ phức tạp, để người chơi bình thường không thể đưa ra những quyết định chính xác nhất. Mỗi khi người ta có sai lầm, đó là cơ hội của các cao thủ cờ "độ". "Khi chấp quân, thì mình phải biết rằng, cũng là con xe, con pháo cả, nhưng ở trong tay mình, con xe phải mạnh hơn con xe họ, con pháo phải mạnh hơn con pháo họ", Quang "bả gà" rành rọt "truyền nghề".
Ngoài khu vực Ngõ Trạm, ở Hà thành có rất nhiều quán café chuyên đánh cờ tướng, "cọp" và những người như Quang "bả gà" cũng không phải là hiếm. Mặc cho đêm cuối năm, trời lạnh buốt, bất cứ ai dạo qua vườn hoa con cóc gần tượng đài Lý Thái Tổ (cạnh Ngân hàng Nhà nước) vẫn vang tiếng đi choanh choách của qân cờ. Đó là nơi các kỳ thủ hội ngộ chơi cờ khuya ngự bàn sau lưng "ông Lý tổ" (Tượng đài Lý Thái Tổ). Địa bàn thuộc quyền "sở hữu" của chị Chính "trà đá". Tại đây, chị Chính độc chiếm một khoảng không khuất bóng, vừa bán nước vừa cho dân ham cờ thuê bàn. "Buôn có bạn, bán có phường", phần lớn các "cư dân thường trú" tại đây đều tụ họp thành nhóm, đánh độ một ván lớn tiền thì không chỉ một người cầm quân chơi, mà những người khác đều có thể hùn tiền theo. Thắng cùng ăn, thua cùng chịu. Tất nhiên, khi gặp "gà gô" chính hiệu, "công nghệ thịt gà" của "hệ thống cọp" tại đây ít khi để cho "gà" sổng. Tuy nhiên, dễ "ăn" nhất vẫn là các "gà" thích chơi "cờ úp", một loại cờ tướng biến tấu, rất phổ biến ở đất Hà thành, và hầu như chỉ phổ biến ở nội thành hàng chục năm nay.
Cờ úp... và "ngón đòn" tìm ngọc giữa chốn "giang hồ"
Theo Quang "bả gà", muốn chơi "cờ úp" thì tìm đến các quán cà phê cờ tập trung đông người, thấy đầy rẫy những bàn cờ mà trên bàn, các nắp nhựa đỏ chót, loại nắp của các hộp đựng vàng, được úp kín gần hết các quân cờ. Cờ úp hấp dẫn bởi tính may rủi và yếu tố bất ngờ cao...Cái may rủi và cũng là sự hấp dẫn của cờ úp ở chỗ, chỉ trừ 2 con tướng mở mặt, còn lại 30 con cờ đều được úp lại bởi các nắp hộp màu đỏ. Sau khi 30 quân cờ được hai đấu thủ úp mặt xuống bàn, họ bắt đầu xào trộn lung tung các quân cờ, rồi đổi qua cho đối thủ "xào" thêm một lần nữa, trước khi đậy lên trên quân cờ những cái nắp hộp màu đỏ để che kín con cờ. Họ lại đổi qua, xào lại lần nữa trước khi 30 con cờ đó được sắp vào các vị trí ban đầu của bàn cờ tướng thông thường. Khi được di chuyển, con cờ ấy mới được "mở mặt nhìn đời". Sau một nước đi, nắp hộp mở ra, khi ấy, con pháo giả có thể là con sĩ, con xe được lật mặt... Và, khi ấy, các quân cờ mới bắt đầu đi theo đúng cách đi của con cờ đó trong bàn cờ tướng. Bởi tính bất ngờ của cờ úp, việc các quân cờ lớn như xe, pháo sớm lộ mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của ván đấu.
Cũng chính vì tính may rủi "xanh chín" hiện diện trong ván cờ, mà các kỳ thủ ở Hà Thành có thể đánh mãi mà không chán và vui tay họ có thể độ từ 5 triệu - 10 triệu đồng một ván cờ. Bỏ qua yếu tố cờ bạc mà một số người thích "độ" thì có rất nhiều người đam mê hình thức chơi cờ úp vì tính bất ngờ của một ván cờ đã hấp dẫn người chơi. Đối với dân cờ úp, trong các ván cờ này, chỉ có 3 phần may mắn, 7 còn lại là phần tài năng. Hai đối thủ ngang ngửa nhau vẫn có thể ăn nhau cả chục ván một ngày, nếu hôm ấy họ ra tay là cờ "đỏ". Với các tay chơi cờ để giải trí, đỏ, đen chỉ thêm sự hấp dẫn thì đối với các "thợ", chuyện đỏ đen là tối kỵ. "Đã làm "nghề" này, mà trông vào đỏ đen, thì chỉ có "móm", do vậy họ phải có những chiêu thức riêng, những ngón nghề trong "nghệ thuật xào cờ", "lên máy" sao cho phần "đỏ" luôn thuộc về mình. Cùng với việc luyện tập chơi cờ, việc tập luyện cách "xào cờ", "biết dấu" cũng là yêu cầu cơ bản để các "thợ" "ra giang hồ". "Cái gì có úp xuống là có gian lận", Quang "bả gà" kết luận xong, gã xoe viên lạc cho vào miệng, nhấp ngụm rượu gã khề khà giảng giải: "Cờ tướng thông thường thì kiểu gian lận duy nhất là có cao thủ ở ngoài, dùng ám hiệu để chỉ cho người trong cuộc. Máy một ngón tay, gõ ngón tay xuống mặt bàn, hay nhấp nháy mấy que hương điện trên bàn thờ đều có thể là dấu hiệu để hướng dẫn nước đi. Đối với cờ úp, nếu muốn gian lận, dễ hơn nhiều".
Bí quyết quan trọng nhất để giành chiến thắng trong cờ úp là biết được xe, pháo... sau khi úp lại thì nằm ở đâu. Muốn biết con nào đang nằm úp mặt ở đâu trên bàn có 3 cách để biết, đó là: "điểm", "mài" và "lên máy". "Điểm", là cách làm đơn giản nhất, nói đơn giản hơn đó là "điểm chỉ" nghĩa là làm ký hiệu, đánh dấu lên các con cờ hoặc các chiếc nắp úp cờ. "Mài" thì cách ăn gian "cầu kỳ" hơn một chút, đó là phải mài các con xe, con pháo mòn đi một ít, chỉ thấp hơn con cờ bình thường từ 1 đến 2mm, người sử dụng quen bộ cờ đó có thể nhận ra ngay khi sắp cờ, còn người lạ đối với bộ cờ đó thì không thể nhận ra được. Cả hai cách này đều có một nhược điểm rất lớn là phải sử dụng đúng bộ cờ đó thì mới có thể gian lận được. Gặp bộ cờ lạ thì thua!. Cách cuối cùng, thường được sử dụng nhất và cũng là cách khó khăn mà chỉ cao thủ cờ tướng mới dùng, đó là "lên máy". Cách này có thể "dùng" để phân cao thấp "trong nghề". Đã là cao thủ, thì úp cờ lại, xào lên xào xuống, đổi tay người khác xào, úp nắp, thậm chí nhờ người khác úp hộ, họ vẫn biết xe, pháo nằm đâu! Trong ván cờ úp mà biết được đâu là xe, đâu là pháo, thì khả năng chiến thắng đã là 70%- 80%. "Con mắt của cao thủ "lên máy" phải thật nhanh. Mắt của họ phải liếc qua liếc lại rất nhanh và trí nhớ của họ rất tốt nên dù úp mặt cờ rồi trộn nháo nhào thì họ vẫn kịp nhìn ra con xe, con pháo úp chạy đến đâu. Dân "lên máy" thường đội sùm sụp một chiếc mũ lưỡi trai khi chơi cờ để đối thủ không biết mắt họ đang đảo liên tục như... "máy", Quang "bả gà" tiết lộ: "Trong bàn cờ úp, vì các quân cờ "giả" có thể giúp các con cờ tượng, sĩ đi qua giới hạn "hoàng cung" và qua "sông", nên loại cờ này cho phép toàn bộ các quân cờ đều được tham gia chiến đấu, "sông" chỉ còn là một cột mốc của chốt. Cách đánh của cờ úp vì vậy dù bắt nguồn từ căn bản của cờ tướng thông thường nhưng cũng có nhiều khác biệt cả trong việc ra quân và sử dụng sức mạnh của các quân cờ. Những cao thủ cờ úp là những người có thể sử dụng được sức mạnh của các con sĩ, tượng theo phong cách cờ úp".
(ST)