PDA

View Full Version : Theo dõi cơn bão số 1



laotam
17-07-2010, 09:03 PM
Sáng 17/7, bão đổ bộ vào Quảng Ninh - Hải Phòng


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Sang-17/7-bao-do-bo-vao-Quang-Ninh-Hai-Phong-922576/)

- Đó là nhận định của ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương tại cuộc họp chiều 15/7.

Ông Tăng cho rằng, khả năng bão số 1 đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chiếm xác suất đến 70-80%.

Hồi 16 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.



Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Theo Trung tâm DBKTTV Trung ương, nếu không có gì biến đổi, vào sáng sớm ngày 17/7, bão số 1 sẽ tiệm cận bờ biển miền Bắc nước ta, trọng điểm theo dự báo sẽ là Móng Cái, Quảng Ninh.

"Tuy nhiên, đề phòng xác suất và sai số trong dự báo, bão cũng có thể sẽ đổ bộ chếch về Trung Quốc hoặc sâu xuống phía Nam, vào khu vực Hải Phòng. Do vậy, tất cả các tỉnh ven biển từ Ninh Bình đến Quảng Ninh cần đề phòng khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 1”, ông Tăng lưu ý.

Theo đó, do ảnh hưởng của bão số 1, từ sáng ngày 16/7, khu vực Vịnh Bắc bộ bắt đầu có gió bão mạnh. Khu vực đất liền bắt đầu từ sáng 17/7 gió sẽ mạnh dần lên cấp 5-6, sau tăng dần lên cấp 7-8. Ông Tăng cho hay, khi tiệm cận bờ, bão số 1 còn duy duy trì ở cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11.

Về mưa do bão, ông Tăng cho rằng, có 2 khả năng có thể xảy ra. Theo đó, khả năng thứ 1, nếu bão đổ bộ vào đúng lúc rãnh áp thấp trên cao tràn xuống thì mưa sẽ không nhiều.

Khả năng thứ 2, 2 hiện tượng này không trùng thời điểm thì mưa do bão ở khu vực miền Bắc sẽ đạt khoảng 200-300mm, nhiều nơi lên trên 300mm.

Mặt khác, mưa sẽ bắt đầu từ tối 16/7, kéo dài sang ngày 18/7, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông Bắc bộ. Bởi vậy, các tỉnh miền núi cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra. Phía Tây Bắc bộ và Bắc Trung bộ lượng mưa còn phụ thuộc vào tàn dư của cơn bão di chuyển như thế nào.

*
Hà Lê

laotam
17-07-2010, 09:05 PM
Bão số 1 đe dọa trực tiếp đồng bằng Bắc bộ

- Lệch một chút với dự báo những ngày đầu, vào đêm ngày 15/7, bão số 1 di chuyển lệch xuống phía Nam, đe dọa trực tiếp vào các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình.
Bên cạnh đó, kể từ khi vào biển Đông, qua đảo Hoàng Sa, bão số 1 không suy yếu như dự báo ban đầu mà tiếp tục mạnh thêm. Theo đó, vào hồi 7h sáng ngày 16/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng-Nghệ An khoảng 630 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12.

Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nhận định, đây là cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, từ Quảng Ninh tới khu vực Thanh Hóa. Hơn nữa, sau khi đi sâu vào đất liền, bão số 1 vẫn còn duy trì ở cấp 8-9 rồi vòng lên các tỉnh miền núi Tây Bắc như Hà Giang, Sơn La, Lào Cai gây mưa rất lớn ở khu vực này.
Cũng theo ông Tăng, khoảng chiều tối ngày mai 17-7, bão số 1 sẽ đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, bắt đầu từ sáng mai, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa bắt đầu có gió mạnh cấp 5-6, sau tăng dần 7-8.

Vùng tâm bão đi qua gió giật cấp 10-11, các tỉnh như Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình... gió giật cấp 7-8, kèm theo mưa lớn. Ngoài ra, các tỉnh ven biển thủy triều kết hợp sóng cao từ 6-8m, kéo theo đó mực nước biển sẽ dâng cao từ 4-5m trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh tới Nam Định.

Sau khi đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, sang đêm ngày 17/7, bão số 1 đi vào các tỉnh Tây Bắc bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Ông Tăng cho hay, bắt đầu từ chiều tối và đêm hôm nay 16/7 các tỉnh ven biển Đông Bắc bộ sẽ có mưa. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung trong ngày 17, kéo dài hết ngày 19/7, với lượng mưa lớn. “Bão số 1 với đặc điểm gây mưa lớn, cấp tập trong 1 khoảng thời gian ngắn, từ 4-5 giờ, với lượng mưa phổ biến trung bình khoảng 200mm, quét qua 1 vùng rộng từ Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội.... Đặc biệt, mưa lớn sẽ tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, với lượng mưa có thể lên đến 400mm”, ông Tăng nói.

Bởi vậy, theo ông Tăng, đối với các tỉnh, thành vùng đồng bằng cần đề phòng úng, ngập ở các thành phố, thị xã, còn các tỉnh miền núi cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

*
Hà Lê

laotam
17-07-2010, 09:07 PM
Sẵn sàng đón bão đầu mùa

Các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án di dân, các biện pháp đối phó với bão số 1 đang tiến sát vào đất liền với sức mạnh gần tâm bão cấp 12.
Bão Conson mạnh cấp 12
Mời bạn đọc chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip cũng như những cảm nhận cá nhân về cơn bão số 1, sự khốc liệt của thiên tai tại địa chỉ banxahoi@vietnamnet.vn hoặc hòm thư: hotnews@vietnamnet.vn
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương, vào hồi 22 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Nghệ An khoảng 370 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Đến 10 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Nghệ An khoảng 150 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, đổ bộ vào vùng bờ biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An.

Sau khi vào bờ, bão suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 17/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, ngay trên địa phận các tỉnh Hòa Bình – Hà Nội. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. Tính từ tâm áp thấp nhiệt đới, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 120 km.

Đến 10 giờ ngày 18/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 104,1 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. Sóng biển cao từ 4 – 7 mét. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình gió mạnh dần lên cấp 6 – 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Từ sáng ngày 17/7 ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa cần đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 3 – 5 mét. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Nhiều tàu cá của ngư dân miền Trung bị tai nạnTrung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) khu vực miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng, thuộc Cục Quản lý đê điều và PCLB) cho hay, đến chiều 16/7, tàu cá QNa 3933 TS của Quảng Nam do ông Lê Văn Tùng (trú ở Cửa Đại, Hội An) làm thuyền trưởng đã được lai dắt về Cửa Đại an toàn. Trước đó, sáng 15/7, trên đường vào Đà Nẵng tránh bão, tàu QNa 3933 TS với 8 lao động đã đâm vào bãi đá ở khu vực Mũi Nghê (bán đảo Sơn Trà), rất may là được hai tàu khác ở gần đó cứu kéo kịp thời.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB Thừa thiên - Huế, lúc 3g ngày 15/7, tại vị trí có toạ độ 16,340 Bắc – 107,490 Đông cách cửa biển Thuận An khoảng 11 hải lý, chiếc gọ mang số hiệu 33501 với 5 người do ông Phan Văn Minh (trú xã Phú Hải, huyện Phú Vang, T-Huế) làm thuyền trưởng, đang trên đường vào bờ thì bị một chiếc tàu vận tải vỏ sắt (không rõ số hiệu) chạy hướng từ Nam ra Bắc đâm chìm rồi bỏ chạy.



Hậu quả là 1 người chết (đã đưa vào bờ), 1 người mất tích và 3 người bị thương (trong đó có 1 người bị thương nặng) được tàu đánh cá của ngư dân Quảng Nam cứu vớt đưa vào bờ. Theo nhận định của Ban chỉ huy PCLB TT - Huế, đây là vụ tai nạn đâm va trên biển do tàu đi trong đêm tối, tầm nhìn bị hạn chế. Có khả năng lái tàu ngủ quên, trong khi một trong hai phương tiện không có đèn hành trình.



Sau khi nhận được tin báo, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TT-Huế đã kêu gọi 18 tàu thuyền của ngư dân phối hợp với tàu cao tốc BP 31 – 12 – 01 của Hải đội 2 Biên phòng tham gia tìm kiếm cứu nạn từ 8g đến 13g30 chiều 15/7. Tuy nhiên đến chiều 16/7 vẫn chưa tìm thấy nạn nhân mất tích và chiếc gọ bị chìm.



Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh TT-Huế đã chỉ đạo các đồn BP tuyến biển tăng cường nắm tình hình, thông báo cho ngư dân đang hành nghề chung quanh khu vực xảy ra tai nạn tìm kiếm cứu nạn và truy tìm tàu gây tai nạn. Đồng thời đã báo cáo cho Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo các địa phương tuyến biển phối hợp truy tìm tàu gây tai nạn.


Chiều 16/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có các biện pháp cứu hộ kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân.

Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy (BCH) Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, tính đến đến 17 giờ ngày 16/7, vẫn còn 9 tàu thuyền chưa liên lạc được và đã có ít nhất 6 tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị chìm và mắc cạn.

Đó là tàu QNg 96615 TS của ông Võ Văn Tân, quê ở An Vĩnh, Lý Sơn bị vỡ và mắc cạn hồi 17 giờ ngày 15/7 (trên tàu có 15 lao động được cứu hộ lên tàu QNg 96525 TS của ông Phan Thanh Bình quê ở An Hải, Lý Sơn).
Tàu QNg 95904 TS của ông Nguyễn Văn Trung, quê ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị chìm tại khu vực đảo Xà Cừ - Hoàng Sa. Trên tàu có 14 ngư dân, được tàu bạn cứu giúp kịp thời.

Tàu QNg 96219 TS của ông Nguyễn Ngọc Tiến, quê ở xã An Hải, huyện Lý Sơn; trên tàu có 15 lao động, bị vỡ hồi 7 giờ ngày 16/7; các tàu QNg 90028 TS (14 lao động), tàu QNg 96599 TS (11 lao động), tàu QNg 55940 TS (9 lao động) đều bị chìm ngoài khơi, hiện chưa rõ tính mạng các ngư dân trên tàu ra sao.

Theo thống kê của BCH Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, hiện vùng biển phía Bắc có 324 tàu thuyền/2.505 lao động ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động; riêng tại khu vực vùng biển Hoàng Sa có 30 tàu thuyền/396 lao động, trong số tàu thuyền trên có 9 tàu bị mất liên lạc.

Trước diễn biến trên, chiều ngày 16/7, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã gửi văn bản hỏa tốc kiến nghị Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có các biện pháp cứu hộ kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho ngư dân. Đồng thời chỉ đạo cho BCH phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các huyện Bình Sơn, Lý Sơn, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông qua hệ thống thông tin, liên lạc ngay với các tàu thuyền trong khu vực các tàu bị nạn tìm cách cứu hộ, cứu nạn ngư dân các tàu gặp nạn nói trên.
Hải Phòng: Sẵn sàng đón bão


Báo Hải Phòng cho hay, sáng 16/7, Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố đã tổ chức họp khẩn cấp triển khai công tác phòng, chống cơn bão số 1 dưới sự chủ trì của Trưởng Ban, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 1, đến cuối ngày 16/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo đến các địa phương ven biển và các tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản và chủ lồng bè, đầm nuôi trồng thuỷ sản biết tình hình, diễn biến của bão; chỉ đạo các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa ngập úng; chỉ đạo Tổ thường trực ngành thuỷ sản giữ vững thông tin với các tàu trưởng đánh bắt xa bờ đã được trang bị bộ đàm ICOM.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão chỉ đạo các Hạt Quản lý đê điều đôn đốc các địa phương triển khai hoạt động của lực lượng tuần tra, canh gác các tuyến đê, kè cống xung yếu; ứng trực sẵn sàng xuất cấp vật tư dự trữ PCLB và tham gia xử lý sự cố đê.

Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng Hải Phòng tổ chức các đài thông tin trực canh; phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng, chính quyền địa phương để thông báo cho các phương tiện đang hoạt động xa bờ, các chủ lồng bè biết tình hình, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng, tránh; nắm tình hình, kiểm đếm số phương tiện, số người của địa phương còn đang hoạt động trên biển và số phương tiện đang neo đậu tại bến để có phương án gọi tàu thuyền vào bờ, bố trí nơi neo đậu an toàn; ngăn chặn và không làm thủ tục xuất bến cho các phương tiện ra hoạt động trên các khu vực nguy hiểm. Các huyện, quận đều đã triển khai phương án phòng, chống bão.

Đến cuối ngày 16/7, toàn thành phố đã có 2.633 tàu thuyền về khu neo đậu an toàn. Hiện còn 559 phương tiện còn hoạt động trên biển, đã nhận được thông tin về bão và có phương án di chuyển về nơi trú ẩn an toàn. Theo Bộ tư lệnh Hải quân, hiện có 184 tàu đánh cá Việt Nam đang hoạt động quanh đảo Bạch Long Vỹ cách từ 1 đến 17 hải lý.

Toàn thành phố chuẩn bị lực lượng xung kích hộ đê, PCLB-TKCN là 35.965 người. Trong đó, lực lượng chủ lực do Bộ Chỉ huy quân sự thành phố đảm nhiệm gồm 6.205 người; 133 xe ôtô các loại, 34 tàu và xuồng cao tốc, 4 xe thiết giáp. Các ngành cũng sẵn sàng triển khai phương án PCLB-TKCN…
Một số địa phương ven biển đã sẵn sàng phương án di dân ở vùng trũng, khu vực nguy hiểm. Các khu du lịch ven biển đều triển khai việc thông báo bão và thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Lãnh đạo TP Hải Phòng yêu cầu, đối với huyện đảo Cát Hải, việc cần làm ngay là triển khai phương án di dân phù hợp với tình hình thực tế, việc di dân phải hoàn thành trước 12 giờ trưa ngày 17/7. Các địa phương cần phối hợp với bộ đội biên phòng tiếp tục kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn, triển khai tổ chức việc các tàu neo đậu trong bến tránh trú bão đúng kỹ thuật, bảo đảm an toàn…
Đến cuối ngày 16/7, huyện Cát Hải đã triển khai phương án di dân tại chỗ. Huyện sẽ di chuyển hơn 1360 người thuộc 566 hộ dân thuộc các xã Hoàng Châu, Văn Phong, Đồng Bài, Nghĩa Lộ và thị trấn Cát Hải từ khu vực trũng thấp, nguy hiểm ra khu vực an toàn.

Trước mắt, huyện di chuyển người già, trẻ em, phụ nữ đến các khu vực có địa hình cao, lưu trú tạm thời tại các công trình công cộng như trường học, trụ sở UBND xã, các công trình xây dựng kiên cố, nhà dân cao tầng và 5 nhà bạt lớn từ kho dự trữ tại đảo.

Ban chỉ huy PCLB-TKCN thành phố cử một tổ công tác đặc biệt ra đảo Cát Hải phối hợp với Ban chỉ huy PCLB-TKCN huyện bàn biện pháp ứng phó kịp thời. Trước đó, Trung đoàn 50 đã cử lực lượng ra đảo Cát Hải phối hợp với lực lượng xung kích hộ đê triển khai ứng phó với các sự cố đê mới phát sinh và tu sửa những khu vực đê xung yếu trên đảo.

Quảng Ninh: Tất cả tàu, thuyền đã về nơi trú bão an toàn

Báo Quảng Ninh đưa tin, theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh cho biết, tính đến 10 giờ, sáng 16/7, hơn 10 nghìn tàu thuyền đã về nơi trú bão an toàn. Các tàu, thuyền đều vào tránh, trú bão tại các điểm khuất gió, các bến cá theo thông báo của Sở GTVT.
Theo ông Phạm Quốc Bình, Cảng trưởng Cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy: Sau khi nhận được công điện UBND tỉnh gửi các địa phương, từ 6 giờ sáng 16/7, Cảng đã dừng cấp phép cho các tàu, thuyền hoạt động đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long và thông báo tình hình khẩn cấp của cơn bão Conson (bão số 1) đề nghị các tàu, thuyền di chuyển đến nơi tránh, trú bão an toàn.
Hiện các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển cũng như triển khai các biển pháp di chuyển ngư dân sống trên các nhà bè trên Vịnh Hạ Long vào nơi tránh trú an toàn.Nam Định:

Cùng cập nhật thông tin về cơn bão số 1, báo Dân Trí đưa tin, trong ngày 16/7, ban chỉ huy PCLB tỉnh Nam Định tổ chức các đoàn công tác trực tiếp xuống 3 huyện ven biển là Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng để đôn đốc công tác phòng chống bão số 1. Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, một số tuyến đê biển đang thi công dở dang rất dễ xảy ra sự cố khi sóng và triều cường dâng cao kết hợp mưa to.
Tại huyện Nghĩa Hưng, kè biển xã Nghĩa Phúc đang trong quá trình nâng cấp, cao trình đê PAM đạt dương 5m chỉ chịu đựng được bão cấp 9, cấp 10. Phía trong đê đang có 2000 dân sinh sống, Chính quyền huyện cho biết đã xây dựng dự lệnh sơ tán dân tại xã Nghĩa Phúc và 6000 dân xã Nam Điền, 1000 dân thuộc đê bối Nghĩa Hải.

Tại ba huyện ven biển, ban chỉ huy PCLB tỉnh Nam Định yêu cầu triển khai ngay các phương án hộ đê, xử lý giờ đầu khi có tình huống xấu xảy ra.

Thông tin từ Ban chỉ huy PCLB tỉnh, đến 20h ngày 16/7, toàn bộ 2.365 tàu thuyền đã về nơi trú ẩn an toàn. Tại thành phố Nam Định, bắt đầu từ 14h chiều xuất hiện mưa vừa đến mưa to, nhiều tuyến đường nội thành bị ngập sâu, điện sinh hoạt ở một số khu vực mất cục bộ.

Thanh Hoá: Sẵn sàng sơ tán dân khi có lệnh!
Báo Thanh Hoá điện tử đưa tin, để chủ động đối phó với bão số 1, từ ngày 12-16/7, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão (PCLB) tỉnh Thanh Hoá đã có 3 công điện khẩn (số 02, 03, 04) yêu cầu các huyện ven biển và các ngành, kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn; tuyệt đối không cho tàu thuyền neo đậu ở các bãi ngang và không để cho người ở lại trên các tàu thuyền, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ vào đất liền...
Chiều ngày 16/7, ông Trịnh Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì họp Ban Chỉ huy PCLB khẩn trương triển khai các biện pháp quyết liệt đối phó với bão số 1.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá, hiện nay tỉnh có 8.636 phương tiện với 28.280 lao động hoạt động nghề cá, trong đó có 7.956 phương tiện (23.835 lao động) đã vào bến neo đậu hoặc hoạt động ven bờ, 680 phương tiện (4.445 lao động) đang hoạt động trên biển hoặc đã vào trú ẩn ở các khu vực đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô..., trong đó có 673 phương tiện đã có liên lạc.

Đến thời điểm nêu trên, vẫn còn 7 phương tiện (72 lao động) của xã Minh Lộc (Hậu Lộc) không có liên lạc với bờ.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã cử cán bộ về các huyện ven biển, nhất là Hậu Lộc thống kê chính xác số lượng tàu thuyền và lao động chưa liên lạc về địa phương để có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho số ngư dân nói trên. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phân công cán bộ về các huyện vùng biển phối hợp với các địa phương hướng dẫn các tàu thuyền neo đậu ở bến bãi; chủ động sẵn sàng phương án tiêu úng; chuẩn bị phương án sơ tán dân khi có lệnh.

Các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai ngay phương án PCLB của ngành mình và chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ sơ tán dân và cứu hộ, cứu nạn khi có lệnh. Các thành viên Ban Chỉ huy PCLB tỉnh xuống cơ sở chỉ đạo khẩn trương, quyết iệt thực hiện các biện pháp đối phó với bão số 1.

laotam
17-07-2010, 09:08 PM
Đổ xô đi “vét” thực phẩm và rau củ vì lo ngại bão số 1

Cùng với các thông tin về đường đi của cơn bão, sự chuẩn bị của các địa phương để đón bão, thông tin này được TTXVN cập nhật tối 16/7.

Bản tin cho hay, chiều tối 16/7, hầu hết các chợ và siêu thị tại Hà Nội đã “sạch bách” thực phẩm, rau củ do có quá nhiều người tiêu dùng đổ đi mua hàng tích trữ phòng bão số 1. Tại các chợ lớn như Kim Liên, Láng Hạ, Thành Công…, các mặt hàng như: bí xanh, khoai tây, đậu quả…bán không kịp “cân”. Các mặt hàng thực phẩm như: trứng, thịt, cá, tôm, lạc…cũng “hút” khách, khác hẳn ngày thường. Người bán chẳng cần mời chào vì người mua ai cũng “nhặt” thực phẩm, rau củ với số lượng gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Cũng TTXVN đưa tin, theo phản ánh của nhiều bà nội trợ, mặc dù nhu cầu về thực phẩm, rau củ tăng so với ngày thường, nhưng giá cả hầu hết các mặt hàng này không bị tăng “quá thể” vì bản thân người bán cũng mong hết hàng sớm để kịp về nhà tránh bão.

Khi hàng hóa ngoài chợ đã trở nên “lèo tèo”, nhiều người tiêu dùng đã chọn giải pháp vào các siêu thị mua hàng dự trữ. Tại siêu thị Unimart Phạm Ngọc Thạch, mới 5 giờ 30 chiều nhưng tất cả các kệ chứa thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng và rau xanh, củ quả đã được "vét" sạch, khác hẳn ngày thường. Hết đồ tươi sống, nhiều người tiêu dùng “chậm chân” đã lựa chọn giải pháp mua các thực phẩm thay thế như: mì tôm, đồ hộp, rau củ, thực phẩm đông lạnh…Một nhân viên bán hàng ở đây cho biết: từ 4 giờ chiều đến giờ, quầy thu ngân phải làm việc liên tục, hết công suất vì có quá nhiều người vào mua hàng dự trữ phòng bão.

Tại các siêu thị khác như Thái Hà, Fivimart, Sao Hà Nội… số lượng khách đến mua thực phẩm cũng tăng lên gấp bội so với ngày thường. Các kệ bày thực phẩm, rau củ tươi ở các siêu thị này nhanh chóng trở nên “trống trơn”. Những thực phẩm còn lại chỉ là giò đông lạnh, thịt muối, xúc xích, đồ hộp…

Một chị nội trợ “chậm chân” không mua được đồ tươi sống tại siêu thị Unimart Phạm Ngọc Thạch cho biết: Mặc dù biết bão Côn Sơn chuẩn bị đổ bộ vào đất liền nhưng do bận đi làm từ sớm nên không kịp ra chợ mua thức ăn dự trữ. Chị này cũng khuyên các bà nội trợ khác “phi” xe máy sang Big C hoặc Metro mua thực phẩm dự trữ vì đó là các siêu thị lớn nên có kho dự trữ thực phẩm tươi sống.

Tuy nhiên, bà Hoa - một người nội trợ ở Trung Tự lại cho biết, bà không dám tích trữ thực phẩm tươi sống vì nếu mưa lớn, ngập úng trên diện rộng như năm 2009, nhiều khu vực bị mất điện thì thức ăn sẽ không thể bảo quản trong tủ lạnh. Vì vậy, cùng với thực phẩm, rau củ dự trữ cho 1-2 ngày tới, bà đã mua thêm thức ăn khô và đồ hộp.

Theo dự báo, sáng 17/7, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển Việt Nam, có khả năng đổ bộ vào khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa với sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13; nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 4-5 mét; trong và sau bão có mưa to đến rất to trên địa bàn các tỉnh từ miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

laotam
17-07-2010, 09:10 PM
Cứu 71 ngư dân bị nạn trên biển


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Cuu-71-ngu-dan-bi-nan-tren-bien-922985/)

– 71 ngư dân trên 06 tàu đánh cá của Quảng Ngãi bị nạn đã được cứu, nhưng vẫn còn 6 người chưa rõ tung tích.
Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung – Tây Nguyên cho hay, tính đến 15g chiều 17/7, đã có 71 ngư dân trên 6 tàu đánh cá của Quảng Ngãi bị nạn trên vùng biển Hoàng Sa trong bão số 1 được cứu vớt.

Trong đó, tàu ông Trương Quang Trị đã cứu được 4 ngư dân trên tàu của ông Nguyễn Văn Tân (ở Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Tuy nhiên vẫn còn 6 ngư dân trên tàu này chưa tìm thấy.



Ngoài ra, có 5 tàu khác bị chìm, nhưng tính đến chiều 17/7 thì 67 lao động trên các tàu này đều đã được cứu. Trong đó, tàu QNg 96615TS của ông Võ Văn Tân (ở An Vĩnh, Lý Sơn) có 15 lao động, bị phá nước và mắc cạn lúc 0g ngày 16/7, đã được tàu của ông Phan Thanh Bình cứu vớt an toàn.



Tàu QNg 96219TS của ông Phạm Ngọc Tiến (ở An Hải, Lý Sơn) có 16 lao động, bị mắc cạn chìm chưa hoàn toàn. Các ngư dân trên tàu này đã leo lên carbin tàu để được tàu của ông Nguyễn Năm hỗ trợ cứu vớt. Tàu QNg 95904TS của ông Nguyễn Văn Trung (ở Bình Châu, Bình Sơn có 14 lao động, được hai tàu của ông Võ Văn Lựu và Phan Thanh Bình cứu vớt an toàn.



Trong khi đó, tàu QNg 90028TS của ông Phạm Thơ (ở xã Bình Châu, Bình Sơn) bị chìm, nhưng 10 lao động trên tàu này đã lên đảo Xà Cừ an toàn. Tàu QNg 95699TS của ông Trương Tây (ở Bình Châu, Bình Sơn) có 12 ngư dân, đã được tàu của ông Nguyễn Thanh Biên cứu vớt an toàn.



Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Ngãi Phan Văn Ơn cho hay, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã chỉ đạo các đồn BP kiểm soát tàu thuyền ra khơi và phối hợp với các máy ICOM cộng đồng thông báo diễn biến tình hình cứu hộ, cứu nạn. Thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên biển, đặc biệt là tàu thuyền đang hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa cứu hộ, cứu nạn các tàu bị sự cố, nhất là tập trung tìm kiếm 6 ngư dân trên tàu của ông Nguyễn Văn Tân hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Cũng liên quan đến vụ việc này, chiều 17/7, báo Tuổi Trẻ Online đưa tin, Chính ủy Vùng 3 Hải quân (Đà Nẵng), Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, cho biết 3 tàu hải quân với hơn 100 cán bộ chiến sĩ gồm các tàu HQ 629, HQ951 và HQ952 chính thức rời cảng Đà Nẵng lúc 23g ngày 16/7 lên đường ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

Theo kế hoạch, vào khoảng 21g ngày 17/7, 3 tàu hải quân này sẽ tiếp cận được các tàu cá bị nạn. Hiện tọa độ đề nghị được ứng cứu mà Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn thông báo cho các tàu hải quân là phía tây bắc đảo Tri Tôn chừng 25 hải lý.

Tuy nhiên, theo Đại tá Nguyễn Tiến Dũng, thời điểm tiếp cận còn tùy thuộc vào thời tiết, nếu gió vẫn còn lớn và các tàu cá lẫn ngư dân liên tục bị trôi dạt thì việc phát hiện, ứng cứu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Được biết, ngoài 2 cơ số thuốc men mang theo đế cấp cứu, các tàu đều mang đủ lương thực, quần áo, nước ngọt và dầu để ứng cứu cho các tàu cá bị nạn trên vùng biển Hoàng Sa.

*
Hải Châu

laotam
17-07-2010, 09:11 PM
Đi biển ngày bão, thiếu nữ 18 tuổi bị sóng cuốn
- Một thiếu nữ 18 tuổi vừa chính thức được xác nhận mất tích sáng nay vì sóng biển, trước khi bão đổ bộ vào Tĩnh Gia – Thanh Hoá.
Nhóm bạn đi chơi gồm 6 người (gồm 3 nam, 3 nữ) từ Sơn Tây – Hà Nội. Theo đó, khoảng hơn 8h sáng 17/7/2010, sau khi ăn sáng tại một quán ăn tại biển Hải Hoà (Tĩnh Gia – Thanh Hoá), nhóm thanh niên này đã đi xuống biển tắm.

Mặc dù được biết báo số 1 đang tiến vào các tỉnh phía Bắc, trong đó có Thanh Hoá, nhưng không ít khách du lịch vẫn có mặt tại bãi biển vào thời điểm trước khi bão đổ bộ.
Hai trong số 3 thiếu nữ của nhóm khách du lịch nói trên đã thuê phao để đi biển. Chừng 15 phút sau, một thanh niên trong nhóm hớt hải hô hoán cứu hộ để cứu một cô gái bị sóng cuốn, sau khi bị một con sóng to hất ra khỏi phao. Tuy nhiên, không có lực lượng cứu hộ tại thời điểm nói trên.

Thiếu nữ bị sóng cuốn trôi sinh năm 1992, người Sơn Tây (Hà Nội). Nhóm bạn này từ Hà Nội về Hải Hoà (Tĩnh Gia – Thanh Hoá) tắm biển vào đầu giờ sáng nay bằng xe riêng.

Đến đầu giờ chiều, sau khi đã chắc chắn bạn của mình bị tử nạn, nhóm bạn đã liên lạc với gia đình cô gái tử nạn nói trên.

Trong cơn hoảng loạn vì lo lắng, nhóm thanh niên đã mời một người dân địa phương tổ chức lập lễ cúng trước biển vào khoảng 13h cùng ngày, với nguyện vọng sớm tìm được xác của thiếu nữ xấu số.

Cuộc tìm kiếm kéo dài suốt buổi chiều ngày 17/7, khi nhóm khách du lịch này thuê dân chài địa phương bủa lưới tìm vớt xác bạn mình. Tuy nhiên, vì sóng to và mưa lớn bắt đầu từ 15h chiều, nhóm người đi tìm vớt xác nạn nhân đã phải bỏ cuộc.
Sau khi có tin một thiếu nữ tử nạn trước thời điểm bão đổ bộ, các khách sạn, nhà nghỉ xung quanh bãi biển Hải Hoà đã cảnh báo khách không được xuống biển tắm vào thời điểm này. Nhiều khách sạn đã ra yêu cầu cấm khách xuống biển, nếu không khách sạn sẽ không chịu trách nhiệm nếu như có tình huống xấu xảy ra.

Cuối giờ chiều 17/7, nhóm bạn đi cùng thiếu nữ tử nạn vẫn trong cơn hoảng loạn và tuyệt vọng vì sự việc xảy ra.

Hiện tại, những ảnh hưởng của bão số 1 tại Thanh Hoá đã khiến bãi biển Hải Hoà có mưa lớn, sóng biển to và biển động mạnh.

Vì thế, việc vớt xác thiếu nữ xấu số này vẫn chưa được tiến hành, vì theo kinh nghiệm của người dân, không tàu thuyền và dụng cụ nào có thể ra biển vào thời điểm này.

Một ngư dân địa phương nhận định: “Phải đợi bão tan mới có thể tìm kiếm, vì thời điểm biển động, có một luồng sóng ngầm phía dưới theo chiều cuốn từ đất liền ra khpi, giao với luồng sóng từ ngoài khơi vào đất liền tạo thành một dòng thuỷ lưu ngầm rất nguy hiểm. Xác thiếu nữ xấu số hiện vẫn đang nằm trong luồng thuỷ lưu này!”.

*

Kiên Trung ( vietnamnet )

laotam
17-07-2010, 09:12 PM
Người Hà Nội nháo nhào mua thực phẩm chống bão

- Tại các chợ và các cửa hàng kinh doanh lớn trên địa bàn Hà Nội, sức mua của người dân đang tăng lên đáng kể, không chỉ bởi dịp cuối tuần mà để đối phó với bão lớn.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/kinhte/201007/Nguoi-Ha-Noi-nhao-nhao-mua-thuc-pham-chong-bao-922968/)

9h30 sáng, bác Hồng Mai nhà ở khu tập thể F5 trên đường Nguyễn Trãi bắt đầu xách làn đi chợ gần nhà mua đồ ăn, nhưng khác với mọi hôm, ra đến nơi từ rau cỏ đến thịt cá đều đã gần như đã vãn.

Phản thịt lợn của anh Hùng, người huyện Chương Mỹ mọi ngày tầm này vẫn còn đầy ăm ắp thì nay anh hồ hởi khoe từ sáng đến giờ người mua vèo vèo, ai cũng có ý thức mua nhiều hơn để dự trữ, nhiều người mua một lúc 2-3kg... nên những miếng ngon lành hết đầu tiên. Lần giở chỗ thịt còn lại, mặc dù không ưng nhưng bác Mai vẫn chép miệng “mua đại” không sợ bão về lụt lội chẳng có gì ăn.

Không chỉ thịt, rau củ cũng gần như “cháy chợ” khi nhiều hàng rau xanh đã bán hết veo. Muốn mua một quả bí mà bác Mai tìm mãi không được mặc dù nghe dân bán hàng nói, giá bí cũng đã leo lên 11.000 đồng/kg (ngày thường chỉ 8.000 đồng). Các loại rau khác như muống, cải mơ, cải xanh... cũng tự động được đẩy giá thêm từ 2-5.000 đồng/mớ do cung không đủ cầu.

Tại các chợ Thành Công, Ngọc Hà, các tiểu thương kinh doanh rau củ, thịt cá khi được hỏi đều khẳng định tốc độ bán ra phải tăng gấp đôi so với ngày thường. Giá cả nhìn chung vẫn giữ mức bình thường, trừ những loại đột biến như mặt hàng bí xanh không có hàng, giá tăng gấp đôi.

“Ai đi chợ ngày này cũng tay xách nách mang, mua sắm thật lực. Nhà tôi ngoài mấy túi to thức ăn, còn đã mua thêm 5kg gạo để đề phòng mưa lụt không ra được bên ngoài như đợt lụt năm 2008” – anh Vũ Dũng – nhân viên một công ty tin học trong lúc ngồi ở cổng chợ Đức Giang, Gia Lâm chờ vợ mua sắm, nhận xét.

Trong khi đó, ngay từ chiều qua (16/7) hàng mỳ ăn liền, thịt hộp đã bán đắt như tôm tươi tại các siêu thị, đại lý lớn.

Chủ cửa hàng thực phẩm Thái Lan trên đường Đội Cấn cho biết, lượng nhập về và bán ra của mặt hàng mỳ ăn liền hiện tăng gấp 3 lần bình thường. Tuy vậy giá cả vẫn giữ mức bình thường. Quan sát tại các cửa hàng khác trên phố Tôn Đức Thắng, chợ Vĩnh Hồ... hình ảnh người dân ôm theo một thùng mỳ hay túi đồ hộp, đường sữa bước ra từ mỗi cửa hàng trở nên khá phổ biến.

Tại BigC Thăng Long, ông Nguyễn Thái Dũng – lãnh đạo siêu thị cho biết, doanh số ngày hôm qua của siêu thị đã tăng khoảng 10%. Ngày hôm nay sức mua còn dự kiến tăng mạnh hơn nữa do vậy hệ thống đã đặt thêm lượng hàng tăng 50%, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng từ các nhà cung ứng.

Tình hình cũng tương tự tại Fivimart khi bà Vũ Thị Hậu, lãnh đạo hệ thống cho hay, sức mua các mặt hàng như thịt, gạo, rau củ, trứng đang tăng lên khá cao khiến sáng nay siêu thị đã cấp tập bổ sung thêm một lượng hàng lớn so với ngày thường.

“Riêng rau và thịt thường ngày nhà cung cấp chỉ giao 1 lần vào buổi sáng thì nay con số này đã tăng lên 2 lần gồm cả đầu giờ chiều. Các loại củ quả, lượng hàng dự trữ đủ bản trong cả tuần” – bà Hậu nói.

Do ảnh hưởng của bão số 1, dự báo Hà Nội có nguy cơ hứng chịu trận mưa lớn với lượng mưa gấp đôi so với trận mưa cách đây 4 ngày khiến thủ đô chìm trong nước.

Hơn nữa, rút kinh nghiệm từ đợt lụt lịch sử đầu tháng 11 năm 2008, việc cấp tập chuẩn bị lương thực, thực phẩm và các đồ dùng thiết yếu từ giới kinh doanh và người dân để đảm bảo nguồn cung và giá cả bình ổn là việc làm rất cần thiết hiện giờ.

*
Nguyễn Nga – Việt Anh

laotam
17-07-2010, 09:17 PM
Bão số 1 đổ bộ vào Hải Phòng

- Cơn bão số 1 đã đổ bộ vào Hải Phòng lúc 19h ngày 17/7 với cường độ mạnh. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TW cho biết, dự đoán đêm nay và ngày mai Hà Nội sẽ mưa rất to. VietNamNet đang cập nhật trực tiếp thông tin về cơn bão số 1.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Chieu-nay-bao-vao-Quang-Ninh-den-Thanh-Hoa-922943/)

* Liên tục cập nhật...

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn TW, lúc 19h tối 17/7, bão số 1 đã đổ bộ vào Hải Phòng, gây thiệt hại nặng cho đảo Bạch Long Vỹ. Thông tin mới nhất cho biết, hiện đã có một số người dân và tàu thuyền bị mất tích.

Trao đổi với PV VietNamNet lúc 19h30, một cán bộ huyện đảo Cát Hải cho biết, tuyến đê biển tại khu vực Tiến Lộc, thị trấn Cát Hải đã bị tràn, có một số đoạn bị sụt nghiêm trọng. Hiện công tác khắc phục sự cố này đang được khẩn trương tiến hành.
18h30: Mắt bão lớn, ảnh hưởng rộng
Chiều 17/7, tại cuộc họpp của Ba chỉ đạo PCLB Trung ương, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương nhận định, bão số 1 có mắt bão lớn, vùng tâm ảnh hưởng rộng, trọng tâm là các tỉnh từ Quảng Ninh tới Nam Định, vùng Nghệ An- Thanh Hóa cũng bị đuôi bão quét qua.

Trọng tâm bão đổ bộ trên địa bàn 3 tỉnh, thành là Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình.
Lúc 18h, tâm bão chỉ còn cách bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh gần 30km, nhưng do bán kính ảnh hưởng rộng nên dường như sức mạnh của bão đã hiển hiện. Tại đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), gió giật rất mạnh, đã có nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh bị ngã đổ...

Tại Đồ Sơn, sóng biển đang dâng cao, nhiều cây xanh bị ngã đổ tràn lan xuống mặt đường. Còn tại Cát Hải, huyện đảo này gần như đang bị cô lập do địa hình, do mưa to gió lớn và mất điện hoàn tòan.
Cũng theo thông tin các CTV và PV VietNamNet gửi về từ các địa phương, hiện nhiều nơi tâm bão đi qua và trong vùng ảnh hưởng của bão đang bị mất điện. Tại các tỉnh thành như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... sóng biển đang dâng rất cao, gió giật mạnh dữ dội.

Tại Thái Bình, ảnh hưởng nặng nhất là 2 huyện Tiền Hải và Thái Bình, hiện nhiều nơi trong 2 địa phương này đang mất điện, gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống bão và di dời dân nếu có tình huống khẩn cấp.

17h30: Ba mẹ con được cứu sống

CTV VietNamNet tại TP Hải Phòng cho biết, hiện nay, tại thành phố cảng đang có mưa rất to và gió lớn, giật mạnh. Nhiều biển quảng cáo, cửa sổ phòng làm việc của các công sở, trường học bị rơi ra. Đến thời điểm hiện tại, Hải Phòng đã di dời an tòan gần 8.000 dân ở nơi mất an tòan lên nơi an tòan, các biện pháp khẩn cấp đối phó với cơn bão số 1 đang được triển khai chặt chẽ.

Tại đảo Bạch Long Vĩ đang có mưa to, gió giật cấp 12,13. Cũng tại đây, thông tin mới nhất cho biết, một cần cẩu đã bị gãy đổ, nhiều phòng học trên đảo đã bị tốc mái, hư hỏng nặng. Nhiều cây xanh đã bị ngã đổ, nước biển hiện dâng cao 4-5m.
Đặc biệt, thông tin mới nhất từ Hải Phòng cho hay, có một bè cá tại huyện Thủy Nguyên đã bị sóng to đánh trôi dạt và mất liên lạc. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, các lực lượng cứu hộ đã tìm được và cứu sống 3 mẹ con chủ bè.

Tại huyện đảo Cát Hải, ông Phạm Xuân Hòe, Chủ tịch UBND huyện cho biết, bão đã tràn vào Cát Hải, hiện trời đang mưa rất to, gió giật mạnh, nước biển dâng cao. Điều lo lắng nhất tại Cát Hải hiện nay là có 3km đê biển xung yếu đang phải chống đỡ với triều cường.

16h30: Bão cách bờ biển Hải Phòng - Nam Định khoảng 60km về phía Đông Nam nhưng với tầm bán kính rộng, nên bắt đầu hoành hành tại các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, Thanh Hóa.
Chiều tối nay, tâm bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

CTV VietNamNet đang có mặt tại Thái Binh điện về cho biết, hiện ở Thái Bình đang có mưa to dần, gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7. CTV VietNamNet đã trao đổi với ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình về diễn biễn cơn bão và công tác phòng chống bão tại đây.
Ông Phúc cho biết, hiện tại 1.411 tàu thuyền của tỉnh đã được đưa vào vị trí chống bão an tòan. Có 3 thuyền chưa kịp quay về nhưng cũng đã vào nơi trú ẩn và neo lại tại đảo Cát Bà (Hải Phòng). Có thông tin báo về cho biết, các tàu này đã an toàn.

Tại Thái Bình, có hơn 1.000 lao động ở các bãi ngao của 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải đã được di dời vào bờ. Ngòai ra, hệ thống công trình đang thi công ở cống Trà Linh cũng đã được bao phủ đảm bảo.

Theo ông Phúc, hiện tại, mọi công tác chống bão tại tỉnh đã được chuẩn bị tốt, sẵn sãng đón bão.

Đang có mặt tại Thái Bình để chỉ huy công tác phòng chống bão, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã quan tâm nhiều đến những diện tích lúa mới cấy, các biện pháp tích cực đối phó với úng ngập, chuẩn bị sẵn sàng các hệ thống máy bơm tiêu úng khi ngập...

16h: Ông Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, cơn bão số 1 đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện bão còn cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định gần 100km về phía Đông Nam.

Theo ông Tăng, cường độ bão cũng có sự thay đổi liên tục: Hiện tại, bão đang mạnh cấp 11, đầu cấp 12; số liệu đo tại trạm Bạch Long Vỹ cho hay, gió bão cấp 13, giật cấp 17.
Chiều tối nay, vùng tâm bão nhiều khả năng sẽ đổ bộ rất rộng vào các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định, khi vào đất liền bão sẽ mạnh cấp 10, giật cấp 12,13.

Đêm nay và trong ngày mai (18/7), các tỉnh phía Bắc có mưa to và rất to, lên đến 200-300 mm.

15h: Dù cách đất liền 100km nhưng với tầm bán kính rộng, bão Côn Sơn bắt đầu hoành hành tại các tỉnh từ Hải Phòng đến Nam Định, Thanh Hóa.

Theo ghi nhận của PV, CTV VietNamNet tại các địa phương này, từ 15h ngày 17/7, các vùng ven biển đã có mưa to gió giật mạnh cấp 7, cấp 8.

Tại trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 30 m/s (cấp 11); giật 40m/s (cấp 13); Cô Tô có gió mạnh 21 m/s (cấp 9); giật 33 m/s (cấp 12). Vùng ảnh hưởng là các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa vừa, đến mưa to, một số nơi có mưa rất to như Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 128mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 122mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 181mm….

Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km. Chính vì thế, sức mạnh của cơn bão là không thể lường hết được.

14h: Bão số 1 cách đất liền 100km về phía Đông Nam, vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11; giật cấp 12, cấp 13.

Như vậy, cơn bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ Quảng Ninh đến Nghệ An; tâm bão sẽ đi vào các tỉnh từ Hải Phòng - Nam Định.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Như vậy khoảng chiều tối nay (17/7), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng – Nam Định.

Đến 1 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.
Tại Thanh Hóa, một số huyện miền biển đã có mưa, gió giật cấp 4, cấp 5. Các huyện này đã sẵn sàng đón bão. Việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an tòan đã hòan tất, hiện các lực lượng chức năng và người dân đang tiếp tục chằng chống nhà cửa và di dời dân nơi xung yếu.

Tại Nam Định, nhiều nơi đã mất điện. Thông tin liên lạc đang khó khăn. Mưa bắt đầu to trên diện rộng.

Tại Thái Bình, trời cũng đã bắt đầu mưa, gió giật cấo 6, cấp 7. Các công việc phòng chống bão đã được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đang có mặt tại đây để chỉ đạo phòng chống báo tại Ban chỉ huy tiền phương.

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa vừa, mưa to, thậm chí có nơi mưa to như Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

13h: PV và CTV VietNamNet tại các tỉnh, thành được dự doán trong vùng tâm bão như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An cho biết, tại các địa phương này đã có mưa to, gió giật mạnh từ 10h sáng.

Tại Hà Nội, xuất hiện gió mạnh từ sáng và đến 13h30 đã bắt đầu có mưa. Dù không nằm trong tầm càn quét của cơn bão số 1, tuy nhiên Hà Nội lại đang được dư luận quan tâm bởi nguy cơ ngập úng khi mưa to đổ xuống. Nhiều phương án chống ngập đã được các cơ quan chức năng Thủ đô đưa ra từ chiều hôm qua (16/7).

Người dân Hà Nội cũng đã tích trữ lương thực vì ám ảnh về đường ngập, không đi chợ mua thực phẩm được và ngập kéo dài.

Thông tin CTV từ các nơi điện về cho biết, các ngành, địa phương đã sẵn sàng đối phó với bão số 1 dự kiến đổ bộ vào Việt Nam từ chiều và tối 17/7.

Tại Quảng Ninh, báo Quảng Ninh đưa tin, hiện khu vực phố Long Thành, thị trấn Tiên Yên có nguy có sạt lở cao, lãnh đạo UBND huyện, Ban chỉ huy PCLB huyện đã huy động lực lượng quân đội, đoàn thanh niên tổ chức di dời 6 hộ gia đình đang sống tại khu vực trên đến nới tránh, trú an toàn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh (BĐBP tỉnh) đã quán triệt duy trì nghiêm túc chế độ trực, tăng cường trực canh thông tin tìm kiếm cứu nạn, nắm chắc tình hình người, phương tiện họat động trên biển, đặc biệt là các tàu đánh bắt cá xa bờ đang họat động ở khu vực nguy hiểm; phối hợp với gia đình chủ tàu, thuyền trưởng, kêu gọi, hướng dẫn cho tàu, thuyền vào nơi tránh, trú bão; kiên quyết không cho tàu, thuyền ra khơi cho đến khi có lệnh mới; các đồn Biên phòng số 24, 16, 4 tổ chức bắn pháo hiệu tại các địa điểm theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để kịp thời cơ động triển khai phương án phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Tại TP Móng Cái, bắt đầu từ 10 giờ ngày 17/7 đã xuất hiện mưa vừa đến mưa to kèm theo gió khoảng cấp 5, cấp 6. Mọi sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn vẫn diễn ra bình thường, điện và thông tin liên lạc vẫn ổn đinh đảm bảo thông suốt.

Tại huyện đảo Cô Tô, tin từ UBND huyện Cô Tô cho biết, tính đến 12 giờ 30 phút hôm nay, trên địa bàn huyện đảo gió đã bắt đầu to dần từ cấp 8 đến cấp 9 kèm theo mưa lớn, hiện chưa có thiệt hại gì về người và tài sản. Địa phương đã chủ động di dời dân và tàu thuyền đến nơi trú, tránh bão.

11h: Thái Bình đã có mưa to, gió giật

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, từ 11g trưa 17-7, tại các xã ven biển của hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã có mưa lớn, gió giật tới cấp 5-6.
Theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hạnh Phúc, toàn tỉnh phải di chuyển, sơ tán khoảng hơn 6000 dân, trong đó nhiều nhất là Thái Thụy phải di chuyển hơn 5.370 dân, tiếp đó là huyện Tiền Hải hơn 450 người.

Thái Bình được dự đoán là trọng điểm của cơn bão. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo lập Ban chỉ đạo tiền phương tại đây để trực tiếp chỉ huy phòng chống bão. Ông Phát yêu cầu Thái Bình phải cảnh giác cao độ trong công tác phòng chống bão số Côn Sơn, vì 5-6 năm nay, Thái Bình chưa có cơn bão nào tràn qua, người dân có thể chủ quan.
Mối lo lớn nhất của Thái Bình chính là một số tuyến đê xung yếu có nguy cơ bị vỡ khi bão về kèm theo mưa to.

Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình, đến 11g trưa tại huyện Tiền Hải mới có hơn di chuyển được hơn 300 dân. Còn thực tế ghi nhận tại huyện Thái Thụy cho thấy, số đông các hộ dân nằm trong vùng phải di chuyển theo chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh vẫn "án binh" tại chỗ, đặc biệt là tại khu ngoài đê thị trấn Diêm Điền vẫn còn tới 5.000 dân chưa di chuyển.

Toàn tỉnh có 1411 tàu đã vào bờ trú ẩn tránh bão 100%.

Lúc 10h sáng 17/7: Bão số 1 cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa khoảng 180 km về phía Đông Nam

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 10 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa khoảng 180 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển vịnh Bắc Bộ, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Như vậy khoảng chiều nay (17/7), vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng - Thanh Hóa.

Đến 22 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 105,4 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 10 giờ ngày 18/7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 103,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Tây Bắc bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh ngày hôm nay (17/7) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12. Biển động dữ dội. Sóng biển cao từ 5 - 7 mét. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.

Phải dự báo chính xác hơn nữa!

Liên quan đến công tác dự báo bão, báo Tiền Phong đưa tin, sáng 17/7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Vũ Văn Tám nhắc nhở TT Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phải tập trung dự báo thời tiết chính xác.

Trong đó, phải nói rõ chi tiết cho nhân dân biết: thời gian bão vào; cụ thể hướng, nơi sẽ vào; dự tính chính xác lượng mưa…

Theo ông Tám, cách nói tâm bão có thể làm người dân chủ quan, vì khi tâm bão vào Việt Nam thì thực chất, vùng ảnh hưởng của bão đã đổ bộ vào nước ta trước đó rồi.

5 tàu bị nạn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa

Thông báo sáng 17/7 của Ban chỉ huy PCLB&TKCN Trung ương cho hay, tổng số tàu thuyền đang di chuyển vào bờ và trong vùng nguy hiểm: 172 tàu/ 1.320 người (Nghệ An 142 tàu/924 người đang di chuyển vào bờ; Quảng Ngãi 30 tàu/396 người ở Hoàng Sa). Trong đó: tàu thuyền bị hư hỏng, chìm: 06 tàu/70 người (Quảng Ngãi: 5 tàu/68 người; Hà Tĩnh 01 tàu /03 người đã được cứu vớt an toàn).
Số tàu thuyền vẫn giữ liên lạc: 167 tàu/1.253 người (Nghệ An 142 tàu/924 người đang di chuyển vào bờ; Quảng Ngãi 25 tàu/3297 người).

Hiện nay, quan tâm nhất là 05 tàu/67 người của Quảng Ngãi bị nạn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đã cứu được 29 người trên 02 tàu, còn 38 người/ trên 03 tàu hiện đang được ngư dân các tàu xung quanh tìm cách tiếp cận, cứu vớt.

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã có 03 Công hàm gửi Đại sứ quán nước công hoà nhân dân Trung Hoa đề nghị giúp cứu hộ, cứu nạn những tàu và ngư dân Việt Nam bị mắc nạn trên biển khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Cấm biển, sẵn sàng di dân tiếp

Tính đến 6 giờ ngày 17/7/2010, tình hình sơ tán dân tại các tỉnh, thành phố ven biển như sau:
Tổng số dân dự kiến theo kế hoạch sẽ di dời: 151.455 người (Hải Phòng 4.756 người; Nam Định 2.525 người; Thái Bình 6.019 người; Ninh Bình 1.100 người; Thanh Hoá 137.055 người). Trong đó: Số dân đã di dời: 3.394 người (trong đó: Hải Phòng 1.200 người, Thái Bình 434 người; Nam Định 1.660 người, Ninh Bình 100 người).

Số dân chưa di dời: 148.061 người (trong đó: Hải Phòng 3.556 người; Nam Định 865 người; Thái Bình 5.585 người; Ninh Bình 1.000; Thanh Hoá 137.055 người).

Các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có lệnh cấm biển trong ngày 16/7/2010.

Hà Nội phải sẵn sàng ứng phó ngập lụt

Báo Tiền Phong đưa tin, trong phiên họp sáng 17/7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã nhắc nhở Tổng cục Thủy lợi phải phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội để có các biện pháp ứng cứu khi xảy ra úng ngập.

“Cái này khả năng là nhãn tiền rồi” – Thứ trưởng Tám nói về nguy cơ ngâpk lụt của Thủ đô, qua đó, thúc giục các cơ quan chức năng phải nhanh chóng có các phương án đối phó với mưa, bão.
Trước đó, tại phiên họp khẩn của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương vào sáng qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng lưu ý Hà Nội phải rà soát khẩn trương hệ thống tiêu úng nội đô.

“Chỉ lượng mưa khoảng 150mml như ngày 13-7 vừa qua mà ngập khắp nơi là không ổn. Khi bão vào, lượng mưa lên đến hàng trăm ml Hà Nội xoay trở ra sao. Còn giải thích do quá trình đô thị hóa, đang xây dựng nhiều công trình…dẫn đến bị tắc, tiêu nước chậm thì nói vào thời điểm nào cũng đúng! Hà Nội chưa đánh giá đúng nguyên ngân gây ngập” - Phó Thủ tướng nói.

Cũng liên quan đến công tác chống lụt tại Thủ đô, sáng 17/7, 2 hồ điều hòa trong nội đô đầu tiên được cải tạo theo hình thức xã hội hóa đã được Cônng ty Vincom hoàn tất và bàn giao cho Hà Nội, và là hồ thứ 3 (sau hồ Thị xã Sơn Tây) trong kế hoạch 46 hồ thành phố kêu gọi doanh nghiệp tham gia cải tạo.

Tổng diện tích 2 hồ Thạch Bàn 1 và 2 là 4,7ha trên địa bàn quận Long Biên, được nạo vét từ tháng 4/2010.

Quảng Ninh: Không được chủ quan!

Sáng 17/7, báo Quảng Ninh đưa tin, trong buổi sáng cùng ngày, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Ninh đã họp khẩn cấp để tiếp tục triển khai các công tác phòng chống cơn bão số 1. Ông Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã chỉ đạo, mặc dù hướng đi của bão có sự thay đổi so với dự báo ban đầu, song trong mọi tình huống, công tác phòng chống phải được đảm bảo thường trực với tinh thần chủ động cao nhất.
Theo đó, từ người dân đến các cấp, các ngành, các địa phương không được chủ quan trong công tác phòng chống bão số 1. Để tăng cường thông tin, ông Đọc yêu cầu, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, kịp thời cập nhật một cách sớm nhất các thông tin về bão số 1. Với diễn biến hiện tại, cần đặc biệt chú trọng khu vực ven biển, tập trung cao ở huyện Yên Hưng và TX Uông Bí.

Theo báo cáo của Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Ninh, đến nay, 14/14 địa phương đều đã sẵn sàng đối phó với mọi diễn biến của bão số 1.

Từ chiều qua, 16/7, 11.500 tàu đánh cá tuyến lộng, trong đó có 159 tàu đánh bắt xa bờ đều đã về nơi trú ẩn an toàn. 473 tàu du lịch đã được di dời đến các điểm tránh trú bão theo quy định. Tính đến 7 giờ sáng 17/7, hầu hết các địa phương chưa có diễn biến bất thường về thời tiết. Tuy nhiên, hiện tại, ở huyện đảo Cô Tô đã có gió mạnh cấp 6, 7. Theo dự báo, phạm vi ảnh hưởng của cơ bão số 1 rất rộng; có mưa vừa, mưa to và rất to. Do đó, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các địa phương như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ sẵn sàng phương án di dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở.

Hải Phòng: Đảo Bạch Long Vĩ mất điện

Ảnh hưởng trực tiếp của bão kèm theo gió giật cấp 10 lúc đêm qua đã khiến điện trên đảo bị mất vào rạng sáng nay.
Hiện công tác thông tin liên lạc, chỉ đạo ứng cứu đối với cơn bão đang duy trì bằng máy nổ. Dự kiến, đầu giờ chiều nay sẽ khắc phục xong sự cố mất điện.

Cũng phản ánh thông tin bão tại Hải Phòng, TTXVN đưa tin, trước tình hình mưa bão khẩn cấp, ông Phạm Xuân Hòe, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cát Hải cho biết, đến sáng 17/7, lực lượng công an, biên phòng, quân đội của huyện đã hoàn tất việc di chuyển gần 1.000 hộ dân ở các xã ven biển về nơi trú bão an toàn tại xã Nghĩa Lộ.

Tất cả các bè nuôi thủy sản được đưa về neo đậu tránh bão. Huyện cũng yêu cầu những người già, trẻ nhỏ sống ở các bè nuôi lên bờ trú ở các hộ dân an toàn. Khu vực Cát Bà hiện nay tiếp nhận khoảng hơn 500 tàu, thuyền của các tỉnh khác về đây trú bão.

Huyện Kiến Thụy cũng sẵn sàng phương án di chuyển 1.100 hộ dân ở 2 xã ven biển Đại Hợp và Đoàn Xá nếu tình hình bão có chiều hướng xấu đi

Nam Định: Gia cố xong xong đê Thịnh Long

Ngày 16/7, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương có công điện yêu cầu Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Nam Định khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển, đặc biệt là những tuyến đê trực diện biển và những khu vực đang thi công như đoạn đê biển huyện Hải Hậu từ K5+400 đến K7+800; tổ chức di dời dân, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
Ban chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định đã triển khai lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị và gia cố cho tuyến đê biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu tại vị trí cống Phú Lễ; đến 18 giờ ngày 16/7/2010 đã hoàn thành, đảm bảo chống tràn và tiêu úng với lượng mưa khoảng 250mm.

Hà Tĩnh: Bộ đội Biên phòng sẵn sàng cứu nạn

Cũng trong chùm tin bão, TTXVN đưa tin, đến sáng 17/7, 150 tàu đánh cá công suất 50 CV trở lên của Hà Tĩnh hoạt động trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ninh đã vào nơi tránh trú an toàn. Các khu tránh trú bão tại Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên ), Thạch Kim (Lộc Hà ) chuẩn bị tiếp nhận các tàu đánh cá của các tỉnh lân cận vào tránh trú. Các khu này có đủ chỗ cho trên 500 tàu vào tránh trú.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cũng chuẩn bị sẵn sàng 2 tàu cứu hộ cứu nạn trên biển khi cần. Hà Tĩnh nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão số 1, theo dự báo sẽ có mưa to trong hai ngày 17 và 18. Sáng 17/7, các công ty thuỷ nông và các xã ven biển bố trí lực lượng sẵn sàng ứng cứu bảo vệ các hồ đập, các tuyến đê biển. Hồ Bốc Nguyên có sức chứa 24 triệu m3 khối nước, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 17km, bị thẩm thấu mạnh dưới thân đập, hiện đang được xử lý để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi có mưa to...

laotam
17-07-2010, 09:19 PM
'Không để hầm Kim Liên ngập gây cản trở giao thông'

- Đó là yêu cầu của UBND TP Hà Nội trong quyết định “đổi chủ” trạm bơm hầm Kim Liên vào hôm nay (16/7).
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở GTVT chỉ đạo Công ty Công trình Giao thông Hà Nội (đơn vị quản lý hầm Kim Liên) bàn giao cho Công ty Thoát nước Hà Nội các hạng mục: hệ thống thoát nước, trạm bơm thoát nước hầm cơ giới Kim Liên.

Công việc này phải hoàn tất trước ngày 25/7 để Công ty Thoát nước Hà Nội vận hành, thường xuyên nạo vét, thu dọn đất thải, rác thải, bổ sung lưới chắc rác, đảm bảo việc tiêu thoát nước khi có mưa xảy ra.
Trước khi bàn giao chính thức (trong thời gian từ nay đến ngày 25/7), Công ty Thoát nước Hà Nội, Công ty Công trình giao thông Hà Nội phối hợp vận hành hệ thống thoát nước hầm cơ giới Kim Liên, đảm bảo việc tiêu thoát kịp thời, không để ảnh hưởng giao thông.

“Công ty Thoát nước Hà Nội, Công ty Công trình giao thông Hà Nội phải phối hợp vận hành hệ thống thoát nước hầm cơ giới Kim Liên để đảm bảo việc tiêu thoát kịp thời, không để ảnh hưởng tới giao thông trong bất kỳ tình huống nào”, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi nhấn mạnh.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu không cấp phép đào hè, đường đối với các trường hợp thi công đặt rãnh vỉa trong thời gian từ nay đến hết năm 2010. Đồng thời, UBND TP đề nghị Ban Quản lý dự án Thoát nước bàn giao ngay các hồ Bảy Mẫu, Ba Mẫu, Hố Mẻ để đảm bảo việc xả nước bình thường, không mở thêm công trường thi công cải tạo hồ trong mùa mưa úng ngập.

Cũng trong ngày hôm nay, Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết đã thực hiện hạ mực nước các hồ điều hòa, các kênh bao, kênh dẫn ở mức thấp nhất theo chỉ đạo của UBND thành phố, chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với cơn bão số 1.

Hệ thống thoát nước của hầm Kim Liên do Viện Thiết kế cầu hầm và kết cấu Nhật Bản (JBSI) thực hiện.

Cơ sở của thiết kế này là dựa trên số thống kê cường độ mưa lớn nhất trong mười phút suốt 25 năm (1974-1999) tại Hà Nội.

Hầm được bố trí ba máy bơm thường trực và một máy dự phòng., công suất mỗi máy là 10m3/phút.

Các máy bơm hoạt động lần lượt tùy theo mực nước ngập trong hầm. Khi trong hầm hết nước thì máy bơm ngừng hoạt động.

Hệ thống thu nước từ các đường gom hai bên sẽ đưa nước xuống hầm bơm và dẫn tới trạm bơm đặt trong công viên Thống Nhất cạnh đó. Trạm bơm hoạt động hoàn toàn tự động và bơm nước ra sông Sét theo cống Nam Khang.

Theo đó, công suất thiết kế của hệ thống bơm tiêu nước đảm bảo cho cường độ mưa 175mm/giờ, nghĩa là lớn hơn rất nhiều so với trận mưa vừa qua (159mm/2giờ).

laotam
17-07-2010, 09:21 PM
Bão đổ bộ, Hà Nội sẽ ngập ở khu vực nào?

“Tình hình mưa bão đang diễn biến hết sức khó lường, hệ thống thoát nước của Hà Nội hiện nay chưa thể đáp ứng kịp thời dưới những trận mưa to. Hơn 25 “điểm nóng” ngập úng của Hà Nội đang trong tình trạng “chưa thể giải quyết”, ông Nguyễn Lê Ngọc, đại diện Công ty Thoát nước HN khuyến cáo người dân trước khi cơn bão số 1 đang đổ bộ vào VN.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Bao-do-bo-Ha-Noi-se-ngap-o-nhung-khu-vuc-nao-922955/)

Qua trao đổi, ông Ngọc nhận định, trận mưa ngày 13/7 vừa qua là rất lớn với lượng mưa trung bình 150mm - 160mm trong vòng 2,5 giờ đồng hồ. Trên đường phố ngay lúc đó đã xuất hiện nhiều điểm úng ngập gây ách tắc, cản trở giao thông.

Nguyên nhân chính sự cố ngập lụt là do khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước hiện tại của HN không thể đáp ứng được. Sau khi đầu tư và cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn TP, hệ thống thoát nước cũng chỉ có thể đáp ứng được lượng mưa 172mm/2 ngày.
"Trước khi mưa, chúng tôi đã tiến hành nạo vét các kênh mương để khai thông dòng chảy thoát nước trong TP và trong khi mưa chúng tôi đã có kế hoạch ứng cứu kịp thời để chống ngập, nhưng hiện tại tình trạng úng ngập vẫn chưa thể giải quyết”, ông Ngọc cho biết.

Khi được hỏi về “kịch bản” chống úng ngập khi cơn bão số 1 mạnh gần tới cấp 12 đang đổ bộ vào VN, ông Ngọc cho rằng công ty đã báo cáo UBND TP.Hà Nội về kế hoạch chống ngập và đã luôn luôn chủ động trong cả mùa mưa cũng như đều có kế hoạch trực tiếp cho từng thời điểm cụ thể.

"Chúng tôi đã và đang đảm bảo mực nước trên hệ thống luôn thấp, dù chưa mưa nhưng trạm bơm Yên Sở và trạm bơm cục bộ tại các hồ lớn trong HN vẫn đang hoạt động hết công suất để đưa ngay mực nước về vị trí thấp nhất theo qui định. Chúng tôi sẽ huy động 50 xe hút nước di động và gần 2.000 công nhân để túc trực trong đợt bão sắp tới này.

Rút kinh nghiệm của trận mưa lịch sử năm 2008, chúng tôi đã chăng dây và biển báo tại một số ổ gà, hố ga trên đường trong khi mưa để người dân có thể tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc", ông Ngọc tiếp tục cho biết các phương án chống ngập của Hà Nội trong thời gian tới: "Những điểm ngập úng nặng với lượng mưa từ 120mm đến 150mm, 200mm, chúng tôi buộc phải chấp nhận những hiện tượng ngập úng và chỉ có cách là phối hợp với các cơ quan khác để phân luồng giao thông cho người đi đường đồng thời có những biển báo để các phương tiện có thể hiểu rõ nên đi vào hay không, từ đó sẽ tránh bị sa lầy".
Đặc biệt, ông Ngọc đã cảnh báo 25 điểm úng ngập “nóng” ở Hà Nội người dân cần phải chú ý khi cơn bão số 1 đổ bộ vào tới nơi, tránh rơi vào tình trạng “xe và người cùng bơi trên dòng nước”.

Cụ thể: Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt, ga Hà Nội, Ngã 5 Bà Triệu, Hai Bà Trưng - Hàng Bài, Trường Chinh, Nguyễn Khuyến - Nguyễn Du, bê tông Thịnh Liệt, Thái Hà, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng - Hồ Đắc Di - Tây Sơn, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng, Láng Hạ, Thái Thịnh. Định Công, Trương Định, Pháp Vân, Giải Phóng, Ngọc Hồi, Nguyễn Đức Cảnh, Đại La, Minh Khai - Thanh Nhàn, Pháp Vân-Tam Chinh. Nguyễn Văn Cừ, Ngã ba cầu Chui, chân cầu Vĩnh Tuy, đường dẫn lên cầu Thanh Trì. Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương. Đội Cấn – Liễu Giai.

Đồng thời khi có hiện tượng úng ngập xảy ra, nhân dân cũng có thể liên hệ tới các đường dây nóng để công ty có các biện pháp cần thiết hạn chế úng ngập kịp thời:

Công ty Thoát nước: 043.976.2245
Khu vực Quận Ba Đình, Tây Hồ: 043. 847.0180
Khu vực quận Cầu Giấy: 043.563.1156
Khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai: 043.661.6290
Khu vực Quận Đống Đa: 043.577.1036
Khu vực Quận Thanh Xuân: 043.259.5003
Khu vực Quận Long Biên, Hoàn Kiếm: 043.872.6328

(Theo VTC)

nhamtuatbinhdan
17-07-2010, 09:22 PM
Hy vọng...bão sẽ qua

laotam
17-07-2010, 09:24 PM
Hà Nội: Tích trữ lương thực đón bão

(Dân trí) - Sáng nay (17/7), các bà, các chị hàng xóm quanh nhà tôi ai cũng bàn tán sôi nổi về việc ai ai cũng tích trữ rau cỏ, thức ăn đề phòng phải đối mặt với trận lụt năm 2008. Sáng sớm một mớ rau muống chỉ có 5.000đ, đến 10h đã lên 12.000 đ/mớ.

Chỉ có những người bán hàng hôm nay là vui. Bầu, bí hàng ngày khó bán mà hôm nay hết trước đầu tiên. Hơn 10h toàn chợ nhà tôi đã vắng tanh vì hết hàng. Có người vui miệng: “Hôm nào cũng như thế này thì tốt”. Chắc là tốt với các chị bán hàng chứ người dân thì không tốt tí nào.

Đầu giờ sáng, đã nghe tiếng ông tổ trưởng tốt bụng khu tôi đã đi nhắc nhở bà con lưu ý dọn các đồ điện lên cao. Ông còn nhấn mạnh: “Ủy ban đã có thông báo đêm nay mưa to hơn nhiều so với ngày 13/7.”

Trời, có nhầm không đây? Ngày 13/7 mưa mới có 110mm mà Hà Nội đã có hơn 70 điểm ngập úng, những chỗ trũng nước đã ngập ngang người rồi. Vậy mà đêm nay còn mưa to hơn thì biết tính sao đây? Không biết liệu nửa đêm khi đang ngủ lại thấy lưng mình lành lạnh không nhỉ?

Ai ở Hà Nội cũng kinh hoàng với trận lụt năm 2008. Thực sự không ai muốn phải đối mặt với nó một lần nữa. Chỉ có các cửa hàng bán đồ gỗ là đắt hàng còn các anh chị phục vụ vệ sinh đô thị thì bở hơi tai với các loại tủ, giường, bàn gỗ ép ngấm nước.

Nhiều bạn cho rằng người dân Hà Nội mới bị lụt tí đã kêu ca, sao không nhìn các tỉnh miền núi hay miền Trung xem người dân đó khổ thế nào?

Tôi cũng đồng ý là vừa qua người dân miền Trung rất rất cực khổ bởi hạn hán, nắng nóng. Giờ lại sắp phải đổi mặt với bão, lụt. Nhưng Thủ đô là nơi tập trung các cơ quan hành chính đầu não, là nơi tập trung những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Có thể nói Thủ đô là nơi tập trung những cái tinh túy nhất của đất nước cũng không sai. Hà Nội cũng là nơi được ưu tiên đầu tư nhiều, đặc biệt cho đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Vậy có thể so sánh sự ngập lụt của Thủ đô với các tỉnh khác không? Các bạn cứ hình dung, nếu tủ hồ sơ lưu trữ của một trường học bị ngập thì sẽ có bao nhiêu học sinh bị ảnh hưởng? Vậy nếu kho hồ sơ của Bộ Giáo dục & Đào tạo bị ngập thì sao nhỉ?

Quốc Long

laotam
17-07-2010, 09:27 PM
Hà Nội nín thở chờ … bão
http://dantri.com.vn/c202/s202-409278/ha-noi-nin-tho-cho--bao.htm

(Dân trí) - Bão Conson có thể mạnh lên thành siêu bão. Quảng Ninh sẽ có mưa khoảng 200-300mm. Hà Nội cũng sẽ có mưa, gió mạnh cấp 5-6 nhưng chưa biết là mưa đến độ nào. Có lẽ nên chuẩn bị tinh thần!
Hiện nay, dự án thoát nước của Hà Nội mới đủ khả năng tiêu úng được lượng mưa 172mm/2 ngày. Mục tiêu của giai đoạn 2 (chưa hoàn thành) là đáp ứng khả năng tiêu nước với lượng mưa 310mm/2 ngày. Như vậy hiện nay, khả năng tiêu úng của Hà Nội chỉ đáp ứng được lượng mưa khoảng 90mm/ngày.

Cơn mưa ngày 13/7 vừa qua có lượng nước là 110mm ở khu vực nội thành, lại xảy ra chỉ trong khoảng 4 giờ nên việc ngập lụt là điều đương nhiên.

Hà Nội úng ngập đã là chuyện thường gặp mỗi khi mưa lớn nhưng vấn đề là làm thế nào để khắc phục tình trạng này thì vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Các nhà quản lý tuyên bố đang làm hết sức nhưng là làm theo “kịch bản” cũ, kịch bản của Jica 20 năm về trước.

Tổng dung lượng trữ nước các sông hồ kênh mương nội thành Hà Nội là 23 triệu m3 trong khí trạm bơm Yên Sở cũ chạy hết tốc lực mất 4 ngày, nay có hoàn thành tăng công suất gấp đôi cũng mất 2 ngày mới tiêu thoát hết. Vì vậy, tình trạng vẫn úng ngập cho dù làm hết sức, tiêu hết mức.

Trước mắt chúng ta vẫn phải cùng nhau xem lại bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10”. Và trong lúc xem phim thì cùng nhau xây bờ, chặn cửa đề phòng nước tràn trong nhà.

Người dân Hà Nội đã được tận hưởng cơn mưa đầu mùa. Không biết cảm giác cơn bão đầu mùa sẽ như thế nào đây???

Đến 14h chiều nay, Hà Nội đã lọt vào vùng màu tím. Nguy hiểm rồi

laotam
17-07-2010, 09:33 PM
Người dân “quét” thực phẩm, “đón” bão

(Dân trí) - Dự báo, siêu bão Côn Sơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thủ đô Hà Nội và có thể gây ngập úng. Lo sợ như trận lũ lịch sử năm 2008, người dân thủ đô đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ chờ đón siêu bão Côn Sơn.
7h sáng ngày 17/7, các chợ: Ngọc Hà, Cống Vị, Vĩnh Phúc… đã nhộn nhịp kẻ mua, người bán, chen lấn tấp nập trước các quầy thực phẩm. Tất cả những người dân đến chợ sáng nay hầu như ai cũng có tâm lí chung là mua thực phẩm tích trữ chuẩn bị đối phó với siêu bão.

“Từ sáng sớm bán hàng rất thích, khách tới mua hàng chủ yếu là: miến, bún khô, bánh đa, bánh đa nem, tôm khô, cá khô, trứng,lạc… Giá cả thì vẫn vậy, chỉ có trứng là tăng lên 500 đồng/quả” - chị Hoa chủ quầy hàng khô, chợ Ngọc Hà cho biết.
Theo quan sát của chúng tôi, các mặt hàng thực phẩm được người dân mua tích trữ nhiều nhất vẫn là mì tôm, mì gạo. Rau xanh cũng trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình nên giá rau xanh cũng nhích lên từng giờ từ 5000 nghìn đồng/ 1 mớ rau muống nhưng cho đến chiều nay nhiều người đã phải mua với giá 20 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng/1 mớ rau.

Có mặt tại một số siêu thị lượng người vào mua thực phẩm cũng tăng hơn so với những ngày thường nhưng giá cả vẫn giữ nguyên.
Bà Nguyễn Thị Yến (Ngõ Hàng Bột, quận Đống Đa) cho biết: "Để khỏi phải bị bắt chẹt, giải pháp tốt nhất đối với tôi là vào siêu thị để mua hàng, vì siêu thị họ không thể tự tiện tăng giá vì đã được nhà nước hỗ trợ bình ổn giá". Theo quan sát, mặt hàng mà bà Yến mua tích trữ để chuẩn bị đối phó với siêu bão Côn Sơn đa số là các loại mì, thực phẩm đóng hộp.

laotam
17-07-2010, 09:35 PM
Hàng trăm nghìn dân đã di dời tránh bão
(Dân trí) - Hàng trăm nghìn dân các tỉnh, thành ven biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh đã được chính quyền di dời đến khu vực an toàn. Bão Conson đang hoành hành dữ dội tại đảo Bạch Long Vĩ và các tỉnh ven biển.

Trưa nay 17/7, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ nhận được báo cáo từ các đài khí tượng địa phương: do ảnh hưởng của bão Conson, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 6; giật cấp 7, cấp 8; Tại trạm đảo Bạch Long Vĩ gió đã giật cấp 11; có lúc cấp 13; Cô Tô có gió mạnh cấp 9, có lúc giật cấp 12.

Tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa vừa, đến mưa to, một số nơi có mưa rất to như Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 128mm; Mai Hóa (Quảng Bình) 122mm; Ba Đồn (Quảng Bình) 181mm…
Cũng theo thông báo từ cơ quan khí tượng, đến 13h hôm nay, tâm bão Conson vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, chỉ cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa khoảng 100 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Như vậy khoảng chiều tối nay vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Hải Phòng - Nam Định.

Đến khoảng 1h ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh nam đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 - 74 km/giờ), giật cấp 9, cấp 10. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200 km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội (sóng biển cao từ 5 - 7 m). Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

38 ngư dân đang gặp nạn trên biển

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TƯ: Cùng với việc triển khai công tác di dân, các các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có lệnh cấm biển từ hôm qua (16/7).

Đến 6h sáng nay, 3.394 dân đã được di dời, trong đó Hải Phòng 1.200 người, Thái Bình 434 người; Nam Định 1.660 người, Ninh Bình 100 người... Đến trưa nay, công tác di dời thêm 148.061 người ở các khu vực trên cũng đã được triển khai. Bão Conson đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của bà con ngư dân Quảng Ngãi.

Tính đến 6h ngày 17/7, tổng số tàu thuyền đang di chuyển vào bờ và trong vùng nguy hiểm là 172 tàu với 1.320 người. Tuy nhiên vẫn còn 5 tàu với 67 người của Quảng Ngãi bị nạn trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Theo báo cáo ban đầu, đã cứu được 29 người trên 2 tàu nhưng hiện vẫn còn 38 người trên 3 tàu đang được ngư dân các tàu xung quanh tìm cách tiếp cận, cứu vớt.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định cho biết, lực lương dân quân địa phương đang tiếp tục gia cố tại tuyến đê biển xung yếu ở Thịnh Long, huyện Hải Hậu tại vị trí cống Phú Lễ. Cùng đó, lực lượng ứng cứu, tiếp viện về phương tiện, vật tư cũng đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão dữ.

Phạm Thanh

laotam
17-07-2010, 09:36 PM
Nhiều chuyến bay có khả năng chịu ảnh hưởng của bão Conson

(Dân trí) - Tối nay 16/7, các chuyến bay của Vietnam Airlines ở Huế, Đà Nẵng, Đồng Hới và các vùng lân cận có khả năng chịu ảnh hưởng của bão Conson. Sự ảnh hưởng rất có thể sẽ mở rộng tới Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Điện Biên vào rạng sáng mai 17/7.
Đó thông tin từ Vietnam Airlines trước những diễn biến phức tạp của bão Conson đang đổ bộ vào Việt Nam.
Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines cho hay: trước những diễn biến phức tạp khi chuyển hướng vào khu vực đồng bằng Bắc bộ, bão Conson có khả năng gây ảnh hưởng tới các chuyến bay của Vietnam Airlines tại khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc.

Cụ thể: các sân bay có khả năng bị ảnh hưởng tới hoạt động khai thác ngay trong tối nay (16/7) gồm: Huế, Đà Nẵng, Đồng Hới và các vùng lân cận; sự ảnh hưởng sẽ mở rộng tới Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Điện Biên từ rạng sáng ngày (17/7).

Tính đến l6h30 chiều nay, chưa có chuyến bay nào của Vietnam Airlines bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão. Dự kiến số chuyến bay đi và đến các sân bay trên trong ngày 17/7 là 219 chuyến quốc tế và nội địa, trong đó tập trung chủ yếu tại Hà Nội (130 chuyến), Đà Nẵng (54 chuyến), Huế (16 chuyến).

Vietnam Airlines hiện đã chủ động chuẩn bị các phương án dự phòng và ứng phó với bão Conson, tăng cường lực lượng trực điều hành 24/24, chuẩn bị máy bay và nguồn lực để tăng chuyến và bay bù trong trường hợp cần thiết, sẵn sàng đối phó với diễn biến của cơn bão và sẽ cố gắng thông tin tới hành khách sớm nhất về tình hình khai thác của các chuyến bay.

Vietnam Airlines khuyến nghị hành khách theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động kế hoạch đi lại của mình, đồng thời mong nhận được sự thông cảm và hợp tác từ phía khách hàng trong trường hợp các chuyến bay phải điều chỉnh giờ khai thác do ảnh hưởng của bão trong thời gian này.

Châu Như Quỳnh

laotam
17-07-2010, 09:42 PM
Bão số 1 đang đổ bộ, Quảng Ninh cấm qua cầu Bãi Cháy

(Dân trí) - 16h chiều nay 17/7, cơn bão số 1 đã bắt đầu đổ bộ vào Quảng Ninh gây mưa lớn và gió giật trên cấp 6. Tại đảo Cô Tô, nơi đầu tiên đón bão đã có gió giật lên cấp 12. Mưa bão đã làm địa phương bị mất điện trên diện rộng.


*Tiếp tục cập nhật...


Thống kê sơ bộ tính đến 19h tối nay, 17/7, trên địa bàn TP Hải Phòng đã 1 người bị thương do cây đổ; gió lớn gây tốc mái nhà của Ban quản lý âu cảng Bạch Long Vỹ, 1 trường học và 2 nhà dân tại Cát Hải.



Vào hồi 15h10, tại bến Gia Luận, chiếc tàu du lịch mang tên Bái Tử Long đã bị đắm. 4 thuyền viên trên tàu may mắn được cứu thoát. Sau đó ít giờ, hồi 18h50, hai chiếc tàu du lịch khác là Hoàn Cầu và Ánh Dương cũng bị sóng đánh chìm. Lực lượng cứu hộ đã cứu được 4 người trên tàu Hoàn Cầu và đang tiếp cận tàu Ánh Dương.

15h chiều nay, mưa bão đang dần đổ bộ vào bờ gây gió lớn và mưa to tại Quảng Ninh. Tại cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long), đã có rất nhiều trường hợp đi xe máy qua cầu bị gió thổi ngã rất nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Sở GTVT Quảng Ninh đã chính thức ban hành lệnh cấm người sử dụng phương tiện thô sơ, xe máy qua cầu Bãi Cháy tại hai đầu cầu.

19h30, nước biển bắt đầu tràn vào thị trấn Cát Hải.


20h chưa có mưa nhưng gió lên, sóng mạnh, nước tràn vào thị trấn khiến nhiều tuyến đường phố ngập nước. Hiện, gió càng lúc càng giật dữ dội.

Theo đó, Sở GTVT Quảng Ninh cũng đã bố trí sẵn phương tiện cần thiết để phục vụ những người dân có nhu cầu đi lại cần thiết nhất trong thời điểm mưa bão đang đổ bộ vào TP Hạ Long.

Ông Chu Văn Tuyển - Phó trưởng ban chỉ huy PCLB Quảng Ninh cho biết: “Tính đến hơn 16h30 chiều nay, tại TP Hạ Long đã có mưa to kèm gió giật trên cấp 6, mưa mỗi lúc một lớn. Từ hơn 15h, trên địa bàn tỉnh đã bị mất điện trên diện rộng. Hiện Ban chỉ huy PCLB đang tích cực theo dõi thông tin cơn bão để có được những sự hỗ trợ cần thiết cho từng khu vực”.

Theo thông tin ghi nhận ban đầu từ các cơ quan ban ngành Quảng Ninh thì sự cố mất điện trên diện rộng do mưa bão, gió lớn. Mưa bão đã làm đổ 1 cột phát sóng của Đài TTTH Vân Đồn và 1 ăng ten phát sóng tại huyện Vân Đồn

Từ 16h, bão số 1 đã đổ bộ vào đảo Cô Tô với sức gió giật lên cấp 12. Người dân trên đảo đã được sơ tán khỏi khu vực xung yếu. Tại thời điểm hiện tại chưa ghi nhận được trường hợp thiệt hại nào về người.

Ông Mai Tuấn Phượng - Phó Chủ tịch huyện Cô Tô cho biết: “Trước khi cơn bão đổ bộ vào đảo, UBND huyện đã sử dụng tàu cao tốc đi kiểm tra và yêu cầu tất cả các phương tiện hoạt động trên khu vực xung quanh đảo vào nơi trú ẩn an toàn. Để đối phó với cơn bão, địa phương đã huy động thêm một trung đội dân quân, lực lượng công an và dân phòng chuẩn bị thường trực hỗ trợ ngay khi cơn bão đổ bộ vào đảo”.

Phát biểu tại cuộc họp khẩn cấp vào sáng nay, ông Nguyễn Văn Đọc - Phó Chủ tich thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, theo dự báo, phạm vi ảnh hưởng của cơ bão số 1 rất rộng, có gây mưa bão lớn khó có thể nắm bắt được ảnh hưởng cụ thể.

Do đó, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ sẵn sàng phương án di dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở. Đồng thời, triển khai các phương án dự phòng, thường trực 24/24 để hỗ trợ những khu vực xung yếu khi bão số 1 chính thức đổ bộ vào Quảng Ninh.

17h30, phóng viên Dân trí đang có mặt tại thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng cho biết, ở đây gió bắt đầu mạnh hơn, sóng biển dâng cao và mưa nhỏ. Công tác di dân vẫn đang tiếp tục được triển khai. Các cán bộ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị trấn đang tiếp tục có mặt tại hiện trường để triển khai công tác phòng chống bão.

Đến 18h, mưa ngớt, gió bắt đầu chuyển hướng đông bắc, tại khu vực bờ kè dọc thị trấn Cát Hải, sóng mạnh lên nhanh chóng. Nhiều con sóng vượt qua cả bờ kè sang bờ bên kia. Sau mỗi đợt sóng, những tảng đá bị sóng cuốn ra xa va vào nhau phát ra những tiếng kêu lớn.

Một số kè xung yếu thuộc địa bàn tổ dân phố Hải Lộc, thị trấn Cát Hải có nguy cơ bị vỡ. Ban chỉ huy PCLB thành phố nhận định, hiện không thể khắc phục đoạn kè này và đã yêu cầu di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực.

Không phải là “tâm bão”, nhưng những địa phương được xác định sẽ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Conson người dân cũng hồi hộp chờ đón bão. Bị ám ảnh bởi cơn đại hồng thủy cuối năm 2008, nhiều người Hà Nội đã tấp nập đi mua sắm, tích trữ thực phẩm.

Ở Hà Nội, các hoạt động đã bớt tập nập hơn, ngay từ chiều, nhiều cửa hàng đã đóng cửa từ khá sớm. Trung tâm thành phố Hà Nội không ồn ào và nhộn nhịp như những ngày cuối tuần trước đó.

Đối với người Hà Nội, những thông tin về sự ảnh hưởng của bão không khỏi khiến người dân lo sợ, bởi nỗi lo úng ngập và đặc biệt lo lắng cơn bão Conson với những ngày mưa kéo dài có thể sẽ tái diễn hình ảnh của trận đại hồng thủy lịch sử hồi cuối năm 2008.

Chị Hà (ở quận Đống Đa) chia sẻ: “Cứ có mưa, có bão là tôi lại ngay ngáy trong lòng. Nhà tôi ở Thái Thịnh, nghe thông tin về cơn bão số 1 mà tôi đứng ngồi không yên vì nhiều thứ phải lo: lo nhà bị ngập, lo con đi học, lo thực phẩm, lo bị chìm sâu trong nước như năm 2008… Tôi đã đi mua thực phẩm tích trữ sẵn trong nhà cho yên tâm. Cầu mong bão suy yếu và mưa ít thôi!”.

Tại Thanh Hóa: Đến thời điểm này các địa phương đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa trong công tác chuẩn bị, lên phương án nhằm đối phó với diễn biến của cơn bão số 1.

Toàn huyện Hậu Lộc có 12km đê biển đã cơ bản được kiên cố hóa. Riêng đoạn đê tại khu vực thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc cao trình chưa đảm bảo nên đang thực hiện dự án nâng cao cao trình để chống tràn. Hiện tại hơn 800 m đê tại đây đang được thi công, địa phương đã tiến hành phủ bạt che chắn phòng nước dâng cao cuốn trôi mặt đê. Ngoài ra, trong tổng số hơn 100 km mặt đê tại huyện Hậu Lộc cũng đã được kiểm tra rà soát kỹ.

Bên cạnh đó công tác tìm kiếm cứu nạn cũng được địa phương quan tâm, tất cả lực lượng đều được chuẩn bị tại chỗ để khi trường hợp xảy ra có thể huy động ngay.
Ông Nguyễn Văn Ấp, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết: “Ngay từ ngày 16/6, sau khi nhận được thong tin về cơn bão có khả năng đổ bộ vào Bắc Thanh Hóa, chúng tôi dừng tất cả các cuộc họp, hội nghị để lo công tác phòng chống bão”.
Còn tại huyện Nga Sơn, địa phương được cho là cách trung tâm bão không xa về hướng Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa cũng đã có phương án chuẩn bị đối phó với cơn bão số 1.
Tại huyện Tĩnh Gia, sáng 17/7, do chủ quan khi bão chưa vào nên có một trường hợp khách du lịch đã bị sóng to cuốn trôi khi đang tắm biển tại khu vực biển xã Hải Hòa, đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy nạn nhân này. Nạn nhân được xác định là nữ (SN 1982) quê ở Sơn Tây, Hà Nội.

Nghệ An, chúng tôi có mặt tại xã ven biển Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An với hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ đã được neo đậu dây an toàn. Tại cảng Lạch Quèn, Quỳnh Thuận hầu hết các phương tiện tàu thuyền nơi đây đã được chằng chéo, neo buộc an toàn. Tuy nhiên, một nghịch lý là, hiện tại số tàu thuyền về nơi trú ẩn quá đông đúc, các tàu thuyền lại được cột, néo đậu quá gần nhau nên nhiều ngư dân e ngại khi xảy ra bão có thể bị ảnh hưởng như hư hỏng bởi va đập.

Một số ngư dân vừa đi biển về chiều ngày 16/7 cho biết, sau khi nhận được thông tin báo bão khẩn cấp nên hầu hết các ngư dân kéo lưới và quay trở về đất liền. Hầu hết các tàu thuyền đều đầy cá, nhưng đến khi về bến thì số lượng người mua giảm hẳn. Bởi một lúc hàng ngàn chiếc tàu chở cá đều cập bến.

Tại thị xã Cửa Lò, Cửa Hội, Diễn Châu ngay trong sáng nay BPCLB Nghệ An cũng đã tiến hành diễn tập phòng chống ứng cứu thiên tai. Các phương án sẵn sàng cho việc tác chiến ứng cứu trong lúc mưa bão xảy ra được chuẩn bị chu đáo, đến nơi đến chốn và có mặt mọi nơi mọi lúc khi sự cố xảy ra.

Nhóm phóng viên


*Độc giả có thông tin, ảnh và video về cơn bão Conson ở các địa phương, xin gửi vào địa chỉ email dantri@dantri.com.vn. Trân trọng cảm ơn!

laotam
17-07-2010, 09:45 PM
Nối lại các chuyến bay từ 19h tối 17/7

- Vietnam Airlines thông báo, các chuyến bay đến/từ sân bay Nội Bài sau 19h ngày 17/7 được khai thác bình thường. Từ ngày 18/7, hãng sẽ duy trì lịch bay như thường lệ tại tất cả các sân bay.

Để hỗ trợ và giải quyết nhu cầu đi lại cho hành khách trên đường bay TP.HCM - Hải Phòng, Vietnam Airlines cho biết sẽ bố trí thêm 2 chuyến bay trong ngày 18/7, cụ thể:



VN2802 TP.HCM - Hải Phòng, khởi hành lúc 09h20

VN2813 Hải Phòng - TP.HCM, khởi hành lúc 12h05



Toàn bộ 150 hành khách đã đặt chỗ trên chuyến bay VN284/VN285 ngày 17/7 bị hủy do ảnh hưởng của bão Conson sẽ được Vietnam Airlines tự động chuyển sang 2 chuyến bay tăng thêm nói trên.



Hành khách đặt chỗ trên chuyến bay VN286 và VN287 ngày 17/7 bị hủy cũng đã được bố trí chuyển sang chuyến bay VN280 và VN281 ngày 18/7 (giờ khởi hành: VN280 từ TP.HCM lúc 06:00, VN281 từ Hải Phòng lúc 08:45).



Như vậy, với kế hoạch bay bù trên, Vietnam Airlines đã cơ bản giải quyết được 4 chuyến bay giữa TP.HCM - Hải Phòng bị hủy do ảnh hưởng của cơn bão số 1.

Hoãn, huỷ hàng chục chuyến bay ra Bắc

Thông tin từ Vietnam Airlines, hãng này sẽ hoãn chuyến bay VN 288 Pleiku - Hà Nội, giờ khởi hành dự kiến ban đầu 18h15 ngày 17/7 hoãn sang 08h00 sáng ngày mai (18/7).

Trước đó, do lo ngại của bão, đã có ít nhất 10 chuyến bay nội địa và quốc tế khác của Vietnam Airlines đã bị huỷ.

Cụ thể, đó là các chuyến bay đến/từ Hải Phòng:

VN 284 TP.HCM - Hải Phòng, giờ khởi hành 15h30

VN 285 Hải Phòng - TP.HCM, giờ khởi hành 18h30

VN 286 TP.HCM - Hải Phòng, giờ khởi hành 17h55

VN 287 Hải Phòng - TP.HCM, giờ khởi hành 20h40



Các chuyến bay đến/từ Hà Nội:

VN701 Hà Nội - Răng-gun, giờ khởi hành 16h35

VN700 Răng-gun - Hà Nội, giờ khởi hành 19h40

VN383 Hà Nội - Vinh, giờ khởi hành 16h50

VN382 Vinh - Hà Nội, giờ khởi hành 18h30

VN496 Hà Nội - Điện Biên, giờ khởi hành 13h30

VN497 Điện Biên - Hà Nội, giờ khởi hành 15h10



Hành khách của các chuyến bay trên sẽ được Vietnam Airlines chuyển sang các chuyến bay ngày 18/7, riêng đường bay Hà Nội - Vinh sẽ được tăng thêm 1 chuyến/chiều vào ngày 18/7.



Cụ thể, đo là chuyến VN383 Hà Nội - Vinh, giờ khởi hành 11h20; VN382 Vinh - Hà Nội, giờ khởi hành 13h00).



Thông tin về các chuyến bay đến/từ Hà Nội sau 19h00 ngày 17/7 sẽ được Vietnam Airlines tiếp tục cập nhật trong các thông báo tiếp theo, hành khách cần hết sức chú ý để điều chỉnh kế hoạch đi lại.



Đại diện hãng hàng không Jetstar Pacific cũng cho hay chuyến bay TP.HCM - Vinh và chiều ngược lại của hãng trong ngày 17/7 vẫn hoạt động bình thường và đã cất/hạ cánh an toàn. Riêng chuyến bay TP.HCM đi Hải Phòng khởi hành trưa nay đã bị huỷ, thông tin đã được thông báo tới hành khách.



Riêng đường bay TP.HCM - Hà Nội, cả hai hãng vẫn duy trì hoạt động và tiếp tục theo dõi diễn biến của bão để điều chỉnh lịch bay.

*
Hà Yên

,

laotam
17-07-2010, 10:10 PM
Sóng dữ dội, gió giật, nước đã tràn vào thị trấn Cát Hải
(Dân trí) - Tại vùng “tâm bão” Cát Hải - Hải Phòng, đã có 3 chiếc tàu du lịch bị đắm. 20h, tại Cát Hải nước đã tràn vào thị trấn, nhiều tuyến phố ngập nước. Hiện các địa phương đều đã sẵn sàng phòng chống cơn bão lớn đầu mùa.
*Tiếp tục cập nhật...


Thống kê sơ bộ tính đến 19h tối nay, 17/7, trên địa bàn TP Hải Phòng đã 1 người bị thương do cây đổ; gió lớn gây tốc mái nhà của Ban quản lý âu cảng Bạch Long Vỹ, 1 trường học và 2 nhà dân tại Cát Hải.



Vào hồi 15h10, tại bến Gia Luận, chiếc tàu du lịch mang tên Bái Tử Long đã bị đắm. 4 thuyền viên trên tàu may mắn được cứu thoát. Sau đó ít giờ, hồi 18h50, hai chiếc tàu du lịch khác là Hoàn Cầu và Ánh Dương cũng bị sóng đánh chìm. Lực lượng cứu hộ đã cứu được 4 người trên tàu Hoàn Cầu và đang tiếp cận tàu Ánh Dương.

19h30, nước biển bắt đầu tràn vào thị trấn Cát Hải.
20h chưa có mưa nhưng gió lên, sóng mạnh, nước tràn vào thị trấn khiến nhiều tuyến đường phố ngập nước. Trên tuyến phố chính, hàng loạt cây gạo gai rơi cành ngổn ngang. Một cây lớn chắn ngang đường khiến đoàn xe của BCH PCLB huyện bị kẹt lại. Toàn huyện mất điện từ hơn 14h chiều. Hiện, gió càng lúc càng giật dữ dội.
15h chiều nay, mưa bão đang dần đổ bộ vào bờ gây gió lớn và mưa to tại Quảng Ninh. Tại cầu Bãi Cháy (TP Hạ Long), đã có rất nhiều trường hợp đi xe máy qua cầu bị gió thổi ngã rất nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho người dân, Sở GTVT Quảng Ninh đã chính thức ban hành lệnh cấm người sử dụng phương tiện thô sơ, xe máy qua cầu Bãi Cháy tại hai đầu cầu.

Theo đó, Sở GTVT Quảng Ninh cũng đã bố trí sẵn phương tiện cần thiết để phục vụ những người dân có nhu cầu đi lại cần thiết nhất trong thời điểm mưa bão đang đổ bộ vào TP Hạ Long.

Ông Chu Văn Tuyển - Phó trưởng ban chỉ huy PCLB Quảng Ninh cho biết: “Tính đến hơn 16h30 chiều nay, tại TP Hạ Long đã có mưa to kèm gió giật trên cấp 6, mưa mỗi lúc một lớn. Từ hơn 15h, trên địa bàn tỉnh đã bị mất điện trên diện rộng. Hiện Ban chỉ huy PCLB đang tích cực theo dõi thông tin cơn bão để có được những sự hỗ trợ cần thiết cho từng khu vực”.

Theo thông tin ghi nhận ban đầu từ các cơ quan ban ngành Quảng Ninh thì sự cố mất điện trên diện rộng do mưa bão, gió lớn. Mưa bão đã làm đổ 1 cột phát sóng của Đài TTTH Vân Đồn và 1 ăng ten phát sóng tại huyện Vân Đồn.
Từ 16h, bão số 1 đã đổ bộ vào đảo Cô Tô với sức gió giật lên cấp 12. Người dân trên đảo đã được sơ tán khỏi khu vực xung yếu. Tại thời điểm hiện tại chưa ghi nhận được trường hợp thiệt hại nào về người.

Ông Mai Tuấn Phượng - Phó Chủ tịch huyện Cô Tô cho biết: “Trước khi cơn bão đổ bộ vào đảo, UBND huyện đã sử dụng tàu cao tốc đi kiểm tra và yêu cầu tất cả các phương tiện hoạt động trên khu vực xung quanh đảo vào nơi trú ẩn an toàn. Để đối phó với cơn bão, địa phương đã huy động thêm một trung đội dân quân, lực lượng công an và dân phòng chuẩn bị thường trực hỗ trợ ngay khi cơn bão đổ bộ vào đảo”.
Phát biểu tại cuộc họp khẩn cấp vào sáng nay, ông Nguyễn Văn Đọc - Phó Chủ tich thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, theo dự báo, phạm vi ảnh hưởng của cơ bão số 1 rất rộng, có gây mưa bão lớn khó có thể nắm bắt được ảnh hưởng cụ thể.

Do đó, Ban Chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh đã chỉ đạo các địa phương như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ sẵn sàng phương án di dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở. Đồng thời, triển khai các phương án dự phòng, thường trực 24/24 để hỗ trợ những khu vực xung yếu khi bão số 1 chính thức đổ bộ vào Quảng Ninh.

17h30, phóng viên Dân trí đang có mặt tại thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải phòng cho biết, ở đây gió bắt đầu mạnh hơn, sóng biển dâng cao và mưa nhỏ. Công tác di dân vẫn đang tiếp tục được triển khai. Các cán bộ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị trấn đang tiếp tục có mặt tại hiện trường để triển khai công tác phòng chống bão.

Đến 18h, mưa ngớt, gió bắt đầu chuyển hướng đông bắc, tại khu vực bờ kè dọc thị trấn Cát Hải, sóng mạnh lên nhanh chóng. Nhiều con sóng vượt qua cả bờ kè sang bờ bên kia. Sau mỗi đợt sóng, những tảng đá bị sóng cuốn ra xa va vào nhau phát ra những tiếng kêu lớn.

Một số kè xung yếu thuộc địa bàn tổ dân phố Hải Lộc, thị trấn Cát Hải có nguy cơ bị vỡ. Ban chỉ huy PCLB thành phố nhận định, hiện không thể khắc phục đoạn kè này và đã yêu cầu di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực.

Không phải là “tâm bão”, nhưng những địa phương được xác định sẽ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Conson người dân cũng hồi hộp chờ đón bão. Bị ám ảnh bởi cơn đại hồng thủy cuối năm 2008, nhiều người Hà Nội đã tấp nập đi mua sắm, tích trữ thực phẩm.

Ở Hà Nội, các hoạt động đã bớt tập nập hơn, ngay từ chiều, nhiều cửa hàng đã đóng cửa từ khá sớm. Trung tâm thành phố Hà Nội không ồn ào và nhộn nhịp như những ngày cuối tuần trước đó.
Đối với người Hà Nội, những thông tin về sự ảnh hưởng của bão không khỏi khiến người dân lo sợ, bởi nỗi lo úng ngập và đặc biệt lo lắng cơn bão Conson với những ngày mưa kéo dài có thể sẽ tái diễn hình ảnh của trận đại hồng thủy lịch sử hồi cuối năm 2008.

Chị Hà (ở quận Đống Đa) chia sẻ: “Cứ có mưa, có bão là tôi lại ngay ngáy trong lòng. Nhà tôi ở Thái Thịnh, nghe thông tin về cơn bão số 1 mà tôi đứng ngồi không yên vì nhiều thứ phải lo: lo nhà bị ngập, lo con đi học, lo thực phẩm, lo bị chìm sâu trong nước như năm 2008… Tôi đã đi mua thực phẩm tích trữ sẵn trong nhà cho yên tâm. Cầu mong bão suy yếu và mưa ít thôi!”.
Tại Thanh Hóa: Đến thời điểm này các địa phương đã nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa trong công tác chuẩn bị, lên phương án nhằm đối phó với diễn biến của cơn bão số 1.

Toàn huyện Hậu Lộc có 12km đê biển đã cơ bản được kiên cố hóa. Riêng đoạn đê tại khu vực thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc cao trình chưa đảm bảo nên đang thực hiện dự án nâng cao cao trình để chống tràn. Hiện tại hơn 800 m đê tại đây đang được thi công, địa phương đã tiến hành phủ bạt che chắn phòng nước dâng cao cuốn trôi mặt đê. Ngoài ra, trong tổng số hơn 100 km mặt đê tại huyện Hậu Lộc cũng đã được kiểm tra rà soát kỹ.
Bên cạnh đó công tác tìm kiếm cứu nạn cũng được địa phương quan tâm, tất cả lực lượng đều được chuẩn bị tại chỗ để khi trường hợp xảy ra có thể huy động ngay.
Ông Nguyễn Văn Ấp, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết: “Ngay từ ngày 16/6, sau khi nhận được thong tin về cơn bão có khả năng đổ bộ vào Bắc Thanh Hóa, chúng tôi dừng tất cả các cuộc họp, hội nghị để lo công tác phòng chống bão”.

Còn tại huyện Nga Sơn, địa phương được cho là cách trung tâm bão không xa về hướng Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa cũng đã có phương án chuẩn bị đối phó với cơn bão số 1.
Tại huyện Tĩnh Gia, sáng 17/7, do chủ quan khi bão chưa vào nên có một trường hợp khách du lịch đã bị sóng to cuốn trôi khi đang tắm biển tại khu vực biển xã Hải Hòa, đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy nạn nhân này. Nạn nhân được xác định là nữ (SN 1982) quê ở Sơn Tây, Hà Nội.
Nghệ An, chúng tôi có mặt tại xã ven biển Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An với hàng ngàn tàu thuyền lớn nhỏ đã được neo đậu dây an toàn. Tại cảng Lạch Quèn, Quỳnh Thuận hầu hết các phương tiện tàu thuyền nơi đây đã được chằng chéo, neo buộc an toàn. Tuy nhiên, một nghịch lý là, hiện tại số tàu thuyền về nơi trú ẩn quá đông đúc, các tàu thuyền lại được cột, néo đậu quá gần nhau nên nhiều ngư dân e ngại khi xảy ra bão có thể bị ảnh hưởng như hư hỏng bởi va đập.

Một số ngư dân vừa đi biển về chiều ngày 16/7 cho biết, sau khi nhận được thông tin báo bão khẩn cấp nên hầu hết các ngư dân kéo lưới và quay trở về đất liền. Hầu hết các tàu thuyền đều đầy cá, nhưng đến khi về bến thì số lượng người mua giảm hẳn. Bởi một lúc hàng ngàn chiếc tàu chở cá đều cập bến.
Tại thị xã Cửa Lò, Cửa Hội, Diễn Châu ngay trong sáng nay BPCLB Nghệ An cũng đã tiến hành diễn tập phòng chống ứng cứu thiên tai. Các phương án sẵn sàng cho việc tác chiến ứng cứu trong lúc mưa bão xảy ra được chuẩn bị chu đáo, đến nơi đến chốn và có mặt mọi nơi mọi lúc khi sự cố xảy ra.

Nhóm phóng viên

trantien1980
17-07-2010, 10:14 PM
Mình ở SG nghe các bạn ngoài bắc bị bão tố thì đau lòng lắm có gì các bạn báo tin dùm để anh em hay tin chia sẻ

Fansifan
18-07-2010, 02:00 AM
Laotam tuyệt vời chỉ đưa thông tin không bao giờ đưa ý kiến , xin cảm ơn tấm lòng của ông

hyh
18-07-2010, 05:26 AM
Mấy thằng cha khí tượng sợ trách nhiệm nên cứ phán láo là cơn bão này diễn biến phức tạp. Nhìn kỹ lại thì cơn bão này có đường đi rất ổn định, độ mạnh yếu rất hợp quy luật.
Bão Conson có diễn biến quá phức tạp (http://dantri.com.vn/c20/s20-409544/bao-conson-co-dien-bien-qua-phuc-tap.htm)
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/07/17/91abao3_170710.jpg

laotam
18-07-2010, 09:56 AM
Bão tan, người Hà Nội... thở phào

- Bão số 1 vừa tan, một cơn áp thấp mới đã hình thành ngoài khơi Philippin, không loại trừ khả năng mạnh lên thành bão.

Thông tin trên được ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương cho biết sáng nay (18/7) tại cuộc họp Ban PCLBTW.

Ông Hải cho hay, lúc 1h sáng ngày 18/7, áp thấp ở vào khoảng 16 độ vĩ Bắc, 122 độ kinh Đông. Áp thấp có chiều di chuyển vào biển Đông, theo hướng từ vĩ tuyến 16 trở ra đến đảo Hải Nam của Trung Quốc.

11 người chết, mất tích vì bão số 1

Báo cáo của Ban PCLBTW sáng 18 cho hay, tính đến 7h sáng cùng ngày đã có ít nhất 11 người chết, mất tích vì bão, trong đó, ngoài 6 ngư dân Quảng Ngãi đang mát tích ngoài Hoàg Sa, còn có 4 thủy thủ ở Quảng Ninh và một dân thường ở tỉnh này bị trôi sóng. 3 người khác ở Hải Phòng cũng bị thương do bão.

Thống kê ban đầu cho thấy Quảng Ninh và Hải Phòng là hai tỉnh thành thiệt hại nặng nhất: Trong số 303 căn nhà bị sập thì Hải Phòng có 200, Quảng Ninh 103 căn.

Có 34 tàu bị trôi thì có 3 tàu lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng) bị trôi dạt, 27 tàu khác bị đánh vỡ.

Bộ tư lệnh Biên phòng cũng thông tin, 5h sáng nay, 3 tàu cứu hộ của Hải Quân cũng đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa, bắt liên lạc với các tàu đã cứu sống 4 ngư dân Quảng Ngãi, tiếp cận khu vực 6 ngư dân còn lại mất tích.

Ông Lê Thanh Hải cho biết thêm, tính đến 1h sáng nay, lượng mưa không lớn lắm, các khu vực cao như Ba Đồn (Quảng Bình 184mm), Kỳ Anh (Hà Tĩnh 132mm), các khu vực còn lại chỉ vào khoảng 100mm. Tuy nhiên, sau 7h sáng, có thể mưa sẽ lớn hơn,

Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo, tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của áp thấp nhiệt đới, diễn biến mưa sau bão đề phòng mưa lớn gây úng ngập và lũ quét.

Ông Phát cũng nhìn nhận, công tác dự báo chưa sát, diễn biến bão phức tạp nên có nơi đã chủ quan, nhiều nơi ngư dân vẫn ra khơi.

Theo Bộ trưởng Phát, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Quảng Ngãi để có chính sách hỗ trợ ngư dân bởi ngư trường xung quanh quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nhiều phức tạp.

Hà Nội: Cây đổ, dân sắp “đắp đê”

Dù chịu ảnh hưởng của bão rất nhỏ nhưng đêm qua, rạng sáng nay, nhiều cây trên đường phố Hà Nội như Giang Văn Minh, Nguyễn Chí Thanh, Quang Trung, Trần Hưng Đạo…cũng đã bật gốc, gẫy cành.

Sáng sớm nay, nhiều nhà dân, cửa hàng Hà Nội vẫn sẵn sàng những bao cát dự trữ để “đắp đê” chống ngập nhưng chưa có cơ hội dùng đến.

Ngày 16-17/7, sợ trời mưa to do bão, đường ngập nên nhiều người dân Hà Nội đã đổ xô đi siêu thị dự trữ đồ ăn cả tuần.

Mưa không lớn và không gây ngập, nhiều người dân Hà Nội đã thở phào nhẹ nhõm...

laotam
18-07-2010, 09:59 AM
Hà Nội: Đại thụ bị quật ngã bởi ảnh hưởng bão
(Dân trí) - Dù không nằm ở tâm bão nhưng những cơn gió to do ảnh hưởng của bão quét qua cũng khiến một số cây đại thụ ở Hà Nội bị quật ngã.

Khi những trận mưa kèm theo gió lớn tràn vào thủ đô lúc 20h đêm qua, lo sợ cây đổ, tắc đường, nguy hiểm đến tính mạng, nhiều nhà dân đã đóng cửa nghỉ sớm khiến đường phố thủ đô vắng vẻ hơn thường ngày. Đến 23h đêm, chỉ còn những người công nhân môi trường đô thị vẫn cố sức gom những xe rác thải để làm sạch môi trường trước khi bão ập đến.


Sáng nay, 18/7, nhiều cây xanh trên các tuyến phố Nguyễn Gia Thiều, Bà Triệu, Tô Hiến Thành, Xã Đàn... ở Hà Nội bị quật ngã bởi ảnh hưởng của bão.

mrbomb
18-07-2010, 01:12 PM
Tóm lại là toàn thổi phồng thông tin. " Đục nước béo cò" dân kinh doanh lương thưc, thực phẩm. Các ông lãnh đạo đang " tích điểm" khi đến gần ngày bầu cử.