6789
15-02-2013, 12:02 PM
Lệ xưa, mỗi dịp Tết đến, bên cạnh câu đối đỏ bao giờ người ta cũng treo những bức tranh Tết Đông Hồ - một phần tâm linh đặc sắc của dân tộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của chúng.
Một cái Tết cổ truyền đầy đủ, không thể nào thiếu vắng tranh Đông Hồ với những nét vẽ giản dị nhưng lại mang những hàm ý sâu xa. Dù những hình ảnh được vẽ rất đơn giản và thân thuộc, như con lợn, con gà... nhưng người treo luôn gửi gắm vào đó những lời cầu chúc cho năm mới, khi thì là con cái chăm ngoan, con đàn cháu đống, khi thì là phúc lộc đủ đầy.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho1-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Lễ Trí: Bức tranh em bé ôm rùa thể hiện ước mong đứa trẻ sẽ có được cả hai chữ Lễ (Lễ Nghĩa, Lễ Phép) và chữ Trí (Lý Trí, Trí Tuệ). Người xưa vẫn hay nói: Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép. Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc. Bức Lễ Trí chính là thể hiện bằng tranh của câu nói này. Ngoài ra, bức tranh còn có tên dân dã là “Gái sắc bế rùa xanh”.Gia đình treo tranh này vào dịp Tết là mong muốn đứa bé gái sẽ xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu đảm đang như con rùa.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho2-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Nhân Nghĩa: Cũng như bức Lễ Trí, dân gian thường ví von "Người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác. Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc". Bức Nhân Nghĩa với hình ảnh cậu bé ôm cóc – cậu Ông Trời thể hiện mong ước có được cái Nhân, cái Nghĩa của cóc tía trong truyện cổ Cóc kiện trời. Bức tranh này còn được gọi với tên dân gian “Trai tài ôm cóc tía”, đặt đối xứng với “Gái sắc ôm rùa xanh.”
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho3-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Vinh Hoa: Hình ảnh cậu bé ôm gà trống trong tranh Vinh Hoa là lời chúc đại cát, đại lợi cho người treo tranh. Gà trống lớn trong tiếng Hán đọc là Đại kê, đồng âm với đại cát, một quẻ bói tốt nhất trong Bát quái.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho4-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Phú Quý: Bức tranh bé gái ôm vịt thể hiện ước mong người con gái dịu hiền, duyên dáng, sinh nhiều. Bông hoa sen phía sau còn tượng trưng cho sự trong trắng tinh khiết.
Bộ tranh Tứ Quý Lễ Trí – Nhân Nghĩa – Vinh Hoa – Phú Quý là bốn bức thường được treo cùng nhau trong dịp năm mới. Bốn bức tranh này hoàn toàn là những sáng tạo đáng tự hào của người Việt, truyền tải những ước mơ cao đẹp từ bao đời nay.
http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho5-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Lợn Đàn: Theo quan niệm của người vẽ tranh Đông Hồ, con lợn là con vật đẹp nhất, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc. Hình ảnh xoáy đông dương trên mình lợn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở. Tranh Lợn Đàn được treo nhiều trong ngày Tết là để thể hiện mong ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho6-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Tiền Lộc: Có truyền thuyết kể rằng một người lái buôn tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần ban cho một cô hầu là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi và từ đó gia đình làm ăn phát đạt, giàu có vô cùng.
Một hôm vào ngày Tết, Như Nguyệt phạm lỗi bị Âu Minh đánh, sợ quá liền trốn vào đống rác rồi biến mất. Từ đó nhà Âu Minh sa sút dần. Người ta nói Như Nguyệt là Thần Tài và từ đó có tục thờ Thần Tài cũng như lệ kiêng đổ rác vào ngày Tết. Bức tiền lộc vẽ Thần Tài chính là thể hiện mong muốn có tiền, có lộc vào năm mới.
http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho7-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Múa Lân: Bức tranh mô tả hình ảnh múa lân quen thuộc trong ngày Tết, phản ánh không khí vui tươi hứng khởi dịp đầu xuân.
http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho8-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt: Hình ảnh chú cá chép trông trăng là một đề tài quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Bức tranh này thường được đặc biệt treo vào dịp Tết ở những nhà năm đó có người phải thi cử. Bức tranh hàm ý hi vọng người học trò học hành chăm chỉ rồi sẽ đến lúc vượt vũ môn thành công như “cá chép hóa rồng.”
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho9-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Công Múa: Một bức tranh rực rỡ trong ngày Tết. Chim Công theo dân gian là một con vật tượng trưng cho cái đẹp và phẩm cách cao quý. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng treo hình ảnh chim công trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma.
- Sưu Tầm -
Một cái Tết cổ truyền đầy đủ, không thể nào thiếu vắng tranh Đông Hồ với những nét vẽ giản dị nhưng lại mang những hàm ý sâu xa. Dù những hình ảnh được vẽ rất đơn giản và thân thuộc, như con lợn, con gà... nhưng người treo luôn gửi gắm vào đó những lời cầu chúc cho năm mới, khi thì là con cái chăm ngoan, con đàn cháu đống, khi thì là phúc lộc đủ đầy.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho1-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Lễ Trí: Bức tranh em bé ôm rùa thể hiện ước mong đứa trẻ sẽ có được cả hai chữ Lễ (Lễ Nghĩa, Lễ Phép) và chữ Trí (Lý Trí, Trí Tuệ). Người xưa vẫn hay nói: Người không có Lễ thì sẽ thành kẻ vô phép. Người không có Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc. Bức Lễ Trí chính là thể hiện bằng tranh của câu nói này. Ngoài ra, bức tranh còn có tên dân dã là “Gái sắc bế rùa xanh”.Gia đình treo tranh này vào dịp Tết là mong muốn đứa bé gái sẽ xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu đảm đang như con rùa.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho2-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Nhân Nghĩa: Cũng như bức Lễ Trí, dân gian thường ví von "Người không có Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác. Người không có Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc". Bức Nhân Nghĩa với hình ảnh cậu bé ôm cóc – cậu Ông Trời thể hiện mong ước có được cái Nhân, cái Nghĩa của cóc tía trong truyện cổ Cóc kiện trời. Bức tranh này còn được gọi với tên dân gian “Trai tài ôm cóc tía”, đặt đối xứng với “Gái sắc ôm rùa xanh.”
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho3-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Vinh Hoa: Hình ảnh cậu bé ôm gà trống trong tranh Vinh Hoa là lời chúc đại cát, đại lợi cho người treo tranh. Gà trống lớn trong tiếng Hán đọc là Đại kê, đồng âm với đại cát, một quẻ bói tốt nhất trong Bát quái.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho4-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Phú Quý: Bức tranh bé gái ôm vịt thể hiện ước mong người con gái dịu hiền, duyên dáng, sinh nhiều. Bông hoa sen phía sau còn tượng trưng cho sự trong trắng tinh khiết.
Bộ tranh Tứ Quý Lễ Trí – Nhân Nghĩa – Vinh Hoa – Phú Quý là bốn bức thường được treo cùng nhau trong dịp năm mới. Bốn bức tranh này hoàn toàn là những sáng tạo đáng tự hào của người Việt, truyền tải những ước mơ cao đẹp từ bao đời nay.
http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho5-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Lợn Đàn: Theo quan niệm của người vẽ tranh Đông Hồ, con lợn là con vật đẹp nhất, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc. Hình ảnh xoáy đông dương trên mình lợn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở. Tranh Lợn Đàn được treo nhiều trong ngày Tết là để thể hiện mong ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu.
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho6-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Tiền Lộc: Có truyền thuyết kể rằng một người lái buôn tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần ban cho một cô hầu là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi và từ đó gia đình làm ăn phát đạt, giàu có vô cùng.
Một hôm vào ngày Tết, Như Nguyệt phạm lỗi bị Âu Minh đánh, sợ quá liền trốn vào đống rác rồi biến mất. Từ đó nhà Âu Minh sa sút dần. Người ta nói Như Nguyệt là Thần Tài và từ đó có tục thờ Thần Tài cũng như lệ kiêng đổ rác vào ngày Tết. Bức tiền lộc vẽ Thần Tài chính là thể hiện mong muốn có tiền, có lộc vào năm mới.
http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho7-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Múa Lân: Bức tranh mô tả hình ảnh múa lân quen thuộc trong ngày Tết, phản ánh không khí vui tươi hứng khởi dịp đầu xuân.
http://libero.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho8-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt: Hình ảnh chú cá chép trông trăng là một đề tài quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam. Bức tranh này thường được đặc biệt treo vào dịp Tết ở những nhà năm đó có người phải thi cử. Bức tranh hàm ý hi vọng người học trò học hành chăm chỉ rồi sẽ đến lúc vượt vũ môn thành công như “cá chép hóa rồng.”
http://libero.vcmedia.vn/k:4UuCmmwzv7QCsoFRiLuWXnHUSFrrXS/Image/2013/02/tranh-dong-ho9-9174c/y-nghia-cua-nhung-buc-tranh-tet-dong-ho.jpg
Tranh Công Múa: Một bức tranh rực rỡ trong ngày Tết. Chim Công theo dân gian là một con vật tượng trưng cho cái đẹp và phẩm cách cao quý. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng treo hình ảnh chim công trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà ma.
- Sưu Tầm -