Lâm Đệ
17-02-2013, 12:42 AM
Hôm trước, lang thang trên mạng, tôi tình cờ đọc được một câu trong một bức tranh có thể nói là tranh hài chế cũng được, mà nói là châm biếm cũng được. Câu đó là : “Người ta giàu người ta ăn nho Mỹ, còn tôi nghèo tôi qua Mỹ ăn nho.” Bạn có thể hiểu như thế nào cũng được. Còn riêng tôi, đọc xong mà tôi phì cười vì tôi nhớ lại trước khi tôi sang Mỹ, lúc còn ở Việt Nam, nho Mỹ lúc nào cũng được người bán hàng hô giá rất cao vì là nho xịn và sạch mà. Nói chung, không chỉ nho, thứ gì có gắn mác Mỹ là đều được mọi người thích. Với cái vốn hiểu biết không phải trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, mà chỉ dừng ở mức lửng lơ con cá vàng như tôi, thì tôi chỉ biết Mỹ theo từ Hán-Việt nghĩa là đẹp, vậy thôi. Tôi cũng không thể biết rõ ràng là tại sao người ta lại gọi Mỹ là Mỹ, ngoài việc, Mỹ là một nơi rất đẹp. Lúc trước tôi đã nghĩ thế…
Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế. Nói chung, không tính những nơi được dựng trong phim trường Hollywood thì rất nhiều những nơi mà bạn thấy về nước Mỹ trong những bộ phim Hollywood là thật. Đoán là trong đầu nhiều bạn giờ đang nghĩ tới Empire States Building, Tượng Nữ thần Tự do, những sòng bài nhộn nhịp ở Vegas, những bãi biển ngập nắng cát trắng dài miên man ở California, hay những con sóng đang cuồn cuộn đùa giỡn với biển ở Hawaii phải không…Umm, sao lại đẹp thế nhỉ??
Nhưng, khoan đã các bạn, muốn tưởng tượng hay mơ gì thì chờ lát nữa đã, còn giờ là lúc quay lại hiện thực đây.
Hiện thực là, đối với nhiều du học sinh từ Việt Nam sang, kể cả những bạn đi theo diện học bổng hay tự túc, cấp 3, đại học, hay cao học, thì rất nhiều bạn học ở các trường nằm trong khu vực không phải là thành phố lớn. Nói chính xác và cụ thể hơn thì đa số là ở khu vực nông thôn, vùng núi, hay vùng sâu vùng xa. Dĩ nhiên nói là nông thôn nhưng sẽ không giống nông thôn như ở Việt Nam. Có lẽ sẽ không thể tìm thấy ở đâu cái nét đẹp thanh bình, yên ả, với đàn trâu, khóm tre, bờ ruộng như ở những vùng quê miền Bắc Việt Nam; hay như những cây cầu tre, những khóm dừa, nhưng phiên chợ trên sông như ở miền Nam Việt Nam đâu. Nhưng vì đều là khu vực đất nhiều, nhiều nơi có ruộng ngô, bò, thưa dân cư, và xa trung tâm cho nên được cho là nằm ở khu vực nông thôn.
Tại sao tôi lại kể điều này? Có thể nhiều người sinh sống đã lâu ở Mỹ hay nước ngoài nói chung thì ít khi để ý và cũng không mấy quan tâm, nhưng đối với nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đi du học bây giờ thì đây chính là một điều mà rất nhiều bạn đã phải trải qua. Shock văn hóa!!!
Các bạn thuộc thế hệ 8X, 9X hiện nay cho dù là ở Hà Nội, Sài Gòn, hay ở những thành phố, tỉnh nhỏ hơn, trước khi đến Mỹ thì đều biết đến Mỹ qua video ca nhạc, những bộ phim, hay những bức ảnh quảng cáo trên những brochures của trường các bạn hay từ một trung tâm du học nào đó. Thực sự các bạn đều mong muốn được sống ở những nơi mà các bạn đã xem qua ấy phải không? Nhưng trong thực tế, nhiều bạn đặt chân xuống tới sân bay cuối cùng, bước ra khỏi đó, chưa kịp lấy lại sức lực sau chuyến bay dài trung bình khoảng 24 tiếng từ Việt Nam sang Mỹ và việc mệt mỏi do thay đổi múi giờ, thì rất nhiều người đã cảm thấy rất shock vì tại sao ở đây không giống trên phim??? Hay mình bị bắt nhầm máy bay??? Hay là mình đang ngủ mơ???
Nếu những ai đã xem Forest Gump có Tom Hanks hay What's Eating Gilbert Grape có Johnny Depp thì sẽ không lạ lẫm với những cảnh này.
Ngủ mơ thì còn có thể chứ bắt nhầm máy bay thì chắc không thể đâu nhỉ. Nhưng tích cực lên nào các bạn, ngoài việc cảnh vật xung quanh chỉ “hơi” khác một chút so với trên phim thì mọi thứ cũng rất tốt mà. Đường phố không bụi bặm, không tắc đường, đường xá rộng thênh thang, và giao thông cũng di chuyển rất có quỹ đạo. Hai bên đường sẽ có lúc bạn nhìn thấy cửa hàng KFC, Pizza Hut mà hồi ở Việt Nam các bạn rất hay đến đó để ăn uống tụ tập với bạn bè. Bạn sẽ nhìn thấy những cửa hàng McDonald mà khi ở Việt Nam bạn đã từng ước không biết bao giờ McDonald sẽ đến Việt Nam. Và dĩ nhiên, xung quanh bạn sẽ toàn là “Tây,” những người mà khi ở Việt Nam bạn sẽ chỉ gặp họ chủ yếu ở những địa điểm du lịch hay các trung tâm tiếng anh. Bây giờ là lúc bạn xốc lại tinh thần và đem hết vốn liếng tiếng anh của mình ra để bắt đầu một cuộc sống mới nào.(Cá Vàng)
Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế. Nói chung, không tính những nơi được dựng trong phim trường Hollywood thì rất nhiều những nơi mà bạn thấy về nước Mỹ trong những bộ phim Hollywood là thật. Đoán là trong đầu nhiều bạn giờ đang nghĩ tới Empire States Building, Tượng Nữ thần Tự do, những sòng bài nhộn nhịp ở Vegas, những bãi biển ngập nắng cát trắng dài miên man ở California, hay những con sóng đang cuồn cuộn đùa giỡn với biển ở Hawaii phải không…Umm, sao lại đẹp thế nhỉ??
Nhưng, khoan đã các bạn, muốn tưởng tượng hay mơ gì thì chờ lát nữa đã, còn giờ là lúc quay lại hiện thực đây.
Hiện thực là, đối với nhiều du học sinh từ Việt Nam sang, kể cả những bạn đi theo diện học bổng hay tự túc, cấp 3, đại học, hay cao học, thì rất nhiều bạn học ở các trường nằm trong khu vực không phải là thành phố lớn. Nói chính xác và cụ thể hơn thì đa số là ở khu vực nông thôn, vùng núi, hay vùng sâu vùng xa. Dĩ nhiên nói là nông thôn nhưng sẽ không giống nông thôn như ở Việt Nam. Có lẽ sẽ không thể tìm thấy ở đâu cái nét đẹp thanh bình, yên ả, với đàn trâu, khóm tre, bờ ruộng như ở những vùng quê miền Bắc Việt Nam; hay như những cây cầu tre, những khóm dừa, nhưng phiên chợ trên sông như ở miền Nam Việt Nam đâu. Nhưng vì đều là khu vực đất nhiều, nhiều nơi có ruộng ngô, bò, thưa dân cư, và xa trung tâm cho nên được cho là nằm ở khu vực nông thôn.
Tại sao tôi lại kể điều này? Có thể nhiều người sinh sống đã lâu ở Mỹ hay nước ngoài nói chung thì ít khi để ý và cũng không mấy quan tâm, nhưng đối với nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đi du học bây giờ thì đây chính là một điều mà rất nhiều bạn đã phải trải qua. Shock văn hóa!!!
Các bạn thuộc thế hệ 8X, 9X hiện nay cho dù là ở Hà Nội, Sài Gòn, hay ở những thành phố, tỉnh nhỏ hơn, trước khi đến Mỹ thì đều biết đến Mỹ qua video ca nhạc, những bộ phim, hay những bức ảnh quảng cáo trên những brochures của trường các bạn hay từ một trung tâm du học nào đó. Thực sự các bạn đều mong muốn được sống ở những nơi mà các bạn đã xem qua ấy phải không? Nhưng trong thực tế, nhiều bạn đặt chân xuống tới sân bay cuối cùng, bước ra khỏi đó, chưa kịp lấy lại sức lực sau chuyến bay dài trung bình khoảng 24 tiếng từ Việt Nam sang Mỹ và việc mệt mỏi do thay đổi múi giờ, thì rất nhiều người đã cảm thấy rất shock vì tại sao ở đây không giống trên phim??? Hay mình bị bắt nhầm máy bay??? Hay là mình đang ngủ mơ???
Nếu những ai đã xem Forest Gump có Tom Hanks hay What's Eating Gilbert Grape có Johnny Depp thì sẽ không lạ lẫm với những cảnh này.
Ngủ mơ thì còn có thể chứ bắt nhầm máy bay thì chắc không thể đâu nhỉ. Nhưng tích cực lên nào các bạn, ngoài việc cảnh vật xung quanh chỉ “hơi” khác một chút so với trên phim thì mọi thứ cũng rất tốt mà. Đường phố không bụi bặm, không tắc đường, đường xá rộng thênh thang, và giao thông cũng di chuyển rất có quỹ đạo. Hai bên đường sẽ có lúc bạn nhìn thấy cửa hàng KFC, Pizza Hut mà hồi ở Việt Nam các bạn rất hay đến đó để ăn uống tụ tập với bạn bè. Bạn sẽ nhìn thấy những cửa hàng McDonald mà khi ở Việt Nam bạn đã từng ước không biết bao giờ McDonald sẽ đến Việt Nam. Và dĩ nhiên, xung quanh bạn sẽ toàn là “Tây,” những người mà khi ở Việt Nam bạn sẽ chỉ gặp họ chủ yếu ở những địa điểm du lịch hay các trung tâm tiếng anh. Bây giờ là lúc bạn xốc lại tinh thần và đem hết vốn liếng tiếng anh của mình ra để bắt đầu một cuộc sống mới nào.(Cá Vàng)