PDA

View Full Version : Đặc cấp quốc tế đại sư Nguyễn Vũ Quân



Minh Ngọc
21-07-2010, 10:20 PM
21 tuổi, vô địch toàn quốc (2004); 22 tuổi, lần đầu xuất ngoại đã đánh bại cả một dàn hảo thủ thế giới để đoạt HCĐ và trở thành đặc cấp quốc tế đại sư trẻ nhất VN trong lịch sử cờ tướng nước nhà.
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/07/21/21/12797214891490512463_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/369130796)

Kỳ tích đó thuộc về một chàng trai Hà Nội có cái tên Nguyễn Vũ Quân.

4 tuổi, khi lũ bạn cùng trang lứa vẫn còn mê mải với những ôtô, máy bay, robot thì cậu bé Quân, dù cực kỳ hiếu động nhưng lại chỉ thích ngồi chầu rìa xem bố đánh cờ. Lên 5 tuổi, ông bố Nguyễn Văn Thành chính thức dạy Quân học đánh cờ chỉ để cậu bé bớt nghịch ngợm và cũng là cách giữ chân con ở nhà.

Ai dè, sểnh một cái là cậu tót ra quán nước đầu ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nhập sới phủi của mấy ông già về hưu, mấy anh xe ôm, bốc vác mà mê mệt với những nước đi kỳ ảo của 32 quân cờ. Đam mê, lại chịu khó học hỏi nên trình độ cờ của cậu bé khiến nhiều đối thủ bề trên phải vị nể. Nhưng có lẽ tài năng của cậu mãi mãi chỉ quanh quẩn nơi sới cờ ngõ chợ nếu không có cái duyên kỳ ngộ.

“Duyên kỳ ngộ”

Năm 1997, cậu học trò lớp 8 Trường cấp I-II Văn Chương, Nguyễn Vũ Quân, vì nghịch ngợm và nói chuyện riêng trong giờ học nên bị cô giáo mời ra khỏi lớp. Lên tới phòng hội đồng, chưa kịp lấy giấy bút viết bản kiểm điểm, Quân thấy một nhóm người đang đỏ mặt tía tai vây quanh một bàn cờ. Chàng ta háo hức nhảy ngay vào xem rồi theo thói quen mách nước.

Đang rèn cho đội tuyển cờ tướng của trường chuẩn bị đi thi đấu giải cấp quận, thấy cậu học trò có rất nhiều nước sáng, thầy giáo Thành liền bảo Quân vào chơi thử. Cờ đã đến tay, loáng một cái, Quân không những đã đánh te tua tất cả hạt giống của đội tuyển mà còn làm chính HLV Thành phải bỏ giáp qui hàng. Cái bản kiểm điểm về tội nghịch ngợm trong giờ học nhanh chóng được quên đi, thay vào đó Quân chính thức được ghi tên vào danh sách đội tuyển cờ tướng của trường.

Không phụ sự trông đợi của thầy cô và bè bạn, năm ấy Quân dễ dàng đoạt luôn ngôi vô địch giải cờ tướng học sinh quận Đống Đa và thành phố Hà Nội. Với thành tích quá ư ngoạn mục ngay trong lần đầu tiên ra mắt ấy, Nguyễn Vũ Quân được tuyển thẳng vào CLB cờ tướng quận Đống Đa để ăn ngủ cùng... “xe pháo mã”.

Phi “nhẫn” bất thành “nhân”

14 tuổi, khi cái máu ham chơi vẫn còn chảy rần rật trong trái tim đang lớn, Quân đã trở thành VĐV chuyên nghiệp, mà lại theo đuổi môn thể thao trí óc là cờ tướng, phải ngồi cả ngày cả buổi để bóp đầu nhăn trán theo từng nước biến hóa của những quân cờ nên chân tay bứt rứt lắm. Lại nữa, do hoàn cảnh gia đình (cha mẹ đi xuất khẩu lao động khi Quân mới 7 tuổi) ba anh em trai được phó thác cho bà nội; cuộc sống phóng túng ấy đã mang đến cho Quân cái tính ngông nghênh, bất cần... Và anh chàng mang tất cả những điều “phóng khoáng” ấy vào những cuộc cờ.

May mà có HLV Trần Viết Bảo, người thầy đã dìu dắt Quân ngay từ những bước đi chập chững vào đời VĐV chuyên nghiệp cho đến tận ngày nay, ông thương Quân như con và đáp lại, cậu học trò cưng cũng kính trọng thầy như cha. Thầy Bảo cho biết: “Quân tiếp thu nhanh, tư duy mạch lạc nên khi được huấn luyện bài bản, trình độ cứ tăng vù vù theo cấp số nhân. Nhưng anh chàng có nhược điểm là rất lười làm bài tập”.

Để răn đe cậu trò nhỏ, ông quyết định không cho Quân tham dự giải trẻ toàn quốc năm 1998 dù khi đó anh là đương kim vô địch TP Hà Nội. Cũng chính năm đó, người bạn đồng môn Nguyễn Thành Bảo khi tham dự giải cờ tướng trẻ châu Á đã đánh bại kỳ thủ Hồng Trí (Trung Quốc) để đoạt HCV.

Thành công của đồng đội thân thiết đã khích lệ tinh thần ham học của Quân. Anh lao vào tập luyện say mê với quyết tâm “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”, một khối lượng bài tập đồ sộ đã được Quân nuốt một cách mau lẹ khiến người HLV nổi tiếng “lạnh” như Trần Viết Bảo cũng phải trố mắt kinh ngạc.

Nhưng tuổi trẻ vẫn cần những cú vấp để trưởng thành. Năm 1999, Quân tham dự giải cờ tướng trẻ toàn quốc và liên tiếp giành chiến thắng ở những ván đầu. Thắng lợi như chẻ tre đã làm chàng hoa cả mắt và chủ quan nên cuối cùng nhận một thất bại thảm khốc, thua cả ba ván cuối cùng nên chỉ xếp hạng tư.

Năm sau, cũng tại giải trẻ toàn quốc, Quân lại nhanh chóng “biến” các đối thủ thành kẻ bại trận. Ván cuối gặp Lê Phan Trọng Tín, chỉ cần hòa là Quân đoạt HCV. Thắng phải thắng đẹp, việc gì phải chủ hòa, vào trận Quân xua quân ào ào xông lên tấn công và thế là rơi vào chiếc bẫy của Tín giăng sẵn. Bó tay, thúc thủ, Quân nhận HCB với nhiều cay đắng...

Lời khuyên của người vừa là thầy, vừa được Quân coi như cha, Trần Viết Bảo: “Trong cuộc cờ cũng như trong cuộc đời, muốn cao không ai qua được chữ “nhẫn” đâu con ạ”, Quân lập tức “ngộ” ra. Quân lao vào tập luyện với sự khiêm tốn chưa bao giờ có trước đó. Để “dạn đòn” hơn, năm 2002 Quân từ biệt sư phụ, “hành tẩu giang hồ” đặng thu thập thêm những kỳ chiêu dị pháp của các cao thủ võ lâm.

Vào ăn dầm ở dề cả năm trời tại TP.HCM, Quân háo hức tham dự hàng trăm trận, từ những cuộc đấu phủi nơi góc quán cà phê, bên hông Chợ Lớn đến những trận tỉ thí kinh thiên động địa với đặc cấp quốc tế đại sư Trềnh A Sáng. Ngày nào cũng đánh ròng rã từ 8g-22g, có lần ba ngày đêm liên tiếp Quân không về gác trọ để dồn tâm sức cho những cuộc đấu cờ...

Diện kiến với hàng loạt cao thủ người Hoa, Quân học hỏi được vô vàn kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở: từ chiêu giằng mã của một ẩn sĩ Chợ Lớn đến cước hoành xa của chàng cao thủ Q.3... Trở về Hà Nội, các chiêu thức học từ thực tế đã được Quân mang ra cùng với thầy Bảo mổ xẻ đến từng vân vi để thu nạp những tuyệt chiêu, tạo thành lối đánh rất sáng tạo nhưng không xa rời bài bản.

Thành công từ khổ luyện

Chuyến hạ sơn ấy đã cho kết quả mỹ mãn, Quân tiến bộ vượt bậc cả trình độ cờ lẫn bản lĩnh thi đấu. Không phải chờ đợi lâu, năm 2004 Quân đoạt ngôi vô địch cờ tướng toàn quốc và dễ dàng giữ vững vị trí này tới năm 2005, gây cho làng cờ một cơn choáng váng.

Cũng trong năm 2005, Quân được cử vào đội tuyển quốc gia tham dự giải vô địch thế giới tại Paris (Pháp). Giải này diễn ra hai năm một lần, qui tụ tất cả anh hùng hào kiệt khắp năm châu bốn biển. Từ khi có giải, ba thứ hạng đầu luôn thuộc về các kỳ thủ Trung Quốc, nếu không phải người Trung Hoa đại lục thì cũng là các kỳ thủ gốc Hoa sống ở các nước khác. VN tham gia giải từ năm 1993 và thành tích đứng thứ 6 của Trềnh A Sáng là chiến công ấn tượng nhất từ trước tới đó.

Vào cuộc, ngay từ ván đầu, Nguyễn Vũ Quân liên tục gây bất ngờ, thắng 6, hòa 1, thua 1 và dẫn đầu. Ân tượng nhất là chiến thắng trước Ngô Quí Lâm (Đài Loan), đặc cấp quốc tế đại sư, một ứng cử viên sáng giá của giải.

Ván này kỳ thủ Đài Loan đi trước, xuất quân theo bố cục “trung pháo trực hoành xa đối bình phong mã, lưỡng đầu xà”, là thế trận đã giúp Lâm giành biết bao thắng lợi vang dội. Không chút nao núng, Quân dùng đòn đối công đã được kiểm nghiệm tại giải vô địch cờ tướng hạng nhất toàn quốc năm 2001, gây bất ngờ, dần dụ đối thủ vào bẫy và giành thắng lợi ấn tượng.

Ván thứ 9, gặp đương kim vô địch thế giới Lữ Khâm (Trung Quốc), Quân xử lý trung cục không tốt nên thất bại. Đáng tiếc là sau đó, do chỉ đạo thiếu hợp lý của HLV Lê Thiên Vị nên Quân mất cơ hội tranh HCB, cuối cùng chỉ đoạt HCĐ. Đến tận bây giờ, Quân vẫn tiếc hùi hụi vì: “Mục tiêu đề ra trước khi vào giải là lọt vào tốp 4, thế mà mình thắng suốt và dẫn đầu. Quá mừng nên tôi có chút lơi lỏng (thỏa mãn); thêm việc không có thầy Trần Viết Bảo kề bên để hỗ trợ tinh thần cũng như chỉ đạo nên... sảy tay”.

Tuy nhiên, việc đạt thành tích tốt nhất của cờ tướng VN trên đấu trường quốc tế, nhất là việc Quân được phong đặc cấp quốc tế đại sư khi mới 22 tuổi, với lối chơi tinh quái, đậm bản sắc..., cánh chim lạ Nguyễn Vũ Quân đã làm báo chí thế giới (đặc biệt là Trung Quốc) tốn biết bao giấy mực để phân tích, mổ xẻ và nồng nhiệt ngợi khen.

Cũng dễ hiểu, bởi kể từ giải vô địch cờ tướng thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1978, chủ nhân của những tấm huy chương đều là người gốc Hoa. Lại là một kỷ lục nữa: Nguyễn Vũ Quân là kỳ thủ đầu tiên không phải người Hoa được phong ngay lần đầu dự giải thế giới.

Cờ và nghiệp...

Hạng ba thế giới, hai năm liền vô địch giải trong nước, vậy mà tại giải vô địch cờ tướng 2006 vừa rồi, chàng trai vàng Nguyễn Vũ Quân không có tên trong số ba kỳ thủ dẫn đầu. Lý giải về điều này, cả HLV Trần Viết Bảo và kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân đều khẳng khái: đấy là sai lầm của Liên đoàn Cờ VN khi cho phép đăng ký không hạn chế số kỳ thủ tham gia.

Điều ấy tạo thành kẽ hở để các địa phương mang quân ồ ạt vào giải và tạo điều kiện cho các VĐV chủ lực của họ dễ dàng kiếm điểm. Trong khi ấy, Hà Nội không có người lót đường nên Quân phải gồng mình đánh trận nào cũng phải tận lực nên chỉ thắng được 6 trận, để thua 3 và hòa 2...

Cả hai thầy trò Quân đều thở dài thườn thượt khi nhắc đến các quan chức trong ngành TDTT vẫn hàm hồ rằng cờ tướng chỉ là môn thể thao nhẹ nhàng nên thiếu quan tâm. Năm 2005, Quân đoạt HCĐ thế giới, lập kỳ tích cho làng cờ tướng VN vậy mà không hề có tên trong danh sách khen thưởng VĐV tiêu biểu hằng năm của Sở TDTT Hà Nội (chứ chưa nói gì đến danh sách của Ủy ban TDTT).

Nói là vậy nhưng đã trót mang lấy nghiệp vào thân, Quân cũng như các VĐV cờ tướng khác đều cho rằng chơi cờ trước hết là vì đam mê. Hằng ngày, ngoài việc làm kế toán cho một cửa hàng điện nước của người bác ruột để kiếm kế sinh nhai, Quân lại đầu tư không dưới 10 giờ đồng hồ để nghiên cứu tài liệu, lăn lộn khắp các sới cờ phủi nơi hang cùng ngõ hẻm cũng như lên mạng Internet đọ cờ với các cao thủ trên toàn thế giới.

Mạnh toàn diện: khai cục, trung cục và tàn cục đều tốt; đam mê và rất có chí tiến thủ nên chắc chắn những thành công vang dội sẽ còn đón đợi Nguyễn Vũ Quân ở những bến bờ xa...

Bài viết của ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

culu2795
21-07-2010, 10:39 PM
21 tuổi, vô địch toàn quốc (2004); 22 tuổi, lần đầu xuất ngoại đã đánh bại cả một dàn hảo thủ thế giới để đoạt HCĐ và trở thành đặc cấp quốc tế đại sư trẻ nhất VN trong lịch sử cờ tướng nước nhà.
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/07/21/21/12797214891490512463_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/369130796)

Kỳ tích đó thuộc về một chàng trai Hà Nội có cái tên Nguyễn Vũ Quân.

4 tuổi, khi lũ bạn cùng trang lứa vẫn còn mê mải với những ôtô, máy bay, robot thì cậu bé Quân, dù cực kỳ hiếu động nhưng lại chỉ thích ngồi chầu rìa xem bố đánh cờ. Lên 5 tuổi, ông bố Nguyễn Văn Thành chính thức dạy Quân học đánh cờ chỉ để cậu bé bớt nghịch ngợm và cũng là cách giữ chân con ở nhà.

Ai dè, sểnh một cái là cậu tót ra quán nước đầu ngõ chợ Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) nhập sới phủi của mấy ông già về hưu, mấy anh xe ôm, bốc vác mà mê mệt với những nước đi kỳ ảo của 32 quân cờ. Đam mê, lại chịu khó học hỏi nên trình độ cờ của cậu bé khiến nhiều đối thủ bề trên phải vị nể. Nhưng có lẽ tài năng của cậu mãi mãi chỉ quanh quẩn nơi sới cờ ngõ chợ nếu không có cái duyên kỳ ngộ.

“Duyên kỳ ngộ”

Năm 1997, cậu học trò lớp 8 Trường cấp I-II Văn Chương, Nguyễn Vũ Quân, vì nghịch ngợm và nói chuyện riêng trong giờ học nên bị cô giáo mời ra khỏi lớp. Lên tới phòng hội đồng, chưa kịp lấy giấy bút viết bản kiểm điểm, Quân thấy một nhóm người đang đỏ mặt tía tai vây quanh một bàn cờ. Chàng ta háo hức nhảy ngay vào xem rồi theo thói quen mách nước.

Đang rèn cho đội tuyển cờ tướng của trường chuẩn bị đi thi đấu giải cấp quận, thấy cậu học trò có rất nhiều nước sáng, thầy giáo Thành liền bảo Quân vào chơi thử. Cờ đã đến tay, loáng một cái, Quân không những đã đánh te tua tất cả hạt giống của đội tuyển mà còn làm chính HLV Thành phải bỏ giáp qui hàng. Cái bản kiểm điểm về tội nghịch ngợm trong giờ học nhanh chóng được quên đi, thay vào đó Quân chính thức được ghi tên vào danh sách đội tuyển cờ tướng của trường.

Không phụ sự trông đợi của thầy cô và bè bạn, năm ấy Quân dễ dàng đoạt luôn ngôi vô địch giải cờ tướng học sinh quận Đống Đa và thành phố Hà Nội. Với thành tích quá ư ngoạn mục ngay trong lần đầu tiên ra mắt ấy, Nguyễn Vũ Quân được tuyển thẳng vào CLB cờ tướng quận Đống Đa để ăn ngủ cùng... “xe pháo mã”.

Phi “nhẫn” bất thành “nhân”

14 tuổi, khi cái máu ham chơi vẫn còn chảy rần rật trong trái tim đang lớn, Quân đã trở thành VĐV chuyên nghiệp, mà lại theo đuổi môn thể thao trí óc là cờ tướng, phải ngồi cả ngày cả buổi để bóp đầu nhăn trán theo từng nước biến hóa của những quân cờ nên chân tay bứt rứt lắm. Lại nữa, do hoàn cảnh gia đình (cha mẹ đi xuất khẩu lao động khi Quân mới 7 tuổi) ba anh em trai được phó thác cho bà nội; cuộc sống phóng túng ấy đã mang đến cho Quân cái tính ngông nghênh, bất cần... Và anh chàng mang tất cả những điều “phóng khoáng” ấy vào những cuộc cờ.

May mà có HLV Trần Viết Bảo, người thầy đã dìu dắt Quân ngay từ những bước đi chập chững vào đời VĐV chuyên nghiệp cho đến tận ngày nay, ông thương Quân như con và đáp lại, cậu học trò cưng cũng kính trọng thầy như cha. Thầy Bảo cho biết: “Quân tiếp thu nhanh, tư duy mạch lạc nên khi được huấn luyện bài bản, trình độ cứ tăng vù vù theo cấp số nhân. Nhưng anh chàng có nhược điểm là rất lười làm bài tập”.

Để răn đe cậu trò nhỏ, ông quyết định không cho Quân tham dự giải trẻ toàn quốc năm 1998 dù khi đó anh là đương kim vô địch TP Hà Nội. Cũng chính năm đó, người bạn đồng môn Nguyễn Thành Bảo khi tham dự giải cờ tướng trẻ châu Á đã đánh bại kỳ thủ Hồng Trí (Trung Quốc) để đoạt HCV.

Thành công của đồng đội thân thiết đã khích lệ tinh thần ham học của Quân. Anh lao vào tập luyện say mê với quyết tâm “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li”, một khối lượng bài tập đồ sộ đã được Quân nuốt một cách mau lẹ khiến người HLV nổi tiếng “lạnh” như Trần Viết Bảo cũng phải trố mắt kinh ngạc.

Nhưng tuổi trẻ vẫn cần những cú vấp để trưởng thành. Năm 1999, Quân tham dự giải cờ tướng trẻ toàn quốc và liên tiếp giành chiến thắng ở những ván đầu. Thắng lợi như chẻ tre đã làm chàng hoa cả mắt và chủ quan nên cuối cùng nhận một thất bại thảm khốc, thua cả ba ván cuối cùng nên chỉ xếp hạng tư.

Năm sau, cũng tại giải trẻ toàn quốc, Quân lại nhanh chóng “biến” các đối thủ thành kẻ bại trận. Ván cuối gặp Lê Phan Trọng Tín, chỉ cần hòa là Quân đoạt HCV. Thắng phải thắng đẹp, việc gì phải chủ hòa, vào trận Quân xua quân ào ào xông lên tấn công và thế là rơi vào chiếc bẫy của Tín giăng sẵn. Bó tay, thúc thủ, Quân nhận HCB với nhiều cay đắng...

Lời khuyên của người vừa là thầy, vừa được Quân coi như cha, Trần Viết Bảo: “Trong cuộc cờ cũng như trong cuộc đời, muốn cao không ai qua được chữ “nhẫn” đâu con ạ”, Quân lập tức “ngộ” ra. Quân lao vào tập luyện với sự khiêm tốn chưa bao giờ có trước đó. Để “dạn đòn” hơn, năm 2002 Quân từ biệt sư phụ, “hành tẩu giang hồ” đặng thu thập thêm những kỳ chiêu dị pháp của các cao thủ võ lâm.

Vào ăn dầm ở dề cả năm trời tại TP.HCM, Quân háo hức tham dự hàng trăm trận, từ những cuộc đấu phủi nơi góc quán cà phê, bên hông Chợ Lớn đến những trận tỉ thí kinh thiên động địa với đặc cấp quốc tế đại sư Trềnh A Sáng. Ngày nào cũng đánh ròng rã từ 8g-22g, có lần ba ngày đêm liên tiếp Quân không về gác trọ để dồn tâm sức cho những cuộc đấu cờ...

Diện kiến với hàng loạt cao thủ người Hoa, Quân học hỏi được vô vàn kinh nghiệm thực tế không có trong sách vở: từ chiêu giằng mã của một ẩn sĩ Chợ Lớn đến cước hoành xa của chàng cao thủ Q.3... Trở về Hà Nội, các chiêu thức học từ thực tế đã được Quân mang ra cùng với thầy Bảo mổ xẻ đến từng vân vi để thu nạp những tuyệt chiêu, tạo thành lối đánh rất sáng tạo nhưng không xa rời bài bản.

Thành công từ khổ luyện

Chuyến hạ sơn ấy đã cho kết quả mỹ mãn, Quân tiến bộ vượt bậc cả trình độ cờ lẫn bản lĩnh thi đấu. Không phải chờ đợi lâu, năm 2004 Quân đoạt ngôi vô địch cờ tướng toàn quốc và dễ dàng giữ vững vị trí này tới năm 2005, gây cho làng cờ một cơn choáng váng.

Cũng trong năm 2005, Quân được cử vào đội tuyển quốc gia tham dự giải vô địch thế giới tại Paris (Pháp). Giải này diễn ra hai năm một lần, qui tụ tất cả anh hùng hào kiệt khắp năm châu bốn biển. Từ khi có giải, ba thứ hạng đầu luôn thuộc về các kỳ thủ Trung Quốc, nếu không phải người Trung Hoa đại lục thì cũng là các kỳ thủ gốc Hoa sống ở các nước khác. VN tham gia giải từ năm 1993 và thành tích đứng thứ 6 của Trềnh A Sáng là chiến công ấn tượng nhất từ trước tới đó.

Vào cuộc, ngay từ ván đầu, Nguyễn Vũ Quân liên tục gây bất ngờ, thắng 6, hòa 1, thua 1 và dẫn đầu. Ân tượng nhất là chiến thắng trước Ngô Quí Lâm (Đài Loan), đặc cấp quốc tế đại sư, một ứng cử viên sáng giá của giải.

Ván này kỳ thủ Đài Loan đi trước, xuất quân theo bố cục “trung pháo trực hoành xa đối bình phong mã, lưỡng đầu xà”, là thế trận đã giúp Lâm giành biết bao thắng lợi vang dội. Không chút nao núng, Quân dùng đòn đối công đã được kiểm nghiệm tại giải vô địch cờ tướng hạng nhất toàn quốc năm 2001, gây bất ngờ, dần dụ đối thủ vào bẫy và giành thắng lợi ấn tượng.

Ván thứ 9, gặp đương kim vô địch thế giới Lữ Khâm (Trung Quốc), Quân xử lý trung cục không tốt nên thất bại. Đáng tiếc là sau đó, do chỉ đạo thiếu hợp lý của HLV Lê Thiên Vị nên Quân mất cơ hội tranh HCB, cuối cùng chỉ đoạt HCĐ. Đến tận bây giờ, Quân vẫn tiếc hùi hụi vì: “Mục tiêu đề ra trước khi vào giải là lọt vào tốp 4, thế mà mình thắng suốt và dẫn đầu. Quá mừng nên tôi có chút lơi lỏng (thỏa mãn); thêm việc không có thầy Trần Viết Bảo kề bên để hỗ trợ tinh thần cũng như chỉ đạo nên... sảy tay”.

Tuy nhiên, việc đạt thành tích tốt nhất của cờ tướng VN trên đấu trường quốc tế, nhất là việc Quân được phong đặc cấp quốc tế đại sư khi mới 22 tuổi, với lối chơi tinh quái, đậm bản sắc..., cánh chim lạ Nguyễn Vũ Quân đã làm báo chí thế giới (đặc biệt là Trung Quốc) tốn biết bao giấy mực để phân tích, mổ xẻ và nồng nhiệt ngợi khen.

Cũng dễ hiểu, bởi kể từ giải vô địch cờ tướng thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1978, chủ nhân của những tấm huy chương đều là người gốc Hoa. Lại là một kỷ lục nữa: Nguyễn Vũ Quân là kỳ thủ đầu tiên không phải người Hoa được phong ngay lần đầu dự giải thế giới.

Cờ và nghiệp...

Hạng ba thế giới, hai năm liền vô địch giải trong nước, vậy mà tại giải vô địch cờ tướng 2006 vừa rồi, chàng trai vàng Nguyễn Vũ Quân không có tên trong số ba kỳ thủ dẫn đầu. Lý giải về điều này, cả HLV Trần Viết Bảo và kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân đều khẳng khái: đấy là sai lầm của Liên đoàn Cờ VN khi cho phép đăng ký không hạn chế số kỳ thủ tham gia.

Điều ấy tạo thành kẽ hở để các địa phương mang quân ồ ạt vào giải và tạo điều kiện cho các VĐV chủ lực của họ dễ dàng kiếm điểm. Trong khi ấy, Hà Nội không có người lót đường nên Quân phải gồng mình đánh trận nào cũng phải tận lực nên chỉ thắng được 6 trận, để thua 3 và hòa 2...

Cả hai thầy trò Quân đều thở dài thườn thượt khi nhắc đến các quan chức trong ngành TDTT vẫn hàm hồ rằng cờ tướng chỉ là môn thể thao nhẹ nhàng nên thiếu quan tâm. Năm 2005, Quân đoạt HCĐ thế giới, lập kỳ tích cho làng cờ tướng VN vậy mà không hề có tên trong danh sách khen thưởng VĐV tiêu biểu hằng năm của Sở TDTT Hà Nội (chứ chưa nói gì đến danh sách của Ủy ban TDTT).

Nói là vậy nhưng đã trót mang lấy nghiệp vào thân, Quân cũng như các VĐV cờ tướng khác đều cho rằng chơi cờ trước hết là vì đam mê. Hằng ngày, ngoài việc làm kế toán cho một cửa hàng điện nước của người bác ruột để kiếm kế sinh nhai, Quân lại đầu tư không dưới 10 giờ đồng hồ để nghiên cứu tài liệu, lăn lộn khắp các sới cờ phủi nơi hang cùng ngõ hẻm cũng như lên mạng Internet đọ cờ với các cao thủ trên toàn thế giới.

Mạnh toàn diện: khai cục, trung cục và tàn cục đều tốt; đam mê và rất có chí tiến thủ nên chắc chắn những thành công vang dội sẽ còn đón đợi Nguyễn Vũ Quân ở những bến bờ xa...

Bài viết của ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

Cái này lấy từ bài viết trên wikipedia

Minh Ngọc
21-07-2010, 10:55 PM
Cái này lấy từ bài viết trên wikipedia

Bài này của Báo Tuổi Trẻ đấy bé ạ.

culu2795
21-07-2010, 11:17 PM
Bài này của Báo Tuổi Trẻ đấy bé ạ.

Nếu vậy thì theo cháu một trong 2 tờ báo này lấy cắp bài của nhau:D

Minh Ngọc
21-07-2010, 11:36 PM
Nếu vậy thì theo cháu một trong 2 tờ báo này lấy cắp bài của nhau:D

wikipedia là trang tổng hợp kiến thức như kiểu bách khoa thư cho nên có thể lấy tư liệu từ nhiều nguồn để tổng hợp lại. Thế không gọi là ăn cắp đâu. Họ trích dẫn sẽ ghi nguồn trích dẫn.

Minh Ngọc
21-07-2010, 11:38 PM
Bài viết trên Wikipedia vắn tắt hơn, xem link đây:

Nguyễn Vũ Quân – Wikipedia tiếng Việt (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C5%A9_Qu%C3%A2n)

tranbinh
22-07-2010, 08:40 AM
Bài này cùng một tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng, phóng viên báo Quân Đội viết và gửi cho nhiều báo cùng lúc với các bút danh khác nhau. Chính vì vậy mới ko có chuyện kiện cáo gì.

Nguyen Ngoc Tung
22-07-2010, 02:06 PM
Đọc lại nhớ Quân ghê! Giá mà nó còn thì trình độ cờ nhưng người như em tiên bộ nhiều lắm. Em chỉ nhớ 1 câu nói của Quân mà cờ em cũng tiến bộ hẳn: " con tốt đi rồi không lùi lại được"

duongthanhthieusoailukham
22-07-2010, 03:31 PM
Hà nội mất đi cánh tay phải , Nguyễn Vũ Quân xứng đáng là số 1 Việt Nam

Minh Ngọc
22-07-2010, 10:22 PM
Người Việt Nam nổi tiếng nhất làng cờ tướng thế giới

Hai năm gần đây, Nguyễn Vũ Quân đã trở thành kỳ thủ số 1 của cờ tướng Việt Nam. Anh vô địch quốc gia liên tiếp trong hai năm 2004, 2005, và mới đây đã giành vị trí thứ ba thế giới, trở thành Đặc cấp quốc tế đại sư.


Nguyễn Vũ Quân (phải) tại giải vô địch cờ tướng thế giới 2005.

Chính một HLV của TP HCM cũng phải thừa nhận: "Nguyễn Vũ Quân toàn năng, khai trung - tàn cuộc đều xuất sắc". Tại giải vô địch thế giới vừa qua, anh chỉ thất bại 2 trận trước Lữ Khâm (ĐKVĐ Trung Quốc, cũng là tân vô địch thế giới) và Lưu Điện Trung (hạng nhì thế giới).

Mới 22 tuổi, Vũ Quân đã kích bại hàng loạt cao thủ trong và ngoài nước có "nội công" đi trước anh những 20 - 30 năm. Bằng chiến tích vừa qua, anh đã trở thành Đặc cấp quốc tế đại sư (tương đương Đại kiện tướng quốc tế) trẻ nhất Việt Nam. Nét độc đáo của Quân là biết tích luỹ kiến thức, từ trường phái cờ giang hồ đến trường phái nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật.

Sự xuất hiện và thành công của Nguyễn Vũ Quân thời gian gần đây đã tôn vinh một trường phái mới. Khi phong trào chơi cờ tướng trên mạng bắt đầu phát triển, kỳ thủ Hà Nội gồm Nguyễn Vũ Quân, Lại Việt Trường, Đào Cao Khoa... là những người tiên phong. Họ nhanh chóng tiếp cận với những trang web nổi tiếng của Trung Quốc để rồi dễ dàng so đọ tài năng với các kỳ thủ bạn. Trong giới kháo nhau: "Thằng Quân đánh hay nhờ khiêm tốn. Nó thường xuyên đổi nick trên mạng, chẳng ai biết nó là nick nào, so đọ cùng biết bao nhiêu cao thủ. Chỉ biết trong thời gian ngắn, nó lên quá nhanh...".

Thành tích tốt của Quân ở giải thế giới năm nay cũng có phần lớn sự đầu tư, chăm sóc của ngành thể thao Hà Nội. Năm ngoái, Quân và các đồng đội được cử đi tập huấn dài hạn tại Quang Tô và Hà Bắc kỳ viện. Được gặp các cao thủ Trung Quốc, sức cờ của Quân được nâng lên rõ rệt. Nhưng quan trọng hơn, anh không còn bị "khớp" tâm lý trước những đối thủ lớn nữa. Ngoài ra, Nguyễn Vũ Quân đã âm thầm vào TP HCM ròng rã luyện công. Anh nương nhờ tại nhà người thân, đến các kỳ đài theo dõi, ghi chép cẩn thận các ván đánh, mời các cao thủ đọ sức cùng mình để tích luỹ kinh nghiệm.

Tấm HC đồng ở giải vô địch thế giới năm nay là một sự tưởng thưởng cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Vũ Quân. Ba anh em Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, Quân lớn lên như một ngọn cỏ và từng có cuộc sống khá phóng túng. Biệt danh Quân "nghiện" ra đời trong thời gian ấy bởi sự hoài nghi của dư luận.

Khi nổi danh trong làng cờ tướng Việt Nam, các kỳ thủ khác luôn nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngại. Điều ấy suýt nữa là rào cản ngăn Quân trong chuyến đi Pháp lần này và các thày dạy cờ ở Hà Nội phải đứng ra bảo lãnh cho anh. 10 ngày trước khi lên đường, HLV Trần Viết Bảo đã bắt Quân về với mình để giám sát. Quân cười và bảo: "Người ta không tin con đã đành, thày cũng không tin con nốt sao? Con hỏi thật, nếu đúng như vậy thì 10 ngày ở Pháp mà thiếu thuốc, liệu có thi đấu được không? Đây cũng sẽ là khoảng thời gian để con chứng minh những lời đồn sai về mình".

Ngày đăng quang ngôi vô địch toàn quốc năm 2005, Quân từng nắm tay HLV Viết Bảo nói rằng: "Con cám ơn thày, cám ơn cờ tướng. Thày và cờ tướng đã giúp con nên người". Ưu điểm của Quân là có thể ngồi lỳ nhiều ngày để nghiên cứu các thế cờ. Nó giúp anh xa dần với môi trường cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, Quân sống bớt bản năng hơn và hiểu lẽ đời hơn. Đấy là những gì mà Quân từng tâm sự với người bạn thân ở cùng đội cờ tướng Hà Nội trước khi lên đường sang Paris. Ngành thể thao đang dự định đưa tên anh vào danh sách VĐV nhận bằng khen của Chính phủ trong năm nay.

Bài của Vnexpress viết tháng 8/2005

dqth
04-11-2010, 02:31 PM
Bài này cùng một tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng, phóng viên báo Quân Đội viết và gửi cho nhiều báo cùng lúc với các bút danh khác nhau. Chính vì vậy mới ko có chuyện kiện cáo gì.

Tôi là Đỗ Quang Tuấn Hoàng, chỉ viết 1 bài trên báo Tuổi Trẻ chứ không viết nhiều bài và ký bút danh khác nhau. Cảm ơn tất cả.

CXQ
04-11-2010, 03:05 PM
Đọc lại nhớ Quân ghê! Giá mà nó còn thì trình độ cờ nhưng người như em tiên bộ nhiều lắm. Em chỉ nhớ 1 câu nói của Quân mà cờ em cũng tiến bộ hẳn: " con tốt đi rồi không lùi lại được"

Hôm nhậu, anh NTB cũng nói với em câu này.

Minh Ngọc
04-11-2010, 05:14 PM
Hôm nhậu, anh NTB cũng nói với em câu này.

Thôi thì tốt nhất là các bạn chuyển sang chơi cờ vua đi.
Con tốt đi xuống lụt được phong hậu, khỏi phải lăn tăn. :-|

thằng bờm
04-11-2010, 08:07 PM
Cảm ơn bạn đả cho biết thêm nhiều về kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân - cái này bây giờ mình mới biết , kỳ thực thì hồi 2004-2005 tin tức chỉ biết qua báo là chính ., với lại hồi đó chưa có Thăng Long Kỳ Đạo mà ..

HoaKhâm
06-11-2010, 01:50 AM
Tôi là Đỗ Quang Tuấn Hoàng, chỉ viết 1 bài trên báo Tuổi Trẻ chứ không viết nhiều bài và ký bút danh khác nhau. Cảm ơn tất cả.

lập nick chỉ để đính chính thế thôi ah đ/c nhà báo

dqth
09-11-2010, 12:40 PM
Máy tính hỏng mấy lần nên mất hết ảnh chụp Quân. Giờ làm sách mà không có ảnh. Ai có ảnh Quân làm ơn gửi vào hoangdqt@gmail.com cho tôi xin với. Trân trọng cảm ơn!