phituongcuoc
27-07-2010, 01:35 PM
Mình đọc trên mạng thấy hay nên post lên đây cho anh em đọc để tìm hiểu thêm về thơ Đường. Ai biết những bài thơ Đường hay thì post lên đây cho anh em thưởng thức với nha.
Tìm hiểu về thơ Đường (Đường thi)
Thơ Đường luật chia làm 2 lối:
• Tứ tuyệt: nghĩa là mỗi bài thơ có 4 câu.
• Bát cú: nghĩa là mỗi bài thơ có 8 câu.
Trong hai lối ấy, lối Bát cú là chánh.
Trong lối Bát cú phân ra hai loại:
• loại mỗi câu 5 chữ, gọi là Ngũ ngôn bát cú.
• loại mỗi câu 7 chữ, gọi là Thất ngôn bát cú.
THẤT NGÔN BÁT CÚ.
I. Cách gieo vần:
Thơ đường luật thường dùng vần Bằng, ít khi dùng vần Trắc. Suốt bài thơ có 5 vần, gieo ở cuối câu đầu và cuối 4 câu chẵn, tức là cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.
Nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là: Lạc vận.
Nếu gieo vần một cách gượng ép thì gọi là: Cưỡng vận.
II. Những câu thơ đối nhau:
Bốn câu thơ giữa bài phải đối với nhau từng cặp một:
• Cặp trạng: hai câu 3 và 4 phải đối nhau.
• Cặp luận: hai câu 5 và 6 phải đối nhau.
III. Luật thơ:
Luật thơ là cách sắp đặt các tiếng Bằng và tiếng Trắc trong bài thơ. Luật ấy được đặt ra nhứt định, các người làm thơ phải tuân theo luật ấy mà đặt thì bài thơ đọc mới nghe hay.
Luật thơ có 2 cách:
1. Luật Bằng: luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là Bằng.
2. Luật Trắc: luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là Trắc.
● Tiếng Trắc: là những âm khi phát ra hoặc từ thấp lên cao, hoặc từ cao xuống thấp. Đó là những chữ có dấu: - sắc, - hỏi, - ngã, - nặng.
● Tiếng Bằng (chữ hán là Bình): là những âm phát ra bằng phẳng đều đều. Tiếng Bằng là những chữ: - không dấu, - dấu huyền, - dấu ă, â, ê, ô, ơ. ư. Td: Lam, Làm, Lâm, Lăm.
Bằng có 2 thanh:
• Bình hạ (trầm bình): các chữ có dấu huyền. Td: Làm.
• Bình thượng (phù bình): các chữ không có dấu huyền.
[Viết tắt: Bằng: B, Trắc: T, Vần: v, bất luận: o ]
Muốn dễ nhớ luật Bằng Trắc, chúng ta học thuộc hai bài thơ trong TNHT sau đây:
1. Bài thơ Luật Trắc: Dạy Nam phái của Thanh Sơn Đ.Sĩ.
1 2 3 4 5 6 7
C.1 Biến chuyển trời Nam cuộc đảo huyền,
o T o B o T B (v)
C.2 Trả vay cho sạch vết oan khiên.
o B o T o B B (v)
C.3 Trường đời đem thử gan anh tuấn,
{ o B o T o B T
C.4 Cửa Đạo mới ra mặt Thánh hiền.
o T o B o T B (v)
C.5 Đau khổ ráng gìn nhân nghĩa vẹn,
{ o T o B o T T
C.6 Tang thương chờ hưởng huệ ân riêng.
o B o T o B B (v)
C.7 Non sông Việt chủng ngày êm lặng,
o B o T o B T
C.8 Chung sức cùng nhau đức lập quyền.
o T o B o T B (v)
2. Bài thơ Luật Bằng: Dạy Nữ phái của Bát Nương.
1 2 3 4 5 6 7
C.1 Trau giồi giữ xứng phận nga mi,
o B o T o B B (v)
C.2 Tấn thối riêng lo kịp thế thì.
o T o B o T B (v)
C.3 Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
o T o B o T T
C.4 Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
o B o T o B B (v)
C.5 Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
o B o T o B T
C.6 Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
o T o B o T B (v)
C.7 Hạnh đức điểm tô non nước Việt,
o T o B o T T
C.8 Muôn năm bia tạc tiếng còn ghi.
o B o T o B B (v)
Luật: Nhứt tam ngũ bất luận, Nhì tứ lục phân minh.
- Bất luận là không bàn tới. Nhứt tam ngũ bất luận: chữ thứ 1, 3, 5 trong mỗi câu không kể luật B, T, làm dấu (o), nghĩa là dùng B hay T đều được, miễn là đọc lên nghe êm tai thì thôi.
- Phân minh là phân biệt rõ ràng. Nhì tứ lục phân minh: chữ thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật B, T rõ ràng. Nếu đặt không đúng luật B, T thì gọi là Thất luật (sai luật).
Gieo vần: Chữ cuối của 5 câu: 1,2,4,6,8 là vần Bằng.
Đặc biệt hai câu 1 và 2: chữ cuối đều vần Bằng nhưng phải là: một chữ Bình thượng và một chữ Bình hạ.
Như bài thơ 1: huyền (B hạ) và khiên (B thượng).
Bài thơ 2: mi (B thượng) và thì (B hạ).
Còn những vần Bằng ở cuối các câu khác thì Bình thượng hay Bình hạ đều được.
- Có một số bài thơ mà câu đầu khác vần với các câu dưới thì gọi là "Cô nhạn nhập quần" (con nhạn lẻ nhập bầy).
- Nếu câu chót có vần Bằng khác vần với các câu phía trên thì gọi là "Cô nhạn xuất quần" (con nhạn lẻ thoát bầy).
IV. Niêm:
Niêm nghĩa là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ trong bài thơ Đường luật.
Hai câu thơ niêm với nhau là khi các chữ B và T trong "nhì tứ lục phân minh" giống nhau:
• Câu 1 niêm với câu 8.
• Câu 2 niêm với câu 3.
• Câu 4 niêm với câu 5.
• Câu 6 niêm với câu 7.
Nếu hai câu thơ phải niêm với nhau mà sai luật B và T thì gọi là Thất niêm (mất sự liền lạc với nhau).
V. Bố cục:
Cách bố cục bài thơ Thất ngôn bát cú giống như một bức tranh. Trong khuôn khổ nhứt định với 8 câu 56 chữ, làm sao ta vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh thiên nhiên, hay nội cảnh của tâm tình. Như vậy, bố cục của bài thơ phải có đủ 3 phần: - Nhập đề. - Thân đề có Tả đề và Luận đề. - Kết thúc.
Vậy, bố cục bài thơ đường luật phân chia ra như sau:
• Câu 1: gọi là Phá (đề)
• Câu 2: gọi là Thừa (đề)
• Câu 3 và 4: gọi là cặp Trạng (Thực)
• Câu 5 và 6: gọi là cặp Luận
• Câu 7: gọi làThúc (Chuyển)
• Câu 8: gọi là Kết.
1. Phá và Thừa: Phá là mở đầu, Thừa là câu vào đề.
- Phá ám Thừa minh: câu phá nói bao la chưa được rõ ràng, câu thừa mới nói đến đề bài.
Td: Bài thơ dạy Nam phái của Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Biến chuyển trời Nam cuộc đảo huyền, (phá ám)
Trả vay cho sạch vết oan khiên. (thừa minh)
Bài thơ của Nhàn Âm Đạo Trưởng trong TNHT:
Màn trời đã vẹt ngút mây trương, (phá ám)
Bước tới Đài hoa thấy tỏ tường. (thừa minh)
- Phá minh Thừa ám: câu phá nói rõ đề và câu thừa thì nói bao la tổng quát.
Td: Bài thơ dạy Nữ phái của Bát Nương:
Trau giồi giữ xứng phận nga mi, (phá minh)
Tấn thối riêng lo kịp thế thì. (thừa ám)
Bài thơ "Chữ Tâm" của Đức Phật Mẫu:
Gắng sức trau giồi một chữ Tâm, (phá minh)
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm. (thừa ám)
- Phá và Thừa hợp lại mới vào được đề:
Td: Bài thơ của Đức Chí Tôn trong TNHT:
Huỳnh lương một giấc cuộc đời in,
Có trí có mưu phải xét mình.
Bài thơ của Quí Cao trong TNHT:
Tu như cỏ úa gặp mù sương,
Đạo vốn cây che mát mẻ đường.
2. Cặp trạng: để tả thực cảnh người hay vật đã nêu trên đầu bài, tức là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp điển hình mà tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem tình cảm giải bày ra, nếu là thơ vịnh nhân vật thì lấy công trạng và đức hạnh của người ấy mà kể ra.
Cặp trạng phải là hai câu đối với nhau.
Td: Cặp trạng bài thơ của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Trường đời đem thử gan anh tuấn,
Cửa đạo mới ra mặt Thánh hiền.
Trường đời đối với Cửa đạo; gan đối với mặt; anh tuấn đối với Thánh hiền. Thật tuyệt!
Cặp trạng bài thơ của Bát Nương:
Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
Thanh đối với Hồng; nêu gương đối với kém bạn; nữ kiệt đối với nam nhi. Ở đây có xảo đối, thật tuyệt!
3. Cặp luận: dùng để bàn luận về đề tài trên. Nếu tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào, nếu tả tình thì nói ra cái cảm xúc của mình, nếu tả người thì nói lên ý kiến của mình khen hay chê, hoặc so sánh người ấy việc ấy với người khác việc khác.
Cặp luận cũng phải là hai câu đối với nhau.
Td: Cặp luận trong bài thơ của Bát Nương:
Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
Lọc lừa đối với Lui tới, chớ để đối với đừng cho, đen đối với bạc, pha trắng đối với lộn chì. Thật tuyệt!
Cặp luận trong bài thơ của Đức Lý Giáo Tông:
Chánh trực kinh oai loài giả dối,
Công bình vừa sức kẻ chơn thành.
Chánh trực đối với Công bình, loài giả dối đối với kẻ chơn thành. Thật mạnh mẽ, tuyệt diệu!
4. Thúc và Kết: Câu Thúc hay câu chuyển là gói ghém đại ý nói trên cặp trạng và cặp luận. Câu Kết để tóm ý toàn bài. Hai câu Thúc và Kết phải liên lạc ý nhau, không được rời rạc mất hay.
Như hai câu Thúc và Kết của hai bài thi mẫu nêu trên của Thanh Sơn Đạo Sĩ và Bát Nương rất đúng cách, rất hay!
VI. Phép đối trong cặp Trạng và cặp Luận:
Trong cặp Trạng hay cặp Luận, chữ ở câu dưới phải đối với chữ ở cùng vị trí của câu trên. Nếu không đối là hư bài thơ.
Phép đối có nhiều cách: đối chữ, đối ý, đối vế, xảo đối.
● Đối chữ:
● Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tỉnh từ đối với tỉnh từ, trạng từ đối với trạng từ.
Td: Ở nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ gót nhờ con hạc trắng ngần.
Ở (động từ) đối với Đỡ (động từ), nhà (danh từ) đối với gót (danh từ), xanh kịt (tỉnh từ) đối với trắng ngần (tỉnh từ),.....
● Tên người phải đối với tên người, tên xứ phải đối với tên xứ, phương hướng phải đối với phương hướng.
Td: Gương đạo noi theo đời Thuấn Đế,
Đế dân vẹn giữ lối Văn Vương.
Thuấn đế (vua Thuấn) đối với Văn Vương (vua Văn).
Ngọc sáng non Côn đà gặp nẻo,
Lối mòn động Bích chớ lầm đường.
Non Côn là núi Côn, cũng có ý nói là núi Côn Luân, đối với động Bích là Bích Du Cung của Thông Thiên Giáo chủ.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc đẩu,
Muôn trùng nhiếp khảm hiệp Nam tào.
Bắc đẩu đối với Nam tào, rất chỉnh.
● Chữ Hán phải đối với chữ Hán, tiếng đôi phải đối với tiếng đôi.
Td: Xuân Thu định vững ngôi lương tể,
Phất Chủ quét tan lũ nịnh thần.
Xuân Thu đối với Phất Chủ, lương tể đối với nịnh thần.
Bể khổ mênh mang lo giải khổ,
Nền công nghiêng ngửa gắng nên công.
Chữ đôi mênh mang đối với chữ đôi nghiêng ngửa.
● Màu sắc đối với màu sắc, số lượng đối với số lượng.
Td: Bước thế chịu đày khơi bạch phát,
Nguồn Tiên gắng lướt rạng thanh mi.
Bạch phát là tóc bạc đối với thanh mi là mày xanh.
Một kiếp muối dưa muôn kiếp hưởng,
Đôi năm mệt nhọc vạn năm bường.
Một kiếp đối với Đôi năm, muôn kiếp đối với vạn năm.
● Đối vế, một vế câu trên đối với một vế câu dưới.
Td: Bầu linh gậy sắt, ông an thế,
Chày giáng xử ma, tớ giúp đời.
● Đối ý, ý của câu trên đối với ý câu dưới, không cần phải đối chữ:
Td: Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.
● Xảo đối là đối khéo léo, đối rất tài tình.
Td: Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
Thanh sử là sử xanh, Hồng ân là ơn lớn của Đức Chí Tôn, nhưng chữ Hồng gợi cho ta ý tưởng màu đỏ. Thanh đối với Hồng là xảo đối, rất tài tình.
Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
Đen và trắng chỉ màu sắc, bạc và chì là hai thứ kim loại, nhưng cũng gợi cho ta màu bạc và màu chì (môi chì).
Bài thi của Bát Nương có hai chỗ xảo đối, thật là tuyệt diệu! Cặp trạng và cặp luận đều có xảo đối.
Tìm hiểu về thơ Đường (Đường thi)
Thơ Đường luật chia làm 2 lối:
• Tứ tuyệt: nghĩa là mỗi bài thơ có 4 câu.
• Bát cú: nghĩa là mỗi bài thơ có 8 câu.
Trong hai lối ấy, lối Bát cú là chánh.
Trong lối Bát cú phân ra hai loại:
• loại mỗi câu 5 chữ, gọi là Ngũ ngôn bát cú.
• loại mỗi câu 7 chữ, gọi là Thất ngôn bát cú.
THẤT NGÔN BÁT CÚ.
I. Cách gieo vần:
Thơ đường luật thường dùng vần Bằng, ít khi dùng vần Trắc. Suốt bài thơ có 5 vần, gieo ở cuối câu đầu và cuối 4 câu chẵn, tức là cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8.
Nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là: Lạc vận.
Nếu gieo vần một cách gượng ép thì gọi là: Cưỡng vận.
II. Những câu thơ đối nhau:
Bốn câu thơ giữa bài phải đối với nhau từng cặp một:
• Cặp trạng: hai câu 3 và 4 phải đối nhau.
• Cặp luận: hai câu 5 và 6 phải đối nhau.
III. Luật thơ:
Luật thơ là cách sắp đặt các tiếng Bằng và tiếng Trắc trong bài thơ. Luật ấy được đặt ra nhứt định, các người làm thơ phải tuân theo luật ấy mà đặt thì bài thơ đọc mới nghe hay.
Luật thơ có 2 cách:
1. Luật Bằng: luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là Bằng.
2. Luật Trắc: luật thơ mà chữ thứ nhì câu 1 là Trắc.
● Tiếng Trắc: là những âm khi phát ra hoặc từ thấp lên cao, hoặc từ cao xuống thấp. Đó là những chữ có dấu: - sắc, - hỏi, - ngã, - nặng.
● Tiếng Bằng (chữ hán là Bình): là những âm phát ra bằng phẳng đều đều. Tiếng Bằng là những chữ: - không dấu, - dấu huyền, - dấu ă, â, ê, ô, ơ. ư. Td: Lam, Làm, Lâm, Lăm.
Bằng có 2 thanh:
• Bình hạ (trầm bình): các chữ có dấu huyền. Td: Làm.
• Bình thượng (phù bình): các chữ không có dấu huyền.
[Viết tắt: Bằng: B, Trắc: T, Vần: v, bất luận: o ]
Muốn dễ nhớ luật Bằng Trắc, chúng ta học thuộc hai bài thơ trong TNHT sau đây:
1. Bài thơ Luật Trắc: Dạy Nam phái của Thanh Sơn Đ.Sĩ.
1 2 3 4 5 6 7
C.1 Biến chuyển trời Nam cuộc đảo huyền,
o T o B o T B (v)
C.2 Trả vay cho sạch vết oan khiên.
o B o T o B B (v)
C.3 Trường đời đem thử gan anh tuấn,
{ o B o T o B T
C.4 Cửa Đạo mới ra mặt Thánh hiền.
o T o B o T B (v)
C.5 Đau khổ ráng gìn nhân nghĩa vẹn,
{ o T o B o T T
C.6 Tang thương chờ hưởng huệ ân riêng.
o B o T o B B (v)
C.7 Non sông Việt chủng ngày êm lặng,
o B o T o B T
C.8 Chung sức cùng nhau đức lập quyền.
o T o B o T B (v)
2. Bài thơ Luật Bằng: Dạy Nữ phái của Bát Nương.
1 2 3 4 5 6 7
C.1 Trau giồi giữ xứng phận nga mi,
o B o T o B B (v)
C.2 Tấn thối riêng lo kịp thế thì.
o T o B o T B (v)
C.3 Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
o T o B o T T
C.4 Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
o B o T o B B (v)
C.5 Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
o B o T o B T
C.6 Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
o T o B o T B (v)
C.7 Hạnh đức điểm tô non nước Việt,
o T o B o T T
C.8 Muôn năm bia tạc tiếng còn ghi.
o B o T o B B (v)
Luật: Nhứt tam ngũ bất luận, Nhì tứ lục phân minh.
- Bất luận là không bàn tới. Nhứt tam ngũ bất luận: chữ thứ 1, 3, 5 trong mỗi câu không kể luật B, T, làm dấu (o), nghĩa là dùng B hay T đều được, miễn là đọc lên nghe êm tai thì thôi.
- Phân minh là phân biệt rõ ràng. Nhì tứ lục phân minh: chữ thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật B, T rõ ràng. Nếu đặt không đúng luật B, T thì gọi là Thất luật (sai luật).
Gieo vần: Chữ cuối của 5 câu: 1,2,4,6,8 là vần Bằng.
Đặc biệt hai câu 1 và 2: chữ cuối đều vần Bằng nhưng phải là: một chữ Bình thượng và một chữ Bình hạ.
Như bài thơ 1: huyền (B hạ) và khiên (B thượng).
Bài thơ 2: mi (B thượng) và thì (B hạ).
Còn những vần Bằng ở cuối các câu khác thì Bình thượng hay Bình hạ đều được.
- Có một số bài thơ mà câu đầu khác vần với các câu dưới thì gọi là "Cô nhạn nhập quần" (con nhạn lẻ nhập bầy).
- Nếu câu chót có vần Bằng khác vần với các câu phía trên thì gọi là "Cô nhạn xuất quần" (con nhạn lẻ thoát bầy).
IV. Niêm:
Niêm nghĩa là sự liên lạc về âm luật của 2 câu thơ trong bài thơ Đường luật.
Hai câu thơ niêm với nhau là khi các chữ B và T trong "nhì tứ lục phân minh" giống nhau:
• Câu 1 niêm với câu 8.
• Câu 2 niêm với câu 3.
• Câu 4 niêm với câu 5.
• Câu 6 niêm với câu 7.
Nếu hai câu thơ phải niêm với nhau mà sai luật B và T thì gọi là Thất niêm (mất sự liền lạc với nhau).
V. Bố cục:
Cách bố cục bài thơ Thất ngôn bát cú giống như một bức tranh. Trong khuôn khổ nhứt định với 8 câu 56 chữ, làm sao ta vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh thiên nhiên, hay nội cảnh của tâm tình. Như vậy, bố cục của bài thơ phải có đủ 3 phần: - Nhập đề. - Thân đề có Tả đề và Luận đề. - Kết thúc.
Vậy, bố cục bài thơ đường luật phân chia ra như sau:
• Câu 1: gọi là Phá (đề)
• Câu 2: gọi là Thừa (đề)
• Câu 3 và 4: gọi là cặp Trạng (Thực)
• Câu 5 và 6: gọi là cặp Luận
• Câu 7: gọi làThúc (Chuyển)
• Câu 8: gọi là Kết.
1. Phá và Thừa: Phá là mở đầu, Thừa là câu vào đề.
- Phá ám Thừa minh: câu phá nói bao la chưa được rõ ràng, câu thừa mới nói đến đề bài.
Td: Bài thơ dạy Nam phái của Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Biến chuyển trời Nam cuộc đảo huyền, (phá ám)
Trả vay cho sạch vết oan khiên. (thừa minh)
Bài thơ của Nhàn Âm Đạo Trưởng trong TNHT:
Màn trời đã vẹt ngút mây trương, (phá ám)
Bước tới Đài hoa thấy tỏ tường. (thừa minh)
- Phá minh Thừa ám: câu phá nói rõ đề và câu thừa thì nói bao la tổng quát.
Td: Bài thơ dạy Nữ phái của Bát Nương:
Trau giồi giữ xứng phận nga mi, (phá minh)
Tấn thối riêng lo kịp thế thì. (thừa ám)
Bài thơ "Chữ Tâm" của Đức Phật Mẫu:
Gắng sức trau giồi một chữ Tâm, (phá minh)
Đạo đời muôn việc khỏi sai lầm. (thừa ám)
- Phá và Thừa hợp lại mới vào được đề:
Td: Bài thơ của Đức Chí Tôn trong TNHT:
Huỳnh lương một giấc cuộc đời in,
Có trí có mưu phải xét mình.
Bài thơ của Quí Cao trong TNHT:
Tu như cỏ úa gặp mù sương,
Đạo vốn cây che mát mẻ đường.
2. Cặp trạng: để tả thực cảnh người hay vật đã nêu trên đầu bài, tức là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp điển hình mà tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem tình cảm giải bày ra, nếu là thơ vịnh nhân vật thì lấy công trạng và đức hạnh của người ấy mà kể ra.
Cặp trạng phải là hai câu đối với nhau.
Td: Cặp trạng bài thơ của Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ:
Trường đời đem thử gan anh tuấn,
Cửa đạo mới ra mặt Thánh hiền.
Trường đời đối với Cửa đạo; gan đối với mặt; anh tuấn đối với Thánh hiền. Thật tuyệt!
Cặp trạng bài thơ của Bát Nương:
Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
Thanh đối với Hồng; nêu gương đối với kém bạn; nữ kiệt đối với nam nhi. Ở đây có xảo đối, thật tuyệt!
3. Cặp luận: dùng để bàn luận về đề tài trên. Nếu tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào, nếu tả tình thì nói ra cái cảm xúc của mình, nếu tả người thì nói lên ý kiến của mình khen hay chê, hoặc so sánh người ấy việc ấy với người khác việc khác.
Cặp luận cũng phải là hai câu đối với nhau.
Td: Cặp luận trong bài thơ của Bát Nương:
Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
Lọc lừa đối với Lui tới, chớ để đối với đừng cho, đen đối với bạc, pha trắng đối với lộn chì. Thật tuyệt!
Cặp luận trong bài thơ của Đức Lý Giáo Tông:
Chánh trực kinh oai loài giả dối,
Công bình vừa sức kẻ chơn thành.
Chánh trực đối với Công bình, loài giả dối đối với kẻ chơn thành. Thật mạnh mẽ, tuyệt diệu!
4. Thúc và Kết: Câu Thúc hay câu chuyển là gói ghém đại ý nói trên cặp trạng và cặp luận. Câu Kết để tóm ý toàn bài. Hai câu Thúc và Kết phải liên lạc ý nhau, không được rời rạc mất hay.
Như hai câu Thúc và Kết của hai bài thi mẫu nêu trên của Thanh Sơn Đạo Sĩ và Bát Nương rất đúng cách, rất hay!
VI. Phép đối trong cặp Trạng và cặp Luận:
Trong cặp Trạng hay cặp Luận, chữ ở câu dưới phải đối với chữ ở cùng vị trí của câu trên. Nếu không đối là hư bài thơ.
Phép đối có nhiều cách: đối chữ, đối ý, đối vế, xảo đối.
● Đối chữ:
● Danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tỉnh từ đối với tỉnh từ, trạng từ đối với trạng từ.
Td: Ở nhà mượn đám mây xanh kịt,
Đỡ gót nhờ con hạc trắng ngần.
Ở (động từ) đối với Đỡ (động từ), nhà (danh từ) đối với gót (danh từ), xanh kịt (tỉnh từ) đối với trắng ngần (tỉnh từ),.....
● Tên người phải đối với tên người, tên xứ phải đối với tên xứ, phương hướng phải đối với phương hướng.
Td: Gương đạo noi theo đời Thuấn Đế,
Đế dân vẹn giữ lối Văn Vương.
Thuấn đế (vua Thuấn) đối với Văn Vương (vua Văn).
Ngọc sáng non Côn đà gặp nẻo,
Lối mòn động Bích chớ lầm đường.
Non Côn là núi Côn, cũng có ý nói là núi Côn Luân, đối với động Bích là Bích Du Cung của Thông Thiên Giáo chủ.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc đẩu,
Muôn trùng nhiếp khảm hiệp Nam tào.
Bắc đẩu đối với Nam tào, rất chỉnh.
● Chữ Hán phải đối với chữ Hán, tiếng đôi phải đối với tiếng đôi.
Td: Xuân Thu định vững ngôi lương tể,
Phất Chủ quét tan lũ nịnh thần.
Xuân Thu đối với Phất Chủ, lương tể đối với nịnh thần.
Bể khổ mênh mang lo giải khổ,
Nền công nghiêng ngửa gắng nên công.
Chữ đôi mênh mang đối với chữ đôi nghiêng ngửa.
● Màu sắc đối với màu sắc, số lượng đối với số lượng.
Td: Bước thế chịu đày khơi bạch phát,
Nguồn Tiên gắng lướt rạng thanh mi.
Bạch phát là tóc bạc đối với thanh mi là mày xanh.
Một kiếp muối dưa muôn kiếp hưởng,
Đôi năm mệt nhọc vạn năm bường.
Một kiếp đối với Đôi năm, muôn kiếp đối với vạn năm.
● Đối vế, một vế câu trên đối với một vế câu dưới.
Td: Bầu linh gậy sắt, ông an thế,
Chày giáng xử ma, tớ giúp đời.
● Đối ý, ý của câu trên đối với ý câu dưới, không cần phải đối chữ:
Td: Cửu Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.
● Xảo đối là đối khéo léo, đối rất tài tình.
Td: Thanh sử từng nêu gương nữ kiệt,
Hồng ân chi kém bạn nam nhi.
Thanh sử là sử xanh, Hồng ân là ơn lớn của Đức Chí Tôn, nhưng chữ Hồng gợi cho ta ý tưởng màu đỏ. Thanh đối với Hồng là xảo đối, rất tài tình.
Lọc lừa chớ để đen pha trắng,
Lui tới đừng cho bạc lộn chì.
Đen và trắng chỉ màu sắc, bạc và chì là hai thứ kim loại, nhưng cũng gợi cho ta màu bạc và màu chì (môi chì).
Bài thi của Bát Nương có hai chỗ xảo đối, thật là tuyệt diệu! Cặp trạng và cặp luận đều có xảo đối.