Fansifan
31-07-2010, 11:09 PM
ở tuổi hai mươi mấy, ít người viết những lời ca như trong bài Cát Bụi. Và cũng không nhiều người viết di chúc hay những chữ khắc trên mộ bia cho mình ở cái tuổi ấy. ít người nghĩ đến cái chết, đến sự trở về với những hạt cát, những hạt bụi của nguyên thủy.
Trịnh Công Sơn đã làm công việc ấy một cách quá sớm. ông viết Cát Bụi năm ông chưa tới 30 tuổi, như thể ông nhìn thấy sự ra đi ngay trong sự sống qua những hạt bụi. ... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi... ôi cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay...
Rồi vài chục năm sau, ông lại viết: "... trong xuân thì thấy bóng trăm năm..." ông luôn luôn nhìn thấy cái chết ở sự sống, trong hạnh phúc có bất hạnh, trong hôm nay có ngày mai, "dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ, dưới chân ngày cỏ xót xa đưa. "
Có lẽ những năm chiến tranh, sự ra đi quá sớm của người cha, những bất trắc của đời sống làm ông luôn luôn được ồ và cũng như bị ồ nhắc nhở và ám ảnh về cái chết.
Cuối năm 1992, trong những dòng viết ở cuối tập nhạc Những Bài Ca Không Năm Tháng Trịnh Công Sơn viết: "mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm... Đời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời."
Đó lại là những điều viết xuống của một người nói rất nhiều đến cái chết. Thực sự, ông là người rất yêu đời sống như lời ca của bài Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày. Thí dụ:
...Hãy cứ vui như mọi ngày
Bên trời còn nắng
Lá trời còn xanh
phố còn người đông...
Rồi ông lại viết Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người trong Để Gió Cuốn Đi, một bài hát đọc thấy tấm lòng của ông với đời sống bằng nhịp 3/4 thư thả mà thiết tha.
Có lúc ông quay ra đùa cợt với cuộc đời, mà ông coi chỉ là nơi ông ở trọ. Mượn chút hơi dân ca, ông nhờ không khí lục bát trong ca dao để viết bài ở Trọ bằng nhịp 2/4 vừa lẳng lơ vừa lý lắc những bước nhún nhẩy. Coi mọi thứ tình yêu, cuộc sống chỉ là vô thường, lúc có lúc không. Toàn bài nghe như những công án Thiền. Bài ca lời lẽ giản dị, có lúc tươi tắn lạ thường, lại là những tư tưởng rất Phật giáo, được kéo xuống gần gũi hơn nhờ những í a của dân ca miền Bắc.
Trịnh Công Sơn viết nhạc cho người khác hát. ông ít khi hát nhạc của mình trước đám đông mặc dù ông có giọng tốt. Thêm nữa, là người viết những ca khúc ấy, ông hát chắc phải rất chính xác. Bài Như Một Lời Chia Tay đã được thu thanh bởi ít nhất là hai giọng hát mà ông rất tin cậy. Nhưng ca khúc này, hát lên bằng giọng của ông, lại mang một nét khác nữa. ông hát mà như gửi lại những điều đã đi qua đời ông cho người nghe, như đóng lại trang cuối cùng của cuốn sách. Lời ca của bài Như Một Lời Chia Tay đọc lên, không cần phải nghe ông hát cũng đủ tạo xúc động. ông xếp lại đời sống, ông cám ơn cuộc đời, ông nhìn lại những cuộc tình, ông nhớ lại bông hoa mỏng manh cuối trời, coi đó như một lời giã biệt. ý của lời ca thì bi đát, nhưng nghe qua giọng của ông, người nghe thấy đươc sự bình thản của ông khi từ biệt cuộc sống.
Trịnh Công Sơn đã về với cát bụi, giã từ nơi ông ở trọ. ông biết trước chuyến đi về nơi vĩnh hằng. Nhưng ông cũng sẽ còn ở lại với chúng ta mãi mãi. Chúng ta mãi mãi nhớ ông, biết ơn ông, biết ơn ông đã nói hộ chúng ta những điều khó nói nhất, biết ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời chúng ta trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh.
Ba trăm năm nữa sẽ còn người hát và nghe những gì ông để lại.
Đó là món quà âm nhạc ông để lại. Đó là một món quà mà thỉnh thoảng lắm, có khi là vài trăm năm Việt Nam mới được một món quà quí giá như thế.
Cám ơn Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn đã làm công việc ấy một cách quá sớm. ông viết Cát Bụi năm ông chưa tới 30 tuổi, như thể ông nhìn thấy sự ra đi ngay trong sự sống qua những hạt bụi. ... Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi... ôi cát bụi phận này, vết mực nào xóa bỏ không hay...
Rồi vài chục năm sau, ông lại viết: "... trong xuân thì thấy bóng trăm năm..." ông luôn luôn nhìn thấy cái chết ở sự sống, trong hạnh phúc có bất hạnh, trong hôm nay có ngày mai, "dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ, dưới chân ngày cỏ xót xa đưa. "
Có lẽ những năm chiến tranh, sự ra đi quá sớm của người cha, những bất trắc của đời sống làm ông luôn luôn được ồ và cũng như bị ồ nhắc nhở và ám ảnh về cái chết.
Cuối năm 1992, trong những dòng viết ở cuối tập nhạc Những Bài Ca Không Năm Tháng Trịnh Công Sơn viết: "mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm... Đời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời."
Đó lại là những điều viết xuống của một người nói rất nhiều đến cái chết. Thực sự, ông là người rất yêu đời sống như lời ca của bài Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày. Thí dụ:
...Hãy cứ vui như mọi ngày
Bên trời còn nắng
Lá trời còn xanh
phố còn người đông...
Rồi ông lại viết Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người trong Để Gió Cuốn Đi, một bài hát đọc thấy tấm lòng của ông với đời sống bằng nhịp 3/4 thư thả mà thiết tha.
Có lúc ông quay ra đùa cợt với cuộc đời, mà ông coi chỉ là nơi ông ở trọ. Mượn chút hơi dân ca, ông nhờ không khí lục bát trong ca dao để viết bài ở Trọ bằng nhịp 2/4 vừa lẳng lơ vừa lý lắc những bước nhún nhẩy. Coi mọi thứ tình yêu, cuộc sống chỉ là vô thường, lúc có lúc không. Toàn bài nghe như những công án Thiền. Bài ca lời lẽ giản dị, có lúc tươi tắn lạ thường, lại là những tư tưởng rất Phật giáo, được kéo xuống gần gũi hơn nhờ những í a của dân ca miền Bắc.
Trịnh Công Sơn viết nhạc cho người khác hát. ông ít khi hát nhạc của mình trước đám đông mặc dù ông có giọng tốt. Thêm nữa, là người viết những ca khúc ấy, ông hát chắc phải rất chính xác. Bài Như Một Lời Chia Tay đã được thu thanh bởi ít nhất là hai giọng hát mà ông rất tin cậy. Nhưng ca khúc này, hát lên bằng giọng của ông, lại mang một nét khác nữa. ông hát mà như gửi lại những điều đã đi qua đời ông cho người nghe, như đóng lại trang cuối cùng của cuốn sách. Lời ca của bài Như Một Lời Chia Tay đọc lên, không cần phải nghe ông hát cũng đủ tạo xúc động. ông xếp lại đời sống, ông cám ơn cuộc đời, ông nhìn lại những cuộc tình, ông nhớ lại bông hoa mỏng manh cuối trời, coi đó như một lời giã biệt. ý của lời ca thì bi đát, nhưng nghe qua giọng của ông, người nghe thấy đươc sự bình thản của ông khi từ biệt cuộc sống.
Trịnh Công Sơn đã về với cát bụi, giã từ nơi ông ở trọ. ông biết trước chuyến đi về nơi vĩnh hằng. Nhưng ông cũng sẽ còn ở lại với chúng ta mãi mãi. Chúng ta mãi mãi nhớ ông, biết ơn ông, biết ơn ông đã nói hộ chúng ta những điều khó nói nhất, biết ơn ông đã vỗ về an ủi cuộc đời chúng ta trong những lúc hân hoan hạnh phúc cũng như những lúc sầu thảm bất hạnh.
Ba trăm năm nữa sẽ còn người hát và nghe những gì ông để lại.
Đó là món quà âm nhạc ông để lại. Đó là một món quà mà thỉnh thoảng lắm, có khi là vài trăm năm Việt Nam mới được một món quà quí giá như thế.
Cám ơn Trịnh Công Sơn.