laotam
02-08-2010, 12:44 PM
Chọn "ông" hay tìm "thầy"?
Bao Bong Da - Chọn "ông" hay tìm "thầy"? (http://baobongda.com.vn/tin-tuc/world-cup-2010/091007127112/)
Vào cái ngày LĐBĐ Brazil tự hào tuyên bố công cuộc chuẩn bị cho VCK World Cup 2014 diễn ra ở xứ sở Samba đi đúng lộ trình, thì một câu hỏi tưởng như dễ hơn nhiều lại chẳng ai trong số họ dám trả lời: “Ai thế chỗ Carlos Dunga?”
Chọn “ông” hay tìm “thầy”?
Theo phong tục truyền thống của bóng đá Brazil, giới cầu thủ thường gọi HLV của họ là “ông” (Mister), chứ không phải là “thầy” (Professor) như lẽ thường. Tại sao vậy?
Có nhiều cách lý giải khác nhau. Có luận điểm cho rằng xưng hô bằng “ông” sẽ tạo được sự gần gũi, dễ hòa đồng giữa cầu thủ và HLV. Tuy nhiên, cách giải thích được sử dụng nhiều nhất là phần đông các HLV người Brazil hoặc của ĐTQG Brazil không có bằng cấp sư phạm, cũng không trải qua một sự nghiệp cầu thủ huy hoàng. Với những người như thế, có lẽ gọi bằng “thầy” khó hơn nhiều.
Trong số các “triều đại” HLV của ĐTQG Brazil, chỉ duy nhất Mario Zagallo trở thành nhà VĐTG trên cả hai cương vị cầu thủ và HLV. Với sự bổ nhiệm Carlos Dunga như vừa qua, LĐBĐ Brazil từng hy vọng với thành tích là đội trưởng Selecao đăng quang tại World Cup 1994, Dunga sẽ tái lặp được kỳ tích của Zagallo. Tuy nhiên, Brazil của Dunga dù được đánh giá cao, vẫn phải dừng bước ngay ở tứ kết.
Từ câu chuyện về “ông” và “thầy” này, mới thấy cuộc tuyển trạch cho Selecao một HLV mới đủ tầm đang là một thách thức cực lớn. Sau khi Felipe Scolari từ chối, Leonardo nổi lên như là một trong những ƯCV hàng đầu. Cũng như Dunga, Leonardo khoác trên mình bộ áo choàng của nhà VĐTG khi còn là cầu thủ. Nhưng điểm yếu của Leonardo chẳng khác Dunga chút nào: Không bằng cấp, chẳng kinh nghiệm huấn luyện đỉnh cao.
Tìm rộng ra trong giới HLV người Brazil, cũng chẳng thấy được ai đủ tin cậy cho giấc mơ vàng lần thứ 6 sau đây 4 năm, khi Brazil là nước chủ nhà với kỳ vọng và áp lực quá lớn.
Có chỗ cho HLV nước ngoài?
Liệu đã đến lúc LĐBĐ Brazil và cả người dân nước này nên thay đổi tư duy? Tuy duy cũ là chỉ HLV người Brazil mới được dẫn dắt Selecao. Còn tư duy mới là có thể mở rộng khả năng lựa chọn sang các chiến thuật gia nước ngoài, một khi các HLV nội không đủ năng lực hoặc không đáp ứng được đỏi hỏi của LĐBĐ Brazil.
Hẳn nhiên, sẽ có cả tá câu hỏi đặt ra với những HLV nước ngoài nếu muốn được lọt vào tấm ngắm. Ngôn ngữ ra sao? Lối chơi thế nào? Khả năng thích nghi với áp lực thành tích của người Brazil?…
Điều người Brazil quan tâm nhất chính là bản sắc Samba. Nhưng thử hỏi, Carlos Dunga - một HLV người Brazil đích thực, liệu đã có ý thích gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống ấy? Vả lại, chất Samba với nền tảng là sơ đồ 4-2-4 thành công rực rỡ thời Pele không phải do người Brazil phát minh ra. Trước đó, những người Hungaria là Bela Guttmann và Dori Kurschner đã cho khiêu vũ với chúng rồi.
Thêm một lưu ý khác. Thời nay, phần đông các tuyển thủ Brazil đều chọn con đường sang các CLB lớn ở châu Âu lập nghiệp. Sự gần gũi, giao thoa về văn hóa, phong cách và cả ngôn ngữ trong một thế giới toàn cầu hóa đã trở thành lẽ đương nhiên. Hãy xem mùa tới, Kaka dưới “trướng” Mourinho, Robinho về Man City sẽ do Mancini quản lý… Nếu họ thành công, mọi rào cản coi như được tháo gỡ.
Vấn đề quan trọng nhất mà LĐBĐ Brazil nên suy nghĩ là nếu chọn, họ sẽ chọn ai mà thôi. Tầm như Guus Hiddink thú thực không nhiều. Còn cỡ nhàng nhàng như Goran Eriksson, tìm trong thế giới HLV người Brazil chắc cũng chẳng thiếu…
Huy Nam
Bao Bong Da - Chọn "ông" hay tìm "thầy"? (http://baobongda.com.vn/tin-tuc/world-cup-2010/091007127112/)
Vào cái ngày LĐBĐ Brazil tự hào tuyên bố công cuộc chuẩn bị cho VCK World Cup 2014 diễn ra ở xứ sở Samba đi đúng lộ trình, thì một câu hỏi tưởng như dễ hơn nhiều lại chẳng ai trong số họ dám trả lời: “Ai thế chỗ Carlos Dunga?”
Chọn “ông” hay tìm “thầy”?
Theo phong tục truyền thống của bóng đá Brazil, giới cầu thủ thường gọi HLV của họ là “ông” (Mister), chứ không phải là “thầy” (Professor) như lẽ thường. Tại sao vậy?
Có nhiều cách lý giải khác nhau. Có luận điểm cho rằng xưng hô bằng “ông” sẽ tạo được sự gần gũi, dễ hòa đồng giữa cầu thủ và HLV. Tuy nhiên, cách giải thích được sử dụng nhiều nhất là phần đông các HLV người Brazil hoặc của ĐTQG Brazil không có bằng cấp sư phạm, cũng không trải qua một sự nghiệp cầu thủ huy hoàng. Với những người như thế, có lẽ gọi bằng “thầy” khó hơn nhiều.
Trong số các “triều đại” HLV của ĐTQG Brazil, chỉ duy nhất Mario Zagallo trở thành nhà VĐTG trên cả hai cương vị cầu thủ và HLV. Với sự bổ nhiệm Carlos Dunga như vừa qua, LĐBĐ Brazil từng hy vọng với thành tích là đội trưởng Selecao đăng quang tại World Cup 1994, Dunga sẽ tái lặp được kỳ tích của Zagallo. Tuy nhiên, Brazil của Dunga dù được đánh giá cao, vẫn phải dừng bước ngay ở tứ kết.
Từ câu chuyện về “ông” và “thầy” này, mới thấy cuộc tuyển trạch cho Selecao một HLV mới đủ tầm đang là một thách thức cực lớn. Sau khi Felipe Scolari từ chối, Leonardo nổi lên như là một trong những ƯCV hàng đầu. Cũng như Dunga, Leonardo khoác trên mình bộ áo choàng của nhà VĐTG khi còn là cầu thủ. Nhưng điểm yếu của Leonardo chẳng khác Dunga chút nào: Không bằng cấp, chẳng kinh nghiệm huấn luyện đỉnh cao.
Tìm rộng ra trong giới HLV người Brazil, cũng chẳng thấy được ai đủ tin cậy cho giấc mơ vàng lần thứ 6 sau đây 4 năm, khi Brazil là nước chủ nhà với kỳ vọng và áp lực quá lớn.
Có chỗ cho HLV nước ngoài?
Liệu đã đến lúc LĐBĐ Brazil và cả người dân nước này nên thay đổi tư duy? Tuy duy cũ là chỉ HLV người Brazil mới được dẫn dắt Selecao. Còn tư duy mới là có thể mở rộng khả năng lựa chọn sang các chiến thuật gia nước ngoài, một khi các HLV nội không đủ năng lực hoặc không đáp ứng được đỏi hỏi của LĐBĐ Brazil.
Hẳn nhiên, sẽ có cả tá câu hỏi đặt ra với những HLV nước ngoài nếu muốn được lọt vào tấm ngắm. Ngôn ngữ ra sao? Lối chơi thế nào? Khả năng thích nghi với áp lực thành tích của người Brazil?…
Điều người Brazil quan tâm nhất chính là bản sắc Samba. Nhưng thử hỏi, Carlos Dunga - một HLV người Brazil đích thực, liệu đã có ý thích gìn giữ và phát huy bản sắc truyền thống ấy? Vả lại, chất Samba với nền tảng là sơ đồ 4-2-4 thành công rực rỡ thời Pele không phải do người Brazil phát minh ra. Trước đó, những người Hungaria là Bela Guttmann và Dori Kurschner đã cho khiêu vũ với chúng rồi.
Thêm một lưu ý khác. Thời nay, phần đông các tuyển thủ Brazil đều chọn con đường sang các CLB lớn ở châu Âu lập nghiệp. Sự gần gũi, giao thoa về văn hóa, phong cách và cả ngôn ngữ trong một thế giới toàn cầu hóa đã trở thành lẽ đương nhiên. Hãy xem mùa tới, Kaka dưới “trướng” Mourinho, Robinho về Man City sẽ do Mancini quản lý… Nếu họ thành công, mọi rào cản coi như được tháo gỡ.
Vấn đề quan trọng nhất mà LĐBĐ Brazil nên suy nghĩ là nếu chọn, họ sẽ chọn ai mà thôi. Tầm như Guus Hiddink thú thực không nhiều. Còn cỡ nhàng nhàng như Goran Eriksson, tìm trong thế giới HLV người Brazil chắc cũng chẳng thiếu…
Huy Nam