PDA

View Full Version : Cà Mau quê hương tôi



phanphuctruong
13-08-2010, 12:16 AM
Hôm nay đưa hình ảnh về Cà Mau cho anh em TLKD chiễm ngưỡng, khi nào rãnh, tại hạ sẽ viết một bài phóng sự về Cà Mau.

http://www.saigon-gpdaily.com.vn/dataimages/original/images150356_ca_mau.gif

Địa phận giống như hình thù mũi tàu hướng ra biển.

http://tsttourist.com/images/tour/camau.jpg

Tượng đài về mũi Cà Mau - vùng đất cực nam Tổ quốc.

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:Loy9xyt0vCEFHM:http://i430.photobucket.com/albums/qq23/hungmanh078/CaMauCity.jpg&t=1

Biểu tượng cho lòng kiên trung và dũng cảm cũng như sự nồng hậu và hiếu khách của người Cà Mau

http://www.vietkite.com.vn/quantri/upload/tours/ca%20mau%202.jpg

Người dân ở đây sống chủ yếu nhờ vào đi biển hay làm vuông tôm.

http://www.kinhtenongthon.com.vn/Uploaded/thanduong/Nam%202008/Thang%201/Bao%20tet/cang%20ca%20Ca%20Mau.jpg

Tàu đánh cá đang chuẩn bị ra khơi.

http://www.buudiencamau.com.vn/images/HINH_LON/CAMAU01.JPG

Một nét đặc thù của sông nước vùng đất Chín Con Rồng.

http://www.indochinaclassic.com/UserFiles/Image/Tieng%20Viet/Tin%20Du%20lich/Ca%20Mau%201.jpg

Không khí nhộn nhịp của chợ nổi.

trung_cadan
13-08-2010, 12:42 AM
Hình ảnh đẹp quá , bao giờ có tiền mà được đi du lịch thì tuyệt :) !!!

heeeeeeeeee
13-08-2010, 12:49 AM
:x:x:x Cám ơn PhanPhucTruong nhiều. Quê hương bạn thật đẹp, nhất định sẽ có ngày vào Cà Mau. Hy vọng bạn sẽ gửi đến TLKD nhiều ảnh, bài viết về con người và văn hóa nơi đây.

cuckutconcua
13-08-2010, 12:52 AM
từng có 1 bài hát rất hay về cà mau.cà mau đất nước quê hương chúng tôi.mía ngọt chè xanh xanh thắm núi đồi.

phanphuctruong
13-08-2010, 01:01 AM
http://www.camau.gov.vn/upload/UserFiles/File/camaudncn/21.jpg

Hoàng hôn trên biển đảo

http://www.camau.gov.vn/upload/UserFiles/File/camaudncn/31.jpg

đảo Nam Du

http://www.camau.gov.vn/upload/UserFiles/File/camaudncn/41.jpg

Hòn Đốc

phanphuctruong
13-08-2010, 01:03 AM
http://www.camau.gov.vn/upload/UserFiles/File/camaudncn/61.jpg

hòn Đá Bạc

http://www.camau.gov.vn/upload/UserFiles/demtranghondabac.jpg

Một góc chụp khác

http://www.camau.gov.vn/upload/UserFiles/demtranghondabac02.jpg

Đêm vui vẻ thanh bình trên hòn Đá Bạc

phanphuctruong
13-08-2010, 01:05 AM
Bác Ba Phi và chuyện kể của bác Ba Phi

Rừng U Minh mới được khai phá khoảng 300 năm nay. Ba Phi chính là lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Ông tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, từ trần ngày 3/11/1964 tại rừng U Minh Hạ nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Do hoàn cảnh gia đình quá nghèo nên từ thuở bé Ba Phi phải làm lụng đầu tắt mặt tối để nuôi tám đứa em thơ dại. Khi mới lên 15 tuổi, mẹ qua đời, Ba phi trở thành một lao động chính trong gia đình. Suốt từ sáng đến chiều, Ba Phi cùng bạn bè trang lứa trong xóm đi khẩn hoang, lo cày cuốc ruộng vườn, tối đến tụ họp đờn ca. Hầu hết bà con trong xóm ai cũng mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đăc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của Ba Phi.


Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế - một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, Ba Phi được Hương Quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải ở rể ba năm. Ba năm trời đằng đẵng dầm mưa, dãi nắng phá rừng trồng lúa, Ba Phi ít gặp được người con gái sắp làm vợ mình. Mãi tới ngày cưới hỏi…
Hương Quản Tế tin yêu ba Phi nên cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Sẵn có sức lực điền cộng với khát vọng từ bao đời của người nông dân muốn có đất canh tác, Ba Phi ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh.
Ba Lữ không có con. Thấu hiểu được nỗi lòng của chồng, chính bà đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Không lâu, người vợ hai của Ba Phi sinh được một đứa con trai đặt tên là Nguyễn Tứ Hải. Lớn lên, Hải sánh duyên cùng Nguyễn Thị Anh sinh hạ cho Ba Phi một đứa cháu trai – Cháu đích tôn – tên Nguyễn Quốc Trị. Còn người vợ hai, không rõ vì lý do nào bà gởi con lại cho chồng lúc nguyễn Tứ Hải mới lên ba tuổi rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời.
Ba Phi cưới vợ ba. Vợ thứ ba của Ba Phi người dân tộc Khmer tên Chăm. Bà Chăm sinh hạ cho Ba Phi hai đứa con gái. Cho đến khi Ba Phi từ trần, phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải nằm ở một góc rừng U Minh Hạ…
Tất cả những điều kể trên, cả quãng đời mà đặc biệt là tuổi trẻ của Ba Phi là quá trình ông tiếp xúc với rừng U Minh nguyên sinh. Thuở ấy, thiên nhiên tỏ ra rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Nhưng dưới mắt Ba Phi, thế gới hiện ra rất đáng yêu.
Trước khi đi sâu vào nội dung truyện kể của ba Phi, chúng ta hãy nghe Ba Phi kể về chuyện nếp dẻo :
“Gần tết năm đó, hai vợ chồng tôi quết bánh phồng thứ nếp dẻo của đất U Minh. Do tôi bổ mạnh tay, bột nếp văng lên xà nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì cái miệng của nó bị dính trong miếng bột ấy, toàn thân nó treo lên xà nhà như cá mắc câu. Nó la hoảng và giãy rất dữ. Cuối cùng nó rơi xuống đất nghe một cái “bịch”. Coi kỹ lại cái đầu của nó còn dính lại trên xà nhà”.
Và đây nữa, chúng ta cùng nghe Ba Phi kể chuyện cọp xay lúa:
“Đêm hôm đó, lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết “ông thầy” đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước, tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên, trong chớp mắt cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà vướng hai chân trước vào giằng xay. Thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang quay. Thấy vậy, tôi hối “Bả” xúc lúa đổ vào cối. Đợi cho tới lúc cọp xay hết 20 giạ lúa, tôi liền hét lên một tiếng thật to: “Cọp”! Nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt ra rừng. Từ đó về sau cọp “bỏ tật” bắt người ăn thịt”.
Như đã kể trên, năm 1964 là năm ông Ba Phi qua đời, không có văn bản nào có ghi chép lại các chuyện đó, kể cả người trong thân tộc ông. Điều này những câu chuyện kể của ông Ba Phi là chuyện truyền ngôn. Các truyện này mang hình thức cấu trúc văn học: Có mở đề, thắt nút và kết thúc. Dòng chuyện kể của Bác Ba Phi cho phép chúng ta hình dung một loại tiểu thuyết chương, hồi rút gọn mà dù có đảo lộn trật tự thế nào cũng giữ được ý nghĩa và tính xuyên suốt của hệ tư tưởng quán xuyến toàn bộ dòng chảy của các chuyện kể.
Nhìn chung, hệ thống chuyện kể trên, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, còn ở tầng sâu câu chuyện thường có sự gửi gắm sâu sắc mà có lẽ sự khám phá nó còn phải lâu dài.
Tính tất yếu của loại truyện kể dân gian thường bị “Biên tập” hoặc “hiệu chỉnh” lại trong quá trình câu truyện “lưu lạc”. Lại có tình trạng công chúng hâm mộ đã tự giác đóng góp sáng tác của mình vào đó, gây ra sự pha tạp lẫn lộn với dòng truyện kể chính thống của người khởi xướng. Một vài người còn sáng tác ngay trên cái nền câu truyện của ông Ba Phi bằng văn học hành văn. Chính điều này vừa góp phần “tam sao thất bổn” vừa làm lệch lạc, méo mó phong cách Ba Phi. Đôi khi câu chuyện còn đánh mất nguồn cảm hứng chủ đạo lẫn nghệ thuật đặc trưng của dòng chuyện kể đặc sắc này.
Từ sau thập niên 70 của thế kỷ này, chuyện kể của ông Ba Phi càng rộ lên trên báo chí nhiều nơi như một đấu hiệu chấm hết chiếc hoa mai cuối cùng trên cành xuân rực rỡ của dòng chuyện kể Ba Phi. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng các chuyện kể chính thống của dòng chủ lưu của tác giả Ba Phi bởi tính đặc thù của nó: Không tên, ngắn gọn, sắc xảo, trào lộng, nhiều ý nghĩa sâu sắc v. v…
Chuyện kể của ông Ba Phi hoàn toàn nằm trong địa giới rừng U Minh với những “nhân vật” vốn là đặc sản khu rừng đặc chủng này như lúa gạo, trăn, rắn, rùa, mật ong v. v… và ông - người dẫn. Mỗi nhân vật này được xây dựng thành một chuyện kể. Với lươn, trăn, rắn, ong có chuyện “Ăn trứng rồng”; với rùa có “Tàu rùa” ; với ếch, nhái, có “Câu ếch” ; với ong mật, có “Gác kèo” ; với heo rừng có “Chó nhà săn heo rừng” v. v…
Các “nhân vật” này thường xuyên chi phối nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả. Tài năng sáng tạo của Ba Phi, trước hết là cảm hứng nhận thức thế giới và phương pháp chiếm lĩnh hiện thực. Đó là quá trình thông qua tư duy sáng tạo, xác lập mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu nhằm hợp lý hoá trong quá trình vận động của dòng chuyện kể.
Chúng ta hãy nghe tiếp câu chuyện ếch sau đây:
“Năm rồi, trời sa mưa đầu mùa, ếch kêu khắp bốn phía, đâu đâu cũng có tiếng “uệch uệch”. Chỉ riêng trong vườn nhà tôi có một tiếng ếch rất đặc biệt, nó kêu đến cảm thấy thèm ăn thịt ếch mà ngủ không yên. Tôi biết đây là loại “ếch bà”.
Sáng hôm sau, tôi bắt một con vịt mới nở làm mồi, trong khi tôi thả con mồi chưa tới mặt nước thì con ếch từ trong hang ló ra; nó lắc đầu lia lịa rồi ngồi chờ ở miệng hang.
Tôi biết con ếch này đòi ăn mồi lớn, tôi bắt con vịt mái đẻ ra câu. Vừa trông thấy con mồi, con ếch gật đầu liên tiếp mấy cái rồi hớp nước súc miện., Xong, ếch khoát tay ra hiệu cho tôi thả con vịt mái xuống. Thế là ếch đưa hai tay ra đón con mồi đưa thẳng vào mồm.
Đợi cho ếch nuốt mồi xong, tôi giật mạnh một phát. Té ra, hàng cau của tôi gãy liền một lúc đến 3 cây, con ếch thì vẫn nằm yên tại chỗ. Còn sợi nhợ câu lúc này căng thẳng tối đa. Thấy vậy, tôi ngồi xuống khảy vào sợi nhợ ấy mà ca luôn 6 câu vọng cổ”.
Qua chuyện câu ếch này, cũng như toàn bộ hệ thống chuyện dân gian Ba Phi, chúng ta thấy cái nghịch dị ở ông là thứ “Nghịch dị hai chiều”. Ở đó, một chiều ông phóng đại cái cần được trân trọng nhằm đưa hiệu quả tối đa đến cho người nghe, còn một chiều kia là sự hạ bệ nếu như cái đó không xứng đáng tồn tại. chúng ta hãy dừng lại với chuyện cọp xay lúa lần nữa. Trong chuyện này, Ba Phi chẳng những đã thắng cọp, mà còn sai khiến, điều khiển được cọp. Sự kiện này vốn có trong kho tàng truyện cổ nước ta. Chuyện người nông dân trói cọp để ông về nhà lấy “Trí khôn”. Trong đời thực cũng không thiếu những điển hình về người đã thắng cọp. Còn trong hành động của ba Phi trong đêm xay lúa ấy, ông đã cho thấy con người luôn thông minh – cái mà dã thú không thể có. Ở đây, Ba Phi đã chỉ ra rằng : Phải biết thận trọng, đề cao cảnh giác, phải biết tỉnh táo và gan góc – ít ra là trong cuộc sống đương thời, nơi “xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha” này.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong tiếng cười Ba Phi luôn có sự lý giải thông minh; nó không hề làm méo mó bản chất vốn có của sự vật, cho dù sự vật đã được phóng đại và đôi khi trong chuyện kể của mình, Ba Phi còn có ý định “lấn sân” sang lĩnh vực giáo dục luân lý. Trong chuyện “Tàu rùa”, khi ông bắt đám rùa cái bỏ vào “chiếc tàu rùa” của mình thì toàn bộ đám rùa kéo theo tàu ông. Chính bọn rùa đực là động lực làm cho “chiếc tàu rùa” ấy chạy như thuyền gắn máy.
Soát lại toàn bộ hệ thống truyện dân gian Ba Phi, chúng ta nhìn thấy ông, một Ba Phi - Nghệ sĩ dân gian, nhưng là một nghệ sĩ dân gian rất độc đáo, một nghệ sĩ có “cái tạng” rất đặc thù. Trong cuộc sống nơi rừng U Minh hoang dã, Ba Phi là người có lòng tin mãnh liệt vào công cuộc chinh phục rừng đất U Minh của cộng đồng người Việt. Từ đó, ông luôn bình tĩnh, lạc quan. Trong công cuộc này, ông luôn tìm cách lý giải sự tất thắng của cộng đồng.
Trong chuyện kể của mình, Ba Phi luôn tỏ ra là một người bản lĩnh trong sự tiếp thu thế giới. Ông luôn đại diện cho lý tưởng của những người đi chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi. Có thâu tóm được “cái hồn thiêng” của rừng U Minh đương thời mới nhận thức đúng Ba Phi trong Ba Phi - Nghệ sĩ dân gian. Lý tưởng của ông đối với thiên nhiên, nơi cuối trời Tổ quốc này là con người phải chinh phục thiên nhiên cho đến kỳ cùng, họ phải là những người “sắp xếp trật tự” của thiên nhiên.
Trước khi từ biệt rừng U Minh hùng vĩ của phương Nam Tổ quốc để yên nghỉ đời đời trong lòng đất U minh, các chuyện truyền ngôn của tác giả dân gian Ba phi đã dựng lên cho ông một tượng đài đứng mãi cùng năm tháng bên ven rừng U Minh bát ngát hương tràm.

Thanh Nhàn - Biên Cương
(Trích từ camau.gov.vn)

phanphuctruong
13-08-2010, 01:12 AM
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:CUAx052BNA-QHM:http://i188.photobucket.com/albums/z6/conlun/phongcanh/CaMau3.jpg&t=1

http://huyhoangtourist.com/home/quangloc/public_html/upload/admin/image/ca%20mau%202.jpg

http://khachsanexpress.com/imagedb/news/120/12012/Hon%20Khoai%20Camau.gif

http://mst.eva.vn/upload/news/2009-08-17/ca-mau-xanh-4.jpg

http://www.baovietnam.vn/articles-images/van-hoa/24/Ket-qua-giai-anh-bao-chi-Ca-Mau-tren-duong-doi-moi-va-phat-trien-111973-1.jpg

http://i154.photobucket.com/albums/s267/rocktoheaven/CaMau%2030Apr2009/DatMuiCaMau057_resize.jpg

phanphuctruong
04-02-2011, 11:37 AM
EbwKm419fJY

phanphuctruong
04-02-2011, 11:37 AM
UNcUZkynLo0

phanphuctruong
04-02-2011, 11:38 AM
ETasT_3-iq4

phanphuctruong
04-02-2011, 11:40 AM
EvZvj96Pm2k

K0DW52qYkQ0