tranbinh
14-08-2010, 05:40 PM
"Vô địch trung pháo" Lâm Dịch Tiên (kỳ 1)
Thời gian gần đây trong số những kỳ nhân của Cờ Tướng Trung Hoa đương đại có một cao nhân được mọi người đặc biệt chú ý đó là Vĩnh Gia Lâm Dịch Tiên người được vinh danh là “ Vô địch Trung Pháo” ngoài ra Lâm Dịch Tiên còn được mọi người biết đến như một cây đại thọ trong kỳ đàn Trung Hoa với một danh hiệu khác đó là “ Tam triều cao thọ kỳ tinh”. Quả vậy ông là người đã sống và chơi cờ qua ba thời kỳ Mãn Thanh, Dân Quốc và Tân Trung Hoa. Họ Lâm thọ hơn 90 tuổi, gần 80 tuổi còn quá quan trảm tướng rồi mới chịu phong đao, thật là một hiện tượng xưa nay hiếm. Vậy nguyên do từ đâu?
Có người cho rằng thời trai trẻ ông đã lang bạt kỳ hồ nay đây mai đó nên mới có một cơ thể tráng kiện sinh lực dồi dào. Có người lại cho rằng cuộc đời của ông gắn liền với kỳ nghệ nên vô ưu, tinh thần lúc nào cũng minh mẫn sảng khoái nên trường thọ. Lại có người nói rằng trong gia tộc ông có nhiều người trường thọ nên ông được hưởng di truyền. Người viết bài này trước khi chấp bút cũng đã nghiên cứu tỉ mỉ những tư liệu về ông thấy rằng cả ba điều trên đều đúng, nhưng hai điều trước có sức thuyết phục hơn cả.
1. Kỳ danh Dịch Tiên
Lâm Dịch Tiên sinh năm Quang Tự thứ 5 (1879) đời Thanh tại trấn Vĩnh Gia của vùng lưu vực Giang Nam. Lúc mới sinh được đặt tên là Ngân Quý, hay còn gọi là Cấn Quý. Cha là Lâm Minh Lương, có nghề làm ô lại tinh thông kỳ nghệ, là một hảo thủ của Vĩnh Gia. Cuối đời nhà Thanh, cuộc sống tinh thần của bách tính tương đối đơn điệu, vì vậy cờ tướng là một thú vui phổ biến của mọi người, đặc biệt là trong tầng lớp thị dân trung lưu. Mọi người đều coi cờ tướng là món ăn tinh thần, là nguồn giải trí duy nhất. Khi được 4, 5 tuổi Ngân Quý đã thuộc mặt quân lại được phụ thân chỉ dạy nước đi. Vốn thông minh đĩnh ngộ Ngân Quý tiếp thu rất nhanh, đến năm 6 tuổi cơ bản đã có thể chơi hoàn chỉnh được cả ván cờ. Cũng vì họ Lâm là hảo thủ ở địa phương nên thường có người tới nhà giao lưu thách đấu, những hôm đông khách bèn sai Ngân Quý thay mình chơi vui với mấy người bạn. Thật không ngờ tiểu Ngân Quý thông minh dị thường, có thắng có thua được mọi người tấm tắc ngợi khen. Lâm Minh Lương mừng lắm lại dành thêm thời gian chỉ điểm, Ngân Quý cũng chăm chỉ chuyên cần kỳ nghệ ngày một thăng tiến. Tới năm 9 tuổi đã có thể chơi ngang bằng với vài người bạn của cha.
Lúc này trong nhiều thành trấn của lưu vực Ân Giang thì kỳ nghệ của trấn Khát Châu được coi là đệ nhất, nơi đó có một cao thủ tên gọi Trần Sanh, đã từng du đấu ở Phúc Kiến, Thượng Hải, Tứ Xuyên, …họ Trần thắng nhiều bại ít, kỳ danh lan xa. Năm 42 tuổi, ông mở kỳ đài tại cửa Nam thành Ôn Châu, lại thông tin rằng ai có thể công đài thắng 3 trận, lớn thì kết nghĩa huynh đệ, bé thì thu nạp làm đệ tử và còn hứa tặng kỳ thư quý hiếm. Khi đó Ngân Quý đã 12 tuổi, kỳ nghệ có nhiều tăng tiến, họ Lâm muốn cho con mở mang kiến thức lại có dịp rèn luyện bèn đưa Ngân Quý đến Ôn Châu công đài với đệ tử Trần Sanh. Ngân Quý thắng liền 5 ván được Trần Sanh cho bái sư nhập tổ. Thấm thoắt đã được 3 năm, quả thật Danh sư xuất cao đồ, tiểu Ngân Quý đã xưng hùng ở Ôn Châu, Vĩnh Gia, có người ngưỡng mộ gọi cậu là: “Kỳ Quốc tiên đồng”. Ngân Quý nghiên cứu kỳ nghệ nhưng cũng không sao nhãng việc nhà vẫn cùng cha làm ô mưu sinh và coi đây là nghiệp chính. Để tranh hùng xưng bá với thiên hạ thì phải du đấu khắp nơi mới có thể mở mang kiến thức nâng cao kỳ nghệ, năm 17 tuổi, được sự đồng ý của cha Ngân Quý bắt đầu bước ra giang hồ, đi tới các vùng Kim Hoa, Lệ Thủy, Hàng Châu …Trước khi đi, căn cứ vào lối chơi cờ của cậu, cải tên là Dịch Tiên và kỳ danh này đã gắn tới tận cuối đời ông và làm rạng danh trấn Vĩnh Gia.
Lâm Dịch Tiên bái biệt song thân dấn thân vào giang hồ, bắt đầu cuộc sống của một kỳ nhân phiêu lãng. Trên đường đi, một mặt hành nghề làm ô, sửa ô lấy tiền lộ phí mưu sinh, mặt khác vẫn tìm đến các cao thủ ở những nơi đó thách đấu nâng cao kỳ nghệ. Lúc đó đang là thời Quang Tự, thành Hàng Châu vô cùng náo nhiệt phồn hoa được sánh ngang với thành Hoàng Sơn, Thanh Hà. Đặc biệt có kỳ đài tại “Tam Nhã Viên” trà lầu, là nơi hội tụ nhiều cao thủ người Mãn người Hán. Tại đây Dịch Tiên đã giao đấu với 2 cao thủ trấn giữ kỳ đài là Quan Hồ Tử, Thượng Thiên Sinh và đều giành chiến thắng một cách thuyết phục, tạo tiếng vang lớn.
Nguồn lấy từ trang dpxq.com
tranbinh lược dịch và phóng tác
Thời gian gần đây trong số những kỳ nhân của Cờ Tướng Trung Hoa đương đại có một cao nhân được mọi người đặc biệt chú ý đó là Vĩnh Gia Lâm Dịch Tiên người được vinh danh là “ Vô địch Trung Pháo” ngoài ra Lâm Dịch Tiên còn được mọi người biết đến như một cây đại thọ trong kỳ đàn Trung Hoa với một danh hiệu khác đó là “ Tam triều cao thọ kỳ tinh”. Quả vậy ông là người đã sống và chơi cờ qua ba thời kỳ Mãn Thanh, Dân Quốc và Tân Trung Hoa. Họ Lâm thọ hơn 90 tuổi, gần 80 tuổi còn quá quan trảm tướng rồi mới chịu phong đao, thật là một hiện tượng xưa nay hiếm. Vậy nguyên do từ đâu?
Có người cho rằng thời trai trẻ ông đã lang bạt kỳ hồ nay đây mai đó nên mới có một cơ thể tráng kiện sinh lực dồi dào. Có người lại cho rằng cuộc đời của ông gắn liền với kỳ nghệ nên vô ưu, tinh thần lúc nào cũng minh mẫn sảng khoái nên trường thọ. Lại có người nói rằng trong gia tộc ông có nhiều người trường thọ nên ông được hưởng di truyền. Người viết bài này trước khi chấp bút cũng đã nghiên cứu tỉ mỉ những tư liệu về ông thấy rằng cả ba điều trên đều đúng, nhưng hai điều trước có sức thuyết phục hơn cả.
1. Kỳ danh Dịch Tiên
Lâm Dịch Tiên sinh năm Quang Tự thứ 5 (1879) đời Thanh tại trấn Vĩnh Gia của vùng lưu vực Giang Nam. Lúc mới sinh được đặt tên là Ngân Quý, hay còn gọi là Cấn Quý. Cha là Lâm Minh Lương, có nghề làm ô lại tinh thông kỳ nghệ, là một hảo thủ của Vĩnh Gia. Cuối đời nhà Thanh, cuộc sống tinh thần của bách tính tương đối đơn điệu, vì vậy cờ tướng là một thú vui phổ biến của mọi người, đặc biệt là trong tầng lớp thị dân trung lưu. Mọi người đều coi cờ tướng là món ăn tinh thần, là nguồn giải trí duy nhất. Khi được 4, 5 tuổi Ngân Quý đã thuộc mặt quân lại được phụ thân chỉ dạy nước đi. Vốn thông minh đĩnh ngộ Ngân Quý tiếp thu rất nhanh, đến năm 6 tuổi cơ bản đã có thể chơi hoàn chỉnh được cả ván cờ. Cũng vì họ Lâm là hảo thủ ở địa phương nên thường có người tới nhà giao lưu thách đấu, những hôm đông khách bèn sai Ngân Quý thay mình chơi vui với mấy người bạn. Thật không ngờ tiểu Ngân Quý thông minh dị thường, có thắng có thua được mọi người tấm tắc ngợi khen. Lâm Minh Lương mừng lắm lại dành thêm thời gian chỉ điểm, Ngân Quý cũng chăm chỉ chuyên cần kỳ nghệ ngày một thăng tiến. Tới năm 9 tuổi đã có thể chơi ngang bằng với vài người bạn của cha.
Lúc này trong nhiều thành trấn của lưu vực Ân Giang thì kỳ nghệ của trấn Khát Châu được coi là đệ nhất, nơi đó có một cao thủ tên gọi Trần Sanh, đã từng du đấu ở Phúc Kiến, Thượng Hải, Tứ Xuyên, …họ Trần thắng nhiều bại ít, kỳ danh lan xa. Năm 42 tuổi, ông mở kỳ đài tại cửa Nam thành Ôn Châu, lại thông tin rằng ai có thể công đài thắng 3 trận, lớn thì kết nghĩa huynh đệ, bé thì thu nạp làm đệ tử và còn hứa tặng kỳ thư quý hiếm. Khi đó Ngân Quý đã 12 tuổi, kỳ nghệ có nhiều tăng tiến, họ Lâm muốn cho con mở mang kiến thức lại có dịp rèn luyện bèn đưa Ngân Quý đến Ôn Châu công đài với đệ tử Trần Sanh. Ngân Quý thắng liền 5 ván được Trần Sanh cho bái sư nhập tổ. Thấm thoắt đã được 3 năm, quả thật Danh sư xuất cao đồ, tiểu Ngân Quý đã xưng hùng ở Ôn Châu, Vĩnh Gia, có người ngưỡng mộ gọi cậu là: “Kỳ Quốc tiên đồng”. Ngân Quý nghiên cứu kỳ nghệ nhưng cũng không sao nhãng việc nhà vẫn cùng cha làm ô mưu sinh và coi đây là nghiệp chính. Để tranh hùng xưng bá với thiên hạ thì phải du đấu khắp nơi mới có thể mở mang kiến thức nâng cao kỳ nghệ, năm 17 tuổi, được sự đồng ý của cha Ngân Quý bắt đầu bước ra giang hồ, đi tới các vùng Kim Hoa, Lệ Thủy, Hàng Châu …Trước khi đi, căn cứ vào lối chơi cờ của cậu, cải tên là Dịch Tiên và kỳ danh này đã gắn tới tận cuối đời ông và làm rạng danh trấn Vĩnh Gia.
Lâm Dịch Tiên bái biệt song thân dấn thân vào giang hồ, bắt đầu cuộc sống của một kỳ nhân phiêu lãng. Trên đường đi, một mặt hành nghề làm ô, sửa ô lấy tiền lộ phí mưu sinh, mặt khác vẫn tìm đến các cao thủ ở những nơi đó thách đấu nâng cao kỳ nghệ. Lúc đó đang là thời Quang Tự, thành Hàng Châu vô cùng náo nhiệt phồn hoa được sánh ngang với thành Hoàng Sơn, Thanh Hà. Đặc biệt có kỳ đài tại “Tam Nhã Viên” trà lầu, là nơi hội tụ nhiều cao thủ người Mãn người Hán. Tại đây Dịch Tiên đã giao đấu với 2 cao thủ trấn giữ kỳ đài là Quan Hồ Tử, Thượng Thiên Sinh và đều giành chiến thắng một cách thuyết phục, tạo tiếng vang lớn.
Nguồn lấy từ trang dpxq.com
tranbinh lược dịch và phóng tác