Lâm Đệ
28-03-2013, 12:45 PM
Mỗi buổi sáng thức dậy nỗi lo đầu tiên của nhiều người dân thành phố hiện thời là lo con đường từ nhà đến nơi làm việc liệu có ách tắc gì không. Thuở mọi người còn nghèo, người ta chỉ đạp xe đi làm và mọi vui buồn lúc ấy dồn cả vào chiếc xe đạp cà khổ. Nay số người có xe máy ngày mỗi đông, mà lạy giời, xe cũng ít hỏng, tưởng đã đỡ lo. Thì lại nảy sinh cái khổ về đường sá! Đường xấu đường tốt đường bụi đường sạch, đường còn nguyên lành và đường bị đào xới, cái đó cũng phải tính toán một phần, nhưng con người nơi đây gian khổ đã quen, thế nào rồi cũng chịu được. Nhưng từ lúc nào không biết, tự nhiên đường trở nên quá đông đúc, và sự ùn tắc trở nên thường xuyên, cái ấy mới rầy rà. ùn tắc nghĩa là gì? Là xe máy mà tốc độ chỉ bằng xe đạp, hoặc đi bộ. Là mất thì giờ chờ đợi. Là đến sở muộn. Là lỡ hẹn. Là hỏng việc… Nhưng ở đây tôi muốn nói thêm một khía cạnh tâm lý: Trong việc đi lại hiện thời, con người như bị kéo sống gần nhau hơn. Bao nhiêu cái xấu vốn có được bày ra và buộc nhau phải chịu đựng. Và một cách tự nhiên cứ phải nghĩ ngợi về văn hoá chung sống của cả xã hội.
Tạm kể ra đây một ít nặng nề về mặt tâm lý, mà trong cảnh giao thông căng thẳng chen vai thích cánh trên đường, hàng ngày mỗi chúng ta phải chịu:
- Ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, còi xe đã là một phương tiện bị cấm, và chỉ được phép dùng trong những hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng ở ta thì còi xe vẫn tha hồ lưu hành, và nhiều lúc không gì thay thế nổi. Có điều đáng lẽ chỉ xem việc dùng còi là bất đắc dĩ, thì một số người lại thích thú nhấn còi cho thật inh ỏi. Hình như những người này coi đây là phương tiện hành hạ người khác, anh mà không nhường đường để cho tôi đi trước thì còn là khổ vì tiếng còi của tôi! Ngoài ra còn có tiếng còi vênh vang, tiếng còi khoe của, tiếng còi chơi trội… đủ kiểu!
- Đường đã đông, song nhiều người cứ cố luồn lách vượt lên, ra cái điều mình khôn ranh sáng ý, thạo đời hơn người. Tự bản thân nó, việc đi vào những con đường ngược chiều và vượt đèn đỏ ở các ngã tư đã là phạm luật và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Song với người nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, nó cứ như một sự trêu ngươi: Các anh hiền lành thực thà thì các anh khổ, xem này, tôi có sao đâu(!)
- Có một khái niệm hơi cũ là sự làm phiền. Đứng về mặt luật pháp thì chả ai cấm tôi chở bó củi hay bao tải hàng sau xe, nhưng trên đường đi, như vậy là tôi đã choán chỗ công cộng và gây khó chịu cho chung quanh. Vậy, mong các anh thứ lỗi – Đại khái, cảm giác thấy mình làm phiền bắt đầu từ một nhận thức như vậy. Thế nhưng loại người biết lo nghĩ cho chung quanh đang “hơi bị hiếm”. Đường là của chung và ai giỏi chiếm dụng, kẻ đó được lợi lộc nhiều, họ nghĩ thế. Còn như khách quan mà xét, cái sự khuếch trương của họ giống như một sự ăn cướp không gian của người khác, họ không cần biết. Nhiều khi sự trâng tráo ở đây đã vượt qua mọi giới hạn.
Một trong những đặc điểm của cuộc sống đô thị, là khả năng làm cho con người trở nên vô danh. Chẳng hạn khi đi ra đường, ấy là lúc không ai biết ai làm nghề gì, nhà ở đâu, học vấn ra sao, đang có cương vị như thế nào. Ta chỉ còn là một người đi đường bình thường như mọi người. Sự vô danh lúc này mang lại cho mỗi cá nhân một ít tự do, anh ta không phải đóng cái vai mà anh ta vẫn đóng, và do đó có thể dễ dàng đi thẳng tới cái đích của mình. Thế nhưng ở ta nhiều người không nghĩ như thế. Sự vô danh được khai thác vào những mục đích khác. Hoặc có khi ăn mặc lôi thôi lếch thếch ra cái điều bất cần đời. Hoặc diện xe máy hẳn hoi, song thản nhiên dóng xe song đôi mà tâm sự… Trai gái đèo nhau vuốt ve nhau như ở chỗ không người. Qua cầu buồn tình dừng xe đái bậy… Tự do được xem đồng nghĩa với vô lối, bất cần, không để ý đến bất cứ ai khác.
Ở trên, chúng ta vừa nói cái đáng sợ nhất đối với người đi đường hiện nay là lối phóng xe ào ào lao tới, gây kinh hoàng sợ hãi. Nhưng đến khi gặp phải cái cảnh mấy cô gái ăn mặc thật diện, lững thững sang đường, sẵn sàng dừng lại nhởn nhơ kéo áo, vuốt tóc ngay giữa dòng xe cộ tấp nập, thì người ta cũng chỉ còn có cảm tưởng về một sự cám cảnh vô duyên. Một khi những cái rề rà chậm chạp vẫn còn tìm được chỗ đứng của mình, trong không khí sôi động nói chung, tức là mọi sự chuyển pha còn dang dở, và cái nếp sống gọi là hiện đại, mới chỉ là bề ngoài, ở trong còn bao điều trơ lỳ, tĩnh tại.
Vậy thì đâu là những cái tôi mà người ta có thể đọc ra, khi nhìn vào dòng xe cộ tấp nập trên đường hôm nay? Dĩ nhiên nay là lúc có thể nhận ra rất nhiều cái tôi năng nổ, cái tôi bứt phá trên đường nhằm đạt tới mục đích xa rộng. Qua rồi cái thời già trẻ bảo nhau nhẫn nại chịu khổ, thủng thẳng đạp xe đến đâu hay đến đấy. Mà mỗi phút bây giờ đều được quy ra tiền của, mỗi người trên xe là một cá nhân khao khát tự khẳng định! Song cũng phải nói, chưa bao giờ như bây giờ, những cái mầm tai hoạ nho nhỏ vùi sâu trong mỗi cá nhân lại công khai bộc lộ trên đường như vậy. Một mặt chưa phải là hết cái tôi bản năng tự phát, đã ngồi trên xe có động cơ phi trên đại lộ rồi mà vẫn mang nặng tâm lý anh chàng đi xe đạp nghênh ngang ở giữa đường làng. Mặt khác, điều đáng lo ngại hơn, là rất nhiều cái tôi hiếu thắng, vênh váo vì có được cái xe lạ, hoặc hỉ hả ra mặt khi vượt trước kẻ đồng hành. Thường thì những cái tôi hiếu thắng này đồng thời cũng là cái tôi thiển cận: Người ta sát khí đằng đằng lao tới trước vì tưởng rằng có thể mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, có biết đâu mỗi cá nhân vẫn chỉ là một phần tử nhỏ bé của cái dòng chảy chung là cả xã hội, thoát làm sao được!
Số phận con người thời nay là phải dành nhiều sự sống trên đường. Song có cái lạ là ở những nước biết tổ chức giao thông hợp lý và đưa nó lên trình độ hiện đại, thường sau khi đi một quãng đường dài, xem đồng hồ, người ta mới ngạc nhiên là mình đã ngồi trên xe đến hàng giờ và vượt qua cả trăm cây số. Ngược lại ở ta nếu tính tới những bực bội mà bản thân phải chịu trên đường từ nhà đến sở, đôi lúc ta tưởng đã đi được rất xa trong một thời gian rất lâu. Song tính kỹ, hoá ra chỉ đi độ 5-6 km trong 10-15 phút gì đấy! Hệ thống đường sá kém cỏi cố nhiên là yếu tố đầu tiên khiến mỗi chúng ta có cái cuộc sống trên đường kỳ cục như hiện nay. Song đấy là chuyện vượt lên trên tầm lo liệu của mỗi người. Rút lại, câu chuyện tôi muốn nói hôm nay chỉ là mong sao mỗi chúng ta khi ngồi trên xe có thêm ý thức về hoạt động của mình, nghĩ thêm hoạt động của mình, nghĩ thêm về mọi mặt phiền toái ta gây cho người khác để rồi biết điều một chút, nhường nhịn một chút trong đi lại – chỉ một chút thôi, thì cuộc sống trên đường của những người đồng hành với mình cũng đỡ nặng nề đi rất nhiều. Và đó chính là văn hoá(st)
Tạm kể ra đây một ít nặng nề về mặt tâm lý, mà trong cảnh giao thông căng thẳng chen vai thích cánh trên đường, hàng ngày mỗi chúng ta phải chịu:
- Ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, còi xe đã là một phương tiện bị cấm, và chỉ được phép dùng trong những hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng ở ta thì còi xe vẫn tha hồ lưu hành, và nhiều lúc không gì thay thế nổi. Có điều đáng lẽ chỉ xem việc dùng còi là bất đắc dĩ, thì một số người lại thích thú nhấn còi cho thật inh ỏi. Hình như những người này coi đây là phương tiện hành hạ người khác, anh mà không nhường đường để cho tôi đi trước thì còn là khổ vì tiếng còi của tôi! Ngoài ra còn có tiếng còi vênh vang, tiếng còi khoe của, tiếng còi chơi trội… đủ kiểu!
- Đường đã đông, song nhiều người cứ cố luồn lách vượt lên, ra cái điều mình khôn ranh sáng ý, thạo đời hơn người. Tự bản thân nó, việc đi vào những con đường ngược chiều và vượt đèn đỏ ở các ngã tư đã là phạm luật và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Song với người nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ, nó cứ như một sự trêu ngươi: Các anh hiền lành thực thà thì các anh khổ, xem này, tôi có sao đâu(!)
- Có một khái niệm hơi cũ là sự làm phiền. Đứng về mặt luật pháp thì chả ai cấm tôi chở bó củi hay bao tải hàng sau xe, nhưng trên đường đi, như vậy là tôi đã choán chỗ công cộng và gây khó chịu cho chung quanh. Vậy, mong các anh thứ lỗi – Đại khái, cảm giác thấy mình làm phiền bắt đầu từ một nhận thức như vậy. Thế nhưng loại người biết lo nghĩ cho chung quanh đang “hơi bị hiếm”. Đường là của chung và ai giỏi chiếm dụng, kẻ đó được lợi lộc nhiều, họ nghĩ thế. Còn như khách quan mà xét, cái sự khuếch trương của họ giống như một sự ăn cướp không gian của người khác, họ không cần biết. Nhiều khi sự trâng tráo ở đây đã vượt qua mọi giới hạn.
Một trong những đặc điểm của cuộc sống đô thị, là khả năng làm cho con người trở nên vô danh. Chẳng hạn khi đi ra đường, ấy là lúc không ai biết ai làm nghề gì, nhà ở đâu, học vấn ra sao, đang có cương vị như thế nào. Ta chỉ còn là một người đi đường bình thường như mọi người. Sự vô danh lúc này mang lại cho mỗi cá nhân một ít tự do, anh ta không phải đóng cái vai mà anh ta vẫn đóng, và do đó có thể dễ dàng đi thẳng tới cái đích của mình. Thế nhưng ở ta nhiều người không nghĩ như thế. Sự vô danh được khai thác vào những mục đích khác. Hoặc có khi ăn mặc lôi thôi lếch thếch ra cái điều bất cần đời. Hoặc diện xe máy hẳn hoi, song thản nhiên dóng xe song đôi mà tâm sự… Trai gái đèo nhau vuốt ve nhau như ở chỗ không người. Qua cầu buồn tình dừng xe đái bậy… Tự do được xem đồng nghĩa với vô lối, bất cần, không để ý đến bất cứ ai khác.
Ở trên, chúng ta vừa nói cái đáng sợ nhất đối với người đi đường hiện nay là lối phóng xe ào ào lao tới, gây kinh hoàng sợ hãi. Nhưng đến khi gặp phải cái cảnh mấy cô gái ăn mặc thật diện, lững thững sang đường, sẵn sàng dừng lại nhởn nhơ kéo áo, vuốt tóc ngay giữa dòng xe cộ tấp nập, thì người ta cũng chỉ còn có cảm tưởng về một sự cám cảnh vô duyên. Một khi những cái rề rà chậm chạp vẫn còn tìm được chỗ đứng của mình, trong không khí sôi động nói chung, tức là mọi sự chuyển pha còn dang dở, và cái nếp sống gọi là hiện đại, mới chỉ là bề ngoài, ở trong còn bao điều trơ lỳ, tĩnh tại.
Vậy thì đâu là những cái tôi mà người ta có thể đọc ra, khi nhìn vào dòng xe cộ tấp nập trên đường hôm nay? Dĩ nhiên nay là lúc có thể nhận ra rất nhiều cái tôi năng nổ, cái tôi bứt phá trên đường nhằm đạt tới mục đích xa rộng. Qua rồi cái thời già trẻ bảo nhau nhẫn nại chịu khổ, thủng thẳng đạp xe đến đâu hay đến đấy. Mà mỗi phút bây giờ đều được quy ra tiền của, mỗi người trên xe là một cá nhân khao khát tự khẳng định! Song cũng phải nói, chưa bao giờ như bây giờ, những cái mầm tai hoạ nho nhỏ vùi sâu trong mỗi cá nhân lại công khai bộc lộ trên đường như vậy. Một mặt chưa phải là hết cái tôi bản năng tự phát, đã ngồi trên xe có động cơ phi trên đại lộ rồi mà vẫn mang nặng tâm lý anh chàng đi xe đạp nghênh ngang ở giữa đường làng. Mặt khác, điều đáng lo ngại hơn, là rất nhiều cái tôi hiếu thắng, vênh váo vì có được cái xe lạ, hoặc hỉ hả ra mặt khi vượt trước kẻ đồng hành. Thường thì những cái tôi hiếu thắng này đồng thời cũng là cái tôi thiển cận: Người ta sát khí đằng đằng lao tới trước vì tưởng rằng có thể mưu cầu hạnh phúc riêng cho mình, có biết đâu mỗi cá nhân vẫn chỉ là một phần tử nhỏ bé của cái dòng chảy chung là cả xã hội, thoát làm sao được!
Số phận con người thời nay là phải dành nhiều sự sống trên đường. Song có cái lạ là ở những nước biết tổ chức giao thông hợp lý và đưa nó lên trình độ hiện đại, thường sau khi đi một quãng đường dài, xem đồng hồ, người ta mới ngạc nhiên là mình đã ngồi trên xe đến hàng giờ và vượt qua cả trăm cây số. Ngược lại ở ta nếu tính tới những bực bội mà bản thân phải chịu trên đường từ nhà đến sở, đôi lúc ta tưởng đã đi được rất xa trong một thời gian rất lâu. Song tính kỹ, hoá ra chỉ đi độ 5-6 km trong 10-15 phút gì đấy! Hệ thống đường sá kém cỏi cố nhiên là yếu tố đầu tiên khiến mỗi chúng ta có cái cuộc sống trên đường kỳ cục như hiện nay. Song đấy là chuyện vượt lên trên tầm lo liệu của mỗi người. Rút lại, câu chuyện tôi muốn nói hôm nay chỉ là mong sao mỗi chúng ta khi ngồi trên xe có thêm ý thức về hoạt động của mình, nghĩ thêm hoạt động của mình, nghĩ thêm về mọi mặt phiền toái ta gây cho người khác để rồi biết điều một chút, nhường nhịn một chút trong đi lại – chỉ một chút thôi, thì cuộc sống trên đường của những người đồng hành với mình cũng đỡ nặng nề đi rất nhiều. Và đó chính là văn hoá(st)