tranbinh
22-08-2010, 10:35 AM
“Bách Tuế Kỳ Vương “ Tạ Hiệp Tốn ( Kỳ 1 )
Đầu thế kỷ này Đất Nước Trung Hoa vĩ đại sản sinh ra một nhân tài kiệt xuất, một kỳ tinh sáng lạn , một con người toàn đức toàn tài . Người đã sáng tạo ra hình thức “ Tự hình bài cục” Lấy Cờ Tướng làm thành phương tiện đấu tranh chống áp bức , bóc lột , kích thích lòng yêu nước , kháng Nhật tập trung được tài lực trong giới Hoa kiều yêu nước ở Hải ngoại . Ông chính là “Bách Tuế Kỳ Vương” Tạ Hiệp Tốn người Bình Dương, Chiết Giang , những việc Ông làm được cho đời nhiều,rất nhiều , người viết bài này chỉ xin tóm tắt một số việc chính như sau.
1, Sáng tạo ra hình thức “Tự hình bài cục”( xếp cờ thế theo chủ đề).chính thức thổi hồn văn hóa vào Cờ Tướng
2,. Thông qua các giải cờ quyên góp nhân tài vật lực ái quốc kháng Nhật ,đưa Cờ Tương vào như một lọai hình thức đấu tranh phục vụ những người yêu nước
3, Thu nhập những tư liệu , kỳ phổ đã thất truyền trong dân gian , tổ chức lưu trữ biên soạn lại một cách có hệ thống . Là tác giả biên soạn cuốn “Tượng kỳ phổ ĐạiToàn , Tượng kỳ Chỉ Yếu”
4, Đề xướng phương pháp học cờ nhẹ nhàng không tốn nhiều công sức mà đạt hiệu quả cao , góp phần phát triển phong triển phong trào Cờ Tướng đương thời một cách mạnh mẽ và sâu rộng
5, Định hướng và tạo dựng các cơ sở tiền đề từng bước phát triển Cờ Tướng ra quốc tế “ Vạn Quốc Tượng Kỳ”
6, Bản thân không ngừng rèn luyện nâng cao kỳ nghệ , gián tiếp chứng minh chơi cờ có lợi cho sức khỏe , nâng cao tuổi thọ , đưa cờ tới một ý nghĩa thực dụng tích cực khác cho cộng đồng
I Khai sáng và khởi bước
Tạ Hiệp Tốn sinh ngày 1 tháng 10 năm 1888 ,năm Quang Tự thứ 18 đời Mãn Thanh , lúc mới sinh tên mụ là Khanh Nguyên , tên tự là Hiệp Tốn. Trong một gia đình nông dân kiêm tiểu thương ( buôn bán nhỏ) , lúc nhỏ gia đình còn neo khó vẫn phải đi chăn trâu , cắt cỏ phụ giúp công việc cho cha mẹ . Sau gia đình khấm khá được cho đi học tại trường tư thục , qua giáo dục được khai sáng về truyền thống văn hóa , lòng tự hào dân tộc đã sớm hun đúc trong lòng họ Tạ tình thương đồng bào và lòng yêu nước lớn dần theo năm tháng . Phụ thân họ Tạ vốn rất mê cờ , chịu sự ảnh hưởng của cha Hiệp Tốn cũng vậy ,luôn tự mình tìm tòi nghiên cứu , tìm hiểu tỉ mỉ lật ngược lật xuôi một vấn đề ,bổ xung những cái mới nên kỳ nghệ tăng tiến rất nhanh năm 13 tuổi đã đánh bại tất cả các cao thủ quanh vùng
Lúc này ở Ôn châu có Trần Sanh ( thầy của Lâm Dịch Tiên) là một kỳ thủ danh vang toàn quốc đang mở kỳ đài ở Cửa Nam thành Ôn Châu . Hiệp Tốn xin phép tới Ôn Châu công đài .Đươc phụ thân đồng ý đã một mình đi thuyền đến Vân Cảng , vượt sông ở Thủy An xông pha 130 dặm đường trường tới Ôn Châu . Trần Sanh lúc này đã ngoài ngũ tuần , học trò rất đông thấy một cậu bé tới công đài lúc đầu không chịu tiếp sau lại tăng độ lên 20 nguyên ( tệ) mà vẫn không đi năn nỉ xin đánh đành phải ứng chiến . Ai dè ván đầu thảm bại , ván hai toát mồ hôi hột mới dành thắng lợi quân bình tỷ số , ván ba cả hai đều đã hiểu nhau nên ra quân cực kỳ cẩn trọng kết quả là hòa . Đủ biết kỳ nghệ họ Tạ khi còn nhỏ tuổi đã là phi phàm rồi
Năm 19 tuổi Hiệp Tốn theo học ở trường Sư phạm Ôn Châu tiếp nhận luồng văn hóa mới tư tưởng ái quốc ngày càng bộc lộ , không may công việc làm ăn của gia đình không tốt , Cha bị phá sản buồn bực qua đời gia cảnh sa sút đành phải bỏ học giữa chừng bao nhiêu hoài bão tưởng như dang dở . Họ Tạ sau khi thôi học liền được các trường tiểu học Bạch Sa Hổ , Bắc Cảng Hà , Long Hà mời dạy cho đến năm 1916 mới thôi nghề dạy học đến Thượng Hải phụ trách biên soạn “ chuyên mục Cờ Tướng” cho tờ “Thời Sự Tân Báo” bắt đầu cho một thời kỳ phát triển Cờ Tướng huy hoàng
Nguồn lấy từ trang dpxq.com
Tranbinh lược dịch và phóng tác
Đầu thế kỷ này Đất Nước Trung Hoa vĩ đại sản sinh ra một nhân tài kiệt xuất, một kỳ tinh sáng lạn , một con người toàn đức toàn tài . Người đã sáng tạo ra hình thức “ Tự hình bài cục” Lấy Cờ Tướng làm thành phương tiện đấu tranh chống áp bức , bóc lột , kích thích lòng yêu nước , kháng Nhật tập trung được tài lực trong giới Hoa kiều yêu nước ở Hải ngoại . Ông chính là “Bách Tuế Kỳ Vương” Tạ Hiệp Tốn người Bình Dương, Chiết Giang , những việc Ông làm được cho đời nhiều,rất nhiều , người viết bài này chỉ xin tóm tắt một số việc chính như sau.
1, Sáng tạo ra hình thức “Tự hình bài cục”( xếp cờ thế theo chủ đề).chính thức thổi hồn văn hóa vào Cờ Tướng
2,. Thông qua các giải cờ quyên góp nhân tài vật lực ái quốc kháng Nhật ,đưa Cờ Tương vào như một lọai hình thức đấu tranh phục vụ những người yêu nước
3, Thu nhập những tư liệu , kỳ phổ đã thất truyền trong dân gian , tổ chức lưu trữ biên soạn lại một cách có hệ thống . Là tác giả biên soạn cuốn “Tượng kỳ phổ ĐạiToàn , Tượng kỳ Chỉ Yếu”
4, Đề xướng phương pháp học cờ nhẹ nhàng không tốn nhiều công sức mà đạt hiệu quả cao , góp phần phát triển phong triển phong trào Cờ Tướng đương thời một cách mạnh mẽ và sâu rộng
5, Định hướng và tạo dựng các cơ sở tiền đề từng bước phát triển Cờ Tướng ra quốc tế “ Vạn Quốc Tượng Kỳ”
6, Bản thân không ngừng rèn luyện nâng cao kỳ nghệ , gián tiếp chứng minh chơi cờ có lợi cho sức khỏe , nâng cao tuổi thọ , đưa cờ tới một ý nghĩa thực dụng tích cực khác cho cộng đồng
I Khai sáng và khởi bước
Tạ Hiệp Tốn sinh ngày 1 tháng 10 năm 1888 ,năm Quang Tự thứ 18 đời Mãn Thanh , lúc mới sinh tên mụ là Khanh Nguyên , tên tự là Hiệp Tốn. Trong một gia đình nông dân kiêm tiểu thương ( buôn bán nhỏ) , lúc nhỏ gia đình còn neo khó vẫn phải đi chăn trâu , cắt cỏ phụ giúp công việc cho cha mẹ . Sau gia đình khấm khá được cho đi học tại trường tư thục , qua giáo dục được khai sáng về truyền thống văn hóa , lòng tự hào dân tộc đã sớm hun đúc trong lòng họ Tạ tình thương đồng bào và lòng yêu nước lớn dần theo năm tháng . Phụ thân họ Tạ vốn rất mê cờ , chịu sự ảnh hưởng của cha Hiệp Tốn cũng vậy ,luôn tự mình tìm tòi nghiên cứu , tìm hiểu tỉ mỉ lật ngược lật xuôi một vấn đề ,bổ xung những cái mới nên kỳ nghệ tăng tiến rất nhanh năm 13 tuổi đã đánh bại tất cả các cao thủ quanh vùng
Lúc này ở Ôn châu có Trần Sanh ( thầy của Lâm Dịch Tiên) là một kỳ thủ danh vang toàn quốc đang mở kỳ đài ở Cửa Nam thành Ôn Châu . Hiệp Tốn xin phép tới Ôn Châu công đài .Đươc phụ thân đồng ý đã một mình đi thuyền đến Vân Cảng , vượt sông ở Thủy An xông pha 130 dặm đường trường tới Ôn Châu . Trần Sanh lúc này đã ngoài ngũ tuần , học trò rất đông thấy một cậu bé tới công đài lúc đầu không chịu tiếp sau lại tăng độ lên 20 nguyên ( tệ) mà vẫn không đi năn nỉ xin đánh đành phải ứng chiến . Ai dè ván đầu thảm bại , ván hai toát mồ hôi hột mới dành thắng lợi quân bình tỷ số , ván ba cả hai đều đã hiểu nhau nên ra quân cực kỳ cẩn trọng kết quả là hòa . Đủ biết kỳ nghệ họ Tạ khi còn nhỏ tuổi đã là phi phàm rồi
Năm 19 tuổi Hiệp Tốn theo học ở trường Sư phạm Ôn Châu tiếp nhận luồng văn hóa mới tư tưởng ái quốc ngày càng bộc lộ , không may công việc làm ăn của gia đình không tốt , Cha bị phá sản buồn bực qua đời gia cảnh sa sút đành phải bỏ học giữa chừng bao nhiêu hoài bão tưởng như dang dở . Họ Tạ sau khi thôi học liền được các trường tiểu học Bạch Sa Hổ , Bắc Cảng Hà , Long Hà mời dạy cho đến năm 1916 mới thôi nghề dạy học đến Thượng Hải phụ trách biên soạn “ chuyên mục Cờ Tướng” cho tờ “Thời Sự Tân Báo” bắt đầu cho một thời kỳ phát triển Cờ Tướng huy hoàng
Nguồn lấy từ trang dpxq.com
Tranbinh lược dịch và phóng tác