Fansifan
07-09-2010, 12:27 PM
Những ngày như hôm nay, tôi lại nhớ một nhân vật mà tôi rất yêu từ khi còn bé.
Nhân vật này mang đủ mọi tiếng xấu, nhưng bị ghét thì hình như không bao nhiêu. Ðó là người đàn ông có tên là Cuội. Ông ta là người Việt Nam, không phải như những nhân vật mà cả người Trung Hoa cũng như chúng ta cùng có chung trong các cổ tích, như Ngưu Lang, như Hậu Nghệ...
Tên ông không thể viết được bằng chữ Hán, thì làm sao ông là người phương Bắc được. Gia thế của ông rất mù mờ. Có khi cổ tích nói rằng ông mồ côi cha mẹ, được chú mang về nuôi và bị đối xử không ra gì vì cái tật nói dối không thể chừa được của ông.
Nhưng theo những dị bản khác của cổ tích, hay trong một đoạn ca dao, ông Cuội có mẹ, có cha đầy đủ. Cha ông thì cắt cỏ trên đồi. Mẹ ông oai hơn, cưỡi ngựa đi mời quan viên. Cuội thảnh thơi để trâu ăn lúa, hoảng sợ thì cũng chỉ gọi cha ời ời, không một nỗ lực chạy ra ngăn mấy con trâu không cho ăn lúa, mà chỉ tiếp tục ngồi ở gốc cây đa. Cuội quả có hay nói dối, nhưng là một người có lòng nhân. Lấy được thuốc tiên thì cũng chỉ để mang về cứu người. Có vợ thì chiều vợ hết lòng, vợ hay đái bậy cũng không la mắng gì, chỉ căn dặn đừng đái vào gốc cây thuốc quí vì cây sẽ bay mất. Ðến lúc vợ cứ nhắm gốc cây mà đái, thì Cuội cũng chỉ biết bám vào rễ cây bay lên cung trăng ở với thỏ ngọc và cóc. Thỉnh thoảng chị Hằng ghé qua âu yếm một cái là sướng gần chết.
Cuội cũng là một trường hợp mà cái tên của ông trở thành một danh từ chung, để gọi những người hay nói dối, và một tĩnh từ để nói về cái tính hay nói dối ấy của ông. Cuội được đưa vào thành ngữ "nói dối như Cuội"; hay "nó Cuội lắm"; hay "Cuội đất" để chỉ người hay... Cuội như trong một bài phú:"phường Cuội đất bán ruộng chung thiên hạ".
Cuội nói dối nhưng toàn những điều vô hại. Nói Cuội xạo thì đúng hơn. Những câu xạo không hề có chủ đích hại người. Nói khoác cùng nghĩa với nói phét, nghĩa là nói xạo, để tạo cho người nói một tư thế tốt đẹp hơn, cao hơn, oai hơn. Nói dóc đồng nghĩa với nói xạo, cũng là một lối nói vô hại. Nói bịa cũng như thế.
Cuội không nói dối để hại người. Ông Chiêu Hổ bị Hồ Xuân Hương bóng gió gọi là Cuội khi không giữ lời hứa cho vay tiền.
Như vậy, Cuội không phải là người đáng ghét. Nhưng có đôi lần, Cuội bị nhắc đến, không được nhẹ nhàng cho lắm: "thằng Cuội già".
Trong cách đề cập này, Cuội không hề được bất cứ một sự nể nang tôn trọng nào. Ðã cao niên, lớn tuổi, đã già, mà vẫn bị gọi là "thằng". Nhạc sĩ Lê Thương có thể không quá khinh ghét nhân vật Cuội, nhưng vì những đòi hỏi của lời ca, của những câu 4 chữ, và để vần với "trắng ngà" nên phải cho Cuội... già đi một số năm. Tuy vậy, chữ "thằng" có cần thiết hay không?
Cuội được đối xử tử tế hơn, không bị gọi là "thằng" trong một bài hát khác. Cuội được gọi bằng "chú".
Nếu thế thì ai trong chúng ta lại chẳng có vài ba lần đóng vai Cuội xuất sắc. Và có phải vì thế mà tôi yêu nhân vật này hay không? Và cũng có phải vì thế mà những người phụ nữ cũng yêu... Cuội chăng? Nếu không được nhiều người yêu quí như thế, làm sao còn... Cuội được cho đến ngày nay?
Nhân vật này mang đủ mọi tiếng xấu, nhưng bị ghét thì hình như không bao nhiêu. Ðó là người đàn ông có tên là Cuội. Ông ta là người Việt Nam, không phải như những nhân vật mà cả người Trung Hoa cũng như chúng ta cùng có chung trong các cổ tích, như Ngưu Lang, như Hậu Nghệ...
Tên ông không thể viết được bằng chữ Hán, thì làm sao ông là người phương Bắc được. Gia thế của ông rất mù mờ. Có khi cổ tích nói rằng ông mồ côi cha mẹ, được chú mang về nuôi và bị đối xử không ra gì vì cái tật nói dối không thể chừa được của ông.
Nhưng theo những dị bản khác của cổ tích, hay trong một đoạn ca dao, ông Cuội có mẹ, có cha đầy đủ. Cha ông thì cắt cỏ trên đồi. Mẹ ông oai hơn, cưỡi ngựa đi mời quan viên. Cuội thảnh thơi để trâu ăn lúa, hoảng sợ thì cũng chỉ gọi cha ời ời, không một nỗ lực chạy ra ngăn mấy con trâu không cho ăn lúa, mà chỉ tiếp tục ngồi ở gốc cây đa. Cuội quả có hay nói dối, nhưng là một người có lòng nhân. Lấy được thuốc tiên thì cũng chỉ để mang về cứu người. Có vợ thì chiều vợ hết lòng, vợ hay đái bậy cũng không la mắng gì, chỉ căn dặn đừng đái vào gốc cây thuốc quí vì cây sẽ bay mất. Ðến lúc vợ cứ nhắm gốc cây mà đái, thì Cuội cũng chỉ biết bám vào rễ cây bay lên cung trăng ở với thỏ ngọc và cóc. Thỉnh thoảng chị Hằng ghé qua âu yếm một cái là sướng gần chết.
Cuội cũng là một trường hợp mà cái tên của ông trở thành một danh từ chung, để gọi những người hay nói dối, và một tĩnh từ để nói về cái tính hay nói dối ấy của ông. Cuội được đưa vào thành ngữ "nói dối như Cuội"; hay "nó Cuội lắm"; hay "Cuội đất" để chỉ người hay... Cuội như trong một bài phú:"phường Cuội đất bán ruộng chung thiên hạ".
Cuội nói dối nhưng toàn những điều vô hại. Nói Cuội xạo thì đúng hơn. Những câu xạo không hề có chủ đích hại người. Nói khoác cùng nghĩa với nói phét, nghĩa là nói xạo, để tạo cho người nói một tư thế tốt đẹp hơn, cao hơn, oai hơn. Nói dóc đồng nghĩa với nói xạo, cũng là một lối nói vô hại. Nói bịa cũng như thế.
Cuội không nói dối để hại người. Ông Chiêu Hổ bị Hồ Xuân Hương bóng gió gọi là Cuội khi không giữ lời hứa cho vay tiền.
Như vậy, Cuội không phải là người đáng ghét. Nhưng có đôi lần, Cuội bị nhắc đến, không được nhẹ nhàng cho lắm: "thằng Cuội già".
Trong cách đề cập này, Cuội không hề được bất cứ một sự nể nang tôn trọng nào. Ðã cao niên, lớn tuổi, đã già, mà vẫn bị gọi là "thằng". Nhạc sĩ Lê Thương có thể không quá khinh ghét nhân vật Cuội, nhưng vì những đòi hỏi của lời ca, của những câu 4 chữ, và để vần với "trắng ngà" nên phải cho Cuội... già đi một số năm. Tuy vậy, chữ "thằng" có cần thiết hay không?
Cuội được đối xử tử tế hơn, không bị gọi là "thằng" trong một bài hát khác. Cuội được gọi bằng "chú".
Nếu thế thì ai trong chúng ta lại chẳng có vài ba lần đóng vai Cuội xuất sắc. Và có phải vì thế mà tôi yêu nhân vật này hay không? Và cũng có phải vì thế mà những người phụ nữ cũng yêu... Cuội chăng? Nếu không được nhiều người yêu quí như thế, làm sao còn... Cuội được cho đến ngày nay?