View Full Version : Hồi ký của Vương Gia Lương
nghiadiamusuong
07-09-2010, 06:13 PM
Hồi ký của Vương Gia Lương
http://i950.photobucket.com/albums/ad349/khubondayra/vuonggialuong.jpg
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Hồi 1: Sấm Quan Đông
Vương Gia Lương người huyện Hoàng- Sơn đông, sinh năm 1933, sở trường về bố cục “trung pháo quá hà xe”, kỳ phong dũng mãnh, thích công sát, được người đời gọi là “Đông bắc hổ”. Vào các năm 1956, 1957,1959 ông đoạt danh hiệu Á quân toàn Trung quốc, về sau đến năm 1981 ông lại lần thứ 7 tiến tiến vào hàng 6 vị quốc thủ hàng đầu. Năm 1982, ông được tấn phong “tượng kỳ đại sư”, năm 1984 ông được phong “tượng kỳ đặc cấp đại sư”. Từ năm 1979 ông làm chủ biên tạp chí “Bắc phương kỳ nghệ” (này là tạp chí “kỳ nghệ”), năm 1985 ông là phó viện trưởng của Kỳ viện Hắc long giang.
Ông là người Sơn đông, vì sao lại chyển tới Đông bắc sinh sống?
Mọi thứ phải bắt đầu từ phụ thân của tôi, quê nhà của ông là huyện Hoàng- Sơn đông, ông nội tôi là một giáo viên nghèo. Quê tôi đất chật người đông, cuộc sống trong gia đình gặp muôn vàn khó khăn. Vì gánh nặng mưu sinh, bố và chú tôi đã rời bỏ quê hương, đến Đông bắc sinh sống, chính là đến vùng Sấm quan đông. Có thể nói khi bố tới Cáp nhĩ tân trong tay chẳng có gì, cùng với chú hai người học nghề ở một cửa hàng đồ dùng gia đình, miễn cưỡng ăn bợ người ta. Bố học nghề ở đó được 5, 6 năm, năm 1932 Cáp nhĩ tân bị một trận lũ lụt, bố liền quay trở về Sơn đông, chú tôi một mình lưu lại Cáp nhĩ tân.
Năm 1933 sau khi tôi ra đời, cuộc sống trong gia đình ngày càng khó khăn, không còn cách nào khác, bố lại một mình tới Đông bắc. Mẹ tôi ở cùng bốn người chị em, nhà dì hai của tôi ở Hắc hà, lần này bố không đi Cáp nhĩ tân mà đi tới nhà dì. Bố có biết chút tiếng nga nên thường cùng dì đi buôn bán ở biên giới với người Nga. Ngược xuôi 3 năm ở biên giới nhưng vẫn không kiếm được tiền, bố cũng không biết tiếp tục phải làm thế nào.
Chồng của dì sống ở huyện Tôn ngô có một căn phòng trống, và cho bố mượn để mượn để mở một cửa hàng tạp hoá. Ngày đó Đông bắc rất nhiều rừng, dựa vào rừng mà sống, cửa hàng tạp hoá của bố bán gỗ và các sản phẩm của rừng núi. Dần dần cuộc sống của bố đã ổn định trở lại. Và một ngày, mẹ đưa tôi khi ấy mới bốn tuổi tới huyện Tôn ngô.
Lần đầu học cờ
Ông học cờ như thế nào?
Bố vô cùng thích chơi cờ, thường đánh quải giác mã. Lúc đó ở huyện Tôn ngô cờ tướng rất thịnh hành, trong huyện bố có thể xếp hàng đệ tam, so với hai người trên mình trình độ cũng không kém là bao. Trong huyện có một chợ nhỏ rất phồn hoa, náo nhiệt, ở trước một cửa hàng sách thường bày một bàn cờ, chỉ cần trời không mưa, mỗi ngày ở đó đều rất đông người vây lấy chơi. Bố thường hay tới đó chơi cờ, tới giờ ăn cơm cũng không về, mẹ làm xong cơm thường bảo tôi đi gọi bố. Và lần nào cũng vậy, bố luôn bắt tôi phải đợi, ngồi bên cạnh ông xem ông chơi cờ, dần dần tôi cũng biết chơi, sau đó thỉnh thoảng cũng chơi một hai ván. Nhưng, ngày ấy còn bé, có rất nhiều trò chơi, cờ tướng chưa thực sự cuốn hút tôi.
Còn tiếp ...
nghiadiamusuong
07-09-2010, 07:38 PM
Tiếp hồi 1...
Bố qua đời
Khi tôi mười tuổi, tình hình Đông bắc vô cùng khẩn cấp, do tại Đông nam á các nước lần lượt bại trận, Nhật bản vô cùng muốn chiếm Đông bắc. Bố trong một lần diễn tập phòng không đã quên không tắt đèn, kết quả bị quan quân Nhật bản bắt đi, giam mười mấy ngày trong thuỷ lao. Khi được thả ra thì mắc bệnh phù thủng, hơn nửa năm sau thì qua đời. Bố qua đời không được bao lâu thì hồng quân Liên xô tiến vào Đông bắc. Huyện Tôn ngô có một con sông, đã chia nó thành nam, bắc Tôn ngô. Một lần hàng nghìn hồng quân Liên xô trúng phải mai phục của quân Nhật, chết vài trăm người, nhưng nhờ có đại quân phía sau tiến lên, quân mai phục của Nhật không chống đỡ nổi, phải rút lui về nam Tôn ngô, rút tới bờ sông thì cầu bị gãy, vài nghìn quân Nhật xác phơi đầy sông. Hồng quân do trúng phải mai phục, bèn trút giận lên người Trung quốc, bọn họ bắt hết con gái và trẻ con trong huyện, sau này tôi chỉ biết có hai người chạy trở về. Trong núi của nam Tôn ngô có một công sự rất lớn của quân đội, là nơi tạm trú của vài chục vạn quân Nhật. Hồng quân Liên xô không có cách gì đẩy lui. Và cứ như thế nam, bắc giằng co. Nhưng tiếp tục không được bao lâu thì thiên hoàng Nhật bản đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh rất nhiều người Trung quốc đứng xem một viên tướng Nhật bị treo cổ.
Dù chiến tranh đã qua đi, nhưng cuộc sống vẫn vô cùng khó khăn. Bố qua đời, mọi thứ bị chiến tranh tàn phá, trường học bị san thành bình địa. Mẹ đành phải cầm cố cửa hàng, đưa tôi rời khỏi nơi này, và đến nhà chú ở Cáp nhĩ tân,
Bắt đầu sinh sống bằng nghiệp cờ
Lúc đầu bố và chú cùng nhau tới Cáp nhĩ tân học nghề, khi bố quay về Sơn đông, một mình chú lưu lại nơi đây, qua nhiều năm vất vả kiếm sống, chú cũng đã mở được một cửa hàng nhỏ. Sau khi đến Cáp nhĩ tân, mẹ định cho tôi tiếp tục học hành, không ngờ được rằng đến lúc này tôi đã say mê cờ tướng.
Ngày ấy ở Cáp nhĩ tân có một người họ Điền, là một trong ngũ hổ tướng, đã cùng tôi chơi một ván cờ nhượng song mã, kết quả ván đó hoà. Cũng nhờ ván đó Họ Điền mến tôi, đã chỉ và đưa tôi tới một nơi, nơi đó ngũ hổ tướng thường hay chơi cờ. Và từ đây, ngày ngày tôi bám trụ nơi này, học hỏi được không ít. Nhưng người thật sự ảnh hưởng đến tương lai của tôi chính là thầy dạy lớp vỡ lòng Kim Khải. Tôi gặp Kim tiên sinh cũng ở nơi đó, lúc ấy Kim tiên sinh đang là một trong ngũ hổ tướng, tính tình hiền hoà. Thấy tôi không hiểu khai cục và tàn cục, tiên sinh đã đưa tôi về nhà, đưa các cổ phổ “quất trung bí”, “mai hoa phổ”, “thích tình nhã chú”… mà tiên sinh sưu tầm được đưa cho tôi đọc. Tôi như bắt được vàng, ngày ngày lao vào nghiên cứu, và có lẽ sự nghiệp học hành của tôi đã bị bỏ dở từ đây.
Hết hồi 1
nghiadiamusuong
09-09-2010, 03:00 PM
Hồi 2:
Khi ở huyện Tôn ngô ông đánh cờ như thế nào?
Khi ấy, tôi thỉnh thoảng chơi cờ, đó không phải là sở thích. Chủ yếu do bố yêu cơ, thường có người tìm bố chơi cờ, tôi rất ít khi đi đánh. Bố cũng không chơi cờ cùng tôi. Công phu tàn cục của bố cũng rất tốt, có khi thỉnh thoảng chỉ điểm cho tôi.
Như thế phải sau khi tới Cáp nhĩ tân ông mới bắt đầu chơi cờ?
Đúng vậy, từ khi được Kim tiên sinh tặng sách, tôi mới bắt đầu nghiên cứu cờ. Khi bắt đầu đọc “thích tình nhã chú” tôi vô cùng thích thú các cách công sát. Qua một thời gian, chỉ cần nhìn hình, tôi có thể nhìn ra sát pháp. Kim tiên sinh còn tặng tôi một bộ cờ, làm bằng gỗ, quân cờ khắc vô cùng tinh xảo, hơn nữa bộ cờ này cũng có lai lịch của nó. Thời Mãn châu, Cáp nhĩ tân có tổ chức giải cờ, Kim tiên sinh áp đảo quần hùng giành ngôi quán quân, bộ cờ là giải thưởng của năm đó. Tôi vô cùng thích bộ cờ này, và làm một bàn gỗ, ngày ngày cắp ra công viên (ngày nay là công viên Đào lân) chơi. Ngày ấy, trong công viên còn có rất nhiều động vật, nhưng nơi có ý nghĩa nhất chính là nơi biểu diễn cờ, quân cờ ở đó rất lớn, mỗi nước đi đều phải có một đứa trẻ ra bê quân cờ. Ngày ấy, ngày nào tôi cũng ở đây, đã bắt đầu mê mẩn cờ.
Quãng thời gian này, kỳ nghệ của tôi thăng tiến rất nhanh, đối với kỳ đàn của Cáp nhĩ tân cũng đã có chút hiểu biết. Ngày ấy, lợi hại nhất Cáp nhĩ tân là hai người Vương Nhược Toàn và Mao Như Các. Vương Nhược Toàn là một thầy giáo dạy thuốc, còn Mao Như Các vì một mắt không tốt, mà bạn bè gọi là “mao hoạt tử” hoặc “mao đại hiệp”.
Lần đầu gặp Vương Nhược Toàn tôi toàn thua, khoảng nửa năm sau, tôi lại tìm Vương, kết quả là hoà 3 ván. Từ đó, Vương không còn chơi cờ với tôi.
Khi ông đã có danh tiếng trong giới cờ thì thế nào?
Dù Khi đó ở Cáp nhĩ tân đối thủ của tôi đã rất ít, nhưng phải nói đến một người. Người này tên gọi Vương Kính Tuyên, là “đệ nhất cao thủ” trong “ngũ hổ tướng”, thường chơi đơn đề mã, ai có thể thắng Vương đều có thể trở thành “nhất lưu cao thủ” của Cáp nhĩ tân, khi ấy có thể coi Vương là thước đo của làng cờ Cáp nhĩ tân. Có một lần khi nghe Vương nói về Tạ Hiệp Tốn chơi cờ mù, nói ông ấy lợi hại như thế nào. Thấy vậy tôi liền nói: “như thế cũng không có gì, tôi cũng có thể chơi cờ mù”. Vương nghe xong không tin, bèn thử chơi cùng tôi. Thật ra lúc trước tôi cũng hay bày cờ mù, đó là những lúc đọc sách cờ, hơn nữa lúc trẻ trí nhớ tốt, ván cờ mù với Vương tôi thắng, thế là Vương viết tặng một tấm bài “hậu sinh khả uý- Cáp nhĩ tân tượng kỳ tam thiếu niên”. Thật ra ngày nay nói tới cờ mù cũng chẳng có gì là ghê gớm, chỉ cần là cao thủ đều có thể chơi.
Còn tiếp...
nghiadiamusuong
15-09-2010, 04:00 PM
Tiếp hồi 2:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
“Tượng kỳ tam thiếu niên” gồm những ai?
Người đầu tiên là Vương Nhược Toàn, người thứ hai là Mao Hoạt Tử, người thứ ba chính là tôi. Về sau, Vương Nhược Toàn chuyên tâm nghiên cứu y thuật, không còn chơi cờ, Trương Đông Lộc- đệ tử của ông ấy thay thế vào vị trí đó.
Kỳ nghệ của Trương rất cao, có một hôm Trương nói với tôi có một cao thủ tới từ Thẩm Dương, ván đầu tiên đã thắng Mao Hoạt Tử. Vừa nghe nói, tôi liền tới nhà Trương mời người kia chơi cờ. Người đó tên gọi Tào Hồng Khởi, biệt hiệu là “Tào loát tử”. Chúng tôi ở nhà Trương chơi hai ván, tôi thua một hòa một. Sau hai ván này Tào không chơi với tôi nữa. Vì sau đó Tào lại thua Mao hai ván, Tào chỉ muốn tìm Mao chơi cờ.
Nửa năm sau, Tào lại tới Cáp nhĩ tân, lần này Tào đã thua tôi. Tào nói với tôi về đệ nhất cao thủ ở Thẩm dương có “bát đại thánh”, “tứ mãnh tướng”, “ngũ đại cao thủ”… Tào nói: “Nếu ông có cơ hội hãy tới Thẩm dương tìm những người đó”. Tào còn cho tôi biết ở Thẩm dương, Trường xuân cờ tướng rất phát triển.
Sau đó, ông đi Thẩm dương như thế nào?
Ngày ấy tôi đang học việc ở một công xưởng ở Cáp nhĩ tân, công xưởng mới mở chi nhánh ở Thẩm dương, vừa đúng lúc đang cần tuyển công nhân đi Thẩm dương, thế là tôi xin đi.
Sau khi đến Thẩm dương, theo lời chỉ bảo tôi tìm đến Lỗ gia trà hội. Lỗ gia trà hội tuy mang tiếng là quán trà, nhưng trên thực tế đây là nơi chơi cờ. Mỗi sáng tiêu 2 phân tiền là cho một bình trà ngon, là có thể chơi cờ cả ngày. Lỗ gia trà hội buôn bán rất tốt, các cao thủ đều tới đây chơi cờ.
Ở Lỗ gia trà quán, đầu tiên tôi gặp Đổng Ngọc Liệu, người được mọi người ở đây gọi là “pháo vương”, bởi đi trước hay đi sau Đổng đều vào pháo đầu rất lợi. Sau khi Đổng thua tôi, có một người gọi là “thiết lâm cửu”, kỳ nghệ cao hơn Đổng tới tìm, nhưng ông ta vẫn thua tôi. Trong chuyến đi này, tôi rất tiếc đã không gặp được đệ nhất cao thủ của Thẩm dương, tôi rất tiếc, nhưng tôi phải quay về Cáp nhĩ tân.
Hết hồi 2
AIIIIG
15-09-2010, 04:11 PM
Hay quá, tiếp đi bác ơi!!!
nghiadiamusuong
16-09-2010, 10:07 PM
Hồi 3:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Tôi chỉ ở Thẩm dương hai tháng là quay trở về Cáp nhĩ tân. Về cơ bản các kỳ thủ của Thẩm dương tôi đều gặp qua, và còn quen một số bạn hữu, như Thường Đức của Thẩm dương tứ mãnh, chúng tôi mới gặp mà có duyên, thường xưng huynh gọi đệ. Khi tôi ở Thẩm dương, Thường Đức mời tôi về nhà ở, nhưng tôi không đi, thường cư ngụ ở đơn vị.
Trở về Cáp nhĩ tân, tôi nhớ tới Lưu Phụng Xuân từng nói với tôi, sư huynh Triệu Văn Tuyên của Lưu là đệ nhất cao thủ của vùng Đông bắc, từng đoạt quán quân Hoa bắc, từng đại diện cho Hoa bắc tham gia các giải đấu, khi nào có điều kiện tôi có thể đi tìm người ấy. Lưu có đưa địa chỉ của Triệu cho tôi. Sau khi tôi cùng Kim tiên sinh, Mao Hoạt Tử, Trương Đông Lộc thương lượng đã quyết định mời Triệu tới Cáp nhĩ tân.
Triệu vốn dĩ là một địa chủ, nhưng sản nghiệp đã không còn, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nhưng đây là một người rất hào sảng, vô cùng thích kết bằng hữu. Sau khi nhận được thư mời của chúng tôi, quả nhiên Triệu tới Cáp nhĩ tân. Sau khi Triệu tới đây, ông sống ở nhà Kim tiên sinh.
Triệu ở Cáp nhĩ tân bao lâu?
Triệu ở đây khoảng nửa tháng, chúng tôi lo ăn ở cho Triệu, mỗi ngày chúng tôi đều chơi cờ. Triệu mắc bệnh về mũi, thường vừa đánh cờ, vừa lau mũi. Ông ấy đánh với Trương Đông Lộc hai ván, một thắng một hòa, đánh với Mao Hoạt Tử 6 ván, 3 thắng 3 hòa. Cuối cùng, đánh với tôi 21 ván, tôi 3 thắng, 6 thua. Những ván cờ này đã dạy cho tôi rất nhiều. Khi tiễn Triệu về, chúng tôi chuẩn bị cho Triệu ít lộ phí, Triệu nói với tôi: “Tiểu vương, kỳ nghệ của cậu có thể đi Bắc kinh, Thiên tân một chuyến, Đông bắc bây giờ người có thể thắng cậu không nhiều. Bây giờ cậu lại đi Thẩm dương, bọn họ đã không thể thắng nổi cậu. Có cơ hội cậu hãy đi Cẩm châu hội kiến cùng Dương Xuân Hồng, nếu đi Bắc kinh, danh thủ Bắc kinh có Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Trương Đức Khôi… Trương Đức Khôi là một người tốt, nếu cậu đi các nơi đó, tôi gửi cậu một phong thư, đi Bắc kinh tìm Trương Đức Khôi, đi Thiên tân tìm Tiền Mộng Vũ.
Còn tiếp...
nghiadiamusuong
20-09-2010, 06:42 PM
Tiếp và hết hồi 3
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Tiền Mộng Vũ là người thế nào?
Tiền là một người rất yêu cờ, làm nghề dạy học, chân bị tật. Ông ta có tiền, thường trợ giúp các kỳ thủ. Nhưng kỳ nghệ của Tiền không cao, kém các danh thủ một bậc. Tiền thường qua lại với các danh thủ, cao thủ của Thiên tân thường chơi cờ tại nhà Tiền. Triệu nói với tôi nếu đi Thiên tân hãy tìm Tiền. Triệu có thể viết một phong thư cho Tiền, tiếp đón tôi không thành vấn đề.
Nhắc tới Tiền Mộng Vũ còn có một câu chuyện. Ở Hoa bắc có một nhất lưu cao thủ tên gọi Dương Mậu Dung, là phận hậu bối, tuổi trẻ ngông cuồng, Dương từng nói “kỳ nghệ của Triệu cũng thế thôi”, Tiền biết chuyện này, bèn xuất tiền mời Triệu đánh độ cùng cùng Dương. Dương không chịu thua kém, đồng ý ngay. Ván đầu tiên chỉ đánh 24 nước, đến nước 24 Triệu đi xe 1 bình 3, đến lúc này Dương nói đau đầu, bèn “phong kỳ” không chơi nữa, trên thực tế hình cờ của Triệu đang ưu. Ván này từng được đăng trên tạp chí “tượng kỳ”.
Kỳ nghệ của Triệu ở Đông bắc phải chăng là cao nhất?
Trong quá khứ là đệ nhất Hoa bắc!
Triệu còn giới thiệu cho tôi nhiều cao thủ trên toàn quốc, Hoa nam có Lý Khánh Hoàng, Hoàng Thành Tuyên, Hoa bắc có Chu Đức Dụ, Vạn Sĩ Hữu. Triệu còn đặc biệt nhắc tới một người của Hoa bắc tên gọi Hồ Chấn Châu. Kỳ nghệ của Hồ rất lợi hại, từng nhiều lần thắng Triệu.
Hồ đã cao cờ vậy, sao không thấy có danh tiếng?
Hồ mất sớm. Theo Triệu nói, sức khỏe của Hồ không tốt, Hồ đi Thượng hải tìm Chu Đức Dụ thách đấu, nhưng Chu không chơi. Bởi khi Hồ chơi với Tạ Văn Tuấn, do nhất thời sơ ý để thua Tạ. Tạ ở Thượng hải chưa thể xem là nhất lưu cao thủ, Chu Đức Dụ nói “Tôi có thể chấp Tạ hai tiên, ông thua người tôi chấp hai tiên thì đánh với tôi như thế nào?”.
Theo Triệu nói, là vận khí của Hồ không tốt, do cuộc sống khốn khó, thân thể bệnh tật, khi ở Thượng hải ăn ở, đi lại đều có vấn đề. Cờ của Hồ chỉ hơi yếu khai cục, trung tàn rất thâm hậu, thật ra Tạ căn bản không phải là đối thủ của Hồ. Kỳ nghệ của Hồ không kém Triệu, khi ở Thượng hải những người này Triệu từng thắng, kỳ nghệ của Chu không hơn Hồ, lần này Hồ thua cao thủ hạng 2, còn bị Chu mỉa mai. Hồ rất tức giận, sau khi trở về nhà bệnh mà qua đời, vô cùng đáng tiếc.
Xem ra vận khí đối với kỳ thủ vô cùng quan trọng?
Có thể nói như vậy
Con của Kim tiên sinh có chơi cờ không?
Kim tiên sinh kết hôn 15, 16 năm cũng không có con, sau này Kim tiên lại lấy vợ hai nhưng cũng không có con, cuối cũng Kim Tiên sinh đành phải nhận một đứa trẻ làm con nuôi. Đứa trẻ này nhỏ hơn tôi, không học chơi cờ. Kim tiên sinh có một người cháu, tên là Vương Kim Ngôn, từng đoạt á quân toàn tỉnh. Nói tới người này vận khí cũng không tốt, tôi là quán quân, người đó á quân, Trương Đông Lộc hạng 4, do lấy danh nghĩa thành phố tham gia giải toàn quốc, người đó không phải là người Cáp nhĩ tân nên không được tham gia, kết quả tôi và Trương Đông Lộc tham gia giải toàn quốc, người đó không có cơ hội, thật đáng tiếc.
Còn tiếp...
nghiadiamusuong
21-09-2010, 11:18 PM
Hồi 4:
Ở trên ông có giới thiệu một số kỳ thủ nổi danh của Đông bắc, về sau thế nào?
Sau khi Triệu Văn Tuyên đi, kỳ nghệ của tôi có bước tiến dài, ở Cáp nhĩ tân có thể xem như đệ nhất.
Thẩm dương và Trường xuân tôi đều đã đi qua, lần này tôi muốn tiến nhập Trung nguyên, diện kiến các cao thủ của Bắc kinh và Thiên tân. Lúc đó tôi có cơ hội. Bởi khi đó ông chủ công xưởng lậu thuế, bị bắt đi, công xưởng tạm thời đóng cửa, tôi không có chuyện gì, bèn quyết định nhập Trung nguyên.
Đến Thiên tân, cầm theo thư giới thiệu của Triệu Văn Tuyên tới nhà Tiền Mộng Ngô. Tiền vốn là hiệu trưởng một trường tư thục, một chân bị tật, sau khi xem thư xong, đối đãi với tôi rất khách khí, để tôi ở lại nhà ông ấy. Tiền chỉ có một con gái, nhưng không sống cùng, nhà Tiền rất hay có các kỳ hữu tới chơi, Tiền giới thiệu với tôi rất nhiều người. Khi đó giới cờ Thiên tân rơi vào cảnh “quần long vô thủ”.
Vì sao gọi là “quần long vô thủ”?
Vì kỳ thủ cao nhất Thiên tân như Điền Ngọc Thư, cùng Hồ Chấn Châu, Triệu Văn Tuyên hợp thành “tam kiệt Hoa bắc”. Khi tôi đến Thiên tân, họ Điền vừa qua đời, người có kỳ nghệ tương đương Điền còn chưa xuất hiện. Hảo thủ Thiên tân khi đó có “nhị mã nhất vương”, còn có một lão kỳ thủ tên gọi Long Hải Đình, kỳ nghệ cũng là hàng nhất lưu cao thủ. Ở nhà Tiền Mộng Ngô, đầu tiên tôi chơi cùng Vũ Phượng Lâm, Trương Thiên Giáp vài ván, kết quả đều chiếm ưu thế, chơi cùng Long Hải Đình hai ván, tiên hậu đều chơi thuận pháo, và tôi đều thua.
Phải chăng kỳ nghệ của Long Hải Đình rất lợi hại?
Khi đó tôi và Long Hải Đình cách biệt không lớn, nhưng do sau khi thua ván đầu, tôi có chút nôn nóng. Ván hai, thuận pháo đối sát, vốn dĩ hòa cờ, nhưng do tôi muốn thắng, kết quả ván hòa lại thành thua. Long Hải Đình có người con tên gọi Long Phượng Nguyên, kỳ nghệ cũng rất cao, cờ vây càng là cao thủ, hai bố con họ đều là “song thương tướng”, một người giỏi cờ tướng, một người giỏi cờ vây.
Lần đi Thiên tân này, tôi không gặp được “nhị mã nhất vương”, Vương Gia Nguyên do bận buôn bán không có thời gian chơi cờ. Mã Khoan và Mã Quốc Lương không ở Thiên tân, bọn họ đều đã đi Đại thế giới của Thượng hải “biểu diễn kiếm tiền”.
“Biểu diễn kiếm tiền” là chuyện gì?
Khi ấy, ở Thượng hải có các nơi vui chơi như “đại thế giới”, “đại hưng công ty”… bên trong có rất nhiều thú tiêu khiển như hát kịch, chiếu phim.. Hơn nữa bên trong còn có một lôi đài biểu diễn cờ tướng, có thể chứa tới bảy tám trăm người, bàn cờ lớn cao tới 3m. Muốn xem biểu diễn phải mất tiền mua vé. Dương Quan Lân mỗi năm đều tới Thượng hải kiếm tiền từ tháng 5, và tháng 10 mới trở về. Mỗi tháng có thể kiếm vài nghìn đồng, như bọn Mã Khoan mỗi tuần chỉ có thể biểu diễn hai ván, Dương Quan Lân ít nhất cũng phải 5 ván, danh tiếng càng lớn kiếm tiền càng nhiều. Ngày ấy, Dương Quan Lân và Tạ Tiểu Nhiên kiếm được rất nhiều. Mã Khoan và Mã Quốc Lương đi Thượng hải, tôi tiếp tục ở lại Thiên tân chẳng còn ý nghĩa gì, bèn từ biệt Tiền Mộng Ngô, tôi lại đáp tàu đi Bắc kinh.
Tiền Mộng Ngô giới thiệu cho tôi vài trà quán ở Bắc kinh. Sau khi tôi đến Bắc kinh, đầu tiên tôi ở nhà tỷ phu của tôi, sau đó tìm đến “Đông phương trà quán”. Kỳ phong của Bắc kinh không giống như Đông bắc, nơi đây chơi cờ phân cấp rất rõ ràng. Nhất lưu cao thủ không chơi với hạng 2, nếu chơi phải nhượng tiên rưỡi (một ván nhượng tiên, một ván nhượng hai tiên). Hạng 2 chơi với hạng 3 cũng vậy, tiền độ thường là 5 hào, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng. Khi đó, 5 đồng là một món tiền lớn. Tôi ở phương bắc thường chơi cờ kết bạn, không nghĩ đến khi tới Bắc kinh lại gặp phải tình huống này.
“Đông phương trà quán” do Vương Chấn Đông mở ra, tôi ở đó thắng rất nhiều cao thủ hạng 2 có thực lực, ở đó tôi còn kết thân với một người tên gọi Dương Trường Sinh. Sau khi thắng Vương Chấn Đông và nhiều cao thủ hạng hai, tôi được Vương giới thiệu tới nhất lưu cao thủ. Khi đó ngũ đại cao thủ của Bắc kinh là Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Trương Đức Quỷ, Kim Hải Long và Tào Đức Thuần.
Do Vương Chấn Đông cáp độ, tôi và Hầu Ngọc Sơn đánh độ, mỗi ván 5 đồng, Hầu nhượng tiên, địa điểm là trà quán. Kết thúc ngày đầu, tôi một thua, một hòa. Bàn cờ hòa đó, vốn dĩ tôi có thể thắng, nhưng do đi nhầm “tốt 4 bình 5”, bị xe của Hầu sau khi chiếu tướng bắt mất tốt, ván cờ thắng trở thành ván hòa. Tôi đưa trả 5 đồng. Hai ngày sau chúng tôi lại tiếp tục. Lần này, tôi một thắng một hòa, nhưng cuộc sống của Hầu khi đó quá khó khăn, không có tiền trả cho tôi. Thấy vậy, Vương nói: “đi thôi, đi lên nhà tôi, tôi mua ít đồ ăn, lại chơi vài ván, không mấy khi ông tới đây, giờ ông cũng săp đi rồi”. Thế là, lôi tôi đi, lại mua ít đồ ăn, chơi vài ván. Kết quả tôi thua nhiều hơn một ván. Sau khi thôi chơi, Vương đòi tiền tôi, tôi nới: “tiền nào? Hầu có đưa tiền đâu, không phải tới đây chơi vui sao?”, tôi vốn dĩ vẫn quen thói quen ở Đông bắc, lấy cờ kết bạn, không nghĩ chơi xong lại phải trả tiền.
Vương nói: “Ở đây không chơi không, tôi còn mua nhiều đồ thế!”, không còn cách nào, tôi đành phải trả 5 đồng, sau khi trả tiền xong, tôi không đánh với Hầu nữa. Do Dương Trường Sinh giới thiệu, tôi hẹn đánh cùng Tạ Tiểu Nhiên 10 ván. Khi đó, tôi thắng Hầu, nên có chút danh tiếng, đánh cùng Tạ, Tạ nhường tôi tiên. Bây giờ tôi không còn nhớ rõ chơi ở đâu, chỉ nhớ chơi 4 ván, tôi hòa 3 thua 1.Khi sắp chơi ván 5, thì có thư nhà tới, báo cho biết công xưởng đã mở cửa trở lại, bảo tôi mau về để sắp xếp công việc, cho nên 10 ván cờ này cũn không chơi xong. Lúc đó, tôi biết rằng kỳ nghệ của tôi so với nhất lưu cao thủ vẫn kém chút ít, trong hai năm sau khi trở về Cáp nhĩ tân, tôi vẫn hi vọng có thể lại một lần đi Bắc kinh, Thiên tân giao lưu kỳ nghệ.
Hết hồi 4, còn tiếp...
nghiadiamusuong
26-09-2010, 09:32 PM
Hồi 5:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Ở trên có đề cập đến chuyện ngài cùng Tạ Tiểu Nhiên chưa chơi xong 10 ván cờ, ngài đã về Cáp Nhĩ Tân, thật sao?
Đúng vậy, hơn nữa lần đi đó cho tôi biết rằng, tôi còn kém nhất lưu cao thủ chút xíu, thé là tôi muốn tĩnh tâm lại nghiên cứu cờ.
Công việc của ngài sau đó bố trí thế nào?
Khi đó, tôi được phân đến một xưởng in của Long giang nhật báo, trên thực tế là Cáp nhĩ tân nhật báo. Đông bắc vốn dĩ là 3 tỉnh, sau đó bị chia thành 9 tỉnh, và Hắc long giang chia thành 3 tỉnh. Tôi làm ở Hắc long nhật báo khi đó tôi cũng đã lập gia đình, nhà tôi sinh sống ở Cáp nhĩ tân, tôi giờ không thể vô tư như trước đây bởi gánh nặng gia đình.
Ở nhà tôi chuyên tâm nghiên cứu cờ, thoáng chốc đã 2 năm trôi qua, khoảng thời gian này tôi cũng thường hay đi Trường xuân và Thẩm dương chơi cờ, kỳ lực nâng cao rất nhanh, đã trở thành kỳ thủ mạnh nhất Đông bắc, lúc này tôi muốn đi Thiên tân phục thù.
Chuyện đó là khi nào?
Đó là năm 1953, tôi quyết dành thời gian để lại tiến nhập Trung nguyên. Lần này đi Trung nguyên hay Thiên tân trước. Ở Thiên tân lúc này đang cử hành lôi đài, mời Trần Thiên Tài- kỳ vương Sơn đông tới làm đài chủ. Trần là kỳ vương cờ nhanh ở Sơn đông, cho nên Thiên tân bỏ tiền mời ông ta tới luận chiến cùng kỳ hữu Thiên tân. Tôi tới Thiên tân, lần đầu đấu cùng Trần thành tích không tốt, tôi cùng Trần biểu diễn ở lôi đài bốn ván, đều là cờ nhanh, Trần tiên hậu đều dùng bình phong mã, đánh rất nhanh, tôi không thích ứng kịp, kết quả 2 thua, 2 hòa, thực là ngoài dự liệu của tôi. Chơi xong, khi thẩm lai cờ tôi cho rằng kỳ nghệ của Trần không phải là rất lợi hại.
Ngài lưu lại Thiên tân bao lâu?
Hơn một tuần. Tôi không chỉ chơi cùng Trần, mà còn giao lưu với rất nhiều bạn hữu.
Quãng thời gian đó ngài chơi bao nhiêu ván?
Giờ không còn nhớ rõ, khi đó Mã Quốc Lương và Mã Khoan đều không ở Thiên tân, bọn họ đi “đại thế giới” của Thượng hải đả lôi đài, Vương Gia Nguyên buôn bán quá bận, tôi với Vương chỉ chơi 2 ván, tôi một thắng một hòa, Những người khác kỳ nghệ đều yếu hơn Vương, về cơ bản là tôi không thua. Chơi nhiều nhất có lẽ là với Trần, có khoảng 20 ván. Bất luận tiên hay hậu Trần đều thủ bình phong mã, không có biến hóa khác. Dần dần tôi nắm được quy luật, càng đánh càng thuận, số ván thắng ngày càng nhiều. Tôi còn nhớ, sau đó Trần về Sơn đông, tôi thay Trần làm đài chủ mấy ngày. Như vậy, ngoài ở Thiên tân ngoài “nhị Mã” tôi chưa gặp, những người khác tôi đều thắng, lúc này tôi muốn đi Bắc kinh.
Lần đi Bắc kinh này để gặp nhất lưu cao thủ phải không?
Trước tiên hãy nói về Tạ Tiểu Nhiên của Bắc kinh. Tạ khi đó đi Thượng hải, cùng với các cao thủ nam phái như Dương Quan Lân, Hà Thuận An, Đổng Văn Uyên… thi đấu. Tạ hòa với Dương, Đổng, chỉ thua Hà. Thông thường kỳ thủ Bắc kinh đấu với Dương rất khó giành được thắng lợi. Tạ cùng Dương đấu 6 ván, có thắng có thua, có thể nói rất không dễ dàng cho Tạ, như Mã Quốc Lương ở Thượng Hải thua Dương rất thảm, Mã Khoan dù hòa rất nhiều, nhưng 3 năm qua chưa từng thắng Dương. Thành tích của Hầu Ngọc Sơn cũng không được lý tưởng. Tạ sau khi về Bắc kinh mở một trà hội, từ đó phong đao, không còn chơi cờ.
Trà hội của Tạ có thể nói là nơi các cao thủ tụ tập, đi Bắc kinh lần này tôi vội vàng tìm đến trà hội. Tôi với Tạ đã rất quen, và tôi cũng rất tôn kính Tạ, Tạ lão đối với tôi cũng rất tốt, thường cùng tôi luận đàm về cờ và những chuyện đời.
Ngũ đại cao thủ của Bắc kinh là Tạ, Hầu Ngọc Sơn, Trương Đức Quỷ, Kim Hải Long, Tào Đức Thuần. Hầuu khi đó không có ở Bắc kinh, đã đi Thượng hải. Đầu tiên, tôi đấu với Kim Hải Long, Tạ nói với Kim: “kỳ nghệ của Vương đã rất tiến bộ, thành tích ở Thiên tân rất tốt, đừng nhượng 2 tiên”.
Kim rất cao ngạo, không muốn đồng ý. Tạ lão lại phải điều đình, nói: “Như vậy đi, ông nhượng tiên, sau vài ván hãy nói tiếp”. Kết quả tôi thắng 2 ván, như vậy Kim không còn cách nào đành phải phân tiên tiên cùng tôi, sau khi phân tiên tôi lại thắng 4 ván, ngày thứ 2 đánh 7,8 ván Kim vẫn thua.
Thắng Kim tôi đã gây tiếng vang lớn ở Bắc kinh, Dương Trường Sinh bỏ tiền tài trợ cho tôi công khaii đấu cùng Trương Đức Quỷ ở trà hội của Tạ, đánh 10 ván trong 5 ngày. Tôi với 4 thắng, 1 thua, 5 hòa đã kích bại Trương. Lúc này danh tiếng của tôi càng lớn. Lúc này, Tào lên tiếng khiêu chiến cùng tôi.
Tào vốn dĩ không muốn đánh cùng tôi, nhưng sau khi tôi thắng Kim, Trương thì Tào đã thay đổi chủ ý. Vì giữa ngũ đại cao thủ không ai phục ai, nếu như Tào có thể thắng tôi là có thể xác lập đệ nhất cho mình.
Hai bên thi đấu 2 ngày, mỗi ngày 2 ván. Nhưng tôi thắng liền 3 ván nên kết thúc thi đấu. Tào không nghĩ rằng mình thua liền 3 ván, không còn chút cơ hộ nào, nhưng điều làm tôi day dứt nhất là, sau lần thua ấy Tào đã vứt bỏ xe pháo mã, vĩnh viễn không chơi cờ tướng, chuyển sang chơi cờ vây. Một cao thủ ngoài 30 tuổi, một cao thủ trẻ nhất của Bắc kinh đã rời bỏ cờ như vậy, thật là đáng tiếc.
Sau 3 chiến thắng ấy, tôi dương danh Hoa bắc, trên đường trở về nhà còn vô số lần quá quan trảm tướng, từ đây xác lập địa vị “đệ nhất cao thủ” Hoa bắc.
Hết hồi 5, còn tiếp...
giolong
27-09-2010, 02:14 PM
hix,hay quá,còn hơn truyện kiếm hiệp của Kim Dung nữa!chờ.....
chemgio
27-09-2010, 04:39 PM
hix,hay quá,còn hơn truyện kiếm hiệp của Kim Dung nữa!chờ..... [COLOR="Red"][/COLbaOR]
nghiadiamusuong
01-12-2010, 04:09 PM
Hồi 6:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Sau khi trở về Cáp nhĩ tân, tôi tiếp tục làm về in ấn, quãng thời gian này tôi bắt đầu nghiên cứu kỳ phổ của kỳ thủ phương nam, khi đó kỳ phổ rất ít, rất khó sưu tầm. Không lâu sau, vợ tôi trở về quê ngoại, tôi nghe nói Dương Quan Lân, Hà Thuận An song hùng tới phương bắc biểu diễn, bèn không cùng vợ về quê. Cô ấy đáp tàu đi Đại liên, sau đó lên thuyền về Sơn đông. Còn tôi, đầu tiên đi Thiên tân, hi vọng gặp được Dương, Hà. Kết quả bọn họ không tới đó, tôi lại cùng Vương Gia Nguyên chơi 2 ván, và đều thắng. Sau đó tôi lưu lại đây biểu diễn ít lâu, lúc này vợ tôi đã về tới quê, tôi phải từ giã nơi đây. Tôi hẹn với Tiền Mộng Ngô, nếu Dương, Hà năm sau có tới đây nhất định phải báo cho tôi biết. Sau đó từ Thiên tân tôi lên thuyền về Sơn đông.
Lưu lại quê nhà một năm, đến năm 1953 tôi nhận được tin từ Sơn đông cho biết Đồ Cảnh Minh đã tới Bắc kinh, Dương Hà cũng đang ở đó. Tôi liền đi Thiên tân và sau đó tới Bắc kinh. Đồ Cảnh Minh khi đó thắng vài ván ở Bắc kinh đã đi khỏi đó, tôi tới chỉ gặp Dương, Hà. Dương Quan Lân ở cung văn hóa người lao động Bắc kinh đã bày 3 bàn thi đấu. Nhất lưu cao thủ của Bắc kinh đều không muốn thi đấu vì Dương muốn 30% tiền vé. Thông thường mà nói, thu nhập chơi cờ đối với đôi bên là bằng nhau. Lúc này tại một dải của vùng Bắc kinh, Thiên tân tôi đã có danh tiếng rất lớn, hơn nữa lại vì chơi cờ mà tới, cho nên không tính toán vấn đề tiền bạc.
Ba bàn trước đánh cùng Dương Trường Sinh, Tống Cảnh Đại, và Trương Hùng Phi, Dương đều nhẹ nhàng giành thắng lợi, bàn cờ kia của tôi và Dương, tôi khai cục không tốt, đến cuối cùng vẫn không thay đổi được tình thế và nhận thua, thua nhưng tôi không phục. Sau khi ván cờ kết thúc, có một bạn cờ tên gọi Đổng Tỉnh Hoa mời tôi và Dương ăn cơm. Trong khi ăn, người đó nói với Dương: “tiểu vương của Đông bắc muốn cùng ông chiến lại hai ván”. Dương nói: “được thôi”.
Dùng cơm xong, chúng tôi kéo nhau về nhà Đổng Tỉnh Hoa. Ván thứ nhất, tôi cố ý để Dương đi trước, Dương dùng trung pháo quá hà xe, tôi đối lại bằng bình phong mã cao xe bảo mã. Ván cờ này diễn ra vô cùng chậm, tiến vào trung cục tôi còn xe song pháo, song tốt, khuyết song tượng, Dương còn xe, song pháo đơn sỹ tượng. Tôi vốn có cơ hội tính xe, hình thành tàn cục tất thắng, nhưng ván cờ này bắt đầu từ 8h chơi tới 2h tối, nước cờ này Dương nghĩ tới cả giờ đồng hồ, tôi chờ đợi trong vô vị, chỉ nghe tiếng mưa rơi bên ngoài. Một nước cờ trường kỳ của Dương, tôi kiên nhẫn trong tức tối, chỉ muốn giết chết Dương luôn, nhưng đã không nhìn ra nước cờ diệu thủ phế pháo của Dương. Sau này, tôi bày lại cho Mã Khoan xem ván cờ, Mã nghĩ tới 2h cũng không nhìn ra diệu thủ, công phu của Dương quả là cao thâm. Thua ván cờ tất thắng, hai ván sau tôi cũng thua rất nhanh chóng. Ván thứ 3 chơi xong thì trời đã sáng, đã đến giờ ăn sáng nên chúng tôi ngừng chơi.
Sau khi thua, tôi đi Thiên tân, ở Thiên tân, Đồ Cảnh Minh thắng Trương Thiên Giáp, hai hòa hai thua Mã Nguyên, có chút không vừa ý, tôi cũng không đánh cùng Đồ, chỉ hẹn chơi bốn ván công khai cùng Hà Thuận An ở Yến Thăng kỳ hội.
Hai ván đầu đánh cùng Hà, tôi một thắng một hòa, trong đó ở ván thắng, nước thứ 5 tôi đưa ra biến mới bình pháo tính xe, khi đó kỳ thủ phương nam đều cho rằng nên đi mã7 tiến6, nhưng kinh qua thực chiến về sau đã chứng minh, bình pháo tính xe thoái mã oa tâm là một bước phát triển lớn để ứng chiến với bố cục ngũ thất pháo. Tiếp theo lại hai ván hòa. Chơi xong, Mã Khoan mời chúng tôi về nhà anh ta chơi. Trong cuộc rượu tại nhà Mã, Mã đề nghị tôi chơi cùng Hà 3 ván nữa, thật ra Mã rất hi vọng Hà có thể thắng, bởi quan hệ giữa Mã và Hà rất tốt. Tại Đại thế giới của Thượng hải, mỗi ngày sắp xếp ai chơi cờ cùng ai đều do Hà, Mã không thể chơi cờ được ở công ty Đại hưng của Đổng Văn Uyên, thông thương mỗi tuần Hà đều sắp xếp Mã chơi 2 ván, cho nên quan hệ giữa 2 người rất tốt. Trong tình hình này thông thường mọi người sẽ không chơi tiếp, ví dụ Hà ở Thiên tân dù thắng Vương Gia Nguyên và các nhất lưu cao thủ khác, nhưng lại thua Tiết Chiến Kim. Khi đó trình độ của Tiết không cao, sau này mới trở thành cao thủ của Thiên tân, đại diện cho Thiên tân nhiều lần tham dự giải cá nhân toàn quốc. Sau khi Tiết thắng đã không chơi tiếp với Hà, ý không cho Hà gỡ thể diện. Nhưng tôi không tính toán chuyện thắng thua, chủ yếu muốn luyện cờ, bèn đống ý chơi tiếp. 3 ván cờ sau, tôi thắng nhiều hơn một ván, sau khi thắng tổng kết lại kinh nghiệm, tôi cho rằng về phương diện bố cục tôi còn cần nghiên cứu nhiều.
Sau khi Hà rời khỏi Yến Thăng kỳ hội lưu tôi lại Thiên tân thủ lôi đài, tôi cũng muốn luyện cờ bèn nhận lời. Trước sau tôi cùng Vương Gia Nguyên, Mã Khoan, Đậu Quốc Trụ, Trần Thiên Tài biểu diễn 10 ván, tất cả tôi đều thắng, thời gian này kỳ nghệ của tôi thăng tiến rất nhiều. Thấm thoát tôi cũng đã ở Thiên tân gần một năm, đầu năm 1956 tôi quay trở về Cáp nhĩ tân làm công nhân trong xưởng phim quốc doanh.
Hết hồi 6, còn tiếp...
Cáp nhĩ tân Vương Gia Lương tiên hòa Thượng hải Hà Thuận An
(Thiên tân tháng 3- 1955)
Trung pháo đối bình phong mã tả mã bàn hà
1. C2.5 H8+7 2. H2+3 R9.8
3. R1.2 H2+3 4. P7+1 P7+1
5. R2+6 H7+6 6. H8+7 E3+5
7. C8+2 P7+1 8. R2.4 P7+1
9. H3-5 H6-4 10. E7+9 C2+1
11. R4.2 P3+1 12. R2-2 P3+1
13. E9+7 C8+2 14. R9+1 H4-5
15. R9.6 H5+7 16. P5+1 A4+5
17. R6+2 C2+1 18. R2.3 H7+6
19. R3.4 H3+4 20. P5+1 H4+2
21. P5.4 H2+3 22. H5+7 C8+3
23. R6.8 C2.4 24. C5-1 P7+1
25. H7+5 R8+6 26. C5+5 R8.7
27. R4.3 R7.6 28. R3-2 C8-1
29. P4.5 C4-4 30. R3.6 P1+1
31. R6+4 P9+1
trung9th
01-12-2010, 07:10 PM
Tôi vốn có cơ hội tính xe, hình thành tàn cục tất thắng, nhưng ván cờ này bắt đầu từ 8h chơi tới 2h tối, nước cờ này Dương nghĩ tới cả giờ đồng hồ, tôi chờ đợi trong vô vị, chỉ nghe tiếng mưa rơi bên ngoài. Một nước cờ trường kỳ của Dương, tôi kiên nhẫn trong tức tối, chỉ muốn giết chết Dương luôn, nhưng đã không nhìn ra nước cờ diệu thủ phế pháo của Dương. Sau này, tôi bày lại cho Mã Khoan xem ván cờ, Mã nghĩ tới 2h cũng không nhìn ra diệu thủ, công phu của Dương quả là cao thâm. Thua ván cờ tất thắng, hai ván sau tôi cũng thua rất nhanh chóng. Ván thứ 3 chơi xong thì trời đã sáng, đã đến giờ ăn sáng nên chúng tôi ngừng chơi.
Có ai có biết biên bản ván này ko nhỉ? cho mình xem đc ko?
chan_doi2810
06-12-2010, 02:56 PM
bài viết rất hay mong bạn nghiadiamusuong viết tiếp, thanks nhiều
dethichoo
06-12-2010, 05:54 PM
Bạn nghiadiamusuong có thể post bài có nước cờ diệu thủ phế pháo của Dương Quang Lân không?
nghiadiamusuong
13-12-2010, 05:02 PM
Hồi 7:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Năm 1956 giải cá nhân toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức. Cáp Nhĩ Tân tổ chức giải vô địch toàn thành, có hơn 100 người tham gia. Lúc đó Mao Hoạt Tử đã đi rồi. Trương Đông Lộc đã tòng quân, tôi với thành tích bất bại đoạt chức vô địch, nhờ đó đại diện cho Cáp Nhĩ Tân tham gia giải toàn quốc tổ chức vào tháng 12.
Giải cá nhân lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, trưởng ban trọng tài là Tạ Tiểu Nhiên. Khi đó trên các mặt báo dự đoàn ba người đứng đầu sẽ là Dương Quan Lân, Hà Thuận An và Hầu Ngọc Sơn. Duy có Đậu Quốc Trụ nói: “ Đông bắc có tiểu thiên vương rất có hi vọng”. Đậu Quốc Trụ rất tán thưởng tôi, vì tôi và Đậu đã từng gặp nhau 8 ván tại Thiên tân, tôi thắng 5 hòa 3, cho nên Đậu mới nói như vậy. Trong tổ thi đấu của mình tôi với thành tích bất bại đã vượt qua vòng loại, vòng sau ngoài tôi còn có Quảng đông Dương Quan Lân, Bắc kinh Hầu Ngọc Sơn, Thượng hải Hà Thuận An, Triết giang Lưu Ức Từ và Hồ bắc Lý Nghĩa Đình. Như vậy mỗi người phải đánh 5 lượt, mỗi lượt 2 ván phân tiên hậu.
Lượt đầu tiên tôi gặp Hầu Ngọc Sơn, ván đầu tôi hậu thủ giành thành thắng lợi, sang ván 2 tôi đánh bình ổn, hòa cờ, nhẹ nhàng giành hai điểm. Như vậy, tôi rất hài lòng với vòng 1. Dương Quan Lân với 1 thắng 1 hòa Hà Thuận An cũng giành hai điểm. Vòng 2 tôi gặp Lưu Ức Từ. Trong ván 1 tôi đưa ra biến mới pháo 5 bình 6, và sau hai mươi mấy nước tôi giành được thắng lợi. Ván 2, tôi chủ đánh hòa, nhưng rất tiếc đã đi nhầm, đành nhận thua, nếu như không thua ván này, về sau rất nhiều chuyện đã không xảy ra. Hòa Lưu Ức Từ tôi chỉ giành được 1 điểm. Trong khi đó Dương Quan Lân với 1 thắng 1 hòa đã kích bại Hầu Ngọc Sơn, đoạt đc 2 điểm. Vòng 3, tôi gặp Lý Nghĩa Đình, cả 2 ván đều hòa nên cũng chỉ có thêm 1 điểm. Tại vòng này, Dương Quan Lân 1 thắng 1 hòa Lưu Ức Từ giành thêm 2 điểm. Vòng tiếp theo tôi gặp Dương Quan Lân. Lúc này trên khắp các mặt báo đều nói Dương chắc chắn giành chức vô địch.
Khi ăn điểm tâm sáng ngày hôm đó, phóng viên của tờ “Bắc kinh vãn báo” nói: “lão Dương à, kỳ nghệ của tiểu vương cao lắm, thắng Lưu Ức Từ trong vòng hai mươi mấy nước, ông nên cẩn thận mới được”. Và Dương Quan Lân đã trả lời: : “kỳ nghệ của tiểu vương cao, cao hơn xưa rất nhiều, nhưng muốn thắng tôi thì cần phải ba năm nữa”
Ván đầu tiên tôi hậu thủ, Dương cũng chẳng muốn xảy ra chuyện ngoài ý muốn, nên nhẹ nhàng hòa cờ. Ván 2 tôi đi tiên và lại sử dụng biến chiêu trong ván thắng Lưu Ức Từ nhưng Dương đã có chuẩn bị cũng đã đưa ra biến mới. Ván này kéo dài hơn trăm nước, cuối cùng tôi với xe pháo tốt đã thắng xe mã tốt của Dương. 3 giờ trước Dương còn nói tôi muốn thắng Dương còn cần 3 năm nữa, Dương đâu ngờ với tân biến của tôi Dương chuẩn bị chưa đủ, tới lúc ăn tối không thấy Dương đâu, cũng không biết Dương đi đâu.
Ván cuối cùng tôi gặp Hà Thuận An, Dương gặp Lý Nghĩa Đình. Ván đầu tôi nhẹ nhàng hòa Hà, trong khi đó Dương lại thua Lý. Lúc này bên ngoài đã lan truyền tin tôi sẽ đoạt chức vô địch. Bởi vì, trong 2 ván buổi chiều chỉ cần có 1 ván hòa là tôi vô địch. Lúc này, tôi rất hưng phấn, bởi không thể ngờ được chức vô địch lại gần mình tới vậy. Khi đó, Mã Khoan tới tìm tôi và nói: “chúc mừng ông, lần này ông nhất định đoạt chức vô địch”. Tôi bèn hỏi: “vì sao thế?”. Mã bèn trả lời: “Hà Thuận An bây giờ đã chẳng còn bụng dạ để đánh, có đánh kiểu gì ông ta cũng thứ 6. Ông không biết đấy thôi, quan hệ giữa Hà và Dương rất không tốt, Hà không thể liều mạng vì Dương”. Tôi nói: “Vậy sao”. Mã nói xong, còn bày thêm biến và nói: “Hà nếu đi ngũ thất pháo thì ông đi bình phong mã bình pháo tính xe, ông ta đè mã, ông thoái pháo đánh xe, ông ta vừa bình xe thì ông thoái mã oa tâm, ông ta “một tróc một đánh” ông, hai bên bất biến thành hào”. Lúc đó, tôi cho rằng ý này thật hay!
Lúc thi đấu buổi chiều, quả nhiên Hà đi ngũ thất pháo. Tôi cũng đi bình phong mã, thoái pháo đánh xe, khi Hà đi xe 3 bình 4, tôi vốn định lên sỹ cho bình ổn, nhưng tôi theo lời Mã Khoan nói đã thoái mã oa tâm, Hà bình xe tróc pháo, tôi tiến mã đánh xe, tôi nghĩ hòa cờ. Đột nhiên Hà đổi biến, thoái xe về hà, vốn là hai bên bất biến thành hòa, ông ta đổi biến, tôi lập tức cảm giác có gì đó không đúng, thoái mã làm gì, nên lên sỹ. Đầu óc bỗng nhiên trống rỗng chẳng nghĩ được gì..
Giờ hối hận thì có tác dụng gì, ván cờ này đến cuối cùng tôi vẫn không rõ vì sao thua. Sau này, tôi mới biết có người đã đến trước mặt Hà, cầu sự giúp đỡ của Hà Thuận An, hi vọng Dương Hà hòa hảo, người ấy nói với Hà: “nhất định ông phải giúp vụ này, nếu để tiểu vương vô địch, làng cờ phương nam còn mặt mũi nào”. Mã Khoan và Hà quan hệ rất tốt, cho nên Mã mới tới tìm tôi cho ăn “mật ngọt”. Người đó cũng tìm La Thiên Dương, sư phụ của Lý Nghĩa Đình kể ra sự tình, hi vọng Lý có thể “buông” ván cờ này, bởi vì khi sức cờ không chênh lệch nhiều, muốn hòa cũng không phải là khó khăn, nhưng Lý không muốn “buông” ván cờ này, bởi nếu thắng Lý có thể đoạt Á quân, còn hòa chỉ đứng thứ 4, nên Lý đã nói không thể buông. Vào ván đấu, Dương đã 1 xe đổi 2, làm Lý không còn cơ hội thắng, kết quả cuối cùng Dương thắng và đã đoạt chức quán quân. Như vậy là vịt quay đã đến miệng tôi còn vụt bay mất. Trong buổi tiệc mừng chức vô địch do tờ tượng kỳ Quảng châu tổi chức, món ăn chính là “vịt quay”, lúc đó tôi đâu có biết “vịt quay” có ý nghĩa gì, sau này tôi biết được rất nhiều chuyện, nhưng biết làm sao được?
Hết hồi 7, còn tiếp...
Phần khai cục ván Hà thắng tôi :((
1. pháo 2 bình 5 mã 8 tiến 7
2. mã 2 tiến 3 mã 2 tiến 3
3. xe 1 bình 2 xe 9 bình 8
4. mã 8 tiến 9 tốt 7 tiến 1
5. xe 2 tiến 6 pháo 8 bình 9
6. xe 2 bình 3 pháo 9 thoái 1
7. pháo 8 bình 7 pháo 9 bình 7
8. xe 3 bình 4 mã 7 thoái 5
Nước thứ 8 hậu có thể đi sỹ 4 tiến 5, diễn biến sau đó cục diện sẽ bình ổn. Trong thực chiến, tiên đi xe 4 tiến 2, hậu pháo 2 thoái 1. Lúc đó nếu tiên xe 4 thoái 1, hậu pháo 2 tiến 1, theo quy định khi đó, “hai đánh một hoàn đánh, hai bên bất biến thành hòa”. Trong thực chiến tiên đã không thoái xe 1 mà đi xe 4 thoái 4, diễn biến tiếp theo tiên ưu.
chan_doi2810
13-12-2010, 05:20 PM
Hồi 7:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
[FONT="Palatino Linotype"][SIZE="3"]
Năm 1956 giải cá nhân toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức. Cáp Nhĩ Tân tổ chức giải vô địch toàn thành, có hơn 100 người tham gia. Lúc đó Mao Hoạt Tử đã đi rồi. Trương Đông Lộc đã tòng quân, tôi với thành tích bất bại đoạt chức vô địch, nhờ đó đại diện cho Cáp Nhĩ Tân tham gia giải toàn quốc tổ chức vào tháng 12.
.....
Giờ hối hận thì có tác dụng gì, ván cờ này đến cuối cùng tôi vẫn không rõ vì sao thua. Sau này, tôi mới biết có người đã đến trước mặt Hà, cầu sự giúp đỡ của Hà Thuận An, hi vọng Dương Hà hòa hảo, người ấy nói với Hà: “nhất định ông phải giúp vụ này, nếu để tiểu vương vô địch, làng cờ phương nam còn mặt mũi nào”. Mã Khoan và Hà quan hệ rất tốt, cho nên Mã mới tới tìm tôi cho ăn “mật ngọt”. Người đó cũng tìm La Thiên Dương, sư phụ của Lý Nghĩa Đình kể ra sự tình, hi vọng Lý có thể “buông” ván cờ này, bởi vì khi sức cờ không chênh lệch nhiều, muốn hòa cũng không phải là khó khăn, nhưng Lý không muốn “buông” ván cờ này, bởi nếu thắng Lý có thể đoạt Á quân, còn hòa chỉ đứng thứ 4, nên Lý đã nói không thể buông. Vào ván đấu, Dương đã 1 xe đổi 2, làm Lý không còn cơ hội thắng, kết quả cuối cùng Dương thắng và đã đoạt chức quán quân. Như vậy là vịt quay đã đến miệng tôi còn vụt bay mất. Trong buổi tiệc mừng chức vô địch do tờ tượng kỳ Quảng châu tổi chức, món ăn chính là “vịt quay”, lúc đó tôi đâu có biết “vịt quay” có ý nghĩa gì, sau này tôi biết được rất nhiều chuyện, nhưng biết làm sao được?
Ngay từ năm 1956 TQ đã có mua bán độ rồi, liệu bây giờ có còn bán độ không nhỉ?? Ví dụ ván giữa Hồng Trí với LDHoa ở giải gì vừa rồi mà Liễu vô địch đó!!!
TQuốc mà còn như vậy thì huống hồ gì Việt Nam :-$:-$:-$8->8->8->8->
nhangnho
13-12-2010, 06:16 PM
Khổ thân Vương Gia Lương, vịt quay đến miệng mà còn để Mã Khoan lừa đảo (Hà chắc chắn đồng lõa vì khai cuộc giống hệt trận Mã Khoan đã bày trước, Dương thì chưa biết có cùng hội với Mã hay không), giật ra cho Dương nhai, ân hận cả đời :( (nếu chuyện trên là có thật).
Vụ trên hình như không liên quan đến bán độ chứ nhỉ? Dương, Hà, Lý đánh tận lực, Vương không đánh được tận lực do bị lừa (đầu óc trống rỗng không nghĩ được). Đúng ra là có mua độ nhưng không nhận :D
uminhgiaochu
14-12-2010, 12:34 AM
Cái bài học này đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Hồi xưa tôi đánh cờ, toàn nghĩ đến kết quả trước, chính vì vậy lúc lựa chọn thế biến mà đối phương đi không như mình nghĩ là rơi vào trạng thái " không tính được gì ". Sau này sửa lại: Cứ cố gắng vào trận là ra cuộc cho tốt đã, sau đó tùy tình hình mà nghĩ đến kết quả sau ^^
phematranhtien
14-12-2010, 01:32 AM
Cám ơn Bạn Nghiadiamusuong đã bỏ công dịch thuật , cống hiến cho diễn đàn từng phân đoạn hồi ký quá hay !
Đọc tự truyện của Vương Tiên Sinh có cảm giác như ông là người rất quân tử , kể rất thật .....
hochoi
14-12-2010, 09:15 AM
cảm ơn rất nhiều về bài viết hay của bạn nghiadiasuongmu.
nghiadiamusuong
15-12-2010, 12:28 PM
Hồi 8:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Giải cá nhân toàn quốc kết thúc, tôi lại trở về Cáp nhĩ tân, dù không đoạt được chức vô địch, nhưng á quân cũng là thành tích tuyệt vời, tại cung văn hoá đã tổ chức buổi tiệc mừng thành tích của tôi
Ở Cáp nhĩ tân tròn 1 tháng, tháng 2 năm 1957 nhận lời mời của tới Quảng châu. Mỗi năm cứ vào dịp đầu xuân Quảng châu đều mời 2 danh thủ từ nơi khác tới đấu cờ biểu diễn, trong quá khứ đã từng mời các danh thủ như Hà Thuận An, Đồ Cảnh Minh, Lý Nghĩa Đình, La Thiên Dương… Lần này mời tôi và Hầu Ngọc Sơn. Tôi cũng muốn đi để biết cuối cùng thực lực của mình như thế nào, bèn nhận lời tới đó. Tôi qua Bắc kinh, rồi cùng Hầu Ngọc Sơn tới Quảng châu. Lần này, Quảng châu mời chúng tôi, ngoài tiền ăn ở thì mỗi người còn nhận được 200 tệ. Hầu Ngọc Sơn nói với tôi đòi nhiều hơn, nhưng tôi nói đã đồng ý và như thế là được rồi.
Tới Quảng châu có người bố trí chỗ ăn ở cho chúng tôi tại “Tân á đại tửu điếm”, kết quả ngày thứ 2 tôi bị bệnh, món ăn của Quảng đông tôi ăn không quen, khí hậu lại nóng. Hầu Ngọc Sơn nói với đơn vị mời chúng tôi, tiểu vương ăn thức ăn của các ngày đã bị bệnh, có thể do không quen. Vốn dĩ, Quảng châu đã lên thực đơn ăn uống cho chúng tôi từ lâu, nhưng do tôi bị bệnh nên đã để cho chúng tôi muốn ăn gì thì ăn.
Đang bệnh, ngày thứ hai tôi đã đánh cùng Dương Quan Lân, đi ra bố cục quá hà xe, hơn nửa giờ sau thì hoà cờ, cùng lúc đó Hầu Ngọc Sơn thắng Trần Tùng Thuận. Ở Quảng châu tôi đánh 12 ván, chủ yếu là thua Dương, thắng Trần. Thành tích của Hầu Ngọc Sơn cũng như thế. Ván cờ của tôi và Dương đã lập kỷ lụ mới. Ngày đầu tiên người xem bàn cờ lớn tại quảng trường là hơn 20.000 người.
Biểu diễn ở Quảng châu xong, tôi và Hầu Ngọc Sơn nhận lời mời tới Thượng hải biểu diễn, mọi chi phí đều do Thượng hải tài trợ. Ngoài ra, Thượng hải còn mời Lưu Ức Từ, Lý Nghĩa Đình tới. Vậy là hạng 2, hạng 3, hạng 4, hạng 5 của giải cá nhân toàn quốc vừa rồi đều tới đây. 4 người của Thượng hải sẽ đấu 4 vòng với 4 người chúng tôi.
Sau 4 vòng, đội Thượng hải đại bại. Tôi, Hầu Ngọc Sơn, Lý Nghĩa Đình và Lưu Ức Từ còn tổ chức một giải đấu biểu diễn. Tôi đoạt chức quán quân giải này. Ở Thượng hải, tôi đánh giao lưu rất nhiều, phần lớn đều giành thắng lợi. Sau khi giao lưu xong ở Thượng hải, Tạ lão (Tạ Hiệp Tốn) lại xuất tiền mời tôi và Hầu Ngọc Sơn tới Hàng châu chơi, nhân tiện lại biểu diễn cờ tại đó. Về sau trên đường về nhà tôi còn biểu diễn ở Tô châu và nhiều nơi đi qua, về đến Nam kinh là tháng 5, nhiệt độ nơi đây trên 40 độ, thời tiết nóng làm người ta thật khó chịu. Tôi và Hầu Ngọc Sơn về Bắc kinh, sau đó từ Bắc kinh tôi trở về Cáp nhĩ tân.
Lần đi phương nam lần này rèn luyện cho tôi không ít, những ván cờ ở đây làm cho kỳ nghệ của tôi thêm phong phú, kinh nghiệm thực chiến cũng được nâng lên nhiều. Ngoài thành tích đối đầu với Dương Quan Lân không được tốt, còn những kỳ thủ khác tôi đều thắng. Lúc đó, tôi và Dương đều không đưa ra tân chiêu của mình, ai cũng muốn bảo mật thực lực
Trở về làm việc ở Cáp nhĩ tân vài tháng, lúc này giải cá nhân toàn quốc năm 1957 lại bắt đầu. Ở Thẩm duơng tiến hành đấu phân khu, các cao thủ của Hoa bắc, đông bắc đều tới Thẩm dương. Người được chọn của Cáp nhĩ tân là tôi và Trương Thanh Giang. Lúc này, thực lực của tôi đã rất mạnh. Trong cuộc đấu phân khu ở Thẩm dương, tôi với thành tích bất bại 9 thắng 2 hoà, đoạt danh hiệu đệ nhất, Thượng hải Mã Khoan đoạt đệ nhị, Thẩm dương Nhậm Đức Thuần đoạt đệ tam, Đại liên Lý Thiếu xuân đệ tứ. Như vậy 4 người chúng tôi đủ tư cách tham gia giải cá nhân toàn quốc.
Những ván đấu khi đó đều được sắp xếp vào buổi sáng, mỗi ngày phải đánh 2 ván, có ván đánh rất muộn mới xong. Khi biểu diễn ở Quảng châu đều là chơi vào buổi tối, có ván chơi đến 1, 2 giờ mới xong, chơi xong trong đầu tôi chỉ toàn là nghĩ về cờ, muốn ngủ cũng khôn được. Trong cuộc thi đấu ở Thẩm dương, tôi sợ mình không ngủ được nên đã dùng thuốc ngủ. Vì giải đấu bố trí rất chặt, không có thời gian nghỉ ngơi, nếu đánh xong mà có thời gian nghỉ ngơi chút xíu thì rất tốt. Sau khi uống thuốc, cảm giác của tôi thật không tồi, ngủ cũng rất ngon giấc. Hơn mười ngày sau giải đấu kết thúc, nghỉ ngơi một ngày là đến Thượng hải tham gia giải., lúc này cảm giác của tôi không được tốt, vì uống thuốc ngủ nhiều kéo theo nhiều tác dụng phụ, ván đấu đầu tiên ở Thượng hải, tôi cảm giác như mặt mình có ngàn vạn mũi kim đâm vào. Nhìn cờ một lúc mà mặt đã đỏ gay gắt. Ván này, tôi vội vàng đánh hoà. 4 ván đầu, tôi 1 thắng, 1 thua, 2 hoà. Tôi cảm giác không thể chơi cờ tiếp, và tìm ban tổ chức xin rút lui khỏi giải, ban tổ chức hỏi tôi có chuyện gì, tôi nói có thể là do uống thuốc ngủ quá nhiều, bây giờ cứ chơi cờ là đau đầu. Sau đó ban tổ chức thương lượng với tôi, giới thiệu tôi tới một bệnh viện của Thượng hải, và yêu cầu họ chữa cho tôi, như vậy buổi sáng tôi chụp điện, 2h chiều lại chơi cờ, lúc này tôi đã không còn coi trọng chuyện thắng thua. Kết quả khi giải đấu chỉ còn 6 vòng, bệnh của tôi đã đỡ nhiều, 6 vòng sau tôi phát huy đuợc thực lực và giành kết quả rất tốt 4 thắng 2 hoà, đặc biệt là ván hậu thủ thắng Lý Nghĩa Đình, vòng cuối cùng hoà Dương Quan Lân, tôi một lần nữa lại giành á quân và Dương một lần nữa vô địch.
Hết hồi 8, còn tiếp...
[B]
nghiadiamusuong
18-12-2010, 03:18 PM
Hồi 9:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Trải qua 2 lần rèn luyện trong 2 giải vô địch cá nhân toàn quốc, kỳ nghệ của tôi có bước tiến dài, về thành tích chỉ kém Dương Quan Lân, các cao thủ khác đều thắng. Vì vậy tôi có niềm tin mình sẽ vô địch giải cá nhân toàn quốc năm 1958.
Sau khi trở về Cáp nhĩ tân, tôi vẫn tiếp tục làm công nhân, khi đó chưa thành lập đội cờ. Nhưng để chuẩn bị cho đại hội thể dục thể thao năm 1959, thì cũng đã thành lập “đội tập huấn”, và tôi lại rời xa công việc, tiến vào đội. Lúc này giải cá nhân toàn quốc năm 1958 đã bắt đầu, vẫn phân các khu đấu loại trên toàn quốc, tôi vẫn đấu ở khu Thiên tân. Lúc này, Trương Đông Lộc đã giải ngũ về quê, tạm thời chưa được phân công công tác, tôi bèn tìm tới Trương và nói: “tới đội cờ, tới đội cờ luyện tập cùng tôi”. Trương đồng ý, tôi giúp Trương rèn luyện cờ trong một tháng, sau đó tham gia giải đấu của Thành phố. Giải này, tôi quán quân, Trương á quân. Sau đó là tham gia giải của tỉnh, giải này Trương đánh không tốt, chỉ đứng hạng 4. Tôi hạng nhất, Vương cấp Nhiên hạng 2, Ngôn Nghệ hạng 3. Nhưng giải cá nhân lần này lấy Thành phố làm đơn vị tham gia, cho nên tôi và Trương đại biểu cho Cáp nhĩ tân tham gia thi đấu ở khu Thiên tân. Khu Thiên tân bao gồm Hoa bắc, Đông bắc, nội Mông cổ…
Kết quả cuối cùng của cuộc chiến tại Thiên tân như sau: Tôi hạng nhất, Trương phát huy rất tốt thực lực đoạt hạng 2, hạng 3 là Nhậm Đức Thuần, hạng 4 là Mạnh Lập Quốc, hạng 5 là Vương Gia Nguyên, hạng 6 là Hầu Ngọc Sơn. Có một điều đáng nói là Vương Gia Nguyên cả hai lần tham gia đấu phân khu đều giành hạng 5, vì vậy không đủ tư cách tham gia giải cá nhân toàn quốc (chỉ lấy 4 người đứng đầu). Vương Gia Nguyên kỳ phong thích công sát, ván cờ đấu với tôi vốn dĩ là hoà, nều hoà Vương có thể lọt vào top 4, nhưng Vương muốn thắng, nên cố đánh, kết quả bại trận.
Sau 2 ngày nghỉ ngơi, 4 người chúng tôi đi Quảng châu tham gia giải cá nhân toàn quốc. Quảng quân của khu Quảng châu là Dương Quan Lân, và như thế “Nam Dương Bắc Vương” lại gặp mặt.
Lần quyết chiến tại Quảng châu này xảy ra rất nhiều chuyện thú vị
Hai vòng đầu, 4 người chúng tôi không thắng một ván nào. Tôi và Trương hoà cả 2 ván; Nhậm và Mạnh lần lượt thua Điền Gia Thục và Hoa thiết San, lúc đó Mạnh có làm một bài thơ rằng:
Tứ viên tiểu tướng hạ Dương Thành
Mạc tằng xuất binh tiên bại lâu qua thủ
Thệ bả Dương hầu nhất trảm thể
(Ý thơ rằng: 4 người lần này tới Dương Thành, quyết đánh bại Dương, ngờ đâu lại bại trận trước mấy người vô danh)
Vì đối thủ của Mạnh và Nhậm kỳ nghệ không cao, cho nên bọn họ thua đều không phục, họ nghĩ phải thua đối thủ cỡ Dương Quan Lân, đây cũng chỉ là câu chuyện đùa của thanh niên trai trẻ, chẳng có ác ý gì.
Nhưng tôi bị Trương Tăng Hoa bức hoà một ván cờ làm tôi vô cùng tức giận. Bàn cờ đó khi đến tàn cục tôi chỉ còn lại đơn tượng và Trương cũng chỉ còn pháo thấp tốt. Tượng của tôi đang ở lầu 3, tướng ở dưới, và Trương không còn tượng, cờ như vậy ai cũng biết là hoà, tôi liền đề nghị hoà cờ, không ngờ trọng tài lại không đồng ý, cố ý bắt chúng tôi đánh tiếp, lại đi một hồi, trọng tài kiên quyết bắt chúng tôi phải đi đủ 30 nước, không còn cách nào khác đành phải lên rồi lại xuống tượng.
Vòng tiếp theo tôi gặp Hà Thuận An, chúng tôi đối trận quá cung pháo, tới tàn cục hình thành cục diện mã tốt sỹ tượng toàn của tôi đối mã thấp tốt đơn khuyết tượng. Bàn cờ đó tôi cũng có 3 phần khả năng thắng, nhưng lúc đó đột nhiên Hà đề nghị đếm nước. Trọng tài hỏi tôi, tôi liền nói: “ván cờ này vì sao lại đếm nước, tốt của tôi chưa qua hà sao?” Ván tôi hoà Trương sao trọng tài không phán quyết, ván này tôi còn hi vọng thắng sao lại đếm, trong lòng tôi lúc đó nghĩ: “xem trọng tài phán quyết thế nào”, sau đó trong tài lại ra quy định mới, tốt của tôi sau khi qua hà là đếm nước, trong tình thế đó, tốt của tôi tiến vội, không ăn được tượng của Hà, lại tiến tốt xuống thấp nên đành hoà cờ. Dù tôi rất bất mãn đối với phán quyết của trọng tài nhưng cũng không kiến nghị gì lên ban tổ chức, dù sao cờ cũng đánh xong rồi, kết quả không thể nào thay đổi.
Qua vài vòng, Hà dẫn đầu còn Trương xếp thứ 2. Trương thắng Lưu Ức Từ, sau đó lại thắng Dương Quan Lân. Ván thắng Dương rất thú vị, tôi biết Trương sẽ gặp Dương, bèn bày một bố cục Dương rất thích dùng, và đưa tân biến nói hết với Trương, quả nhiên sau đó Dương trúng đao. Còn 4 vòng thì Trương vươn lên dẫn đầu. Đối thủ còn lại của Trương là Chu Đức Nguyên, Hà Thuận An, Từ Thiên Lợi, còn một người nữa tôi không nhớ rõ. Trong cục diện đó, Trương hoàn toàn có hi vọng vô địch, ai ngờ đâu 4 vòng cuối, Trương 1 hoà 3 thua, cuối cùng chỉ xếp hạng 4. Và Hà Thuận An sau khi thắng Trương lại vươn lên dẫn đầu, Dương Quan Lân và Lý Nghĩa Đình xếp liền kề sau. Trong giải này quy định, nếu bằng điểm thì xét đến số ván thắng
Với quy định đó rất có lợi cho Dương. Ván giữa Hà và Dương diễn ra tại công viên văn hoá, người tới xem rất đông. Trong cục diện song pháo sỹ tượng toàn của Hà đấu với pháo mã tốt sỹ tượng toàn của Dương, hà đề nghị hoà cờ nhưng Dương không đồng ý, vì lúc đó Lý Nghĩa Đình đã thắng tôi và Nhậm Đức Thuần, vươn lên đẫn đầu. Nếu Dương thắng mới vô địch, còn hoà chỉ xếp hạng 3, nhưng ván cờ đó về sau vẫn kết thúc hoà.
Một cơ hội để Hà Thuận An vô địch, chỉ tiếc Hà hoà quá nhiều. Lý Nghĩa Đình vô địch cũng nhiều may mắn, vì 2 vòng cuối đối thủ của Lý đều đã buông xuôi. Tổng kết sau khi giải kết thúc, trưởng ban trọng tại người Quảng châu đã rất bất mãn vì Nhậm Đức Thuần dễ dàng bại trận trước Lý và cho rằng Nhậm cố ý nhường Lý. Lúc đó, sư phụ La Thiên Dương đã đứng lên nói rắng: “Lý vô địch hoàn toàn dựa vào bản thân, chưa từng tìm người “mua cờ”, nhưng năm 1956 đã từng có người tới tìm bọn họ, cầu xin họ nhường cờ nhưng bị họ từ chối”, chuyện của năm 1956 hé ra, buổi tổng kết chẳng còn có ý kiến gì về Nhậm.
Lần này, tôi chỉ đứng thứ 6, nhưng đã biết được chuyện của quá khứ. Không để Hà Thuận An vô địch, cũng trút bỏ đi được bực tức bị Hà cướp đi chức vô địch năm đó.
Hết hồi 9, còn tiếp...
[B][/QUOTE]
nghiadiamusuong
21-12-2010, 01:35 PM
Hồi 10:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Giải cá nhân toàn quốc kết thúc, mấy người chúng tôi trở về Cáp Nhĩ Tân, đồng thời tới từ Quảng châu còn còn Phương Tư Nguyên- viện trưởng viện kiểm sát thành phố Quảng châu, chủ nhiệm Bạch Vân của trung tâm văn hoá Quảng châu, hai người họ bị điều chuyển từ Quảng châu tới đây công tác
Phương Tư Nguyên là một người vô cùng yêu thích cờ tướng, đối với sự nghiệp cờ tướng rất nhiệt tâm, khi còn ở Quảng châu, Dương Quan Lân thành lập đội cờ chính là nhờ có sự dưới đỡ của Phương tiên sinh. Lúc này, về cơ bản thì hắc Long Giang chưa có đội cờ chuyên nghiệp, Phương tiên sinh vừa tới đây nhận nhiệm vụ là bắt tay vào xây đội cờ Hắc long giang, và đó là lúc tôi chính thức gia nhập đội cờ, trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Tiếp theo có các giải đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh và toàn quốc.
Khi đó đại hội thể dục thể thao toàn quốc, ở hạng mục cờ tướng có quy định, mỗi tỉnh chỉ có thể cử một kỳ thủ tham gia, vậy là giữa tôi và Trương Đông Lộc chỉ có thể chọn một người. Khi đó Hắc long giang chỉ có một thành viên của đội cờ vua, nhưng trình độ rất thấp, tôi và Trương chẳng được huấn luyện về cờ vua mà đánh với người đó còn có thắng có thua, vì vậy sở đang cân nhắc cho một trong hai người chúng tôi chuyển sang chơi cờ vua, vì cờ vua và cờ tướng có những nét tương đồng, chuyển sang cờ vua không phải là chuyện quá khó khăn, nhưng ai sẽ là người bỏ đi mấy mươi năm công lực cờ tướng của mình đây? Không biết giải quyết thể nào, sở đành sắp xếp một cuộc đấu 10 ván giữa hai người chúng tôi, ai thắng sẽ tiếp tục chơi cờ tướng, người thua chuyển sang bên cờ vua.
10 ván đấu đã không diễn ra hết, vì chơi xong 7 ván tôi đã 4 thắng 3 hoà, vậy là Trương đành phải chuyển sang chơi cờ vua.
Do đội cờ tướng phụ thuộc vào tôi, nên với tư cách là người huấn luyện tôi mang theo Lý Nhân Ký, Lý Thủ Dương, Lưu Quảng Tông cùng đến sở để luyện tập. Hàng ngày, cùng luyện tập sức khoẻ và luyện cờ. Lưu Quảng Tống là người trẻ nhất trong đội và cũng là một người rất hiếu thuận, tư cách cũng rất tốt, là một kỳ thủ rất có hi vọng. Nhưng thật đáng tiếc là anh đã mất trong một tai nạn vào những năm 60, khi ấy anh mới khoảng 20 tuổi, nếu anh còn sống, bây giờ trên kỳ đàn có lẽ anh cũng là một tên tuổi lớn.
Mùa hè chúng tôi có một cuộc đấu giao hữu. Hợp Phì- An Huy. Lúc này, kinh tế của An huy rất nghèo nàn, lạc hậu. Người ăn xin có mặt ở khắp nơi, người ăn xin khi đó với bây giờ không giống nhau, con người khi đó thuần phác, tất cả chỉ vì quá nghèo, ăn mày chỉ vì để sinh tồn, xem ra rất đáng thương. Con ăn mày bây giờ chỉ cần tiền. Ở An huy rất nhiều món ăn không hợp khẩu vị chúng tôi, tất cả đều được đưa cho người ăn xin.
Lần giao đấu ở An huy tương đối gấp gáp, tổng cộng có hơn 10 vòng, thành tích của tôi vẫn rất tốt, nhưng thành tích của Lưu Quảng Tống không được tốt. Ngoài 2 ván hoà Lý Nghĩa Đình và Hà Thuận An, còn lại đều thua. Giao hữu xong, chúng tôi đi thẳng về Cáp nhĩ tân
Từ An huy trở về không được bao lâu, đại hội thể dục thể thao toàn quốc diễn ra, giải chia làm 4 tổ đấu, mỗi tổ lấy 2 người đứng đầu vào nhóm bát cường. Lọt vào bát cường có Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình, Lưu Kiếm Thanh, Hà Thuận An, Vũ Đình Phúc, tôi và hai người nữa nhưng tôi không nhớ tên. 8 người chúng tôi thi đấu vòng tròn chọn người vô địch.
Bắt đầu tôi gặp Dương Quan Lân, đánh một hồi hai bên bắt tay hoà. Cuối cùng, Dương với thành tích bất bại đoạt chức quán quân. Tôi và Lý Nghĩa Đình cũng bất bại nhận á quân. Ván tôi và Lý được bình chọn là ván đấu hay nhất của giải. Giải đấu kết thúc, còn có cuộc đấu biểu diễn giửa Dương với tôi và Lý. Lý dùng song pháo quá hà xe thua Dương. Còn tôi hậu thủ Dương, về tàn cục xe pháo tốt của tôi đấu cùng xe pháo đơn khuyết tượng của Dương, rất tiếc tôi đã đi nước yếu nên đã bị Dương bức hoà.
Hết hồi 10, còn tiếp...
nghiadiamusuong
27-12-2010, 07:57 PM
Hồi 11:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Năm 1959 thay mặt Hắc long giang tham gia đại hội thể thao toàn quốc tôi đoạt á quân, sau khi trở về Cáp nhĩ tân, tỉnh có tổ chức buổi tiệc tẩy trần cho chúng tôi, trong buổi tiệc này, lãnh đạo tỉnh hứa sẽ thành lập đội cờ tướng Cáp nhĩ tân.
Do năm 1960 tổ chức cả giải vô địch cá nhân và vô địch đồng đội toàn quốc, quân số trong đội vẫn chưa đủ, vì vậy chúng tôi đã triệu tập Chu Quý Lâm và Tưởng Trường Hải gia nhập. Lúc này, Hàng châu mời chúng tôi tới đấu giao hữu. Những người tham gia lần này có cả Trương Đông Lộc và Lý Tiết Dân của đội cờ vua, người của đội cờ tướng chỉ có tôi và Chu Quý Lâm. Lần giao hữu này, chúng tôi có đi qua Thượng hải, và có giao lưu với đội cờ Thượng hải. Chu Quý Lâm thể hiện tạm được, đã thắng Hồ Vinh Hoa, người lúc này vẫn chưa là quán quân quốc gia. Giao hữu ở Thượng hải xong, chúng tôi đi Hàng châu tham gia giải giao lưu ngũ tỉnh, và đây cũng là lúc Hồ Vinh Hoa bắt đầu xuất đầu lộ diện trên kỳ đàn.
Tôi, Từ Thiên Lợi, Mạnh Lập Quốc những người tham gia giao hữu lần này có nói chuyện về Hồ Vinh Hoa, tất cả đều cho rằng Hồ rất có tiền đồ, có thể dạy dỗ được, tôi nói rằng: “Khi ở Thượng hải tôi có nhượng tiên Hồ một ván, Hồ đã thắng, ấn tượng của tôi về Hồ rất tốt, đứa trẻ này phản ứng mau lẹ, rất có cơ trí, đích thực còn tiến xa”. Từ Thiên Lợi có nói: “Đứa trẻ này rất tốt, nhưng tiếc rằng thuận pháo còn kém, vì Từ Thiên Lợi, Hà Thuận An và các cao thủ nam phái thích sử dụng bình phong mã, công chậm thủ chắc, không thích bố cục thuận pháo đối công kịch liệt”. Khi đó thuận pháo bắc phương vô cùng nổi danh, giải cá nhân năm 1957, tôi đã dùng thuận pháo kích bại Hồ bắc Lý Nghĩa Đình, trong đại hội thể dục thể thao năm 1959 cũng với bố cục thuận pháo tôi giành ưu trước Dương Quan Lân. Trong lần giao lưu này. Và trong lần giao hữu này, Hồ gặp phải Triết giang Lưu Ức Từ dùng thuận pháo, do Mạnh Lập Quốc làm người giới thiệu, để tôi nhận Hồ làm học trò, dạy Hồ về thuận pháo. Khi đó tôi nói không muốn nhận học trò, vì tôi dạy cờ không thể tuỳ tiện, cho nên không thể tuỳ tiện nhận học trờ. Mạnh Lập Quốc nói: “Nào ai tuỳ tiện, chúng ta có thể chính thức bái sư, viết văn tự làm chứng cứ”. Tôi liền cầm giấy viết: “ Nguyện làm môn hạ của Vương á quan”, phía sau Mạnh Lập Quốc và Hồ ký tên. Bái sư xong, tôi chỉ dạy cặn kẽ cho Hồ về thuận pháo. Kết quả, trong lần giao lưu này, Hồ đã gây chấn động lớn khi giành chức vô địch.
Sau khi trở về Cáp nhĩ tân, chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho giải vô địch cá nhân. Lúc này, đội gồm 3 người tôi, Chu Quý Lâm và Vũ hán Trần Gia Khoan. Khi đó, giải đồng đội có 26 đội tham gia. Khi xếp hạt giống, Thượng hải đứng đầu, Quảng đông thứ 2, còn đội thứ 3, có người đề nghị là Hắc long giang, có người đề nghị là Hồ bắc, Hắc long giang có tôi, còn Hồ bắc có Lý Nghĩa Đình. Vì Trần Gia Khoan của Hắc Long Gia từng đoạt hạng 3 trong giải thiếu niên toàn quốc, cho nên Hắc log giang được xếp là đội hạt giống số 3.
Trận đầu tiên chúng tôi gặp Hà bắc, Hà bắc là đội yếu. Ngồi bàn đầu, tôi hậu thủ thuận pháo trước Trương Phẩm Sơn, rất nhanh tôi phản tiên, tôi cho rằng nhất định sẽ thắng, nên chỉ lưu tâm chiến sự tại bàn 2 và bàn 3. Không ngờ một phút phân tâm, đi cờ không tốt, đã bị Trương kích bại. Lúc này, tại bàn 3, Trần Gia Khoan đã giành chiến thắng, cân bằng tỷ số giữa 2 đội, vậy là thắng thua phụ thuộc vào Chu Quý Lâm. Về tàn cuộc, xe mã tốt của Chu đấu với xe pháo song tượng của đối phương, đánh thế nào cũng thắng, tôi đứng bên ngoài nhòm ngó, lòng nghĩ sao đối phương chưa chịu buông cờ, lúc này chợt thấy Chu biến sắc, tôi nghĩ Chu đã thắng thì sao lại biến sắc? Hoá ra, Chu đi nhầm, bị đối phương hỏi cục.
Trận thua Hà bắc đã ảnh hưởng tới chúng tôi rất nhiều, và giải này chúng tôi đã thi đấu không thành công. Giải đồng đội kết thúc, giải cá nhân lại bắt đầu.
Tôi bắt đầu giải với 4 trận thắng liên tục trước Lưu Ức Từ, Sái Phúc Như, Hồ Vinh Hoa và Hoàng Quốc Khang. Lúc này, thành tích tốt nhất của các kỳ thủ khác chỉ là hai thắng, hai hoà. Tôi tạm thời dẫn đầu.
Vòng 5, tôi gặp Lý Nghĩa Đình, tiến vào trung cục tôi đi một nước Binh 7 tiến 1, lòng nghĩ rằng nên đánh bình ổn, ván này hoà cũng được. Lẽ ra, lúc đó tôi nên đi Mã 6 tiến 7, đưa cờ vào thế đối công. Dù cuối cùng vẫn ra hình cờ hoà nhưng tôi đi không tốt đã bị thua ván cờ. Thua ván này, tôi vô cùng hối hận, buổi tối cũng không thể ngủ được, luôn nghĩ rằng, lẽ ra phải đi Mã. Bây giờ nhìn lại quả thật tiến mã là nước chính xác.
Ván cờ này có thể nói vô cùng quan trọng đối với cuộc chiến của tôi về sau. Tại vòng áp chót, tôi gặp Thượng hải Chu Kiếm Thu, lúc này sau 9 vòng đấu, Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An đều 12 điểm, nếu tôi thắng ván này cũng 12 điêm thì vòng cuối cùng mới có hi vọng giành chức vô địch, cho nên với tôi mà nói, ván cờ này chỉ có con đường thắng, nhưng Chu lại một mực cầu hoà, đương nhiên tôi không muốn hoà, dù chỉ hơi ưu hơn Chu một chút, nhưng tôi liên tục liều lĩnh công sát, kết quả lại bại trận. Nếu lúc đấu với Lý Nghĩa Đình không thua, thì trận này tôi đâu phải cầu thắng, để đến nỗi là kẻ chiễn bại.
Vòng cuối cùng, tôi đụng độ Mạnh Lập Quốc, lúc này tôi đã không còn lòng chiến đấu, nên đã nhanh chóng bại trận. Kết quả giải này, Hồ Vinh Hoa vô địch, Hà Thuận An á quân, Dương Quan Lân quý quân, Chu Kiếm Thu điện quân, còn tôi chỉ xếp thứ 10.
Hết hồi 11, còn tiếp...
HuaNganXuyen
28-12-2010, 09:30 PM
Vương Gia Lương tiên sinh thật sự kỳ nghệ cao cường duy có điều may mắn luôn ko song hành . Nên tiên sinh cả đời chỉ biết đến á quân . Nhưng công lao của tiên sinh thật to lớn là người đặt tiền đề cho làng cờ Bắc phái rộng lớn . Rất nhiều những danh thủ Bắc phái sau này đều lấy lối chơi của tiên sinh làm hình mẫu để phát triển kỳ nghệ . Sau này tiên sinh cũng thu nạp và huấn luyện rất nhiều những danh thủ lớn cho làng cờ miền Bắc trong đó đáng kể có Triệu Quốc Vinh , Trương Hiểu Bình , Trương Ảnh Phú . Thực sự công lao của Vương tiên sinh đóng góp cho làng cờ chắc chỉ sau có 2 vị gồm Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa .
HuaNganXuyen
28-12-2010, 10:29 PM
Làng cờ Trung Quốc trong vài chục năm qua ( khi chưa có khái niệm SW ) luôn song hành 3 trường phái rõ rệt mà luôn có trong đó những tuyệt đại cao thủ ở trường phái đó .
- Trường Phái 1 , công chắc , thủ vững từng bước tiến lên mà tiêu biểu trong đó là 2 GM cực kỳ nổi tiếng ở Nam Phương là cặp sư đồ : Dương Quan Lân vs Hứa Ngân Xuyên . Tuy nhiên khi cần thiết 2 vị này cũng đánh những ván cờ bão táp cực hay do khả năng tính toán trung cục cao siêu và kinh nghiệm tàn cục cực kỳ phong phú . Mà trận BK Ngũ Dương Bôi 23 trong thế ngặt nghèo vs Vương Bân là 1 vd điển hình , Hứa gia đã tấn công điên cuông , thượng tướng thân chinh xô xát cực điểm . Hay như phế đến 3 quân , song Pháo , Mã chỉ để đổi lấy 1 xe của Tưởng Xuyên tại giải Đại Hội Thể Thao tranh thứ hạng vs Tưởng Xuyên . Sau dẫn 3 binh phối hợp xe , mã chế thắng thật kinh người .
_ Trường Phái 2 là Bão Táp Mưa Sa mà tiêu biểu nhất là Hồ Vinh Hoa . Khi ở đỉnh cao , Hồ Đại Sư độc bá võ lâm , chiêu pháp quỷ dị , đòn tấn công cực độc , cao siêu , khó lường mà đối thủ đều lè lưỡi kinh sợ . Thâp Niên Bá và 14 lần đứng đầu Trung Quốc đó là điều cả trăm năm sau cũng khó có ai thay thế được . Hồ tiên sinh xứng danh " phụng hoàng bất tử " danh thủ vĩ đại nhất trong thế giới những người yêu cờ tướng .Đứng hạng 2 ko ai xứng đáng hơn " Cẩm Lý Tàng Châm " Kỳ Thánh Lý Lai Quần , Lai Quần tiên sinh khi trẻ tấn công như vũ báo ra đòn rất hiểm , quỷ kế đa đoan . Nhưng khi đã nắm ưu thế thì tinh tế khôn lường , điều sỹ , điều tượng mà bắt chết tướng địch , lối chơi ko dễ nắm bắt , tiếc 1 điều Lai Quần tiên sinh bỏ nghệ khi ở đỉnh cao vào năm 1994 khiến bao người tiếc nuối . Sau 2 người này ko ai hơn Lữ Khâm , đặt Lữ ở vị trí thứ 3 chắc hẳn ko nhiều người bằng lòng . Nhưng thực tiễn khi công đôi công . Trong giai đoạn đỉnh cao Lữ luôn thất thế vs Hồ và Lai Quần trong những cuộc tranh bá ở thập niên 80 ,90 trước .
Trường Phái thứ 3 : tiêu biểu nhất là Triệu Quốc Vinh tiên sinh , ko vì vài ván thua xuất bất kỳ ý mà có thể coi thường . Sở dĩ có điều đó bởi lối chơi của Triệu tiên sinh là tổng hòa của 1 trường phái lúc thì mơ mộng lãng mạn , khi thì đa đoan thực dụng nhưng lại chưa đạt đến cảnh giới tối cao . Khi ở đỉnh cao phong độ Triệu Quốc Vinh ngang ngửa Hứa Ngân Xuyên là ko phải chuyện đùa . Trong giai đoạn 90-95 , Triệu 3 lần đứng bảng vàng đề danh , cống hiến nhiều ván cờ hết sức nghệ thuật . Tiên sinh Triệu là người chiến đấu vì cái hay , cái đẹp cũng như tính cách phóng khoáng nơi anh . Người mà 10 nước khai cục ko thèm ra xe khi tiếp Hồ Vinh Hoa , phế đến 2 quân pháo , mã mà hạ được Hứa Ngân Xuyên thiên hạ dám chắc chưa ai làm nổi ? Tất nhiên chẳng phải tiên sinh ko hề có khoảng tối , trong những lúc cần thực dụng , Triệu tiên sinh lại quá ư lãng mạn để rồi hối ko kịp vs Nguyễn Thành Bảo . Trong 1 sân chơi mà người Tầu luôn coi sự thực dụng đến tàn nhẫn để độc bá võ lâm như kỳ đài thế giới .Nhưng khi xuống đến tận cùng của nỗi đau , tiên sinh cũng nhẫn nhục vượt qua Lữ Khâm theo cái cách " phản " Triệu Quốc Vinh nhất để rồi lại thăng hoa hạ Hồng Trí = sự lãng mạn ở trên đỉnh cao Phật Sơn . Các ván cờ hay của Triệu tiên sinh bất kể thắng hay hòa , thua đều là những tác phẩm nghệ thuật rất hay và cuốn hút cho nên mới hiểu số fan hâm mộ Triệu tiên sinh là ko kém ai ở Trung của .
Nhưng đó cũng chỉ là hoài niệm , thời đại mới , công nghệ phát triển , lối chơi dường như đã bão hòa mà sự giúp sức của máy móc khiến cho sự thăng hoa bớt đi nhiều . Nhưng ngoài Hứa Ngân Xuyên vs tôi các vị Triệu Quốc Vinh , Hồ Vinh Hoa vẫn luôn hết sức đáng xem và khâm phục .
HuaNganXuyen
28-12-2010, 10:35 PM
Vương Gia Lương trong bài có 1 cái gì đó giống vs Triệu Quốc Vinh . Thập niên 60 cùng Hồ Vinh Hoa đánh nhiều ván cực hay có điều tiên sinh cũng ko có nhiều may mắn như Hồ hay như học trò Triệu Quốc Vinh .
Luhanhcodoc
29-12-2010, 01:07 AM
bro HNX Việt Nam có thể cho đường dẫn ván HNX phế 3 quân lấy 1 xe thắng Tưởng Xuyên k?thank bạn nhiều
HuaNganXuyen
29-12-2010, 01:19 AM
bro HNX Việt Nam có thể cho đường dẫn ván HNX phế 3 quân lấy 1 xe thắng Tưởng Xuyên k?thank bạn nhiều
Cái này mình xem trong trung cục tinh tuyển gồm 4 tập của nhà xuất bản VN nhé , hồi trên CLB Kỳ Hữu của bang chủ Vô Thiên . Ván này đánh Ngũ Thất Pháo đối Bình Phong Mã , Tưởng vs Hứa đổi xe sau đó Hứa phế 3 quân song Pháo , Mã lấy 1 xe nhưng hơn hẳn 3 tốt sau dùng xe mã 3 binh lần lượt qua sông ép chết song Pháo , Mã của Tưởng Xuyên . Trên dữ liệu 01xq và DPXQ chắc ko có ván này , và dĩ nhiên những trang Database kiểu như thế ko thể tập hợp hết số ván đấu của kỳ thủ được .
HuaNganXuyen
29-12-2010, 09:23 AM
Cám ơn Bạn Nghiadiamusuong đã bỏ công dịch thuật , cống hiến cho diễn đàn từng phân đoạn hồi ký quá hay !
Đọc tự truyện của Vương Tiên Sinh có cảm giác như ông là người rất quân tử , kể rất thật .....
Nếu đọc loạt bài của bro nghiadiamusuong chúng ta thấy việc bất công ko chỉ diễn ra vs VN ta ( gặp Trung Quốc 10 ván hậu 7 tiên 3 ) mà ngay như 1 bậc lão thần của kỳ đàn Trung Quốc lúc trai trẻ nam chinh bắc chiến như Vương Gia Lương cũng liên tục bị " xử ép " thô bạo trong suốt hành trình diễn ra giải cá nhân toàn Trung Quốc( Bắc Phái ít được coi trọng = Nam phái mà cụ thể ở đây là Dương Quan Lân ) . Nhưng có " nhân " ắt có " quả " .
Năm 1987( ko nhớ rõ năm ) ? ( ở giải vô địch cá nhân Á Châu trận CK như thường lệ là sự giải quyết nội bộ của đoàn Tung Của giữa 2 cao thủ Bốc Phụng Ba và Lữ Khâm . Năm đó 1 vị có chức sắc bên Quảng Đông có nói bóng gió là Bốc nên nhường Lữ trận CK ~X(. Bốc à ừ cho xong>:) , nhưng đến trước trận CK vài giờ Bốc nói thẳng vs Lữ : Tôi vs ông đánh nhau to thằng nào ngon thằng đấy được >:). Lữ bật ngửa ra ( giai đoạn đó Bốc Phụng Ba cũng là 1 danh tướng cực mạnh ko dễ đánh bại ). Kết quả năm đó Lữ Khâm được phen tẽn tò muối mặt thua Bốc Phụng Ba #-o. Sau đó nhiều người biết chuyện và kỳ đàn chính thức phong danh là " Bất Nhượng Tướng Quân " cho Bốc Phụng Ba =D> . Đó chính là giai thoại về cái danh " Bất Nhượng Tướng Quân " của Bốc chủ soái Liêu Ninh qua lời kể của Inter Lân khi thu thập tài liệu trên diễn đàn Tung của .
tieungaquy
29-12-2010, 10:15 AM
Nếu đọc loạt bài của bro nghiadiamusuong chúng ta thấy việc bất công ko chỉ diễn ra vs VN ta ( gặp Trung Quốc 10 ván hậu 7 tiên 3 ) mà ngay như 1 bậc lão thần của kỳ đàn Trung Quốc lúc trai trẻ nam chinh bắc chiến như Vương Gia Lương cũng liên tục bị " xử ép " thô bạo trong suốt hành trình diễn ra giải cá nhân toàn Trung Quốc( Bắc Phái ít được coi trọng = Nam phái mà cụ thể ở đây là Dương Quan Lân ) . Nhưng có " nhân " ắt có " quả " .
Năm 1987( ko nhớ rõ năm ) ? ( ở giải vô địch cá nhân Á Châu trận CK như thường lệ là sự giải quyết nội bộ của đoàn Tung Của giữa 2 cao thủ Bốc Phụng Ba và Lữ Khâm . Năm đó 1 vị có chức sắc bên Quảng Đông có nói bóng gió là Bốc nên nhường Lữ trận CK ~X(. Bốc à ừ cho xong>:) , nhưng đến trước trận CK vài giờ Bốc nói thẳng vs Lữ : Tôi vs ông đánh nhau to thằng nào ngon thằng đấy được >:). Lữ bật ngửa ra ( giai đoạn đó Bốc Phụng Ba cũng là 1 danh tướng cực mạnh ko dễ đánh bại ). Kết quả năm đó Lữ Khâm được phen tẽn tò muối mặt thua Bốc Phụng Ba #-o. Sau đó nhiều người biết chuyện và kỳ đàn chính thức phong danh là " Bất Nhượng Tướng Quân " cho Bốc Phụng Ba =D> . Đó chính là giai thoại về cái danh " Bất Nhượng Tướng Quân " của Bốc chủ soái Liêu Ninh qua lời kể của Inter Lân khi thu thập tài liệu trên diễn đàn Tung của .
Đây là nguyên văn tiếng trung câu chuyện Bốc Phụng Ba nhượng cờ mà bro HuaNganXuyen đề cập ;))
倔强棋王 拒绝让棋,登上亚洲之巅
“一般一般,全国第三。”这是卜凤 波 对自己个人棋赛成绩的最好概括,但 是 他还享有一个亚洲冠军的称号,1987年 在 澳门举行的亚洲锦标赛上,他战胜了 队 友吕钦获得冠军。但是没想到这一个 冠 军 却在中国象棋界引出一场“让棋”风 波 ,卜凤波被指责为那个不让棋的人
“我和吕钦比赛,谁胜谁拿冠军。”卜凤波说,“当时中国代表团的团长是广东人,和吕钦来自一个省,有点地方观念,他让我把这盘棋让给吕钦,我没答应,凭什么让我让,再说吕钦以前也拿到过一次亚洲冠军了,结果我赢了吕钦。”
后来,中国象棋界的泰斗级人物、外号“胡司令”的中国象棋特级大师胡荣华站出来力挺卜凤波:“让什么让,我去了,我也要拿冠军。”老帅说话,别人也就不再做声了。 那场“让棋”风波并没有影响卜凤波与广东少帅吕钦的友谊,“我们俩交手,我胜少负多,他的棋还是要比我高一点。”卜凤波说。
Nguồn: ourgame.com
123456
29-12-2010, 11:28 AM
đọc hồi ký cảm giác Vương lão tâm lý thi đấu ko đc vững vàng lắm các bác nhỉ.ông thường bị ngã ngựa vào những thời khắc quan trọng,mà toàn là những trận nắm được tiên cơ.có lẽ đó là nguyên nhân,mà ông luôn bị xếp sau Dương Quan Lân.để lại rất nhiều tiếc nuối
nghiadiamusuong
29-12-2010, 01:11 PM
Hồi 12:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Năm 1961 do thiên tai lụt lội nên đã không tiến hành giải toàn quốc. Đội cờ vua lúc này đã đủ người, Nhiếp Vệ Bình cũng đã tới đội cờ vây. Chỉ còn đội cờ tướng vẫn còn thiếu người.
Để luyện binh, Cáp nhĩ tân tổ chức một giải giao hữu “lục tỉnh’, gồm 3 tỉnh Đông bắc, Thượng hải, Giang tô, và Hồ bắc. Sau khi phát thiệp mời, tháng 6, kỳ thủ các nơi đã kéo về đầy đủ. Tôi là người huấn luyện của đội Hắc long giang, lãnh đội là Phan Kim Nhuận. Trong giải, Mạnh Lập Quốc có đùa vui rằng: “Hoành sảo Giang tô tam thánh, lực chấp Thượng hải tam hoạt”
Hoá ra, trong giải ở mấy vòng đầu Lý Nghĩa Đình đánh như “lên đồng”, lần lượt hạ Hà Thuận An, Chu Kiếm Thu, Hồ Vinh Hoa, và còn có 3 kỳ thủ của Giang tô, cho nên Lý tạm thời bứt xa trên bảng xếp hạng. Ở vòng 6, tôi gặp Chu Quý Lâm, nếu tôi thắng Chu sẽ có hi vọng tranh đoạt quán quân, tôi liền nói với lãnh đội: “Chu là học trò của tôi, ván này phải đánh làm sao?”. Lãnh đội nói: “hai người cố giải quyết nhanh ván này đi”. Ý của lãnh đội là Chu nhường tôi ván này, và để cho tôi có nhiều thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức, để ngày hôm sau đối phó với Lý Nghĩa Đình. Tôi nghe lãnh đội nói vậy, nên ván cờ này chẳng nghĩ ngợi nhiều. Nhưng, tôi không thể ngờ rằng, vào trận, Chu nghĩ rất lâu mà không chịu đi cờ. Trong lòng tôi nghĩ, không phải là giải quyết nhanh sao? chuyện gì vậy? Tôi đâu biết rằng, Chu không khách khí, chém tôi ngã ngựa =)) (quả này chắc Bốc Phụng Ba cũng phải kém Chu vài phần =)) ). Tôi cảm thấy vô cùng tức giận, bèn tìm lãnh đội nói: ‘không phải ông bảo nhuờng cờ sao? Sao kết quả lại thế này? Ông nói với Chu thế nào vậy?”, lãnh đội cũng tức giận nói: “tôi đã nói với Chu xong rồi, có ái biết đâu lại ra cơ sự này”
Trong giải này Chu hoà Lý Nghĩa Đình, do Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An bị Lý kích bại, hơn nữa đây không phải là giải đấu chính, nên mọi người cũng không quá quan tâm, cuối cùng Chu đoạt á quân. Thật ra, lần này Chu đoạt á quân lại là bất hạnh, bởi đoạt á quân rồi Chu sinh kiêu ngạo. Trong giải, Chu thắng Hàn Phúc Đức một ván, sau khi thắng ván đó, tôi nói với Chu: “dù Chu thắng Hàn, nhưng không thể nói là Chu mạnh hơn Hàn, kỳ nghệ của Hàn vẫn cao hơn Chu”. Nhưng Chu lại không nghĩ như vậy, lần này Chu đoạt á quân, hơn nữa còn hoà Lý Nghĩa Đình, có thể cho rằng rất ghê gớm rồi. Thật ra hoà Lý cũng chẳng có gì ghê gớm, bởi đó là ván cuối, thắng hay thua Lý đều vô địch, cho nên Lý không muốn đánh, nhẹ nhàng đưa ván cờ về hoà. Sau khi kết thúc giải giao hữu này, Trường Xuân lại tổ chức một giải giao hữu, các kỳ thủ Nam phương đều trở về tham gia, có tất cả 9 kỳ thủ của 3 tỉnh Đông bắc tham gia thì Chu xếp thứ 9. Năm 1962, Mạnh Lập Quốc có gửi thư tới báo rằng Quảng châu có mời tới giao lưu. Đông bắc sẽ cử 3 người là tôi, Mạnh và Hàn Phúc Đức đấu cùng chiến Dương Quan Lân, Sái Phúc Như, Trần Bách Tường của Quảng đông. Lần này đội Đông bắc đại thắng Quảng đông, vì Trần Bách Tường đã để thua quá nhiều.
Khi ấy, có một ván cờ rất thú vị. Trước giải, tôi với Mạnh có nghiên cứu về bố cục thuận pháo, kết quả khi vào giải, ván Hàn Phúc Đức đối Sái Phúc Như đã bày bố cục thuận pháo, hơn nữa diễn biến rất giống khi nghiên cứu. Đến giai đoạn tàn cục, Hàn còn pháo, mã, kém Sái hai tốt, lại khuyết tượng. Ván này, đánh 8 tiếng mới xong, kết quả hoà cờ. Sau ván đấu, Hàn nói với tôi và Mạnh: “hai người nghiên cứu bố cục này không thực dụng, dù tôi tiên thủ, nhưng kém tốt kém tượng, thật không dễ để hoà ván này”. Tôi nói: “ván này chỉ mình ông đánh hoà, tôi gặp tàn này đã xin thua từ lâu, nhưng sau khai cục thì ông ưu lớn, cơ hội thắng rất nhiều”. Mạnh cũng nói; “hình cờ này rất tốt, là đại tiên thủ, nhất định thắng cờ’. Từ chuyện này có thể nhìn ra kỳ phong của 3 người chúng tôi không giống nhau, lý giải về cờ cũng khác nhau. Mạnh cho rằng bố cục như vậy là đại tiên thủ, tuyệt đối ưu thế. Tôi cho rằng hậu phản tiên, hình thế không tồi, còn Hàn cho rằng dù ưu nhưng vẫn có chỗ kỵ. Tôi và Mạnh thích công sát, còn Hàn nghiêng về tỉ mỉ, cho nên tàn như vậy mới có thể hoà.
Rời Quảng châu, chúng tôi đi Hàng châu giâo lưu, sau đó qua Thượng hải. Thượng hải cử Hà Thuận An, Hồ Vinh Hoa, Chu Vĩnh Khang ra tiếp chúng tôi. Lần giao lưu này, tôi 4 thắng 2 thua được 8đ đoạt ngôi quán quân. Mạnh và Hàn cùng 7đ xếp liền sau. Như vậy, Đông bắc đội chiếm ưu tuyệt đối trước Thượng hải.
Chuyến nam hạ lần nay, Chu Quý Lâm do đã chuyển nghề nên không đi, chủ yếu do thành tích của Chu trong giải đồng đội quá kém, bản thân lại kiêu ngạo, quan hệ với lãnh đội không tốt.
Năm 1962, giải toàn quốc diễn ra tại Hợp phì, có 26 người tham gia, đánh vòng tròn. Khi giải còn 2 vòng, Dương Quan Lân 36 đ tạm thời dẫn đầu. Lý Nghĩa Đình, Hồ Vinh Hoa cũng 35đ theo sát phía sau, vòng này cục diện có sự thay đổi, Lý dù chiếm ưu nhưng bị Hà Thuận An bức hoà, Dương cũng không thể thắng tôi, trong khi đó Hồ đã chiến thắng trước Giang tô Đới Vinh Quang, vậy là trên bảng tổng sắp Dương Hồ đã bằng điểm.
Vòng cuối cùng, cả Hồ và Dương đều thắng, cùng bằng điểm nhau, cùng chia sẻ ngôi vị quán quân. Đây là trường hợp duy nhất trong giải quốc gia có cảnh “một nước hai vua’.
Hết hồi 12, còn tiếp...
chan_doi2810
17-01-2011, 12:12 PM
Mong bro nghiadiamusuong viết lại những bài đã bị mất và viết tiếp nhũng hồi khác vì câu chuyện đang rất hay
dethichoo
17-01-2011, 02:17 PM
Hay quá, viết tiếp bạn ơi!
manhquan
17-01-2011, 08:07 PM
Bài viết quá hay.Tiếp tục đi bạn.Theo tôi nghĩ những mạnh thường quân của TLKD như Thi_Hen,hanh1982,tsva,saomai..vv nên có phần thưởng khích lệ cho những bạn đóng góp nhiều bài hay như bạn nghiadiamusuong,thuy linh..vv chứ đầu tư tiền của vào mấy cậu choai choai chơi cờ kha khá chẳng có ý nghĩa gì hết.hết giải là hết tình,còn tiền còn bạn hữu.Nói thẳng ra phong trào chơi cờ có lên,diễn đàn có mạnh lên là nhờ vào những bạn như nghiadiamusuong,thuylinh... chứ trông cậy gì vào mấy ông cờ cao hay bốc phét.
tieungaquy
18-01-2011, 10:32 PM
Hồi 13:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Năm 1962, thành tích tại giải cá nhân toàn quốc của tôi không được tốt, đội cờ của tỉnh cũng chỉ có mình tôi, yêu cầu cấp bách là tuyển thêm thành viên mới. Lúc này, Kim Khởi Xương đi Đại khánh thăm bạn, lúc qua Cáp nhĩ tân anh tự tiến cử mình. Lúc ấy, kỳ nghệ của Kim không phải là quá tốt, nhưng đánh với Kim 3 ván tôi thấy có thể được nên lưu giữ Kim lại. Năm 1963, không tổ chức giải cá nhân toàn quốc, vì để luyện binh, Cáp nhĩ tân tổ chức một giải giao hữu, mời đội Thượng hải với Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An, Chu Vĩnh Khang tới giao lưu. Do lúc này đội chỉ có tôi và Kim nên đành mượn Kim Vĩnh Thắng của Đường sắt qua giúp sức.
Lần giao hữu này, thành tích của Thượng hải không được tốt, Hồ Vinh Hoa xuất tướng bất lợi, bàn đầu thua Vương Vĩnh Thắng, sau đó Vương Vĩnh Thắng lại thắng tiếp Hà Thuận An.
Giải thích về thất bại của đội, Hà có nói rằng đó là do điều kiện ở Cáp nhĩ tân không được tốt nên ảnh hưởng tới đội. Nhưng bất luận là nguyên nhân nào, thì Thượng hải cũng là kẻ chiến bại. Do thành tích của Vương Vĩnh Thắng rất tốt trong lần giao hữu này nên đã được điều động tới đội, chuẩn bị cho giải toàn quốc năm 1964.
Rồi giải năm 1964 cũng diễn ra tại Hàng châu. Để chuẩn bị cho giải, tôi cũng đã nghiên cứu các bố cục mới. Ván thứ 2 khi gặp Hà Thuận An, hình cờ chúng tôi đi giống như những gì tôi đã tiên liệu. Kết quả rất nhanh chóng Hà rơi vào trận của tôi, một pháo lạc vạc ổ phục kích, nhưng lúc đó còn không thể nhóc mã chém pháo, nếu không Hà đã mất đi 1 pháo, lúc thẩm bố cục tôi đã thẩm biến này. Nhưng lúc ấy tôi quá vui, tiện tay đi sai tuần tự, vậy là pháo của Hà thoát được, lúc này tôi hối hận vô cùng, cuối cùng tôi thua ngược ván này. Như vậy, tôi tụt xuống trên bảng xếp hạng.
Lúc này dẫn đầu đang là 2 người Hồ Vinh Hoa và “Dương thành tiểu bá vương” Sái Phái Như, Sái sau khi thắng liền 5 ván đã hơn Hồ 1 điểm, 2 người đều có cơ hội đoạt chức quán quân. Lúc ấy, tôi dùng thuận pháo kích bại Hồ, càng làm gia tăng khoảng cách giữa hai người. Đội Quảng châu lúc này rất vui mừng, vì 4 vòng còn lại, ngoài ván tiên thủ gặp tôi, các đối thủ còn lại của Sái đều không mạnh, có thể nói Sái đã một tay chạm vào chức vô địch.
Buổi cơm tối ấy, Hồ không biết vô tình hay cố ý đã nói: “Bây giờ chỉ có lão Vương mới có thể cản bước Sái, Sái đang bất bại, thế như thác đổ, ngoài lão Vương ai có thể cản đây?”. Ngày hôm sau, trong ván đối đầu với Sái tôi đã đưa ra biến mới, cuối cùng kích bại được Sái.
Sau khi Sái thua, khoảng cách giữa Sái Hồ chỉ còn lại một điểm. Hi vọng đoạt chức vô địch của Hồ lại sống lại, nhưng Sái vẫn có lợi hơn trong cuộc đua này. Không ai có thể ngờ rằng, ba vòng cuối gặp ba đối thủ yếu Sái lại 2 thua 1 hoà, chỉ có được 1 điểm, không ai có thể tin đó là Tiểu bá vương từng liên tiếp chém ngã Hà Thuận An, Hồ vinh Hoa, Lý Nghĩa Đình, Dương Quan Lân. Kết quả, Hồ Vinh Hoa lại một lần nữa đăng cơ bảo điện. Sái chỉ đoạt á quân. Dù tôi thắng cả Hồ và Sái, nhưng chỉ xếp hạng 4. Hà Thuận An về 3.
Trong giải này tôi đã rất để ý một tiểu kỳ thủ 16 tuổi, người ấy chính là Lưu Điện Trung, nhìn thấy ván cờ Lưu hậu thủ thắng Lưu Ức Từ, tôi cảm thấy kỳ nghệ của Lưu rất đặc biệt. Lúc ấy, Lưu cũng muốn tới Hắc long giang, thế là sau giải, tôi đáp xe đi Thiên tân, rồi đổi xe đi Đường sơn tìm Lưu. Lúc ấy, Thiên tân cũng muốn Lưu gia nhập đội, nhưng cuối cùng Lưu lại gia nhập Hắc long giang, đây là chuyện về sau.
Hết hồi 13, còn tiếp...
tieungaquy
18-01-2011, 10:36 PM
Hồi 14:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Thành tích của đội Hắc long giang tại giải vô địch cá nhân toàn quốc năm 1964 không tốt, đội cờ cần phải thay đổi, Vương Vĩnh Thịnh tuổi đã cao, kỳ nghệ không có bước tiến nhảy vọt. Nhưng Vương trong giải này đã chiến hoà Dương Quan Lân, nên tỏ ra rất tự mãn. Tôi nói với Vương: “thắng thua một ván rất ngẫu nhiên, dù ông hoà với Dương nhưng Dương phải hơn ông từ một tiên trở lên, nếu hai người đánh 10 ván thì Dương ít nhất phải thắng ba ván”. Vương không tin bèn nói: “10 ván mà thắng ít nhất 3 ván, không thể nào, ai cũng không thể làm được”. Tôi nói: “nếu ông không tin, hai người chúng ta có thể đánh để chứng minh”. Người trong đội cũng không tin, bèn đề nghị chúng tôi chơi, người thua phải khao đội một bữa. Trong 10 ván mà chấp trước 3 ván thật khó đánh, vì nếu tôi không thể thắng hơn 4 ván là thua cuộc. Vương Vĩnh Thịnh cho rằng mình không thể nào thua, nên nhận lời ngay.
10 ván cờ chúng tôi chơi rất nghiêm chỉnh, mỗi ngày hai ván, có trọng tài. 5 ngày sau tôi với 7 thắng 3 hoà giành chiến thắng. Vương Vĩnh Thịnh lúc này mới phục và vui vẻ móc hầu bao mời mọi người một bữa.
Thấm thoát đã tới giải cá nhân năm 1965, Lúc này trình độ cờ của tôi có lẽ tới mức cao nhất, tôi vô cùng tin vào chức quán quân lần này. Năm đó, giải được tổ chức tại thủ phủ Ngân xuyên của khu tự trị người Hồi ở Ninh Hạ, giải diễn ra vào tháng 11 năm đó.
Mấy vòng đầu tôi cùng Hồ Vinh Hoa thẳng tiến, tạm dẫn đầu trên bảng xếp hạng. Tôi dùng bố cục ngũ thất pháo đã chiến thắng 2 danh tướng của Quảng đông là Dương Quan Lân và Sái Phúc Như, cục diện với tôi lúc này rất có lợi. Vòng 6, Dương Hồ đại chiến kịch liệt, song phương chiến hơn trăm hiệp, cuối cùng Dương với nội lực tàn cục thâm hậu, xe tốt song tượng đã thắng xe tốt sỹ tượng của Hồ. Cuộc chiến lúc này chưa đi được nửa chặng đường.
Hồ sau khi bị Dương kích bại lại gặp tôi. Lúc này, tôi và Hồ cùng điểm, ai thắng ván này người đó có hi vọng đoạt chức quán quân.
Ván cờ đó, tôi hậu thủ nhưng đã nhanh chóng phản tiên, tiến vào tàn cục, tôi rất tự tin vào thắng lợi ván này, thời gian của Hồ còn lại không nhiều. Lúc này, tôi đi một nước liền đi vệ sinh, Hồ nhanh chóng đáp trả rồi cũng tiến vào nhà vệ sinh. Khi trở lại, không biết vì sao Hồ lại đi về phía khác, tôi vội gọi: “tiểu Hồ, đừng căng thẳng, về đây chứ?” lúc đó, Hồ mới quay lại, ngồi xuống và đi cờ. Tôi thấy Hồ tự dưng biếu không một con pháo, hơn nữa lúc đó Hồ thất thần “a” lên một tiếng (Cái kế giả vờ ngu khi trước Hồ từng dính, giờ đem ra áp dụng với lão Vương =)) ), tôi chẳng cần nghĩ ngợi nhiều bènchém pháo của Hồ, không ngờ đó không phải là Hồ cho không pháo mà là có dự liệu từ trước =)), đến đây cục diện đảo ngược, cuối cùng tôi thua ngược ván này =))
Trạng thái của Hồ trong giải này rất tốt, trong 8 ván phi tượng cục của Hồ có tới 7 ván thắng. Sau ván đó, khoảng cách điểm giữa tôi và Hồ đột nhiên bị nới rộng, tận mắt tôi nhìn thấy chức quán quân đã đến tay bỗng bay mất. Lúc này, tôi vẫn hơn Dương Quan Lân một điểm và đang xếp thứ 2, nhưng nhìn thấy không còn hi vọng vô địch, tôi chán chường vô cùng, chẳng còn lòng dạ chiến đấu, sau đó đã để thua Chu Vĩnh Khang, rồi chức á quân cũng bay theo luôn, cuối cùng tôi về 3, hạng 3 với nhiều người mà nói là việc rất đáng mừng, nhưng với tôi thật đáng thất vọng.
Giải này, Kim Khởi Xương đứng ngoài top 20, điều đó cho thấy thực lực của đội Hắc long giang chưa đủ mạnh, tôi dự định đưa Lưu Điện Trung tới. Người trong đội thấy tôi đưa người ngoài về, trong lòng rất không vừa ý. Tôi nói: “đừng nhìn thấy Lưu trẻ mà coi thường, giữa tôi và Lưu chỉ kém một tiên”. Nghe xong câu đó, Kim Khởi Xương là người đầu tiên không phục, tôi bèn nói: “đã thế 2 người giao lưu vài ván”. Trong 6 ván giữa Lưu và Kim, Lưu thắng tới 4 hoà 2, rồi tới Chu Quý Lâm cũng 2 hoà 2 thua Lưu, và những người khác cũng không ai thắng Lưu, lúc đó mọi người mới phục Lưu.
Hết hồi 14, còn tiếp...[/QUOTE]
nghiadiamusuong
19-01-2011, 12:02 PM
Hồi 15:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Giải cá nhân toàn quốc năm 1966 tổ chức tại Trịnh châu- Hà nam, giải này áp dụng đấu vòng tròn trong các bảng, 38 danh thủ trên toàn quốc chia làm 4 bảng đấu vòng tròn, chọn ra 3 người đứng đầu đứng đầu mỗi bảng, lại tiếp tục đấu vòng tròn, chọn ra người vô địch.
Giải cá nhân lần này rất thú vị, tôi và Lưu đại diện cho Hắc long giang lọt vào vòng sau, 4 viên tướng của Quảng đông cũng tiến vào, đội Thượng hải thi đấu không được tốt, chỉ một mình Hồ Vinh Hoa tiến vào vòng sau.
Đầu tiên phải nhắc chuyện, tại giải này tôi thi đấu không tốt, đặc biệt là ván thua Chu Học Tăng. Trước khi ván đấu diễn ra Chu nói với tôi, dù kết quả thế nào thì vị trí của Chu cũng không thay đổi, ý là Chu muốn nhường tôi ván này. Chu trước đây ở Trường xuân, chúng tôi đã từng quen biết, cũng khá thân thiết, tôi cảm thấy rất vui, cho nên bước vào ván cờ không cần vội vàng. Sau khai cục, hình cờ của tôi rất tốt, hơn Chu 3 tốt, nhưng không biết làm sao, đi một hồi tốt của tôi chết hết. Trong lòng tôi rất tức giận nghĩ: “không phải lão bảo không muốn thắng mình ván này sao?” Nghĩ vậy nên tôi càng đi càng ẩu, cuối cùng thành thua cờ. Ván này với tôi mà nói vô cùng quan trọng, vì sau khi thua tôi không còn hi vọng vô địch. Càng làm cho tôi không thể ngờ tới là ván tiếp theo với Trần Bá Tường buồn càng thêm buồn. Trước giải này Trần chưa từng thắng tôi, hình cờ ván đó Trần cầu hoà, tôi không đồng ý, bởi tôi đang ưu hơn chút ít, và cũng muốn kiếm điểm từ Trần, không ngờ cầu thắng quá lại trở thành thua, có thể nói ván đó lại tôi bức Trần phải thắng.
Trong lịch sử giải cá nhân, trong đội Quảng đông ra sức bảo vệ cho Dương Quan Lân vô địch, cho nên Dương luôn có điểm từ đồng đội (đây là chiến thuật thường thấy), lần này cũng không ngoại lệ, Trần Bá Tường, Sái Phúc Như… đều thua Dương. Nhưng điều làm người ta tiếc nuối là, Dương lại thua Hồ, không thể ngăn cản bước chân vô địch của Hồ. Nếu biết trước được như thế, Quảng đông nên bơm điểm cho Trần, Trần hoà Hồ, lại thắng tôi, chức vô địch có thể sẽ về Quảng đông.
Còn lại 2 vòng, chức vô địch đã về tay Hồ, á quân chưa biết về tay ai. Quảng đông người đông thế mạnh, chiếm ưu tuyệt đối, chỉ là lúc đó bỗng xuất hiện một chiến mã, làm loạn bước chân của Quảng đông, chiến mã đó là Tăng Như Ý. Tăng vòng đầu tiên hoà tôi, tiếp theo chiến bại cả ba ván, tình thế xấu vô cùng, mọi người chẳng ai để ý tới Tăng, ngờ đâu sau đó Tăng đã điều chỉnh kịp thời, liên tục kích bại hai viên đại tướng của Quảng đông là Dương Quan Lân và Sái Phúc Như, tiếp đà thắng lợi 4 ván tiếp đó Tăng đều chiến thắng, trong đó có ván kích bại Hồ Vinh Hoa. Như vậy, sau 10 vòng Tăng với 6 thắng 3 thua 1 hoà, đã ngang bằng điểm với Dương Quan Lân và Sái Phúc Như, nhưng cả Dương và Sái đều bị Tăng kích bại, nên hai người chỉ biết giương mắt nhìn Tăng ắm đi chức á quân.
còn tiếp...[/QUOTE]
123456
19-01-2011, 03:58 PM
đọc hồi ký mà thấy mệt với Vương lão quá.năm nào cũng chết cùng 1 kịch bản-có kẻ bắn tin muốn nhường là mừng húm,đi ẩu tả rồi bị dính hồi mã thương mà ngã ngựa.kéo theo là tâm lý thiếu ổn định,mấy ván sau hòa hoặc thua nốt.thật là thiếu tố chất nhà vô địch trầm trọng.
đọc hồi ký mà thấy mệt với Vương lão quá.năm nào cũng chết cùng 1 kịch bản-có kẻ bắn tin muốn nhường là mừng húm,đi ẩu tả rồi bị dính hồi mã thương mà ngã ngựa.kéo theo là tâm lý thiếu ổn định,mấy ván sau hòa hoặc thua nốt.thật là thiếu tố chất nhà vô địch trầm trọng.
Viết hồi ký rất khó vì một quyển hồi ký chỉ thật sự có giá trị khi người viết thật lòng với chính mình.
nghiadiamusuong
21-01-2011, 02:49 PM
Hồi 15 tiếp:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Lần tranh á quân trong giải này quả là kinh động lòng người, mang đến cho mọi người một hồi ức khó quên, nhưng cùng với cuộc đại cách mạng văn hóa, giải cờ tướng đã bị gián đoạn 8 năm. 8 năm này vốn dĩ kỳ nghệ của tôi đang ở thời kỳ đỉnh cao, vậy mà mọi thứ đều bị cách mạng văn hóa cuốn đi. Tôi, một đời không thể giành chức vô địch, có lẽ đó là số mệnh.
Trong thời gian cách mạng văn hóa, cờ tướng bị coi là “tứ cựu”, các đội cờ đều giải tán, mọi cuộc thi đấu đều hủy bỏ, các kỳ thủ tứ tán khắp nơi, chuyển nghề mưu sinh. Lúc này, tôi cũng không thể chơi cờ, trở về đơn vị cũ, vốn nghĩ rằng sẽ tiếp tục làm việc như trước đây, nhưng tôi đâu có ngờ được rằng, cách mạng văn hóa vừa bắt đầu, tôi đã bị xếp vô thành phần phản động, nói là tôi tuyên truyền “tứ cựu”. Tôi không thể hiểu, vì sao một kỳ thủ bỗng chốc lại có thể trở thành thành phần phản động? Nhưng trời sinh tôi vốn lạc quan, không như nhiều người ở bên sinh buồn bực.
Cùng với những “bát nháo” của cuộc cách mạng văn hóa, tôi bị điều về nông thôn, chịu sự giáo dục của anh em nông dân. Cuộc sống ở đây rất vất vả, nhưng khổ nhất là không được chơi cờ, cũng không dám chơi cờ. Ở nông thôn 1 năm thì tôi được điều về Cáp nhĩ tân.
Đại khái khoảng năm 1971, Lưu Điện Trung trở về quê cũ. Việc xảy ra cũng có nguyên do của nó, khi đó các bang phái đang văn tranh võ đấu, nhằm thống nhất làm một. Lưu khi đó gia nhập tổ chức “pháo oanh bài”, khi ấy ‘pháo oanh bài” rất có danh tiếng, nhưng một thời gian sau “pháo oanh bài” cũng bị “dập”. Tận mắt nhìn thấy tình hình chính trị- xã hội rối ren, lý tưởng bị vùi dập, Lưu quyết định về quê, tránh xa chốn thị phi. Khi “pháo oanh bài” bị dập thì Lưu đã về Thiên tân, sau đó về quê nhà, sau cách mạng văn hóa Lưu cũng không trở lại Hắc long giang.
Tôi còn nhớ Chu Quý Lâm còn viết cho tôi một bài báo, nói tôi và Trương Đông Lộc là phản động, là kỳ bá khống chế kỳ đàn. Khi đó Chu đang là “hồng kỳ quân”, còn may chưa bắt tôi “phê đấu”, “hồng vệ quân” đạ bị coi là phản động, Chu bị bắt giam, vì Chu xuất thân từ thành phần địa chủ, xem ra Chu không may như tôi. Về sau, hoạt động cờ tướng dần dần được khôi phục, chuyện này ai cũng mong ngóng. Nhưng trong thời gian cách mạng văn hóa, những bức ảnh những tư liệu quý giá của tôi trong các giải trước đây đều bị đốt hết, quả là một điều đáng tiếc.
Hết hồi 15, còn tiếp...[/QUOTE]
Hồi này sao ngắn quá bạn ơi. :-)
Thanks.
Vương gia lương không có tư chức của nhà vô địch, ông không vô địch là phải đạo rồi
mtuan2
23-01-2011, 12:06 AM
Đánh cờ tướng cũng bị coi là phản động, các bạn Trung Quốc đúng là nhiệt tình cách mạng đến mức thái quá.
Xem trọn vẹn vụ này trên wiki Việt
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_v%C4%83n_h%C3%B3a
nghiadiamusuong
24-01-2011, 03:03 PM
Hồi 16:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Sau khi từ nông thôn trở về Cáp nhĩ tân, do khi đó đại bộ phận các hạng mục thể dục đều bị phá hủy, tôi và các thành viên khác trong đội cờ cũng chuyển nghề sinh sống. Cờ tướng khi đó bị coi là “tứ cựu”, nên không dám chơi. Mẹ tôi sợ hồng vệ binh quấy nhiễu nên đốt hết sách cờ và những bức ảnh, những vật phẩm kỷ niệm của tôi.
Năm 1972, để đón tiếp đội cờ Singapore tới giao lưu, Quảng đông và Thượng hải là hai nơi đầu tiên khôi phục lại đội cờ. Lúc này ở phương bắc phong trào cờ vẫn trong tình trạng đóng băng. Nhìn thấy Quảng đông và Thượng hải khôi phục đội cờ, tôi nghĩ, nếu có thể mời bọn họ tới giao lưu, sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của làng cờ Đông bắc. Nghĩ vậy, tôi liền hành động. Rồi năm 1973, đội Thượng hải cũng nhận lời tới Đông bắc giao lưu. Lúc này, chúng tôi chưa có đội cờ chuyên nghiệp, giải đấu chỉ mang tính chất giao lưu. Trong lần giao lưu này, tôi- lãnh đội của Đông bắc đã thua Hồ Vinh Hoa- lãnh đội Thượng hải.
Trải qua lần giao lưu này, phong trào cờ của 3 tỉnh Đông bắc dần dần được khôi phục, không còn bị liệt vào “tứ cựu” nữa. Năm 1973, Ủy ban thể dục thể thao quốc gia gửi văn kiện tới, thông báo khôi phục giải toàn quốc, vậy là sau bao năm bị “đàn áp” cuối cùng giới cờ cũng được giải phóng. Phong trào cờ lúc này lại rầm rộ trở lại. Lúc đó, tôi đã chuyển nghề, vì để tham gia giải, ủy ban thể dục tỉnh lại tổ chức đội tập huấn, và tìm kiếm nhân tài. Do lần này, giải cá nhân cho phép cả nữ và thiếu niên tham gia, cho nên lần này thành phố cũng rất chú trọng đội ngũ trẻ. Đội tập huấn lần này có tôi, Mạnh Chiêu Trung, Kim Khởi Xương, ngoài ra còn có 2 thành viên trẻ, một là Triệu Quốc Vinh, người kia là Phạm Quý Liên. Phạm thiên về mau lẹ, biến hóa. Triệu thì ngược lại, trầm ổn vững chắc.
Đội ngũ đã được thành lập, nhưng mọi người đều đã mấy năm không chơi cờ, như vậy đi thi đấu sao được, rõ ràng so với đội Thượng hải và Quảng đông đã được thành lập trước đó một hai năm bất lợi hơn nhiều. Vấn đề này rất thiết thực, vì vậy trước khi đi Thành đô- Tứ xuyên tham gia giải cá nhân, chúng tôi đã qua Thượng hải giao lưu.
Và như vậy, với mục đích luyện binh, chúng tôi qua Thượng hải. Lần này, chỉ có tôi thắng Hồ Vinh Hoa 1 ván, Mạnh Chiêu Trung, Kim Khởi Xương, Triệu Quốc Vinh và Phạm Quý Liên đều không giành được thắng lợi nào. Trong đó, Triệu và Phạm đều thua thiếu niên kỳ thủ Lâm Hoành Mẫn của Thượng hải. Từ Thiên Lợi hòa Triệu một ván nhượng đơn mã. Qua lần giao lưu này, rèn luyện không ít cho đội Hắc long giang.
Năm 1974, giải cá nhân toàn quốc diễn ra ở Thành đô- Tứ xuyên, giải lần này có thể nói là quy mô nhất kể từ khi lập nước. Tham gia giải có 80 kỳ thủ, giải chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu chia tổ đánh vòng tròn, chọn 3 người đứng đấu mỗi tổ vào vòng sau. Sau đó đánh vòng tròn tiếp chọn nhà vô địch.
Vòng đầu tiên, Cao Hoa nữ kỳ thủ lần đầu tiên dự giải đã kích bại Mạnh Chiêu Trung. Hắc long giang xuất sư gặp bất lợi. Thành tích trong giải của Triệu và Phạm cũng không tốt, nhưng Triệu còn thắng được vài ván, Phạm chỉ thua và hòa. Sau này, Phạm thấy cờ tướng của mình không thể tiến triển nhiều liền chuyển sang cờ vua. Thật ra, Phạm rất có tài năng, chỉ là Phạm không tự tin ở bản thân, nếu tâm lý của Phạm vững vàng, nhất định Phạm cũng rất phát triển trong cờ tướng.
Vòng 2, Hồ Vinh Hoa đụng độ Dương Quan Lân, hai người xuất binh vô cùng chặt chẽ, không dám lơ là, chiến hơn 70 hồi, hai bên bắt tay nói hòa.
Vòng 4, tôi gặp lại đối thủ xưa Dương Quan Lân, 8 năm cách biệt, nay gặp lại, quả làm tôi rất muốn thắng ván cờ này.
Ván này chơi trong vài giờ đồng hồ, 3 lần phong cờ. Trước khi phong cờ lần thứ 3, hình cờ hình thành một cục diện tương đối phức tạp, tôi dù chiếm ưu, nhưng vấp phải quy định phải thắng trong 30 nước. Lúc này bỗng nhiên Dương đưa ra một yêu cầu không hợp lý: “hay là chúng ta đừng phong cờ, đánh đến khi nào xong thì thôi”. Dù đây là yêu cầu không hợp lý, nhưng nghĩ tới địa vị của Dương trong giới cờ, trọng tài bèn tới hỏi ý kiến tôi. Tôi nói; “tôi phục tùng ý kiến của ban tổ chức”. Trọng tài viên không dám làm chủ, bèn đi hỏi ý kiến của ban tổ chức, kết quả ban tổ chức kiên quyết từ chối yêu cầu này. Thế là phong cờ . Trọng tài và hai người chúng tôi đi ăn tối. Thật ra, như thế là bất lợi với tôi, vì tôi không có cách gì trở lại phòng bày cờ.
Ngồi trước bàn ăn, cả tôi và Dương đều chẳng còn bụng dạ nào mà ăn, tôi nhắm mắt lại, trong đầu không ngừng hiện ra các biến hóa của ván cờ, làm sao để thắng trong 30 nước đây? Có lẽ khoảng hơn 10 phút suy nghĩ, rồi tôi cũng đã thông suốt ván cờ, 19 nước là có thể thắng, nghĩ thông rồi tôi ăn ngấu nghiến, thời gian không nhiều, Dương chỉ ăn qua loa. Trở lại phòng thi đâu, tôi vốn đã thông suốt về ván cờ, nên chỉ sau 19 nước đã giành thắng lợi. Thắng ván này, tôi giữ vững thành tích bất bại trước Dương trong giải cá nhân.
Giải này, Hồ Vinh Hoa vô địch, tôi xếp thứ 5. Dù thứ 5, nhưng ở vòng 9, tôi chiến thắng Hồ, một kỷ niệm khó quên.
Hết hồi 16, còn tiếp...
nghiadiamusuong
09-02-2011, 07:47 PM
Hồi 17:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Đại hội thể dục thể thao toàn quốc năm 1975, cờ tướng lại chính thức được đưa vào thi đấu, khi ấy đội Hắc long giang vẫn chưa chính thức thành lập, vẫn là đội tập huấn 2 tháng trước đó, sau khi thi đấu xong thì lại giải tán.
Giải lần này đấu loại tại Thượng hải, tôi còn nhớ có tới hơn 90 người tham gia, tất cả các kỳ thủ tham gia, chia làm 6 tổ đấu vòng tròn, chọn 2 người đứng đầu tham gia giải tại Bắc kinh.
Tôi rơi vào tổ khá nhẹ, dù trong bảng phần lớn là thanh niên trai trẻ, đang kỳ sung sức, nhưng xem ra đều không phải là đối thủ của tôi, có lẽ vòng loại không phải là vấn đề đối với tôi. Mấy vòng đầu đúng như tôi nghĩ, đối diện với kỳ thủ trẻ tuổi không đủ kinh nghiệm, tôi liên tiếp giành thắng lợi. Có thể tôi vô duyên với chức quán quân toàn quốc, ngoài ra luôn luôn gặp vận may, lần này cũng không phải là ngoại lệ. Khi ấy, Trung quốc đang làm vận động vì công nông binh phục vụ, cho nên giải lần này quy định, mỗi kỳ thủ tham gia thi đấu đều phải về quê thi đấu biểu diễn, về quê biểu diễn chính ở khu nội mông. Không biết vì nguyên do gì, vốn dĩ mỗi kỳ thủ chỉ phải biểu diễn một ván, còn tôi phải biểu diễn tới 3 ván, như vậy với tôi vô cùng không thích hợp.
Đầu tiên, thể hiện ở việc bố trí thời gian thi đấu, bình thường tôi đều chơi vào buổi sáng, nhưng ở lần biểu diễn đó, đường thì xa, ngồi xe mấy tiếng đồng hồ mới tới, tới nơi là ăn cơm trưa. Ăn xong mới có thể chơi cờ, trước khi chơi cờ còn phải cũng mọi người nói chuyện. chơi cờ xong đã hơn 4h chiều, một ngày mệt nhọc không nghỉ. Sức khỏe tôi lại không tốt, như vậy không đủ tinh lực cho cuộc quyết chiến sắp tới, phải chăng là vận khí của tôi lại không tốt?
Ván cờ với Triệu Minh trong lần biểu diễn, ở khai cục tôi đánh như mơ ngủ, trúng đao của Triệu Minh, bố cục đó không phải của Triệu Minh nghiên cứu mà của Chu Lương mấy ngày trước đánh ra, tôi không nhớ kỹ, trong lòng không có sự chuẩn bị, ván đó tôi thua. Chơi xong, vốn dĩ phải bố trí ăn cơm, tôi không ăn nổi, trong lòng chán nản, liền bỏ về Thượng hải. Không nghĩ rằng về tới Thượng hải thì tôi bị phê bình, nói tôi không chịu tiếp nhận sự giáo dục của nông dân, nói tôi không có cảm tình với nông dân. Khi đó, đang có hoạt động “phê Lâm phê Khổng”, vì chuyện đó mà lấy tôi ra làm “điển hình”, đại hội muốn tôi phải viết kiểm điểm, tôi nói: “tôi chơi cờ xong đã rất mệt, ở đó ăn cơm còn phải chờ hơn 1 giờ, hơn nữa tôi thân là công nhân, còn phải chịu tiếp nhận giáo dục của nông dân”. Nhưng có nói thế nào thì tôi vẫn phải viết kiểm điểm, nhưng như vậy vẫn chưa xong, không biết ai đưa ra chủ ý, tôi phải trở về nơi biểu diễn chịu sự kiểm điểm của nông dân.
Ván cuối cùng của vòng loại, tôi chỉ cần hòa là đủ, nhưng do chuyện bị kiểm điểm, trong lòng tôi rất buồn bực, vì thế không thể tập trung chơi cờ, thua ván đó tôi chỉ xếp hạng 3, không thể vượt qua vòng loại, giờ nghĩ lại chuyện đó đúng là một truyện cười.
Mấy năm sau gặp Hồ Vinh Hoa nói: “xin lỗi lão Vương, khi đó phê Lâm phê Khổng, trúng kế của bè lũ 4 tên, đã liên lụy lão”. Tôi nói: “cái gì mà trúng kế của bè lũ 4 tên, đã quy định rằng, mỗi người chỉ biểu diễn 1 ván, vì sao tôi phải chơi 3 ván? Sức khỏe đã không tốt, ngồi xe mấy tiếng chịu sao thấu?”.
Giải toàn quốc năm 1976 đã không có kết thúc, sau khi kết thúc vòng loại ở Lan Châu, tôi, Dương Quan Lân, Hồ Vinh Hoa và vài đối thủ cũ tiến vào vòng quyết đấu, nhưng sau đó vòng quyết đấu bị hủy (vì một sự kiện lịch sử trọng đại), về sau giới cờ thấy chẳng có gì xảy ra, chỉ có đoàn Philipin tới giao hữu, tôi thay mặt đội Trung Quốc tham gia thi đấu giao hữu 2 ván.
Năm 1977 đội cờ tướng Hắc long giang chính thức được khôi phục, tôi nhận trách nhiệm lãnh đội, ngoài Triệu Quốc Vinh, lần này có thêm Tôn Chí Vỹ tham gia đội.
Cũng năm này Nội Mông cổ tổ chức một giải giao hữu và có mời kỳ thủ đông bắc tham gia, khi đó Triệu Quốc Vinh đã giành được quán quân, Triệu trong giải không chỉ giữ kỷ lục bất bại, mà còn kích bại được danh tướng Triệu Khánh Các của kỳ phái Liêu Ninh.
Giải đồng đội năm 1977, đội Hắc long giang đoạt ngôi á quân, việc này cũng có nguyên do của nó. Giải này đội Hắc long giang bao gồm tôi, Triệu Quốc Vinh, Tôn Chí Vỹ, Tôn Thiết Thụy, Vương Xuân Khải. Ván quyết định giữa Hắc long giang gặp Quảng đông diễn ra giữa Vương Xuân Khải và Đặng Tụng Hoành. Do Vương không để ý thời gian, khi còn 2 nước cờ phải đi, thì thời gian chỉ còn lại 2 giây, khi ấy trọng tài quyết định xử Vương thua do hết thời gian. Tôi đang có mặt ở đó, bèn nói: “Không phải còn 2 giây sao, sao lại bảo hết giờ?”, viên trọng tài bèn nói: “còn 2 giây sao đi đủ 2 nước cờ”, khi ấy hình cờ của Vương quá tốt, thắng lợi đã định rồi, tôi bèn tìm trưởng ban trọng tài khiếu nại, trưởng ban trọng tài không biết nói gì bèn quyết định phong cờ, buổi chiều đánh tiếp. Tôi nói với Vương: “cờ của cậu trong 2 giây đi đủ 2 nước thì thắng lợi đã định, bất luận Đặng đi thế nào cậu chỉ cần tiến tốt và ấn đồng hồ thật nhanh”. Vương gật đầu.
Đến chiều, ván đấu tiếp tục diễn ra. Khi đó Vương mới 17 tuổi, nhưng trông như ông già, đối thủ của Vương- Quách Tụng Hoành cũng là một cậu thiếu niên, lanh lợi hoạt bát, Vương nhìn thấy đối thủ đi cờ, liền theo lời tôi nói tiến tốt, và một tay ấn đồng hồ, kim giây rung lên nhưng không chạy, nước cờ này một giây không có tác dụng. Quách vừa nhìn, mắt xoay tròn, không đi, vội nhìn xung quay, phát hiện Vương có chút thất thần, vôi đi cờ, Vương chân tay luống cuống, tiến tốt không kịp, khi ấy quân tướng đang cận tay, bèn nhấc tướng đi, và thế là bị Quách ăn không con tốt. Nhìn vào đồng hồ vẫn còn 1 giây, ván ấy cuối cùng hòa.
Hết hồi 17, còn tiếp...
themgaidep
09-02-2011, 11:27 PM
Vương Gia Lương như kiểu "chuyên gia về nhì" ấy nhỉ.
Minh Ngọc
09-02-2011, 11:40 PM
Vương Gia Lương như kiểu "chuyên gia về nhì" ấy nhỉ.
Nhất ngoài trình giỏi ra còn phải có duyên và có đồng đội giỏi nữa chứ?8->
ddnyc
10-02-2011, 07:06 PM
Cái tên vương gia lương này, qua hồi ký thì thấy chẳng có bản lĩnh của nhà vô địch, hễ gặp khó khăn là kêu ca này nọ, đổ thừa vì lý do này lý do nọ nên bị khó khăn khi thi đấu, thế thì người khác không có khó khăn của họ chắc
Túm lại về nhì là đúng rồi.
nghiadiamusuong
10-02-2011, 10:09 PM
Hồi 18:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Giải đồng đội năm 1977, do Vương Xuân Khải chân tay luống cuống, không kịp đi cờ, từ hình cờ thắng lại để hòa, Hắc long giang cũng không thể đoạt chức vô địch, tiếp theo giải đồng đội là giải cá nhân toàn quốc cũng nổi lên một trận phong ba.
Trước giải, các kỳ thủ đều đưa ra ý kiến với ban tổ chức, và cho rằng chế độ bốc thăm hiện nay là không hợp lý, dễ làm cho các kỳ thủ cùng đội nhường điểm nhau, để tránh tình trạng trên xảy ra, ban tổ chức đã xem xét và quyết định vẫn theo chế độ rút thăm trước đây, nếu kết quả rút thăm các kỳ thủ cùng đội không gặp nhau ở vòng cuối, như thế thứ tự thi đấu không thay đổi; nếu kết quả rút thăm các kỳ thủ cùng đội gặp nhau ở vòng cuối, như thế bàn đó sẽ được đưa đánh ở vòng đầu, như thế có thể tránh được hiện tượng nhường điểm.
Giải này do đưa ra quy định mới, một loạt hảo thủ không thể vượt qua vòng loại, 6 người tiến vào vòng sau bao gồm tôi, Hồ Vinh Hoa, Tiền Hồng Phát, Hoàng Thiếu Long, Lương Văn Bân. Trải qua rút thăm, vừa khéo bộ đôi Chu Vĩnh Khang, Hồ Vinh Hoa của Thượng hải gặp nhau. Vốn dĩ theo quy định, ván đó sẽ đưa lên đánh ở vòng đầu, nhưng khi đó dù nói thế nào Hồ Vinh Hoa cũng không đồng ý, kiên quyết phải theo kết quả bốc thăm thi đấu. Ban tổ chức lưỡng lự, không thể kiên trì quyết định như ban đầu. Vòng đầu lại là tôi gặp Chu Vĩnh Khang, trong lòng tôi vô cùng tức giận, vì sao ban tổ chức đã đưa ra quy định lại không thể thực thi, tôi vốn trực tính, vốn đã không quen các trò ma quỷ trong giải đấu, tôi ngầm hạ quyết tâm, nhất định phải thắng Chu, nhưng với tâm lý lúc ấy, tự nhiên tôi không thể tập trung, đừng nói thắng cờ đến hòa cũng không thể đánh được. Sau khi thua ván ấy, tôi không thể trấn tĩnh được, tiếp đến lại thua Hồ Vinh Hoa. Như vậy, tôi biết mình đã không còn cơ hội vô địch. Mấy vòng tiếp theo, tôi đã chẳng còn lòng dạ chiến đấu, dễ dàng để thua tiếp.
Hồ Vinh Hoa sau 4 ván toàn thắng, chắc chắn giành ngôi vô địch, cho nên ván cuối cùng đấu với Chu đã không còn ý nghĩa. Các bàn khác cũng nhanh chóng hòa cờ. Giải đồng đội và cá nhân toàn quốc năm 1977 cứ như thế qua đi.
Năm 1978, khi đội Hắc long giang chính thức thành lập, sau khi cân nhắc tôi đã quyết định chỉ giữ lại Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ. Tôn Thiết Thụy là thành viên không chính thức.
Giải đồng đội năm 1978, Hắc long giang phát huy rất tốt thực lực, tôi trấn giữ bàn đầu, các bàn 2, 3, 4 do Tôn Chí Vỹ, Triệu Quốc Vinh và Tôn Thiết Thụy trấn giữ. Khi ấy, Tôn Chí Vỹ và Triệu Quốc Vinh có ngoại hiệu là “Hanh Cáp nhị tướng. Bởi vì trong giải này, hai người vòng nào cũng giành được 3 điểm. Nếu Tôn hòa thì Triệu thắng và ngược lại.
Trong giải này Liêu ninh cũng thi đấu rất tốt. Trận Hắc long giang gặp Liêu ninh có ảnh hưởng rất lớn tới chức vô địch. Tôi biết nếu thắng trận này, hi vọng vô địch sẽ rất lớn. Cho nên khi đánh với Triệu Khánh Các tôi luôn chú ý tới các bàn xung quanh.
Hình cờ của Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ đã tạm ổn, nhưng hình thế của Tôn Thiết Thụy ở bàn 4 không tốt chút nào. Tôi nhìn Tôn Thiết Thụy dùng mã pháo chống mã pháo song tốt của đối thủ, và cho rằng Tôn Thiết Thụy sẽ thua ván ấy. Nghĩ vậy tôi ra sức công Triệu Khánh Các, bởi khi ấy bàn cờ của tôi đang chiếm tiên, ưu thế rõ. Triệu bất ngờ đề nghị hòa cờ, tôi nghĩ Tôn Thiết Thụy sẽ thua vì vậy không đồng ý hòa cờ. Người có chút kỳ lực đều biết, trong cờ tướng chỉ cần sức cờ hai bên ngang nhau, một bên muốn thủ hòa, một bên muốn thắng sẽ vô cùng khó khăn. Vì muốn thắng cờ, tôi đi những nước cờ rất gay gắt, có thể nói là liều lĩnh, hình cờ ngày càng hỗn loạn. Tôi không cam tâm hòa cờ, ra sức tiến công, bỗng đi nước tối, bị Triệu nắm được, thừa cơ phản kích, cuối cùng tôi thua cờ. Sau khi thua lại biết Tôn Thiết Thụy hòa cờ, tôi hối hận vô cùng, nếu đồng ý hòa có lẽ Hắc long giang đã vô địch.
Mang theo tâm trạng đó, tôi tới Trịnh châu tham gia giải cá nhân toàn quốc. Kỳ thủ tham gia giải cá nhân toàn quốc đều dựa trên thành tích tham gia giải đồng đội, có 26 kỳ thủ tham gia. Giải này tôi thi đấu cũng không tốt, chỉ xếp thứ 7. Tranh ngôi vô địch hoàn toàn chỉ là chuyện giữa Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa. Giải này Dương đánh rất tốt, liên tục dẫn đầu. Nhưng tới vòng 13, bất ngờ đã xảy ra, chỉ sau hơn 30 hiệp giao đấu Dương đã thất thủ trước Liêu ninh Triệu Khánh Các, làm bừng lên cơ hội vô địch của Hồ Vinh Hoa. Và vòng cuối cùng Dương hòa Ngôn Mục Giang, trong khi Hồ thắng Triệu Khánh Các. Như vậy, Dương Hồ bằng điểm, nhưng hệ số phục của Dương thấp nên đành ấm ức về nhì. Hồ lại một lần nữa vô địch, và đây là lần vô địch thứ 9 của Hồ.
Hết hồi 18, còn tiếp...
nghiadiamusuong
17-02-2011, 02:43 PM
Hồi 19:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Với tôi mà nói, năm 1978 có thể nói là năm khó quên nhất trong cuộc đời tôi, vì năm đó “bắc phương kỳ nghệ” trong 14 năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại cách mạng văn hóa đã chính thức được khôi phục. Thật ra, thư mời sáng lập “bắc phương kỳ nghệ” được tôi đưa cho bộ phận chủ quan từ năm 1965, nhưng ai có thể ngờ được rằng công văn được gửi đi không lâu, đại cách mạng văn hóa nổ ra, số đầu tiên của tạp chí mãi chưa thể xuất bản. Và càng không thể ngờ rằng phải mất 14 năm qua đi, bao người đầu xanh đã trở thành đầu bạc, cuối cùng vào tháng 4 năm 1979, số đầu tiên của “bắc phương kỳ nghệ” cuối cùng cũng ra đời.
Lần ra số đầu tiên này còn thuận lợi, vì khi ấy đại hội thể dục thể thao toàn quốc đang được tiếp tục khôi phục. Cờ tướng là hạng mục được lãnh đạo của Hắc long giang coi trọng, nên nhìn thấy thời cơ ấy, tôi lập tức gửi công văn đề nghị khôi phục “bắc phương kỳ nghệ”. Không biết do sự nhiệt tình của tôi hay do sự giúp đỡ tích cực của thường ủy tỉnh mà thư gửi đi không lâu, chúng tôi đã nhận được 10.000 tệ kinh phí.
Thời kỳ đầu, tạp chí chủ yếu đưa tin về cờ tướng và cờ vây, đồng thời cũng có chút ít về cờ vua, phụ trách về cờ tướng do tôi, còn về cờ vây là Nhiếp Vệ Bình. Vì khi ấy Nhiếp đã vài lần vô địch toàn quốc, nhưng do Nhiếp khi ấy ở Bắc kinh, nên cờ vây chủ yếu do Hạo Quảng Hy phụ trách. Trên thực tế biên tập toàn bộ do tôi và Lý Đức Lâm đảm nhiệm. Cả hai được phân công ở trong một căn phòng nhỏ. Khi ấy Lý là kỹ sư công trình, ban ngày đi làm, tối về giúp tôi viết bài.
Vì để làm cho số đầu tiên ra mắt được thuận lợi, tôi đặc biệt đưa ra những sửa đổi về bố cục của tôi khi ấy. Sau khi mọi việc đã hòm hòm, tôi vốn nghĩ mình có thể nghỉ ngơi một chút, nhưng khi tạp chí được đưa tới trước mắt lãnh đạo nhà in, tôi mới phát hiện ra 10000 tệ lãnh đạo cấp đã tiêu hết, không còn cách nào, tôi lại vội vàng tới nhà in, nhờ vào các quan hệ trước xin giúp đỡ và xin khất trả tiền vào cuối năm. Điều làm cho mọi người vui mừng là, lượng tiêu thụ tạp chí vô cùng tốt, chỉ riêng qua bưu điện cũng đã hơn 3 vạn, tổng cộng đã phát hành tới 7 vạn tạp chí. Con số này, đối với con số phát hành bây giờ mà nói cũng vô cùng lạc quan, chứ đừng nói chi là khi ấy. Chúng tôi nhanh chóng trả tiền in ấn và còn dư dật được chút ít.
Tiếp theo, “thế vận hội” (nguyên văn của từ này là “全运会”, tôi không bik dịch chính xác là giải gì nên mượn tạm từ “thế vận hội” :-p) toàn quốc lần thứ 4 diễn ra, vì mấy lần trước không có cờ tướng, nên lần này đưa cờ tướng vào thật không dễ dàng, các cấp lãnh đạo cũng rất coi trọng chuyện này, đặc biệt coi trọng chuyện khôi phục các đội cờ, nên đặt ra chỉ tiêu cho chúng tôi. Vì năm 1978, Hắc long giang đoạt ngôi á quân toàn quốc, nên lãnh đạo yêu cầu chúng tôi phải đoạt một trong ba ngôi đầu, đồng thời yêu cầu tôi tham gia giải cá nhân. Nhưng khi ấy, đội chỉ có Tôn Chí Vỹ, Triệu Quốc Vinh, thêm tôi nữa là 3, nhưng giải yêu cầu 4 người, cuối cùng không còn cách nào chúng tôi phải điều danh thủ từ nơi khác tới, người tới tên gì, bây giờ tôi không còn nhớ rõ.
Trước khi dự giải, các đội phải tham gia thi đấu vòng loại. Hắc long giang dễ dàng vượt quâ vòng loại, còn trong giải cá nhân chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm lấy 2 người, tôi với thành tích bất bại, đứng đầu nhóm mình, đoạt vé vào vòng sau. Nhưng có điều đáng tiếc là, giải này có vài người không thể vào vòng sau như Dương Quan Lân, Lý Nghĩa Đình. Lọt vào nhóm 8 người bao gồm tôi, Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Phó Quang Minh, Vương Bỉnh Quốc, Sái Phúc Như, Tưởng Chí Thân và Trình Phúc Thần.
Vòng knock out mấy tháng sau mới tổ chức, trong quảng thời gian ấy “bắc phương kỳ nghệ” lại tiếp tục ra đời. Giải này chúng tôi thi đấu không tốt, Hắc long giang chỉ xếp thứ sáu, còn tôi chỉ xếp thứ 7. Giải này Thượng hải vô địch đồng đội, còn Hồ Vinh Hoa đoạt quán quân cá nhân, hoàn thành vỹ nghiệp “thập liên bá” của Hồ.
Hết hồi 19, còn tiếp...
nghiadiamusuong
20-02-2011, 06:57 PM
Hồi 20:
Lược dịch: nghiadiamusuong@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Vật đổi sao dời, nháy mắt đã đến những năm 80, lúc này chính là giai đoạn bắt đầu của công cuộc cải cách, mở cửa. Các ngành nghề đã có sự thay đổi rất nhiều. Liệu kỳ đàn có biến chuyển gì không?
Sau năm 1976, hiệp hội cờ tướng Trung quốc bị giải tán trong thời gian cách mạng văn hóa đã được khôi phục lại. Lúc này, hiệp hội được chia làm hai phòng, một phòng chuyên về nghiên cứu kỳ nghệ do Dương Quan Lân làm chủ nhiệm, Hồ Vinh Hoa làm phó chủ nhiệu. Một phòng chuyên về công tác tổ chức, trọng tài do Lưu Quốc Bân, Trần Tùng Thận phụ trách.
Lúc này một yêu cầu cấp thiết đặt ra, đó là phải cải tổ cách thức thi đấu của giải cá nhân, bởi vì nếu cứ theo cách trước đây, không những thời gian thi đâu kéo dài, sức khỏe kỳ thủ không bảo đảm mà quy định cũ làm mất đi tính cạnh tranh, không có lợi cho sự phát triển của các kỳ thủ trẻ.
Trải qua nhiều nghiên cứu, thảo luận, kiến nghị cuối cùng đã quyết định giải đồng đội năm 1980, mỗi đội chỉ được cử 3 kỳ thủ, trải qua rút thăm chia làm 3 tổ, lấy thành tích của các kỳ thủ ở mỗi tổ để tham gia giải cá nhân, 4 người đứng đầu mỗi tổ sẽ vào vòng loại trực tiếp của Giáp tổ. Từ hạng 5-8 tham gia Ất tổ, từ 9-12 tham gia Bính tổ, 3 người xếp cuối của Giáp tổ và Ất tổ sẽ bị xuống hạng, 3 người đứng đầu của Ất tổ và Bính tổ sẽ được thăng hạng, quy định này trong 5 năm sẽ không thay đổi, nhưng sau này do nhiều nguyên nhân, quy định đó chỉ được thi hanh có 3 năm thì bị hủy bỏ.
Trong bối cảnh đó, giải đồng đội năm 1980 được tổ chức tại Phúc châu. Do mỗi đội chỉ được cử 3 kỳ thủ, cho nên Hắc long giang vừa khéo đủ 3 người là tôi, Triệu Quốc Vinh, Tôn Chí Vỹ, và không còn phải đi mượn người thứ 4 như trước đây. Do thành tích trong giải đồng đội ảnh hưởng trực tiếp tới chuyện tham gia giải cá nhân, nên tất cả các kỳ thủ đều rất cố gắng, hy vọng có thể tham gia cuộc chiến của Giáp tổ tổ chức vào cuối năm.
Thành tích của tôi rất tổ, với thành tích bất bại tôi đứng đầu tổ mình. Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ đều đứng thứ 5 ở các tổ của mình. Vậy là, Hắc long giang chỉ có mình tôi đánh ở Giáp tổ. Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ phải chinh chiến ở Ất tổ.
Tháng 8, 36 kỳ thủ từ khắp nơi tụ về Lư sơn- Tứ xuyên. Các ván đấu của Giáp tổ đều diễn ra ở Đông phá lầu. Lư sơn là một danh lam thẳng cảnh nổi tiếng của Tứ xuyên. Trong thời gian nghỉ ngơi của giả, các kỳ thủ đều không quên đi tham quan danh lam thắng cảnh nơi đây. Đại phật Lư sơn là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở đây. Tôi đã từng chụp rất nhiều ảnh bên Đại phật nhưng đến nay đều đã thất lạc hết, thật là điều đáng tiếc.
Có lẽ do quá ham vui chơi, mà tôi khởi đầu giải với 3 thất bại liên tiếp, ván không đáng thua cũng thua. Tình hình này, tôi chưa từng gặp phải. Nhìn thấy thành tích của tôi, Hồ Vinh Hoa bước lại nói: “lão Vương à, lão đã bại ba ván liên tục thì coi như mât hi vọng vô địch, cẩn thận không lão phải xuống Ất tổ đấy”. Nghe xong câu nói đó, tôi vô cùng buồn bực, lòng thầm nghĩ: “rồi cậu xem cuối cùng ai sẽ xuống Ất tổ”.
Nhờ vào nỗ lực, những ván tiếp theo tôi đánh vô cùng hay. Vòng 4, 5 hạ Lý Bạch Thuận, Hồ Viễn Mậu, vòng 6,7 tôi lại chém ngã Dương Quang Lân và Liễu Đại Hoa.
Cuộc chiến đến đây đã gần hạ màn, trước giải mọi người đều cho rằng, đoạt quán quân năm nay “phi Dương tất Hồ”. Vậy mà giờ đây, sau khi thua tôi, Dương lại bị Liễu Đại Hoa kích bại, hi vọng vô địch của Dương đã không còn. Và Hồ cũng không có khả năng vô địch lần thứ 11 liên tiếp. Giờ đây việc tranh chấp ngôi vua chỉ còn là cuộc đua tam mã giữa Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần, Từ Thiên Lợi.
Giải đấu này có lẽ quá nhiều bất ngờ, Hồ Vinh Hoa ban đầu còn lo lắng cho tôi xuống Ất tổ, nhưng sau khi thua Từ Thiên Lợi, bóng mây xuống Ất tổ cũng đã bao trùm lên Hồ. Vòng cuối cùng, Hồ và tôi tương ngộ, tình cảnh lúc này vô cùng bất lợi co Hồ, chỉ có thắng ván này Hồ mới có thể ở lại Giáp tổ. Khai cục, Hồ dùng trấn pháp bảo sơn phi tượng cục của mình, tiến vào trung cục, Hồ luôn muốn đưa cờ vào thế đối công, nhưng tôi thấy không nắm chắc, bèn giản hóa thế cờ, cuối cùng Hồ xếp thứ 9, gặp phải thảm cảnh xuống Ất tổ. Dương vòng cuối cùng thắng Tăng Như Ý mới thoát hiểm, không pahri gặp thảm cảnh như Hồ. Tôi với 5 thắng, 2 hòa, 3 thua xếp thứ 5. Ba người đứng đầu là Liễu Đại Hoa, Từ Thiên Lợi, và Lý Lai Quần.
Quy định thăng hạng, xuống hạng này thật tàn khốc. Điều làm cho mọi người không thể ngờ tới, đó là Hồ Vinh Hoa lại bị xuống Ất tổ.
Hết hồi 20, còn tiếp...
forevertb
21-02-2011, 01:42 AM
Việc xuống tổ dưới cũng là điều dễ hiểu vì thi đấu không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mình. Vương Gia Lương khi thua thì biện mọi lý do này nọ... và lần này thì là vấn đề ham chơi ??? Chính vì không nhận thức được thất bại của mình nên ông k bao giờ vô địch.
langtugiangho
21-02-2011, 10:16 AM
theo minh thi VUONG tien sinh co phong cach choi co rat dung manh,sac sao ma hiem co ki thu nao bay gio co duoc.de vo dich trung quoc la mot dieu rat kho,va phai co duyen nua.chung ta nen nhin nhan su nghiep co cua VUONG lao theo khia canh khac.tuy ong khong vo dich duoc trung quoc nhung phong cach choi co cua ong da co suc anh huong sau rong den tang lop ki thu sau nay:"THA MAT QUAN CHU KHONG CHIU MAT TIEN".co nhung danh thu da tung vo dich nhung sau day deu ko co anh huong to lon nao ca.vi du nhu DAO HAN MINH chang han.VUONG tien sinh mai la mot tuong dai lon trong tam hon cua nhieu nguoi.
mtuan2
21-02-2011, 10:54 AM
TQ quả là có số danh thủ đông đảo, Hồ Vinh Hoa 10 lần vô địch đến năm 1980 cũng thua và phải tụt hạng như thường.
Nếu VN cũng chia phân hạng như bóng đá vậy (A1 A2 A3 A4 mỗi hạng 20 kỳ thủ) với 4 lên hạng và 4 xuống hạng thì các trận đấu sẽ hấp dẫn hơn so với hình thức hiện nay.
nguoiyeucobacninh
22-02-2011, 10:09 PM
tôi vô cùng hâm mộ kỳ nghệ cũng như phong cách sống thẳng thắn của lão tướng vương gia lương này.
nghiadiamusuong
18-03-2011, 09:57 PM
Hồi 21:
Lược dịch: k400201@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Giải cá nhân năm 1980 kết thúc không lâu, hiệp hội cờ tướng châu á được thành lập ở Hạ môn, Hoắc Anh Đông là hội trưởng, Trần Nguyên Cao là phó hội trưởng, đồng thời cũng tổ chức giải châu á lần thứ nhất.
Đội Trung quốc cử Dương Quan Lân làm lãnh đội, tôi làm huấn luyện viên, các thành viên bao gồm Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa và Tạ Tư Minh. Giải này có hơn 10 quốc gia và vũng lãnh thổ tham gia, nhưng do trình độ của bọn họ và chúng tôi có một khoảng cách lớn, chúng tôi dễ dàng giành được quán quân đồng đội nam, Hồng koong đoạt á quân. Tạ Tư Minh cùng điểm với Trương Tâm Hoan của Singapore, nhưng hơn hệ số phụ nên đoạt ngôi “nữ hoàng Á châu”
“Trên đời không có đường, đường do người đi nhiều mà tạo nên”. Câu nói nổi tiếng của Lỗ Tấn tiên sinh, thật có ý nghĩa sâu sắc. Kỳ đàn những năm 80 cũng đang trong thời kỳ chuyển mình đổi mới và phát triển. Quy định mỗi đội từ 4 người chuyển thành 3 người của giải đồng đội toàn quốc năm 1980 và tính thành tích của mỗi cá nhân trong các tiểu tổ để tính thành tích, quy định mới này bị rất nhiều kỳ thủ phản đối, nhiều kỳ thủ phản ánh, quy định như thế không khuyến khích phong trào cờ, không ít huấn luyện viên cho rằng, quy định thế không thể tiến hành bố trí chiến thuật, các thông tin này đều được phản ánh tới ủy ban cờ tướng quốc gia.
Thật ra, cải cách giải đồng đội ban đầu chủ yếu là để phân tổ cho cá nhân, đến nay đã sinh ra giải chế độ giáp ất bính của giải cá nhân, cho nên các quan chức lãnh đạo cho rằng “phân tiểu tổ” bất lợi cho việc vận dụng giải đồng đội. Như vậy cuối cùng nên quay về quy định cũ hay tiếp tục cải cách? Dù bây giờ mà nhìn chế độ “4 bàn” cũng có nhiều vấn đề, nhưng khi cân nhắc đến quy định thi đấu bèn lấy cái mọi người đã thông thuộc, hơn nữa cũng chẳng có phương án nào khả thi hơn, thế là quy định thi đấu trước năm 1980 tiếp tục được chấp hành. Tuy quy định chỉ được thực thi trong một thời gian ngắn nhưng lưu lại trong tôi một ấn tượng khó quên, đó là bởi năm đó Hắc long giang giành ngôi á quân toàn quốc.
Với Hắc long giang mà nói, quay lại quy định định cũ chẳng có gì là tốt. Bởi khi ấy Hắc long giang chỉ có tôi, Triệu Quốc Vinh, Tôn Chí Vỹ. Nếu thi đấu 3 người thì vừa đủ, hơn nữa lại có thực lực. Nhưng quay lại quy định 4 bàn, chúng tôi đành phải mượn người từ nơi khác tới, còn nhớ khi đó là Mạnh Chiêu Trung của Đường sắt, và Mạnh luôn làm tôi cảm thấy bất an nhất, cuối cùng Mạnh cũng không là kỳ thủ chuyên nghiệp. Và như thế, trải qua một thời gian ngắn ngủi tập huấn, chúng tôi đáp tàu nam hạ.
Giải đồng đội lần này được tổ chức tại Triệu khánh- Quảng đông. Bây giờ Triệu khánh đã phát triển rất quy mô, nhưng khi ấy Triệu khánh chỉ là một thôn chài nhỏ mà thôi. Ở đó, là đại bản doanh của quảng đông, bọn họ gánh trên vai sứ mệnh bảo vệ ngôi quán quân, còn chúng tôi đặt mục tiêu lọt vào top 6.
Tranh đoạt quán quân lần này chỉ diễn ra giữa Quảng đông và Thượng hải mà thôi. Để rèn luyện đội ngũ, lão Dương đã không ngồi bàn chủ tướng, mà trọng trách đó được giao cho Lữ Khâm. Ở vòng 6, Quảng đông đụng độ Thượng hải, lão Dương đã ngồi bàn 4 thay cho tiểu tướng Thái Ngọc Quang, ứng chiến Lâm Hoành Mẫn của Thượng hải. Ván cờ đó lẽ ra Lâm có cơ hội thắng, nhưng do kinh nghiệm chiến trường chưa đủ, bị lão Dương bức hòa. Cả 3 bàn còn lại đều bắt tay nói hòa, như vậy là hai đội hòa nhau. Kết thúc giải cả 2 đội đều 19 điểm, nhưng hệ số phụ của Thượng hải thấp hơn, nên Thượng hải đành ấm ức nhìn Quảng đông đoạt chức vô địch. Đây cũng là lần đầu tiên ở giải đồng đội toàn quốc, chức vô địch được quyết định bởi hệ số phụ, và Quảng đông cũng là đội đầu tiên bảo vệ thành công ngôi vương. Hà bắc, Giang tô, An huy, Phúc kiến lần lượt xếp các thứ hạng từ 3 tới 6, Hắc long giang thi đấu không tốt, đết hạng 6 cũng không đoạt được.
Sau khi từ Triệu Khánh trở về, trải qua 3, 4 tháng cải tổ, đến tháng 9 chúng tôi lại tiếp tục nam hạ, tham gia giải cá nhân tại Ôn châu. Trong giải này, giữa tôi và Liễu Đại Hoa dù xảy ra một số chuyện không vui vẻ, nhưng tóm lại mà nói lại là hay.
Chuyện như thế này, khi đến vòng 2 của giải, tôi gặp Liễu Đại Hoa. Tôi được đi tiên, hình cờ vẫn đang rất lạc quan, đang lúc nghĩ làm thế nào để sát cục. Liễu Đại Hoa bỗng nhiên nói với tôi: “lão Vương, ông hết giờ rồi” khi ấy, đồng hồ thi đấu chưa tiên tiến như bây giờ, một bên hết giờ là tự động dừng, mà phải cần trọng tài giám sát. Cho nên tôi vừa nghe hết giờ liền vội vàng đi cờ, kết quả là đi nước yếu, đi xong tôi mới biết căn bản là mình chưa hết giờ, cho nên tôi rất không vui, liền tìm trọng tài đòi xét đúng sai, vì theo quy định ngoài trọng tài ra, bất cứ người nào cũng không có quyền tuyên bố hết giờ, Liễu Đại Hoa làm như vậy là không hợp lý
Thật ra giao tình giữa tôi và Liều Đại Hoa rất tốt, nhưng tôi cảm thấy vì giao tình cá nhân mà làm “ô nhiễm” quy định của giải, cho nên yêu cầu trọng tài đến bắt Liễu nhận thua. Nhưng khi ấy, Liễu đang là quán quân, nên được trưởng ban trọng tài Lưu Quốc Bân ưu ái, ông khuyên tôi bỏ qua chuyện đó, và ông chỉ nhắc nhở Liễu. Vòng cuối cùng Liễu chiến thắng Lý Lai Quần bảo về thành công ngôi vô địch. Tôi chỉ về hạng 4. Giải này Lữ Khâm và Hồ Viễn Mậu bị xuống hạng ất tổ.
Như vậy sự cạnh tranh ở Ất tổ sẽ vô cùng khốc liệt. Năm trước Hồ Vinh Hoa bị xuống hạng, vẫn chưa quay trở lại được giáp tổ, Triệu Quốc Vinh phát huy tốt thực lực đã quay lại giáp tổ, điều này làm tôi vô cùng vui mừng. Vì trong giải cá nhân khi ấy có hiện tượng đồng đội “bơm điểm”, thật ra đó chỉ là chiến thuật tranh vô địch mà thôi. Vậy là Quảng đông thiếu Lữ Khâm, Thượng hải chỉ còn Từ Thiên Lợi là thực lực hùng hậu, khi tôi đang vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp của năm sau, thì một văn kiện của lãnh đạo đã phá nát giấc mộng của tôi.
Hết hồi 21, còn tiếp...
k400201
23-03-2011, 08:06 PM
Hồi 22:
Lược dịch: k400201@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Giải cá nhân năm 1981, Quảng đông Lữ Khâm, Hồ bắc Hồ Viễn Mậu bị giáng xuống Ất tổ, Triệu Quốc Vinh lại được thăng lên Giáp tổ. Hai chuyện đó mang tới hi vọng tôi sẽ thi đấu tốt ở giải cá nhân năm 1982, phải biết tâm bệnh của tôi là tôi chưa từng đoạt chức quán quân toàn quốc.
Sau khi từ giải cá nhân trở về, tôi và Triệu Quốc Vinh lao vào tập luyện. Vậy mà cuối năm, một công văn của lãnh đạo như một tảng băng dập dập tắt đi ngọn lửa hi vọng vừa mới được thắp lên trong tôi. Nguyên do là Hồ Vinh Hoa sau khi bị giáng xuất Ất tổ ở Lư sơn, liên tiếp 2 năm chưa quay lại Giáp tổ, hoặc là các vị lãnh đạo chiếu cố cho thể diện của “thập liên bá”, hoặc là còn có nguyên do nào khắc, tóm lại là các vị hủy bỏ chế độ Giáp tổ.
Công văn truyền đi, liền gặp phải sự phản đối của rất nhiều người, mọi người đều cho rằng, ban đầu rõ ràng đã định chế độ Giáp tổ là 5 năm không thay đổi, nhưng bây giờ mới chấp hành được 3 năm, chế độ bị hủy bỏ, vì sao nói thay đổi là thay đổi?
Dù gặp phải sự phản đối của rất nhiều người, nhưng các vị lãnh đạo không để ý, vẫn khư khư quyết định hủy bỏ chế độ Giáp tổ, đây làm tôi vô cùng nản lòng, tinh thần cũng xuống rất thấp, thêm vào đó lại nghĩ tới tuổi mình đã lớn như vậy, thể lực và tinh lực có chút lực bất tòng tâm, thế là bắt đầu nảy sinh tư tưởng thoái ẩn.
Vấn đề tôi thoái ẩn vừa được đưa ra, lập tức dẫn tới sự chú ý của lãnh đạo thể thao tỉnh. Vì khi ấy, trình độ của toàn đội cờ Hắc long giang tương đối thấp, trong ý nghĩ lãnh đạo để tôi thi đấu vài năm, đợi khi lớp trẻ trưởng thành rồi hãy bàn tới chuyện này. Nghĩ tới tình hình đó, đồng thời tôi cũng cảm thấy nếu ra đi như vậy thật có chút không cam lòng, vì thế tôi đã thay đổi quyết định. Theo lý mà nói cơn phong ba này tới đây là chấm dứt, nhưng một chuyện oan ức khác từ đâu giáng tới. Chuyện này làm tôi không thể không có ý nghĩ thoái ẩn.
Chuyện như thế này, khi tham gia giải Châu Á lần thứ nhất, chúng tôi và Trần La Bình tiên sinh của Philipin có kết tình giao hảo. Lúc cuối cùng khi về nước, Trần tiên sinh nói với chúng tôi, có cơ hội sẽ mời chúng tôi (gồm Dương Quan Lân, Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa và tôi) tới Philipin giao hữu, Xuân năm 1982, Trần La Bình tiên sinh quả nhiên mời chúng tôi tới Philipin giao hữu. Nhưng khi ấy tôi nhận được thông báo cho biết, lãnh đội đi giao hữu lần này không phải là Dương Quan Lân, mà là một vị khác, Hồ Vinh Hoa do thành tích mấy năm nay không tốt cũng bị đổi thành Từ Thiên Lợi. Dù tôi vẫn hi vọng vẫn là mấy người chúng tôi đi, nhưng lãnh đạo đã quyết định, ai cũng chẳng thể thay đổi.
Nhưng khi tôi tới Bắc kinh, các vị lãnh đạo nhận được một bức thư nặc danh, trong thư nói rằng sau giải châu Á, tôi có tư lợi mang về 3 chiếc tivi, hơn nữa lại xuất bản sách cờ ở ngoài nước, sau khi nhận được bức thư nặc danh ấy, các vị lãnh đạo tiến hành điều tra tôi, phát hiện quả là sau giải châu Á tôi có mang về 3 chiếc ti vi, thế là không cần biết trắng đen, các vị ấy hủy bỏ tư cách xuất ngoại của tôi mà thay vào đó là Lý Lai Quần.
Trên thực tế, trong 3 chiếc tivi đó, 1 chiếc là do tôi dùng tiền công viết một quyển sách cờ xuất bản ở Hạ môn mà tôi và Lý Đức Lâm cùng nhau biên soạn, phù hợp với quy định khi ấy một người xuất ngoại có thể mang về một đồ điện tử miễn thuế. 1 chiếc là do tổng hội cờ tướng Hồng kong tặng tôi, nhưng do tôi đã có một chiếc, thế là tôi nghĩ đem chiếc đó tặng đội công nhân của chúng tôi, đây là nhã ý riêng của đồng chí Lý Xung- lãnh đạo của Hongkong-Mâco, chính ông đồng ý ký vào thủ tục miễn thuế cho chiếc tivi đó. Còn về chiếc thứ 3, là tôi mua hộ Lý Đức Lâm, khi nhập cảnh, tôi vẫn làm thủ tục thuế quan bình thường, về căn bản là tôi không làm trái quy định. Hơn nữa, do tôi biểu hiện xuất sắc trong giải châu Á, và còn tặng đội công nhân ti vi nên lãnh đạo tỉnh còn biểu dương tôi. Chiếc tivi đó giờ vẫn còn đặt ở trong đội công nhân, nhưng đã là đồ cổ.
Lãnh đạo tỉnh nghe tin tôi vì chuyện này mà bị hủy bỏ tư cách xuất ngoại, lại nghĩ tới ảnh hưởng của tôi đối với cờ tướng quê nhà, cho nên yêu cầu lãnh đạo thể thao bộ phải đưa ra chứng cứ đáng tin mới được, không thì không thể để tôi chịu oan ức như vậy. Sau khi điều tra rõ mọi chuyện, lãnh đạo mới đồng ý để tôi huấn luyện đội giao hữu Philipin và cũng để Lý Lai Quần xuất ngoại lần này, sau này tôi mới biết bức thư nặc danh ấy tới từ Quảng châu.
Trước đêm xuất ngoại, Lý Cơ Trường- một lãnh đạo bên thể thao có tìm tôi tâm sự, ông khuyên tôi sau này không nên tùy tiện xuất bản sách ở bên ngoài, đây đúng là chuyện dở khóc dở cười. Vì khi ấy đã có quy định, chỉ cần không phải là sách cấm là có thể xuất bản, hơn nữa đây lại là cờ tướng, là văn hóa truyền thống của người Trung quốc vì sao lại không khuyến khích xuất bản? Càng làm tôi bực tức đó là chuyện, sau khi chúng tôi tới Philipin, lãnh đạo vẫn cử Liễu Đại Hoa ‘giám sát” tôi, quả thật là làm khó Liễu khi ấy.
Philipin là một quốc đảo, bốn bề là biển, thiếu nước ngọt, chính nhờ thời tiết nơi đây mưa nhiều nên mới đủ nước ngọt. Gặp phải một loạt chuyện như vậy, tâm tình tôi cũng giống thời tiết nên đây, suốt ngày trầm lặng. Chúng tôi tiến hành giao lưu với 3 thành phố của Philipin, ở đâu cũng nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt, hơn nữa họ còn tặng chúng tôi rất nhiều vật phẩm kỷ niệm. Bài học lần trước vẫn còn đó nên tôi không dám nhận bất cứ thứ gì, thứ nào không chối từ được thì giao hết cho lãnh đội.
Về nước không lâu, giải đồng đội bắt đầu diễn ra. Do tôi đã muốn thoái lui, cho nên giải này, tôi quyết định ngồi bàn 3, hai bàn đầu giao cho Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ. Tranh đoạt ngôi quán quân lần này chỉ diễn ra giữa Quảng đông và Hà bắc. Cuối cùng Quảng đông đã lên ngôi cao nhất, trở thành đội đầu tiên “3 lần vô địch liên tiếp”. Hắc long giang ở giải này xếp thứ 4.
Giải cá nhân tôi không tham gia. Năm ấy, Lý Lai Quần vô địch. Và Hồ Vinh Hoa đã bỏ đi được bóng đen Ất tổ, giành ngôi á quân. Thật không thể biết, nếu không bỏ chế độ Giáp tổ, kết quả sẽ như thế nào?
Hết hồi 22, còn tiếp...
toidadoc
23-03-2011, 08:42 PM
Cái ông Vương gia lương này, có cảm giác không bao giờ dám thừa nhận thất bại của mình mà luôn luôn viện cớ ra một lý do nào đó để đổ lỗi.
Đây là đặc tính khiến ông ta ko bao giờ có thể vô địch được
ZhaoXinXin
23-03-2011, 11:56 PM
Cái ông Vương gia lương này, có cảm giác không bao giờ dám thừa nhận thất bại của mình mà luôn luôn viện cớ ra một lý do nào đó để đổ lỗi.
Đây là đặc tính khiến ông ta ko bao giờ có thể vô địch được
Tui cũng..."nghĩ" rằng ông ta không thể vô địch!:))
chim_zunzun
24-03-2011, 01:01 AM
Tui cũng..."nghĩ" rằng ông ta không thể vô địch!:))
Hóa ra Triệu Hâm Hâm người Việt Nam à :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) giờ mới bít nà :-ss:-ss:-ss
phematranhtien
24-03-2011, 02:45 PM
Cái ông Vương gia lương này, có cảm giác không bao giờ dám thừa nhận thất bại của mình mà luôn luôn viện cớ ra một lý do nào đó để đổ lỗi.
Đây là đặc tính khiến ông ta ko bao giờ có thể vô địch được
Đó chỉ là số mạng thôi bạn ạ ! Có nhiều người rất tài năng nhưng chỉ đứng trên cương vị phó hoặc trợ lý mà thôi , nếu kiêm nhiệm chức trưởng , không lâu sẻ gặp nhiều cái không hay !
kmgcak
20-07-2011, 08:42 PM
Với tôi ngày tôi bắt đầu biết BPM là nhờ 2 quyển TKTP và TKHV{dù rằng nó đã lỗi thời}
.Nhưng nhờ có nó tôi mới đam mê cờ tướng,dù ông không vô địch TQ nhưng trong lòng tôi ông là người là người vô địch.
@nghiadiasuongmu:sao không dịch nữa hả bạn?Bạn dich hay lắm.Cám ơn bạn.:)
tientungtt
08-08-2011, 10:51 PM
cảm ơn bạn nghiadiamusuong nhiều, nhờ có bạn mà giờ ,ình có nhiều tài liệu về các thần tượng, thank, thanhk thank
Hồi 23:
Lược dịch: k400201@dichnhac.com
Tác giả: Ân Ba
Nguồn: hychess.com
Sau năm 1982, tôi không còn tham gia giải cá nhân, chỉ tham gia giải đồng đội và một số giải mời. Đây không phải là tôi hết nhiệt huyết với kỳ đàn, mà là tôi cảm thấy tuổi mình ngày một cao, cho nên muốn dành hết tinh lực để kiến lập và huấn luyện đội cờ.
Khi ấy, thực lực của toàn đội Hắc long giang đã tương đối ổn định, vẫn nằm trong 6 đội mạnh nhất kỳ đàn. Nhưng về đội nữ, vẫn là thiên hạ của Thượng hải và Bắc kinh. Hắc long giang khi ấy chưa có đội nữ, vì thế tôi quyết tâm thành lập đội nữ Hắc long giang và đưa nó trở thành một thế lực của kỳ đàn.
Tôi vừa đưa ra suy nghĩ của mình, ngay lập tức nhận được sự cỗ vũ từ các cấp lãnh đạo. Khi giải toàn tỉnh bắt đầu, tôi bận rộn ở nhà thi đấu, nhằm tìm kiếm những con người tiềm năng cho đội.
Những bạn bè thân thiết của tôi đều biết rằng, tôi chọn học sinh rất kỳ quái, trong đó có một điều là: người đó không được quá lanh lợi, chỉ cần trí nhớ tốt thôi. Vì sao lại như vậy? vì tôi cho rằng cờ tướng là một môn nghệ thuật tĩnh, những đứa trẻ lanh lợi thường không cầu tiến, không đủ phần kiên nhẫn. Cho nên tôi chọn đệ tử, thà chọn một người trông có vẻ thật thà nhưng cầu tiến còn hơn. Giống Triệu Quốc Vinh ban đầu cho tôi cảm giác như vậy, về sau đã đã chứng minh con mắt nhìn người của tôi không lầm.
Trong giải trẻ, có hai đứa trẻ làm tôi hài lòng, một là Trương Hiểu Hà, người kia là Trương Mai. Ban đầu để thử sức cờ hai người tôi nhượng hai mã, hai đứa trẻ mang lại cho tôi cảm giác không tồi, và tôi quyết định để bọn họ tiến nhập đội huấn luyện 1 năm.
Phải nói rằng, Trương Hiểu Hà và Trương Mai sau khi gia nhập đội huấn luyện thì rất quyết tâm, vì nếu thành tích của bọn họ không tốt thì sẽ bị trả về, như vậy bọn họ không chỉ phí công một năm mà còn bỏ lỡ việc học hành, chuyện này với hai đứa trẻ mới hơn 10 tuổi thật tàn khốc. May mà cả hai rất chăm chỉ, tôi cũng tận lực chỉ dạy, bây giờ cả hai đều đã là đại sư trên kỳ đàn. Nghĩ tới chuyện này, dường như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
Trương Hiểu Hà và Trương Mai gia nhập đội không lâu, giải đồng đội lại diễn ra, nhưng do bọn họ chưa đủ hỏa hầu, vì thế tôi không để cho bọn họ tham gia giải, giải ấy, đội nữ Thượng hải giành ngôi quán quân.
Giải này tổ chức tại Cáp nhĩ tân, với tư cách là chủ nhà, áp lực lên tôi là rất lớn, hơn nữa tôi vừa là kỳ thủ tham gia thi đấu, vừa là thành viên ban tổ chức, vì thế các kỳ thủ có chuyện gì cũng tìm hỏi tôi, tôi lại không nỡ từ chối, tận lực từ chối, công việc bù đầu cả ngày, thật vô cùng mệt nhọc. Giải đấy tôi ngồi bàn 3, hai bàn đầu do Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ đảm nhận, cách bố trí như vậy vốn dĩ rất có lợi với chúng tôi, nhưng kết quả tôi không phát huy được thực lực, Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ biểu hiện cũng không tốt, vì thế chúng tôi chỉ giành hạng 3 chung cuộc. Hà bắc vượt qua “tam liên quán” Quảng đông lên ngôi vô địch.
Giải đông đội kết thúc, ủy ban thể thao lưu lại một số kỳ thủ trẻ ở Cáp nhĩ tân, một mặt tập trung bồi dưỡng, một mặt nhằm tuyển kỳ thủ cho giải Á châu bôi. Những kỳ thủ trẻ lần ấy tuổi đời còn rất trẻ chỉ trên dưới 20, như Lữ Khâm, Triệu Quốc Vinh, Lý Lai Quần, Vu Ấu Hoa đều tập trung, sự thực chứng minh những kỳ thủ trẻ ấy quả nhiên về sau đều vang danh kỳ đàn.
Lần bồi dưỡng ấy do tôi và Hồ Vinh Hoa dạy chính, Liễu Đại Hoa trợ giảng, về sau do Hồ Vinh Hoa có việc phải trở về Thượng hải, cho nên giảng dạy chỉ do tôi và Liễu Đại Hoa phụ trách. Mỗi sáng, tôi và Liễu Đại Hoa thay nhau phân tích về trung tàn cục, buổi chiều các kỳ thủ thay nhau đấu vòng tròn, trải qua nửa tháng tập luyện như vậy, trình độ các kỳ thủ tiến bộ rõ rệt.
Trong khi tập huấn, tôi rất chú trọng bồi dưỡng năng lực tìm ra cái mới của bọn họ. Còn nhớ vào một buổi sáng, đến phiên tôi giảng về tàn cục, tôi liền bày một tàn cục, trước đây mọi người đều cho đó là một phiên bản của tàn xe tốt liệt hòa mã sỹ tượng toàn, Sau khi tôi bày tàn ấy ra, để bọn họ tự thẩm cờ. Sau vài giờ thẩm cờ bọn họ nói với tôi rằng vì tốt đỏ không cách gì đổi song sỹ đen, cho nên tàn ấy hòa. Thật ra, tàn ấy là đỏ có thể thắng, trong đó có yếu điểm cần phải nắm bắt. Trong lần tập trung ấy, Lữ Khâm thể hiện rất xuất sắc, trở thành điểm sáng của đợt tập huấn.
Sau đợt tập trung, thành phố Cáp nhĩ tân tổ chức giải Cáp nhĩ tân bôi, đại đa số kỳ thủ tham gia là những kỳ thủ vừa trải qua đợt tập huấn, nhưng cũng có một số kỳ thủ đã thành danh, như Tiền Hồng Phát của vùng Tây bắc. Giải ấy, Triệu Quốc Vinh vô địch, Tiền Hồng Phát chỉ về thứ 5.
Sau giải không lâu, giải cá nhân toàn quốc năm 1983 lại tổ chức tại Xuân thành- Côn minh, dù tôi đã không còn tham gia nhưng vẫn rất quan tâm tới giải. Giải ấy, Hồ Vinh Hoa đã trở lại mạnh mẽ và giành chức vô địch, Triệu Quốc Vinh lần thứ 2 tiến vào top 6, và dẫn trở thành chủ lực của kỳ đàn Hắc long giang.
Hết hồi 23, còn tiếp...
Lâm Đệ
06-11-2011, 09:16 PM
Cám ơn ông khu bốn và con tim đã vui trở lại rồi chăng ?
Lâm Đệ
06-11-2011, 11:56 PM
ky0 là một cây bút hiếm hoi vừa có lòng lại vừa có tài ,anh đã tạo sức hút cho diễn đàn cám ơn anh vì những điều tốt đẹp ,nhưng cũng mong anh đừng quên Hồ Vinh Hoa nhé hihih mọi người chờ lâu quá hóa đá hết rồi
Hồi 24:
Lược dịch: k400201@dichnhac.com
Nguồn: hychess.com
Từ trước năm 1983, để cho các kỳ thủ và người yêu cờ có một nơi luyện tập và thi đấu lý tưởng, tôi đã phản ánh với lãnh đạo, hi vọng bọn họ có thể thành lập kỳ viện Hắc long giang.
Sau khi đề đạt nguyện vọng, thì nhận được sự giúp đỡ rất tích cực của Lý Kiếm Bạch, khi ấy là thư ký tỉnh ủy về phong trào cờ. Năm 1983, phòng tài chính chuyển khoản cho kỳ viện 30 vạn tệ, đồng thời trao nhiệm vụ cho tôi là người phụ trách chủ yếu kiến lập kỳ viện.
Tiền đã về, nhưng địa điểm đặt kỳ viện lại có nhiều ý kiến trái chiều. Khi ấy, Lý Kiếm Bạch và tôi đã tìm được một địa điểm vô cùng thích hợp ở bên sông Tùng Hoa. Cảnh vật ở đó như thơ như họa, là địa điểm lý tưởng cho kỳ thủ luyện tập và thi đấu. Nhưng bởi đó là khu xanh hóa nên các vị lãnh đạo đã phủ quyết ý kiến của chúng tôi.
Sau đó tỉnh quyết định cấp cho chúng tôi một mảnh khác bên bờ bắc Tùng Giang, nơi đó cũng rất đẹp, nhưng do địa điểm bên bờ bắc, giao thông không được thuận tiện, chi phí vật liệu xây dựng cũng sẽ rất đắt, bởi thế quyết định này cũng bị phủ quyết. Nhưng bây giờ nhìn lại mới thấy tầm nhìn khi ấy quả là hạn hẹp, bây giờ khu đó là một nơi du lịch nổi tiếng của Cáp nhĩ tân.
Do vẫn chưa có nơi thích hợp, chuyện thành lập kỳ viện tạm thời bị gác lại. Cho tới năm 1985, phòng tài chính ra thông báo, nếu kỳ viện không động công thì sẽ thu hồi khoản tiền đã cấp. Tôi lại chạy đôn đáo khắp nơi nhưng vẫn không tìm được địa điểm mãn ý. Sau đó, lãnh đạo bên Sở thể dục đã quyết định thành lập kỳ viện ở gần Sở, và như vậy kỳ viện Hắc long giang được đặt trên đường Hòa bình gần trung tâm luyện tập của Sở thể dục.
Tiền có, đất cũng đã có, nhưng phải xây kỳ viện như thế nào đây? Đây lại làm tôi khó nghĩ. Bởi lãnh đạo quyết định không được xây dưới 6 tầng, tôi và các đồng chí khác đã nghiên cứu cẩn thận các bản thiết kế được gửi tới. Cuối cùng chọn bản thiết kế của Hồ lão tiên sinh, một người yêu cờ Hắc long giang. Khi ấy đã là tháng 8 năm 1985.
Đợi đến khi công trình chính thức khởi công, tới mới nhận ra rằng, hóa ra 30 vạn vẫn là con số nhỏ. Vì chuyện này tôi lại phải chạy khắp nơi cầu cứu, dù đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, cuối cùng vẫn còn nợ tới 17 vậy. Nhưng dù có vậy thì vẫn rất tốt, sang năm sẽ hoàn trả nợ.
Để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tôi bèn chuyển tới sống ở cùng trường, cùng ăn ngủ với mọi người. Dù khi ấy trời đã vào thu, nhưng thời tiết vẫn còn rất oi bức. Bởi thế công nhân làm việc rất vất vả, thêm vào đó tối đến lại rất nhiều muỗi. Nhìn cảnh ấy tôi không đành lòng, đành bỏ tiền túi mua hoa quả, hương muỗi… trợ giúp mọi người. Và như vậy, dưới sự đồng tâm hợp lực của mọi người, chỉ trong vòng ba tháng công trình đã được hoàn thành.
Bây giờ nhớ lại quãng thời gian lập nghiệp vẫn cứ như mới xảy ra ngày hôm qua. Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thì kỳ viện cũng có nhiều đổi mới, đương nhiên đó là chuyện về sau.
Kỳ viện được hoàn thành nhanh như vậy một phần còn nhờ những thể hiện xuất sắc của đội cờ Hắc long giang trong năm 1984. Năm ấy, giải đồng đội toàn quốc tổ chức ở Hợp phì. Đội Hắc long giang khi ấy có tôi, Triệu Quốc Vinh, Tôn Chí Vỹ, Tôn Thiết Thụy, Vốn dĩ tôi vẫn muốn đánh ở bàn 3, nhường quyền đánh ở bàn 1 cho Triệu Quốc Vinh để rèn luyện nó. Nhưng khi ấy bên liên đoàn cờ có quy định mỗi, mỗi đội phải căn cứ vào bảng xếp hạng Elo để xếp bàn. Elo của tô cao nhất ở Hắc long giang, không còn cách nào khác tôi đành ngồi ở bàn 1. Giải này chúng tôi đánh rất tốt, liên tục dẫn đầu trên bảng xếp hạng. Vòng cuối cùng, gặp đội Liêu ninh, chỉ cần đánh hòa là chúng tôi vô địch, đã ở rất gần chức vô địch nên cả đội rất hưng phấn.
Trong trận ấy, Triệu Quốc Vinh và Tôn Chí Vỹ rất nhanh chóng đánh hòa. Đối thủ của tôi là Triệu Khánh Các cũng đề nghị hòa cờ. Nhưng lúc ấy, tôi nhìn sang bàn 4 xem tình hình của Tôn Thiết Thụy mới giật mình kinh hãi. Tôn lúc này còn pháo mã đối với mã pháo song tốt của đối phương. Tàn cục này tất thua, muốn đoạt quán quân thì Tôn cũng phải thủ hòa, thế là tôi không đồng ý hòa cờ. Lúc ấy, cờ tôi đang có chút ưu thế, nhưng không đủ để giành thắng lợi, hơn nữa tôi vẫn lo lắng cho bàn của tôi. Kết quả do quá phân tâm tôi đánh mất ưu thế và rơi vào thế hạ phong. Một điều nằm ngoài tưởng tượng của mọi người là dù rơi vào tử địa, Tôn vẫn có thể thủ hòa. Còn tôi, bàn cờ đang hòa lại để thua, cuối cùng chúng tôi đành ngậm ngùi nhận ngôi á quân. Nhưng thành tích đó đã là quá tuyệt vời. Giải đồng đội năm ấy, phương bắc thắng lợi toàn diện. Liêu Ninh vô địch, còn Hà bắc cũng xếp thứ ba.
Tiếp theo, trong giải cá nhân toàn quốc, Triệu Quốc Vinh lại xuất sắc giành vị trí thứ 3. Trong mấy năm về sau, thành tích của Triệu luôn rất tốt, từng bước tiến vào nhóm quốc thủ trên kỳ đàn.
-Hết hồi 24, còn tiếp...-
scholes
16-09-2012, 10:37 AM
Hay lắm bạn , vẫn dùng số đt cũ chứ? hôm trước về quê gọi không được
Lâm Đệ
16-09-2012, 10:43 AM
Tôi vẫn nghĩ đây là dịch giả hết sức tài hoa ,vắng anh một thời gian diễn đàn cũng có những khoảng trống khó lấp .Mong đọc thêm nhiều bài của lão đệ nữa nhé
langtugiangho
24-09-2012, 08:18 PM
Qúa hay!hy vọng sẽ tiếp tục được đọc những hồi tiếp theo cua anh KYO!
àh quên,anh cũng ở NGHỆ AN hả?em cũng ở Nghệ An nì
sedbadrdmm
04-03-2016, 06:59 AM
Hồ Vinh Hoa có lẽ cay cú Vương Gia Lương chuyện gì nên hay trêu ghẹo VGL :choc
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.