TSVA
01-10-2010, 10:59 PM
Bộ truyện gồm 12 Hồi, mỗi Hồi sẽ miêu tả chi tiết về một đội trong bối cảnh cuộc tranh đấu quyền lực để lên ngôi vương.
Hồi 1: Tô Lịch Xanh Trong, Thăng Long Dậy Sóng (Nói về Thanh Xuân)
Thăng Long 1000 năm Trước Công Nguyên là vùng đất rộng lớn, màu mỡ và trù phú. Con người nơi đây sống no ấm, chan hòa bên dòng sông Tô Lịch hiền hòa. Dòng sông Tô Lịch ngày ấy nước rất trong và sâu. Tôm cá nô đùa thỏa thích mà không lo chết ngửa bụng như bây giờ. Để đi từ bờ bên này sang bờ bên kia người ta phải chèo thuyền mất một ngày. Còn để đi từ đầu sông tới cuối sông thì người ta phải đi mất 1 năm. Quả là một con sông rộng lớn nhất lúc bấy giờ. Hai bên bờ là những xóm làng đông đúc, nhộp nhịp. Ngày ấy chưa có vương pháp cai trị, người dân sống thành từng bang hội. Họ mua bán và cư xử với nhau theo những quy tắc, luật lệ riêng. Cuộc sống thật là thái bình, hạnh phúc.
Sống quanh con sông Tô Lịch có rất nhiều bang phái nhưng các bang phái chính có thể kể là bang Yên Hòa & Quang Trung nằm ở phía Tả sông Tô Lịch; Bang Kỳ Hữu và Đống Đa nằm ở phía Hữu sông Tô Lịch; Bang TLKD nằm ở phía thượng nguồn sông Tô Lịch, bang Thanh Xuân nằm ở hạ lưu sông Tô Lịch. Mỗi bang đều có thế mạnh, sở trường riêng. Bang Yên Hòa tập trung sản xuất lương thực. Bang Quang Trung chuyên sản xuất buôn bán vải vóc, vũ khí. Bang TLKD chuyên cung cấp thông tin về thời tiết, sổ xố, loto…. Bang Đống Đa chuyên gõ đầu trẻ, viết sách, cung cấp các dịch vụ chiêm tinh, dự đoán. Bang Thanh Xuân chuyên sản xuất thuốc lá, giày dép. Bang Kỳ Hữu chuyên sống bằng các ván cờ thế và mua bán trao đổi hàng hóa giữa các bang.
Các bang hội trao đổi, hợp tác với nhau đã qua rất nhiều đời nay. Tất cả đều quý mến, sống với nhau rất hòa thuận. Thỉnh thoảng có xảy ra xung đột nhỏ nhưng sau đó đều được giải quyết êm thấm trên tinh thần nhường nhịn lẫn nhau. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về là toàn bộ các bang hội hai bên bờ sông đều tổ chức đua thuyền, đấu võ, bắn tên. Toàn bộ dân cư hai bên bờ sông đều tham gia rất nhiệt tình và hăng hái. Cuộc sống thật là tươi đẹp. Thăng Long có thể sẽ mãi yên bình như thế cho đến ngày nay nếu không có chuyện nảy sinh từ bang Thanh Xuân.
Vào ngày một ngày đẹp trời bang chủ Thanh Xuân là Ma Đạo Kỳ Tuyệt Nguyễn Thành Nam đi hóng mát trên du thuyền với mấy em chân dài thì thấy xa xa trên dòng sông có vật gì óng ánh trôi từ phía thượng nguồn liền yêu cầu môt em chân dài nhất bơi ra mang vào. Hóa ra đó là một quyển sách mạ vàng. Không hiểu sao mà nó không chìm mà cứ nổi trên mặt nước. Khả năng là sách này trôi từ bên Tàu sang. Quyển sách có tên là Thăng Long Đế Vương. Đọc lướt qua thấy có ba chương. Chương 1 nói về các thế võ bí truyền. Chương 2 nói về cách quy phục các bang hội khác. Chương 3 bàn về Mộng đế vương. MDKT ngay lập tức xuôi thuyền về bản doanh, đóng cửa nghiên cứu, rời xa tửu sắc, lô đề, cờ quạt suốt 3 ngày 3 đêm.
Đến đêm thứ 3 thì trong thư phòng của MDKT vang lên một tiếng hú rõ to. MDKT đứng đang ngồi thiền bỗng đứng thẳng dậy kêu á một tiếng. Hóa ra thân hình của bang chủ cao quá lên khi đứng dậy đã va phải xà nhà. Nén nhịn cơn đau, MDKT cười một mình rồi lẩm bẩm “Thiên hạ là của ta. Thăng Long là của ta” Chắc là sau mấy ngày tu luyện, MDKT đã hiểu hết các điều trong huyền thư nên mới có tâm trạng như vậy. Không biết bang chủ TX có bị tẩu hỏa nhập ma không nữa vì từ ngày đọc xong bí kíp thấy rất hay cười một mình.
Ngay sáng tinh mơ, MDKT cho gọi các Đà chủ Đào Cao Khoa, Chúm chím Lê Mạnh Hiệp, Hứa Ngân Linh, Âm Tàn Lão Quái Thái Thăng Long, Phan An Tuấn Hiệp vào thảo luận. Yêu cầu mọi người ngay lập tức rèn luyện ba quân võ nghệ như sách, tích lũy lương thảo, mài dũa đao kiếm chuẩn bị cho nghiệp lớn. Nghe thấy MDKT nói về việc nhất thống thiên hạ, ba quân tướng sĩ của Thanh Xuân đều vui mừng, ngày đêm hăng say luyện tập, mong sớm lập được công đầu. Một xã hội loạn lạc, không ngừng phân chia đã bắt đầu từ đây.
Ngày hội các bang phái mùa xuân năm, khi lớp sương mù giăng giăng trên mặt sông chưa tan hết thì 6 bang phái lớn nhất đã tập trung tại Thăng Long Kỳ Đạo Quán với đầy đủ các anh tài. TLKD là một Đạo quán lớn nhất lúc bấy giờ. Quán nằm bên cạnh con sông Tô Lịch mộng mơ với đầy đủ các món ẩm thực phong phú cũng như các trò tiêu khiển thịnh hành nhất lúc bấy giờ như Cờ úp, cờ nhanh, cờ đôi… Khi toàn bộ các bang hội chưa yên vị thì MDKT đã đứng lên yêu cầu 6 bang phái thống nhất thành một bang chung để xây dựng vương quốc hùng mạnh. 5 bang phái còn lại đều đứng dậy phản đối vì họ thấy không thấy có lợi ích gì cả. Tuy nhiên, MDKT với tư tưởng bá vương thẩm thấu từ huyền thư kiên quyết bắt 5 bang phái còn lại phải tuân theo ý muốn của mình. Cuộc khẩu chiến chẳng mấy chốc biến thành võ chiến. MDKT thách thức nếu bất cứ ai mà chống đỡ được 30 chiêu của mình thì sẽ ngừng việc thống nhất. Quả là nỗi sỉ nhục đối với các bang hội khác vì từ trước tới giờ MDKT đều không thắng nổi bất cứ bang chủ nào.
Cuộc so tài diễn ngay sảnh võ đường của quán. Lần lượt bang chủ của Kỳ Hữu là Vô Thiên, đến bang chủ Yên Hòa là TSVA đều không thể đỡ quá được 20 chiêu đao. Mỗi chiêu của MDKT cực kỳ biến hóa và chuẩn xác. Đặc biệt đằng sau mỗi chiêu lại đi kèm với một lực âm kình rất mạnh. Quần hùng kinh sợ vì không hiểu MDKT học ở đầu võ công cái thế như vậy. Chỉ trong vòng 1 năm mà võ công đã tinh tiến không thể nào tưởng tượng nổi. Chưa đầy nửa canh giờ thì 5 bang chủ đều rớt đài. Tất cả đều hoảng sợ nhưng chẳng lẽ lại chịu ngồi yên để MDKT độc bá thiên hạ nên đành phải dùng kế hoãn binh là đến Tết trung thu năm nay sẽ cử đại diện tới Thanh Xuân trại để bàn tính việc hợp nhất. MDKT nhẩm tính như vậy cũng chẳng còn bao xa, chỉ độ 6 tháng nữa là mình có thể lên ngôi hoàng đế. Cứ để bọn ngư dân này về suy tính cho kỹ để đỡ mang tiếng ta lấy mạnh hiếp yếu.
Sau khi tan hội xuân thì 5 bang phái còn lại tụ họp tại một địa điểm bí mật lại để đối phó với Thanh Xuân. Tất cả đều thống nhất đoàn kết, đồng lòng để chống lại mưu đồ đế vương của TX. Về đến doanh trại của mình, bang chủ của môn phái đôn đốc anh em tích cực luyện tập không ngừng để sang thu có khả năng chống lại đội quân hùng mạnh của TX. Ai nấy đều mong có thể trả được nỗi nhục trong ngày hội xuân. Đặc biệt là các bang phái chính như Kỳ Hữu, Đống Đa và Quang Trung, vốn là những bang phái rất mạnh từ nhiều đời nay. Họ không thể để cho một bang phái mới nổi lấn át được.
Trung thu năm ấy khi những cơn gió mát thổi về xua tan đi cái oi bức mùa hè thì cũng đến lúc thời hạn cuối cùng cho việc gia nhập liên minh Thăng Long Kỳ Đạo đã hết. MĐKT thức dậy từ sáng sớm, ăn sáng xong, uống đến 3 ly café mà vẫn chưa thấy bang hội nào trình diện. Không hiểu có phải tắc thuyền bè gì không mà không thằng nào đến trình diện nhỉ. Phải chăng chúng không sợ thần võ của quân ta? Toàn một lũ ngư dân mà sao đợt này gan dạ thế.
Khi ánh hoàng hôn sắp tắt ở phía chân trời xa xa mà bến trại vẫn không xuất hiện một đại diện nào của các bang hội khác. MDKT đứng ngồi không yên lẩm bẩm “Chúng bay không mau đến để ta còn đi nhậu. Rất nhiều anh em chiến hữu đang chờ ta ở Thịt chó Sơn Hải”. (Chả là bên bờ sông Tô Lịch ngày ấy có một quán thịt chó Sơn Hải nôi tiếng khắp vùng). Khi trời bắt đầu sang thu thi có rất nhiều khách tới đây thưởng thức món cầy tơ này. Nhưng không may cho MDKT là đến khi trăng đã lên soi bóng tròn vành vạnh trên dòng sông rồi mà vẫn không có ma nào trình diện cả. Đánh phải hủy bữa nhậu vậy. MĐKT điên tiết cho gọi các tướng vào trướng bàn chiến lược chinh phạt.
“ Hỡi các tướng, ta đã lấy lòng nhân để quy phục các bang hội nhưng đám ngư dân kia lại không hiểu sự nhân từ đó buộc ta phải tuốt gưom, xả tên. Để xây dựng nghiệp đế ngàn thu thì không tránh được sự đổ máu nên chúng ta sẽ phải ra trận dùng đội quân hùng mạnh để ép cả thiên hạ phải quy phục dưới chân chúng ta”. MDKT hùng hồn tuyên bố. Sau đó MDKT cử tướng tiên phong Đào Cao Khoa đi chinh phạt Đống Đa, Hứa Ngân Linh đi đánh chiếm Kỳ Hữu, Chúm chím Đại Sư Lê Mạnh Hiệp đi điều trị Quang Trung (nên sau này mới bị mua chuộc chuyển sang Quang Trung), Âm Tàn Lão Quái đi thôn tính Yên Hòa, còn Phan An Tuấn Hiệp với sức trẻ đi thu phục TLKD tận thượng nguồn.
Vào giữa đông năm ấy thì cuộc chiến xảy giữa TX và 5 bang phái còn lại đã diễn ra trên toàn mặt sông Tô Lịch. Hai bên đánh nhau liên tục khiến cho mặt nước không kịp đóng băng. Thuyền bè các bên dàn kín từ thượng nguồn đến cuối nguồn, xác chết quân sĩ nhiều không kể siết khiến mặt sông lúc nào cũng loang loáng màu đỏ. Cuộc giao tranh thật là khốc liệt. TX với các chiến tướng và đội quân tinh nhuệ của mình đã liên tục dồn ép các bang phái khác trong tình trạng chống đỡ hết sức khó khăn. Tuy nhiên,các bang phái với tinh thần không chịu khuất phục đã chiến đấu rất quả cảm.
Nhưng cuối cùng thì trải qua 10 mùa đông chinh chiến xa nhà thì TX cũng đã chinh phạt thành công các bang hội khác nhờ lương thực nhiều hơn, quân sĩ thiện chiến hơn và thuốc lá nhiều hơn khiến quân sĩ các bang phái khác nhiều người chưa ra trận đã chết vì ung thư phổi. Giành chiến thắng trong cuộc đại chiến, TX đã thống nhất toàn bộ các bang phái lập ra một triều đại mới, triều đại Thăng Long. MDKT lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu là TLKD2009. Một thời kỳ mới bắt đầu. Một trang sử mới sẽ lưu truyên thiên thu và các cuộc tranh đấu không ngừng nhằm thống trị ngôi đế vương cũng bắt đầu từ đây.
Mời các đón xem Hồi 2 “Thanh Xuân Biến Dị, Thập Nhị Phân Tranh”
Hồi 1: Tô Lịch Xanh Trong, Thăng Long Dậy Sóng (Nói về Thanh Xuân)
Thăng Long 1000 năm Trước Công Nguyên là vùng đất rộng lớn, màu mỡ và trù phú. Con người nơi đây sống no ấm, chan hòa bên dòng sông Tô Lịch hiền hòa. Dòng sông Tô Lịch ngày ấy nước rất trong và sâu. Tôm cá nô đùa thỏa thích mà không lo chết ngửa bụng như bây giờ. Để đi từ bờ bên này sang bờ bên kia người ta phải chèo thuyền mất một ngày. Còn để đi từ đầu sông tới cuối sông thì người ta phải đi mất 1 năm. Quả là một con sông rộng lớn nhất lúc bấy giờ. Hai bên bờ là những xóm làng đông đúc, nhộp nhịp. Ngày ấy chưa có vương pháp cai trị, người dân sống thành từng bang hội. Họ mua bán và cư xử với nhau theo những quy tắc, luật lệ riêng. Cuộc sống thật là thái bình, hạnh phúc.
Sống quanh con sông Tô Lịch có rất nhiều bang phái nhưng các bang phái chính có thể kể là bang Yên Hòa & Quang Trung nằm ở phía Tả sông Tô Lịch; Bang Kỳ Hữu và Đống Đa nằm ở phía Hữu sông Tô Lịch; Bang TLKD nằm ở phía thượng nguồn sông Tô Lịch, bang Thanh Xuân nằm ở hạ lưu sông Tô Lịch. Mỗi bang đều có thế mạnh, sở trường riêng. Bang Yên Hòa tập trung sản xuất lương thực. Bang Quang Trung chuyên sản xuất buôn bán vải vóc, vũ khí. Bang TLKD chuyên cung cấp thông tin về thời tiết, sổ xố, loto…. Bang Đống Đa chuyên gõ đầu trẻ, viết sách, cung cấp các dịch vụ chiêm tinh, dự đoán. Bang Thanh Xuân chuyên sản xuất thuốc lá, giày dép. Bang Kỳ Hữu chuyên sống bằng các ván cờ thế và mua bán trao đổi hàng hóa giữa các bang.
Các bang hội trao đổi, hợp tác với nhau đã qua rất nhiều đời nay. Tất cả đều quý mến, sống với nhau rất hòa thuận. Thỉnh thoảng có xảy ra xung đột nhỏ nhưng sau đó đều được giải quyết êm thấm trên tinh thần nhường nhịn lẫn nhau. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về là toàn bộ các bang hội hai bên bờ sông đều tổ chức đua thuyền, đấu võ, bắn tên. Toàn bộ dân cư hai bên bờ sông đều tham gia rất nhiệt tình và hăng hái. Cuộc sống thật là tươi đẹp. Thăng Long có thể sẽ mãi yên bình như thế cho đến ngày nay nếu không có chuyện nảy sinh từ bang Thanh Xuân.
Vào ngày một ngày đẹp trời bang chủ Thanh Xuân là Ma Đạo Kỳ Tuyệt Nguyễn Thành Nam đi hóng mát trên du thuyền với mấy em chân dài thì thấy xa xa trên dòng sông có vật gì óng ánh trôi từ phía thượng nguồn liền yêu cầu môt em chân dài nhất bơi ra mang vào. Hóa ra đó là một quyển sách mạ vàng. Không hiểu sao mà nó không chìm mà cứ nổi trên mặt nước. Khả năng là sách này trôi từ bên Tàu sang. Quyển sách có tên là Thăng Long Đế Vương. Đọc lướt qua thấy có ba chương. Chương 1 nói về các thế võ bí truyền. Chương 2 nói về cách quy phục các bang hội khác. Chương 3 bàn về Mộng đế vương. MDKT ngay lập tức xuôi thuyền về bản doanh, đóng cửa nghiên cứu, rời xa tửu sắc, lô đề, cờ quạt suốt 3 ngày 3 đêm.
Đến đêm thứ 3 thì trong thư phòng của MDKT vang lên một tiếng hú rõ to. MDKT đứng đang ngồi thiền bỗng đứng thẳng dậy kêu á một tiếng. Hóa ra thân hình của bang chủ cao quá lên khi đứng dậy đã va phải xà nhà. Nén nhịn cơn đau, MDKT cười một mình rồi lẩm bẩm “Thiên hạ là của ta. Thăng Long là của ta” Chắc là sau mấy ngày tu luyện, MDKT đã hiểu hết các điều trong huyền thư nên mới có tâm trạng như vậy. Không biết bang chủ TX có bị tẩu hỏa nhập ma không nữa vì từ ngày đọc xong bí kíp thấy rất hay cười một mình.
Ngay sáng tinh mơ, MDKT cho gọi các Đà chủ Đào Cao Khoa, Chúm chím Lê Mạnh Hiệp, Hứa Ngân Linh, Âm Tàn Lão Quái Thái Thăng Long, Phan An Tuấn Hiệp vào thảo luận. Yêu cầu mọi người ngay lập tức rèn luyện ba quân võ nghệ như sách, tích lũy lương thảo, mài dũa đao kiếm chuẩn bị cho nghiệp lớn. Nghe thấy MDKT nói về việc nhất thống thiên hạ, ba quân tướng sĩ của Thanh Xuân đều vui mừng, ngày đêm hăng say luyện tập, mong sớm lập được công đầu. Một xã hội loạn lạc, không ngừng phân chia đã bắt đầu từ đây.
Ngày hội các bang phái mùa xuân năm, khi lớp sương mù giăng giăng trên mặt sông chưa tan hết thì 6 bang phái lớn nhất đã tập trung tại Thăng Long Kỳ Đạo Quán với đầy đủ các anh tài. TLKD là một Đạo quán lớn nhất lúc bấy giờ. Quán nằm bên cạnh con sông Tô Lịch mộng mơ với đầy đủ các món ẩm thực phong phú cũng như các trò tiêu khiển thịnh hành nhất lúc bấy giờ như Cờ úp, cờ nhanh, cờ đôi… Khi toàn bộ các bang hội chưa yên vị thì MDKT đã đứng lên yêu cầu 6 bang phái thống nhất thành một bang chung để xây dựng vương quốc hùng mạnh. 5 bang phái còn lại đều đứng dậy phản đối vì họ thấy không thấy có lợi ích gì cả. Tuy nhiên, MDKT với tư tưởng bá vương thẩm thấu từ huyền thư kiên quyết bắt 5 bang phái còn lại phải tuân theo ý muốn của mình. Cuộc khẩu chiến chẳng mấy chốc biến thành võ chiến. MDKT thách thức nếu bất cứ ai mà chống đỡ được 30 chiêu của mình thì sẽ ngừng việc thống nhất. Quả là nỗi sỉ nhục đối với các bang hội khác vì từ trước tới giờ MDKT đều không thắng nổi bất cứ bang chủ nào.
Cuộc so tài diễn ngay sảnh võ đường của quán. Lần lượt bang chủ của Kỳ Hữu là Vô Thiên, đến bang chủ Yên Hòa là TSVA đều không thể đỡ quá được 20 chiêu đao. Mỗi chiêu của MDKT cực kỳ biến hóa và chuẩn xác. Đặc biệt đằng sau mỗi chiêu lại đi kèm với một lực âm kình rất mạnh. Quần hùng kinh sợ vì không hiểu MDKT học ở đầu võ công cái thế như vậy. Chỉ trong vòng 1 năm mà võ công đã tinh tiến không thể nào tưởng tượng nổi. Chưa đầy nửa canh giờ thì 5 bang chủ đều rớt đài. Tất cả đều hoảng sợ nhưng chẳng lẽ lại chịu ngồi yên để MDKT độc bá thiên hạ nên đành phải dùng kế hoãn binh là đến Tết trung thu năm nay sẽ cử đại diện tới Thanh Xuân trại để bàn tính việc hợp nhất. MDKT nhẩm tính như vậy cũng chẳng còn bao xa, chỉ độ 6 tháng nữa là mình có thể lên ngôi hoàng đế. Cứ để bọn ngư dân này về suy tính cho kỹ để đỡ mang tiếng ta lấy mạnh hiếp yếu.
Sau khi tan hội xuân thì 5 bang phái còn lại tụ họp tại một địa điểm bí mật lại để đối phó với Thanh Xuân. Tất cả đều thống nhất đoàn kết, đồng lòng để chống lại mưu đồ đế vương của TX. Về đến doanh trại của mình, bang chủ của môn phái đôn đốc anh em tích cực luyện tập không ngừng để sang thu có khả năng chống lại đội quân hùng mạnh của TX. Ai nấy đều mong có thể trả được nỗi nhục trong ngày hội xuân. Đặc biệt là các bang phái chính như Kỳ Hữu, Đống Đa và Quang Trung, vốn là những bang phái rất mạnh từ nhiều đời nay. Họ không thể để cho một bang phái mới nổi lấn át được.
Trung thu năm ấy khi những cơn gió mát thổi về xua tan đi cái oi bức mùa hè thì cũng đến lúc thời hạn cuối cùng cho việc gia nhập liên minh Thăng Long Kỳ Đạo đã hết. MĐKT thức dậy từ sáng sớm, ăn sáng xong, uống đến 3 ly café mà vẫn chưa thấy bang hội nào trình diện. Không hiểu có phải tắc thuyền bè gì không mà không thằng nào đến trình diện nhỉ. Phải chăng chúng không sợ thần võ của quân ta? Toàn một lũ ngư dân mà sao đợt này gan dạ thế.
Khi ánh hoàng hôn sắp tắt ở phía chân trời xa xa mà bến trại vẫn không xuất hiện một đại diện nào của các bang hội khác. MDKT đứng ngồi không yên lẩm bẩm “Chúng bay không mau đến để ta còn đi nhậu. Rất nhiều anh em chiến hữu đang chờ ta ở Thịt chó Sơn Hải”. (Chả là bên bờ sông Tô Lịch ngày ấy có một quán thịt chó Sơn Hải nôi tiếng khắp vùng). Khi trời bắt đầu sang thu thi có rất nhiều khách tới đây thưởng thức món cầy tơ này. Nhưng không may cho MDKT là đến khi trăng đã lên soi bóng tròn vành vạnh trên dòng sông rồi mà vẫn không có ma nào trình diện cả. Đánh phải hủy bữa nhậu vậy. MĐKT điên tiết cho gọi các tướng vào trướng bàn chiến lược chinh phạt.
“ Hỡi các tướng, ta đã lấy lòng nhân để quy phục các bang hội nhưng đám ngư dân kia lại không hiểu sự nhân từ đó buộc ta phải tuốt gưom, xả tên. Để xây dựng nghiệp đế ngàn thu thì không tránh được sự đổ máu nên chúng ta sẽ phải ra trận dùng đội quân hùng mạnh để ép cả thiên hạ phải quy phục dưới chân chúng ta”. MDKT hùng hồn tuyên bố. Sau đó MDKT cử tướng tiên phong Đào Cao Khoa đi chinh phạt Đống Đa, Hứa Ngân Linh đi đánh chiếm Kỳ Hữu, Chúm chím Đại Sư Lê Mạnh Hiệp đi điều trị Quang Trung (nên sau này mới bị mua chuộc chuyển sang Quang Trung), Âm Tàn Lão Quái đi thôn tính Yên Hòa, còn Phan An Tuấn Hiệp với sức trẻ đi thu phục TLKD tận thượng nguồn.
Vào giữa đông năm ấy thì cuộc chiến xảy giữa TX và 5 bang phái còn lại đã diễn ra trên toàn mặt sông Tô Lịch. Hai bên đánh nhau liên tục khiến cho mặt nước không kịp đóng băng. Thuyền bè các bên dàn kín từ thượng nguồn đến cuối nguồn, xác chết quân sĩ nhiều không kể siết khiến mặt sông lúc nào cũng loang loáng màu đỏ. Cuộc giao tranh thật là khốc liệt. TX với các chiến tướng và đội quân tinh nhuệ của mình đã liên tục dồn ép các bang phái khác trong tình trạng chống đỡ hết sức khó khăn. Tuy nhiên,các bang phái với tinh thần không chịu khuất phục đã chiến đấu rất quả cảm.
Nhưng cuối cùng thì trải qua 10 mùa đông chinh chiến xa nhà thì TX cũng đã chinh phạt thành công các bang hội khác nhờ lương thực nhiều hơn, quân sĩ thiện chiến hơn và thuốc lá nhiều hơn khiến quân sĩ các bang phái khác nhiều người chưa ra trận đã chết vì ung thư phổi. Giành chiến thắng trong cuộc đại chiến, TX đã thống nhất toàn bộ các bang phái lập ra một triều đại mới, triều đại Thăng Long. MDKT lên ngôi Hoàng đế và lấy niên hiệu là TLKD2009. Một thời kỳ mới bắt đầu. Một trang sử mới sẽ lưu truyên thiên thu và các cuộc tranh đấu không ngừng nhằm thống trị ngôi đế vương cũng bắt đầu từ đây.
Mời các đón xem Hồi 2 “Thanh Xuân Biến Dị, Thập Nhị Phân Tranh”