Minh Ngọc
12-10-2010, 11:24 AM
Nơi diễn ra giải “Vô địch cờ tướng – ĐH TDTT – Toàn Quốc lần thứ VI - 2010”
Nguồn gốc lịch sử.
Giải “Vô địch cờ tướng – ĐH TDTT – Toàn Quốc lần thứ VI - 2010” được tổ chức tại nhà khách Số 1 Trấn Vũ. Tọa lạc trên bán đảo Trấn Vũ, đây quả thật là nơi thắng cảnh. Mặt phía trước là Phố Trấn Vũ, xung quanh được Hồ Trúc Bạch bao bọc. Ở nơi đây có thể nhìn bao quát hết Hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên và các quần thể kiến trúc xung quanh. Chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên hòa quyện với con người.
Các bạn ở phương xa tới nếu chỉ tập trung thi đấu mà không một lần nhìn ra xung quanh, thì sẽ rất hối tiếc. Bởi lẽ không phải lúc nào các bạn cũng tận hưởng được không chỉ là vẻ đẹp, mà bởi vì nơi đây còn là nơi rất gắn bó với Hà Nội ngàn năm, chỗ giao hòa của đất với trời, là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”.
Nơi thi đấu: Mặt trước:
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853101286815234_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798386)
Mặt sau nhìn ra Hồ Trúc Bạch (Để có được tấm ảnh này tôi phải bơi từ phòng thi đấu ra giữa hồ, chụp xong lại bơi lạ phòng thi đấu. Lên tới nơi mới sực nhớ ra là mình không biết bơi.:)) ):
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/128685308920403400_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798326)
Đó chính là Hồ Trúc Bạch với Đường Trấn Vũ, nằm trong quần thể Hồ Tây xưa.
Hồ Tây:
Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha). Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng. Hiện nay, hồ đang được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mở rộng trong tương lai, thay thế cho vị trí trung tâm Hà Nội của hồ Gươm hiện tại.
Đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ.
• Theo truyện "Hồ Tinh" thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì truyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp ở đây làm hại dân. Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, hang sập ra thành hồ.
• Theo truyện "Không Lộ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng nhà sư Không Lộ có tài thu hết đồng đen của phương Bắc đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền chạy đi tìm mẹ. Tới đây tiếng chuông dứt, nó không biết đi đâu, quần thảo mãi khiến đất sụt thành hồ.
Theo sách xưa ghi chép thì thế kỷ 11, hồ này mang tên hồ Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới năm 1573 do kị huý của vua Lê Thế Tôn là Duy Đàm nên đổi tên là Tây Hồ (hồ nằm phía tây của thành Thăng Long). Năm 1675 hồ lại được đổi tên thành Đoái Hồ do kị huý với chúa Tây Vương Trịnh Tạc.
Con đường mới mở vòng quanh hồ Tây cho phép du khách tham quan ngoạn cảnh dễ dàng
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.
Hồ Trúc Bạch:
Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nguyên là một phần hồ Tây.
Hồ Trúc Bạch ngày nay:
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/12868531011459890200_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798383)
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853097800800917_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798361)
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853085325904198_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798303)
Sự hình thành:
Trước kia đây là hồ Tây, ở vào góc Đông Nam. Thời trước khu vực này vì sóng lặng hơn nên cá hồ Tây thường tụ về đây. Dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê nhỏ để ngăn góc này lại, đánh cá cho dễ hơn, và sau là nuôi cá. Sau đó chúa Trịnh cho đắp con đê rộng ra, và gọi là đê Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Sau này đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay.
Phía Đông hồ có bán đảo, dân năm làng đúc đồng ở Bắc Ninh tụ ở đây, hình thành làng đúc đồng Ngũ Xã.
Hồ ngày xưa: Bên phải là Hồ tây, bên trái là Hồ Trúc Bạch, có làng Ngũ Xã ở bên trái. Đê Cố Ngự ở giữa 2 hồ:
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853091346629945_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798333)Tên hồ:
Khi mới bị ngăn ra, hồ chưa có tên riêng, vẫn chỉ là một góc của hồ Tây.
Gần hồ có làng Trúc Yên, trồng nhiều trúc, cũng có tên là Trúc Lâm.
Vào thế kỉ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ và cũng gọi là Trúc Lâm. Sau đó Trúc Lâm trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội, họ buộc phải tự dệt lụa để nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Di tích:
Xung quanh hồ có nhiều nơi di tích cổ như: đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi.
Năm 1925, xưởng phát điện Yên Phụ được người Pháp cho xây dựng bên bờ phía Bắc của hồ Trúc Bạch và nó trở thành nguồn cung cấp điện quan trọng nhất cho Hà Nội đến tận cuối thập niên 1980. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không lực Hoa Kỳ đã tập trung oanh tạc nhà máy này. Để bảo vệ nhà máy điện và khu vực Ba Đình gần đó, hệ thống phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam được bố trí dày đặc ở đây. Ngày 26/10/1967, máy bay của John McCain trong khi thực hiện nhiệm vụ oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ đã bị tên lửa bắn rơi. Ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị dân quân ở khu vực này bắt.
Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng cổ xung quanh hồ Trúc Bạch không còn nữa, thay vào đó là các nhà và công trình theo kiến trúc hiện đại. Bờ hồ được kè đá và làm đường lưu thông xung quanh.
Nguồn gốc lịch sử.
Giải “Vô địch cờ tướng – ĐH TDTT – Toàn Quốc lần thứ VI - 2010” được tổ chức tại nhà khách Số 1 Trấn Vũ. Tọa lạc trên bán đảo Trấn Vũ, đây quả thật là nơi thắng cảnh. Mặt phía trước là Phố Trấn Vũ, xung quanh được Hồ Trúc Bạch bao bọc. Ở nơi đây có thể nhìn bao quát hết Hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên và các quần thể kiến trúc xung quanh. Chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên hòa quyện với con người.
Các bạn ở phương xa tới nếu chỉ tập trung thi đấu mà không một lần nhìn ra xung quanh, thì sẽ rất hối tiếc. Bởi lẽ không phải lúc nào các bạn cũng tận hưởng được không chỉ là vẻ đẹp, mà bởi vì nơi đây còn là nơi rất gắn bó với Hà Nội ngàn năm, chỗ giao hòa của đất với trời, là nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”.
Nơi thi đấu: Mặt trước:
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853101286815234_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798386)
Mặt sau nhìn ra Hồ Trúc Bạch (Để có được tấm ảnh này tôi phải bơi từ phòng thi đấu ra giữa hồ, chụp xong lại bơi lạ phòng thi đấu. Lên tới nơi mới sực nhớ ra là mình không biết bơi.:)) ):
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/128685308920403400_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798326)
Đó chính là Hồ Trúc Bạch với Đường Trấn Vũ, nằm trong quần thể Hồ Tây xưa.
Hồ Tây:
Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha). Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng. Hiện nay, hồ đang được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mở rộng trong tương lai, thay thế cho vị trí trung tâm Hà Nội của hồ Gươm hiện tại.
Đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ.
• Theo truyện "Hồ Tinh" thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì truyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp ở đây làm hại dân. Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, hang sập ra thành hồ.
• Theo truyện "Không Lộ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng nhà sư Không Lộ có tài thu hết đồng đen của phương Bắc đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền chạy đi tìm mẹ. Tới đây tiếng chuông dứt, nó không biết đi đâu, quần thảo mãi khiến đất sụt thành hồ.
Theo sách xưa ghi chép thì thế kỷ 11, hồ này mang tên hồ Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới năm 1573 do kị huý của vua Lê Thế Tôn là Duy Đàm nên đổi tên là Tây Hồ (hồ nằm phía tây của thành Thăng Long). Năm 1675 hồ lại được đổi tên thành Đoái Hồ do kị huý với chúa Tây Vương Trịnh Tạc.
Con đường mới mở vòng quanh hồ Tây cho phép du khách tham quan ngoạn cảnh dễ dàng
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.
Hồ Trúc Bạch:
Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nguyên là một phần hồ Tây.
Hồ Trúc Bạch ngày nay:
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/12868531011459890200_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798383)
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853097800800917_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798361)
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853085325904198_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798303)
Sự hình thành:
Trước kia đây là hồ Tây, ở vào góc Đông Nam. Thời trước khu vực này vì sóng lặng hơn nên cá hồ Tây thường tụ về đây. Dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp một con đê nhỏ để ngăn góc này lại, đánh cá cho dễ hơn, và sau là nuôi cá. Sau đó chúa Trịnh cho đắp con đê rộng ra, và gọi là đê Cố Ngự (nghĩa là giữ vững). Sau này đường Cố Ngự bị đọc chệch thành Cổ Ngư, và là đường Thanh Niên ngày nay.
Phía Đông hồ có bán đảo, dân năm làng đúc đồng ở Bắc Ninh tụ ở đây, hình thành làng đúc đồng Ngũ Xã.
Hồ ngày xưa: Bên phải là Hồ tây, bên trái là Hồ Trúc Bạch, có làng Ngũ Xã ở bên trái. Đê Cố Ngự ở giữa 2 hồ:
http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/12/10/11/1286853091346629945_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/720798333)Tên hồ:
Khi mới bị ngăn ra, hồ chưa có tên riêng, vẫn chỉ là một góc của hồ Tây.
Gần hồ có làng Trúc Yên, trồng nhiều trúc, cũng có tên là Trúc Lâm.
Vào thế kỉ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ và cũng gọi là Trúc Lâm. Sau đó Trúc Lâm trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội, họ buộc phải tự dệt lụa để nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lụa trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, và hồ cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
Di tích:
Xung quanh hồ có nhiều nơi di tích cổ như: đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi.
Năm 1925, xưởng phát điện Yên Phụ được người Pháp cho xây dựng bên bờ phía Bắc của hồ Trúc Bạch và nó trở thành nguồn cung cấp điện quan trọng nhất cho Hà Nội đến tận cuối thập niên 1980. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, không lực Hoa Kỳ đã tập trung oanh tạc nhà máy này. Để bảo vệ nhà máy điện và khu vực Ba Đình gần đó, hệ thống phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam được bố trí dày đặc ở đây. Ngày 26/10/1967, máy bay của John McCain trong khi thực hiện nhiệm vụ oanh tạc nhà máy điện Yên Phụ đã bị tên lửa bắn rơi. Ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và bị dân quân ở khu vực này bắt.
Cùng với quá trình đô thị hóa, các làng cổ xung quanh hồ Trúc Bạch không còn nữa, thay vào đó là các nhà và công trình theo kiến trúc hiện đại. Bờ hồ được kè đá và làm đường lưu thông xung quanh.