PDA

View Full Version : Những Bậc thầy Guitar cổ điển



Lâm Đệ
11-04-2013, 04:01 AM
Thân tặng nhachoa

http://www.bach-cantatas.com/Pic-Bio-BIG/Segovia-Andres-04.jpg

Andres Segovia danh cầm vĩ đại

Andres Segovia là một trong những nhạc sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 20, và đương nhiên là tay guitarist nổi tiếng nhất thế giới. Thiên tài ngoại hạng và sự bền chí của ông đã vượt qua tất cả những thành kiến nặng nề sẵn có đối với cây guitar, để đưa nhạc khí này lên một vị trí không thua kém bất cứ nhạc khí nào khác. Không có một tay guitarist nào ngày nay mà không bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Segovia.

Năm lên 5 tuổi, Segovia được đưa về sống với người chú ở Granada. Ông ta tìm cách khuyến khích cháu mình học vĩ cầm nhưng không thành công. Andres Segovia lại đâm ra mê tiếng đàn guitar của một nghệ sĩ guitar flamenco sống cùng nhà người chú lúc ấy. Năm 10 tuổi, Segovia có một cây đàn riêng và mặc cho người chú ngăn cản, hễ rảnh lúc nào là Segovia ôm cây đàn guitar lúc đó. Sau khi người chú qua đời, Segovia về sống với mẹ và người em ở Cordoba, khi ấy ông mới 12 tuổi. Không bao lâu sau, ông dọn ra ở riêng để có thể dành trọn thời giờ cho cây guitar và âm nhạc. Ông kết thân với nhiều nhạc sĩ, trong đó có nghệ sĩ dương cầm Luis Serrano, và từ đó quen với một nghệ sĩ dương cầm trẻ tuổi khác là Rafael de Montis. Montis rất khâm phục những soạn phẩm cổ điển mà Segovia chuyển soạn cho guitar.

Năm 16 tuổi, Segovia rời ghế nhà trường và nhất quyết dành trọn đời mình cho cây guitar. Năm 1909 ông xuất hiện lần đầu trước công chúng tại Trung tâm Nghệ thuật Granada. Sau đó ông đến thăm nhà của Rafael de Montis ở Seville. Tại đây, ông gặp được nhiều nhân vật quan trọng rất khâm phục tài nghệ của Segovia, và chính những người này đã đứng ra đỡ đầu Segovia trong những buổi độc tấu sau đó. Trong hơn 1 năm ở Seville, Segovia đã trình diễn tất cả là 16 lần. Từ đó ông bèn mang đàn đi trình diễn tại các thành phố lớn ở Tây Ban Nha, nhưng các nhạc sĩ và các nhà phê bình âm nhạc lên tiếng phê bình nặng nề về cây guitar cổ điển.

Năm 1912 Segovia đến Madrid và trình diễn lần đầu tiên tại kinh đô của Tây Ban Nha. Tại đây ông gặp nhà làm đàn guitar Manuel Ramirez. Khâm phục tài năng của Segovia, Ramirez bèn tặng tay guitar trẻ tuổi này một trong những cây đàn tốt nhất của mình. Chuyến lưu diễn ở Madrid tuy thật hoàn hão nhưng lại không được mọi người đánh giá cao.

Segovia bèn đến Valencia và làm quen với đệ tử ruột của Tarrega là Miguel Llobet. Họ trở thành bạn thân và Llobet mời Segovia về nhà mình ở Barcelona. Segovia đàn trình diễn 3 lần ở Barcelona khá thành công.

Về lại Madrid, Segovia được giới thiệu gặp một ông bầu âm nhạc tên là Ernesto de Quesada. Khâm phục kiến thức âm nhạc và tài nghệ của Segovia, Quesada tự đề nghị đứng ra làm ông bầu cho Segovia. Chuyến lưu diễn đầu tiên mà Quesada sắp đặt cho Segovia là một vòng các nước Nam Mỹ và chuyến đi này đạt thành công lớn. Năm 1920, Segovia được mời đàn trình diễn cho Nữ hoàng Victoria của Tây Ban Nha tại Lâu đài Madrid và việc này đã đánh dấu sự khởi đầu của một giai đạn mới mà danh tiếng của Segovia lên như diều gặp gió. Lúc bấy giờ ông mới 27 tuổi.

Từ 1920 đến 1935, Segovia liên tục trình diễn tại khắp các thành phố lớn ở châu Âu. Ông xuất hiện ở Luân đôn và Paris năm 1924, ở Moscow năm 1926 và năm 1928 thì vượt Ðại tây dương qua Mỹ trình diễn ở Tòa Thị sảnh New York. Bất cứ nơi nào ông đến cũng đều được thính giả nhiệt liệt hoan nghênh. Cũng trong thời gian này, Segovia bắt đầu kêu gọi các nhà soạn nhạc sáng tác cho guitar và người đầu tiên hưởng ứng là Federico Moreno Torroba. Sau đó thì một số những nhà soạn nhạc nổi tiếng khác cũng bắt đầu viết những nhạc phẩm độc tấu guitar và cho guitar và dàn nhạc, như Manuel Ponce, Heitor Villa-Lobos, Joaquin Turina, Mario Castelnuovo-Tedesco và Joaquin Rodrigo.

Năm 1936 Segovia rời Tây Ban Nha khi cuộc nội chiến bùng nổ, và ngôi nhà của ông ở Barcelona bị vơ vét sạch. Ông chỉ trở lại Tây Ban Nha sau khi Thế chiến thứ hai chấm dứt và suốt quãng thời gian ày, ông sống ở New York và Montevideo, Uruguay.

Từ khi Thế chiến thứ hai chấm dứt, Segovia chính là nhân tố đưa đến một cuộc cách mạng cho dân chơi đàn guitar cổ điển. Trong hằng bao nhiêu năm, ông đã phải chịu khổ sở vì nỗi sợi dây đàn làm bằng dây gân hoàn toàn không đáng tin cậy chút nào. Với sự trợ giúp của người bạn là Albert Augustine, Segovia đã thuyết phục được công ty hóa chất Du Pont nghiên cứu khả năng sáng chế một loại dây đàn bằng nylon. Augustine đứng ra lãnh trách nhiệm về dự án này và năm 1947, những sợi dây guitar bằng nylon đầu tiên được chế tạo. Ðây lại là một bước tiến mới cho cây guitar do chính Segovia khởi xướng.


Trong hai thập niên 1950's và 1960's, Segovia tiếp tục cuộc đời của một nghệ sĩ biểu diễn và thâu băng. Ông trình diễn trung bình 100 lần một năm và thâu tất cả 30 đĩa hát cho hãng Decca. Cũng trong thời gian này, ông đã bắt đầu tổ chức các lớp masterclasses ở Siena, Ý và Santiago de Compostela, Tây Ban Nha. Nhiều tay guitarists tham dự các lớp học này sau đó đã trở thành những danh cầm nổi tiếng thế giới.

Cho đến ngày qua đời, Segovia vẫn thỉnh thoảng tổ chưc các lớp master classes tận ở Mỹ và Nhật bản. Phong trào guitar mà ông khởi xướng đã tạo ra nhiều danh cầm chưa từng thấy. Segovia cũng đã khuyến khích nhiều Nhạc viện tại các thành phố lớn mở thêm môn guitar trong chương trình học, và ngày nay có thể nói rằng hầu như các trường cao đẳng lớn nào cũng đều có bộ môn guitar cả.

Trong giai đoạn đầu cuộc đời âm nhạc, Andres Segovia đã tự đặt cho mình nhiều mục đích, tất cả đều nhắm vào việc nâng cây guitar lên một tầng cao hơn. Hạt giống mà Francisco Tarrega và Miguel Llobet đã gieo, nay lại được Segovia cố gắng không ngừng để chăm bón và giúp nở hoa, kết trái. Có thể nói rằng Segovia đã đạt được hết các mục đích mà ông đã đặt ra , và còn hơn thế nữa. Ngày nay cây đàn guitar đã hoàn toàn được chấp nhận trong mọi giới trên khắp toàn cầu.

Ida Presti Thiên thần gẫy cánh

http://cps-static.rovicorp.com/3/JPG_250/MI0003/153/MI0003153860.jpg?partner=allrovi.com

Cha của Presti - Claude Montagnon - là một người Pháp, dạy piano chuyên nghiệp. Mẹ - Olga Lo Presti - là người Ý. Ida Presti bắt đầu học piano với cha năm 5 tuổi. Lên 6 tuổi thì Presti chuyễn sang học guitar và ngay tức khắc đã nhận ra rằng đây là nhạc cụ sẽ giúp phát triển tài năng âm nhạc đặc biệt của mình. Từ năm 8 tuổi (1932) Ida Presti học guitar hai năm với Mario Maccaferi tại Paris, và cha của bà vẫn tiếp tục dạy hòa âm và nhạc lý.

Ida Presti ra mắt công chúng lần đầu tiên năm lên 8 tuổi và hai năm sau đó thì trình diễn lần đầu ở Paris. Ngày 13.2.1938, Presti được mời biểu diễn tại Société des Concerts du Conservatoire de Paris, lần đầu tiên một nghệ sĩ guitar được mời trình diễn tại đây (kể từ khi Napoléon Coste trình bày tác phẩm Op. 15 - sáng tác để tặng Berlioz).

Năm 1940, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Paganini, Ida Presti đã dùng cây đàn của Paganini để tham gia trình diễn bản hòa tấu tưởng niệm. Các buối biểu diễn của Presti đều rất xuất sắc, và hơn 20 năm sau, bà đã liên tục thực hiện các chuyến công diễn ở Pháp và các nước khác. Ida Presti cũng xuất hiện trong một bộ phim Pháp mang tên "La Petite Chose".

Năm 1952 Presti gặp tay guitar Alexandre Lagoya tại nhà của André Verdier, bạn của 2 người. Họ thành hôn một năm sau đó, vào ngày 23.5.1953. Hai năm sau thì cặp song tấu Lagoya-Presti bắt đầu tiên xuất hiện trước công chúng. Được xem như là cặp song tấu guitar hay nhất thời đại, Presti và Lagoya đã biểu diễn hơn 2000 lần trên khắp thế giới. Họ cùng nhau thành lập một lớp guitar có uy tín tại Schola Cantorum ở Paris, và đã thu vài băng nhạc tuyệt vời cho hãng đĩa Philips.

Nhưng bất hạnh thay, trong lúc chuẩn bị cho một buổi trình diễn tại thành phố New York vào năm 1967, Ida Presti thình lình ngã bệnh và đã chết rất nhanh sau đó vì chứng xuất huyết nội của bệnh ung thư phổi.

.Ida Presti là một nữ thần đồng guitarist người Pháp của thập niên 40s-60s. Lúc mới lên 8 bà đã biểu diễn guitar trên sân khấu và sau đó tên tuổi bà rất nổi trong thế giới âm nhạc. Năm bà 13 tuổi Segovia đã tuyên bố về bà: "Tôi không có gì để dạy cô ta... Cô ta cũng không nên nhận sự cố vấn của bất cứ một guitarist nào!"

Ida Presti cùng chồng là Alexandre Lagoya trở thành một cặp song tấu đầu tiên thành công trên sân khấu quốc tế. Năm 1967 sau một đêm trình diễn hoàn hảo ở sân khấu Carnegie Hall ở New York, cặp song tấu đang trên máy bay để đi tour các thành phố khác thì bà Presti thình lình cảm thấy nhức đầu, máy bay bà phải lập tức đáp khẩn cấp xuống lại New York và bà được đưa vào bệnh viện. Sau một cuộc giải phẩu khẩn cấp không thành, bà mất ngay trong bệnh viện khi mới có 42 tuổi.

Cuộc đời âm nhạc tuy ngắn ngủi nhưng Ida Presti đã tạo cho bà một chổ đứng không nhỏ trong lịch sử của đàn guitar. Bà đã làm cho nhiều người khâm phục về kỹ thuật chơi đàn cũng như sự hiểu biết về âm nhạc của bà. Bài Sarabande của Francois Poulenc mà chúng ta biết là một trong những tác phẩm của các nhạc sỹ nổi tiếng viết để tặng Ida Presti. Cùng với chồng, cặp Presti & Lagoya không những lừng danh qua những arangements các tác phẩm nổi tiếng và lối chơi độc đáo, trung thực của hai người, mà còn là bậc thầy của nhiều cặp song tấu như Ako Ito & Henri Dorigny, Evangelos & Liza, và nhiều soloists khác như Alice Artzt, Liona Boỵd...

Presti & Lagoya cũng là người sáng lập ra môn phái "right-side-of the nails", một lối chơi dùng phần móng tay bên phải để khảy dây đàn thay vì dùng phần móng tay bên trái như Segovia, Bream, Williams và phần đông guitarists hiện nay.

Thương tiếc thay cho một nhân tài vắn số!



Julian Bream Nghệ sĩ thiên tài

http://www.bach-cantatas.com/Pic-Bio-BIG/Bream-Julian-03[1970].jpg

http://frogmen.info/biographies/images/JulianBream[2].jpg

Julian Bream là một trong những nghệ sĩ guitar vĩ đại nhất thế giới. Ngay từ khi mới 17 tuổi, tuy chưa hề trình diễn ngoài Anh Quốc mà danh tiếng của Bream đã vang dội khắp thế giới.

Bream lớn lên trong môi trường âm nhạc. Cha của ông đàn guitar Jazz và là trưởng một ban nhạc. Bream thường nghe các băng nhạc Django Reinhardt của cha và từ đó trở nên say mê nét nhạc của tay guitar Jazz phù thủy huyền thoại này. Cha của Bream khuyến khích Bream chơi piano, nhưng đồng thời cũng dạy cho ông chơi guitar. Năm 1944 nhân sinh nhật thứ 11, Bream được cha tặng một cây đàn guitar cổ điển.

1945 Bream đoại một giải piano dành cho người trẻ tuổi. Cũng năm đó, cha của ông cũng đã giới thiệu để Bream xuất hiện tại một buổi biểu diễn do Hội Guitar Cổ điển London tổ chức. Cảm kích trước tài năng nổi bật của Bream, ông Boris Perrot Chủ tịch Hội đã đề nghị dạy cho Bream guitar cổ điển và ông theo học trong vòng một năm. Sau đó chính ông Perrot và Wilfred Appleby đã giới thiệu Julian Bream với Andres Segovia. Sau khi nghe Bream đàn, Segovia rất thích thú và đã truyền cho cậu bé 13 tuổi này vài bài học.

Được cha khuyến khích, Bream quyết định tạo dựng sự nghiệp âm nhạc. Năm 15 tuổi, ông được học bổng toàn phần ở Royal College of Music và theo học về piano, hòa âm và soạn nhac ở đây trong 3 năm.

1951, trong buổi biểu diễn ra mắt ở Wigmore Hall, London, Bream đã được giới phê bình nhiệt liệt tán thưởng.

Tuy phải gia nhập quân đội Anh trong ba năm (1952-1955), Bream vẫn xuất hiện thường xuyên trên đài phát thanh và truyền hình, cũng như trong các buổi hòa nhạc.

Bream bắt đầu lưu diễn ở châu Âu vào những năm 1954 - 1955. Sau đó từ 1958 ông trình diễn khắp Bắc Mỹ, Viễn Đông, Ấn Độ, Úc, các đảo Thái Bình Dương và nhiều miền đất khác trên thế giới. Ngoài việc hướng dẫn các lớp guitar ở Canada và Mỹ, Bream cũng tổ chức các khóa guitar quốc tế mùa hè (International Summer School) ở Wilshire, Anh.

Những băng guitar thâu cho hãng RCA đã giúp Bream nổi danh trên thế giới và mang lại cho ông nhiều giải thưởng quan trọng, trong số đó có giải "Award of the National Academy of Recording Arts and Sciences", 2 giải Grammy (1963 và 1966) và 1 giải Edison (1968).

Từ 1952, Bream bắt đầu trình diễn đàn Lute trong chương trình Wigmore Hall Recital và nổi danh nhờ cây đàn Lute, giúp làm sống lại một nhạc cụ đã từng bị bỏ quên trên 300 năm.

Bream cũng đã có công góp phần gia tăng số tác phẩm giá trị cho Guitar với những sáng tác của các nhà soạn nhạc danh tiếng như Benjamin Britten, William Walton, Hans Werner Henze, Peter Fricker, Richard Rodney Bennett, Malcolm Arnold, và Lennox Berkley.

Julian Bream cũng đã xuất hiện ở những buổi hòa nhạc song tấu và ghi chung ba băng nhạc với đồng nghiệp John Williams, đạt thành công lớn với sự hợp tác này. Ðài BBC cũng đã giới thiệu một chương trình đặc biệt về cuộc đời nghệ sĩ của Bream và 4 chương trình dạy guitar xuất sắc của ông trên đài truyền hình.(st)

cuc2
11-04-2013, 11:23 PM
chua thay ban nhac nao nhi?

snake
12-04-2013, 12:39 PM
Bác có thể đăng tải một số bản nhạc hay do Segovia trình diễn để anh em cùng thưởng thức ?

Cám ơn bác nhiều !

nhachoaloiviet
12-04-2013, 01:39 PM
Cảm ơn Lâm Đệ huynh nhiều . Em sẽ cày những bản nhạc của các nghệ sỹ này để luyện tai cho giỏi. Hum qua mấy anh em hội nhạc rock Hải phòng bọn em gặp mặt uống rượu nghe nhạc ,em có bắt thằng chủ nhà bật cd tremolo đầu tay của nghệ sỹ Kim Chung lên nghe he he, ai cũng bảo tiếng đàn mềm mại như da con gái. Chắc lúc đó tại say hết rồi !

Lâm Đệ
12-04-2013, 09:17 PM
Nó có cái lạ lùng là người Á Châu chơi guitar cổ điển không hay ,không có cách gì bật ra cái nét cái thần của bản nhạc .Mình để 2 bài nhachoa so sánh .Kim chung là một guitarist khá ở VN từng đi tu nghiệp ở nhạc viện Barcelona vậy mà tiếng đàn cứ nhòe nhoẹt thế nào ,phân câu tiết tấu không rành mạch đuợc .Chắc tại cũng do kĩ thuật phần lớn.Người ta chơi thong dong quá còn mình thì bị ...bơi

z1cW5IP7Wao

QCTmox337Ik

roamingwind
12-04-2013, 10:48 PM
bác thấy Christopher Parkening ra sau bác Lâm? Hồi xưa hay nghe ông này.

Lâm Đệ
12-04-2013, 11:02 PM
Christopher Parkening là học trò của Segovia năm 18 tuổi ông ra một đĩa chơi nhạc Bach ,các nhà phê bình hết sức khen ngợi Thế nhưng nghệ thuật khắc nghiệt thật sau đĩa đó là tịt .Ông có tiếng đàn mềm mại trong sáng nhưng chẳng thể nào tiến tới Class A như Julian Bream hay John williams
Cá nhân tôi rất thích Ida Presti khi bà song tấu cùng chồng bài Allemande trong English Suite số 3 của Bach .Đó là tiếng đàn người cõi trên hehe

roamingwind
12-04-2013, 11:31 PM
Chưa kiếm ra Ida Presti và Allemande. Nhưng thấy Ida Presti - Alexandre Lagoya

sPuaVxtz2tU

sáng sớm nghe cái này quá đã !!

Mình chỉ biết đại khái vài tên như Julian Bream, John Williams, Parkening thôi chứ không sâu rộng được như bác. Nhớ lúc xưa tập mấy bày studies của Fernandor Sor phờ người. Bây giờ mà mó vào thì mấy ngón tay cùi hết rồi.

reporter
12-04-2013, 11:48 PM
Bác Lâm Đệ so sánh Kim Chung với Vidovic khác nhau so cầu thủ Công Vinh của Việt Nam với Messi! Trình độ cách nhau xa lắm, bác ạ!

Những nghệ sĩ guitar nổi tiếng thế giới thì nhiều lắm. Nhưng cũng có những người chơi rất hay mà ít nổi. Ví như một nghệ sĩ người Hy Lạp, không nổi lắm, nhưng em lại rất thích tiếng đàn của ông: Evangelos Assimakopoulos. Nghe cứ như Segovia vậy...

Ví dụ đây ạ: u5FPKDfsg6g


11-0ioeU4IE

Lâm Đệ
13-04-2013, 12:00 AM
Hehe Bác Re lại trách oan bằng hữu rồi .Ý tôi nói là đàn Guitar Cổ điển thôi .chứ Guitar vọng cổ việt nam lại là trùm vì âm nhạc nó thấm vào máu rồi ,những cú luyến láy của Văn Vĩ nghe là rụng rời .Nguợc lại Piano thì chúng ta có Đặng Thái Sơn ông có thua gì các danh cầm thế giới đâu

nhachoaloiviet
14-04-2013, 03:31 AM
Mà nghệ sỹ Kim Chung đã có chồng con gì chưa Lâm huynh, em chẳng có thông tin gì cả

Lâm Đệ
14-04-2013, 08:03 AM
Có 1 chú nhóc lên 7 với bạn trai.Cô ấy phóng khoáng lắm đuợc cu Tí rồi lập tức tống cổ thằng mặt thớt đi hehe đọc xong tôi xóa nghe ,chuyện riêng tư người ta mà cũng may đây không phải forum guitar

kt22027
14-04-2013, 09:06 AM
Nhắc đến guitar tôi lại nhớ tới một thời nghe nhạc rock và hippie, và cũng như những người theo thời ấy tôi cũng đua đòi học hành nhạc cụ, nhưng chắc tại không có khiếu nên chơi không đâu ra đâu hehe. Có thằng bạn thân, khi nghe tôi đàn lần nào nó cũng mỉm cười rồi lắc đầu. "Không hiểu sao mày chơi lúc nào nghe cũng bì bỏm kỳ kỳ làm sao á!" Mình chỉ cười nhưng trong bụng tức lắm, quyết tâm chứng minh là nó sai, nhưng bây giờ ngẫm lại thấy nó nói đúng. Thì ra, thế mới là bạn thân! hehe

Mấy bác làm tôi hơi ngứa tay, chắc chút nữa ra kho tìm lại cây đàn.

ChienKhuD
14-04-2013, 08:37 PM
Tôi mê guitar từ thời còn bé con. Trong xóm lúc ấy có ông Cóc (Cốc???) là người được cho là có ngón đàn điêu luyện nhất. Tối tối tôi hay đến nghe ông chơi nhạc với bạn bè. Ông Cóc không dạy đàn rộng rãi mà chỉ dạy người ông thích. Ông có hứa khi nào tôi đủ lớn ông sẽ dạy miễn phí. Thế nhưng khi tôi đủ lớn thì ông sang Mỹ diện HO mất tiêu. Thế là đành gác lại nỗi đam mê của mình. Đời sống thuở ấy nghèo khó quá nên không dám mơ nhiều mặc dầu lắm khi nằm mơ thấy mình chơi chơi guitar @@. Bây giờ có ti tí điều kiện thì sắp già mất rồi, muốn bắt đầu thì ái ngại...

Lâm Đệ
14-04-2013, 08:46 PM
, muốn bắt đầu thì ái ngại...

Nghệ thuật mà có gì đâu ái ngại nó giống như bác đứng truớc một giòng sông ,chợt một nỗi khát khao dâng lên thế là nhảy ùm một phát xuống bơi cứ thế vùng vẫy còn bơi đuợc đến đâu thì có hề chi

ChienKhuD
14-04-2013, 08:51 PM
Dạ. Tuy nói vậy thôi chứ lòng lúc nào cũng hun húc muốn đi học đó bác. Bây giờ không biết đi học ở đâu uy tín và dành cho trung niên trở lên. Có lần thằng em ru vào nhà văn hóa thanh niên TP.HCM học nhưng vô thấy toàn "con nít" nên thôi. Học đàn cũng giống học Anh văn, ban đầu nếu không khéo thì sẽ hư cả đời...

Lâm Đệ
14-04-2013, 09:17 PM
Hehe chỉ sợ bác ngại thôi nếu mỗi tuần bác lên sài gòn một lần đuợc thì tôi sẽ giới thiệu cho .Guitarist cổ điển sài gòn thì tụi nó cũng như con cháu thôi từ Trí Đoàn Bác sĩ guitarist nổi tiếng VN ,đến đám Phương Quang ,Lộc dạy ở nhạc viện TPHCM .Tôi mà gửi thì tụi nó khoái thí mồ chắc gì dám nhận tiền .Tụi nó thường khen tôi -Bố là hạt nhân trong đám già hehe còn nếu ngại thì chờ tôi về nghe

ChienKhuD
14-04-2013, 09:53 PM
Trời ơi mừng còn hơn bắt được vàng nữa bác Lâm ơi. Có gì hứng bằng khi mình có được cơ hội thõa mãn đam mê của mình. Công ty tôi làm ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, những ngày nắng ráo thì sáng đi chiều về, hôm nào mệt mệt hay mưa gió thì ở lại nhà trọ ở ngã 4 Bảy Hiền. Nghĩ cũng có duyên với cái nhà trọ này. Tôi ở đây khi còn là sinh viên bách khoa Q.10, sau đi làm bà chủ vẫn giữ lại căn phòng, tôi muốn đến ở thì ở, muốn đi thì đi, bà không cho người khác thuê.

Lâm Đệ
14-04-2013, 10:37 PM
Đúng là duyên kì ngộ nhà tôi khi truớc ở cổng sau Bách Khoa trên Tô hiến Thành ,khi đó vắng vẻ lắm chỉ có các biệt thự trên đuờng và lác đác vài nhà mở quán cà phê như p1 p10 cạnh nhà thờ Tin lành , sau này quá trời các dịch vụ photocopy ,in ấn cà phê tiệm ăn Năm 75 tôi ngồi uống cà phê truớc nhà cả tiếng mới có 1 xe chạy qua

roamingwind
14-04-2013, 11:55 PM
Có một lần tôi nói chuyện vói hay tai chơi cờ tướng tại Quận Cam bên này, một người than ông kia chơi thắng ổng hoài. Tôi cười nói, nhưng mà mổi nước cờ đi anh đã vui rồi mà. Thì thua cũng vui :). Còn muốn chuyển bại thành thắng thì bỏ thời giờ thêm với nó.

Bác Lâm làm nhớ một Đông Tà cái gì cũng hay cũng biết. Đúng là dân ham chơi !!

Bác Đ, tôi đã đưa đường cho bác bên kia rồi, đờn địch thì cho vui thôi. Phải gạ học được của ổng cái HGLPS :)

Lâm Đệ
15-04-2013, 12:06 AM
Bác Gió làm tôi nhớ tới khi hay lui tới nhà cụ Đức ,Cụ bà rất mến tôi vì tôi hay biếu bà khi quả bí ,khi chục kí nếp .Cụ Đức có thời gian bị mật thám tây bắt tra tấn những di căn vẫn còn dù rằng cụ thân mang tuyệt nghệ ,những khi trở trời vết thương cũ tái phát cũng hành cụ đau đớn lắm .Cụ bà bảo tôi -Tập tành làm gì cho mệt con cứ ăn ngủ đều đặn là tốt ,tao có tập gì đâu mà vẫn khỏe mạnh chứ còn mày coi ổng kìa .Tôi kể lại cho cụ Đức nghe xong cũng phải phì cười

roamingwind
15-04-2013, 11:24 AM
Không biết chổ nào để, để đại tại đây :)

Tối thứ Sáu vợ làm sushi (cá sống của Nhật) cho ăn. Hai vợ chồng đồng ẩm rượu sake Nhật. Hứng quá nhớ bài Mười Hai Tháng Sáu của Vũ Hoàng Chương, nhưng chỉ nhớ đầu quên đuôi. Lục google đọc đi đọc lại nguyên bài cho vợ hiền nghe


Trăng của nhà ai trăng một phương
Nơi đây rượu đắng mưa đêm trường
Ờ, đêm tháng sáu mười hai nhỉ
Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương

Là thế, là thôi, là thế đó
Mười năm thôi thế mộng tan tành
Mười năm trăng cũ ai nguyền ước?
Tố của Hoàng ơi! Tố của anh

Tháng sáu mười hai – từ nay nhé
Chung đôi – từ đấy nhé lìa đôi
Em xa lạ quá đâu còn phải
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi

Men khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai
Tình ta ta tiếc cuồng ta khóc
Tố của Hoàng nay Tố của ai!

Tay gõ vào bia mười ngón rập
Mười năm theo máu hận trào rơi
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi

Kiều Thu hề Tố em ơi
Ta đang lửa đốt tơi bời Mái Tây
Hàm ca nhịp gõ khói bay
Hồ Xừ Xang Xế bàn tay điên cuồng

Kiều Thu hề trọn kiếp thương
Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô
Xừ Xang Xế Xự Xang Hồ
Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên

Kiều Thu hề Tố hỡi em!
Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng
Xế Hồ Xang khói mờ rung
Nhịp vương sầu tỏa năm cung ngút ngàn

kt22027
16-04-2013, 01:52 PM
Có lẽ tôi được trí nhớ tốt là nhờ tôi biết kết nối những sự việc, từ việc mê cá lia thia dính vào thằng Hòa hay chơi trò cho cá vào chai xong thọt ngón tay vào miệng chai giực lia lịa đến cá chết dính vào cái tính phá của nó...lại dính vào thằng bạn của thằng Hòa bị tụi tôi dụ chơi thẩy lỗ ăn hết bạc cắt.... Cái làm tôi nhớ thằng này hoài không phải là do ăn tiền của nó dễ, mà là cây đàn guitar của nó...hehe lại dính vào guitar!

Về miệt quê gọi là Dừa Đỏ, nơi đây chỉ sông, ruộng và vườn. Người nơi đây chỉ cần có vài cái cần câu, một vài thướt lưới là có thể sống qua ngày... Nhưng thằng này nghèo bỏ mẹ, nó hay ăn cơm với muối! Có chút tiền còm thì bị tụi tôi dụ thẩy lỗ thua hết rồi! Đến nhà nó thì chỉ có 4 vách, vật quí nhất của nó là cây đàn guitar! Nhưng nó không biết gì là Đô Rê Mi. Đàn chỉ còn có 1 dây! thấy tội nghiệp, lần sau đến chơi tôi mua cho nó trọn bộ dây đàn. Nó mừng lắm nhưng nhật định đem dây cất đi. Lý do là nó muốn đàn đứt dây, như chính nó vậy! Nó hát khẽ "không cha không mẹ như đàn đứt dây" Có thế thôi sao tôi nhớ hoài. Mẹ nó mất vì bịnh bứu cổ, bứu cổ lại dính vào bà thiếm tôi ở quận 6...ôi quận 6 lại dính vào...biết bao nhiêu kỷ niệm. hehehe xin tạm dừng

kt22027
16-04-2013, 02:23 PM
Cô này vuốt cũng không thua Santana
Youtube code phía dưới, các bác google đi nhé hehe

a1IvVMvbaII

ChienKhuD
16-04-2013, 08:51 PM
Cô này vuốt cũng không thua Santana
Youtube code phía dưới, các bác google đi nhé hehe

a1IvVMvbaII

I wish I were the guitar @@

Lâm Đệ
16-04-2013, 11:25 PM
Không việc gì bác D phải uớc ao tôi vừa on phone với đại sư phụ guitar hầu như những giảng viên hiện nay ở Nhạc viện TPHCM và HN và những guitarist nổi tiếng trong nuớc đều là học trò ông
Ông là người VN duy nhất mà những giải Guitar lớn ở Pháp và Bỉ mời qua làm giám khảo .Bảo Tuổi trẻ có viết hằng loạt bài về ông .Danh cầm tất phải nổi tiếng làm gì có kẻ vô danh mà đàn hay lắm hehe .Như bác 3 năm nếm mùi tuyết giá Canada về mới làm PM chứ chú kỹ sư quèn thì ai giao
Theo ông chừng 2 năm bác sẽ biết phân biệt hàng thật hàng giả ,ngồi chỗ vắng búng lên một nốt đàn tất có kẻ mê mẩn vì học chính thống giáo vẫn khác xa dân chơi tài tử .Tôi pm chi tiết cho bác số phone address của ông sau vì tôi đã nói truớc rồi .Nhưng bác cẩn thận con người đó trong học tập hết sức khe khắt và độc đoán lôi thôi là mất mạng ngay hihihhi

nhachoaloiviet
17-04-2013, 04:09 AM
Nếu em mà là boy nhà lâm huynh chắc em học cái j cũng miễn phí quá hihi. Mà em chỉ thích như thế thôi hihi

roamingwind
17-04-2013, 07:18 AM
Về miệt quê gọi là Dừa Đỏ, nơi đây chỉ sông, ruộng và vườn. Người nơi đây chỉ cần có vài cái cần câu, một vài thướt lưới là có thể sống qua ngày... Nhưng thằng này nghèo bỏ mẹ, nó hay ăn cơm với muối! Có chút tiền còm thì bị tụi tôi dụ thẩy lỗ thua hết rồi! Đến nhà nó thì chỉ có 4 vách, vật quí nhất của nó là cây đàn guitar! Nhưng nó không biết gì là Đô Rê Mi. Đàn chỉ còn có 1 dây! thấy tội nghiệp, lần sau đến chơi tôi mua cho nó trọn bộ dây đàn. Nó mừng lắm nhưng nhật định đem dây cất đi. Lý do là nó muốn đàn đứt dây, như chính nó vậy! Nó hát khẽ "không cha không mẹ như đàn đứt dây" Có thế thôi sao tôi nhớ hoài. Mẹ nó mất vì bịnh bứu cổ, bứu cổ lại dính vào bà thiếm tôi ở quận 6...ôi quận 6 lại dính vào...biết bao nhiêu kỷ niệm. hehehe xin tạm dừng


Ông này mà bỏ tâm viết Dế Mèn Phiêu Lưu Ký tập 2 chắc Tô Hoài cũng phải ráng tái sanh để được đọc.

roamingwind
17-04-2013, 07:27 AM
Nếu em mà là boy nhà lâm huynh chắc em học cái j cũng miễn phí quá hihi. Mà em chỉ thích như thế thôi hihi

cái gì khôn vậy cha nội !! Công trình ổng tu mấy kiếp bây giờ mới có nhân duyên gom góp mấy ngón nghề mà ông muốn free :)

Hên là mãi đến cuối năm 2012 mới biết được bác Lâm. Nếu biết bác Lâm trước đây hơn mười năm chắc là tui phải bận đồ NorthFace chống tuyết mùa Đông đứng trước nhà ổng bưng con gà xin làm đệ tử. Làm đệ tử ổng thì cái gì cũng giỏi, cái gì cũng giỏi thì kẹt vào cái giỏi. Kẹt vào cái giỏi thì khó có cơ gặp ông Thầy. Nhân quả mỏi người một khác. Hay thật.

Vậy mà ổng không kẹt vào cái giỏi của ổng. Thượng căn !!

Lâm Đệ
17-04-2013, 07:46 AM
chắc em học cái j cũng miễn phí quá hihi. Mà em chỉ thích như thế thôi hihi

Không đuợc học phải tốn tiền mới giỏi ,mỗi người phải có trách nhiệm ,mình xót tiền phải ráng học .Người dậy nhận tiền nên không thể dậy lơ là cho qua đuợc .Nếu cậu đuợc coi các lớp Master class do danh cầm dậy phải đăng kí truớc cả năm ,lên đánh ấm ớ bị mắng lia lịa có khi còn bị đuổi ra khỏi lớp nữa chứ

ChienKhuD
17-04-2013, 09:05 AM
He he sau khi coi xong clip của ông Kt nên nổi hứng chọc ổng bác Lâm ơi. Trong clip cô gái kéo đàn kinh hãi quá.

Bác gửi gấm như vầy chắc tôi chết thật. Mình chỉ là hòn sỏi nhỏ mà bác lại đặt cạnh núi cao. Cục đá thô như tôi không biết gì về nhạc lý liệu có xứng làm học trò của bậc danh sư? Nhỡ mà tôi học hành không tới nơi tới chốn lòng lại thẹn với bác lắm. Thôi thôi chắc phải đợi bác về mà hầu rượu hầu mong học lõm được vài tuyệt kỹ của bác thì cũng đã vui rồi.

Tontu
17-04-2013, 10:55 PM
Lâu lắm mới thấy đủ bộ vào đây chơi.
À! Nghe bác Lâm chia sẻ tin vui rằng bác D làm sếp trong company.
Chúc mừng bác D nha.
Sếp nào chứ sếp D thì hiền phải biết. Không biết có cô nào ăn hiếp bác D nhà ta không các bác nhỉ ? :)

ChienKhuD
17-04-2013, 11:21 PM
Cảm ơn bác Tôn. Nói đúng ra là làm thuê bác ơi @@. Vị trí mới của tôi trong công ty chẳng liên quan gì tới ai, chỉ liên quan tới máy móci. Họ (người nước ngoài) viết phần mềm tôi test xong báo cáo lãnh lương. Không làm sếp cũng không làm lính ai @@.

Tontu
18-04-2013, 12:38 PM
Chào cả nhà

Bác D: có nhiều điểm đáng mến lắm. Ở diễn đàn ta ai cũng quý mến bác. Xem mấy cảnh phóng sự ở quê nhà có nhắc tới Bình Dương làm tôi nhớ tới bác. Người dân miệt vườn thì hiền lành thật thà, dễ thương lắm. Ở Bình Dương có cảnh trí gì đẹp thỉnh thoảng up lên cho mấy ông già lẩm cẩm bên này xem nha :). Mỗi lần bác up mấy tấm hình cảnh miệt vườn thì tôi lại nhớ tới bác và bác Kt vậy. Mình xin dừng tại đây. Chúc bác vui vẻ.

Nhạc: Nhìn hình của Nhạc rất giống một ông bạn Nha Sĩ bên này của mình. Giáng người cũng giống Nhạc vậy. Ông ta học cũng rất giỏi, nhưng chỉ mỗi cái tội sợ vợ.

Nhạchoa nhà ta cũng học giỏi không kém. Nói chuyện với cậu, tôi cảm nhận được phần nào. Để khi rảnh, tôi sẽ kiếm vài bài hay chúng ta và các bác cùng đàm đạo với nhau nhé. Chúc Nhạc 1 ngày vui vẻ.

Bác Lâm: Bác đã gắn thêm đèn để tâm tình chưa :). Vào đây mà không thấy Lâm huynh thì buốn thí mồ, hihi.

Bác K, Wind: Chắc là mải đi lo pha cafe rồi :). Hai bác vẫn khỏe chứ?

Anh Trung_cadan & 6789: Vẫn khỏe chứ? Dạo này thấy anh bận với phóng sự quá. Công việc tuy bận, nhưng chắc cũng vui phải không anh? Chúc 2 anh một ngày vui.

reporter
18-04-2013, 08:25 PM
Ơ, xin lỗi cả nhà. Cho em hỏi thăm đây có phải topic về "Các bậc thầy guitar cổ điển" không nhỉ?...

reporter
18-04-2013, 08:41 PM
Những ai mê guitar cổ điển ở VN có lẽ đều biết tiếng cố nghệ sĩ Nguyễn Hải Thoại (quê Nam Định) - người đứng đầu trong "Hà Nội thất cầm" (cùng với các nghệ sĩ khác như Phạm Văn Phúc, Vũ Bảo Lâm, Đỗ Trường Giang, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Quang Tôn và Đặng Quang Khôi) lừng danh một thủa.

NS Hải Thoại (giữa) chụp cùng Nhạc sĩ Văn Cao những năm 70...

http://media.thethaovanhoa.vn/2011/12/17/11/01/haithoai-ok.JPG


Những năm 70-80, tiếng đàn vô cùng đặc biệt của thầy đã vang trên sóng phát thanh Đài tiếng nói VN. Thầy Trần Thống, người thầy dạy guitar đầu tiên của Reporter, cũng là học trò ruột của thầy Thoại từ khi 2 người còn cùng ở Nam Định, kể rằng tiếng đàn của thầy Thoại đặc biệt vì sử dụng một bộ móng nhựa (gần giống bộ móng cho ngưởi chơi đàn tam thập lục) và nhạc cảm cũng cực kỳ đặc biệt. Tất nhiên, kỹ thuật của thầy Hải Thoại thì tuyệt vời. Thầy Thoại cũng chuyển soạn một số ca khúc VN cho đàn guitar rất hay, nổi nhất có lẽ là "Bài ca hy vọng" (do chính nhạc sĩ Văn Ký nhờ soạn phần đệm guitar sau khi bài hát mới ra đời, sau bổ sung thêm, thành bản độc tấu cho guitar cổ điển), rồi "Mừng Tây Nguyên chiến thắng"...

Dạo còn là sinh viên, em có cơ duyên được thụ giáo thầy Thoại trong vài tháng tại nhà riêng của thầy ở ngõ Liên Việt trên đường Nguyễn Lương Bằng... Tiếc rằng khi ấy thầy đã yếu, tay hơi có tật, nên không đánh mẫu được những chỗ khó nữa.

Một phần cuộc đời của thầy Hải Thoại là một chuỗi những tháng ngày đau buồn, kém may mắn. Phải chăng chính vì hoàn cảnh ấy mà thầy đã quyết vươn lên, đến với guitar và trở thành một huyền thoại của guitar Việt?

Sau này con trai của thầy là nghệ sĩ Quang Vinh trở thành giảng viên của nhạc viện Hà Nội (bộ môn guitar). Kỹ thuật của Vinh cũng rất tốt, chỉ tiếc tiếng đàn không sao được như người cha của mình...

Cũng vào dịp này (tháng 4/2009) cách nay 4 năm, nghệ sĩ Nguyễn Hải Thoại đã ra đi vĩnh viễn. Xin dành những dòng này để tưởng nhớ đến ông, một huyền thoại của guitar Việt!

Mời các bác thưởng thức tiếng đàn của nghệ sĩ Hải Thoại một thời:

Bài "Mừng Tây Nguyên chiến thắng":

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mung-Tay-Nguyen-Chien-Thang-Hai-Thoai/ZW60WE9D.html


Lới lơ (chèo cổ):

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Loi-Lo-Hai-Thoai/IW68DDBI.html

CXQ
18-04-2013, 10:15 PM
Ơ, xin lỗi cả nhà. Cho em hỏi thăm đây có phải topic về "Các bậc thầy guitar cổ điển" không nhỉ?...
Suỵt, chỗ hàn huyên tâm sự của mấy bác mà anh :chaochao

CXQ
18-04-2013, 10:31 PM
Trong kho nhạc guitar của em, hiện có các nghệ sĩ: Steve Hackett, Shahin Sepehr, Pat Metheny, Paco de Lucia, Nicolas de Angelis, Kotaro Oshio, John Williams, Gustavo Montesano, Francis Goya, Michael Chapdelaine, Lex Vandyke.

Nhìn chung nghệ sĩ nào em cũng thích. Đêm khuya hay trưa hè mà thả hồn thư giãn bên tiếng Guitar thì rất tuyệt. Em đang nghe bản Tales Of The Riverbank của Steve Hackett, tiện post lên đây mọi người cùng nghe.
5SjQCi9IkgQ
Bài này là những ký ức của tác giả về thời trẻ thơ vui đùa bên bờ sông? Style này đài HTV7 (TP.HCM) thỉnh thoảng cũng hay phát vào tầm 23h30 tối. Đấy là các chương trình ghi lại các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ tại Nhạc Viện TP.HCM. Trước CXQ có đến Nhạc viện xem hòa tầu Piano cổ điển, thấy Tây (đa số là người Pháp, Italia) đến xem. Cũng thú vị, hehe

Lâm Đệ
18-04-2013, 11:49 PM
Topic mở ra là có chỗ cho bạn bè tếu táo vui chơi nhiều khi chuyện trò lan man đi xa tít tắp
Thất cầm Hà Nội tôi đã có dịp nghe qua bác Re ạ nhưng ấn tượng nhất vẫn là Đặng Quang Khôi ,chỉ xét riêng về âm thanh không thôi ông có tiếng đàn quốc tế mặc dù có đôi chỗ khiếm khuyết về mặt kĩ thuật .Ông chơi nhưng bản chậm không đòi hỏi kĩ thuật nhiều như Etude 5 của Sor ,Capricho Arabe VN bây giờ chắc khó ai chơi qua .Cũng dễ hiểu là vì ông học với Nghệ sĩ Kramskoi của Nga nhà sư phạm lỗi lạc Danh sư tất có cao đồ trên ý nghĩa đó Việt nam hiện nay chắc chỉ có ông này

http://hanvota.com/nhac/guitar/cd/buithedung.jpg



Giám khảo Việt Nam đầu tiên tại cuộc thi guitar quốc tế

Trích từ Tuổi Trẻ. Aug, 2002

Giảng viên guitar Bùi Thế Dũng đã sang Bỉ làm người cầm cân nảy mực cho cuộc thi "Cung đàn mùa xuân" lần thứ tám, diễn ra tại Brussels từ 9 đến 20/9. Đây là vị giám khảo người Việt Nam đầu tiên trong các cuộc tranh tài guitar quốc tế.

Khác với nhiều nghệ sĩ guitar quen thuộc như Phùng Tuấn Vũ, Châu Đăng Khoa, Trần Văn Phú..., Bùi Thế Dũng chưa từng là sinh viên nhạc viện. "Ngày xưa, mỗi lần đi qua trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn (nay là nhạc viện), tôi lại thẫn thờ, nhất là những buổi chiều tối. Tôi rất muốn vào đây học, nhưng gia đình lại hướng tôi theo ngành khoa học", anh tâm sự.

Say mê tự học qua sách vở, sau 3 năm, Dũng thử sức mình bằng cách tham gia cuộc thi guitar của trường Võ Trường Toản năm 1972 và giành giải nhất. Từ đó, anh thường xuyên xuất hiện trong các buổi diễn guitar trên đài truyền hình, phát thanh... Năm 1987 anh được mời làm giáo sư thỉnh giảng ở Nhạc viện TP HCM và năm 1988 ở Nhạc viện Hà Nội.

Bùi Thế Dũng có công lớn trong việc đào tạo nghệ sĩ guitar trẻ cho cả nước. Những cái tên quen thuộc như Nguyễn Trí Đoàn (giải thưởng lớn tại Festival guitar ở Singapore năm 1992), Nguyễn Trí Toàn (giải nhất cuộc thi guitar quốc tế ở Freschen, Đức năm 1994), Bùi Tuấn Anh (đứng thứ tám cuộc thi guitar Cung đàn mùa xuân ở Bỉ năm 1998)... đều là học trò của anh. Trong cuộc thi Cung đàn mùa xuân 2002, hai học trò của anh là Nguyễn Thị Kim Chung (TP HCM) và Nguyễn Thị Thanh Hằng (Hà Nội) đang học guitar cao học tại Tây Ban Nha cũng tham gia.

Năm 1998, trong những ngày học trò tham gia thi ở Bỉ, Bùi Thế Dũng tốn hàng triệu đồng tiền điện thoại chỉ để biết tình hình cuộc thi diễn ra như thế nào, trình độ thí sinh các nước, việc chấm điểm của các giám khảo ra sao, để hướng dẫn, chuẩn bị cho học trò.

Cùng ngồi ghế giám khảo với Bùi Thế Dũng còn có năm giám khảo khác đến từ Pháp, Italy, Bỉ, Tây Ban Nha và Czech. Nghệ sĩ cho biết, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Bỉ, anh sẽ đi một số nước châu Âu để tìm tài liệu và thông tin về các cuộc thi cho những tài năng guitar trẻ của Việt Nam. Ước mong lớn nhất của anh là có lớp đào tạo guitar sau đại học ở nhạc viện để lớp trẻ có điều kiện phát triển ngang bằng với bạn bè trên thế giới.

Trí Đoàn học trò trong những năm 79,80 của ông Dũng là sư huynh Kim chung ,guitarist này rất tài hoa ngoài những giải quốc tế đạt đuợc anh còn là Bác sĩ truởng khoa một bệnh viện lớn ở TPHCM

cenknGMLHs4

heKsc_F84N0

nhachoaloiviet
08-05-2013, 03:43 AM
fTPNPsBRCrg

Aty
31-08-2013, 03:38 PM
fTPNPsBRCrg

Bạn già Đ_C_Thành của mình đâu rồi? Bài này của NHLV gợi cho mình nhớ lại ngày xưa ở Cty CSDN bạn đã cho mình thưởng thức với cây guitar củ mèm nhưng âm thanh tuyệt vời. Thật ra luc đó mình chỉ nghe và ghiền thôi. Mình có hỏi bạn làm sao tập chơi tremolo như bạn được thì bạn nói là tập từ ngón trỏ co lại đập xuống cái đùi rồi tiếp đến là ngón giửa ..đến ngón út và lập lại nhiều lần cho đến khi... . Nhưng tập mãi không được vì mình làm việc nặng mà.
Bây giờ bạn còn đó hay đã ra nước ngoài ? Gởi lời thăm bà xã Thủy của bạn nhé.

Hôm nay lang thang vào đây, được nghe những danh cầm guitar từ các bác. Mình lẹ lẹ download về máy, đưa vô điện thoại. Ngày mai đi làm sẽ từ từ thưởng thức cho bớt đi cái xì-chét từ công việc.
Thanks các bác thật nhiều.

kymoc
31-08-2013, 09:26 PM
Lâu ko nghe bản asturias. Nghe hay thật, tuy có 2 chỗ vấp nhưng phải công nhận rất tuyệt...

kymoc
31-08-2013, 09:37 PM
Nó có cái lạ lùng là người Á Châu chơi guitar cổ điển không hay ,không có cách gì bật ra cái nét cái thần của bản nhạc .Mình để 2 bài nhachoa so sánh .Kim chung là một guitarist khá ở VN từng đi tu nghiệp ở nhạc viện Barcelona vậy mà tiếng đàn cứ nhòe nhoẹt thế nào ,phân câu tiết tấu không rành mạch đuợc .Chắc tại cũng do kĩ thuật phần lớn.Người ta chơi thong dong quá còn mình thì bị ...bơi

z1cW5IP7Wao

QCTmox337Ik

Theo ý tớ tất cả có 2 nguyên nhân:
1) Tại đàn.
2) Tại phòng hòa nhạc.

Đàn xịn mua ở Ý hay Tây Ban Nha nếu mang sang Việt Nam thì đảm bảo chỉ độ dăm ba tháng là âm thanh nghe không thể như nguyên gốc. Phòng biểu diễn cổ diển của Việt Nam Ko đủ tiêu chuẩn, hệ thống âm thanh có thể đã làm hỏng tiếng đàn của nghệ sĩ...

reporter
31-08-2013, 10:40 PM
Theo ý tớ tất cả có 2 nguyên nhân:
1) Tại đàn.
2) Tại phòng hòa nhạc.

Đàn xịn mua ở Ý hay Tây Ban Nha nếu mang sang Việt Nam thì đảm bảo chỉ độ dăm ba tháng là âm thanh nghe không thể như nguyên gốc. Phòng biểu diễn cổ diển của Việt Nam Ko đủ tiêu chuẩn, hệ thống âm thanh có thể đã làm hỏng tiếng đàn của nghệ sĩ...

Nguyên nhân thứ 3 nữa kymoc, đơn giản và ngắn gọn thôi: KHÁC BIỆT VỀ ĐẲNG CẤP!