tranbinh
25-10-2010, 12:08 PM
Truyện tình ấy không có những giây phút hẹn hẹn hò nồng nàn quá đỗi, không có cảnh thư đi thư về trong nhớ nhung, sầu muộn … Trong chuyện tình ấy, người ta thấy nhiều chó gỗ, hổ thật, trận đồ vườn đào, … và vô vàn những chuyện không liên quan đến chữ tình. Thế nhưng chuyện tình ấy cũng được nhuốm bởi một chữ “sắc”, hợp-tan, vui-buồn theo một chữ nhỏ nhoi ấy… và tất cả những điều đó là chuyện tình của một con người đặc biệt: vị quân sư kì tài Khổng Minh…
Kỳ 1: Người mến duyên hứa gả, kẻ hám sắc chối từ
Chuyện tình của Khổng Minh Gia Cát Lượng có lẽ nên bắt đầu bằng một chữ sắc. Bởi vì một chữ ấy mà suýt nữa chính Gia Cát Lượng đã đẩy mình vào thế: cả đời không lấy nổi tri ân. Vậy há chăng một bậc đại trượng phu những tưởng cả đời chỉ biết đến hành sự, giúp đời lại cũng vấn vương trong lòng bởi hai chữ mỹ nhân?
Chuyển kể là dưới chân núi Ngọa Long, Nam Dương, nơi Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh ẩn cư có gia đình Hoàng Thừa Ngạn sinh sống trong một gia trang rộng lớn. Gia đình họ Hoàng có người con gái tên là Hoàng Nguyệt Anh. Tuy nhiên nghe hàng xóm nói, nàng không được ông trời phú cho vẻ đẹp của một bậc tuyệt sắc giai nhân có thể khiến chim sa cá lặn mà ngược lại đen đúa, xấu xí. Bởi thế người ta vẫn thường gọi nàng bằng cái tên không được mỹ miều: Hoàng A Xú. Hoàng Thừa Ngạn, vẫn thường được gọi là Hoàng viên ngoại, cha của Hoàng A Xú, rất mến phục sự thông minh, chính trực của Khổng Minh. Do đó ông thường lên núi thăm và luận bàn thơ phú, văn chương cùng Khổng Minh. Hoàng viên ngoại lại có ý định gả con gái độc nhất của mình cho Lượng. Ông đã ngỏ ý của mình với Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, Lượng, vì nghe nói dung nhan Hoàng tiểu thư có phần kém sắc, mặt đen xấu lại nhiều mọn nhọt thì do dự, ngại ngần. Trong lòng Lượng quả thật cũng không muốn kết duyên với một người con gái xấu nhưng cũng ngại từ chối thẳng thừng. Do đó Lượng im lặng, lần lữa dịp này qua dịp khác cho câu chuyện trôi đi theo thời gian.
Thời gian lẳng lặng trôi, câu chuyện hôn sự mà Hoàng viên ngoại ngỏ ý với Lượng cũng dần được quên lãng. Lúc này, mối thân tình giữa hai người là ở niềm vui, sự hợp ý trong luận bàn văn chương, thế sự. Trong một lần ngồi tâm tình, Hoàng viên ngoại có nói với Lượng: “Sao bấy lâu nay chỉ có ta đến thăm nhà tiên sinh mà tiên sinh chưa một lần ghé đến nhà ta?” Trước câu hỏi có phần đột ngột của Hoàng viên ngoại, Lượng có phần lúng túng vì quả thực, từ trước đến giờ, trong mối thân tình giữa Gia Cát Lượng và Hoàng viên ngoại thì Lượng chưa một lần xuống núi ghé thăm nhà ông. Rất ngại ngần, Lượng đáp: “Tại hạ thật là thất lễ, thất lễ quá! Nhất định tại hạ sẽ ghé thăm nhà đại nhân”.
Qua mấy hôm, nhân ngày đẹp trời, Lượng xuống núi tìm đến gia trang nhà Hoàng viên ngoại. Đến cổng trang viên, khi xưng danh, Lượng nhận được lời đáp hết sức trân trọng dành cho mình: “Hoàng viên ngoại có dặn trước rằng nếu đại nhân đến thăm thì không cần vào bẩm báo mà mời đại nhân vào thẳng nhà trong ạ”. Có phần cảm động trước thịnh tình mà Hoàng viên ngoại dành cho mình, Gia Cát Lượng vui vẻ bước vào trong phủ. Đi được một quãng ngắn, trước mặt Lượng xuất hiệnmột cánh cổng to, được đóng kín mít. Lượng gõ nhẹ, cánh cửa từ từ mở ra sau tiểng cọt kẹt. Lượng nhìn vào trong, không thấy một bóng người. Tuy thế Lượng vẫn bước tiếp và càng ngạc nhiên hơn khi cánh cổng tự động đóng lại. Trí tò mò cùng với sự ham học hỏi đã thúc giục Lượng quay lại xem cánh cổng đó hoạt động thế nào. Thế nhưng, chưa kịp thực hiện hóa ý nghĩ của mình thì Lượng đã giật mình bởi những tiếng “grừ, grừ ..”. Trước mặt Lượng lúc này lag hai con chó giữ, một đen như mực, một trắng như tuyết đang gầm gè chực lao vào Lượng. Lượng bèn quay lưng, cố gắng mở cổng để chạy thoát nhưng cửa càng kéo càng chặt. Lượng chỉ biết lấy tay mà che mặt. Lúc này có một a hoàn từ đâu chạy tới, rất nhẹ nhàng đập tay vào đầu hai chú chó rồi kéo tai chúng. Ngay lập tức hai con chó yên lặng, quay đầu chạy về phía trong nhà. Lượng thầm phục những con chó được huấn luyện quá tinh khôn. Nhưng khi bình tĩnh nhìn kĩ lại, Lượng mới biết rằng hai con chó đó được làm từ những tấm gỗ, bên ngoài có phủ lông chó.
“Thật đáng kinh ngạc!” Lượng vừa tiếp tục đi vào phủ trong cái ngỡ ngàng về những gì vừa nhìn thấy. Nhưng cái ngạc nhiên cũng nhanh chóng biến mất, nhường chỗ cho nỗi kinh hoàng mới: hai con hổ to như hai con bò mộng đang đững sừng sững trước mặt Lượng. Lúc này chân Lượng như có hàng trăm chiếc kiềng sắt bám chặt xuống đất không thể đi nổi nữa. Tuy nhiên với tư duy của một người thông minh, Gia Cát Lượng chắc mẩm trong bụng: hai con hổ cũng là giả như hai con chó lúc nãy thôi. Vì vậy, Lượng mỉm cười đắc chí rả bước tiến đến gần hai con hổ và đập tay lên đầu chúng. Song, trí dũng đôi khi không lại được chữ “ngờ”. Gia Cát Lượng không thể ngờ rằng hai con hổ đó thật đến độ không thể thâth hơn. Sau cú đập tay vào đầu của Lượng, chúng liền gầm lên, phi như bay về phía Lượng, giơ vuốt tát ngang vai Lượng. Máu chảy ướt áo, Lượng loay hoay tìm đường rút nhưng sức Lượng quá yếu so với hai ông ba mươi dũng mãnh đó. Lượng đang xanh mặy tái gan, thì a hoàn lúc này lại bất thần xuất hiện, nói: “Ngài tự cho mình là thông minh khi lấy cách trị chó ra để đối phó với hổ hay sao?”. Nói rồi a hoàn đập vào mông hai con hổ để chúng đi vào chỗ của mình và nằm xuống.
Đến lúc này Gia Cát Lượng cảm thấy thực sự hổ thẹn, thở dài mà nói: “Gia trang nhà ta quả thật rất rộng lớn và quá đỗi bí hiểm, muốn vào được thật là khó. Làm phiền tiểu thư đưa ta vào trong”. Đáp lại lời cầu khẩn của Lượng, a hoàn nói: “Nô tỳ đang bận nghiền ngô mất rồi”. Theo cánh tay của a hoàn, Gia Cát Lượng đưa mắt vào trong thì đúng lfa có một cái cối xay đang được một chú lừa bằng gỗ kéo. Lượng không tin vào mắt mình nữa. Một người nổi tiếng thông minh, mưu trí như Lượng đến lúc này cũng phải thốt lên: “Trời ơi, ta vỗn biết học vấn của Hoàng lão tiên sinh rất uyên thâm nhưng thật không ngờ là tiên sinh còn có thể làm ra được những thứ kỳ lạ đến thế này”. A hoàn nghe thấy liền cười nói: “Lão gia không thèm để ý đến những thứ linh tinh này đâu”. Ngạc nhiên, Gia Cát Lượng hỏi: “Không phải là Hoàng viên ngoại sao? Vậy thì có thể là ai được?”. A hoàn cười ẩn ý: “Ngài cứ đi vào trong, sẽ biết ngay thôi ạ!”. (còn tiếp)
Nguồn: báo Pháp luật & cuộc sống
Tác giả: Lê Đỗ
Kỳ 1: Người mến duyên hứa gả, kẻ hám sắc chối từ
Chuyện tình của Khổng Minh Gia Cát Lượng có lẽ nên bắt đầu bằng một chữ sắc. Bởi vì một chữ ấy mà suýt nữa chính Gia Cát Lượng đã đẩy mình vào thế: cả đời không lấy nổi tri ân. Vậy há chăng một bậc đại trượng phu những tưởng cả đời chỉ biết đến hành sự, giúp đời lại cũng vấn vương trong lòng bởi hai chữ mỹ nhân?
Chuyển kể là dưới chân núi Ngọa Long, Nam Dương, nơi Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh ẩn cư có gia đình Hoàng Thừa Ngạn sinh sống trong một gia trang rộng lớn. Gia đình họ Hoàng có người con gái tên là Hoàng Nguyệt Anh. Tuy nhiên nghe hàng xóm nói, nàng không được ông trời phú cho vẻ đẹp của một bậc tuyệt sắc giai nhân có thể khiến chim sa cá lặn mà ngược lại đen đúa, xấu xí. Bởi thế người ta vẫn thường gọi nàng bằng cái tên không được mỹ miều: Hoàng A Xú. Hoàng Thừa Ngạn, vẫn thường được gọi là Hoàng viên ngoại, cha của Hoàng A Xú, rất mến phục sự thông minh, chính trực của Khổng Minh. Do đó ông thường lên núi thăm và luận bàn thơ phú, văn chương cùng Khổng Minh. Hoàng viên ngoại lại có ý định gả con gái độc nhất của mình cho Lượng. Ông đã ngỏ ý của mình với Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, Lượng, vì nghe nói dung nhan Hoàng tiểu thư có phần kém sắc, mặt đen xấu lại nhiều mọn nhọt thì do dự, ngại ngần. Trong lòng Lượng quả thật cũng không muốn kết duyên với một người con gái xấu nhưng cũng ngại từ chối thẳng thừng. Do đó Lượng im lặng, lần lữa dịp này qua dịp khác cho câu chuyện trôi đi theo thời gian.
Thời gian lẳng lặng trôi, câu chuyện hôn sự mà Hoàng viên ngoại ngỏ ý với Lượng cũng dần được quên lãng. Lúc này, mối thân tình giữa hai người là ở niềm vui, sự hợp ý trong luận bàn văn chương, thế sự. Trong một lần ngồi tâm tình, Hoàng viên ngoại có nói với Lượng: “Sao bấy lâu nay chỉ có ta đến thăm nhà tiên sinh mà tiên sinh chưa một lần ghé đến nhà ta?” Trước câu hỏi có phần đột ngột của Hoàng viên ngoại, Lượng có phần lúng túng vì quả thực, từ trước đến giờ, trong mối thân tình giữa Gia Cát Lượng và Hoàng viên ngoại thì Lượng chưa một lần xuống núi ghé thăm nhà ông. Rất ngại ngần, Lượng đáp: “Tại hạ thật là thất lễ, thất lễ quá! Nhất định tại hạ sẽ ghé thăm nhà đại nhân”.
Qua mấy hôm, nhân ngày đẹp trời, Lượng xuống núi tìm đến gia trang nhà Hoàng viên ngoại. Đến cổng trang viên, khi xưng danh, Lượng nhận được lời đáp hết sức trân trọng dành cho mình: “Hoàng viên ngoại có dặn trước rằng nếu đại nhân đến thăm thì không cần vào bẩm báo mà mời đại nhân vào thẳng nhà trong ạ”. Có phần cảm động trước thịnh tình mà Hoàng viên ngoại dành cho mình, Gia Cát Lượng vui vẻ bước vào trong phủ. Đi được một quãng ngắn, trước mặt Lượng xuất hiệnmột cánh cổng to, được đóng kín mít. Lượng gõ nhẹ, cánh cửa từ từ mở ra sau tiểng cọt kẹt. Lượng nhìn vào trong, không thấy một bóng người. Tuy thế Lượng vẫn bước tiếp và càng ngạc nhiên hơn khi cánh cổng tự động đóng lại. Trí tò mò cùng với sự ham học hỏi đã thúc giục Lượng quay lại xem cánh cổng đó hoạt động thế nào. Thế nhưng, chưa kịp thực hiện hóa ý nghĩ của mình thì Lượng đã giật mình bởi những tiếng “grừ, grừ ..”. Trước mặt Lượng lúc này lag hai con chó giữ, một đen như mực, một trắng như tuyết đang gầm gè chực lao vào Lượng. Lượng bèn quay lưng, cố gắng mở cổng để chạy thoát nhưng cửa càng kéo càng chặt. Lượng chỉ biết lấy tay mà che mặt. Lúc này có một a hoàn từ đâu chạy tới, rất nhẹ nhàng đập tay vào đầu hai chú chó rồi kéo tai chúng. Ngay lập tức hai con chó yên lặng, quay đầu chạy về phía trong nhà. Lượng thầm phục những con chó được huấn luyện quá tinh khôn. Nhưng khi bình tĩnh nhìn kĩ lại, Lượng mới biết rằng hai con chó đó được làm từ những tấm gỗ, bên ngoài có phủ lông chó.
“Thật đáng kinh ngạc!” Lượng vừa tiếp tục đi vào phủ trong cái ngỡ ngàng về những gì vừa nhìn thấy. Nhưng cái ngạc nhiên cũng nhanh chóng biến mất, nhường chỗ cho nỗi kinh hoàng mới: hai con hổ to như hai con bò mộng đang đững sừng sững trước mặt Lượng. Lúc này chân Lượng như có hàng trăm chiếc kiềng sắt bám chặt xuống đất không thể đi nổi nữa. Tuy nhiên với tư duy của một người thông minh, Gia Cát Lượng chắc mẩm trong bụng: hai con hổ cũng là giả như hai con chó lúc nãy thôi. Vì vậy, Lượng mỉm cười đắc chí rả bước tiến đến gần hai con hổ và đập tay lên đầu chúng. Song, trí dũng đôi khi không lại được chữ “ngờ”. Gia Cát Lượng không thể ngờ rằng hai con hổ đó thật đến độ không thể thâth hơn. Sau cú đập tay vào đầu của Lượng, chúng liền gầm lên, phi như bay về phía Lượng, giơ vuốt tát ngang vai Lượng. Máu chảy ướt áo, Lượng loay hoay tìm đường rút nhưng sức Lượng quá yếu so với hai ông ba mươi dũng mãnh đó. Lượng đang xanh mặy tái gan, thì a hoàn lúc này lại bất thần xuất hiện, nói: “Ngài tự cho mình là thông minh khi lấy cách trị chó ra để đối phó với hổ hay sao?”. Nói rồi a hoàn đập vào mông hai con hổ để chúng đi vào chỗ của mình và nằm xuống.
Đến lúc này Gia Cát Lượng cảm thấy thực sự hổ thẹn, thở dài mà nói: “Gia trang nhà ta quả thật rất rộng lớn và quá đỗi bí hiểm, muốn vào được thật là khó. Làm phiền tiểu thư đưa ta vào trong”. Đáp lại lời cầu khẩn của Lượng, a hoàn nói: “Nô tỳ đang bận nghiền ngô mất rồi”. Theo cánh tay của a hoàn, Gia Cát Lượng đưa mắt vào trong thì đúng lfa có một cái cối xay đang được một chú lừa bằng gỗ kéo. Lượng không tin vào mắt mình nữa. Một người nổi tiếng thông minh, mưu trí như Lượng đến lúc này cũng phải thốt lên: “Trời ơi, ta vỗn biết học vấn của Hoàng lão tiên sinh rất uyên thâm nhưng thật không ngờ là tiên sinh còn có thể làm ra được những thứ kỳ lạ đến thế này”. A hoàn nghe thấy liền cười nói: “Lão gia không thèm để ý đến những thứ linh tinh này đâu”. Ngạc nhiên, Gia Cát Lượng hỏi: “Không phải là Hoàng viên ngoại sao? Vậy thì có thể là ai được?”. A hoàn cười ẩn ý: “Ngài cứ đi vào trong, sẽ biết ngay thôi ạ!”. (còn tiếp)
Nguồn: báo Pháp luật & cuộc sống
Tác giả: Lê Đỗ