trannhien
02-07-2009, 08:14 AM
Lý Anh Mậu
Lý Anh Mậu sinh năm 1926, là con của một viên chức làm Sở Kiểm lâm Biên Hoà. Ông là em ruột của nhà văn nổi tiếng Lý Văn Sâm; cả hai anh em sinh ra và lớn lên ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Biên Hoà cũ, nay là thị trấn Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai. Có người nhầm lẫn, cho rằng quê của Lý Anh Mậu ở huyện Tân Uyên, trước thuộc Biên Hoà, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Bởi làng cờ xưa nay không ai nghĩ ông là người Bình Dương mà vẫn coi ông là "vô địch Biên Hoà" và gọi thân mật ông là Lý Anh Mô. Từ năm 1956, ông về cư ngụ lâu dài ở sau Toà hành chính Gia Định, cạnh nhà thầy bói Nguyễn Văn Thu cũng là một cao thủ cờ tướng, gần chợ Bà Chiểu, nên làng cờ liệt ông vào hàng cao thủ của đất Gia Định.
Thuở nhỏ Lý Anh Mô theo học ở trường Tiểu học Biên Hoà và bắt đầu học chơi cờ chủ yếu tự mày mò nghiên cứu từ các bài báo in trong tập quảng cáo của nhà thuốc Võ Văn Vân. Lý Anh Mô kể lại : "Hồi đó, khoảng năm 1939-1940, gần nhà có một ông phú hộ rất mê cờ nhưng không đọc được chữ quốc ngữ. Thấy tập quảng cáo của Nhà thuốc Võ Văn Vân có in bài viết dạy cờ, ông ta đưa tiền cho tôi mua giùm và đọc giùm cho ông ta học. Hàng tuần, cứ mỗi sáng thứ bảy, tôi phải đi xe đạp từ thành phố Biên Hoà xuống Đa Kao Sài Gòn mua một quyển, xong quay trở về, đường dài trên 60 km".
Mới 14-15 tuổi đầu mà phải đạp xe một quảng đường dài như thế, Lý Anh Mô không hề phàn nàn mà còn tỏ ra rất phấn khởi. Thì ra chú nhóc con này còn hơn ông phú hộ nọ, đam mê nghiên cứu các bài dạy cờ, dịch từ Quất Trung bí và Mai hoa phổ. Nhờ vậy Lý Anh Mô sớm lĩnh hội tinh hoa của nghệ thuật cờ tướng và nhanh chóng trở thành một tay cao cờ. Thời ấy khắp xứ Biên Hoà không ai địch lại ông. Đầu năm 1943, vừa đúng 17 tuổi, hùng tâm nổi lên Lý Anh Mô xuống Sài Gòn tìm Hứa Văn Hải để thử tài. Kỳ vương Hải thông cảm tính khí bồng bột của anh bạn trẻ, không hề giận mà còn tỏ ra thương mến, đem một số tài liệu quý lưu giữ từ lâu của mình giao cho Mô (một việc làm hiếm thấy) mong muốn Mô thay mình thống lĩnh làng cờ. Năm 1946, Lý Anh Mô thủ đài ở sòng bạc "Đại thế giới" thỉnh thoảng có dịp giao đấu cùng Hà Quang Bố và được ông dạy cho nhiều bài học nhớ đời. Và cũng nhờ đó mà gíao Bố rất thương và chỉ dẫn cho Lý Anh Mô như một đệ tử thực thụ của mình. Trong gần 10 năm thủ đài, Lý Anh Mô đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt phát triển quan điểm coi cờ là một nghệ thuật cao quý, đòi hỏi phải chơi cho đẹp; tức là phải chiến thắng đối phương nhưng không phải chiến thắng bằng bất cứ giá nào. Nhiều trường hợp phải chiến thắng bằng cách phối hợp các quân, tạo ra một đòn nghệ thuật phối hợp liên hoàn chứ không chiến thắng bằng mọi thủ đoạn.
Thời Sáu Mẹo ở Gò Công mới lên, trình độ cờ còn yếu, Lý Anh Mô phải chấp 1 nước tiên và ăn của Sáu Mạo khá bộn tiền, đến đỗi sau này Sáu Mẹo đánh lên tay, được làng cờ phong lên hà Thượng tướng vẫn không dám rủ đối phương ngồi lại cá cược.
Lý Anh Mô cũng có nhiều đệ tử, nhưng công đóng góp đáng ghi nhận nhất của ông là để lại cho đời hơn 10 quyển sách nhằm phổ cập cờ tướng cho đông đảo người chơi cờ. Nhiều tay cờ trẻ hồi thập niên 60 của thế kỷ trước nhờ học mấy quyển sách của ông mà lĩnh hội được tinh hoa của cờ và sau đó trở thành cao thủ, như Lê Thiên Vị, Dương Thanh Danh...Cũng như Thái Sanh Bính, ông đã đưa lý luận vào cờ tướng mà ông gọi "kỳ lý", để hướng dẫn người chơi có những "nguyên tắc" phải tuân thủ khi đánh cờ. Phần lý luận này thực sự chưa được đào sâu, tính tổng kết còn hạn chế, nhưng cách đây trên nửa thế kỷ mà nêu được như vậy đã là một cố gắng rất đáng khen.
Điều đáng tiếc là thời gian ông làm chủ đài ở Đại thế giới, được trả lương hậu hĩnh, không biết sử dụng tiền để làm gì, ông nghe lời một số bạn bè hư hỏng, giao du cùng "nàng tiên nâu". Rồi những năm Đại thế giới bị dẹp (từ năm 1955 trở đi) ông thất nghiệp và cô bạn tri kỷ bắt đầu hành hạ ông. Lúc đó nhiều người bạn cờ ngạc nhiên: một Lý Anh Mô chơi cờ hoà hoa, phóng khoáng ngày nào, sao bây giờ bệ rạc, lẩm cẩm như vậy? Đúng, thiếu thuốc ông không nghĩ được gì! Sau đó ông phải đi giang hồ kiếm sống và dùng "mooc phin" chích cho đỡ ghiền. Ông không lập gia đình, cả cuộc đời dành cho cờ và cho nàng tiên nâu. Ông mất vào cuối năm 1978 sau một ca tai biến mạch máu não để lại sự ngậm ngùi, thương tiếc cho người thân và bạn bè.
Năm 1963, khi Kỳ vương Lý Chí Hải đến thăm làng cờ miền nam lần thứ hai. Ban tổ chức có mời Lý Anh Mô ra thi đấu với Lý Chí Hải. Nghe tin này Thái Sanh Bính đến gặp Lý Anh Mô thương lượng: Anh nhường cho tôi đấu với Lý Chí Hải, tiền bồi dưỡng 1.000$, tôi sẽ gửi lại cho anh, đồng thời tôi đưa thêm cho anh 3.000$ cho anh rủ Lý Chí Hải đánh độ, mỗi ván 2.000$.
Nghe bùi tai, Lý Anh Mô đồng ý nhường cho Thái Sanh Bính đấu công khai còn bản thân anh thì thuê phòng ngủ đấu với Lý Chí Hải 2 ván. Và như đã nêu ở trên: Sức cờ của Lý Anh Mô sau năm 1955 bắt đầu sa sút nghiêm trọng, trận đấu thử tài với Lý Chí Hải đã thất bại thảm hại, không khác gì Thái Sanh Bính!
(Trích từ kể truyện cờ tướng của Quách Anh Tú)
Lý Anh Mậu sinh năm 1926, là con của một viên chức làm Sở Kiểm lâm Biên Hoà. Ông là em ruột của nhà văn nổi tiếng Lý Văn Sâm; cả hai anh em sinh ra và lớn lên ở xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Biên Hoà cũ, nay là thị trấn Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai. Có người nhầm lẫn, cho rằng quê của Lý Anh Mậu ở huyện Tân Uyên, trước thuộc Biên Hoà, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Bởi làng cờ xưa nay không ai nghĩ ông là người Bình Dương mà vẫn coi ông là "vô địch Biên Hoà" và gọi thân mật ông là Lý Anh Mô. Từ năm 1956, ông về cư ngụ lâu dài ở sau Toà hành chính Gia Định, cạnh nhà thầy bói Nguyễn Văn Thu cũng là một cao thủ cờ tướng, gần chợ Bà Chiểu, nên làng cờ liệt ông vào hàng cao thủ của đất Gia Định.
Thuở nhỏ Lý Anh Mô theo học ở trường Tiểu học Biên Hoà và bắt đầu học chơi cờ chủ yếu tự mày mò nghiên cứu từ các bài báo in trong tập quảng cáo của nhà thuốc Võ Văn Vân. Lý Anh Mô kể lại : "Hồi đó, khoảng năm 1939-1940, gần nhà có một ông phú hộ rất mê cờ nhưng không đọc được chữ quốc ngữ. Thấy tập quảng cáo của Nhà thuốc Võ Văn Vân có in bài viết dạy cờ, ông ta đưa tiền cho tôi mua giùm và đọc giùm cho ông ta học. Hàng tuần, cứ mỗi sáng thứ bảy, tôi phải đi xe đạp từ thành phố Biên Hoà xuống Đa Kao Sài Gòn mua một quyển, xong quay trở về, đường dài trên 60 km".
Mới 14-15 tuổi đầu mà phải đạp xe một quảng đường dài như thế, Lý Anh Mô không hề phàn nàn mà còn tỏ ra rất phấn khởi. Thì ra chú nhóc con này còn hơn ông phú hộ nọ, đam mê nghiên cứu các bài dạy cờ, dịch từ Quất Trung bí và Mai hoa phổ. Nhờ vậy Lý Anh Mô sớm lĩnh hội tinh hoa của nghệ thuật cờ tướng và nhanh chóng trở thành một tay cao cờ. Thời ấy khắp xứ Biên Hoà không ai địch lại ông. Đầu năm 1943, vừa đúng 17 tuổi, hùng tâm nổi lên Lý Anh Mô xuống Sài Gòn tìm Hứa Văn Hải để thử tài. Kỳ vương Hải thông cảm tính khí bồng bột của anh bạn trẻ, không hề giận mà còn tỏ ra thương mến, đem một số tài liệu quý lưu giữ từ lâu của mình giao cho Mô (một việc làm hiếm thấy) mong muốn Mô thay mình thống lĩnh làng cờ. Năm 1946, Lý Anh Mô thủ đài ở sòng bạc "Đại thế giới" thỉnh thoảng có dịp giao đấu cùng Hà Quang Bố và được ông dạy cho nhiều bài học nhớ đời. Và cũng nhờ đó mà gíao Bố rất thương và chỉ dẫn cho Lý Anh Mô như một đệ tử thực thụ của mình. Trong gần 10 năm thủ đài, Lý Anh Mô đã đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt phát triển quan điểm coi cờ là một nghệ thuật cao quý, đòi hỏi phải chơi cho đẹp; tức là phải chiến thắng đối phương nhưng không phải chiến thắng bằng bất cứ giá nào. Nhiều trường hợp phải chiến thắng bằng cách phối hợp các quân, tạo ra một đòn nghệ thuật phối hợp liên hoàn chứ không chiến thắng bằng mọi thủ đoạn.
Thời Sáu Mẹo ở Gò Công mới lên, trình độ cờ còn yếu, Lý Anh Mô phải chấp 1 nước tiên và ăn của Sáu Mạo khá bộn tiền, đến đỗi sau này Sáu Mẹo đánh lên tay, được làng cờ phong lên hà Thượng tướng vẫn không dám rủ đối phương ngồi lại cá cược.
Lý Anh Mô cũng có nhiều đệ tử, nhưng công đóng góp đáng ghi nhận nhất của ông là để lại cho đời hơn 10 quyển sách nhằm phổ cập cờ tướng cho đông đảo người chơi cờ. Nhiều tay cờ trẻ hồi thập niên 60 của thế kỷ trước nhờ học mấy quyển sách của ông mà lĩnh hội được tinh hoa của cờ và sau đó trở thành cao thủ, như Lê Thiên Vị, Dương Thanh Danh...Cũng như Thái Sanh Bính, ông đã đưa lý luận vào cờ tướng mà ông gọi "kỳ lý", để hướng dẫn người chơi có những "nguyên tắc" phải tuân thủ khi đánh cờ. Phần lý luận này thực sự chưa được đào sâu, tính tổng kết còn hạn chế, nhưng cách đây trên nửa thế kỷ mà nêu được như vậy đã là một cố gắng rất đáng khen.
Điều đáng tiếc là thời gian ông làm chủ đài ở Đại thế giới, được trả lương hậu hĩnh, không biết sử dụng tiền để làm gì, ông nghe lời một số bạn bè hư hỏng, giao du cùng "nàng tiên nâu". Rồi những năm Đại thế giới bị dẹp (từ năm 1955 trở đi) ông thất nghiệp và cô bạn tri kỷ bắt đầu hành hạ ông. Lúc đó nhiều người bạn cờ ngạc nhiên: một Lý Anh Mô chơi cờ hoà hoa, phóng khoáng ngày nào, sao bây giờ bệ rạc, lẩm cẩm như vậy? Đúng, thiếu thuốc ông không nghĩ được gì! Sau đó ông phải đi giang hồ kiếm sống và dùng "mooc phin" chích cho đỡ ghiền. Ông không lập gia đình, cả cuộc đời dành cho cờ và cho nàng tiên nâu. Ông mất vào cuối năm 1978 sau một ca tai biến mạch máu não để lại sự ngậm ngùi, thương tiếc cho người thân và bạn bè.
Năm 1963, khi Kỳ vương Lý Chí Hải đến thăm làng cờ miền nam lần thứ hai. Ban tổ chức có mời Lý Anh Mô ra thi đấu với Lý Chí Hải. Nghe tin này Thái Sanh Bính đến gặp Lý Anh Mô thương lượng: Anh nhường cho tôi đấu với Lý Chí Hải, tiền bồi dưỡng 1.000$, tôi sẽ gửi lại cho anh, đồng thời tôi đưa thêm cho anh 3.000$ cho anh rủ Lý Chí Hải đánh độ, mỗi ván 2.000$.
Nghe bùi tai, Lý Anh Mô đồng ý nhường cho Thái Sanh Bính đấu công khai còn bản thân anh thì thuê phòng ngủ đấu với Lý Chí Hải 2 ván. Và như đã nêu ở trên: Sức cờ của Lý Anh Mô sau năm 1955 bắt đầu sa sút nghiêm trọng, trận đấu thử tài với Lý Chí Hải đã thất bại thảm hại, không khác gì Thái Sanh Bính!
(Trích từ kể truyện cờ tướng của Quách Anh Tú)