PDA

View Full Version : Hành trình nghiên cứu khai cuộc



khanhlinh
02-07-2009, 05:54 PM
Khai cuộc thì có nhiều loại, mổi loại gồm nhiều phương án nhỏ khác, theo kinh nghiệm của mình, để nghiên cứu mỗi loại khai cục, cần đi sâu nghiên cứu từng kiểu chơi như sau, rồi kết hợp các thế đó lại với nhau:
1-Hoành xa(X1.1; X9.1) : quá cung(X1-6;X9-4), thủ sườn(X1-4; X9-6)
a/áp sĩ(nhãn tượng) ; đơn biên phong
b/đè chốt (quá hà xa)
c/Kỵ hà
d/Tuần hà
2-Trực xa(X1-2 hay X9-8):
a/ quá hà (X2.6)
b/ tuần hà(X2.4)
c/ Kỵ hà (X2.5)
3- Biên xa (tấn chốt biên đổi)
4-Hoãn khai xa
5-Tuần hà pháo
6-Quy bối pháo chuyển cánh (P9/1;P8/1;P7/1;P6/1); quy bối pháo ngọa tâm(P5/1)
7-Cao pháo (P9.1;P8.1;P7.1;P6.1;P5.1)
8-Bổ sĩ: bổ hữu sĩ (S4.5), bổ tả sĩ (S6.5)
9-Tấn tam binh, tấn thất binh, lưỡng đầu xà
10-Pháo : ngũ cửu, ngũ bát, ngũ thất, ngũ lục;cao tả pháo; kỵ hà; quá hà (phong xa thấp, phong xa cao, đổi trung pháo)
11-Song trực xa, song hoành xa, trực hoành xa
12-Biên tượng
13-Pháo đầu mã đội
14-Tách trung pháo phi tượng : quá cung, liễm pháo, giác sĩ
15-Nhảy mã ngòai( M3.2 hay M7.8)
Ngoài ra còn các kiểu chơi khác:
Tượng vĩ xa: T3.5 X1-3
Biên tượng vĩ xa: T3.1 ,X1-3
Xa cặp sĩ: X1-4
Cao xa bảo mã: X1.2
Chốt lâm xa: X1.3
Biên xa kỵ hà: X1.5

Agatino
23-08-2009, 01:22 AM
Bạn cho hỏi luôn, cách nghiên cứu từng kiểu chơi như thế nào? Ví dụ nghiên cứu hoành xa chẳng hạn.

khanhlinh
23-08-2009, 10:14 AM
Thực ra, hành trình nghiên cứu khai cuộc do em học hỏi từ bạn bè, trong lúc nói chuyện gẫu thôi, chủ yếu là dựa trên ý tưởng của sw, dùng phân tích hình cây. Ở đây, khi nói về biến hoành xa, ta có thể thấy hoành xa là 1 chiến lược quan trọng, hình thành từ nhiều loại khai cục, thuận pháo hoành xa, trung pháo trực hoành xa vs. BPM... Các thế của hoành xa có khá nhiều, nhưng tùy theo loại khai cục mà sử dụng. Muốn nghiên cứu hoành xa 1 cách có hệ thống, pp của mình chính là nghiên cứu so sánh giữa các loại khai cục với nhau, xếp thành box. Chẳng hạn lúc đầu chơi hoành xa, chúng ta đi X1.1 thì trước mắt sẽ có 2 cách đi thông dụng: X1-6 và X1-4 tùy theo thế mà phát sinh; trong trận đánh thông dụng "thuận pháo trực xa vs. hoãn khai xa" thì đỏ X9.1 sau đó lại X9-7 tiến binh 7 qua sông công phá. Ở đây đưa ra 2 ví dụ, để cho thấy cách dùng hoành xa là không thể theo 1 khuôn phép nhất định được. Nó phụ thuộc vào lối chơi, loại khai cục, tình huống phát sinh. Chẳng hạn chúng ta nhớ đến 1 khẩu quyết trong Quất trung bí, thọc xe cản mắt tượng, rõ ràng là khi ta X1.1 nếu đối phương T3.5 thì ta có thể X1-6 dọa X6.7, còn nếu T7.5 thì lại phải X1-4. Đây có thể gọi là "tùy cơ ứng biến"?
Qua phần trên, là 1 cách nhìn nhận cơ bản về tư tướng 1 chiến lược, nó không nhất thiết phải theo khuôn định, mà điều cần nhấn mạnh là phải quan sát hết các biến của hoành xa, từ đó chọn ra 1 cách nào khá phù hợp cho mình, topic là "hành trình nghiên cứu khai cuộc" cũng tức là sẽ đưa ra gần như tất cả các nước có thể, nước đúng để dùng thực chiến, còn nước sai để rút kinh nghiệm.
Sau cùng, xin đưa ra 1 ví dụ về sự so sánh chiến lược hoành xa như sau
Ván 1:
1)P2-5 P8-5 2)M2.3 M8.7 3)X1.1 X9-8 4)X1-6 X8.4 5)M8.7 M2.3
6)C3.1 C3.1 7)M3.4 X8-6 8)X6.3 C5.1 9)M4.6 C5.1 10)P5.2 M3.5
11)M6.5 T3.5 bình ổn
Ván 2:
1)P2-5 P8-5 2)M2.3 M8.7 3)X1.1 X9-8 4)X1-6 X8.4 5)M8.7 S6.5
6)C3.1 M2.3 7)M3.4 C3.1 8)P8.4 X8-6
*Bình xe chính xác, nếu P5-6 thì 9)P8-7 T3.5 10)X9-8 X1-2 11)M4.5 M3.5
12)P5.4 X8-6 13)X6.5 trắng ưu.
9)X6.3 C5.1 10)M4.6 X6/1(cũng có thể M3.2 phục X6/1)
*Hoặc 10)…C5.1 11)M6.5 T3.5 đối công
11)M6.5 P2-5
Ở đây, mình nêu lên 2 ván có tính chọn lọc trong hệ thống các vấn đề về thuận pháo hoành xa, cho thấy nước X1-6 hoành xa thủ sườn, sau đó theo tình thế trắng tiếp X6.4, M4.6. Kết luận ở đây mình rút ra, là có thể học tập từ cách diễn biến cờ ở vùng cửa sông, từ ván thứ nhất, áp dụng vào ván thứ 2, mặc dù hình cờ & thứ tự các nước đi có thể khác nhau. Nhìn qua diễn biến toàn bộ ván cờ, nhưng các nước 7,8,9 ván 1 & các nước 7,8,9,10 của ván 2 có các nét tương đồng về diễn biến cũng như cách suy luận.
Vài dòng mạo muội về cách nghiên cứu bằng phương pháp cây kết hợp với so sánh phân tích, mong các ace gần xa góp ý chỉ bảo