CXQ
09-02-2011, 09:19 PM
Xin giới thiệu cùng các bạn một môn cờ mới do Nhà văn - Đại Tá Nguyễn Quí Hải sáng tác và đã được Cục bản quyển tác giả chứng nhận, môn "Cờ tư lệnh". Mọi chi tiết về bản quyền, luật chơi, cấu trúc v.v... của "Cờ tư lệnh", các bạn vui lòng truy cập trang blog của tác giả theo link:
http://haiduongblog.wordpress.com (http://haiduongblog.wordpress.com/gi%e1%ba%a3i-tri/)
(http://haiduongblog.wordpress.com/gi%e1%ba%a3i-tri/)
Dưới đây là bài giới thiệu về "Cờ tư lệnh" của chính tác giả.
Bộ môn nghệ thuật cờ với hai hình loại cờ vua và cờ tướng ngày nay không còn đáp ứng nổi nhu cầu giải trí của cộng đồng ngày càng lớn. Cờ tướng với con cờ chữ Hán, với lối chơi tư duy sâu, trầm ngâm dần xa rời với lớp trẻ. Cờ vua ngược lại không phải là môn nghệ thuật giải trí của lớp người lớn tuổi.
Với mong muốn đất nước ta có thêm một hình loại cờ mang màu sắc Việt Nam, một đất nước trải qua ba cuộc chiến tranh đánh bại ba đế quốc to, một đất nước mỗi người dân là một chiến sỹ, ngày nay đang đứng trước những thử thách mới trong nhiệm vụ bảo vệ vững chắc đất nước, đại tá Nguyễn Quí Hải, cựu chiến binh, từng là tiểu đoàn trưởng pháo 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972, đã xây dựng thành công loại cờ mới: cờ Tư lệnh (còn gọi là cờ Chiến).
Cờ nguồn gốc xuất xứ từ Saturanga Ấn Độ, sang Trung Quốc thành cờ tướng, sang châu Âu thành cờ vua, và bây giờ ở Việt Nam sẽ là cờ Tư lệnh, tại sao không?
http://www.vietnamchess.com.vn/images/stories/co-tu-lenh2.pngCờ Tư lệnh về luật chơi, về hình thức con cờ vừa phù hợp với người già vừa phù hợp với lớp trẻ, vừa có thể chơi với bộ cờ sừng trâu cao giá tiền dành cho bậc trung lưu, cũng có thể là tấm giấy vừa đủ kích cỡ mà người chơi bình dân, kể cả các em cấp hai có thể tự vẽ.
Quân cờ tướng tròn, đơn điệu trên khắc chữ Hán, quân nào cũng như quân nào. Quân cờ Tư lệnh ngoài quân cờ tròn còn có quân cờ khối. Quân cờ tròn có thể làm bằng nút chai C2 trên dán hình quân cờ theo mẫu, hoặc có thể tự vẽ. Quân cờ hình khối như cờ vua nhưng không trừu tượng mà cụ thể là máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… vươn lên như những tượng đài nhỏ xíu với hai màu xanh, đỏ chắc chắn sẽ rất hấp dẫn với tuổi teen.
Cờ Tư lệnh vừa mang tính giải trí, vừa mang tính trí tuệ; vừa thư giãn vừa hình thành cho người chơi biết cách tổ chức sử dụng lực lượng hiệu quả tốn ít quân mà giành được thắng lợi.
Khác cờ tưởng, cờ Tư lệnh mang tính mở. Các quân cờ đều có thể đi thẳng, đi tiến, đi ngang, đi lui, tung hoành dọc ngang. Chỉ có pháo binh, không quân là được đi và ăn quân đối phương vượt qua khối chắn; được đi chéo ăn chéo như quân tượng nhưng khác tượng là không bị ghìm chân ở bên này chiến tuyến.
Cao xạ, tên lửa tạo ra được vòng đai hỏa lực trên không mà máy bay đối phương không thể qua. Vậy máy bay muốn phát huy hỏa lực oanh kích vào các mục tiêu đói phương phải tìm mọi cách tiêu diệt cao xạ và tên lửa.
Cờ có vùng biển, lục địa, sông nước; lực lượng tham chiến đủ cả hải lục không quân và phòng không để người chơi quen dần với phương thức tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh hiện đại.
Cờ có hai kiểu chơi. Chơi công khai giàn quân theo mẫu. Hoặc chơi nâng cao, quân có thể bố trí theo chiến thuật riêng và giấu thế bố trí cho đến lúc bắt đầu cuộc chơi.
Cờ có tính mở, sau khi chơi thành thạo người chơi có thể đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo cách tạo thế, tạo nước cờ hay. Có thể tùy tính cách từng người, cờ có thể chơi với chiến thuật phòng ngự phản công, hay chơi tấn công; chơi chính diện hay chơi vu hồi, hay chơi thọc sâu đánh vào nơi hiểm yếu.
Cờ vừa mang màu sắc dân gian vừa mang hơi thở của thời đại. Cờ không có cung cấm, bởi ngày nay đâu còn vua, chúa hoàng hậu, mà quân cờ cao nhất là Tư lệnh. Tư lệnh trong chiến tranh, trong từng trận đánh, trong từng chiến dịch là người chỉ huy trực tiếp, là người có vai trò quyết định.
Tư lệnh rất gần gũi với lớp sỹ quan trẻ, trong tương lai họ sẽ trở thành người tư lệnh giỏi. Tư lệnh ở trong sở chỉ huy, chứ không phải ở trong cung cấm, và tư lênh không chỉ bị bó trong vài nước đi quanh quẩn trong sở chỉ huy mà khi cần phải trực tiếp xông ra chiến trường để chỉ huy binh chủng hợp thành tổ chức chiến đấu giành thắng lợi
Cờ Tư lệnh không chỉ chơi đến tận cùng đến khi diệt được Tư lệnh đối phương mà còn có cách chơi tính điểm, có thể chơi giữa giờ giải lao trên thao trường.
Hãy chơi và tìm ra nước cờ hay nhất. Hãy thách đấu nếu không ai thắng nổi, nước cờ đó sẽ mang tên bạn.
Cờ cũng có thể chấp nước cờ, chấp quân cờ, chấp thế cờ.
Hãy mau lập trình để cộng đồng có thể chơi cờ Tư lệnh online.
Các công ty hãy mau sản xuất con cờ tròn và đúc con cờ hình khối đẹp nhất giản dị mà ấn tượng, vừa tiền các phụ huynh có thể mua cho con vừa để chơi cờ Tư lệnh vừa là đồ chơi hấp dẫn.
Ước vọng của tác giả là mong muốn cờ được cộng đồng chấp nhận, được các cơ quan quản lý môn thể thao nghệ thuật giải trí trong và ngoài quân đội tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho cờ Tư lệnh mau thâm nhập vào cuộc sống góp phần cho cuộc sống thêm phong phú, góp phần hình thành bản lĩnh chỉ huy cho lớp trẻ, đặc biệt lớp trẻ trong quân đội.
Cờ Tư lệnhlà sản phẩm trí tuệ của ông Nguyễn Quí Hải đã được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, bộ Văn hóa Thể thao chính thức công nhận ngày 16 tháng 11 năm 2010, số bằng chứng nhận 3283.
Cờ không chỉ phát triển rộng rãi ở trong nước mà thả sức vươn ra cộng đồng quốc tế.
Hãy tìm hiểu cờ Tư lệnh trên haiduongblog hoặc http://haiduongblog.wordpress.com (http://haiduongblog.wordpress.com/) và cùng tác giả phát triển cờ mau hoàn thiện.
Xin liên hệ với tác giả theo số điện thoại 04. 38370007 hoặc di động số 0975656290.
(Theo vietnamchess.com.vn)
http://haiduongblog.wordpress.com (http://haiduongblog.wordpress.com/gi%e1%ba%a3i-tri/)
(http://haiduongblog.wordpress.com/gi%e1%ba%a3i-tri/)
Dưới đây là bài giới thiệu về "Cờ tư lệnh" của chính tác giả.
Bộ môn nghệ thuật cờ với hai hình loại cờ vua và cờ tướng ngày nay không còn đáp ứng nổi nhu cầu giải trí của cộng đồng ngày càng lớn. Cờ tướng với con cờ chữ Hán, với lối chơi tư duy sâu, trầm ngâm dần xa rời với lớp trẻ. Cờ vua ngược lại không phải là môn nghệ thuật giải trí của lớp người lớn tuổi.
Với mong muốn đất nước ta có thêm một hình loại cờ mang màu sắc Việt Nam, một đất nước trải qua ba cuộc chiến tranh đánh bại ba đế quốc to, một đất nước mỗi người dân là một chiến sỹ, ngày nay đang đứng trước những thử thách mới trong nhiệm vụ bảo vệ vững chắc đất nước, đại tá Nguyễn Quí Hải, cựu chiến binh, từng là tiểu đoàn trưởng pháo 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972, đã xây dựng thành công loại cờ mới: cờ Tư lệnh (còn gọi là cờ Chiến).
Cờ nguồn gốc xuất xứ từ Saturanga Ấn Độ, sang Trung Quốc thành cờ tướng, sang châu Âu thành cờ vua, và bây giờ ở Việt Nam sẽ là cờ Tư lệnh, tại sao không?
http://www.vietnamchess.com.vn/images/stories/co-tu-lenh2.pngCờ Tư lệnh về luật chơi, về hình thức con cờ vừa phù hợp với người già vừa phù hợp với lớp trẻ, vừa có thể chơi với bộ cờ sừng trâu cao giá tiền dành cho bậc trung lưu, cũng có thể là tấm giấy vừa đủ kích cỡ mà người chơi bình dân, kể cả các em cấp hai có thể tự vẽ.
Quân cờ tướng tròn, đơn điệu trên khắc chữ Hán, quân nào cũng như quân nào. Quân cờ Tư lệnh ngoài quân cờ tròn còn có quân cờ khối. Quân cờ tròn có thể làm bằng nút chai C2 trên dán hình quân cờ theo mẫu, hoặc có thể tự vẽ. Quân cờ hình khối như cờ vua nhưng không trừu tượng mà cụ thể là máy bay, xe tăng, tên lửa, tàu chiến… vươn lên như những tượng đài nhỏ xíu với hai màu xanh, đỏ chắc chắn sẽ rất hấp dẫn với tuổi teen.
Cờ Tư lệnh vừa mang tính giải trí, vừa mang tính trí tuệ; vừa thư giãn vừa hình thành cho người chơi biết cách tổ chức sử dụng lực lượng hiệu quả tốn ít quân mà giành được thắng lợi.
Khác cờ tưởng, cờ Tư lệnh mang tính mở. Các quân cờ đều có thể đi thẳng, đi tiến, đi ngang, đi lui, tung hoành dọc ngang. Chỉ có pháo binh, không quân là được đi và ăn quân đối phương vượt qua khối chắn; được đi chéo ăn chéo như quân tượng nhưng khác tượng là không bị ghìm chân ở bên này chiến tuyến.
Cao xạ, tên lửa tạo ra được vòng đai hỏa lực trên không mà máy bay đối phương không thể qua. Vậy máy bay muốn phát huy hỏa lực oanh kích vào các mục tiêu đói phương phải tìm mọi cách tiêu diệt cao xạ và tên lửa.
Cờ có vùng biển, lục địa, sông nước; lực lượng tham chiến đủ cả hải lục không quân và phòng không để người chơi quen dần với phương thức tạo sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh hiện đại.
Cờ có hai kiểu chơi. Chơi công khai giàn quân theo mẫu. Hoặc chơi nâng cao, quân có thể bố trí theo chiến thuật riêng và giấu thế bố trí cho đến lúc bắt đầu cuộc chơi.
Cờ có tính mở, sau khi chơi thành thạo người chơi có thể đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo cách tạo thế, tạo nước cờ hay. Có thể tùy tính cách từng người, cờ có thể chơi với chiến thuật phòng ngự phản công, hay chơi tấn công; chơi chính diện hay chơi vu hồi, hay chơi thọc sâu đánh vào nơi hiểm yếu.
Cờ vừa mang màu sắc dân gian vừa mang hơi thở của thời đại. Cờ không có cung cấm, bởi ngày nay đâu còn vua, chúa hoàng hậu, mà quân cờ cao nhất là Tư lệnh. Tư lệnh trong chiến tranh, trong từng trận đánh, trong từng chiến dịch là người chỉ huy trực tiếp, là người có vai trò quyết định.
Tư lệnh rất gần gũi với lớp sỹ quan trẻ, trong tương lai họ sẽ trở thành người tư lệnh giỏi. Tư lệnh ở trong sở chỉ huy, chứ không phải ở trong cung cấm, và tư lênh không chỉ bị bó trong vài nước đi quanh quẩn trong sở chỉ huy mà khi cần phải trực tiếp xông ra chiến trường để chỉ huy binh chủng hợp thành tổ chức chiến đấu giành thắng lợi
Cờ Tư lệnh không chỉ chơi đến tận cùng đến khi diệt được Tư lệnh đối phương mà còn có cách chơi tính điểm, có thể chơi giữa giờ giải lao trên thao trường.
Hãy chơi và tìm ra nước cờ hay nhất. Hãy thách đấu nếu không ai thắng nổi, nước cờ đó sẽ mang tên bạn.
Cờ cũng có thể chấp nước cờ, chấp quân cờ, chấp thế cờ.
Hãy mau lập trình để cộng đồng có thể chơi cờ Tư lệnh online.
Các công ty hãy mau sản xuất con cờ tròn và đúc con cờ hình khối đẹp nhất giản dị mà ấn tượng, vừa tiền các phụ huynh có thể mua cho con vừa để chơi cờ Tư lệnh vừa là đồ chơi hấp dẫn.
Ước vọng của tác giả là mong muốn cờ được cộng đồng chấp nhận, được các cơ quan quản lý môn thể thao nghệ thuật giải trí trong và ngoài quân đội tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho cờ Tư lệnh mau thâm nhập vào cuộc sống góp phần cho cuộc sống thêm phong phú, góp phần hình thành bản lĩnh chỉ huy cho lớp trẻ, đặc biệt lớp trẻ trong quân đội.
Cờ Tư lệnhlà sản phẩm trí tuệ của ông Nguyễn Quí Hải đã được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, bộ Văn hóa Thể thao chính thức công nhận ngày 16 tháng 11 năm 2010, số bằng chứng nhận 3283.
Cờ không chỉ phát triển rộng rãi ở trong nước mà thả sức vươn ra cộng đồng quốc tế.
Hãy tìm hiểu cờ Tư lệnh trên haiduongblog hoặc http://haiduongblog.wordpress.com (http://haiduongblog.wordpress.com/) và cùng tác giả phát triển cờ mau hoàn thiện.
Xin liên hệ với tác giả theo số điện thoại 04. 38370007 hoặc di động số 0975656290.
(Theo vietnamchess.com.vn)