CXQ
13-02-2011, 09:52 PM
Thông thường thì chìa khoá để đi tới chiến thắng chính là việc giải quyết như thế nào những tình huống phức tạp, rối ren, những thời điểm gay cấn nhất của ván cờ, những tình huống được gọi một cách hình ảnh là "mấp mé bên bờ vực".
Quá trình diễn ra ván cờ là những làn sóng tấn công liên tục từ cả hai bên (ngay cả sự phòng thủ cũng vẫn được coi là mang tính tấn công tiềm ẩn), là hàng loạt các "đòn phép" được cả hai bên trình diễn ngay từ lúc khai cuộc cho tới giây phút cuối của ván cờ.
Mỗi một một đòn phép như thế bao giở cũng tạo ra những trình huống đỉnh điểm của nó. Người thắng cờ là người vượt qua được những thời khắc đỉnh điểm như thế. Lấy ví dụ một bên đang dồn quân vào khu vực "cửu cung" để bắt Tướng, một bên đang ra sức chống đỡ, cả hai bên đều tính toán rất căng thẳng. Chưa thể nói bên nào hơn bên nào, bởi nếu chỉ cần bên tấn công tính sót một nước là thế công vỡ tan tành ngay, hay bên phòng thủ mà đỡ sai một nước là thua lập tức. Những tình thế buộc cả hai bên phải dốc sức, tính toán chính xác, tính trước được nhiều nước nhằm phá vỡ thế cân bằng, chính là lúc tình hình trên bàn cờ rối ren nhất.
Khi đó mỗi kỳ thủ cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
* Tập trung toàn tâm toàn ý vào tình thế cụ thể, vận dụng tất cả những kiến thức mình đã học được nhằm tìm cho được giải pháp tối ưu trong tình thế đó. Không để bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tới sự tập trung của mình, dồn hết sức cho việc tính càng sâu càng tốt các thế biến tiếp theo.
( hình sự tập trung này sẽ giúp cho bạn sử dụng được những "bảo bối" mà mình đã tích lũy, đã học để vận dụng vào tình huống cụ thể. Sự thiếu tập trung nhiều khi làm bạn quên mất những khả năng sẵn có của mình, lắm khi để thua cờ rồi mới sực nhớ ra "thế cờ này mình đã học rồi sao lại để thua nhỉ"? Khi gặp những tình thế như vậy tuyệt đối không trông đợi hay nghe ngóng sự "mách nước", chỉ trỏ từ bên ngoài, bởi vì như thế sẽ tạo ra sự ỷ lại, mất tập trung.
* Khi tập trung tìm ra được phương án mà mình cho là tốt, là chuẩn xác rồi thì bạn khoan đi ngay, phải bình tĩnh kiểm nghiệm lại. Bởi đó là phương án đó mới chỉ là "hay" đối với chủ quan của mình, biết đâu đối phương còn có những phương án hay hơn. Chớ nên hấp tấp vội vàng mà cầm quân kẻo "bút sa gà chết". Hãy thư giãn một chút xíu như hít thở vài hơi dài hoặc uống một ngụm nước cho tỉnh táo, hoặc đứng lên đi vài bước cho bớt căng thẳng (khi quá căng thẳng người ta có thể dự định đi quân này nhưng lại thò tay vào cầm quân khác để đi!) kiểm nghiệm lại cho chắc chắn rồi mới "hạ thủ".
Trong ván đấu quyết định cực kỳ gay go giữa Karpov và Korchnoi để tranh ngôi vô địch thế giới tại Philippin, vào nước đi quyết định, Karpov kể lại: "Đã đi được 40 nước, Korchnoi sắp hết giờ, tôi thì còn 5 phút nữa, đòn tấn công quyết định của tôi đã hình thành. Tôi tự nhủ mình chớ có vội vã thế thắng đã xuất hiện, đừng bỏ lỡ thời cơ. Lúc đó tôi bèn đứng dậy, thong thả đi tới bên bảng cờ treo lớn, bình tĩnh kiểm tra lại thế trận trên bàn cờ này một lần nữa rồi mới quay về bàn mình và đi nước quyết định, nước thứ 41, một cách dứt khoát. Sau nước đi này, Korchnoi đã phải công nhận thua cờ!"
Khi đã vượt qua được một thời điểm gay cấn thì chớ có tâm trạng thoả mãn hay quá tự tin mà phải biết rằng thời điểm rối ren tiếp theo sẽ tới ngay bây giờ, phải chuẩn bị tinh thần và sức lực đầy đủ cho trận công kích mới do chính mình tạo ra bởi trong cờ muốn thắng thì luôn phải "kiên quyết không ngừng thế tấn công" kiên quyết bằng mọi giá phải gây áp lực lên đối phương, đẩy đối phương vào thế bị động và chống đỡ liên tục.
Tuy nhiên cũng có trường hợp bạn bị đối phương lật cờ phản công lại và đẩy bạn vào tình thế nguy hiểm. Lúc này mà bạn giao động hay hấp tấp đối phó là "chết" ngay. Phần lớn những ván thua là rơi vào tình trạng này. Bí quyến lớn nhất để thoát khỏi tình cảnh này là bạn phải tỏ ra rất "lỳ", bởi vì dù có ưu thế như thế nào chăng nữa, đối phương vẫn còn chút ít sơ hở, tức là vẫn có "gót chân A sin", nhưng vào lúc ấy do hoảng hốt trước thế thượng phong rõ rệt của đối phương mà bạn chưa kịp nhìn ra. Thế thì phải có đủ thời gian, phải có sự bình tĩnh để dần dà khám phá ra chỗ sơ hở của đối phương nhằm "mở đường máu" phá vây cho mình.
Lúc ấy chớ có tiếc thời gian, thời gian trôi qua không mất đi mà đang giúp đỡ bạn đấy. Thông thường nêu bạn phá vây thành công thì đối phương sẽ rơi ngay vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, hoặc bị choáng, bị sốc trước cú hỏng ăn, như thế bạn sẽ lập tức lấy lại được tinh thần và phong độ của mình để tiếp tục ván cờ một cách lành mạnh và nhiều cơ may dẫn tới thắng lợi.
Cũng có nhiều khi quân của cả hai bên rơi vào thế bí rị (đó chính là một tình thế rối ren khó xử), ai sẽ là người phá vỡ thế rối ren này đây. Lúc này ai nôn nóng là người sẽ dễ nhận thất bại trước. Vì cờ kẹt cứng không đồng nghĩa với không có lối ra. Ta phải cố gắng chờ cho đối phương phạm sai lầm, đối phương mà nóng ruột muốn giải tỏa ngay tình trạng này thì thế nào cũng có sơ suất, lúc đó ta sẽ tận dụng ngay. Chẳng phải trong cờ có câu "cớ bí dí Tốt", dĩ nhiên dí Tốt chẳng phải là nước mạnh, tuy nhiên nó là nước vô thưởng vô phạt nhất để có thể ung dung chờ cho tới khi đối phương phạm sai lầm.
Phải cảnh giác trước những nước "ngon ăn". Đó có thể là một nước ngớ ngẩn đáng ăn nhưng cũng rất có thể là một đòn thí quân rất tinh vi của đối phương. Trong cớ có câu "dụ nhi lợi chi", tức là lấy cái lợi mà dẫn dụ người ta. Lúc đó phải đặt ngay giả thiết "ăn rồi thì điều gì sẽ xảy ra", tốt nhất là đặt địa vị của mình vào bên đối phương mà tính thì sẽ sáng rõ ra ngay! Thậm chí còn có thể "tương kế tựu kế" ăn luôn quân đối phương nhử mình nhưng vẫn có một phương án hay hơn để trị lại đòn đang giăng ra của đối phương khiến đối phương "mất cả chì lẫn chài". Thế mới gọi là cao thủ!
* Ngày nay trong thi đấu còn có một loạt "thể thức phụ" nữa như ghi biên bản, tính giờ theo các quy ước bằng đồng hồ, được phép hòa cờ nếu 50 nước (ở cờ Vua) hay 60 nước đi (ở cờ Tướng) nếu không có nước bắt quân... đòi hỏi mỗi đối thủ phải lưu ý đến các trường hợp này để khỏi bị thiệt thòi về kết quả ván đấu. Ví dụ khi còn dưới 5 phút bạn có quyền bỏ ghi biên bản, khi đó bạn sẽ đi nhanh hơn rất nhiều. Vậy bạn phải kịp xem đồng hồ bên mình còn ít hơn 5 phút chưa để báo cho trọng tài. Bạn cũng phải thỉnh thoảng xem đồng hồ để biết còn bao nhiêu thời gian nữa là bên mình hay bên đối phương "rụng cờ" do hết giờ để có những quyết sách kịp thời, tránh thua do hết giờ một cách oan uổng! Hoặc bạn có thể cứu ván thua của mình bằng cách chỉ ra một cách chính xác cho trọng tài rằng đã qua 50 hay 60 nước đi mà không có quân nào bị bắt để chia đều nửa điểm quý giá với đối phương.
Nguồn: 100 câu hỏi đáp về cờ
Quá trình diễn ra ván cờ là những làn sóng tấn công liên tục từ cả hai bên (ngay cả sự phòng thủ cũng vẫn được coi là mang tính tấn công tiềm ẩn), là hàng loạt các "đòn phép" được cả hai bên trình diễn ngay từ lúc khai cuộc cho tới giây phút cuối của ván cờ.
Mỗi một một đòn phép như thế bao giở cũng tạo ra những trình huống đỉnh điểm của nó. Người thắng cờ là người vượt qua được những thời khắc đỉnh điểm như thế. Lấy ví dụ một bên đang dồn quân vào khu vực "cửu cung" để bắt Tướng, một bên đang ra sức chống đỡ, cả hai bên đều tính toán rất căng thẳng. Chưa thể nói bên nào hơn bên nào, bởi nếu chỉ cần bên tấn công tính sót một nước là thế công vỡ tan tành ngay, hay bên phòng thủ mà đỡ sai một nước là thua lập tức. Những tình thế buộc cả hai bên phải dốc sức, tính toán chính xác, tính trước được nhiều nước nhằm phá vỡ thế cân bằng, chính là lúc tình hình trên bàn cờ rối ren nhất.
Khi đó mỗi kỳ thủ cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
* Tập trung toàn tâm toàn ý vào tình thế cụ thể, vận dụng tất cả những kiến thức mình đã học được nhằm tìm cho được giải pháp tối ưu trong tình thế đó. Không để bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tới sự tập trung của mình, dồn hết sức cho việc tính càng sâu càng tốt các thế biến tiếp theo.
( hình sự tập trung này sẽ giúp cho bạn sử dụng được những "bảo bối" mà mình đã tích lũy, đã học để vận dụng vào tình huống cụ thể. Sự thiếu tập trung nhiều khi làm bạn quên mất những khả năng sẵn có của mình, lắm khi để thua cờ rồi mới sực nhớ ra "thế cờ này mình đã học rồi sao lại để thua nhỉ"? Khi gặp những tình thế như vậy tuyệt đối không trông đợi hay nghe ngóng sự "mách nước", chỉ trỏ từ bên ngoài, bởi vì như thế sẽ tạo ra sự ỷ lại, mất tập trung.
* Khi tập trung tìm ra được phương án mà mình cho là tốt, là chuẩn xác rồi thì bạn khoan đi ngay, phải bình tĩnh kiểm nghiệm lại. Bởi đó là phương án đó mới chỉ là "hay" đối với chủ quan của mình, biết đâu đối phương còn có những phương án hay hơn. Chớ nên hấp tấp vội vàng mà cầm quân kẻo "bút sa gà chết". Hãy thư giãn một chút xíu như hít thở vài hơi dài hoặc uống một ngụm nước cho tỉnh táo, hoặc đứng lên đi vài bước cho bớt căng thẳng (khi quá căng thẳng người ta có thể dự định đi quân này nhưng lại thò tay vào cầm quân khác để đi!) kiểm nghiệm lại cho chắc chắn rồi mới "hạ thủ".
Trong ván đấu quyết định cực kỳ gay go giữa Karpov và Korchnoi để tranh ngôi vô địch thế giới tại Philippin, vào nước đi quyết định, Karpov kể lại: "Đã đi được 40 nước, Korchnoi sắp hết giờ, tôi thì còn 5 phút nữa, đòn tấn công quyết định của tôi đã hình thành. Tôi tự nhủ mình chớ có vội vã thế thắng đã xuất hiện, đừng bỏ lỡ thời cơ. Lúc đó tôi bèn đứng dậy, thong thả đi tới bên bảng cờ treo lớn, bình tĩnh kiểm tra lại thế trận trên bàn cờ này một lần nữa rồi mới quay về bàn mình và đi nước quyết định, nước thứ 41, một cách dứt khoát. Sau nước đi này, Korchnoi đã phải công nhận thua cờ!"
Khi đã vượt qua được một thời điểm gay cấn thì chớ có tâm trạng thoả mãn hay quá tự tin mà phải biết rằng thời điểm rối ren tiếp theo sẽ tới ngay bây giờ, phải chuẩn bị tinh thần và sức lực đầy đủ cho trận công kích mới do chính mình tạo ra bởi trong cờ muốn thắng thì luôn phải "kiên quyết không ngừng thế tấn công" kiên quyết bằng mọi giá phải gây áp lực lên đối phương, đẩy đối phương vào thế bị động và chống đỡ liên tục.
Tuy nhiên cũng có trường hợp bạn bị đối phương lật cờ phản công lại và đẩy bạn vào tình thế nguy hiểm. Lúc này mà bạn giao động hay hấp tấp đối phó là "chết" ngay. Phần lớn những ván thua là rơi vào tình trạng này. Bí quyến lớn nhất để thoát khỏi tình cảnh này là bạn phải tỏ ra rất "lỳ", bởi vì dù có ưu thế như thế nào chăng nữa, đối phương vẫn còn chút ít sơ hở, tức là vẫn có "gót chân A sin", nhưng vào lúc ấy do hoảng hốt trước thế thượng phong rõ rệt của đối phương mà bạn chưa kịp nhìn ra. Thế thì phải có đủ thời gian, phải có sự bình tĩnh để dần dà khám phá ra chỗ sơ hở của đối phương nhằm "mở đường máu" phá vây cho mình.
Lúc ấy chớ có tiếc thời gian, thời gian trôi qua không mất đi mà đang giúp đỡ bạn đấy. Thông thường nêu bạn phá vây thành công thì đối phương sẽ rơi ngay vào tình trạng khủng hoảng tâm lý, hoặc bị choáng, bị sốc trước cú hỏng ăn, như thế bạn sẽ lập tức lấy lại được tinh thần và phong độ của mình để tiếp tục ván cờ một cách lành mạnh và nhiều cơ may dẫn tới thắng lợi.
Cũng có nhiều khi quân của cả hai bên rơi vào thế bí rị (đó chính là một tình thế rối ren khó xử), ai sẽ là người phá vỡ thế rối ren này đây. Lúc này ai nôn nóng là người sẽ dễ nhận thất bại trước. Vì cờ kẹt cứng không đồng nghĩa với không có lối ra. Ta phải cố gắng chờ cho đối phương phạm sai lầm, đối phương mà nóng ruột muốn giải tỏa ngay tình trạng này thì thế nào cũng có sơ suất, lúc đó ta sẽ tận dụng ngay. Chẳng phải trong cờ có câu "cớ bí dí Tốt", dĩ nhiên dí Tốt chẳng phải là nước mạnh, tuy nhiên nó là nước vô thưởng vô phạt nhất để có thể ung dung chờ cho tới khi đối phương phạm sai lầm.
Phải cảnh giác trước những nước "ngon ăn". Đó có thể là một nước ngớ ngẩn đáng ăn nhưng cũng rất có thể là một đòn thí quân rất tinh vi của đối phương. Trong cớ có câu "dụ nhi lợi chi", tức là lấy cái lợi mà dẫn dụ người ta. Lúc đó phải đặt ngay giả thiết "ăn rồi thì điều gì sẽ xảy ra", tốt nhất là đặt địa vị của mình vào bên đối phương mà tính thì sẽ sáng rõ ra ngay! Thậm chí còn có thể "tương kế tựu kế" ăn luôn quân đối phương nhử mình nhưng vẫn có một phương án hay hơn để trị lại đòn đang giăng ra của đối phương khiến đối phương "mất cả chì lẫn chài". Thế mới gọi là cao thủ!
* Ngày nay trong thi đấu còn có một loạt "thể thức phụ" nữa như ghi biên bản, tính giờ theo các quy ước bằng đồng hồ, được phép hòa cờ nếu 50 nước (ở cờ Vua) hay 60 nước đi (ở cờ Tướng) nếu không có nước bắt quân... đòi hỏi mỗi đối thủ phải lưu ý đến các trường hợp này để khỏi bị thiệt thòi về kết quả ván đấu. Ví dụ khi còn dưới 5 phút bạn có quyền bỏ ghi biên bản, khi đó bạn sẽ đi nhanh hơn rất nhiều. Vậy bạn phải kịp xem đồng hồ bên mình còn ít hơn 5 phút chưa để báo cho trọng tài. Bạn cũng phải thỉnh thoảng xem đồng hồ để biết còn bao nhiêu thời gian nữa là bên mình hay bên đối phương "rụng cờ" do hết giờ để có những quyết sách kịp thời, tránh thua do hết giờ một cách oan uổng! Hoặc bạn có thể cứu ván thua của mình bằng cách chỉ ra một cách chính xác cho trọng tài rằng đã qua 50 hay 60 nước đi mà không có quân nào bị bắt để chia đều nửa điểm quý giá với đối phương.
Nguồn: 100 câu hỏi đáp về cờ