PDA

View Full Version : Hồng hồng,Tuyết tuyết



Lão Khoai
26-02-2011, 07:51 AM
Hồng nhan là người đàn bà trời ban cho sắc đẹp diễm lệ đi đôi với tâm hồn mẫn tiệp tài hoa khiến cho nam phái phải mê mệt.
Còn những người đàn bà xấu thì chẳng có gì đáng kể, làm sao có sóng gió nổi lên mà phận mong manh. Riêng những người đàn bà xấu nhưng tướng tốt thì một đời sung sướng, ở đâu ra bạc mệnh.
Vậy thì hồng nhan bạc mệnh ta có thể khẳng định là số phận gian truân của giai nhân.
Qua kinh nghiệm của ngàn xưa, người đàn bà tuyệt sắc mà có cuộc đời hạnh phúc viên mãn rất hiếm.
Tướng pháp có nói đẹp là dấu hiệu của hồng nhan bạc mệnh.
Lấy con mắt nhà xã hội học mà nhìn thì sức mạnh của nhan sắc và sức mạnh của tài hoa như một ngọn lửa nung đúc tâm can người đàn bà. Sắc đẹp ấy, tài hoa ấy tất nhiên là không chịu đi vào con đường an lành buồn chán mà chạy sang nẻo phong ba chìm nổi và khinh bạc.

Thân em thì trắng phận em tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Một lẽ nữa, giai nhân tuyệt sắc thường là mục tiêu chú ý của nhiều người. Có nhiều người chú ý tất nhiên phải có tranh đoạt. Ở sự tranh đoạt ấy mà thân phận hồng nhan mới phiêu bồng chìm nổi.
Hồng nhan bạc mệnh thường thấy nhiều trong những buổi tao loạn nhiễu nhương. Vì đổi thay, bất trắc tạo thành cơ hội cho hồng nhan phải xuất diện. Đồng thời, lúc tao loạn nhiễu nhương lại có lắm anh hùng hào kiệt. Trong lịch sử, hiện tượng hồng nhan đi song đôi với nhau luôn luôn
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Kiều sở dĩ gặp được Từ Hải thì căn nguyên cũng bởi nàng đẹp. Có đẹp làn thu thủy nét xuân sơn thì mới bán mình được chứ. Nếu xấu thì ai mua? Vậy thì đẹp và tài hoa chính là đầu mối của số kiếp của bạc mệnh.
Nói thế không có nghĩa là đàn bà cứ nên xấu như ma lem để cho đỡ khổ.
Tướng pháp lập ra để đi tìm cái đẹp chứ không cổ lệ cho cái xấu. Có điều đẹp tướng khác đẹp người. Nếu đẹp người mà xấu tướng thì thà bớt đẹp người đi để đẹp tướng còn hơn. Còn như đàn bà xấu quá thì là loại nô tỳ ngu độn.
Đẹp cả người lẫn đẹp cả tướng mới thật là đẹp theo quan niệm của tướng học, lẽ đương nhiên cái nhân gian phàm tục này đâu có nhiều, . Đẹp nói cho đúng chỉ là động lực đẩy mạnh người đàn bà đến bạc mệnh vì người đàn bà ấy mang một tướng khuyết hãm về hồng nhan rồi, đàn bà xấu thì cái xấu là để thắng hãm bớt hoàn cảnh bạc mệnh do khuyết hãm trên tướng cách gây nên. Không phải người đàn bà xấu là không bạc mệnh. Như đã biết, mắt thầy tướng với mắt thế tục nhìn cái đẹp rất khác nhau. Đã đành tục hay tướng thì cái đẹp để thưởng thức đều mang cùng quan điểm. Nhưng nếu là xem tướng thì tướng nhãn với tục nhãn phải xung đột.
Ngắm mỹ nhân, tướng và tục đều công nhận vẻ “trắng nõn như bông”, “yểu điệu” là đẹp. Nhưng tục nhãn ngưng ở đây, còn tướng nhãn quan niệm khác hẳn.
Sự việc xảy ra xung quanh ta hàng ngày ai không thấy rằng các bà vợ ở vị chánh thất thường xấu và các bà vợ trẻ ở vị thiếp hầu thường là đẹp. Cho nên các cụ ngày xưa mới nói:
Thú thê thủ đức, thú thiếp thủ sắc (lấy vợ tìm đức, lấy thiếp tìm sắc).
Số tướng “hồng nhan bạc mệnh” và “hồng nhan khuyết đức” vẫn đẩy người đàn bà vào kiếp lẽ mọn hay ca kỹ. Mà lạ, người mang tướng số “hồng nhan” phần lớn đều có cái đẹp về sắc.
Thêm nữa, ca kỹ và lẽ mọn đi cặp với nhau một cách rất biện chứng. Trước phải có ca kỹ tức là chị em liễu ngõ hoa tường thì sau mới nảy sinh ra việc tìm hoa hỏi liễu, để đưa đến câu chuyện lấy cô đầu, con hát làm thiếp. Tướng ca kỹ rơi vào nghề ca kỹ, để chuyển thành thân phận thiếp hầu, bởi vì làm ca kỹ phải cần sắc cho đẹp. Phàm anh đàn ông đi tìm thiếp ắt phải lấy chữ sắc làm điều kiện. Kết quả, cái đẹp về sắc hay dẫn đến “tiện cách” trong tướng số.
Do đó, sách tướng mới khẳng định rằng sắc đẹp phần lớn là tiện tướng chứ không phải là quý tướng, điều này chẳng phải là điều cổ giả đâu. Ngay hiện tại, nếu nhìn vào thế giới điện ảnh, thế giới của minh tinh ca vũ, người ta sẽ tìm ra vô khối tướng hồng nhan, phong trần khuyết đức, bạc mệnh trên mặt nhưng vẻ đẹp mê hồn. Sung sướng thì có sung sướng nhưng trong lòng chất chứa biết bao buồn tủi.
Ngược hẳn lại là những người vợ chính thất, những bà nhất phẩm phu nhân, đại đa số không phải là các nữ nhân mạng “sắc tướng mỹ”. Căn cứ vào sách tướng lý thì cái đẹp thường thường là xấu về nhan sắc. Một hôm các thầy họp nhau đi xem tướng các “bà” trong dạ hội tại tư thất của Ngô Bội Phu. Sau khi xem thấy ở đây toàn là những ca kỹ xuất thân, họ lấy làm lạ tự hỏi: “Thế còn những bà vợ chính thất đâu?” Đây nhất định không phải các bà chính thất. Họ liền đem câu hỏi ấy đến người nhà thân cân của Ngô Bội Phu nhờ giải thích lý do. Bà họ Trương thấy họ thắc mắc điều này thì cười lên như nắc nẻ mà nói:
- Ở đây toàn bà đẹp, còn một lô bà xấu ở trên kia kìa.
Bà họ Trương chỉ tay vào mấy gian nhà rộng lớn trên có đề mấy chữ “Phu nhân sảnh”.
Thì ra đây mới là nơi cao quý nhất trong nhà. Ngô Bội Phu phu nhân vốn rất coi trọng địa vị chánh thất của các phu nhân nên giành riêng mấy gian lớn để tiếp đãi. Phàm những người xuất thân ca kỹ hoặc thuộc phận lẽ mọn, thiếp hầu đều không được vào đây.
Đàm tiên sinh đưa mắt một lượt nơi tụ tập chừng hơn 20 bà đang đánh bài.
Lạ thay. Quá nửa trông rất cũ kỹ, không đẹp nhưng tướng mạo của người nào người ấy đều “đoan trang”, “nhân tĩnh”, “minh mị”. Trên mặt tuyệt nhiên không có dấu vết của trụy lạc phong trần. Hết thảy đều là “kết phát phu nhân” (Suốt đời không trăng hoa, lắm chồng). Dáng dấp không ti hào cái vẻ “xuất tướng hồng hạnh” hay “tì bà biệt điệu”. Tính tất cả gồm 24 bà, chia làm hai loại: loại danh phận cao nhưng nhan sắc xấu, loại vừa phải nhưng nhan sắc dễ ưa.
Có điều thú vị là đa số bà bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng đều thuộc lớp người đồng ruộng một chữ không biết nhưng đều mang tướng cách cao quý.
Thế mới phục, sách tướng đã dạy rằng:
- Tướng mạo đàn bà đáng sợ là cách “mỹ trung hữu xú”. Trái lại, ”xú trung hữu mỹ” mới thật là quý tướng. Cách tốt thứ nhì là kiên trinh ôn nhu. Cách tốt thứ ba là khí độ và tài tinh. Còn cái đẹp bên ngoài càng đẹp bao nhiêu càng hạ cách bấy nhiêu.
Đời nhà Hán có nàng Triệu Phi Yến, cha nàng là một nhạc sỹ nổi tiếng đương thời. Cha mất, chị em nàng được một nhà họ Triệu nuôi nấng. Triệu Phi Yến càng lớn càng đẹp, thân hình kiều diễm nhẹ như mây bay lại giỏi ca vũ, chuốc rượu nên Phú Bình Hầu Trương Phóng yêu lắm, nhân bữa đại yến trong cung, Trương Phóng đem chị em Triệu Phi Yến vào ca múa. Vua Hán Thành Đế gặp Phi Yến mê không muốn rời nên ngỏ ý bảo Trương Phóng để hai nàng ở lại trong cung. Từ ngày có hai chị em họ Triệu, vua Hán chẳng bao giờ ngó ngàng đến các cung phi khác. Cả đến Hoàng hậu cũng phế bỏ luôn để đặt Triệu Phi Yến lên ngôi chánh cung.
Tuy là vóc liễu mình mai đấy nhưng Phi Yến có một khả năng tình dục phi thường. Dĩ nhiên Hán Thành Đế không bao giờ thỏa mãn nổi, Phi Yến mới tư thông với tên thị vệ. Việc bị phát giác. Nhờ em là Triệu Hợp Đức khóc lóc xin cho nên Phi Yến chỉ bị phán quyết giam vào lãnh cung.
Phần em nàng là Hợp Đức thì ngày đêm đẩy vua Thành Đế vào biển sắc dục đến nỗi ông kiệt sức băng hà. Khi ông chết rồi Hợp Đức cũng chán sống uống thuốc độc mà chết luôn.
Còn Triệu Phi Yến, đến đời vua Hán Bình Đế thì bị giáng xuống làm thứ dân đuổi ra khỏi cung, nàng liền đi theo Vương Mãng làm loạn và làm vật hy sinh cho Vương Mãng đến phải đâm cổ mà chết. Loại đàn bà bốc lửa thường gặp những cảnh ngộ thê thảm. Lửa đây là lửa dâm và lửa tham vọng đều thuộc tính chất đàn bà khuyết đức.(st)

dohuuthuc
26-02-2011, 08:53 AM
Trươc 75 có đọc tướng mệnh khảo luận nhưng đã bị mất, giờ được lão khoai sưu tầm trở lại.Thank bác!

themgaidep
26-02-2011, 02:46 PM
Người xưa có câu " mỹ nhân tự cổ như danh tướng" có thể hiểu một phần là vẻ đẹp có sức mạnh vô bờ bến, cái uy có thể ngang bằng một tướng quân nổi tiếng!? Nhưng giờ thanh niên họ xuyên tạc "hồng nhan bạc mệnh" thành "hồng nhan bạc triệu" rồi bác laokhoai ah.:D:D:D:D:D