reporter
13-07-2009, 09:43 AM
Bài viết trên Thể Thao TPHCM sau khi Hương giành HCV Asian Indoor Games 2 tại Macau:
Tuyệt vời Ngô Lan Hương!
Đài truyền hình BTC phỏng vấn Lan Hương - Ảnh: NAM HẢI
Giành 2 chiến tích gây chấn động làng cờ tướng thế giới chỉ trong 2 tuần (HCB giải vô địch thế giới và HCV Indoor Games), Ngô Lan Hương đã lập nên một kỳ tích cho làng cờ nước nhà. Tư chất thông minh, sự dày công tập luyện và tính tình khiêm tốn là nguyên nhân chính giúp cô gái có dáng vóc mảnh mai của TP mang tên Bác kiến tạo những chiến công vang dội ấy.
Kỳ thủ lớn không biết tự bằng lòng
Tròn 14 năm trước (1993), cô bé 14 tuổi Lan Hương sau khi dự giải cờ tướng học sinh TPHCM đã lọt vào “mắt xanh” của HLV Dương Thanh Danh. Chỉ sau vài buổi huấn luyện đầu tiên tại CLB cờ tướng Q.5 (đặt tại CLB hồ bơi Lam Sơn), HLV Diệp Khai Nguyên đã mau chóng nhận thấy những năng khiếu đặc biệt ở cô học trò nhỏ này.
Ngô Lan Hương tập luyện rất chăm chỉ và đều đặn dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyên, mỗi ngày 2 tiếng. Đặc biệt, cô không hề tỏ ra nản khi phải ôn đi ôn lại những “bài vở” khai cuộc tưởng như nhàm chán đối với một cô bé đang “tuổi ăn tuổi lớn”, đồng thời luôn say sưa nghiên cứu mỗi khi phân tích những khả năng phát triển trung cuộc phức tạp... Năm 1996, Ngô Lan Hương giành danh hiệu đầu tiên trong đời: HCV giải trẻ toàn quốc. Ngay từ thời điểm ấy, Hương đã tự xây dựng cho mình phong cách chơi rõ ràng: chú trọng sự bình ổn ở khai cuộc, đánh giá kỹ tình hình và chọn hướng giải quyết sắc bén ở trung – tàn cuộc. Ngoài việc thụ giáo thầy Diệp Khai Nguyên, trong thành phần đội tuyển TPHCM, Lan Hương còn tiếp tục được sự chỉ bảo, dìu dắt của các danh thủ lừng lẫy một thời: Hoàng Đình Hồng, Phạm Tấn Hòa và Mai Thanh Minh. Dày công trui rèn, có cái nền cơ bản cực kỳ vững chắc, tới giải VĐQG năm 2001, lần đầu tiên Hương dành được tấm HCV cá nhân toàn quốc, tạo chân đế vững chắc cho cô dấn sâu vào nghiệp cờ.
Trong vòng 6 năm qua, Ngô Lan Hương nghiễm nhiên trở thành “kỳ nữ số 1 Việt Nam” với 5 lần VĐQG, trong đó có 3 lần liên tiếp gần đây nhất. Cô không những là người thay thế xứng đáng vị trí của “Diệt tuyệt sư thái” Lê Thị Hương mà còn được đánh giá là vượt xa đàn chị của mình trên nhiều phương diện.
Nhưng đỉnh cao của cờ tướng nước nhà vẫn chưa phải cái đích cuối cùng mà cô gái khiêm nhu nhưng hiếu động này đặt ra. Cô muốn chinh phục những đỉnh cao trên đấu trường quốc tế, điều mà đàn chị Lê Thị Hương chưa thể vươn tới. Giải đồng đội cờ tướng châu Á năm 2006 có thể xem là bước ngoặt đáng kể trong kỳ nghiệp của Lan Hương: cô đoạt HCĐ cá nhân nữ kèm theo danh hiệu Quốc tế đại sư (tương đương kiện tướng quốc tế ở môn cờ vua), góp phần xoa dịu nỗi buồn thất bại của cờ tướng VN tại giải nam.
Tháng 3/2007, nhân chuyến thăm và huấn luyện đội tuyển TPHCM của danh kỳ Hứa Ngân Xuyên (TQ), nhờ lợi thế tiếng Hoa tốt (vì là người gốc Hoa), Lan Hương không bỏ qua dịp tốt được học hỏi kỳ nghệ từ Hứa tiên sinh. Thu hoạch lớn nhất của cô chính là những bài tập về xu hướng phát triển mới của các loại khai cuộc – điều mà giới cờ tướng Việt Nam chưa có điều kiện hệ thống hóa bài bản như bạn. Tại giải THCM mở rộng (tháng 7/2007) – một trong các bước chuẩn bị quan trọng cho giải VĐTG và Indoor Games, Lan Hương thêm một lần gây ấn tượng cho làng cờ: không thua một ván nào trước các kiện tướng mạnh khi tham dự... bảng nam. Chiến tích này chính là cơ sở quan trọng để HLV trưởng Hoàng Đình Hồng đặt niềm tin vào Hương và mạnh dạng nhận chỉ tiêu đoạt HCV tại Asian Indoor Games 2.
“Phong trần quái khách” Hoàng Đình Hồng đã tính không lầm. Ngô Lan Hương thể hiện phong độ cực kỳ xuất sắc tại giải VĐTG và Asian Indoor Games chỉ trong 2 tuần (đoạt HCB thế giới và HCV châu Á), trong đó cô thủ hòa cả 2 danh thủ Trung Quốc (Ngũ Hà và Trần Lệ Thuần) tại 2 giải trên.
... Và một ước mơ nhỏ bé
“Em mong sau này được thành phố tạo điều kiện để mua một căn nhà trả góp cho riêng mình” – Hương tâm sự như vậy với Thể Thao ngay sau khi nhận tấm HCV Indoor Games. Ít người hình dung được hiện tại, “kỳ nữ số 1 Việt Nam” đang ở cùng gia đình trong một căn hộ chung cư cũ kỹ và chật chội (đường Trần Hưng Đạo, Q5) với ba mẹ, anh trai, chị dâu, bà nội và 2 cháu. Ước mơ giản dị, chân thành ấy của cô gái 28 tuổi có nhiều đóng góp cho thể thao TPHCM và nước nhà này rất đáng nhận được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền.
VÀI NÉT
• Sinh ngày 12/1/1979.
• Bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu Q5 từ năm 1993 cùng lứa các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân Cường...
• Sở thích: Nghe nhạc tiền chiến, xem hài kịch.
• Hiện là sinh viên tại chức trường Đại học ngoại ngữ TPHCM.
• Thành tích quốc gia:
- 5 lần VĐQG cá nhân: 2001, 2002, 2005, 2006, 2007.
- HCV cá nhân và đồng đội tại Đại hội TDTT 2006.
• Thành tích quốc tế:
- HCĐ châu Á 2002 và 2006.
- Hạng 5 giải VĐ thế giới 2005.
- Hạng nhì giải VĐ thế giới và HCV Asian Indoor Games 2007.
Những người thầy nói về học trò
• HLV trưởng ĐTQG Hoàng Đình Hồng:
“Với tư chất thông minh, sắc sảo, cá tính mạnh mẽ, lại thêm sự nỗ lực phấn đấu, Lan Hương hiện tại đã đạt đến trình độ mà chưa từng có nữ kỳ thủ nào của VN vươn tới. Điều tôi mừng nhất là sự dẻo dai trong thi đấu – điều rất hiếm có đối với các kỳ thủ nữ. Hương chơi phòng thủ rất giỏi, nhờ vậy đã vượt qua được những thử thách khó khăn khi đối đầu với Trương Tâm Hoan hay Trần Lệ Thuần. Nếu so sánh với Lê Thị Hương dạo nào, tôi có thể khẳng định ngay: Lan Hương đã có bước tiến rất xa”.
• Quốc tế đại sư Diệp Khai Nguyên
(HLV đội tuyển cờ tướng nữ TPHCM):
“Theo tôi, điểm nổi trội nhất của Hương chính là căn bản vững vàng và rất “lỳ đòn”. Vì thế, Hương thường đứng vững mỗi khi lâm vào tình huống khó khăn ở trung và tàn cuộc”.
HỮU BÌNH
Tuyệt vời Ngô Lan Hương!
Đài truyền hình BTC phỏng vấn Lan Hương - Ảnh: NAM HẢI
Giành 2 chiến tích gây chấn động làng cờ tướng thế giới chỉ trong 2 tuần (HCB giải vô địch thế giới và HCV Indoor Games), Ngô Lan Hương đã lập nên một kỳ tích cho làng cờ nước nhà. Tư chất thông minh, sự dày công tập luyện và tính tình khiêm tốn là nguyên nhân chính giúp cô gái có dáng vóc mảnh mai của TP mang tên Bác kiến tạo những chiến công vang dội ấy.
Kỳ thủ lớn không biết tự bằng lòng
Tròn 14 năm trước (1993), cô bé 14 tuổi Lan Hương sau khi dự giải cờ tướng học sinh TPHCM đã lọt vào “mắt xanh” của HLV Dương Thanh Danh. Chỉ sau vài buổi huấn luyện đầu tiên tại CLB cờ tướng Q.5 (đặt tại CLB hồ bơi Lam Sơn), HLV Diệp Khai Nguyên đã mau chóng nhận thấy những năng khiếu đặc biệt ở cô học trò nhỏ này.
Ngô Lan Hương tập luyện rất chăm chỉ và đều đặn dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyên, mỗi ngày 2 tiếng. Đặc biệt, cô không hề tỏ ra nản khi phải ôn đi ôn lại những “bài vở” khai cuộc tưởng như nhàm chán đối với một cô bé đang “tuổi ăn tuổi lớn”, đồng thời luôn say sưa nghiên cứu mỗi khi phân tích những khả năng phát triển trung cuộc phức tạp... Năm 1996, Ngô Lan Hương giành danh hiệu đầu tiên trong đời: HCV giải trẻ toàn quốc. Ngay từ thời điểm ấy, Hương đã tự xây dựng cho mình phong cách chơi rõ ràng: chú trọng sự bình ổn ở khai cuộc, đánh giá kỹ tình hình và chọn hướng giải quyết sắc bén ở trung – tàn cuộc. Ngoài việc thụ giáo thầy Diệp Khai Nguyên, trong thành phần đội tuyển TPHCM, Lan Hương còn tiếp tục được sự chỉ bảo, dìu dắt của các danh thủ lừng lẫy một thời: Hoàng Đình Hồng, Phạm Tấn Hòa và Mai Thanh Minh. Dày công trui rèn, có cái nền cơ bản cực kỳ vững chắc, tới giải VĐQG năm 2001, lần đầu tiên Hương dành được tấm HCV cá nhân toàn quốc, tạo chân đế vững chắc cho cô dấn sâu vào nghiệp cờ.
Trong vòng 6 năm qua, Ngô Lan Hương nghiễm nhiên trở thành “kỳ nữ số 1 Việt Nam” với 5 lần VĐQG, trong đó có 3 lần liên tiếp gần đây nhất. Cô không những là người thay thế xứng đáng vị trí của “Diệt tuyệt sư thái” Lê Thị Hương mà còn được đánh giá là vượt xa đàn chị của mình trên nhiều phương diện.
Nhưng đỉnh cao của cờ tướng nước nhà vẫn chưa phải cái đích cuối cùng mà cô gái khiêm nhu nhưng hiếu động này đặt ra. Cô muốn chinh phục những đỉnh cao trên đấu trường quốc tế, điều mà đàn chị Lê Thị Hương chưa thể vươn tới. Giải đồng đội cờ tướng châu Á năm 2006 có thể xem là bước ngoặt đáng kể trong kỳ nghiệp của Lan Hương: cô đoạt HCĐ cá nhân nữ kèm theo danh hiệu Quốc tế đại sư (tương đương kiện tướng quốc tế ở môn cờ vua), góp phần xoa dịu nỗi buồn thất bại của cờ tướng VN tại giải nam.
Tháng 3/2007, nhân chuyến thăm và huấn luyện đội tuyển TPHCM của danh kỳ Hứa Ngân Xuyên (TQ), nhờ lợi thế tiếng Hoa tốt (vì là người gốc Hoa), Lan Hương không bỏ qua dịp tốt được học hỏi kỳ nghệ từ Hứa tiên sinh. Thu hoạch lớn nhất của cô chính là những bài tập về xu hướng phát triển mới của các loại khai cuộc – điều mà giới cờ tướng Việt Nam chưa có điều kiện hệ thống hóa bài bản như bạn. Tại giải THCM mở rộng (tháng 7/2007) – một trong các bước chuẩn bị quan trọng cho giải VĐTG và Indoor Games, Lan Hương thêm một lần gây ấn tượng cho làng cờ: không thua một ván nào trước các kiện tướng mạnh khi tham dự... bảng nam. Chiến tích này chính là cơ sở quan trọng để HLV trưởng Hoàng Đình Hồng đặt niềm tin vào Hương và mạnh dạng nhận chỉ tiêu đoạt HCV tại Asian Indoor Games 2.
“Phong trần quái khách” Hoàng Đình Hồng đã tính không lầm. Ngô Lan Hương thể hiện phong độ cực kỳ xuất sắc tại giải VĐTG và Asian Indoor Games chỉ trong 2 tuần (đoạt HCB thế giới và HCV châu Á), trong đó cô thủ hòa cả 2 danh thủ Trung Quốc (Ngũ Hà và Trần Lệ Thuần) tại 2 giải trên.
... Và một ước mơ nhỏ bé
“Em mong sau này được thành phố tạo điều kiện để mua một căn nhà trả góp cho riêng mình” – Hương tâm sự như vậy với Thể Thao ngay sau khi nhận tấm HCV Indoor Games. Ít người hình dung được hiện tại, “kỳ nữ số 1 Việt Nam” đang ở cùng gia đình trong một căn hộ chung cư cũ kỹ và chật chội (đường Trần Hưng Đạo, Q5) với ba mẹ, anh trai, chị dâu, bà nội và 2 cháu. Ước mơ giản dị, chân thành ấy của cô gái 28 tuổi có nhiều đóng góp cho thể thao TPHCM và nước nhà này rất đáng nhận được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền.
VÀI NÉT
• Sinh ngày 12/1/1979.
• Bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu Q5 từ năm 1993 cùng lứa các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân Cường...
• Sở thích: Nghe nhạc tiền chiến, xem hài kịch.
• Hiện là sinh viên tại chức trường Đại học ngoại ngữ TPHCM.
• Thành tích quốc gia:
- 5 lần VĐQG cá nhân: 2001, 2002, 2005, 2006, 2007.
- HCV cá nhân và đồng đội tại Đại hội TDTT 2006.
• Thành tích quốc tế:
- HCĐ châu Á 2002 và 2006.
- Hạng 5 giải VĐ thế giới 2005.
- Hạng nhì giải VĐ thế giới và HCV Asian Indoor Games 2007.
Những người thầy nói về học trò
• HLV trưởng ĐTQG Hoàng Đình Hồng:
“Với tư chất thông minh, sắc sảo, cá tính mạnh mẽ, lại thêm sự nỗ lực phấn đấu, Lan Hương hiện tại đã đạt đến trình độ mà chưa từng có nữ kỳ thủ nào của VN vươn tới. Điều tôi mừng nhất là sự dẻo dai trong thi đấu – điều rất hiếm có đối với các kỳ thủ nữ. Hương chơi phòng thủ rất giỏi, nhờ vậy đã vượt qua được những thử thách khó khăn khi đối đầu với Trương Tâm Hoan hay Trần Lệ Thuần. Nếu so sánh với Lê Thị Hương dạo nào, tôi có thể khẳng định ngay: Lan Hương đã có bước tiến rất xa”.
• Quốc tế đại sư Diệp Khai Nguyên
(HLV đội tuyển cờ tướng nữ TPHCM):
“Theo tôi, điểm nổi trội nhất của Hương chính là căn bản vững vàng và rất “lỳ đòn”. Vì thế, Hương thường đứng vững mỗi khi lâm vào tình huống khó khăn ở trung và tàn cuộc”.
HỮU BÌNH