Giọt Sương Đêm
04-04-2011, 06:34 PM
-Mình sẽ gửi lên nhiều phần lý thuyết cờ Tướng cho các bạn, vì sách hướng dẫn các chiến thuật đã bán nhiều trên thị trường, nên mình không gửi các bài ấy mà sẽ gửi lên các lý thuyết. Nó sẽ giúp các bạn hiểu ra một số vấn đề để định hướng cho lối chơi, tạo nên những suy nghĩ đúng đắn hơn trong lúc giao đấu.
-Nếu chúng ta đã thưởng thức những tinh hoa chiến thuật cờ Tướng thì hãy thưởng thức thêm cái thi vị của nó. Nên mình sẽ gửi lên một số bài văn, hoặc thơ về cờ Tướng. Tuy nó không làm các bạn giỏi thêm nhưng cũng làm các bạn yêu thích thêm môn cờ Tướng. Mình trước đây không ham mê cờ Tướng lắm. Nhưng sau khi đọc nhiều bài thơ, truyện về cờ, mình cảm thấy thích cờ lên rất nhiều và tập luyện nhiều hơn.
10 NGUYÊN LÝ CHIẾN THẮNG TRONG CỜ TƯỚNG CỦA Á ĐÔNG:
(Trích trong sách Cờ Tướng – Những vấn đề cần biết của Dương Diên Hồng)
-Binh pháp Tôn Tử có 19 thiên, ta có thể rút ra 10 nguyên lý chiến thắng sau đây để vận dụng vào nghệ thuật cờ Tướng:
1.Nguyên lý tiên tri:
-Đấy là sự biết trước, cái biết ở đây thật vô cùng. Ai cũng biết, nhưng cái biết của từng người cũng khác nhau. Kẻ biết ít, người biết nhiều. Chiến tranh ngoài đời nguyên lý tiên tri là yếu tố quyết định chiến thắng
-Cũng có lắm kẻ cái biết này còn quá nông cạn, thậm chí cưa biết hết mình làm sao biết người.
-Muốn biết mình ta phải tự xem xét ta có minh mẫn không, có nhẫn nại, bình tĩnh không, ta có thói quen gì, nhược điểm gì cần phải loại bỏ.
Khi giao đấu ta phải xem xét;
-Ta đắc tiên hay thất tiên.
-Ta đắc thế hay thất thế.
-Ta đắc trí hay thất trí.
-Muốn biết đối, ta phải xem xét họ: Họ có vui vẻ, thoải mái, thích đánh cờ không? Nếu thấy họ đủ những yếu tố tên ta biết họ đang có phong độ cao và sẽ tập trung tư duy tốt. Khi ấy ta phải thận trọng và hết sức cố gắng khi giao đấu. Phải biết nắm bắt tính cách đối phương: Trầm tĩnh, nóng nảy hay lơ đễnh? Họ công thủ có nhuần nhuyễn không?
Họ thường sử dụng chiến lược khai cuộc gì?
Họ sử dụng quân cớ nào xuất sắc nhất?
Họ có thói quen, nhược điểm gì mà ta có thể khai thác được.
-Khi biết rõ mình và biết rõ người rồi thì ta mới có thể đặt ra kế hoạch đúng. Đồng thời mớ có thể phát huy các ưu điểm của ta và khai thác các nhược điểm của đối phương để giành chiến thắng, như Tôn Tử đã nói: “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng, chỉ biết mình mà không biết người, mỗi chiến mỗi bại”.
2.Nguyên lý kế hoạch:
-Kế hoạch bao gôm những phương án, những chiến lược, chiến thuật được tính toán kĩ lưỡng để thực hiện nhằm đoạt thắng lợi. kế hoạch càng chu đáo, mật nhiệm bao nhiêu thì cơ hội thắng càng nhiều bấy nhiêu. Ở cờ tướng kế hoạch là toàn thể 1 phương án, hay một chiến lược gồm nhiều nước đi, thế đánh được sắp xếp có hệ thống qui vào 1 mục tiêu nhất định và thực hiện trong một thời gian đã tính trước.
-Mỗi nước đi phải nằm trong 1 thế đánh và thế đánh đó phải nằm tróng chiến lược có lợi cho kế hoạch đã định ra. Nếu phương án thứ nhất bị bẻ gãy, ta phải tỉnh táo xem xét ý đồ của đối phương. Họ sẽ làm gì? Ở đâu? Ra sao? Sau đó ta lại đặt phương án mới. Vì vậy, ta phải luôn bình tĩnh chống đỡ, cố tìm chỗ sơ hở của đối phương để lập phương án mà phản công kịp thời.
3.Nguyên lý tự nhiên:
-Tự nhiên bao gồm những yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đại thể, thiên thời có sáng, tối, mưa, nắng, gió, bão v.v… Địa lợi có sông, suối, rừng, núi… Nhân hòa là có bạn đồng minh, người cùng chí hướng ủng hộ ta v.v… Ta phải biết tận dụng tự nhiên, đừng chống lại tự nhiên, cũng như hình thể của nước gặp phải chỗ cao nó sẽ tránh (rẽ sang hướng khác) mà đổ xuống thấp, hình thể cuộc hành binh là tránh chỗ mạnh mà công kích chỗ yếu. Trong nên chọn chỗ sáng, dễ quan sát hơn, phía cao hơn, thoáng mát hơn. Chọn phương tiện thích hợp như : Bàn ghế phải vừa tầm nhìn của ta. Nếu bàn quá cao, ghế quá thấp thì như vậy sẽ khó quan sát. Trước ván cờ (nếu đó là ván cờ quan trọng) cần phải có người cổ động, chỉ bảo cho chúng ta thêm vững vàng. Trong lúc giao đấu không nên để cho mọi người xung quanh rì rào bàn tán về ván cờ. Như vậy sẽ mất tập trung, nghĩa là nhân không được hòa.
-Ta phải tập trung lực lượng nhằm vào chỗ yếu, thiếu phòng bị của đối phương mà tấn công.
-Chính diện thường được phòng thủ cẩn mật, trắc diện thường ít phòng bị. Đánh vào chỗ phòng thủ mỏng là dễ thắng
4.Nguyên lý cầu kỷ:
-Nguyên lý này đòi hỏi lòng tự tin và ý chí quyết thắng. Ta phải luôn đặt mình vào cái thế không thua trước đã. Có nghĩa là khi thấy không thể thắng được thì cố gắng thủ hòa chứ đừng để thua ngược. – “Kẻ thiện chiến biết đứng trên vị trí không thể bị bại mà không mất phần thắng”.
-Khi chơi cờ phải chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng, không để đối phương khai thác bất cứ một sơ hở nào. Sau đó ta mới tìm cách tấn công đối phương, hoặc vừa thủ vừa công (Thủ để mà công, công để mà thủ). Phải thủ kĩ, tìm mọi cách thắng quân, thắng nước, lấn dần, chiếm dần ưu thế như tằm ăn dâu (ăn ít mà ăn mãi cũng hết nong dâu), đè bẹp đối phương từ từ cho đến khi toàn thắng.
5.Nguyên lý tồn toàn:
-Tồn toàn hiểu nôm na là giữ sao cho trọn vẹn. Ví dụ như cơ thể một người nếu thiếu đi một bộ phận sinh hoạt nào cũng khiến ta khó sinh hoạt và nhất định sẽ yếu thế hơn người toàn vẹn. Các quân cờ là những bộ phận thân thiết của Tướng nên quân cờ nào mất cũng làm Tướng yếu thế, dễ bị vây hãm, đánh bí
-Ở cờ Tướng, tối kỵ là để mất quân (thua quân đối phương), trừ khi đã có kế hoạch nhử cho đối phương ăn quân để ta thắng thế, thắng nước, lợi quân như “Phế Mã tranh tiên”, “Thí Pháo bắt Xe” v.v… lúc nào ta cũng nên bảo toàn lực lượng, cảnh giác việc mất quân. Nếu lực lượng tấn công bị mất một vài quân sẽ giảm hiệu năng kỳ chiến. Nếu lực lượng phòng thủ cũng bị mất đi vài quân như Sĩ, Tượng thì thật khó giữ an toàn cho Tướng. Trong cờ Tướng, có sức mạnh tổng hợp nhờ sự liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Nếu còn đủ Sĩ, Tượng thì một Xe khó thắng được. – “Tướng, Sĩ, Tượng toàn đơn Xa bất sát” là như vậy. Trong một ván cờ từ khai cuộc đến kết cuộc hẳn phải có nhiều quân cờ bị mất, nhưng sự hy sinh mất mát đó phải có lợi cho ta (lợi quân hoặc lợi nước) hơn đối phương mới được.
6.Nguyên lý chủ động:
-Chủ động tức là nắm quyền chi phối mặt trận, buộc đối phương chống đỡ theo ý đồ của ta. Trong cờ Tướng,muốn nắm quyền chủ động ta phải có bốn cái thắng sau đây:
Thắng nước (lợi nước đi) . Ví dụ như ta được đi tiên (đi trước).
Thắng quân: Còn nhiều quân chiến đấu hơn đối phương.
Thắng thế: Có thế đánh hay.
Thắng trí: Có sự tính toán sâu xa, kỹ lưỡng nhiều nước đi.
-Nếu đi tiên, ta đã lợi 1 nước thì nên áp dụng các chiến lược tấn công từ khai cuộc, tạo thế tấn công liên tục có hiệu quả (thắng quân, thắng nước hay thắng thế) nhằm áp đảo đối phương để nắm quyền chi phối thế trận ‘luôn luôn đứng trên địa vị chủ động mà hãm đối phương vào thế bị động”. Nếu đi hậu (đi sau), ta phải biết tranh thủ để tạo thế phản công làm chủ thế trận. Ta phải làm cho đối phương mất thế tiên (mai phục bắt quân, hoặc kiên trì thủ làm đối phương mất nhiều nước đi vô bổ, phát hiện sơ hở đối phương, phát hiện sai lầm của đối phương ở những vị trí dễ vây bắt). Ta nhanh chóng lập thế đánh vào những nhược điểm ấy để giành quyền chủ động.
-Nắm được quyền chi phối thế trận (chủ động) là thắng lợi đang nằm trong tay ta.
7.Nguyên lý lợi động:
-Tôn Tử có dạy: “Phải xét thấy có lợi mà thúc đẩy binh sĩ mình, lấy lợi mà dẫn dụ địch nhân”. Phàm ở đời, lợi lộc bao giờ cũng là miếng mồi ngon. Nếu việc gì không đem lại lợi ích thì hiếm ai làm. Nhưng ta phải xem xét cái lợi do ta chủ động làm ra thì nên nhận, ngược lại, không do ta làm ra mà do đối phương đem đến thì phải coi chừng mắc bẫy. Khi đi một quân cờ, ta phải xét thấy có lợi rồi mới đi. Nếu quân cờ ta đi, ăn một quân cờ của đối phương mà không có lợi cho kế hoạch tấn công thì cũng không nên ăn. Trong thế phục thủ, gài cạm bẫy, ta cho đối phương phần lợi nhỏ để mắc cạm bẫy như: Thí Pháo bắt Xe, bỏ mã tranh tiên để làm chủ mặt trận hoặc đánh bí đối phương. Thấy lợi mà ham, không suy xét lợi ấy do đâu mà có, lợi ấy thuộc về ai mà cố giữ sẽ mang họa vào thân. Ta lấy lợi dẫn dụ đối phương thì đối phương cũng lấy lợi dẫn dụ ta. Miếng mồi ấy đang ở trong 1 cái bẫy lớn. Ta đừng dại dôt làm một con vật ham ăn mà chui vào bẫy.
8.Nguyên lý tấn tốc:
-“Việc binh cần phải nhanh như gió, dầy động như sấm sét, xâm chiếm như lửa cháy”. Khi kế hoạch đã định, đã có thể đánh hay thì đừng trì hoãn mà phải vận dụng nguyên lý tấn tốc (đánh nhanh) để đối phương không kịp trở tay. Tôn Tử cũng đã nói: “Phép dùng binh cần phải đánh rất nhanh để thu lấy thắng lợi”. Trong thế tấn công, nguyên lý tấn tốc phải được vận dụng một cách triệt để. Hai xe phải ra thật sớm, tung hoành sát quân, lấn nước dọn đường cho Pháo, Mã, Chốt tấn công chớp nhoáng. Như thế, mỗi quân cờ đi một nước là phải lợi thế, lợi nước, đe dọa đối phương hoặc sát quân hoặc chiếm địa lợi và làm tê liệt sức chiến đấu của đối phương. Ta phải thấy được chỗ nào đối phương ít quân, sơ hở, thiếu phòng bị rồi dùng đường tiến quân ngắn nhất, nhanh nhất. Để đoạt mục tiêu, người đánh cờ phải có mắt nhanh, tâm nhanh và tay nhanh. Mắt phải nhìn thấy sơ hở của đối phương, tâm trí phán đoán, tính ngay phương án đối phó.
9.Nguyên lý bí mật:
-Khi đánh cờ, bàn cờ, quân cờ hai bên đều đều ngang nhau, các vị trí sơ khởi, các quân cờ cũng như nhau, được bày ra trước mắt mọi người. Cái bí mật ở đây là quân nào cũng bày ra hết mà nhiều thế đánh hiểm hóc của đối phương ta không thấy được. Nhiều thế mai phục bắt quân, ta cũng không hề biết, các quân cờ của ta sắp mất đến nơi ta cũng không hay. Như vậy chính là do đối phương biết cách che đậy, giấu kín những kế hoạch để ta không ngờ, không biết. Bí mật là ở chỗ đó.
-Người cao cờ không chỉ tính được nhiều nước đi mà còn biết giữ kín mọi mưu kế, thế đánh hay, không để cho đối phương phát hiện nghĩa là “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”. Tấn công chỗ địch không phòng bị, xuất binh khi địch không chú ý. Đây cũng là 1 nguyên nhân làm nên chiến thắng.
-Người đánh cờ có nhiều khi không thấy được đường đi, thế dsnh91 của đối phương là do trí xét đoán không sâu, không kỹ. Do đó không thấy được sự an nguy của mình. Đôi khi bị thua là do không chú ý phòng bị, không tập trung tư duy liên tục, chứ không phải là ta không am tường nghệ thuất cờ Tướng.
-Cũng có trường hợp do bị người ở ngoài mách nước làm lộ bí mật của ta nên đối phương có đủ thời gian điều quân chống đỡ hoặc phản công trở lại. Để chiến thắng khi đánh cờ , ta nên lưu ý vận dụng nguyên lý bí mật.
10.Nguyên lý biến hóa:
-Trong cờ Tướng biến hóa vô cùng, không có một ván cờ nào giống nhau. Cờ Tướng có nhiều chiến lược, chiến thuật, nhiều thế đánh độc đáo, phức tạp. Đã vậy khi đánh cờ người ta lại còn sáng tạo, nghĩ ra nhiều thế đánh mới nữa. Do đó sự biến hóa trong cờ Tướng là không thể nói hết được. Người ta đánh cờ càng tập trung tư duy sáng tạo thì càng có nhiều thế đánh hay, biến ảo khôn lường, càng chắc thắng. Công, thủ phải nhuần nhuyễn. Từ phòng thủ chuyển sang tấn công và ngược lại từ tấn công chuyển sang phòng thủ phải thông suốt, tạo cho thế trận biến hóa khôn lường làm cho đối phương có mắt cũng như mù thì cơ thắng cầm trong tay. Trong binh pháp có nói: “Sự biến hóa của kỳ và chánh là không thể cùng được. Kỳ và chánh sinh nhau ra như một quy luật tuần hoàn không nguồn gốc, ai có thể biết cho cùng được”. Chánh ở đây là những quân cờ thuộc bộ phận tấn công như Xe, Pháo, Mã, Tốt. Kỳ ở đây là các quân cờ thuộc bộ phận tấn công như Sĩ, Tượng (Bồ). Tuy nhiên ta có thể bố trí các quân cờ tấn công làm nhiệm vụ phòng thủ giúp Sĩ, Tượng bảo vệ hữu hiệu cho Tướng. Ta cũng có thể sử dụng lực lượng chánh binh kết hợp với kì binh để tấn công vào một mục tiêu đã định.
-Cờ Tướng biến hóa vô cùng, càng cao cờ càng phải hết sức khiêm tốn, vì không ai dám tự hào là mình là người đã thâu tóm được hết mọi biến hóa kì ảo của nghệ thuật cờ Tướng. Hơn nữa tài năng cũng phát triển có chu kì như trăng tròn rồi lại khuyết. Có khi nào trăng tròn mãi hay khuyết mãi đâu?
-Nếu chúng ta đã thưởng thức những tinh hoa chiến thuật cờ Tướng thì hãy thưởng thức thêm cái thi vị của nó. Nên mình sẽ gửi lên một số bài văn, hoặc thơ về cờ Tướng. Tuy nó không làm các bạn giỏi thêm nhưng cũng làm các bạn yêu thích thêm môn cờ Tướng. Mình trước đây không ham mê cờ Tướng lắm. Nhưng sau khi đọc nhiều bài thơ, truyện về cờ, mình cảm thấy thích cờ lên rất nhiều và tập luyện nhiều hơn.
10 NGUYÊN LÝ CHIẾN THẮNG TRONG CỜ TƯỚNG CỦA Á ĐÔNG:
(Trích trong sách Cờ Tướng – Những vấn đề cần biết của Dương Diên Hồng)
-Binh pháp Tôn Tử có 19 thiên, ta có thể rút ra 10 nguyên lý chiến thắng sau đây để vận dụng vào nghệ thuật cờ Tướng:
1.Nguyên lý tiên tri:
-Đấy là sự biết trước, cái biết ở đây thật vô cùng. Ai cũng biết, nhưng cái biết của từng người cũng khác nhau. Kẻ biết ít, người biết nhiều. Chiến tranh ngoài đời nguyên lý tiên tri là yếu tố quyết định chiến thắng
-Cũng có lắm kẻ cái biết này còn quá nông cạn, thậm chí cưa biết hết mình làm sao biết người.
-Muốn biết mình ta phải tự xem xét ta có minh mẫn không, có nhẫn nại, bình tĩnh không, ta có thói quen gì, nhược điểm gì cần phải loại bỏ.
Khi giao đấu ta phải xem xét;
-Ta đắc tiên hay thất tiên.
-Ta đắc thế hay thất thế.
-Ta đắc trí hay thất trí.
-Muốn biết đối, ta phải xem xét họ: Họ có vui vẻ, thoải mái, thích đánh cờ không? Nếu thấy họ đủ những yếu tố tên ta biết họ đang có phong độ cao và sẽ tập trung tư duy tốt. Khi ấy ta phải thận trọng và hết sức cố gắng khi giao đấu. Phải biết nắm bắt tính cách đối phương: Trầm tĩnh, nóng nảy hay lơ đễnh? Họ công thủ có nhuần nhuyễn không?
Họ thường sử dụng chiến lược khai cuộc gì?
Họ sử dụng quân cớ nào xuất sắc nhất?
Họ có thói quen, nhược điểm gì mà ta có thể khai thác được.
-Khi biết rõ mình và biết rõ người rồi thì ta mới có thể đặt ra kế hoạch đúng. Đồng thời mớ có thể phát huy các ưu điểm của ta và khai thác các nhược điểm của đối phương để giành chiến thắng, như Tôn Tử đã nói: “Biết mình biết người trăm trận trăm thắng, chỉ biết mình mà không biết người, mỗi chiến mỗi bại”.
2.Nguyên lý kế hoạch:
-Kế hoạch bao gôm những phương án, những chiến lược, chiến thuật được tính toán kĩ lưỡng để thực hiện nhằm đoạt thắng lợi. kế hoạch càng chu đáo, mật nhiệm bao nhiêu thì cơ hội thắng càng nhiều bấy nhiêu. Ở cờ tướng kế hoạch là toàn thể 1 phương án, hay một chiến lược gồm nhiều nước đi, thế đánh được sắp xếp có hệ thống qui vào 1 mục tiêu nhất định và thực hiện trong một thời gian đã tính trước.
-Mỗi nước đi phải nằm trong 1 thế đánh và thế đánh đó phải nằm tróng chiến lược có lợi cho kế hoạch đã định ra. Nếu phương án thứ nhất bị bẻ gãy, ta phải tỉnh táo xem xét ý đồ của đối phương. Họ sẽ làm gì? Ở đâu? Ra sao? Sau đó ta lại đặt phương án mới. Vì vậy, ta phải luôn bình tĩnh chống đỡ, cố tìm chỗ sơ hở của đối phương để lập phương án mà phản công kịp thời.
3.Nguyên lý tự nhiên:
-Tự nhiên bao gồm những yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đại thể, thiên thời có sáng, tối, mưa, nắng, gió, bão v.v… Địa lợi có sông, suối, rừng, núi… Nhân hòa là có bạn đồng minh, người cùng chí hướng ủng hộ ta v.v… Ta phải biết tận dụng tự nhiên, đừng chống lại tự nhiên, cũng như hình thể của nước gặp phải chỗ cao nó sẽ tránh (rẽ sang hướng khác) mà đổ xuống thấp, hình thể cuộc hành binh là tránh chỗ mạnh mà công kích chỗ yếu. Trong nên chọn chỗ sáng, dễ quan sát hơn, phía cao hơn, thoáng mát hơn. Chọn phương tiện thích hợp như : Bàn ghế phải vừa tầm nhìn của ta. Nếu bàn quá cao, ghế quá thấp thì như vậy sẽ khó quan sát. Trước ván cờ (nếu đó là ván cờ quan trọng) cần phải có người cổ động, chỉ bảo cho chúng ta thêm vững vàng. Trong lúc giao đấu không nên để cho mọi người xung quanh rì rào bàn tán về ván cờ. Như vậy sẽ mất tập trung, nghĩa là nhân không được hòa.
-Ta phải tập trung lực lượng nhằm vào chỗ yếu, thiếu phòng bị của đối phương mà tấn công.
-Chính diện thường được phòng thủ cẩn mật, trắc diện thường ít phòng bị. Đánh vào chỗ phòng thủ mỏng là dễ thắng
4.Nguyên lý cầu kỷ:
-Nguyên lý này đòi hỏi lòng tự tin và ý chí quyết thắng. Ta phải luôn đặt mình vào cái thế không thua trước đã. Có nghĩa là khi thấy không thể thắng được thì cố gắng thủ hòa chứ đừng để thua ngược. – “Kẻ thiện chiến biết đứng trên vị trí không thể bị bại mà không mất phần thắng”.
-Khi chơi cờ phải chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng, không để đối phương khai thác bất cứ một sơ hở nào. Sau đó ta mới tìm cách tấn công đối phương, hoặc vừa thủ vừa công (Thủ để mà công, công để mà thủ). Phải thủ kĩ, tìm mọi cách thắng quân, thắng nước, lấn dần, chiếm dần ưu thế như tằm ăn dâu (ăn ít mà ăn mãi cũng hết nong dâu), đè bẹp đối phương từ từ cho đến khi toàn thắng.
5.Nguyên lý tồn toàn:
-Tồn toàn hiểu nôm na là giữ sao cho trọn vẹn. Ví dụ như cơ thể một người nếu thiếu đi một bộ phận sinh hoạt nào cũng khiến ta khó sinh hoạt và nhất định sẽ yếu thế hơn người toàn vẹn. Các quân cờ là những bộ phận thân thiết của Tướng nên quân cờ nào mất cũng làm Tướng yếu thế, dễ bị vây hãm, đánh bí
-Ở cờ Tướng, tối kỵ là để mất quân (thua quân đối phương), trừ khi đã có kế hoạch nhử cho đối phương ăn quân để ta thắng thế, thắng nước, lợi quân như “Phế Mã tranh tiên”, “Thí Pháo bắt Xe” v.v… lúc nào ta cũng nên bảo toàn lực lượng, cảnh giác việc mất quân. Nếu lực lượng tấn công bị mất một vài quân sẽ giảm hiệu năng kỳ chiến. Nếu lực lượng phòng thủ cũng bị mất đi vài quân như Sĩ, Tượng thì thật khó giữ an toàn cho Tướng. Trong cờ Tướng, có sức mạnh tổng hợp nhờ sự liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau. Nếu còn đủ Sĩ, Tượng thì một Xe khó thắng được. – “Tướng, Sĩ, Tượng toàn đơn Xa bất sát” là như vậy. Trong một ván cờ từ khai cuộc đến kết cuộc hẳn phải có nhiều quân cờ bị mất, nhưng sự hy sinh mất mát đó phải có lợi cho ta (lợi quân hoặc lợi nước) hơn đối phương mới được.
6.Nguyên lý chủ động:
-Chủ động tức là nắm quyền chi phối mặt trận, buộc đối phương chống đỡ theo ý đồ của ta. Trong cờ Tướng,muốn nắm quyền chủ động ta phải có bốn cái thắng sau đây:
Thắng nước (lợi nước đi) . Ví dụ như ta được đi tiên (đi trước).
Thắng quân: Còn nhiều quân chiến đấu hơn đối phương.
Thắng thế: Có thế đánh hay.
Thắng trí: Có sự tính toán sâu xa, kỹ lưỡng nhiều nước đi.
-Nếu đi tiên, ta đã lợi 1 nước thì nên áp dụng các chiến lược tấn công từ khai cuộc, tạo thế tấn công liên tục có hiệu quả (thắng quân, thắng nước hay thắng thế) nhằm áp đảo đối phương để nắm quyền chi phối thế trận ‘luôn luôn đứng trên địa vị chủ động mà hãm đối phương vào thế bị động”. Nếu đi hậu (đi sau), ta phải biết tranh thủ để tạo thế phản công làm chủ thế trận. Ta phải làm cho đối phương mất thế tiên (mai phục bắt quân, hoặc kiên trì thủ làm đối phương mất nhiều nước đi vô bổ, phát hiện sơ hở đối phương, phát hiện sai lầm của đối phương ở những vị trí dễ vây bắt). Ta nhanh chóng lập thế đánh vào những nhược điểm ấy để giành quyền chủ động.
-Nắm được quyền chi phối thế trận (chủ động) là thắng lợi đang nằm trong tay ta.
7.Nguyên lý lợi động:
-Tôn Tử có dạy: “Phải xét thấy có lợi mà thúc đẩy binh sĩ mình, lấy lợi mà dẫn dụ địch nhân”. Phàm ở đời, lợi lộc bao giờ cũng là miếng mồi ngon. Nếu việc gì không đem lại lợi ích thì hiếm ai làm. Nhưng ta phải xem xét cái lợi do ta chủ động làm ra thì nên nhận, ngược lại, không do ta làm ra mà do đối phương đem đến thì phải coi chừng mắc bẫy. Khi đi một quân cờ, ta phải xét thấy có lợi rồi mới đi. Nếu quân cờ ta đi, ăn một quân cờ của đối phương mà không có lợi cho kế hoạch tấn công thì cũng không nên ăn. Trong thế phục thủ, gài cạm bẫy, ta cho đối phương phần lợi nhỏ để mắc cạm bẫy như: Thí Pháo bắt Xe, bỏ mã tranh tiên để làm chủ mặt trận hoặc đánh bí đối phương. Thấy lợi mà ham, không suy xét lợi ấy do đâu mà có, lợi ấy thuộc về ai mà cố giữ sẽ mang họa vào thân. Ta lấy lợi dẫn dụ đối phương thì đối phương cũng lấy lợi dẫn dụ ta. Miếng mồi ấy đang ở trong 1 cái bẫy lớn. Ta đừng dại dôt làm một con vật ham ăn mà chui vào bẫy.
8.Nguyên lý tấn tốc:
-“Việc binh cần phải nhanh như gió, dầy động như sấm sét, xâm chiếm như lửa cháy”. Khi kế hoạch đã định, đã có thể đánh hay thì đừng trì hoãn mà phải vận dụng nguyên lý tấn tốc (đánh nhanh) để đối phương không kịp trở tay. Tôn Tử cũng đã nói: “Phép dùng binh cần phải đánh rất nhanh để thu lấy thắng lợi”. Trong thế tấn công, nguyên lý tấn tốc phải được vận dụng một cách triệt để. Hai xe phải ra thật sớm, tung hoành sát quân, lấn nước dọn đường cho Pháo, Mã, Chốt tấn công chớp nhoáng. Như thế, mỗi quân cờ đi một nước là phải lợi thế, lợi nước, đe dọa đối phương hoặc sát quân hoặc chiếm địa lợi và làm tê liệt sức chiến đấu của đối phương. Ta phải thấy được chỗ nào đối phương ít quân, sơ hở, thiếu phòng bị rồi dùng đường tiến quân ngắn nhất, nhanh nhất. Để đoạt mục tiêu, người đánh cờ phải có mắt nhanh, tâm nhanh và tay nhanh. Mắt phải nhìn thấy sơ hở của đối phương, tâm trí phán đoán, tính ngay phương án đối phó.
9.Nguyên lý bí mật:
-Khi đánh cờ, bàn cờ, quân cờ hai bên đều đều ngang nhau, các vị trí sơ khởi, các quân cờ cũng như nhau, được bày ra trước mắt mọi người. Cái bí mật ở đây là quân nào cũng bày ra hết mà nhiều thế đánh hiểm hóc của đối phương ta không thấy được. Nhiều thế mai phục bắt quân, ta cũng không hề biết, các quân cờ của ta sắp mất đến nơi ta cũng không hay. Như vậy chính là do đối phương biết cách che đậy, giấu kín những kế hoạch để ta không ngờ, không biết. Bí mật là ở chỗ đó.
-Người cao cờ không chỉ tính được nhiều nước đi mà còn biết giữ kín mọi mưu kế, thế đánh hay, không để cho đối phương phát hiện nghĩa là “Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị”. Tấn công chỗ địch không phòng bị, xuất binh khi địch không chú ý. Đây cũng là 1 nguyên nhân làm nên chiến thắng.
-Người đánh cờ có nhiều khi không thấy được đường đi, thế dsnh91 của đối phương là do trí xét đoán không sâu, không kỹ. Do đó không thấy được sự an nguy của mình. Đôi khi bị thua là do không chú ý phòng bị, không tập trung tư duy liên tục, chứ không phải là ta không am tường nghệ thuất cờ Tướng.
-Cũng có trường hợp do bị người ở ngoài mách nước làm lộ bí mật của ta nên đối phương có đủ thời gian điều quân chống đỡ hoặc phản công trở lại. Để chiến thắng khi đánh cờ , ta nên lưu ý vận dụng nguyên lý bí mật.
10.Nguyên lý biến hóa:
-Trong cờ Tướng biến hóa vô cùng, không có một ván cờ nào giống nhau. Cờ Tướng có nhiều chiến lược, chiến thuật, nhiều thế đánh độc đáo, phức tạp. Đã vậy khi đánh cờ người ta lại còn sáng tạo, nghĩ ra nhiều thế đánh mới nữa. Do đó sự biến hóa trong cờ Tướng là không thể nói hết được. Người ta đánh cờ càng tập trung tư duy sáng tạo thì càng có nhiều thế đánh hay, biến ảo khôn lường, càng chắc thắng. Công, thủ phải nhuần nhuyễn. Từ phòng thủ chuyển sang tấn công và ngược lại từ tấn công chuyển sang phòng thủ phải thông suốt, tạo cho thế trận biến hóa khôn lường làm cho đối phương có mắt cũng như mù thì cơ thắng cầm trong tay. Trong binh pháp có nói: “Sự biến hóa của kỳ và chánh là không thể cùng được. Kỳ và chánh sinh nhau ra như một quy luật tuần hoàn không nguồn gốc, ai có thể biết cho cùng được”. Chánh ở đây là những quân cờ thuộc bộ phận tấn công như Xe, Pháo, Mã, Tốt. Kỳ ở đây là các quân cờ thuộc bộ phận tấn công như Sĩ, Tượng (Bồ). Tuy nhiên ta có thể bố trí các quân cờ tấn công làm nhiệm vụ phòng thủ giúp Sĩ, Tượng bảo vệ hữu hiệu cho Tướng. Ta cũng có thể sử dụng lực lượng chánh binh kết hợp với kì binh để tấn công vào một mục tiêu đã định.
-Cờ Tướng biến hóa vô cùng, càng cao cờ càng phải hết sức khiêm tốn, vì không ai dám tự hào là mình là người đã thâu tóm được hết mọi biến hóa kì ảo của nghệ thuật cờ Tướng. Hơn nữa tài năng cũng phát triển có chu kì như trăng tròn rồi lại khuyết. Có khi nào trăng tròn mãi hay khuyết mãi đâu?