zzz
11-05-2011, 04:03 PM
Bài viết trên báo Thể thao & Văn hoá hôm nay, xin copy lại ở đây:
Có lẽ phải hơn 6 tháng, Ngô Lan Hương lặng lẽ chìm vào quên lãng của độc giả, trừ chức vô địch giải cờ tướng quốc gia nữ làm gợn lên chút “sóng” trên mặt báo những ngày đầu tháng 3/2011. Thất bại ở Asian Games trong sự kỳ vọng của hàng triệu người hâm mộ, năm 2010 trở thành năm buồn nhất trong sự nghiệp chơi cờ của nữ kỳ thủ đầy cá tính này.
Con gái mà chơi cờ tướng…
Khác với những VĐV cờ tướng thường ra các kỳ đài để thi đấu với thiên hạ, Lan Hương chỉ tập cờ trên mạng là chính. Chị cười: “Ra kỳ đài toàn đàn ông con trai à. Người ta chọc ghẹo ghê lắm…”
Sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, niềm say mê cờ đã ngấm vào chị từ khi còn là một cô nhóc lớp 7. Song môn thể thao trí tuệ vốn có xuất xứ từ Trung Quốc này dường như vẫn bị mặc định dành cho nam giới. Chị là một trong số ít những người bị gắn cho cái mác “con gái mà chơi cờ tướng…”
Với người ngoài là thế, nhưng trong gia đình, Lan Hương luôn được cha mẹ ủng hộ việc chơi cờ, dẫu mỗi lần cô nhóc Lan Hương đi thi đấu là mỗi lần người mẹ già xót con. “Đi xa một tý, mẹ cũng mất cả buổi tối để chuẩn bị đồ cho tôi, nấu những món ngon cho tôi ăn trước khi đi, rồi dặn dò đủ thứ. Đến tận bây giờ vẫn vậy”, Lan Hương tâm sự.
Có con gái cá tính, lại theo nghiệp cờ, nên mẹ Lan Hương là người chăm nom mọi việc trong nhà. Không sợ thi đấu trước bao nhiêu đối thủ mạnh, nhưng Lan Hương lại cực kỳ sợ… lửa bếp. “Từ nhỏ đến lớn tôi chẳng phụ gì được cho mẹ cả, chỉ biết đi học, đi chơi cờ về là ngồi vào bàn ăn đồ ăn mẹ nấu”, nữ kỳ thủ cười xòa thú nhận.
http://media.thethaovanhoa.vn/2011/05/11/09/35/ngolanhuong1ANV.jpg
Cờ tướng mang lại cho Ngô Lan Hương rất nhiều, nhưng cũng lấy đi của cô không ít. Ảnh: V.V
Không xuất sắc trong việc bếp núc, nhưng Lan Hương lại giỏi đóng vai “người đàn ông” trong gia đình. Một ngày chị dành nhiều thời gian cho việc luyện cờ, học tiếng Anh và tiếng Hoa, dù nhiều người tưởng chị rảnh rỗi. Đi thi đấu phải sử dụng ngoại ngữ là một chuyện, nhưng ít ai biết Lan Hương miệt mài với ngoại ngữ mục đích chính là để làm thêm.
Phải thi đấu xa dài ngày, chị không thể xin việc cố định theo chuyên môn kế toán của mình. Trước đây, Lan Hương đã từng làm rất nhiều việc, từ kế toán quán ăn, phục vụ khách sạn, đến tiếp thị tận nhà cho các nhãn hàng để kiếm tiền. Song, chị liên tục mất việc vì có khi một tháng chỉ làm được 4 ngày do kẹt lịch thi đấu.
Sau này, bạn bè thường giúp chị tìm những công việc phù hợp hơn như phiên dịch cho các “sếp” trong những cuộc gặp gỡ của các công ty nước ngoài, hay làm sổ sách tại nhà. Công việc ấy vừa là niềm vui trong những lúc không có đợt tập trung thi đấu, vừa đem lại cho chị một khoản thù lao cần thiết để bổ sung vào số tiền lương VĐV ít ỏi mỗi tháng. Hiện tại, Lan Hương là lao động chính trong gia đình có bà nội, bố mẹ già và 2 đứa cháu nhỏ tá túc tại căn nhà chung cư chật hẹp ở phố người Hoa (Q.5, TP.HCM).
“Được nhiều mà cũng mất nhiều”
Nhiều người nghĩ rằng Lan Hương sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, nên có lẽ sự nghiệp chơi cờ của chị đã được “ấn định” từ khi còn nhỏ bởi ảnh hưởng của người lớn. Tuy nhiên, Lan Hương đến với cờ đơn thuần vì niềm vui từ những chuyến “chu du thiên hạ” để đấu cờ. “Cờ tướng cho tôi nhiều thứ. Đầu tiên là những chuyến đi xa liên tục và dài ngày”, Lan Hương chia sẻ.
Chị thú nhận, tuy là con gái nhưng lại rất “khoái” chủ nghĩa… xê dịch. Ngay từ khi còn là một cô nhóc, đi thi đấu cho thành phố ở các giải quốc gia, chị đã ‘vui sướng không thể nào tả nổi” trong mỗi lần đi xa, dẫu cho cha mẹ lo lắng dặn dò đủ điều.
Cho đến tận bây giờ, khi đã đi qua 32 “cái xuân xanh”, chị vẫn là một kẻ “ham chơi” giữa đám bạn đã yên bề gia thất. Hôm nào không xách xe chạy vài vòng thành phố là chị chịu không nổi. Điều này dường như khác xa hình ảnh kỳ thủ Lan Hương nghiêm túc và trầm mặc trên bàn đấu mà chúng ta từng biết.
Mười mấy năm theo chân những quân cờ, chiến thắng với Lan Hương thật ra cũng đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, mỗi lần như thế, vinh quang lại có cái “mùi vị” riêng của nó. Không phải là những lời ồn ào tụng ca, cũng không phải số tiền thưởng kha khá giúp chị có thể “rủng rỉnh dành dụm” để chi tiêu giữa thời bão giá, mỗi lần chiến thắng là một lần chị vui và trân trọng cái kết quả mình đạt được bằng chính nỗ lực và niềm say mê của bản thân mình.
Một điều thú vị nữa với Lan Hương là trong cái “duyên” cờ, chị đã tìm được “duyên” người. Gặp nhau trong cuộc chiến của những quân cờ rồi trở thành “một nửa” của nhau, Lan Hương không khẳng định mình sẽ lập gia đình trong nay mai, song nhìn vào ánh mắt rạng ngời của nữ kỳ thủ cá tính này, ai cũng biết chị đang ngập tràn hạnh phúc.
Tuy nhiên, với cờ tướng, cuộc đời của Lan Hương không chỉ có màu hồng. Đó là quy luật chung của thể thao mà bất cứ VĐV nào cũng đều phải chấp nhận. Bên cạnh những niềm vui là nước mắt của sự tủi hờn và cả cái giá sẽ phải trả cho thất bại, dẫu đó là điều không ai muốn. Với nữ kỳ thủ đã từng được kỳ vọng sẽ đem về chiếc HCV cờ tướng đầu tiên cho Việt Nam ở đấu trường Asian Games, dễ hiểu vì sao năm 2010 là năm đáng buồn nhất trong sự nghiệp chơi cờ của chị.
http://media.thethaovanhoa.vn/2011/05/11/09/36/ngolanhuongANV.jpg
Lan Hương yêu cờ tướng nhưng không có ý định gắn bó trọn đời với những con cờ. Ảnh: V.V
Trước đó, cái tên Ngô Lan Hương được người ta tung hô bao nhiêu, thì sau đó người ta lại lạnh nhạt với chị bấy nhiêu. Không một lời an ủi, động viên, không một cái xoa đầu như những VĐV nước ngoài vẫn thường hay nhận được từ những người thầy sau thất bại của họ. “ Người ta thấy tôi vẫn tỏ ra bình tĩnh sau những thất bại, cười và trả lời phỏng vấn. Song tôi là đứa hay tủi thân. Tôi khóc với gia đình tôi, bạn bè tôi, và với chính mình nữa, khi có những lời lẽ đổ tất cả trách nhiệm lên đầu mình. Với họ, tôi chính là người đã đập vỡ giấc mơ HCV Asian Games cho môn cờ tướng”, Lan Hương nói trong xúc động. Mắt chị rưng rưng nhớ lại nỗi buồn chưa nguôi dẫu ngày đã cũ.
Sẽ không theo nghiệp cờ suốt đời
Bản lĩnh, mạnh mẽ, cá tính và cũng không kém phần xinh đẹp nhưng ẩn sâu trong thâm tâm “bóng hồng kỳ đài” 32 tuổi gốc Hoa này, chị không đủ can đảm để nói cái câu quen thuộc mà nhiều VĐV đã từng hùng hồn khẳng định : “Tôi sẽ theo nghiệp thể thao suốt đời”. Đơn giản, chị tin rằng đam mê vẫn có thể thay đổi. Lan Hương yêu cờ, điều đó không cần bàn cãi. Nhưng Lan Hương cũng yêu gia đình, và thực sự cũng “mỏi gối chồi chân” khi nhận ra “cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ở tuổi 32, khó trách người phụ nữ nào không nghĩ đến chuyện chồng con. Lan Hương cũng là một người phụ nữ, cũng có những giây phút chạnh lòng khi nhìn bạn bè cùng trang lứa đã con bồng con bế. “Cũng nghĩ đến chuyện ấy, nhưng mình mà đi lấy chồng rồi căn nhà này sẽ buồn lắm, nên còn chần chừ mãi”, Lan Hương ngậm ngùi.
Không nghĩ đến ý định chuyển sang làm HLV cờ tướng sau khi giải nghệ, chị vẫn lắc đầu mông lung khi nói về dự định tương lai của mình: “Chưa biết được. Đến đâu hay đến đó vậy”. Trong cái nhìn vô định của nữ kỳ thủ, chợt thấy thành bại trong nghiệp cờ với chị dường như không còn quan trọng mấy nữa. Ở cái tuổi của Lan Hương bây giờ, người ta đủ chín chắn để suy nghĩ về một cuộc sống gia đình ổn định, hơn là những vinh quang hào nhoáng của một thời tuổi trẻ.
Vì thế, sẽ chỉ có tiếc nuối, chứ không bất ngờ, nếu một ngày nào, nữ kỳ thủ đã từng đem về những thành tích lẫy lừng cho làng cờ Việt nói với chúng ta về quyết định chia tay niềm đam mê của chị. Âu đó cũng là lẽ thường tình trong thế giới thể thao vốn nhiều hào quang nhưng cũng lắm tủi hờn này.
Đôi nét về kỳ thủ Ngô Lan Hương
Sinh ngày 12/1/1979.
Bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu Q5 từ năm 1993 cùng lứa các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân Cường...
• Thành tích quốc gia
- VĐQG cá nhân: 2001, 2002, 2005, 2006, 2007, 2010, 2011.
- HCV cá nhân và đồng đội tại Đại hội TDTT 2006.
• Thành tích quốc tế
- HCĐ châu Á 2002 và 2006.
- Hạng nhì giải VĐ thế giới 2007 và HCV Asian Indoor Games 2
- Hạng nhì giải VĐ thế giới 2009
Nguồn: VĐV cờ tướng Ngô Lan Hương: Nỗi niềm con gái chơi cờ - Môn thể thao khác - Thể thao & Văn hóa (http://thethaovanhoa.vn/158N20110511093710591T0/vdv-co-tuong-ngo-lan-huong-noi-niem-con-gai-choi-co.htm)
Có lẽ phải hơn 6 tháng, Ngô Lan Hương lặng lẽ chìm vào quên lãng của độc giả, trừ chức vô địch giải cờ tướng quốc gia nữ làm gợn lên chút “sóng” trên mặt báo những ngày đầu tháng 3/2011. Thất bại ở Asian Games trong sự kỳ vọng của hàng triệu người hâm mộ, năm 2010 trở thành năm buồn nhất trong sự nghiệp chơi cờ của nữ kỳ thủ đầy cá tính này.
Con gái mà chơi cờ tướng…
Khác với những VĐV cờ tướng thường ra các kỳ đài để thi đấu với thiên hạ, Lan Hương chỉ tập cờ trên mạng là chính. Chị cười: “Ra kỳ đài toàn đàn ông con trai à. Người ta chọc ghẹo ghê lắm…”
Sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, niềm say mê cờ đã ngấm vào chị từ khi còn là một cô nhóc lớp 7. Song môn thể thao trí tuệ vốn có xuất xứ từ Trung Quốc này dường như vẫn bị mặc định dành cho nam giới. Chị là một trong số ít những người bị gắn cho cái mác “con gái mà chơi cờ tướng…”
Với người ngoài là thế, nhưng trong gia đình, Lan Hương luôn được cha mẹ ủng hộ việc chơi cờ, dẫu mỗi lần cô nhóc Lan Hương đi thi đấu là mỗi lần người mẹ già xót con. “Đi xa một tý, mẹ cũng mất cả buổi tối để chuẩn bị đồ cho tôi, nấu những món ngon cho tôi ăn trước khi đi, rồi dặn dò đủ thứ. Đến tận bây giờ vẫn vậy”, Lan Hương tâm sự.
Có con gái cá tính, lại theo nghiệp cờ, nên mẹ Lan Hương là người chăm nom mọi việc trong nhà. Không sợ thi đấu trước bao nhiêu đối thủ mạnh, nhưng Lan Hương lại cực kỳ sợ… lửa bếp. “Từ nhỏ đến lớn tôi chẳng phụ gì được cho mẹ cả, chỉ biết đi học, đi chơi cờ về là ngồi vào bàn ăn đồ ăn mẹ nấu”, nữ kỳ thủ cười xòa thú nhận.
http://media.thethaovanhoa.vn/2011/05/11/09/35/ngolanhuong1ANV.jpg
Cờ tướng mang lại cho Ngô Lan Hương rất nhiều, nhưng cũng lấy đi của cô không ít. Ảnh: V.V
Không xuất sắc trong việc bếp núc, nhưng Lan Hương lại giỏi đóng vai “người đàn ông” trong gia đình. Một ngày chị dành nhiều thời gian cho việc luyện cờ, học tiếng Anh và tiếng Hoa, dù nhiều người tưởng chị rảnh rỗi. Đi thi đấu phải sử dụng ngoại ngữ là một chuyện, nhưng ít ai biết Lan Hương miệt mài với ngoại ngữ mục đích chính là để làm thêm.
Phải thi đấu xa dài ngày, chị không thể xin việc cố định theo chuyên môn kế toán của mình. Trước đây, Lan Hương đã từng làm rất nhiều việc, từ kế toán quán ăn, phục vụ khách sạn, đến tiếp thị tận nhà cho các nhãn hàng để kiếm tiền. Song, chị liên tục mất việc vì có khi một tháng chỉ làm được 4 ngày do kẹt lịch thi đấu.
Sau này, bạn bè thường giúp chị tìm những công việc phù hợp hơn như phiên dịch cho các “sếp” trong những cuộc gặp gỡ của các công ty nước ngoài, hay làm sổ sách tại nhà. Công việc ấy vừa là niềm vui trong những lúc không có đợt tập trung thi đấu, vừa đem lại cho chị một khoản thù lao cần thiết để bổ sung vào số tiền lương VĐV ít ỏi mỗi tháng. Hiện tại, Lan Hương là lao động chính trong gia đình có bà nội, bố mẹ già và 2 đứa cháu nhỏ tá túc tại căn nhà chung cư chật hẹp ở phố người Hoa (Q.5, TP.HCM).
“Được nhiều mà cũng mất nhiều”
Nhiều người nghĩ rằng Lan Hương sinh ra trong một gia đình gốc Hoa, nên có lẽ sự nghiệp chơi cờ của chị đã được “ấn định” từ khi còn nhỏ bởi ảnh hưởng của người lớn. Tuy nhiên, Lan Hương đến với cờ đơn thuần vì niềm vui từ những chuyến “chu du thiên hạ” để đấu cờ. “Cờ tướng cho tôi nhiều thứ. Đầu tiên là những chuyến đi xa liên tục và dài ngày”, Lan Hương chia sẻ.
Chị thú nhận, tuy là con gái nhưng lại rất “khoái” chủ nghĩa… xê dịch. Ngay từ khi còn là một cô nhóc, đi thi đấu cho thành phố ở các giải quốc gia, chị đã ‘vui sướng không thể nào tả nổi” trong mỗi lần đi xa, dẫu cho cha mẹ lo lắng dặn dò đủ điều.
Cho đến tận bây giờ, khi đã đi qua 32 “cái xuân xanh”, chị vẫn là một kẻ “ham chơi” giữa đám bạn đã yên bề gia thất. Hôm nào không xách xe chạy vài vòng thành phố là chị chịu không nổi. Điều này dường như khác xa hình ảnh kỳ thủ Lan Hương nghiêm túc và trầm mặc trên bàn đấu mà chúng ta từng biết.
Mười mấy năm theo chân những quân cờ, chiến thắng với Lan Hương thật ra cũng đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, mỗi lần như thế, vinh quang lại có cái “mùi vị” riêng của nó. Không phải là những lời ồn ào tụng ca, cũng không phải số tiền thưởng kha khá giúp chị có thể “rủng rỉnh dành dụm” để chi tiêu giữa thời bão giá, mỗi lần chiến thắng là một lần chị vui và trân trọng cái kết quả mình đạt được bằng chính nỗ lực và niềm say mê của bản thân mình.
Một điều thú vị nữa với Lan Hương là trong cái “duyên” cờ, chị đã tìm được “duyên” người. Gặp nhau trong cuộc chiến của những quân cờ rồi trở thành “một nửa” của nhau, Lan Hương không khẳng định mình sẽ lập gia đình trong nay mai, song nhìn vào ánh mắt rạng ngời của nữ kỳ thủ cá tính này, ai cũng biết chị đang ngập tràn hạnh phúc.
Tuy nhiên, với cờ tướng, cuộc đời của Lan Hương không chỉ có màu hồng. Đó là quy luật chung của thể thao mà bất cứ VĐV nào cũng đều phải chấp nhận. Bên cạnh những niềm vui là nước mắt của sự tủi hờn và cả cái giá sẽ phải trả cho thất bại, dẫu đó là điều không ai muốn. Với nữ kỳ thủ đã từng được kỳ vọng sẽ đem về chiếc HCV cờ tướng đầu tiên cho Việt Nam ở đấu trường Asian Games, dễ hiểu vì sao năm 2010 là năm đáng buồn nhất trong sự nghiệp chơi cờ của chị.
http://media.thethaovanhoa.vn/2011/05/11/09/36/ngolanhuongANV.jpg
Lan Hương yêu cờ tướng nhưng không có ý định gắn bó trọn đời với những con cờ. Ảnh: V.V
Trước đó, cái tên Ngô Lan Hương được người ta tung hô bao nhiêu, thì sau đó người ta lại lạnh nhạt với chị bấy nhiêu. Không một lời an ủi, động viên, không một cái xoa đầu như những VĐV nước ngoài vẫn thường hay nhận được từ những người thầy sau thất bại của họ. “ Người ta thấy tôi vẫn tỏ ra bình tĩnh sau những thất bại, cười và trả lời phỏng vấn. Song tôi là đứa hay tủi thân. Tôi khóc với gia đình tôi, bạn bè tôi, và với chính mình nữa, khi có những lời lẽ đổ tất cả trách nhiệm lên đầu mình. Với họ, tôi chính là người đã đập vỡ giấc mơ HCV Asian Games cho môn cờ tướng”, Lan Hương nói trong xúc động. Mắt chị rưng rưng nhớ lại nỗi buồn chưa nguôi dẫu ngày đã cũ.
Sẽ không theo nghiệp cờ suốt đời
Bản lĩnh, mạnh mẽ, cá tính và cũng không kém phần xinh đẹp nhưng ẩn sâu trong thâm tâm “bóng hồng kỳ đài” 32 tuổi gốc Hoa này, chị không đủ can đảm để nói cái câu quen thuộc mà nhiều VĐV đã từng hùng hồn khẳng định : “Tôi sẽ theo nghiệp thể thao suốt đời”. Đơn giản, chị tin rằng đam mê vẫn có thể thay đổi. Lan Hương yêu cờ, điều đó không cần bàn cãi. Nhưng Lan Hương cũng yêu gia đình, và thực sự cũng “mỏi gối chồi chân” khi nhận ra “cái tuổi nó đuổi xuân đi”. Ở tuổi 32, khó trách người phụ nữ nào không nghĩ đến chuyện chồng con. Lan Hương cũng là một người phụ nữ, cũng có những giây phút chạnh lòng khi nhìn bạn bè cùng trang lứa đã con bồng con bế. “Cũng nghĩ đến chuyện ấy, nhưng mình mà đi lấy chồng rồi căn nhà này sẽ buồn lắm, nên còn chần chừ mãi”, Lan Hương ngậm ngùi.
Không nghĩ đến ý định chuyển sang làm HLV cờ tướng sau khi giải nghệ, chị vẫn lắc đầu mông lung khi nói về dự định tương lai của mình: “Chưa biết được. Đến đâu hay đến đó vậy”. Trong cái nhìn vô định của nữ kỳ thủ, chợt thấy thành bại trong nghiệp cờ với chị dường như không còn quan trọng mấy nữa. Ở cái tuổi của Lan Hương bây giờ, người ta đủ chín chắn để suy nghĩ về một cuộc sống gia đình ổn định, hơn là những vinh quang hào nhoáng của một thời tuổi trẻ.
Vì thế, sẽ chỉ có tiếc nuối, chứ không bất ngờ, nếu một ngày nào, nữ kỳ thủ đã từng đem về những thành tích lẫy lừng cho làng cờ Việt nói với chúng ta về quyết định chia tay niềm đam mê của chị. Âu đó cũng là lẽ thường tình trong thế giới thể thao vốn nhiều hào quang nhưng cũng lắm tủi hờn này.
Đôi nét về kỳ thủ Ngô Lan Hương
Sinh ngày 12/1/1979.
Bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu Q5 từ năm 1993 cùng lứa các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân Cường...
• Thành tích quốc gia
- VĐQG cá nhân: 2001, 2002, 2005, 2006, 2007, 2010, 2011.
- HCV cá nhân và đồng đội tại Đại hội TDTT 2006.
• Thành tích quốc tế
- HCĐ châu Á 2002 và 2006.
- Hạng nhì giải VĐ thế giới 2007 và HCV Asian Indoor Games 2
- Hạng nhì giải VĐ thế giới 2009
Nguồn: VĐV cờ tướng Ngô Lan Hương: Nỗi niềm con gái chơi cờ - Môn thể thao khác - Thể thao & Văn hóa (http://thethaovanhoa.vn/158N20110511093710591T0/vdv-co-tuong-ngo-lan-huong-noi-niem-con-gai-choi-co.htm)