alex_ferguson
05-06-2011, 08:10 PM
Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.
Bên bờ con sông đào phía bắc kinh thành Huế xưa có một ngôi biệt thự cổ kính. Mỗi lần đến độ đông cuối xuân về thì trên mái nhà, chung quanh sân như được phủ bằng những tấm thảm màu vàng sáng, trắng xóa, hổng phớt. Đó là màu của ngàn vạn cánh mai vàng, mai trắng, bịch đào rụng xuống.
Vì thế, ngôi biệt thự mới có tên Bích Mai Trang, chủ nhân biệt thự là cụ Cử Trinh.
Cụ Cử đỗ giải nguyên, được bổ làm quan trông coi việc khảo cứu văn sử dưới triều Nguyễn, cụ Cử còn đam mê sáng tác tuồng, viết lời cho những bài ca Huế. Vốn thích an nhàn lại mang tâm hồn nghệ sĩ, cụ xin cáo quan, về hưu lúc tuổi chưa đến năm mươi. Thú vui sớm chiều của cụ là chăm sóc cây cảnh, vẽ tranh thủy mạc và đánh cá. Cụ là một danh kỳ của chốn Kinh thành.
Ở Huế cũng có một người cao cờ, ngang tài ngang sức thường hay đến chơi cờ với cụ Cử, đó là cụ nghè Lê bạn cố tri, đồng khoa, đồng tuế. Cụ Nghè Lê chỉ sinh được một con gái, đặt tên là Giang Hương. Được nuôi dạy và trưởng thành trong một gia đình khoa bảng, Giang Hương ngày càng thông minh, tài sắc. Nàng cũng thích chơi cờ như thân phụ. Vì vậy cụ Nghè Lê hàng ngày bên cạnh việc dạy học, còn dạy cờ cho con gái. Chẳng bao lâu Giang Hương trở thành một kỳ nữ cao cờ hiếm thấy.
Chồng Giang Hương là một học trò nghèo. Sau khi sinh hạ được một bé gái thì Giang Hương chịu cái tang lớn. Người chồng bỗng bị bệnh, qua đời sớm. Thương chồng, thương cha, Giang Hương ở vậy nuôi con và chăm sóc cha già. Bé gái được mẹ và ông ngoại đặt tên là Trà Hương. Những khi ông ngoại và mẹ đánh cờ, bé xà vào, mải mê chăm chú theo dõi đến mãn cuộc, tỏ ra là một năng khiếu bẩm sinh. Đến tuổi lên mười năng khiếu cờ của Trà Hương càng bộc lộ kỳ lạ.
Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.
Chuyện kể rằng: Khi cuộc chiến đã vào đoạn cờ tàn, thế trận hai bên diễn ra vô cùng căng thẳng. Tướng của cụ Cử đã lâm vào thế khốn cùng, bị Tốt của đối phương nhập cung. Nhưng thế cờ của Trà Hương cũng nguy kịch không kém bởi cùng một lúc bị cụ Cử đe dọa chiếu hết bằng Xe và Tốt. May thay lúc này đến lượt đi của Trà Hương, nhưng cô bé vẫn cắn ngón tay suy nghĩ, chưa chịu chạm quân.
http://i853.photobucket.com/albums/ab97/alex_ferguson_2009/1.jpg
Người mẹ đứng xem tỏ ra hết sức lo lắng, bỗng xin phép cụ Cử ra về rồi dặn với con gái:
- Con hầu cờ ông đến giờ phút này là giỏi lắm rồi, liệu kết thúc ván cờ đi kẻo ông mệt. Con nhớ là "bốn giờ mạ về vì đã dặn xe lên đón".
Trà Hương mắt long lanh hết nhìn các quân của đối phương lại chú mục vào quân Mã của mình. Bỗng Trà Hương ngước mắt nhìn mẹ:
- Bốn giờ mạ về, có xe lên đón hả mạ?
Một cái gật đầu...
Nghe những lời đối thoại của hai mẹ con, cụ Cử thoáng mỉm cười.
Đến lúc này Trà Hương mới xuống tay, đi Mã chiếu "tiền Mã hậu Pháo". Cụ Cử đưa Pháo vào độn, đỡ nước chiếu tướng.
Trà Hương lại hồi Mã tiếp tục chiếu. Cụ Cử buộc phải rút Pháo ra để khỏi bị chiếu. Cứ thế, Trà Hương hồi Mã chiếu liên tục. Đến nước thứ tư, Trà Hương rút Mã về chiếu, đồng thời lót quân Mã vào cạnh Tướng của mình để rút Xe ra đưa lên chiếu hết đối thủ.
Đến đây cụ Cử buông cờ chịu thua. Người mẹ thở phào nhẹ nhõm, nhìn con mỉm cười sung sướng rồi thưa với cụ Cử:
- Hôm nay ông đã cho cháu được cờ. Từ nay trở đi cho phép cháu được thường xuyên lên hầu cờ để ông chỉ vẽ thêm cho.
Cụ Cử nở một nụ cười kín đáo:
- Hậu sinh khả úy! Bác mừng lắm.
Nói xong cụ nhanh nhẹn bước vào thư phòng và sau đó quay ra tay cầm một phong bì màu hồng có in họa tiết mai vàng, trao cho Trà Hương:
- Ông thưởng tài cháu!
Trà Hương sung sướng, cảm động nhìn mẹ nhưng chưa đám nhận.
Người mẹ vội đỡ lời:
- Con xin ông đi con!
Cụ Cử hai tay dẫn hai mẹ con đến ngồi trước bàn cờ, bấy giờ cụ mới hóm hỉnh nói với người mẹ:
- Trước khi bước vào cuộc cờ, bác cháu ta đã có giao ước với nhau rằng nếu có người nào mách nước cho đối thủ của mình thì sẽ chịu phạt một số tiền tương đương với phần thưởng, có đúng thế không?
Người mẹ vội trả lời:
- Dạ thưa bác, đúng ạ!
Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì "bốn giờ mạ về" có phải là "Mã hồi bốn nước" để chiếu liên tục không nhỉ? Rồi sau đó "xe lên đón" tức là chọc Xe chiếu hết chứ gì?
Đến nước này thì Giang Hương chỉ còn biết xin chịu phạt mà thôi. Nhưng cụ Cừ liền mở phong bì và lấy ra đúng 10 đồng tiền thưởng của cụ (bấy giờ tương đương hai tạ rưỡi gạo).
- Cô chịu phạt chứ?
- Thưa vâng ạ!
Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì được, khỏi phải đưa. Số tiền phạt này bác tặng luôn cho cả hai mẹ con vì ván cờ hay đáng ghi vào sử sách này là một điểm son của cả hai người...
Mặt trời đã xế bóng.
Cụ Cử vui vẻ tiễn đưa cả hai mẹ con ra cổng. Ba ông cháu đi giữa hai hàng cây bạch mai đang nở trắng xóa tỏa hương dìu dịu.
Bên bờ con sông đào phía bắc kinh thành Huế xưa có một ngôi biệt thự cổ kính. Mỗi lần đến độ đông cuối xuân về thì trên mái nhà, chung quanh sân như được phủ bằng những tấm thảm màu vàng sáng, trắng xóa, hổng phớt. Đó là màu của ngàn vạn cánh mai vàng, mai trắng, bịch đào rụng xuống.
Vì thế, ngôi biệt thự mới có tên Bích Mai Trang, chủ nhân biệt thự là cụ Cử Trinh.
Cụ Cử đỗ giải nguyên, được bổ làm quan trông coi việc khảo cứu văn sử dưới triều Nguyễn, cụ Cử còn đam mê sáng tác tuồng, viết lời cho những bài ca Huế. Vốn thích an nhàn lại mang tâm hồn nghệ sĩ, cụ xin cáo quan, về hưu lúc tuổi chưa đến năm mươi. Thú vui sớm chiều của cụ là chăm sóc cây cảnh, vẽ tranh thủy mạc và đánh cá. Cụ là một danh kỳ của chốn Kinh thành.
Ở Huế cũng có một người cao cờ, ngang tài ngang sức thường hay đến chơi cờ với cụ Cử, đó là cụ nghè Lê bạn cố tri, đồng khoa, đồng tuế. Cụ Nghè Lê chỉ sinh được một con gái, đặt tên là Giang Hương. Được nuôi dạy và trưởng thành trong một gia đình khoa bảng, Giang Hương ngày càng thông minh, tài sắc. Nàng cũng thích chơi cờ như thân phụ. Vì vậy cụ Nghè Lê hàng ngày bên cạnh việc dạy học, còn dạy cờ cho con gái. Chẳng bao lâu Giang Hương trở thành một kỳ nữ cao cờ hiếm thấy.
Chồng Giang Hương là một học trò nghèo. Sau khi sinh hạ được một bé gái thì Giang Hương chịu cái tang lớn. Người chồng bỗng bị bệnh, qua đời sớm. Thương chồng, thương cha, Giang Hương ở vậy nuôi con và chăm sóc cha già. Bé gái được mẹ và ông ngoại đặt tên là Trà Hương. Những khi ông ngoại và mẹ đánh cờ, bé xà vào, mải mê chăm chú theo dõi đến mãn cuộc, tỏ ra là một năng khiếu bẩm sinh. Đến tuổi lên mười năng khiếu cờ của Trà Hương càng bộc lộ kỳ lạ.
Một buổi chiều đầu xuân, chính tại Bích Mai Trang đã diễn ra một trận đấu cờ giữa cụ Cử Trinh, một lão danh kỳ và một nữ kỳ thủ trẻ tuổi mới lên mười, đó là Trà Hương.
Chuyện kể rằng: Khi cuộc chiến đã vào đoạn cờ tàn, thế trận hai bên diễn ra vô cùng căng thẳng. Tướng của cụ Cử đã lâm vào thế khốn cùng, bị Tốt của đối phương nhập cung. Nhưng thế cờ của Trà Hương cũng nguy kịch không kém bởi cùng một lúc bị cụ Cử đe dọa chiếu hết bằng Xe và Tốt. May thay lúc này đến lượt đi của Trà Hương, nhưng cô bé vẫn cắn ngón tay suy nghĩ, chưa chịu chạm quân.
http://i853.photobucket.com/albums/ab97/alex_ferguson_2009/1.jpg
Người mẹ đứng xem tỏ ra hết sức lo lắng, bỗng xin phép cụ Cử ra về rồi dặn với con gái:
- Con hầu cờ ông đến giờ phút này là giỏi lắm rồi, liệu kết thúc ván cờ đi kẻo ông mệt. Con nhớ là "bốn giờ mạ về vì đã dặn xe lên đón".
Trà Hương mắt long lanh hết nhìn các quân của đối phương lại chú mục vào quân Mã của mình. Bỗng Trà Hương ngước mắt nhìn mẹ:
- Bốn giờ mạ về, có xe lên đón hả mạ?
Một cái gật đầu...
Nghe những lời đối thoại của hai mẹ con, cụ Cử thoáng mỉm cười.
Đến lúc này Trà Hương mới xuống tay, đi Mã chiếu "tiền Mã hậu Pháo". Cụ Cử đưa Pháo vào độn, đỡ nước chiếu tướng.
Trà Hương lại hồi Mã tiếp tục chiếu. Cụ Cử buộc phải rút Pháo ra để khỏi bị chiếu. Cứ thế, Trà Hương hồi Mã chiếu liên tục. Đến nước thứ tư, Trà Hương rút Mã về chiếu, đồng thời lót quân Mã vào cạnh Tướng của mình để rút Xe ra đưa lên chiếu hết đối thủ.
Đến đây cụ Cử buông cờ chịu thua. Người mẹ thở phào nhẹ nhõm, nhìn con mỉm cười sung sướng rồi thưa với cụ Cử:
- Hôm nay ông đã cho cháu được cờ. Từ nay trở đi cho phép cháu được thường xuyên lên hầu cờ để ông chỉ vẽ thêm cho.
Cụ Cử nở một nụ cười kín đáo:
- Hậu sinh khả úy! Bác mừng lắm.
Nói xong cụ nhanh nhẹn bước vào thư phòng và sau đó quay ra tay cầm một phong bì màu hồng có in họa tiết mai vàng, trao cho Trà Hương:
- Ông thưởng tài cháu!
Trà Hương sung sướng, cảm động nhìn mẹ nhưng chưa đám nhận.
Người mẹ vội đỡ lời:
- Con xin ông đi con!
Cụ Cử hai tay dẫn hai mẹ con đến ngồi trước bàn cờ, bấy giờ cụ mới hóm hỉnh nói với người mẹ:
- Trước khi bước vào cuộc cờ, bác cháu ta đã có giao ước với nhau rằng nếu có người nào mách nước cho đối thủ của mình thì sẽ chịu phạt một số tiền tương đương với phần thưởng, có đúng thế không?
Người mẹ vội trả lời:
- Dạ thưa bác, đúng ạ!
Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì "bốn giờ mạ về" có phải là "Mã hồi bốn nước" để chiếu liên tục không nhỉ? Rồi sau đó "xe lên đón" tức là chọc Xe chiếu hết chứ gì?
Đến nước này thì Giang Hương chỉ còn biết xin chịu phạt mà thôi. Nhưng cụ Cừ liền mở phong bì và lấy ra đúng 10 đồng tiền thưởng của cụ (bấy giờ tương đương hai tạ rưỡi gạo).
- Cô chịu phạt chứ?
- Thưa vâng ạ!
Cụ Cử nói tiếp:
- Thế thì được, khỏi phải đưa. Số tiền phạt này bác tặng luôn cho cả hai mẹ con vì ván cờ hay đáng ghi vào sử sách này là một điểm son của cả hai người...
Mặt trời đã xế bóng.
Cụ Cử vui vẻ tiễn đưa cả hai mẹ con ra cổng. Ba ông cháu đi giữa hai hàng cây bạch mai đang nở trắng xóa tỏa hương dìu dịu.