Lão Khoai
14-06-2011, 11:11 AM
Thân tặng Bác PhiHuong
Ta cũng nòi tình…
(Chu Mạnh Trinh)
Tôi thường ao ước được đọc một thiên tình sử kể lại tóc tơ những cuộc tình duyên của tác giả Đoạn trường tân thanh. Tôi linh cảm rằng Nguyễn Du đã yêu, phải biết yêu, đã có nhiều suy nghĩ về tình yêu. Nhưng cho đến bây giờ, cả một phần sống – phức tạp nhất, dễ thương nhất – của một trang phong lưu công tử “văn chương nếp đất” và đồng thời người sáng tạo những nét hào hoa Kim Trọng, cả phần sống đó vẫn còn im lìm lên bụi, mờ loãng trong thời gian xa thẳm không bao giờ trở lại. Người tình nhân họ Nguyễn đã tự lâu nhượng chỗ cho một pho tượng thi bá với một nhãn hiệu “Hoài niệm Lê triều” (làm như bình sinh, Nguyễn Du chỉ có một hoài niệm Lê triều!)
Nhưng đọc Đoạn trường tân thanh, đọc lại nhất là những vần mô tả tình yêu, theo dõi những cuộc tình duyên trong tác phẩm, rồi chắp nối, hàn gắn, tưởng tượng, tôi tự an ủi có thể một phần nào tìm thấy dấu vết những suy tư của Nguyễn tiên sinh về một thứ duyên nợ của kiếp làm người: Tình yêu. Những suy tư đó – hay cho đúng danh từ thời thượng – luyến ái quan đó chắc là phức tạp, chắc là phong phú.
*
Người được yêu nhiều nhất trong cuộc đoạn trường đến nỗi mang tiếng là “mắc điều Tình ái…” chính thị nhân vật của tác phẩm: Thuý Kiều. Đó là điểm trung tâm của rất nhiều quay cuồng ham muốn, nạn nhân của biết bao là vật lộn tranh giành, đó cũng lại là đầu mối của tình yêu hiện ra muôn hình vạn trạng, tùy theo từng trường hợp, tùy theo từng nhân vật nhập cuộc. Lấy tình yêu làm tiêu chuẩn, đọc Đoạn trường tân thanh, tôi thấy rõ được làm khán giả một vũ khúc mà người vũ nữ Thuý Kiều phải dấn bước cho tới nhịp nhạc Bạc mệnh cuối cùng. Mỗi bước của nàng tiêu biểu cho một bộ mặt của Tình yêu: từ bước tình đầu e ấp chàng Kim, qua bước tình hám nhầy nhụa sa lầy họ Mã, bước tình si Thúc Sinh, những bước dập dìu ong bướm, bước tình hiệp người trượng phu Từ Hải, bước tình hèn quay quắt viên đại tướng họ Hồ, đến bước mơ hoảng lão Thổ quan.
Đến đây vũ khúc chợt ngừng: ngọn triều Tiền Đường đã trùng trùng nổi sóng. Bản nhạc Bạc mệnh giữ một phút yên lặng để bắt đầu đi vào khúc chót, ý nhạc chuốt giáng vươn tới một âm giai chót vót. Thuý Kiều bước những bước cuối cùng của vũ khúc, những bước trinh nữ đăng đàn cầu nguyện. Dáng điệu cuối cùng của vũ khúc Tình yêu là một dáng điệu mặc niệm.
*
Nguyễn Du trình bày khách quan một thực tại. Trong cái thực tại đa dạng đó Nguyễn Du đã chọn lựa riêng cho mình một quan niệm. Quan niệm này tất nhiên chung đúc trọn vẹn vào mối tình đẹp nhất, mối tình gây được nhiều thiện cảm nhất trong tác phẩm. Mối tình nào?
Loại trừ tất cả những gặp gỡ bất đắc dĩ với Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến và lão Thổ quan, chỉ còn lại 3 mối tình đáng kể: Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải với Kiều. Tôi có thể loại nốt cả hai mối tình sau. Như vậy là vì nhiều cớ. Cớ thứ nhất là do cái lý thông thường hiểu nghĩa chữ yêu. Tình yêu không thể đơn độc một chiều. Tình yêu chỉ có nghĩa khi người trong cuộc cùng đồng thanh xướng hoạ. Thúc Sinh có thể say mê Thuý Kiều, nhưng đáp lại Thúc, Kiều chỉ cảm thấy cái ý nghĩa lứa đôi. Từ Hải có thể thành thật yêu Kiều, nhưng đối với Từ, Kiều chỉ có lòng kính phục. Cớ thứ hai là do sự bất bình đẳng của người trong cuộc. Đối với Thúc và Từ, Kiều luôn luôn phải mang mặc cảm hàm ơn. Cớ thứ ba là do sự vắng mặt của một điều kiện căn bản của Tình yêu: sự tự do. Trong cái cảnh địa ngục lầu xanh tù hãm, Thuý Kiều không thể không hưởng ứng lời đề nghị của Thúc và Từ. Nói một cách khác, Thuý Kiều không có quyền chọn lựa bởi không thể từ chối.
Ba cái cớ vừa nêu lên lại là ba điều kiện tất yếu để tình yêu nảy nở. Ba điều kiện đó tôi nhận thấy đầy đủ trong mối tình Kim Kiều. Vậy theo dõi những bước tiến triển của mối tình này, ta chắc chắn sẽ gặp được những suy tư của Tiên sinh về tình yêu.(st)
Ta cũng nòi tình…
(Chu Mạnh Trinh)
Tôi thường ao ước được đọc một thiên tình sử kể lại tóc tơ những cuộc tình duyên của tác giả Đoạn trường tân thanh. Tôi linh cảm rằng Nguyễn Du đã yêu, phải biết yêu, đã có nhiều suy nghĩ về tình yêu. Nhưng cho đến bây giờ, cả một phần sống – phức tạp nhất, dễ thương nhất – của một trang phong lưu công tử “văn chương nếp đất” và đồng thời người sáng tạo những nét hào hoa Kim Trọng, cả phần sống đó vẫn còn im lìm lên bụi, mờ loãng trong thời gian xa thẳm không bao giờ trở lại. Người tình nhân họ Nguyễn đã tự lâu nhượng chỗ cho một pho tượng thi bá với một nhãn hiệu “Hoài niệm Lê triều” (làm như bình sinh, Nguyễn Du chỉ có một hoài niệm Lê triều!)
Nhưng đọc Đoạn trường tân thanh, đọc lại nhất là những vần mô tả tình yêu, theo dõi những cuộc tình duyên trong tác phẩm, rồi chắp nối, hàn gắn, tưởng tượng, tôi tự an ủi có thể một phần nào tìm thấy dấu vết những suy tư của Nguyễn tiên sinh về một thứ duyên nợ của kiếp làm người: Tình yêu. Những suy tư đó – hay cho đúng danh từ thời thượng – luyến ái quan đó chắc là phức tạp, chắc là phong phú.
*
Người được yêu nhiều nhất trong cuộc đoạn trường đến nỗi mang tiếng là “mắc điều Tình ái…” chính thị nhân vật của tác phẩm: Thuý Kiều. Đó là điểm trung tâm của rất nhiều quay cuồng ham muốn, nạn nhân của biết bao là vật lộn tranh giành, đó cũng lại là đầu mối của tình yêu hiện ra muôn hình vạn trạng, tùy theo từng trường hợp, tùy theo từng nhân vật nhập cuộc. Lấy tình yêu làm tiêu chuẩn, đọc Đoạn trường tân thanh, tôi thấy rõ được làm khán giả một vũ khúc mà người vũ nữ Thuý Kiều phải dấn bước cho tới nhịp nhạc Bạc mệnh cuối cùng. Mỗi bước của nàng tiêu biểu cho một bộ mặt của Tình yêu: từ bước tình đầu e ấp chàng Kim, qua bước tình hám nhầy nhụa sa lầy họ Mã, bước tình si Thúc Sinh, những bước dập dìu ong bướm, bước tình hiệp người trượng phu Từ Hải, bước tình hèn quay quắt viên đại tướng họ Hồ, đến bước mơ hoảng lão Thổ quan.
Đến đây vũ khúc chợt ngừng: ngọn triều Tiền Đường đã trùng trùng nổi sóng. Bản nhạc Bạc mệnh giữ một phút yên lặng để bắt đầu đi vào khúc chót, ý nhạc chuốt giáng vươn tới một âm giai chót vót. Thuý Kiều bước những bước cuối cùng của vũ khúc, những bước trinh nữ đăng đàn cầu nguyện. Dáng điệu cuối cùng của vũ khúc Tình yêu là một dáng điệu mặc niệm.
*
Nguyễn Du trình bày khách quan một thực tại. Trong cái thực tại đa dạng đó Nguyễn Du đã chọn lựa riêng cho mình một quan niệm. Quan niệm này tất nhiên chung đúc trọn vẹn vào mối tình đẹp nhất, mối tình gây được nhiều thiện cảm nhất trong tác phẩm. Mối tình nào?
Loại trừ tất cả những gặp gỡ bất đắc dĩ với Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến và lão Thổ quan, chỉ còn lại 3 mối tình đáng kể: Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải với Kiều. Tôi có thể loại nốt cả hai mối tình sau. Như vậy là vì nhiều cớ. Cớ thứ nhất là do cái lý thông thường hiểu nghĩa chữ yêu. Tình yêu không thể đơn độc một chiều. Tình yêu chỉ có nghĩa khi người trong cuộc cùng đồng thanh xướng hoạ. Thúc Sinh có thể say mê Thuý Kiều, nhưng đáp lại Thúc, Kiều chỉ cảm thấy cái ý nghĩa lứa đôi. Từ Hải có thể thành thật yêu Kiều, nhưng đối với Từ, Kiều chỉ có lòng kính phục. Cớ thứ hai là do sự bất bình đẳng của người trong cuộc. Đối với Thúc và Từ, Kiều luôn luôn phải mang mặc cảm hàm ơn. Cớ thứ ba là do sự vắng mặt của một điều kiện căn bản của Tình yêu: sự tự do. Trong cái cảnh địa ngục lầu xanh tù hãm, Thuý Kiều không thể không hưởng ứng lời đề nghị của Thúc và Từ. Nói một cách khác, Thuý Kiều không có quyền chọn lựa bởi không thể từ chối.
Ba cái cớ vừa nêu lên lại là ba điều kiện tất yếu để tình yêu nảy nở. Ba điều kiện đó tôi nhận thấy đầy đủ trong mối tình Kim Kiều. Vậy theo dõi những bước tiến triển của mối tình này, ta chắc chắn sẽ gặp được những suy tư của Tiên sinh về tình yêu.(st)