PDA

View Full Version : Cờ Toán Việt Nam



Kienlwa
29-06-2011, 12:26 AM
http://cotoan.sky.vn/skymemberpost/

http://www.mediafire.com/?trjnnlsy3iv
http://i587.photobucket.com/albums/ss314/Kienlwa/cotoan.jpg

1/Cách đi quân
- Quân số 0 không được di chuyển , những quân còn lại đi thằng theo 4 hướng Tiến , Lùi , Phải , Trái và 4 hướng chéo Đông , Tây , Nam và Bắc
- Số bước đi thực hiện theo chỉ số tương ứng của từng quân cờ
- Những quân có trị số nhiều có thể đi bước ít hơn ( Ví dụ : quân số 9 có thể đi từ 1 đến 9 ô , quân số 4 có thể đi từ 1 đến 4 ô )
- Mỗi ô trống trên bàn cờ là 1 bước đi , không được vượt qua bất kỳ quân cờ nào cản đường
2/Cách bắt quân
- Muốn bắt quân của đối phương phải có 2 quân của mình đứng trong 2 ô liền nhau để lấy trị số của 2 quân cờ đó từ 4 phép tính Cộng ( +) , Trừ ( - ) , Nhân ( x ), Chia ( / ) . Đáp số của mỗi phép tính đó(chia lấy dư cho 10) là điểm được bắt quân đối phương
- Phép chia được tính luôn cả phần dư
- Hai số bất kỳ liền kề nhau sẽ có nhiều đáp số khi tính Cộng ( +) , Trừ ( - ) , Nhân ( x ), Chia ( / ) với nhau , nhưng khi bắt quân chỉ tự chọn lấy 1 đáp số
- Hướng bắt quân cũng thực hiện như 4 hướng đi quân (4 hướng Tiến,Lùi,Trái,Phải và 4


Cờ toán - Phát minh có một không hai
Tài hoa với nghề nặn tượng
Bắt đầu làm quen với nghề nặn tượng từ những năm 70 của thế kỷ trước. Ngày ấy, gia đình ông bao đời làm ruộng, thuộc thành phần cố nông; chẳng ai biết gì về nặn tượng hay điêu khắc cả. Đến với công việc này, ông phải tự mày mò học hỏi, nghiên cứu.


Quá trình tự học, cộng thêm đôi bàn tay tài hoa khéo léo đã giúp ông cho ra đời những bức tượng mang dấu ấn riêng, được nhiều người biết đến. Ngay từ tác phẩm đầu tiên, bức tượng Hoàng Hoa Thám đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Con gái ông Đề Thám là bà Hoàng Thị Thế từ Pháp về trông thấy bức tượng đã phải thốt lên: “Đúng là cha của tôi rồi!”.


Những bức tượng liền anh liền chị của Vũ Văn Bảy
Trước đó, ông hành nghề vẽ truyền thần, đã làm nhiều người khách rơi nước mắt khi nhìn người thân của mình hiện ra mồn một dưới đôi tay của ông. Khoảng 10 năm sau, ông lại được nhiều người biết tới bằng tượng đài “Đồng chí Nguyễn Văn Cừ”. Đến nay, ông đã có hơn 100 tác phẩm với vài chục giải thưởng vàng, bạc, bằng khen.
Ông từng tham gia trên 40 cuộc triển lãm trong tỉnh cũng như toàn quốc. Đến giờ, ông đã có thể ung dung mà chẳng phải lo nghề nặn tượng bị mai một. Bởi đến thời điểm này, nghề nặn tượng đã truyền qua 3 thế hệ đến cháu ông là Vũ Hải Bình và Vũ Bình Minh, ai cũng đã có chút ít tiếng tăm trong làng điêu khắc.


Nhiều người gọi ông là “Nhà điêu khắc dân gian” bởi lẽ ngoài chủ đề về các vị lãnh tụ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, ông còn cho ra đời những tác phẩm đậm đà màu sắc dân gian: Mời trầu, Giã bạn, Giao duyên... với những liền anh liền chị guốc mộc, áo the...


Nhưng ít ai biết, ngoài nặn tượng ra, ông Bảy còn có một niềm đam mê khác dành cho văn chương mặc dù ông viết không nhiều. Ông đã từng đoạt giải A văn xuôi thể ký của Báo Văn Nghệ năm 1989 với tác phẩm Chân dung một nhà văn. Bây giờ, thỉnh thoảng ông mới có một vài truyện ngắn đăng trên tạp chí Người Kinh Bắc, tạp chí của Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Ninh, nơi ông đang công tác với chức vụ Chi hội trưởng chuyên ngành điêu khắc - hội họa.
Long đong cùng cờ toán Việt Nam
Việc ông Bảy mới chỉ học hết lớp 7 phát minh ra cờ toán VN đã làm tốn không biết bao giấy mực của báo chí. Nhưng chuyện đó là có thật!
Cờ toán VN được ông “phôi thai” trong một thời gian khá dài. Trước đó, từ hồi mới 12 - 13 tuổi, cậu bé Bảy đã thông thạo nhiều trò chơi thuộc “họ” cờ.


Kiến thức của ông chủ yếu là do tự học, tự đọc. Qua tìm hiểu, ông thấy hiện có nhiều loại cờ nhưng lại đơn giản trong nước đi, biết chơi rồi sẽ chán ngay. Và tất cả các loại cờ mà nước ta đang chơi từ xưa đến giờ đều do du nhập từ nước ngoài. Bản thân nước ta, dù không sáng tạo ra cờ nhưng truyền thống chơi cờ đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa - thể thao từ mấy nghìn năm.


Cờ toán VN
Từ những suy nghĩ ấy, trong đầu ông mới nảy ra câu hỏi: Tại sao mình không nghĩ ra một thứ cờ mang đặc trưng của nước mình? Thế là từ đó, ông lại đau đáu, mày mò ra những con số, phép tính, quy luật; đến năm 1982 thì trò chơi cờ toán do ông sáng tạo chính thức ra đời.


Với mong muốn là được nhiều người biết đến trò chơi thú vị này, ông Bảy lặn lội mang “đứa con” của mình đi đến các cơ quan chức năng đăng ký bản quyền nhưng không đâu công nhận. Tới Ủy ban Khoa học tỉnh Hà Bắc rồi Sở Văn hóa, Sở Thể thao (cũ) nhưng cứ ông nọ đùn sang ông kia.
Thậm chí có nơi chỉ xem đây là một trò vớ vẩn và “gán” cho ông “rỗi hơi, đi nghĩ ra cái trò cờ bạc”. Được một thời gian, ông mang tới Ủy ban Khoa học Nhà nước nhưng tình hình cũng không khá lên được là bao. Người ta hẹn 2 tháng sau sẽ trả lời vì còn phải nghiên cứu. Hai tháng rồi 4 tháng, cờ toán của ông vẫn không được cấp giấy chứng nhận bản quyền. Vì theo quan niệm của những người có chức trách, đây không phải là máy móc thiết bị, cho nên không thể gắn vào với khoa học.
Cũng có lúc ông nhụt chí, định thôi. Nhưng được bạn bè động viên, ông lại tiếp tục với hành trình dở dang. Sau nhiều lần đi, về, ngày 18-5-2005, cờ toán của ông mới được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật cấp giấy chứng nhận để lưu hành.

Từ khi “đứa con” của mình có “giấy khai sinh”, ông Bảy rất vui. “Tin lành đồn xa”, nhiều người đã tìm đến ông để thỏa trí tò mò cũng như học hỏi cách chơi. Đặc biệt, có một thương gia nước ngoài đã tìm đến ông để mua bản quyền với giá 1 triệu USD nhưng ông Bảy không bán. Ông bảo: “Điều thôi thúc tôi là phải sáng tạo ra một thứ cờ của VN, mang nguồn gốc VN”. Ngay từ đầu, ông đã xem đây là món quà dâng hiến cho đời, cho những người thích chơi cờ, đặc biệt là lớp trẻ.

Điều ông Vũ Văn Bảy trăn trở bây giờ là làm sao tất cả các em học sinh trên cả nước biết đến và chơi được môn cờ toán của ông. Ông đang có kế hoạch thành lập một câu lạc bộ, gồm những thanh niên theo mô hình thanh niên tình nguyện để đi đến nhiều nơi, hướng dẫn, phổ biến cách chơi cờ toán cho mọi người. Ông cho biết, khi nào có điều kiện chắc chắn sẽ thực hiện.

Theo Người Lao Động


Cờ Toán đi vào cuộc sống

Sống trong môi trường ấy, từ khi học lớp 3 tôi đã được học đánh cờ và thật lạ, chỉ sau ba tháng hè tôi đã đủ sức đánh bại tất cả đàn anh chỉ bằng một thế mã quỳ tự tôi sàng lọc lấy. Rồi tôi đánh trên cơ các bậc danh thủ và được đưa đi đấu hội làng. Lần đầu tiên đi đấu tôi đã ăn giải nhì ở hội làng Bưởi Cuốc. Từ cờ tướng tôi còn học hỏi nhiều thứ cờ khác và thứ nào chơi cũng có hạng cả như cờ vây, cờ vua, cờ ca rô, cờ hùm lợn, cờ trợ tướng, cờ nhảy, cờ chân chó, cờ cóc và gần đây là cờ toán.
Cờ toán tôi học trên báo Bắc Ninh. Được biết người phát minh ra cờ toán là ông Vũ Bảy, nghệ sĩ tạo hình, hiện là chi hội trưởng chi hội Mĩ thuật tỉnh, một người quen cùng sinh hoạt ở Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, tôi tìm đến để học hỏi thêm. Ông Vũ Bảy rất mừng vì biết tôi và họa sĩ Phan Cẩm Thượng đều là vận động viên cờ tướng của tỉnh, lại quan tâm đến môn cờ mới của ông nên ông ngỏ ý mời tôi và họa sĩ Thượng tham dự thi đấu biểu diễn cờ toán cấp tỉnh. Tuy nhiên, do cờ toán mới, chưa được phổ biến rộng mà giải đấu cấp tỉnh đến nay vẫn chưa tổ chức được.
Trung tuần tháng 11 năm ngoái cờ toán dự thi Nhân tài đất Việt lọt vào chung khảo và giành giải ấn tượng, tôi đến chúc mừng và được ông Vũ Bảy vui mừng thông báo giải cờ toán cấp tỉnh và cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Nghĩa là cờ toán sau mấy năm đã được nhiều nơi tổ chức học và có nhiều người chơi.
Một trong những nơi đó là trường THCS xã Tân Chi (Tiên Du). Tôi liền đến tìm hiểu xem phong trào chơi cờ toán ở đây thực hư ra sao và ích lợi của nó trong đời sống thế nào.
Trường THCS Tân Chi hiện có 13 lớp, 420 học sinh, cảnh quan sư phạm khá đẹp. Thầy giáo Nguyễn Quốc Vệ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cơ duyên đến với cờ toán là do tìm được thông tin trên mạng. Thấy môn chơi áp dụng các phép tính rất bổ ích cho việc rèn kĩ năng tư duy và tính toán phù hợp với học sinh, thầy Vệ cử giáo viên đến liên hệ trực tiếp với ông Vũ Bảy. Thông qua công ti Hào Quang Việt, ông Bảy đã nhiệt tình giúp nhà trường tổ chức phong trào phổ cập cờ toán. Ông giúp tài liệu, bàn và quân cờ, giảng luật chơi và các chiến thuật khai cục, thế cờ tàn và cách tổ chức một giải đấu. Sau một thời gian tập luyện, đầu năm 2008 trường đã tổ chức giải đấu cấp trường lần thứ nhất.
Từ nền móng ban đầu này cờ toán đã đi vào dân cư. Nhiều người hâm mộ đã biết cách tự làm bàn và quân để chơi ở nhà. Các em học sinh ngoài giờ học thì lấy cờ toán làm môn chơi giải trí cả ở nhà lẫn ở trường. Hầu hết giáo viên và học sinh của trường đều chơi môn này. Đầu năm 2009 trường tổ chức giải cờ toán lần thứ hai. Cách thức tiến hành là phân loại từ lớp, sau đó phân loại ở khối để chọn người vào vòng chung kết. Thời gian kéo dài đến 3 ngày. Kết quả: Đỗ Quang Trường (7A) và Phạm Thị Mơ (7B) giải Nhất; Trần Tiến Mạnh (8A) và Nguyễn Thị Hương Quỳnh (8A) giải Nhì; Nguyễn Xuân Hùng (6A) và Nguyễn Thị Hằng (6B) giải ba.
Em Đỗ Quang Trường cho biết bí kíp của riêng mình là cần phải áp dụng hai nguyên tắc khai triển quân: một là phải tập trung quân bảo vệ quân số 0, hai là phải đưa quân có trị số thấp hơn ra phía trước để có thể thực hiện được nhiều cách tính bắt quân đối phương. Muốn chơi cờ toán giỏi lại phải tính nhẩm nhanh và áp dụng các cách thức của chơi cờ vua, cờ tướng vào ván đấu cụ thể. Hàng ngày phải năng chơi, giao lưu thi đấu mới có được nhiều kĩ năng cần thiết vì đây cũng là một môn thể thao.
Thầy Nguyễn Quốc Vệ cho biết nhà trường dự định sẽ tổ chức tiếp một giải đấu vào đầu năm học mới để chuẩn bị cho giải đấu cấp tỉnh nếu được tổ chức vào cuối năm. Trường rất muốn tổ chức thi đấu giao hữu với đơn vị khác, tuy nhiên do kinh phí khó khăn nên mong muốn này khó có thể thực hiện được. Phong trào xã hội hóa giáo dục hiện nay chưa đủ mạnh để đầu tư tới cả các hoạt động thể thao của trường.
Theo sự giới thiệu của ông Vũ Bảy tôi lại đến một địa chỉ nữa là trường THCS Vũ Kiệt (Thuận Thành). Cô giáo Nguyễn Thị Sâm, hiệu trưởng nhà trường cho biết Trường mới vừa triển khai, nhưng do quân cờ chưa có nơi bán, hiện nay vẫn phải nhờ ông Vũ Bảy cấp cho nên số lượng bàn chưa nhiều, số người chơi còn ít chứ chưa phổ biến toàn trường được. Tuy nhiên, với ý nghĩa Thân thiện - Trí tuệ - Sáng tạo của cờ toán, nhà trường sẽ liên hệ với ông Vũ Bảy để được giúp đỡ phong trào chơi môn thể thao này, có thể có vận động viên dự đấu giải cấp tỉnh tới đây.
Cờ toán dễ chơi, dễ tạo lấy được bàn và quân để tự chơi, hy vọng rằng một vài năm tới sẽ trở thành một môn thể thao được phổ biến rộng rãi trong các nhà trường.
The Báo Bắc Ninh

Bí mật đằng sau “Một triệu đô… không bán!”
Cha đẻ của môn cờ thuần Việt này không phải một giáo sư, hay tiến sỹ nào mà lại là một người đàn ông chỉ học hết lớp bảy. Đó là ông Vũ Văn Bảy, trú tại phố Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Hiện ông đang sống bằng nghề làm tượng, và nghe nói đã có người đặt vấn đề mua lại bản quyền của môn cờ này với giá một triệu đô la, nhưng ông Bảy nhất quyết không bán vì một lẽ rất đơn giản: nó phải là môn cờ của người Việt Nam.

Lời đồn đại về bản quyền có giá một triệu đô dẫn chúng tôi đến ngôi nhà của ông Bảy tại thành phố Bắc Ninh. Cái ấn tượng đầu tiên với riêng tôi là tấm biển trưng ở cổng nhà: “3 THẾ HỆ HỌA SỸ- ĐIÊU KHĂC VŨ VĂN BẢY, sáng tác - thi công các công trình nghệ thuật”, la liệt ở ngoài sân là những bức tượng: Phật, lãnh tụ, quan họ, phù điêu… ngôi nhà cũng là xưởng làm việc, và kiêm luôn cửa hàng.
Ông Bảy ra đón chúng tôi trong bộ quần áo “điêu khắc gia”, lấm lem bùn đất. Cách tiếp khách của ông cũng vô cùng đặc biệt, ông nói oang oang từ trong ra ngoài, chẳng cần biết quen hay sơ, cứ nắm tay thật chặt, rồi mời vào nhà như đã biết nhau từ lâu lắm.
Khi nghe chúng tôi muốn hỏi về chuyện cờ toán và lời đồn bản quyền giá một triệu đô, ông Bảy hào hứng hẳn, ông chém tay vào không khí nói rất to: có chứ, có cái thằng người Trung Quốc nó sang tận đây đặt vấn đề mua bản quyền để nó kinh doanh. Nhưng tôi không bán vì nó bảo phải đổi những con cờ mang số 1,2,3… thành nhất, nhị, tam, tứ… Tôi giải tán luôn. Tôi bảo: “…nếu thế thì mất tính Việt Nam à? Toi công tôi mấy chục năm nay à? Cờ của tôi là cờ thuần Việt, không thể để mất cái chất Việt ấy được…”.
Ông Bảy nói đến đây, nhổm cả người lên ghế, giọng căng thẳng: cái môn cờ này tôi không biết giá trị nó như thế nào, nhưng tôi đã nghiên cứu từ lâu lắm. Hồi xưa, nhìn cái trò Ru-bich gì đó của bọn Tây – cái trò hình vuông xanh xanh đỏ đỏ ấy, nó đơn giản thế mà cuốn hút cả hành tinh. Ai cũng thích chơi nó vì đơn giản nhưng lại phức tạp, tôi thấy người Việt mình thiệt quá! Trò chơi nào cũng phải “vay” người ta. Các ông cứ nhìn bọn trẻ bây giờ thì biết, suốt ngày cắm đầu vào vi tính chơi Games, chán thì quay sang đua xe, chơi bời, thác loạn… Còn những trò chơi dân gian lại không cuốn hút được chúng nó. Mà các ông lên miền núi xem, bọn trẻ ở đó thiệt như thế nào. Suốt ngày chỉ quanh quẩn chân núi, bờ sông, cõng nhau ngẩn ngơ nhìn trời đất… tội lắm! Cứ nghĩ đến cái trò ru bích, ru beo của bọn Tây lại thấy bực. Tôi nhất quyết phải nghĩ ra cái gì để chơi – mà trò chơi ấy phải một trăm phần trăm ma – de – in Việt Nam.
Ông nói hào hứng, át cả tiếng khách khứa, rồi ông chỉ tay lên tường – nơi cái khung kính lồng bên trong là tấm bằng bản quyền do Cục bản quyền Việt Nam cấp. Ông tự hào nói: “Đây là bản quyền của tôi, đã được nhà nước cấp, yên tâm nhé, không thằng nào đụng vào được… tôi không bán, đố thằng nào dám sản xuất!”. Và ông giải thích: cái môn cờ này của tôi ngoài tính trí tuệ ra nó còn chứa đựng trong đó bao nhiêu triết lý. Tôi nói cho các ông biết, cờ của tôi không có tướng, cờ Tàu, cờ Tây đều có tướng – mất tướng coi như thua. Nhưng tôi lại nghĩ trong đời sống, mất thằng tướng này nó thay ngay thằng tướng khác thua sao được, nếu thua hẳn phải là mất dân… mà dân thì là ai? Trong cờ của tôi dân chính là số 0, nếu bắt được số 0 coi như lấy được lòng dân và chiến thắng…

Nói đến đây ông Bảy ngả người thoải mái ra ghế cười mãn nguyện. Khi chúng tôi hỏi về giấy tờ hay một vật chứng cụ thể nào về việc người Trung Quốc kia hỏi mua về bản quyền, ông Bảy nói: “Có chứ, chúng nó thảo hợp đồng toàn tiếng Tây, mà tôi có biết tiếng Tây đâu, nhưng chỉ nghe nó đòi đổi tên cờ thì tôi giải tán ngay, không thèm nói chuyện… bán biếc cái gì. Tôi đâu có dại, ngần này tuổi tôi đâu có dại… Tiền ai chẳng thích, nhưng tôi sợ tiền lắm, nói dại mồm đại họa lúc nào không biết!”. Và ông bảo: nói cho các nhà báo trẻ biết, tôi sống bằng nghề làm tượng, mỗi tháng bán vài pho là sống, con cái đã trưởng thành, hai vợ chồng già của tôi ăn được mấy. Bây giờ sống êm đềm, thỉnh thoảng bạn bè đến vác cờ ra chơi với nhau cho sướng. Tự nhiên một đống tiền rơi vào nhà – đại họa đấy các bạn trẻ ạ! Nói có vẻ vô lý nhưng thật đấy, không tưởng tượng được đâu!

Bây giờ ông lại nhổm hẳn lên ghế, mặt đỏ lự, cái kính lão lệch hẳn một bên. Ông nhoài người sang phía chúng tôi nói: “Một triệu đô là à, mười mấy tỉ tiền ta à, to lắm! Nghe to lắm đấy, nhưng nếu bây giờ tôi phổ biến được nó rộng rãi ra toàn quốc, rồi thì toàn thế giới. Khi chúng nó say cờ này rồi thì… nói cho các ông biết, tôi chỉ việc mua một chút máy móc, sản xuất bàn cờ và bán… quanh năm bán thì thử hỏi thu bao nhiêu tiền? Ấy là nói đến kinh doanh, nhưng không phải thế, cái quan trọng không phải thế, tôi nghĩ ra bàn cờ này đâu phải vì mục đích tiền…”.
Nói đến đây đột ngột ông Bảy quay sang bảo vợ: “Bà nấu cơm nhé, bọn tôi nhậu đấy…”. Rồi ông quay sang chúng tôi cười rất tươi: “Nhậu với tao nhé, trưa rồi còn gì.”.
Trong bữa cơm, ông Bảy vẫn nói rất nhiều, ông uống rất khá, mỗi lần nâng chén lên đều bảo cạn nhé. Ông ta có dáng người to lớn, khuôn mặt thuộc kiểu “ngũ trường tướng”, cái gì cũng dài: măt, mũi, tai, miệng… Và ông chỉ vào góc nhà – nơi đang bày những bức tượng dang dở, nói: “Ngày nào, tôi cũng làm tượng, đêm đến muỗi đốt nhiều mệt lắm… cứ nghĩ đến tiền lại muốn bỏ, nhưng lại sợ và tiếc cái môn cờ này.”. Bọn trẻ hàng xóm, từ ngày chúng nó biết chơi thích lắm, mà chúng nó chơi siêu các ông ạ. Tôi đây lắm lúc thua chỏng vó…”. Rồi ông lại giục chúng tôi uống, thỉnh thoảng lại sai khiến bà vợ, giọng rất gia trưởng.
Nhưng tôi hỏi đến điều mong muốn nhất của ông về môn cờ toán này, khuôn mặt đỏ lự của ông trùng xuống, rồi trầm tư: nói thực với các nhà báo trẻ, tôi chỉ mơ cái môn này được phổ biến rộng rãi. Chẳng hạn như hội khỏe phù đổng của tỉnh Bắc Ninh này chẳng hạn, rồi thì trong các nhà trường. Tôi tin với môn cờ toán, bọn trẻ sẽ học được cách từ duy toán học. Mà đã có tư duy của toán học thì sức tưởng tượng nâng cao, nói cách khác tâm hồn chúng sẽ trong sáng, biết làm người… Ai chẳng muốn mình được nổi tiếng, có nhiều tiền, nhưng cái đó với tôi không còn quan trọng nữa, tôi đã hơn bảy mươi rồi: danh vọng, tiền bạc chẳng nghĩa lý gì. Chỉ mong cái môn cờ này được phổ biến rộng rãi và bọn trẻ say nó là được.
Rồi đột nhiên ông Bẩy lại nhổm dậy như cái lò xo, mắt sáng rực à lên: “Tôi có thằng cháu đang làm phần mềm máy tính về môn cờ này đấy. Nó đang rủ tôi đem đi thi trí tuệ Việt Nam, nó bảo ăn giải là cái chắc… Nhưng tôi bảo nó, thi thố quan trọng gì, cứ đưa lên mạng cho chúng nó chơi là tao sướng rồi.”. Ông lại giục chúng tôi uống, mỗi ngụm rượu ông khà lên một tiếng rất khoan khoái, rồi lại trầm ngâm nghĩ về những đứa trẻ miền núi. Tội lắm các nhà báo trẻ ạ! Cả ngày chúng nó chỉ biết cõng nhau ngẩn ngơ nhìn núi đồi, không biết thế nào là chơi…
Câu nói vô tình của ông Bảy làm tôi – kẻ chép lại những dòng này cũng buồn lây. Quả đúng như vậy, ngày bé tôi và đám bạn ở bản làng chẳng biết chơi gì ngoài núi đồi, sông suối. Tôi nhớ rất rõ những buổi chiều chợ phiên. Tôi đã ngồi mãi ở mỏm đá đầu bản, ngẩn ngơ chờ mé đi chợ về. Hồi ấy, trong cái đầu ngờ nghệch của tôi vẫn nghĩ rằng, từ chợ về mé sẽ mua cho tôi một cái gì đó không phải cái bánh, viên kẹo… mà phải là cái gì vui hơn thế. Có thể hồi ấy tôi mong có một món đồ chơi – tôi nghĩ thế.
Và bây giờ, sự nghi hoặc về lời đồn một triệu đô bản quyền cờ toán của ông Bảy, không còn là mục đích tìm hiểu của chúng tôi nữa. Chẳng quan trọng gì, có trả đến trăm triệu đô la cũng thế. Sự thật giả của một triệu đô có lẽ cuốn hút rất nhiều người hiếu kỳ, nhưng có một sự thật – sự thật là bàn cờ toán đã có mặt trên đời, với tổng số nước đi là lũy thừa của 87, ai có thể đi hết ngần ấy nước cờ? Nhưng cũng chẳng cần đi ngần ấy nước, chỉ cần ngồi xuống và say sưa với nó đã thú vị rồi, đấy là một sự thật!
Ông Vũ Bảy - người đang ngồi trước mặt chúng tôi mới quan trọng – sự quan trọng thể hiện ở chỗ ông ta đã nghĩ ra một trò chơi – một niềm vui cho mọi người và do người Việt chính hiệu nghĩ ra. Cái đó quan trọng hơn tất cả. Còn câu chuyện về số tiền một triệu đô có lẽ nên quên đi được rồi.

Mong muốn cờ toán Việt Nam được đưa vào trường học
* Có thật là môn cờ của ông đã được công ty đặt vấn đề đấu giá 1 triệu USD, và 1 chuyên gia Trung Quốc cũng trả giá đó, cháu muốn nghe câu chuyện đó (ngochan@yahoo.com)
- Về giá bản quyền của cờ toán VN thì sự thật có rất nhiều công ty trong nước cũng như ngoài nước đặt vấn đề muốn mua bản quyền, trong đó có một cá nhân chấp nhận 1 triệu USD nhưng đến nay có những thông tin sẵn sàng trả giá cao hơn.
Việc họ muốn mua bản quyền thì tôi cũng đã nói công khai nhiều lần là tôi không bán bản quyền.
Về chi tiết có chuyên gia TQ muốn mua bản quyền 1 triệu USD. Đó là một hôm tôi đang ở nhà thì có một ông chuyên gia về cờ của TQ và một người phiên dịch đến đặt vấn đề nghe nói giá khởi điểm phải là 1 triệu USD và sẵn sàng muốn mua 1 triệu USD.
Có một cuộc tọa đàm ngoài lề là nếu bán đấu giá thì giá khởi điểm phải là 1 triệu USD. Tôi không hỏi rõ ông nghe thông tin giá 1 triệu USD ở đâu nhưng tôi nói là có thể bán bản quyền nhưng giai đoạn hiện nay thì chưa.
Ông ấy nói nếu mua thì sẽ cải tiến một số nội dung. Thứ nhất là cải tiến quân cờ không dùng kí hiệu dấu chấm tròn mà sẽ dùng chữ. Thứ hai, ông ấy sẽ không lấy tên là cờ toán VN mà lấy tên là cờ toán quốc tế. Tôi suy nghĩ nếu là cờ toán quốc tế mà quân cờ đề nhất, nhị, tam, tứ thì không ổn. Tôi lưu ý ông ấy cờ toán thì phải mang tính toán học, phải sử dụng con số. Mặt khác, cờ toán xuất xứ từ VN thì nên lấy tên là cờ toán VN là tốt nhất.
*Kinh gui ong Vu Bay ! Doc bai viet cua bao tuoi tre Online toi rat tu hao va kinh phuc ong Bay da khong mang toi quyen loi ca nhan ma dat danh du cua ca Dan Toc len tren het . Rat mong som mot ngay duoc biet cach choi "co toan Viet Nam" (Hoang Khap, 53 tuổi, vankhaphoang)
- Hiện tôi đã chuẩn bị rất nhiều phương án để đưa cờ toán đến với nhiều người. Một là sẽ phổ biến cách chơi qua mạng. Hai là sẽ sản xuất những bộ quân cờ, bàn cờ kèm theo tài liệu hướng dẫn để phục vụ người mến mộ.
* Cờ toán là gì? (nguyen cong thi, 22 tuổi, cong_thi@yahoo.com)
- Cờ toán là đánh cờ theo công thức toán học. Cụ thể, trong toán có dãy số nguyên đơn từ 1- 9 và con số 0. Trong cờ toán, tất cả các con số đều đi theo trị số của mình, số 0 đứng yên. Số 1 đi 1 ô, số 2 đi từ 1 hoặc đi 2 ô. Quân 9 có thể đi từ 1 đến 9 ô tùy chọn.
Điều kiện là khi đi thì không được vượt qua bất kỳ quân cờ nào, tức là chỉ đi ở những ô trống. Hướng đi thì bạn phải đi theo bốn hướng tiến, lùi, trái, phải và bốn hướng chéo đông, tây, nam, bắc.
Cách bắt quân thì muốn bắt quân đối phương bạn phải đi thế nào đó để có hai quân cờ của mình liền nhau, từ đó trong đầu bạn tự tính cộng hay trừ, nhân, chia ra đáp số là bao nhiêu thì đấy là điểm bắt quân đối phương. Ví dụ, bạn đi quân 1 lên trên quân 2 thì hướng bắt quân của bạn sẽ là 2-1=1 hoặc 2x1=2 hoặc 2+1=3. Như vậy các đáp số 1, 2, 3 là điểm bắt quân đối phương. Khi bắt quân đối phương thì lấy quân sau đặt vào chỗ quân bị bắt. Các quân khác cũng tương tự như vậy.
*Cảm hứng nào mà ông nghĩ ra cờ toán? (vuong, 34 tuổi, phamquocvuongudico@yahoo.com.vn)
- Từ bé tôi đã được chơi nhiều loại cờ: cờ tướng, cờ vua, cờ ngũ hành, cờ chân chó, cờ trận. Trong tất cả các trò chơi tôi thích những trò chơi mang tính trí tuệ, phải tính toán, suy nghĩ.
Trên cơ sở đó tôi tự hỏi tại sao cờ tướng, cờ vua đã tồn tại trong lịch sử mấy nghìn năm và được biết cờ tường, cờ vua có xuất xứ từ nước ngoài và trong đầu tôi đặt ra một câu hỏi tại sao ta không đưa toán học vào trò chơi cờ và ý tưởng sáng tạo cờ toán hình thành từ đó.
* Làm sao ông biết được môn cờ của mình chưa từng có trên thế giới? (bb@yahoo.com)
- Theo tôi, trách nhiệm này thuộc Cục bản quyền tác giả vì trước khi cấp bản quyền tác giả họ đã có tư liệu vì VN đã vào công ước Bern và họ đã lưu giữ những phát minh, sáng chế.
Chắc chắn trên thế giới không có loại cờ nào dùng toán học để chơi nên các anh ở Cục Bản quyền tác giả mới cấp bản quyền.
* Có nhiều trường hợp bị hạn chế nước đi như 2 quân 8 và 5 đứng kế nhau chỉ đi được 1 nước duy nhất là số 3 ( dù cho cộng , trừ , nhân , chia cũng vẫn đi được là số 3).
Vậy ông có loại trừ những trường hợp đó ra khi tính số nước đi của cờ toán là 87 luỹ thừa 87 chưa? Nếu loại trừ thì số nước đi của Cờ Toán thực sự còn lại là bao nhiêu nước ? (Nguyễn Văn Trung, 16 tuổi, thanhngan_2004@yahoo.com)
- Về con số 87 lũy thừa 87, theo tôi thứ nhất tôi không thể tính được con số cụ thể 87 lũy thừa 87 nên đấy chỉ là con số tương đối.
*Cờ toán và cờ vua, cờ tướng khác nhau ở đâu ? (nguyen xuan hong, 24 tuổi, hong_hai_quan_ht_6ke_1021@yahoo.com)
- Cờ toán khác với cờ vua ở chỗ cờ toán áp dụng công thức toán học cộng, trừ, nhân, chia để bắt quân đối phương và cách đi quân của cờ toán đi bốn phương, bốn hướng, còn cờ tướng và cờ vua có cách đi quân qui định cho từng quân cờ, ví dụ cờ tướng mã nhật, tượng điền, xe liên, pháo cách và quân tốt thì chỉ tiến, không được phép lùi, khi đã sang sông thì được đi ngang...
Một điểm khác biệt quan trọng là cờ toán thì vừa chơi vừa học toán, rất thiết thực.
* Ông có thể cho con biết làm thế nào để chơi môn Cờ Toán được giỏi, trong khi con là người mới biết chơi. (Nguyễn Linh, 20 tuổi, changtraisitinhsd@gmail.com)
- Muốn chơi cờ toán giỏi trước hết cháu phải giỏi toán. Cụ thể là bốn phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia. Trên cơ sở đó cháu phải tư duy, sáng tạo ra những nước đi có hiệu quả.
* Cháu muốn biết về bản thân ông, ông làm nghề nặn tượng, vậy ông có giỏi toán không?
Ông có là người chơi cờ giỏi không, các loại cờ gì? Triết lý sống và làm việc của ông hàng ngày là gì? Trong 20 năm ông đã suy nghĩ gì để nung nấu phát triển chỉ 1 trò chơi?
Ngoài cờ ra ông còn quan tâm đến những điều thú vị nào khác nữa?
- Bản thân tôi về môn toán học thì thuộc loại dốt. Các loại cờ thì thuộc loại "sạch nước cản". Triết lí sống và làm việc của tôi luôn luôn hướng tới mục tiêu chân, thiện, mỹ. (Cười)
*Cháu đọc thấy môn cờ toán là môn có nhiều cách đi và bác đã làm thế nào để tính và đi hết các nước đó vậy? (Nguyen Thi Lan, 24 tuổi, Lan_love_bn@yahoo.com)
- Người ta tính mỗi nước đi ban đầu, ví dụ quân 1 được đi mấy ô đến quân 9 được đi mấy ô thì ra tổng là 87 nước đi ban đầu. Từ đó mỗi nước đi kết hợp với nhau thành những nước đi chiến lược nên suy ra số nước đi chiến lược là 87 lũy thừa 87. Giống như cờ tướng chỉ có tối đa 32 nước đi ban đầu, kể cả nước đi đầu tiên người chơi thượng tướng.
* Có khi nào trong quá trình bác sáng tạo ra cờ toán bác bị nản lòng không vậy ? (Nguyen Thi Lan, 24 tuổi, Lan_love_bn@yahoo.cm)
- Kể từ khi bắt đầu có ý tưởng sáng tạo cờ toán VN cho đến ngày được cấp bản quyền, mặc dù rất nhiều lần không được các cơ quan quản lí cấp giấy chứng nhận nhưng tôi không hề nản lòng, luôn tin tưởng cờ toán VN sẽ được cơ quan quản lí và xã hội công nhận là một trò chơi trí tuệ, có ích.
*Thưa ông, con muốn hỏi: khi nào thì những bộ Cờ toán Việt Nam sẽ được sản xuất và phổ biến đến mọi người, hay người chơi phải... tự làm lấy?
Và ông có dự định lập một diễn đàn trực tuyến dành cho những người yêu thích môn cờ này không? Nếu trên website đó mà mọi người có thể thi đấu với nhau luôn thì tốt quá! (Vi Huỳnh Tiến Đạt, 18 tuổi, vihuynhtiendat@yahoo.com.vn)
- Hiện tại người chơi phải tự làm lấy. Trong tương lai gần sẽ có những bộ cờ toán bán rộng rãi trên thị trường để người chơi có thể mua về chơi.
Hiện nay chúng tôi đang bàn bạc liên kết với một công ty chuyên làm phần mềm máy tính là Công ty Hào quang Việt. Một ngày gần đây sẽ chính thức khai trương để các bạn có thể chơi qua Internet, qua điện thoại di động.
*Theo tính toán của các chuyên gia Liên Xô trước đây, số nước cờ của cờ toán quá nhiều. Như thế có thể vượt quá tầm kiểm soát của người chơi về việc tuy duy các nước cờ. Liệu cờ toán sẽ nặng về tính may rủi nhiều hơn là sự tính toán về trí tuệ như cờ tuớng hoặc cờ quốc tế? (nguyễn văn sơn, 40 tuổi, tuongvi@yahoo.com.vn)
- Cờ toán hoàn toàn không có chuyện may rủi. Việc kiểm soát số nước đi là do chỉ số thông minh và khả năng sáng tạo, tìm tòi của mọi người.
*Liệu cái tên "cờ tóan Việt Nam" có cục bộ quá không, nó có làm hạn chế sự phổ biến cờ của Bác ra thế giới không? (ĐẶNG VĂN TUẤN, 29 tuổi, DANG VAN TUAN_KSXD@YAHOO.COM)
- Trong quá trình sáng tạo, riêng phần đặt tên cho môn cờ này tôi đã lựa chọn hàng trăm tên, cuối cùng tôi quyết định đặt tên cờ toán VN vì lí do rất đơn giản là nó xuất xứ từ VN và tôi là người VN.
Tôi cũng biết toán học là toàn cầu. Nếu là tên cờ toán quốc tế có thể sẽ thích hợp hơn nhưng tôi tôn vinh Tổ quốc tôi nên tôi lấy tên là cờ toán VN mặc dù toán học thì VN cũng như Mỹ, Anh, Pháp cộng trừ đều theo một công thức duy nhất, giống nhau.
* 1 triệu USD là không nhỏ. Tại sao ông Bảy không rao giá lên cao hơn nữa với điều kiện là giữ nguyên tên cờ cũng như các quân cờ vì điều đó sẽ không ảnh hưởng gì? (tạ quý hợi, 25 tuổi, baoloc_25251325)
- Từ khi có ý tưởng sáng tạo cờ toán đến khi được cấp bản quyền, trong tư duy của tôi không hề có ý nghĩ sẽ bán bản quyền nên 1 triệu USD hay nhiều hơn nữa tôi không quan tâm vì một lí rất đơn giản là tôi không bán bản quyền.
*Bác có thể kể cho chúng cháu nghe một vài câu chuyện "hậu trường" mà bác không thể quên trong quá trình sáng tạo môn cờ toán không ạ? (không kể quá trình bác đi đăng ký bản quyền) (Hong Loi, 25 tuổi, nguyenhongloi@gmail.com)
- Trong quá trình sáng tạo cờ toán có một chuyện rất thú vị là tôi hay lang thang đến các quán giải khát thu lượm những nút chai, nút bia về làm quân cờ. Bạn bè trông thấy tưởng tôi bị dở hơi.
Chuyện thứ hai là tôi trao đổi với một ông bạn thân rằng tôi sẽ sáng tạo ra môn cờ thì ông bạn ấy bảo rằng người ta sáng tạo ra lúa thần tiên, lợn cắt tai..., ông thì lại đi nghĩ ra cái trò cờ bạc (!)
* Chào ông Bảy, Trong cờ tướng, cờ vua có đề cập đến khái niệm cờ thế, cho cháu hỏi trong cờ toán có khái niệm nào tương tự như vậy không ạ? (Phạm Phú Phúc, 24 tuổi, phuphucpham@yahoo.com)
- Trong cờ toán VN người chơi hoàn toàn có thể bày đặt ra nhiều thế cờ bí hiểm.
* Cảm giác khi chơi cờ Toán là như thế nào ạ? Nó có kịch tính như cờ vua hay cờ tuớng không ạ? (Phan Tiến Dũng, 21 tuổi, greenriver_tnt@yahoo.com)
- Có lẽ về kịch tính trong quá trình chơi cờ tướng, cờ vua và cờ toán VN cũng tương tự như nhau. Trong quá trình chơi, rất có thể xảy ra những tình huống vượt ra ngoài tiêu chí "thân thiện, trí tuệ, sáng tạo" nên trên bàn cờ toán VN tôi phảt ghi sáu chữ đó ở đầu bàn cờ.
* Tại sao ông lại không bán bản quyền ạ? (legiao@yahoo.com)
- Ngay từ ban đầu ý tưởng sáng tạo cờ toán VN tôi suy nghĩ có thể đây là quà tặng dành dâng hiến cho đời, cho những người thích chơi cờ nên tôi không thể bán bản quyền cho bất cứ ai.
* Xin bác Bảy vui lòng cho biết hiện nay có khoảng bao nhiêu người biết chơi môn cờ toán của bác? Từ khi báo Tuổi trẻ loan tin về môn cờ mới mẻ này, các cơ quan chức năng ở nước ta đã có hành động cụ thể nào để phổ biến môn cờ toán? Và bác có hài lòng về những động thái đó? (lê bá thi, 50 tuổi, bathinhabaotudo@yahoo.com.vn)
- Hiện nay trên địa bàn TP Bắc Ninh quê tôi, số người biết chơi cờ toán rất ít nhưng ở một số nơi, tuy không thống kê, nhưng chắc chắn có rất nhiều người. Trường THPT Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội) đã tổ chức thi đấu giải vô địch cờ toán nhân dịp ngày thành lập Đoàn và các chiến sĩ ở đảo Trường Sa cũng đã tổ chức thi đấu.
Từ năm 2005 đến nay chưa có một cơ quan chức năng nào quan tâm đặt vấn đề phổ biến môn cờ này vào cuộc sống.
*Tôi cũng có tạo mới ra vài loại cờ - 1 trong số đó đã bán ra thị trường. Tôi muốn cộng tác với ông Bẩy để quảng bá các loại cờ mới do Người Việt sáng tạo ra. Nếu được xin ông vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ 49 NguyễnTrọng Tuyển. Phú Nhuận TP. HCM ( ĐT 2929116, Công ty 1.1.1, Nguyễn Quốc Việt, 45 tuổi, caremwall2000@yahoo.com)
- Tôi rất sẵn sàng cộng tác với ông trong việc sản xuất ra những bộ cờ toán VN và quảng bá sâu rộng trong xã hội. Mời ông liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0241. 824178.
* Bác là người rất đam mê. Bác hãy cho bọn trẻ chúng cháu một lời khuyên về cách chơi, cách nghĩ và cách để đeo đuổi một mục đích, sao cho mình không chán nản, lạc lỏng í ? (Thanhnhan@yahoo.com)
- Theo kinh nghiệm của bác thì dù chơi bất cứ trò chơi nào hoặc suy nghĩ theo đuổi một mục đích lớn lao nào trước hết cháu phải xác định mục tiêu rõ ràng và phải có lòng tự tin, quyết tâm.
*Cháu xin bày tỏ niềm kính phục đến bác. Vì chỉ mới tìm hiểu sơ lược về cách chơi của môn cờ này (qua báo), cháu xin được hỏi thêm bác một số điều sau:
1. Thời gian bình quân cho một ván cờ Toán (tính đến thời điểm mất quân 0)?
2. Thường thì khi xảy ra những trường hợp nào hai bên sẽ đồng ý kết thúc ván cờ (trong trường hợp không bắt được quân 0) để tính điểm của số quân ăn được phân thắng bại cho ván đấu? Xin cám ơn bác và kính chúc sức khỏe. (Võ Duy Chấn, 35 tuổi, vdt000@yahoo.com)
- Trong cờ toán VN có những nước đi, những thế cờ chỉ từ 1 - 2 phút là đã có thể thắng tuyệt đối nếu đối phương không biết cách phòng thủ.
Cờ toán VN có hai trường hợp thắng - thua. Thắng điểm thì gọi là thắng điểm. Bắt được quân 0 thì gọi là thắng tuyệt đối. Điểm của một ván thắng do hai kỳ thủ thỏa thuận với nhau. Có thể 10 điểm, 15 hay 20 điểm hoặc phải tuân thủ theo qui định của Ban tổ chức thi đấu.
* Bác cho cháu hỏi 1 câu về luật chơi: 1. Có phải nếu 2 quân mình nằm kế nhau theo hàng dọc hoặc ngang thì sử dụng phép cộng trừ, còn hàng chéo thì sử dụng nhân chia? Hay là trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể sử dụng 4 phép này?
2. Bác có thể cho một số kinh nghiệm về chọn phép để bắt quân đối phương? (Trần Thanh Giảng, 27 tuổi, steven.giang.tran@gmail.com)
- Trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần sử dụng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia để sử dụng phép bắt quân đối phương.
Việc bắt quân đối phương, trong quá trình thi đấu nên tính toán những phương án sao cho đối phương chạy quân này thì bị bắt quân khác, tương tự như thế cờ "chiếu tướng, bắt xe" trong cờ tướng.
* Thưa ông, vì sao ông không sử dụng các con số từ 0-9 thay vì các chấm như hiện nay? Và nếu có một yêu cầu tới các cơ quan chức năng thì ông sẽ đề nghị điều gì? Xin cảm ơn ông. (Huỳnh Ngọc Duy, 30 tuổi, duy626364@yahoo.com)
- Trên quân cờ tôi sử dụng những dấu chấm để biểu thị những con số từ 0 - 9 vì từ 0-9 là con số latinh và trong quá trình thi đấu sẽ có hiện tượng nhầm lẫn giữa số 6 và 9. Mặt khác, nếu sử dụng số thì mình nhìn thuận nhưng đối thủ nhìn lại ngược. Điều quan trọng là những dấu chấm tròn là biểu tượng nguyên thủy của những con số toán học.
Tôi có một đề nghị duy nhất là tạo mọi điều kiện thuận lợi để phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trò chơi này trong hệ thống nhà trường bởi nó rất có ích cho học sinh, sinh viên vừa chơi, vừa học.
* Xin ông cho biết kế hoạch để "quốc tế hoá" cờ toán việt nam. (Nguyễn Ngọc, 57 tuổi, ngngoc50@yahoo.com.vn)
- Kế hoạch của tôi là sẽ hợp tác với một số công ty có đủ điều kiện dịch cách chơi ra tiếng nước ngoài và tạo ra phần mềm để chơi trên mạng hoặc qua điện thoại di động.
* Thưa Bác! Cháu thấy cờ toán của bác rất hay; từ khi đọc báo Tuổi Trẻ là cháu tự tìm hiểu để chơi liền (dân cờ mà). Cách chơi thì cũng đơn giản. Cháu muốn hỏi là Bác chơi lâu như vậy thì có kinh nghiệm để giới thiệu các đòn thế các nước đánh không?
Giờ cháu cũng định mở câu lạc bộ cờ toán ở Huế nhưng thiếu tài liệu để có thể phổ biến một cách bài bản. Bác có thể giới thiệu cho cháu được không? (Trần Hiếu Sơn, 23 tuổi, Bachvanson09@gmail.com)
- Cháu liên hệ với số điện thoại 0241. 824178 và cho bác địa chỉ cụ thể bác sẽ gửi tài liệu vào cho cháu.
* Cho cháu hỏi: - Hình thức bàn cờ như thế nào? (Hien, 26 tuổi, vh_sof@yahoo.com)
- Bàn cờ hình chữ nhật, chiều dọc 11 ô, chiều ngang 9 ô. Ở hai đầu bàn cờ, một đầu có chữ cờ tóan VN, đầu còn lại có chữ "thân thiện, trí tuệ, sáng tạo".
Xếp quân vào ô cuối cùng ở đầu bàn cờ lần lượt từ 1 - 9, từ trái sang phải. Quân số 0 xếp ở hàng ngang trên quân số 5.
Như vậy là hoàn toàn khác với các loại cờ đã có.
* Tôi có người bạn hiện làm việc trong công ty ở Nga và đã thấy đồng nghiệp Nga chơi cờ này từ lâu. Vậy có đúng cờ này của người VN mình sáng tạo ra không vì ngay cả người Nga cũng không biết xuất xứ cờ này? (lâm thi thanh thao, 38 tuổi, lamthao69yahoo.com)
- Bản thân tôi cũng không rõ ở đâu có cờ này hay cờ của tôi đã sang Nga chưa.
Tôi chỉ khẳng định rằng cờ toán VN đã được Cục Bản quyền tác giả cấp bản quyền cho tôi từ ngày 15-8-2005.
*Ông cho cháu hỏi một chút về cờ Ngũ hành được không ạ? Bởi vì cách đây vài ngày, cháu đã nghĩ ra một lọai cờ có tên là Âm dương Ngũ hành. Cháu đang định đi xin cấp bản quyền. Nhưng vừa rồi, khi ông trả lời trực tuyến, ông có nhắc tới cờ Ngũ hành.
* Ông có thể giúp cháu, nói cho cháu biết về cờ Ngũ hành mà ông đã chơi được không ạ? (Phạm Anh Tuấn, 23 tuổi, anhtuan0510@yahoo.com)
- Theo ông đã từng chơi, cờ ngũ hành là loại cờ chỉ có 5 nước đi: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Để phân biệt thắng thua, người ta dồn đối phương vào một ô không có lối đi. Nó rất đơn điệu và nhàm chán nên có lẽ không tồn tại trong xã hội lâu dài như cờ tướng, cờ vua.
Về loại cờ của cháu, ông không rõ cách đi quân, cách bắt quân như thế nào và bố cục bàn cờ, quân cờ ra sao nên ông không thể có lời khuyên cụ thể được. Cách tốt nhất, cháu cố gắng hòan chỉnh rồi đem đến Cục Bản quyền tác giả. Ở đấy các cán bộ chuyên môn sẽ giám định và có kết luận cụ thể cho cháu.
* Sao lai quy định là bắt được quân 0 là thắng tuyệt đối dù cho kết quả của các trận trước là như thế nào, như vậy có công bằng không khi cả 2 ván trước thắng trong khi ván này bị bắt quân 0 lại bị xử thua?
Có thể tính nếu bắt quân 0 thì tính thêm nhiều điểm hơn để tính kết quả chung cuộc không? (binhvn@gmail.com) (BÌNH PHẠM, 31 tuổi, binhvn@gmail.com)
- Qui định như vậy vì theo công thức toán học, quân số 0 đứng sau một con số nào đó thì trị số của nó tăng lên gấp 10 lần. Ví dụ 1 có số 0 đứng sau sẽ là 10. 9 có số 0 đứng sau là 90... Đó là qui định luật chơi trong cờ toán VN. Còn trong thi đấu giao hữu thì tùy theo sự thỏa thuận giữa hai kỳ thủ và nếu là thi đấu tranh giải thì phải tuân thủ qui định của Ban Tổ chức.
* Cháu muốn nghe về nghề nặn tượng của Bác? Nặn tượng có liên quan đến toán không, bác làm nghề này là kinh tế chính ạ? Và có đủ sống không ạ? (hhuong@yahoo.com)
- Trước hết, bác xin trả lời cháu rằng nghề nặn tượng liên quan trực tiếp đến toán học và các bộ môn khoa học, kỹ thuật khác. Bác nặn tượng không hoàn toàn vì mục đích kinh tế nhưng bác yêu nghề nặn tượng. Tiếc thay bác không được học hành, đào tạo qua một trường lớp nào.
Bác phải tự học qua các sách báo, tài liệu và quan sát, học lỏm, học "mót" các nhà điêu khắc tài danh, các nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống và trong quá trình làm nghề nặn tượng bác cũng có được một số tác phẩm điêu khắc thành công. Đặc biệt là những tác phẩm về lãnh tụ cách mạng, danh nhân văn hóa và những tượng có nội dung văn hóa dân gian.
Những tác phẩm này được Nhà nước sử dụng, được tham gia triển lãm và có nhiều tác phẩm được giải thưởng cao như tượng đài đồng chí Nguyễn Văn Cừ, tượng Bác Hồ với cây chì đỏ, tượng chân dung đồng chí Hoàng Quốc Việt đặt tại bảo tàng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...
* Kính gửi ông Vũ Bảy? Từ khi sáng tạo ra cờ Toán đến nay, chắc là ông đã giao lưu với nhiều người rồi, vậy có ai đã từng đánh thắng ông chưa? Và từ khi ông sáng tạo ra môn cờ này đến nay kỷ niệm nào làm ông nhớ nhất, và người chơi cờ nào từng chơi với ông làm ông nhớ nhất (Trần Tuấn Anh, 23 tuổi, Trantuananh@tiengiang.gov.vn)
- Riêng về cờ toán VN, cho đến thời điểm này bác chưa gặp một đối thủ nào có thể bắt được của bác quân 1, quân 9 và quân số 0. Đã có người chơi đem máy tính đến để tính toán nhưng vẫn thua bác(cười)
Ấn tượng khó quên nhất là bác được về dự giải vô địch cờ toán VN lần thứ nhất ở trường Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội). Có hai học sinh đọat giải vô địch của hai lứa tuổi, sau khi được bác trao cờ vô địch thì có hai đồng chí cán bộ giới thiệu mình là giáo sư dạy toán cấp 3, đánh giao hữu với hai nhà vô địch trẻ này và kết quả là 3 ván liền thầy giáo dạỵ toán cấp 3 đều bị bắt quân số 0.
* Theo con, ông nên bán bản quyền để lấy 1 triệu USD hoặc hơn để dùng số tiền đó gây quỹ hỗ trợ cho giải cờ toán Việt Nam hay xây nhà dưỡng lão cho các cụ ở quê ông ? Như vậy có được không ông? (Đồng Khởi, 25 tuổi, phule_tutan@yahoo.com.vn)
- Ông không bán bản quyền nhưng vẫn có nhiều phương án để gây quĩ trao giải cờ toán VN và làm nhiều việc từ thiện khác.
* Ông có thể vui lòng đưa ra một số điểm hạn chế của môn cờ Toán (so với cờ tướng, cờ vua) không? Xin cám ơn. (Trần Văn Vĩnh, 32 tuổi, sol@yahoo.com.vn)
- Theo tôi, cờ toán VN không có một hạn chế nào so với cờ tướng và cờ vua ngoại trừ trường hợp không biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia, không biết thế nào là tiến, lùi, trái, phải.
*Chúc mừng cựu thủ môn nhà điêu khắc Vũ Văn Bẩy!(thuy.ho@vtc.vn)
-Cám ơn bạn Thuỵ
* Cháu muốn biết thông tin về cớ toán cũng như luật chơi, hay học chơi cờ thì liên hệ với ai ở đâu? (Nguyễn Ngọc hòa, 28 tuổi, mrhoa2001@yahoo.com)
- Liên hệ với bác theo số điện 0241.824178.Việc sản xuất đồng loạt cờ toán VN phục vụ người chơi chậm nhất vào tết âm lịch năm nay sẽ có sản phẩm bán trên thị trường.
*Con trân trọng chào Bác . Con cũng thích toán học.Con đọc hết cuộc giao lưu rồi.Trong lòng con thật xúc động. Xin Bác hãy cho phép báo Tuổi trẻ online được phép tạo một đường dẫn để chúng con có thể tải về máy,nghiên cứu cơ bản tài liệu hướng dẫn chơi cờ toán Việt Nam ạ.Bác sẽ không phải pho to tài liệu để gửi đi ạ. Con cảm ơn Bác. (Nguyễn Duy Hải, 28 tuổi, tduyhair@yahoo.com)
- Nhân dịp báo Tuổi trẻ tạo điều kiện cho tôi giao lưu với các bạn, tôi được biết cuộc giao lưu này có hơn 209 câu hỏi nhưng vì thời gian có hạn nên tôi chỉ có thể trả lời một số câu hỏi cho các bạn.
Tôi sẽ tặng báo Tuổi Trẻ một bộ bàn cờ, một bộ luật chơi cờ, đồng thời tôi hướng dẫn qua cách chơi để nếu có dịp các bạn báo Tuổi Trẻ sẽ trao đổi, giao lưu với các bạn.
Theo Tuoi Tre Online

Ông già và bàn cờ toán 1 triệu USD
Món cờ toán này kỳ thú tới mức ngay sau đó, có một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã lặn lội tìm tới gặp ông để đòi mua lại bản quyền với cái giá 1 triệu USD.
Cách đây hơn 20 năm, ông Bẩy lóc cóc đạp xe từ Bắc Ninh về Ủy ban Khoa học nhà nước ở Hà Nội để trình làng một sản phẩm rất mới lạ gọi là “cờ toán”.
Thay vì tìm hiểu xem cái sản phẩm của ông như thế nào, nhiều cán bộ của ủy ban này lại xét nét hỏi ông rằng: “Ông có biết tiếng nước ngoài hay không? Đã đi nước ngoài lần nào chưa?”. Ông Bảy thản nhiên bảo: “Tôi chỉ được học hết lớp 7, chẳng biết nước ngoài thế nào”. Hóa ra, họ nghi ông “cuỗm” trí tuệ của người khác, của nước khác rồi về “cải biên” thành cờ toán.
“Đứa con” không được thừa nhận
Họ nghi hoặc ông cũng có lý. Bởi vì theo tính toán, tổng số nước đi của cờ toán là lũy thừa của 87. Đó là một con số khổng lồ mà người chơi cờ không bao giờ có thể chơi hết những nước đi khác nhau như vậy. Ủy ban Khoa học nhà nước lúc ấy phải nhờ các chuyên gia của Liên Xô (cũ) tính toán, nhưng họ cũng không tính được kết quả lũy thừa của 87 là bao nhiêu. Do không tính được số nước cờ, người ta không công nhận sản phẩm của ông.
Lòng ông Bẩy nặng trĩu. Ông mang sản phẩm trí tuệ của mình đến một tờ báo dành cho trẻ em, đề nghị báo đăng để học sinh cả nước biết. Báo lên khuôn rồi, chẳng may giáo sư Trần Quốc Vượng (đã quá cố) tình cờ thấy được, liền hỏi biên tập viên là thứ cờ này đã đăng ký bản quyền chưa, nếu chưa thì đừng cho đăng. Bởi ông sợ nếu đăng thì chất xám của ông Bẩy sẽ bị đánh cắp ngay lập tức. Báo lại bóc ra.
Năm 1988, con trai ông Bẩy đi Liên Xô. Ông bảo anh ta mang sang đó dịch ra tiếng Nga để mọi người chơi cho khỏi phí. Nhưng khi đến Cục Xuất cảnh trình bày, anh công an bảo: “Nếu có vấn đề gì thì bác sẽ phạm tội bán tài sản trí tuệ quốc gia”. Ông hoảng quá, lại thôi. Đi bao nhiêu cơ quan, cơ quan nào cũng từ chối mà ông cũng không biết phải đem trình cơ quan nào.
Món cờ của ông đành phải cất vào ngăn tủ, cho đến khi nghe Nhà nước thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về bản quyền, ông Bẩy lại hớn hở đem cờ toán đi trình làng, định là lần cuối, không được thì thôi. Thật bất ngờ, tháng 5-2005, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật (Bộ VH-TT) chính thức công nhận sản phẩm trí tuệ do ông nghĩ ra. Ông Bẩy vui như đào được vàng ròng, hóm hỉnh bảo: “Sau 20 năm, “con” tôi mới được “cấp giấy khai sinh”. Thế là cờ toán đã có bản quyền, không sợ bị ai đánh cắp”.
Ngay sau khi món cờ toán của ông được cấp bản quyền, một tờ báo ở Hà Nội đã đặt vấn đề bán đấu giá sở hữu trí tuệ với giá khởi điểm là 1 triệu USD. Biết tin này, một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã thuê phiên dịch viên tìm đến tận nhà ông ở Bắc Ninh, đề nghị trả 1 triệu USD để mua lại bản quyền và nói rằng sẵn sàng trả hơn nếu có người khác trả nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Bẩy không chấp nhận bởi điều kiện của chuyên gia người Trung Quốc đưa ra là phải thay các dấu chấm tròn trên mặt quân cờ bằng các chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, cửu.
Đồng thời, phải thay tên “cờ toán VN” bằng cờ toán quốc tế. “Tôi không muốn để người ta thay tên gọi vì khi sáng tạo món cờ này, điều thôi thúc tôi là phải sáng tạo ra một thứ cờ của VN, mang nguồn gốc VN. Tôi cũng không bán bởi họ mua nó với ý định thương mại hóa. Nếu họ mua để phổ biến thì tốt, còn ngược lại tôi cũng chẳng cần. Bao năm nay tôi vẫn sống bằng nghề nặn tượng và vẫn đủ sống” - ông Bẩy bộc lộ quan điểm. Ông nói thêm: “Cái mà tôi cần bây giờ là bằng cách nào, phương tiện ra sao để phổ biến cho nhiều người chơi cờ toán một cách hiệu quả, để tôi khỏi tốn tiền photo các bài hướng dẫn”.
Chuyện là, từ khi món cờ toán của ông được công khai thì mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm người ở quanh TP Bắc Ninh và khắp các tỉnh trong cả nước gửi thư, gọi điện cho ông xin được gửi bản photo hướng dẫn cách chơi, luật chơi cờ toán. Ông đã tốn cả bạc triệu để gửi các hướng dẫn cho người hâm mộ nhưng vẫn không xuể.
Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh có kế hoạch trình Bộ GD-ĐT đưa món cờ toán của ông vào thành môn học cho học sinh ở Bắc Ninh. Trong tháng bảy này, UBND tỉnh Bắc Ninh dự định mở một hội thảo về cờ toán của ông Vũ Bẩy. Các chuyên gia của Ủy ban Thể dục thế thao VN cũng đã gặp ông và hứa sẽ phát triển môn cờ toán ra cả nước.
Ván cờ và triết lý xã hội

“Người Việt từ xưa đến nay vẫn chơi cờ tướng. Nhưng cờ tướng là của người Trung Quốc. Rồi người ta chơi cờ vua. Cờ vua cũng là môn cờ du nhập. Chẳng lẽ chúng ta không có một loại cờ của riêng ta? Lúc đó tôi nghĩ có thể dùng các con số để tính toán cho một ván cờ được không? Thế là tôi bắt đầu bỏ thời gian để nghiên cứu về một thứ cờ gọi là cờ toán, để làm sao khi chơi cờ, người chơi phải vận dụng các kiến thức về toán học, đồng thời nó còn giúp khả năng toán học của người chơi được tốt lên” - ông Bẩy tâm sự.
Nung nấu từ những năm 1970, đến tận những năm 1980 ông mới hoàn thành được luật chơi cờ toán. Từ vị trí xếp quân cho tới giá trị mỗi quân hay cách bắt quân... ông đều phải sửa đi sửa lại hàng chục lần.
Theo ông, để đi một nước cờ toán thì phải vận dụng một trong bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. Do phải sử dụng cách chơi phối hợp cả bốn phép tính, nên tổng số nước đi của một ván cờ toán là lũy thừa của 87 (87^87). Trong khi đó, tổng số nước đi của cờ tướng chỉ là lũy thừa của 32, còn cờ vua là lũy thừa của 16). Lũy thừa của 87 là một con số mà “không biết bao nhiêu đời người mới có thể đi hết từng ấy nước đi” - ông khẳng định. Cờ toán vừa dân dã, vừa bác học là vì thế.
Ông Bẩy còn gửi vào cờ toán một triết lý nhân sinh: “Khi chơi cờ toán, nó không chỉ giúp người ta tính toán mà còn dạy cho người ta phải biết lẽ sống. Tính cách từng người sẽ được thể hiện qua ván cờ toán. Người tham lam thì chỉ thích cộng, thích nhân. Nhưng cứ nhân, cứ cộng mãi cũng thất bại (thua). Cái đó cũng giống như ở đời: lá lành phải biết đùm lá rách, phải biết chia sẻ cho người khác”.
Đặc biệt, theo ông, cái này mới là độc đáo: quân số 0 (đứng yên một chỗ, không được di chuyển). Tất cả các quân còn lại 1-9 đều có nhiệm vụ công thủ ngang nhau và có một trách nhiệm chung là bảo vệ quân số 0. Trong cờ vua và cờ tướng, khi mất vua hoặc tướng là bị thua. Tuy nhiên, cờ toán lại khác cờ tướng, cờ vua ở chỗ: quân số 0 là dân chứ không phải tướng hay vua, và khi để dân bị đối phương bắt, người chơi sẽ bị thua tuyệt đối.
Theo Tuoi Tre Online


Cờ Toán rất tốt cho phát triển trí tuệ
Cờ Tướng, Cờ Vua, Cờ Vây hiện vẫn có những tranh cãi về nguồn gốc giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, chưa thể khẳng định 100% là có đầu tiên ở nước nào. Thái Lan cũng có môn cờ riêng rất thú vị. Vì thế, nếu Cờ toán chứng minh được tính hấp dẫn, được nhiều người hưởng ứng chơi thì càng hay, bởi đây chắc chắn là cờ của Việt Nam, đã được cấp chứng nhận bản quyền.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền, đưa được một môn cờ vào cuộc sống cần rất nhiều thời gian. Khi đã có một số lượng người chơi thường xuyên nhất định thì Liên đoàn Cờ sẽ có những khảo sát để xem xét công nhận và đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia.
Tôi chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về Cờ Toán Việt Nam, nhưng sơ bộ có thể nhận thấy đây là môn cờ rất hay, rất trí tuệ và có độ khó cao. Một em nhỏ chưa biết chữ, chưa biết phép tính cũng có thể chơi Cờ Vua, Cờ Tướng hay Cờ Vây, còn với Cờ Toán, chắc chắn các em phải thuộc các phép tính trong bảng cửu chương thì mới chơi thành thạo được. Vì thế, nếu triển khai sâu rộng được trong hệ thống nhà trường thì rất tốt cho việc rèn luyện tính toán, trí nhớ cho các em.

HLV Nguyễn Minh Thắng, Liên đoàn Cờ Việt Nam
Cờ Toán Việt Nam: Khát vọng chinh phục thế giới
Tuổi thơ, chiếc xe đạp và Cờ Toán


Ông Vũ Văn Bảy
Nhắc lại chuyện tuổi thơ, ông Bẩy cười có phần ngượng nghịu. Ông kể: “Năm 12 tuổi khi vẫn mê mải với những trò chơi khăng, đánh đáo, đánh cờ thì tôi… lấy vợ. Nào đã biết gì đâu về chuyện vợ chồng. Vì ông bố hứa “nếu cưới vợ thì cho cái xe đạp”, thích quá, háo hức quá nên đồng ý thôi”. Khi 19 tuổi, ông trở lâm vào cảnh “gà trống nuôi con”. Ông đã phải lăn lộn, làm đủ những công việc nặng nhọc nhất để nuôi 3 đứa con. Thế rồi, cứ mỗi lần nhìn các con lao vào những trò chơi vô bổ như mình ngày nhỏ, ông càng nung nấu suy nghĩ về một trò chơi hữu ích nào đó. Thế rồi những thế cờ Toán mang máng xuất hiện trong đầu ông. Ông bảo, nếu đem “chiếu” theo một lăng kính nào đó thì mọi chuyện trên đời này sẽ đơn giản, bớt nặng nề đi rất nhiều. Vốn thạo chơi cờ tướng, cờ trận, ông nghĩ nếu tất cả các phép tính dù đơn giản hay phức tạp đều được đem ra chơi với nhau thì Toán học sẽ không còn đáng sợ với con trẻ nữa. Lối tư duy ấy, cũng là cách để ông vượt qua những năm tháng khó khăn của cuộc đời mình.
Lúc đầu, trò chơi cờ Toán của ông chỉ là những phép tính đơn giản dành cho trẻ con, lâu dần có đủ cả các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Ông cũng không biết mình đã mất bao nhiêu thời gian để hoàn thiện trò chơi này. Cứ khi nào nghĩ được một thế cờ, ông lại mày mò cả đêm để thực hành. Ngay bộ quân cờ cũng phải đổi đến lần thứ 3, ông mới ưng ý. Lúc đầu quân cờ được đánh số, nhưng vì số 9 để ngược lại giống với số 6 và ngược lại nên ông chuyển sang sử dụng chữ số La Mã. Thấy cũng không ổn, ông chuyển sang lối dân dã, sử dụng các dấu chấm để biểu trưng cho giá trị của quân cờ. Các sốlẻ thì có chấm ở giữa. Thoạt đầu nhìn cũng hơi rối mắt nhưng chơi vài lần cũng quen. Đến những năm 80 của thế kỷ 20, trò chơi cờ do ông phát minh đã khá hoàn thiện. Ông đặt tên là Cờ Toán Việt Nam.
Hành trình lận đận…
Năm 1982, khi Cờ Toán Việt Nam đã được khá nhiều người biết đến và ưa thích, ông mang đến Uỷ ban khoa học tỉnh Hà Bắc nhờ thẩm định để phổ biến rộng rãi. Ông được giới thiệu lên Uỷ ban khoa học Nhà nước. Tại đây, bộ cờ của ông được giữ lại nghiên cứu. Dù nhận thấy trò chơi rất hay, thú vị nhưng Uỷ ban khoa học Nhà nước cũng không cấp bằng sáng chế cho ông. Đã thế, nhiều người còn nghi ngờ ông học mót ở đâu đó nên cứ hỏi đi hỏi lại rằng “nhà bác có những ai ở nước ngoài?” hay “bác đã đi nước ngoài bao nhiêu lần?”… Theo lập luận của ông các thế cờ chiến lược của Cờ Vua là luỹ thừa 16, Cờ Tướng là luỹ thừa 32 thì Cờ Toán là luỹ thừa của 187 (hiện đã rút xuống luỹ thừa của 87). Không một máy tính nào lúc đó có thể tính được luỹ thừa của 187 nên không ít người cho rằng ông bị… hoang tưởng! Sau đó, vì coi đây là trò chơi nên Cờ Toán của ông được giới thiệu sang bên khoa học xã hội và nhân văn. Thật vui và cũng buồn là nhiều người ở đây đem Cờ Toán ra chơi với nhau rất say mê, quên phéng chuyện cấp “giấy khai sinh” cho đứa con tinh thần của ông.
Không được cấp sáng chế, ông định tìm cách gửi ra nước ngoài để phổ biến. Tuy nhiên khi mang đến cơ quan xuất nhập cảnh, người làm thủ tục bảo: “Nếu chứng minh được đúng như lời bác thì bác sẽ bị tội làm mất bí mật quốc gia đấy”. Hoảng quá ông lại ôm cờ về.
Thế rồi qua rất nhiều thủ tục và hơn 20 năm lận đận, ngày 18-5-2005 Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Bộ Văn hoá Thông tin đã cấp giấy chứng nhận bản quyền số 712 cho Cờ Toán của ông. Thật khó diễn tả hết sự sung sướng, hạnh phúc khi ông nhận được tờ “giấy khai sinh” ấy.
Triết lý và khát vọng


Ông Bảy hướng dẫn phóng viên ANTĐ chơi Cờ Toán
Ông Vũ Văn Bẩy cho biết, Việt Nam đã có những truyền thuyết về “Trạng cờ”, và Cờ Toán là sự kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá, thể thao của dân tộc. Đây là trò chơi trí tuệ nhưng cũng dễ chơi. Từ em nhỏ mới biết cộng trừ đến các giáo sư toán học đều có thể chơi Cờ Toán phù hợp với trình độ của mình. Bất kỳ ai đã biết luật chơi cũng khó dời xa được sức hút của Cờ Toán. Người mới học có thể chỉ chơi cộng, trừ, người khá hơn có thể chơi cả cộng, trừ, nhân, chia. “Cao thủ” hơn có thể chơi theo phép tính mũ, tính thập phân… hay chơi theo hoá trị trên bảng tuần hoàn Menđêlêép… Theo ông Bẩy thì tính cao siêu vô cùng tận, tính dân dã, bác học của Cờ Toán là vậy. Cờ Toán cũng kích thích tư duy tính toán, suy luận nên thực sự là một phương tiện cho học sinh, sinh viên “học mà chơi, chơi mà học” đầy hiệu quả.
Ông Bẩy rất tâm đắc với mục tiêu của Cờ Toán Việt Nam là “thân thiện – trí tuệ và sáng tạo”. Ông bảo rằng, ẩn sau mấy chữ này là một triết lí nhân sinh thật cao cả. Bởi lẽ ở đời cộng và nhân là tất yếu, người ta vơ vào cho mình là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, ở đời cũng phải biết trừ đi của mình, biết chia cho người khác. Vì thế, trong các phép tính để tấn công hay phòng thủ của Cờ Toán, có lúc cộng hay nhân là hay, nhưng có khi phải trừ hay chia mới hiệu quả. Cuộc đời ai chẳng có lúc buồn – vui, nhận – cho, rủi ro – may mắn. Vì thế, chơi Cờ Toán, hiểu được triết lý nhân sinh ấy, sẽ thấy cuộc đời dễ chấp nhận hơn, có ý nghĩa hơn.
Theo ông Vũ Văn Bẩy, thật mừng là từ đầu xuân này, một giải đấu Cờ Toán Việt Nam sẽ được tổ chức thường nên ngay tại… nhà ông. Đó là sự khởi đầu, về lâu dài ông mong muốn Cờ Toán được phổ biến trong tất cả các trường học để giúp các em thích học toán và học có hiệu quả hơn. Với triết lí cuộc đời và cũng vì “Toán học thì ở nước nào chả giống nhau” nên khát vọng của ông là Cờ Toán Việt Nam sẽ chinh phục người chơi trên toàn thế giới.

The An Ninh Thủ Đô

Thí sinh Nhân tài Đất Việt ở tuổi xưa nay hiếm và phần mềm Cờ toán Việt Nam
(VnMedia) - Không chỉ để lại ấn tượng đặc biệt bởi lý do đến với cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2008 với một mong muốn duy nhất được tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia CNTT để phần mềm được hoàn thiện hơn, nhóm tác giả phần mềm Cờ toán Việt Nam còn là đội có thí sinh tham gia lớn tuổi nhất cuộc thi lần này.
Nhìn dáng nhanh nhẹn cùng chuẩn bị công cụ cho cuộc thuyết trình trước Hội đồng Chung khảo Nhân tài Đất Việt nhóm sản phẩm có tiềm năng ứng dụng, có lẽ ít ai nghĩ rằng bác Vũ Văn Bảy năm nay đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy xưa nay hiếm. Và càng khâm phục hơn khi “ông cụ” lại chính là tác giả của trò chơi Cờ toán Việt Nam đã được Cục bản quyền cấp chứng nhận quyền tác giả ngày 18/5/2005 và Công ước Berne xác nhận là một phát minh sáng chế chưa từng có trên thế giới.

Từ khi xây dựng nên trò chơi, luật chơi cho tới ngày đăng ký bản quyền, lộ trình thực hiện của bác Bảy tới gần 30 năm. Cờ toán Việt Nam được bác xây dựng với nhiều tính năng: tính giáo dục; tính phổ cập và tính cộng đồng. Đối tượng chủ yếu mà trò chơi nhắm tới là các em học sinh, sinh viên. Khi chơi cờ toán, các em không chỉ vừa được chơi mà qua đó còn phát huy được cả những kỹ năng toán học thực sự.

Hoàn toàn khác lạ so với các loại cờ cổ điển như cờ vây, cờ tướng, cờ vua về thiết kế bàn cờ, quân cờ, cách đi quân, cách bắt quân đối phương, trò chơi cờ thế Việt Nam được áp dụng 4 phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia và quân cờ là biểu trưng của những con số nguyên đơn từ 0 đến 9.

Với những tính năng tiện ích như vậy, trò chơi cờ toán đã vượt qua cả tỉnh Bắc Ninh, nơi sinh sống và làm việc của bác Bảy mà đã được đông đảo người chơi cờ của cả nước biết tới. Nhìn nhận giai đoạn hiện nay khi CNTT phát triển với tốc độ rất nhanh, mạng Internet hoà nhập, nối mạng với toàn cầu, bác Bảy đã đưa ra ý tưởng xây dựng phần mềm cho trò chơi.

Việc ứng dụng CNTT vào việc chơi cờ là một giải pháp khuyến khích người chơi giao lưu trao đổi những kinh nghiệm chơi cờ giúp tăng thêm tính hấp dẫn của trò chơi. Bác Bảy tin rằng điều này sẽ giúp cho những lợi ích vốn có của trò chơi Cờ toán Việt Nam nhanh chóng được tăng lên.

Bác đã tìm đến các kỹ sư điện tử, CNTT, phối hợp xây dựng nên phần mềm Cờ toán Việt Nam với hy vọng sẽ có thể tuyên truyền quảng bá trò chơi ở phạm vi rộng hơn, không chỉ ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài. Không chỉ có tác dụng giao lưu văn hoá mà còn thể hiện được tên tuổi của người Việt Nam trong làng cờ quốc tế.

Phần mềm cờ toán đã được bác Bảy cùng nhóm kỹ sư xây dựng trong vòng 4 tháng. Sử dụng công nghệ C#.net cùng với cơ sở dữ liệu Oracle 9i, ngôn ngữ lập trình Visual Studio, sản phẩm được xây dựng trên một nền tảng công nghệ được đánh giá là hiện đại nhất hiện nay. Thiết kế theo kiến trúc message bus, chạy trên web service và Window service, phần mềm Cờ toán Việt Nam gồm có hai phần chính. Một là hệ thống chơi cờ online trên mạng Internet và hai là phần mềm cờ toán Việt Nam được chơi tự động trên máy tính.

Khi dự thi Nhân tài Đất Việt 2008, phần mềm cờ toán Việt Nam đã đi vào hoạt động. Chỉ cần vào website Vietnam Domains Registrar .VN ccTLD, web hosting, e-mail, VOIP, News (http://cotoanvietnam.vn) người dùng có thể tiếp cận với trò chơi giải trí rất trí tuệ này.

Tuy nhiên, vẫn không bằng lòng với những thành quả có được. Bác Bảy cho biết, trong thời gian tới, nhóm tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình để Cờ toán Việt Nam thực sự là một trò chơi trí tuệ tiện ích, tự hào khẳng định thương hiệu Việt.
Thủy Nguyên

hnmoi
29-06-2011, 06:46 AM
Trò chơi này ko hấp dẫn rồi! Vì sao? Vì luật chơi như vậy thì con người dễ dàng lập trình và máy tính sẽ rất dễ dàng đánh thắng.

nguaogioi
29-06-2011, 09:55 AM
nhìn là thấy ko muốn chơi rồi

yeulam_yeulai_laiyeulam
29-06-2011, 11:30 AM
Gần đây cũng có một anh chàng tuyên bố sáng tạo ra cờ quả đất.
Nghĩa là anh ta dùng các quân của cờ tướng (và thêm một số quân khác) để chơi cờ trên bàn cờ có hình tròn.
Anh lặn lội đi lên tỉnh, lên thủ đô để khoe hàng. Anh ta cho rằng sáng tạo của anh ta là duy nhất. Điều đó cũng có thể, tiếc một cái là anh ta lại đặt tên tiếng anh cho loại cờ này Globe chess hay cái gì đó đại loại như vậy. Tôi mang chữ đó lên Google, và kết quả thì ai cũng có thể tự mình thử xem.
Ở đây tôi không nói ý muốn sáng tạo là không hay, tôi cũng không nói đến kết quả của cái sáng tạo của các cái ông đã phát minh ra loại cờ mới là không hay.
Trên đời này, cái gì tồn tại được đều phải có cái lí của nó, nếu nó có cái lí, nó sẽ tồn tại mặc kệ ai chê bai hay là hắt hủi, nếu nó không có cái lí nó sẽ heo hắt, mặc người ta có bốc giời nó lên. Bằng chứng về sức sống của một môn cờ, là số lượng người chơi. Giống như hàng hóa, mặt hàng uy tín là mặt hàng có nhiều người mua.
Ví dụ như cờ up, tôi không ưa chơi cờ up, nhưng tôi thừa nhận nó là một sáng tạo, nó tồn tại mạnh và rộng khắp. Người đầu tiên chơi cờ up hẳn là một người hơi khôi hài, tấm lòng cũng rộng rãi, không câu nệ gò bó, người ấy chả thèm đi đăng kí bản quyền như mấy cái thằng nhà quê kia. Nhưng không đăng kí có sao đâu?

nguaogioi
29-06-2011, 02:03 PM
. Đặc biệt, có một thương gia nước ngoài đã tìm đến ông để mua bản quyền với giá 1 triệu USD nhưng ông Bảy không bán

Nghe thiệt là vãi lúa. Vậy mà cũng nói được. Chắc là hỏi mua đất do lãng tai nên nghe nhầm mua cờ

Congaco_H1R5
29-06-2011, 02:47 PM
Ban đầu mới đọc thì cũng có ý tìm hiẻu về cờ Toán .
Nhưng tới đoạn $ 1 000 000 không bán bản quyền thì thôi , không có ý định tìm hiểu nữa .
Cái này xem ra là quảng cáo quá lời rồi , cũng như không ăn mì gói TV , không dùng nước CF khi giặt đồ vậy ... =))

mtuan2
29-06-2011, 04:20 PM
Nick mtuan2 có người hỏi mua 10 triệu USD mình còn chưa nỡ bán, nữa là cờ toán hay như thế mà chỉ có 1 triệu USD thôi sao?

Metallica
30-06-2011, 07:41 PM
mấy ông VN toàn nghĩ ra mấy cái loại cờ nhố nhăng.hồi tết có đọc tạp chí chơi cờ thấy bảo có ông đại tá gì còn phát minh ra cả loại cờ chào mừng kỷ niệm 1000 năm thăng long hà nội nữa.tên gọi là gì tôi cũng không nhớ nhưng đọc qua thấy đúng là trò trẻ con.thế mà cũng là sáng tạo.mấy bố nhà báo thì lăng xê kinh quá.đọc xong chỉ muốn bò ra cười chứ không có ý định thử chơi làm gì cho mệt.chắc vụ không bán bản quyền 1 triệu usd trên là chuyejen phịa 100% dùng để lòe bọn mông dao mường mán còn được chứ lòe mấy tên người Kinh khôn như ranh bây giờ có lẽ là ko ổn tí nào.

Lavie
01-07-2011, 07:20 AM
Nghe thiệt là vãi lúa. Vậy mà cũng nói được. Chắc là hỏi mua đất do lãng tai nên nghe nhầm mua cờ

Lãng tai có khi là nguyên nhân chính. Cũng có thể cậu người nước ngoài này nói gọn là 1 triệu, ý là một triệu đồng. Nhưng tác giả lại hiểu nó người nước ngoài nên đó là tiền đô :D

Một giả thiết khác là người nước ngoài đó tán chuyện tào lao, kiểu như "ờ cờ này hay thật đấy, có khi nó phải đến 1 triệu đô. Ờ, nếu tao trả 1 triệu đô thì mày có bán đứt cho tao không?". Nói chuyện đãi bôi mà chẳng có bằng chứng gì anh ta sẽ thật sự muốn bỏ tiền ra dù chỉ 1 đồng để mua.

Đa số các công ty hay cá nhân kinh doanh vật tư cờ, phần mềm cờ... nếu không chết sau 1-2 năm thì cũng chỉ đủ để sống lay lắt. Hãy hình dùng người ta phải bán được bao nhiêu bàn cờ mới được doanh số 1 triệu USD, và phải bao nhiêu bàn cờ mới lãi được ra 1 triệu USD. Rồi hãy hỏi xem mấy cậu Tàu viết mấy phần mềm cờ Tướng xem đã thu về nổi vài chục ngàn đô chưa, sống được hoàn toàn bằng chúng không hay cũng chỉ là chí thú hoặc thu nhập thêm thắt...

Tôi cũng giống như bạn H1R5, lúc đầu cũng quan tâm, thấy hay hay, nhưng đọc đến chỗ 1 triệu đô thì tự nhiên thấy nản quá, chán ngán không còn muốn táy máy nghịch ngợm nó nữa.

batcandoi
03-07-2011, 10:17 AM
Th eo mình nên bán chỉ yêu cầu để song song hai chữ chứ ko đc để 1 chữ, để họ phát triến nó lên quốc tế ( sau đó ngừoi ta cũng biết là gốc vn). chứ mãi ì ạch này ko phát triển có khị bị triệt tiêu luôn !

ntigger
03-07-2011, 06:10 PM
cờ này hay đấy chứ, cứ thử chơi thì mất mát gì đâu? ủng hộ môn cờ mới của Việt Nam đi nào.