PDA

View Full Version : Khai cuộc: Đen khóa góc phía trên-phải



Trùm cờ vây
06-07-2011, 02:47 PM
1. Khai cuộc 1: Đen khóa góc phía trên-phải - Thư viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com/Home/cach-choi-co-vay/nang-cao/khai-cuoc-dinh-thuc-hien-dai/shimari-goc-tren-phai)

Trùm cờ vây
06-07-2011, 02:48 PM
2. Trắng treo góc - Đen kẹp cách ba - Thư viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com/Home/cach-choi-co-vay/nang-cao/khai-cuoc-dinh-thuc-hien-dai/treo-goc-ki-ma)

Trùm cờ vây
06-07-2011, 02:49 PM
3. Trắng treo góc - Đen kẹp cao cách hai - Thư viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com/Home/cach-choi-co-vay/nang-cao/khai-cuoc-dinh-thuc-hien-dai/treo-goc-vs-kep-cao-cach-hai)

Trùm cờ vây
06-07-2011, 02:50 PM
Khai cuộc và định thức hiện đại
Cuốn sách này được viết với mục đích trình bày một cách tiện lợi và có hệ thống lí thuyết khai cuộc hiện đại. Đây là cuốn đầu tiên trong bộ sách 2 quyển trình bày về hầu hết cách định thức ở tiểu mục (komoku joseki). Những định thức này được nghiên cứu từ những ván cờ chuyên nghiệp thực tế với nhiều biến thể khác nhau dựa trên đánh giá tổng thể thế cờ trên bàn. Cuốn đầu tiên sẽ tập trung vào định thức trong khi cuốn thứ hai tập trung vào khai cuộc. Để hỗ trợ cho bộ sách này sẽ có 2 quyển dành riêng nói về trung bàn chiến (EN: middle game, JP: chuban sen), một cuốn về thu quan (EN: end game, JP: yose) và một vài cuốn nữa về các vấn đề khác trong một ván cờ.

Các vấn đề được nêu ra trong cuốn sách này được trích từ các tài liệu của “Sakata kì viện” trong khoảng tháng 9 năm 1965 đến tháng 6 năm 1967. Nội dung đã được sắp xếp và biên tập lại một cách có hệ thống và dễ hiểu hơn. Chúng tôi hi vọng rằng điều này sẽ không làm mất đi ý tưởng ban đầu của Sakata.

Có rất nhiều biến thể được đề cập đến trong cuốn sách này chúng ta không nên hiểu cứng nhắc rằng chúng tốt hay xấu trừ khi đặt trong một trường hợp cụ thể. Những nước cờ này thường xuất hiện trong các ván cờ của những kì thủ chuyên nghiệp đỉnh cao và vì thế chúng được nghiên cứu ở đây. Tôi muốn giới thiệu đến độc giả nếu có cơ hội tìm đọc bài viết "đường tới nhất đẳng" (way to sho-dan) vào số tháng 10 năm 1967 của tạp chí Go review bởi chuyên gia Ryuichi Akiba người đã phân tích vấn đề nêu trên một cách cặn kẽ.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Viện Cờ Nhật Bản (Nihon Kiin) đã cung cấp các tài liệu hữu dụng, Makoto Ito, Kiyoshi Kuihara và Kohei Yoshida những người mà nếu không có sự trợ giúp và động viên của họ cuốn sách này không thể trở thành sự thực. Tôi cũng xin cảm ơn chân thành Mitsuru Nakada và Shunro Narazaki vì những trợ giúp trong quá trình biên dịch cuốn sách.

Richard Bozulich
Tokyo, 1965.

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn Hồng Anh (Nick name Hongying), kì thủ 3 đẳng amateur đã giúp biên dịch cuốn sách này để giới thiệu với các thành viên.
Thư Viện Cờ Vây: Thư viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com)

Trùm cờ vây
06-07-2011, 02:51 PM
Căn bản Cờ Vây
Bạn đã biết các luật chơi căn bản và muốn tìm hiểu thêm về hình cờ, hướng phát triển, tấn công và phòng thủ hay các định thức hãy tham khảo các bài viết trong mục này.
Tấn công & phòng thủ
Tấn công và phòng thủ là hai yếu tố hấp dẫn nhất trong cờ vây. Còn gì thú vị nếu một trận đấu không có những thế trận mạnh mẽ hay giao tranh quyết liệt? Ngay cả khi tính toán của những người chơi đều hợp lý, thì cũng không thể ngăn những đợt tấn công xảy ra khiến đối thủ choáng váng và khó khăn khi đáp trả. Đó là lý do tính đối kháng trong cờ vây đem lại cho người chơi cảm giác giống như tham gia các cuộc săn bắn hay chiến trận.

Chiến lược, tâm lý, tấn công và phòng thủ đều rất quan trọng trong Cờ Vây, đặc biệt ở trung bàn chiến. Trên thực tế, bởi rất nhiều phức tạp nảy sinh ở trung cuộc, người chơi rất khó để chỉ tập trung vào một vấn đề mà không xem xét những yếu tố khác. Trước hết, chúng ta cần phải nắm bắt được mục đích cơ bản của phần trung cuộc. Đó không phải là tấn công hay phòng thủ. Tấn công và phòng thủ chỉ là ý nghĩa của những nước cờ, không phải là mục đích. Hai điều quan trọng nhất trong một ván cờ là: sự cân bằng về lãnh thổ và cân bằng về sức mạnh.

Căn bản Cờ Vây - Thư viện Cờ Vây (http://www.thuviencovay.com/Home/cach-choi-co-vay/can-ban-co-vay)