View Full Version : Rượu
Ngồi buồn chẳng biết làm gì, thèm uống rượu nhưng hết tiền nên xin khuân vác bài về rượu từ diendanvanhoathethao.net về giải sầu.
Đây là mạch bài rất nhiều người viết nhưng sau đó có nick hoai-huong áp đảo quần hùng nên tôi chỉ khuân những bài viết của nick này về, có biên tập lại tý tẹo.
Mạch này khá dài nên em sẽ khuân dần dần
Thứ nhất, nếu nói rượu Tây thông dụng nhất, phải nói đến vodka. Vodka do rất nhiều nước trên thế giới sản xuất, từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Úc. Vodka được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau: lúa mạch có, lúa gạo có, lúa mỳ có, khoai tây cũng có và ngay cả nho cũng có. Chỉ có thể nói whisky là dòng "brown spirit" thông dụng nhất. Còn nếu tính cả "white spirit" thì vodka thông dụng nhất, được bán với sản lượng (volume) lớn nhất từ nhiều năm nay.
Thứ hai, nếu nói whisky có xuất xứ từ Scotland cũng không đúng. Khác với Cognac, Armagnac, Calvados và một số loại rượu khác bắt buộc phải được gắn liền với "tên gọi xuất xứ địa lý", whisky thì không được quy định chặt chẽ đến mức như vậy. Có thể nói thế này sẽ đúng hơn: Whisky là dòng rượu mạnh, được chưng cất từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc lên men, được ủ trong thùng gỗ sồi và phải tuân theo các quy định chặt chẽ của từng nước, nơi mà tại đó, rượu được làm ra. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nước sản xuất whisky: nổi tiếng nhất và có sản lượng lớn nhất là Scotland (Scots, Scotch, Scotch whisky), tiếp theo có Ireland (Irish Whiskey), Mỹ (Bourbon Whiskey, Tennessee Whiskey), Nhật (Japanese Whisky), Canada (Canadian Whisky), Anh, Úc, Đài Loan, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển....
Thứ hai, whisky không phải tất cả đều được làm từ đại mạch. Nếu làm 100% từ đại mạch (barley - cũng có thể gọi là 'lúa mạch vàng' hoặc đơn giản chỉ là 'lúa mạch') thì chỉ có dòng Single Malt Whisky hoặc Blended Malt Whisky. Whiskey Mỹ thì nấu từ hỗn hợp ngũ cốc lên men mà chủ yếu là từ ngô nên cũng có thể gọi là Whiskey ngô (theo Luật của Mỹ, để làm ra rượu Bourbon Whiskey như Jim Beam, Wild Turkey, Four Roses, Buffalo Trace... hoặc Tennessee Whiskey như Jack Daniel's thì nguyên liệu hỗn hợp ngũ cốc lên men phải có tối thiểu 51% là ngô trong thành phần).Whisky Ca nada thì nguyên liệu là hỗn hợp ngũ cốc lên men, trong đó lúa mạch đen (rye) phải chiếm đa số, nên có thể gọi là rye whisky.
Ngay cả các dòng Blended Scotch Whisky như Johnnie Walker, Chivas, Ballantine's, Grant's, Dewar's, J & B, Teacher's, White Horse, Bell's ... thì nguyên liệu cũng là hỗn hợp, vì trong thành phần của chúng vừa có các loại rượu Single Malt, vừa có các loại Grain Scotch Whisky (nấu từ hỗn hợp ngũ cốc, bao gồm cả lúa mạch, lúa mạch đen và lúa mỳ).
Whiskey và Whisky
Theo một số cuốn sách về rượu của những Connoissieur nổi tiếng thế giới như Michael Jackson (không phải là Vua nhạc POP), Jim Murray, Serge, Richard Peterson..., thì do có thời gian, rượu Scotch Whisky bị làm lung tung, không có quy định kiểm tra, giám sát chặt chẽ, dẫn đến giảm sút uy tín, nên các Nhà chưng cất ở Ireland quyết định lấy tên gọi chung của rượu whisky Ireland là Irish Whiskey để phân biệt.
Những lò rượu đầu tiên tại vùng đất mới bên thị trấn Bourbon, bang Kentucky của Mỹ cũng là do những người Ai-len nấu, nên họ gọi là Bourbon Whiskey.
Ngoài Ireland và Mỹ, tất cả các nước khác nếu có rượu do mình sản xuất đều gọi là whisky như Scotland.
Whisky Đơn và Whisky Pha trộn
Tại Scotland có 05 dòng whisky:
Loại 1 - Single Malt Scotch Whisky
Loại 2 - Blended Malt Scotch Whisky
Loại 3 - Single Grain Scotch Whisky
Loại 4 - Blended Grain Scotch Whisky
Loại 5 - Blended Scotch Whisky.
Loại 1 - Single Malt Scotch Whisky, tiếng Việt thường được gọi là Whisky Đơn, đúng ra phải gọi là Whisky Mạch nha đơn, hoặc đầy đủ thì phải là Whisky Mạch nha Đơn cất của một Nhà Chưng cất duy nhất (để phân bệt với Single Grain Whisky - là loại Whisky Ngũ cốc Đơn cất).
Đây là dòng Whisky ngon nhất, giàu hương vị và có độ phức hợp nhất, đồng thời cũng là dòng whisky có giá cao nhất trong số 05 dòng whisky kể trên. Nó đắt và ngon là bởi vì nó được làm theo quy trình cầu kỳ và tốn rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều công sức.
Nguyên liệu của Single Malt là lúa mạch vàng (barley). Barley phải được làm thành mạch nha (Malted Barley) thông qua công đoạn malting process. Trải qua nhiều bước phức hợp khác nhau (em xin phục vụ các bác ở một bài sau), nguyên liệu được đem chưng cất theo mẻ (batch) ở những nồi đồng (pot still). Quá trình chưng cất cũng rất công phu. Sau đó, nó được đưa vào ủ trong những loại thùng gỗ sồi khác nhau. Sau khi được ủ đến độ tuổi nhất định, ví dụ 12 tuổi, 15 tuổi hay 18 tuổi..., rượu sẽ được mang ra để đóng chai hoặc blend giữa nhiều thùng rượu khác nhau và đóng chai. Cho dù là được blend từ nhiều thùng rượu khác nhau, thì tất cả các thùng này đều phải được lấy từ một Nhà chưng cất (Distillery) duy nhất, rượu mới được gọi là Single Malt.
Rượu Single Malt của Scotland lại được phân nhóm theo những style khác nhau, căn cứ vào vùng sản xuất và style của Nhà chưng cất. Những vùng nổi tiếng nhất là Speyside (với style thiên về dịu ngọt và hương thơm hoa quả), Islay (với style nồng nàn, đượm hương khói và vị biển), Highland (với độ dải khá rộng về phổ hương vị), Lowland (với style hương vị nhẹ nhàng, thanh nhã và dịu dàng), Campbeltown (với style nằm giữa Islay và Speyside)...
Rượu Single Malt thường được đề năm tuổi trên nhãn (Age Statement), trong đó, tuổi ghi trên nhãn là tuổi của thùng rượu trẻ nhất. Tuổi rượu phải được tính đủ ngày (từ ngày, tháng của năm A đến ngày, tháng của năm B). Ví dụ rượu được chưng cất ngày 01 tháng 10 năm 1990 và đưa vào warehouse để ủ, nếu đóng chai vào ngày 30-09-2010, thì chỉ được ghi tuổi rượu là 19 chứ không được ghi là 20. Tại thị trường VN, chúng ta dễ dàng tìm được những chai này, như Glenfiddich 12yo, 15yo, 18yo, 21yo, 30yo, Macallan 12, 18, 21, 30, Glenmorangie 10, 18, 25, Old Pulteney 12, 17, 21, 30, Balvenie 12, 17, 21, 30...
Một số chai rượu thì lại không ghi tuổi rượu (NAS - No Age Statement). Loại này được phân chia theo 2 thái cực khác nhau, hoặc đó là chai rượu trẻ (thường là từ 3 đến 8 năm tuổi), hoặc là những chai cao cấp (super-premium) có chất lượng đặc biệt, được blend từ nhiều thùng rượu có độ tuổi khác nhau, kể cả những thùng được ủ tới hơn 50 năm. Những chai này có thể kể đến Macallan Select Oak hoặc Estate Reserve. Dễ tìm hơn thì có loại Macallan 1851 Inspiration hoặc Glenmorangie Signet.
Một số dòng sản phẩm thì lại ghi rõ năm chưng cất (Vintage). Cách này thì giống như vang. Nhà Chưng cất nhận thấy vào một số năm, họ chưng cất được mẻ rượu có phẩm cấp xuất sắc, nên họ quyết định sẽ đóng chai nguyên mẻ rượu của năm đó và ghi Vintage. Trên nhãn, họ sẽ ghi năm chưng cất (đồng thời cũng là năm bắt đầu cho rượu vào thùng để ủ) và năm đóng chai. Ở thị trường VN, chúng ta có thể tìm thấy loại Balblair Vintage 2000 (10 tuổi), Vintage 1997 (12 tuổi), Vintage 1991 (18 tuổi), Vintage 1989 (21 tuổi), Vintage 1975 (32 tuổi), Macallan Vintage 1991 (18 tuổi).
Loại 2 - Blended Malt Scotch Whisky
Là rượu pha trộn của các loại rượu Single Malt với nhau. Trước đây, dòng này cũng có thể được gọi là Pure Malt hoặc Vatted Malt, nhưng Luật 2009 của UK (có hiệu lực từ đầu năm 2010) đã chính thức cấm tên gọi Pure Malt và Vatted Malt.
Để tạo ra một dòng rượu mới với những hương vị khác lạ, một số nhà sản xuất sáng tạo ra bằng cách trộn một số loại single malt với nhau theo những công thức riêng biệt.
Blender có thể chính là nhà sản xuất, nhưng cũng có thể là một nhà khác (họ không sx ra rượu nhưng mua rượu của các nhà khác về để trộn và bán lại).
Dòng này có thể kể đến:
- JW Green Label 15 years old, được pha trộn từ trên 20 loại whisky, trong đó core của blend bao gồm 04 loại Single Malt khá đẳng cấp: Caol Ila, Talisker, Linkwood và Cragganmore.
- Monkey Shoulder, là dòng Blended Malt nổi tiếng của Nhà Glenfiddich, có thành phần bao gồm 03 loại rượu Single Malt do chính Nhà Glenfiddich làm là Balvenie, Glenfiddich và Kinivin.
- Ballantine's 12years old Pure Malt, được trộn từ trên 10 loại Single Malt, bao gồm Balblair, Old Pulteney, Longmon, BenRiach...
Có một điều khá đặc biệt là, bạn có thể chọn 05 dòng rượu Single Malt rất ngon và đắt tiền để trộn với nhau thành Blended Malt, nhưng sản phẩm cuối cùng lại cho ra một thứ whisky rất dở.
Chai JW Green Label cũng được giới Connoisseur trên thế giới đánh giá như thế. Rượu Caol Ila và Talisker mà 15 tuổi thì khá đắt tiền và rất ngon, nhưng đem trộn với nhau và trộn với một số loại Single Malt khác nữa, thì lại cho ra một sản phẩm có hương hơi nhạt, thiếu cá tính, vị hơi nhiều cay nồng, tươi trẻ. Khi uống, ta có cảm giác là rượu chỉ khoảng 10 năm chứ không phải 15 năm tuổi.
Bản thân mùa đông năm nay, người viết bài này cũng thử blend ra một dòng rượu riêng từ khoảng hơn 20 loại Single Malt mà người viết cho rằng rất phù hợp để trộn với nhau. Đêm đầu tiên, sau khi trộn khoảng 15 loại với nhau theo 2 công thức khác nhau, cả hai sản phẩm đều không ưng ý, một Blended Malt thò hơi nhạt, còn một thì khá nồng ấm, nhưng body của nó vẫn thiếu balance và vị không được round cho lắm.
Phải mất 3 đêm mới ra được 2 sản phẩm ưng ý: một loại được trộn từ 18 loại Single Malt khác nhau. Một loại được blend từ 10 loại khác nhau. Cả hai sản phẩm này đem mời một ố anh trong ngành rượu VN tại một Tasting Event thì đều được đánh giá là có cá tính và sẽ bán được trên thị trường. Vấn đề là có đủ để mà bán hay không
Tequila là một dòng rượu mạnh được sản xuất tại Mexico từ nguyên liệu của lá cây thùa gai (blue agave) lên men. Cây thùa gai này giống như cây dứa (thơm), có rất nhiều lá mọc từ gốc và tủa lên trên.
Rượu Tequila có mùi vị thơm hăng hăng, đắng, hơi chát và spicy. Nó hầu như không thích hợp để uống nguyên chất (neat) mà để pha chế hoặc uống theo cách riêng.
Một số loại Tequila ủ lâu năm trong thùng gỗ sồi, rất cao cấp và hiếm có thể được uống neat như Cognac, Armagnac, Calvados, Single Malt hoặc aged Rum, ví dụ như chai Sauza Tres Generaciones Anejo. Các loại rượu Tequila bán pỏi biến tại VN đa phần là các loại rượu trẻ không ủ (Blanco) hoặc pha màu hoặc ủ sơ sơ (Reposado).
Các nhãn phổ biến tại VN có thể kể đến Jose Cuervo, Omeca, Corzo. Thỉnh thoảng ở một vài Shop hay nập hàng 'xách tay' cũng có thể tìm được mấy chai ngon như Sauza và Don Julio.
Rượu Teqila hay được uống theo cách sau: dùng một ly lớn, miệng loe rộng để lạnh (freezing); lấy một đĩa sứ hoặc thủy tinh, rắc đều muối lên trên đó (muối hạt nghiền mịn, không phải hạt thô, không phải muối tinh, không phải muối iốt, không phải muối gia vị); lấy chiếc ly úp xuống đĩa muối sao cho muối dính đều trên miêng ly; từ từ rót rượu vào trong ly; cắt miếng chanh (nên dùng lime, không nên dùng lemon) cài trên thành ly; chiết thêm mấy giọt chanh vào trong rượu rồi bắt đầu thưởng thức. Hương vị Tequila hòa quyện với hương vị chanh và muối, thêm chút cảm giác lạnh từ chiếc ly sẽ cho bạn cảm giác lạ lẫm, khoan khoái, dễ chịu. Bạn cũng có thể tráng ly bằng nước chanh trước khi dính muối và rót rượu.
Loại 3 - Single Grain Whisky
Đây cũng là một dòng Whisky Đơn, nhưng mà là Whisky Ngũ cốc Đơn cất.
Sở dĩ gọi là Whisky ngũ cốc là vì thành phần nguyên liệu để lên men là hỗn hợp nhiều loại ngũ cốc, bao gồm lúa mạch chưa làm thành nha (unmalted barley), mạch nha (malted barley), lúa mạch đen (rye), lúa mỳ (wheat) và ngô (maize).
Quy trình làm và nấu loại rượu này đơn giản và công nghiệp hơn rất nhiều so với rượu Single Malt. Việc chưng cất cũng rất công nghiệp. Các nhà nấu rượu dùng hệ thống lò chưng cất hình tháp (Column Still) thường bằng inox, chưng cất theo công nghệ vào-ra liên tục (chứ không theo từng mẻ một như Pot Still). Đây cũng chính là công nghệ để chưng cất rượu Vodka (kể cả Nga, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan hay VN...). Chính vì áp dụng quy trình và công nghệ làm rượu đơn giản, công nghiệp nên giá thành để sx ra loại rượu này rất rẻ nếu đem so với việc làm rượu Single Malt.
Nhưng tiền nào của nấy. Sản phẩm đầu ra của loại rượu này khá tinh khiết (pure), nhưng trung tính (neutral) và thiếu tính cách, thiếu hương vị.
Bởi vậy, rượu Single Grain Whisky đa phần được bán cho các Nhà chuyên Blend để dùng làm rượu background cho các sản phẩm Blended Scotch Whisky, chứ ít khi được đóng chai dưới dạng Single Grain Whisky.
Những chai Single Grain Whisky hiếm hoi hầu như chỉ có thể mua tại chính Nhà chưng cất (khi chúng ta đến thăm Visitor Center của họ - hiện VN cũng đã có một số Tour như thế này) hoặc tại một số Site Bán lẻ nổi tiếng của nước Anh như The Whisky Exchange hoặc The Royal Miles Whisky.
Các bác có thể vào link sau đây để ngắm một chai khá nhiều tuổi (Chưng cất tại Nhà North of Scotland năm 1974, được Nhà Douglas Laing mua về và tự mình ủ 35 năm trong hầm Nhà Douglas Laing theo phưong thức ủ riêng, sau đó đóng chai). Giá chai này bán trên site cũng khá mềm (khoảng 83 Bảng Anh) nếu nhìn vào tuổi rượu và độ hiếm hoi của nó. Bác này ở Anh, hoặc sang Anh chơi, nên xách về chai này để anh em thử hoặc để làm kỷ niệm, nhất là các bác sinh năm 1974.
North of Scotland 1974 / 35 Year Old / Clan Denny : Buy Online - The Whisky Exchange (http://www.thewhiskyexchange.com/P-11351.aspx)
Có một loại Single Grain trước đây đã thấy ở VN, đó là Cameron Brig. Chai này là một chai NAS (không đề tuổi) khoảng 6 tháng trước thấy có bán ở Công ty Mai Anh (334 Khâm Thiên) giá khoảng 300.000 VND (không hời nếu so về chất lượng với các dòng khác, nhưng rất đáng mua nếu muốn thử một dòng khá khan hiếm), nhưng giờ thấy hết sạch. Chai này hình như là do Công ty Linh Gia trước đây hoặc Tập đoàn Diageo hiện nay nhập về VN để dùng riêng cho các Tasting Events hoặc cho các buổi Tutor.
Hình của nó, mời các bác xem ở đây:
Cameron Brig : Buy Online - The Whisky Exchange (http://www.thewhiskyexchange.com/P-2584.aspx)
Loại 4 - Blended Grain Whisky
Dòng Single Grain đã ít người uống, thì có ai đem chúng blend làm gì. Có chăng, thỉnh thoảng các Master Blender đem blend chơi chơi để uống hoặc tặng nhau mà thôi.
Loại này gần như không xuất hiện trên thị trường, kể cả ở UK.
Loại 5 - Blended Scotch Whisky
Đây là dòng rượu whisky Scotland phổ biến nhất trên thế giới, chứ không riêng gì tại VN.
Trước đây, nói đến Scotch Whisky là nói đến Johnnie Walker, sau này thì là Chivas rồi Ballantine's.
Trong các Báo cáo và Tạp chí nghiên cứu về ngành công nghiệp rượu, con số thống kê vào những năm 2005, 2006 cho thấy khoảng 90% rượu Scotch Whisky bán ra trên thị trường thế giới là loại rượu này.
Tuy nhiên, gần đây, trên khắp thế giới, và ngay tại VN, dòng Single Malt ngày càng được ưa chuộng vì tính sang trọng và đẳng cấp của nó. Có thể rồi đây, sản lượng của Blended Scotch Whisky cũng sẽ giảm đi (xét về tỷ lệ % chứ không xét về volume).
Chắc đọc đến đây, nhiều bác đã đoán ra: Blended Scotch Whisky là gì?
Nó là hỗn hợp rượu pha trộn của nhiều loại whisky bao gồm một số loại Single Malt và một số loại Single Grain trộn với nhau theo công thức bí mật của từng Nhà, được Master Blender tuyển lựa và quyết định chất lượng.
Thông thường, trong thành phần của Blended Scotch Whisky sẽ có khoảng 35% là Single Malt, còn lại 65% là Single Grain. Đến đây, các bác đã biết tại sao 1 chai JW Black Label 12 năm tuổi rất ngon như vậy mà Cty Diageo VN (hàng chính hãng nhá) bán ra chỉ có giá tầm khoảng 420.000 đến 450.000 VND, vậy mà 1 chai Glenmorangie 10 năm tuổi có giá tới 650.000 VND, 1 chai Balblair Vintage 2000 (10 năm tuổi) có giá 780.000 VND, và thậm chí 1 chai Macallan 12 tuổi bán tới giá 850.000 VND (gần gấp đôi chai Black).
Bởi rượu Single Malt có đẳng cấp hơn hẳn Single Grain, nên dòng Blended Whisky nào mà có tỷ lệ Single Malt cao, thì dòng đó thường được giới sành rượu ưa chuộng hơn (và cũng mắc hơn).
Chivas 12, 18, 25; Teacher's, JW Gold Label, Blue Label là những chai có hàm lượng Single Malt khá cao, từ 45% lên đến trên 60%.
Có một điều khá thú vị: Những dòng Single Malt đem Blend với nhau và blend với Single Grain thường thành công và cho ra sản phẩm mới (Blended Scotch) xuất sắc hơn so với việc chỉ đem Single Malt để blend với nhau (Blended Malt).
Nguyên nhân là: do Single Grain khá trung tính, ít mùi vị riêng, nên dùng làm nền để các loại Single Malt trổ hương, khoe vị. Nó không những không át hương vị của các loại Single Malt mà còn tôn thêm một số mùi hương lên thêm. Trái lại, nếu blend riêng các loại Single Malt với nhau mà làm không khéo hoặc thiếu nguyên tắc (và kiến thức và dự cảm), thì loại Single Malt này sẽ át mất loại Single Malt khác.
Bởi vậy, xu hướng là Blended Scotch Whisky vẫn sẽ tồn tại song song lâu dài với các dòng Single Malt (cho dù sale volume của Single Malt ngày càng tăng), còn các sản phẩm Blended Malt nếu có, cũng chỉ là thêm vào danh mục cho phong phú hơn, chứ các nhà làm rượu sẽ ít không trông chờ vào nó.
Ly tối ưu cho việc thưởng thức rượu ngon là Tulip shape glass, nếu được là crystal tulip shape glass thì càng tốt.
Nosing Glass hoặc Tulip Shape Glass, là loại thích hợp nhất, tối ưu nhất cho việc thưởng thức rượu có chất lượng cao như: (1) Single Malt Whisky, (2) Cognac, (3) Armagnac, (4) Calvados, (5) một số loại Brandy cao cấp của Nhật, Tây Ban Nha, Đức và Hy Lạp, (5) một số loại Dark Rum cao cấp.
Loại này có đáy rộng, giúp cho bề mặt trên của phần rượu trong ly trải rộng để hương rượu được tỏa nhiều hơn. Sau đó, ly có dáng như bông hoa tulip, thuôn dài lên phía trên và miệng ly thu nhỏ lại. Điều này giúp cho hương rượu được dẫn nhè nhẹ lên trên, tụ lại và tập trung vào mũi người thưởng thức. Mặt khác, miệng ly nhỏ sẽ giúp ly “trap” được hương lâu hơn bên trong ly, tránh hương rượu bay hơi nhanh chóng như khi sử dụng một số loại ly / cốc khác. Sử dụng ly có dáng này sẽ giúp thưởng thức tốt nhất mùi hương của những loại rượu chất lượng, nhiều hương thơm, đồng thời tránh được việc mùi cồn (đương nhiên là có trong bất kỳ một loại đồ uống có cồn nào) xộc lên mũi gây cảm giác hăng, khó chịu khi ngửi rượu.
Cốc hình trụ (tumbler) truyền thống của Scotland thì dùng với các loại rượu cao cấp ở trên sẽ phí hương thơm của rượu quý vì dáng thẳng đứng và miệng rộng của Tumbler làm hương rượu bay đi rất nhanh và ngay cả khi vừa rót ra cốc thì hương cũng khuyếch tán rộng nên sẽ cảm nhận được ít hương thơm hơn. Cốc này chỉ hợp với việc sử dụng rượu Whisky ít tuổi, Whisky Blended và các loại rượu trung tính khác như Vodka, Gin. Nó cũng rất thích hợp để sử dụng với các loại rượu này khi uống với đá (theo kiểu on the rock).
Ly hình trái lê (Snifter) truyền thống của Pháp khi sử dụng với Cognac và Armagnac thì cũng có nhược điểm. Mặc dù cũng là loại đáy rộng và miệng thu hẹp, nhưng thân ly thường ngắn, khoảng cách giữa đáy ly và miệng ly ngắn hơn khá nhiều so với loại Tulip Shape Glass. Do đặc điểm này, mà khi ngửi rượu, thì ngay cả với loại cực kỳ cao cấp, đắt tiền, ủ lâu năm, người thưởng thức thường nhận thấy mùi cồn xộc mạnh lên mũi, làm giảm bớt cảm giác khoan khoái khi thưởng rượu. Vì vậy, khi sử dụng ly này, người ta thường cố tình để yên lặng một số giây đến nửa phút sau khi rượu được rót ra để mùi cồn tỏa bớt. Điều này gây bất tiện, hơn nữa, khi cồn tỏa bớt đi thì thực chất, một số chất tinh túy của rượu cũng mất theo. Chính vì thế, hiện nay, chính bản thân các hãng Cognac và Armagnac của Pháp cũng khuyến cáo sử dụng ly Tulip Shape để thưởng thức tốt nhất các loại rượu của họ.
Ly Tulip Shape Glass có nhiều dáng, đặt biệt là chân ly: có chân ngắn, chân dài, chân vừa. Miệng ly cũng có loại khép lại thật nhỏ, cũng có loại khép lại ở phía trên, nhưng lên đến trên cùng lại mở ra một chút.
Em chưa có điều kiện đưa ảnh lên mấy ảnh các ly này lên ấy trang ảnh, nên các bác chịu khó xem qua link nhé.
Dưới đây là một mẫu ly Tulip shaped glass:
5 Best Cognacs For The Money – 10 Most Expensive | FriendsEAT.com (http://blog.friendseat.com/top-10-cognacs/)
Snifter truyền thống thì các bác có thể xem chiếc ly cuối cùng trong bài theo link dưới đây:
http://pinaywifeatbp.blogspot.com/20...sware-101.html
Nosing glass thì các bác có thể xem ở đây ạ:
How to prepare for a whisky review or whisky tasting (http://www.squidoo.com/whisky-review)
(cái ly thứ hai, không phải là ly trên tay người thưởng rượu đang cầm).
Ly này nhìn khá funny. Các bác có thể dễ dàng order qua mạng hoặc mua ngay tại mấy nước hàng xóm như Sing hoặc Thái, chứ không ần phải sang tận châu Âu đâu ạ.
nhachoaloiviet
06-07-2011, 11:55 PM
Thích bạn rồi đấy nha!!!!!
Rót mãi những chén chua...............chua ..này!!!
Đôi dòng lan man về rượu nữa:
- Vodka thì uống tới say, zô zô cho vui cũng được (em cũng có lúc tham gia), nhưng các loại Cognac, Armagnac, Single Malt, Rum ngon thì không nên zozo, chỉ nên savouring, chứ không nên drinking - theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
- Có nhiều loại rượu không nên uống với đồ ăn mà chỉ nên uống sau bữa ăn tối thiểu 15 phút
- Người sành rượu là người uống ít rượu mỗi lần, nhưng uống làm nhiều lần. Mỗi lần uống, lại cảm nhận rõ hơn về hương, vị, cốt, hậu vị của loại rượu mà mình thưởng thức, nhưng chỉ một vài ly thôi, cứ thế, cứ thế, nó ngấm dần (bằng một chuỗi phản xạ có điều kiện). Rượu ngon thì không cần nhiều bạn hiền, tầm 4 người là đủ.
- Whisky của Nhật Bản với hai Hãng nổi tiếng là Suntory và Nikka, có các thương hiệu đình đám như Yamazaki cũng được những người yêu thích whisky trên toàn thế giới mến mộ và đánh giá cao từ nhiều năm nay. Đây là dòng whisky được cho là gần gũi với Scotch Whisky nhất. Whisky Nhật cũng có đủ cả Single Malt và Blended Whisky.
Ở Châu Á, whisky của Ấn Độ cũng thắng được khá nhiều Awards ở các Cuộc thi hoặc Blind Tasting Event mấy năm nay.
Đặc biệt, dòng Whisky non trẻ Kavana (chưa đủ 12 tuổi) của Đài Loan cũng mới gây sốc cho giới sành Whisky tại UK trong năm nay.
Đức có một số dòng rượu mạnh và rượu mùi rất ngon:
- Rượu mùi, họ có dòng Danziger Goldwasser, rượu trong và khá sệt (oily), bên trong có những vải vàng (vàng thật ạ). Các bác uống là uống cả vàng đấy. Rất hấp dẫn. Chai này ít thấy ở VN, thường khi nào đi Châu Âu hoặc nhờ bác nào xách ở châu Âu về mới có.
- Rượu brandy nấu từ nho (như cognac), họ cũng có chai Dujardin khá ngon. Tuy nhiên, Dujardin đa phần là rượu trẻ hoặc trung bình, chứ không có rượu rất lâu năm như brandy của Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp hay Nhật Bản.
Có haii dòng rượu whiskey Mỹ giá rẻ, nhưng uống cũng rất được.
Jim Beam thì loại phổ biến, hay còn gọi là White Jim Beam thì thích hợp để mix hơn là để uống neat. Nó chỉ được ủ trong thùng gỗ sồi có 4 năm.
Jim Beam mà ngon, bác phải chọn dòng Jim Beam Black, giá cũng rẻ thôi, tại Metro Phạm Văn Đồng đang bán giá 350.000 VND. Giá rất được để có thể ôm chai này. Lô đóng năm ngoái ghi rõ trên nhãn là ủ 8 năm. Loại này có nút nhựa màu đen theo phòng cách truyền thống của rượu Bắc Mỹ. Lô năm nay không đề tuổi rượu nữa mà ghi là Aged to Perfection. Tìm hiểu ra được biết là rượu được ủ 7 năm (rút bớt đi 1 năm). Tuy nhiên, cả hai lô này không thấy chênh bao nhiêu về chất lượng.
Jim Beam thì thuộc dòng Bourbon Whiskey. Còn Jack Daniel's thì lại thuộc về dòng Tennessee Whiskey. Sự khác biệt của hai dòng này chính là việc rượu Jack Daniel's, sau khi chưng cất, được đem lọc qua một tháp chứa than của gỗ cây phong (sugar maple charcoal), sau đó mới đổ vào thùng gỗ sồi để mang đi ủ. Với phương pháp lọc này, rượu sẽ có thêm mùi thơm vani và khói gỗ (wood smoke) và có thêm vị dịu ngọt, do lấy được một số tinh túy từ than gỗ cây phong.
Cả Jim Beam Black và Jack Daniel No.7 đều rất thơm tho, vừa nồng ấm, nhưng lại vừa dịu êm và ngọt ngào, dễ uống. Hậu vị thấy chan chát. Đó là vị tannin của gỗ sồi. Hương vị thiên về mật ông, vani và gỗ. Độ ngọt là vì đây là rượu whiskey ngô, rất êm và ngọt ngào, dễ uống. Các hương còn lại vừa kể trên là các hiệu ứng từ thùng gỗ sồi mỹ, được khai thác từ các khu rừng sồi thuộc bang Missouri, loại gỗ sồi trắng, thớ dày, nhiều mùi vani, rất thơm khi gỗ được 'nướng'.
Giới sành rượu thế giới 'chê' whisky Mỹ và cho rằng nó là thứ đồ uống rất simple, rất easy drink, less complex và hơi nhiều vị gỗ sồi.
Nhưng chính người Mỹ lại thích cái thứ 'hơi nhiều vị gỗ sồi' đó, nên họ đưa ngay vào trong luật, rằng đã là whiskey Mỹ thì phải được ủ trong thùng gỗ sồi mới. Vì đặc điểm này mà mỗi năm nước Mỹ dư ra cả hàng ngàn thùng gỗ sồi sau khi đã ủ rượu American Whiskey được một số năm. Thừa thì họ lại bán thùng cũ này sang Scotland, Ireland, Nhật và Đài Loan, nhưng xứ vốn không dồi dào gỗ sồi, lại không muốn rượu được ủ trong thùng gỗ mới. Vậy là nhất cử lưỡng tiện.
Uống rượu whiskey Mỹ vào đêm mùa đông là cực kỳ hợp đấy các bác ơi.
Còn về rượu Maotai của Khựa. Các bác hãy tự tìm hiểu xem, trong Danh sách những chai rượu hoặc những thùng rượu (barrel) đắt nhất thế giới, liệu có bóng dáng của Maotai hay không?
Về bản chất, rượu Maotai hơi giống Vodka và Gin. Nó cũng được làm từ ngũ cốc lên men, cụ thể là hạt kê và chưng cất. Trong quá trình ủ men, họ cho thêm một số loại thảo mộc nên hương vị nó thơm thơm là lạ, vừa có chút quế, vừa có chút hồi, vừa có mùi gỗ, vừa có mùi thì là và rau mùi phơi khô.
Gin cũng được làm theo phương pháp ấy đấy. Gin cũng có nguyên liệu là ngũ cốc lên men. Trong quá trình ủ men, họ cho thêm hương liệu từ lá mùi (Châu Á) và cây bách xù (Châu Âu) để rượu có mùi thơm khác biệt. Sau đó, họ đem chưng cất.
Rượu Maotai là loại rượu không ủ.
Những loại rượu không được ủ lâu năm trong thùng gỗ sồi thường không có mùi vị phức hợp (complex), đa dạng (diversity) và nhìn chung là ít hấp dẫn.
Maotai là quốc hồn quốc túy của TQ nên họ cổ súy ở tầm quốc gia, quốc tế nên nó mới nổi tiếng như thế. Chứ để hỏi đại bộ phận những người uống rượu trên thế giới, trừ người Hoa, sẽ có câu trả lời là: rượu này cũng bình thường thôi.
Vodka có cái rất hay, vì đây là dòng rượu trung tính, được chưng cất bằng column still (cá biệt cũng có loại được chưng cất theo mẻ bằng nồi đồng pot still) và được lọc đi lọc lại rất nhiều lần nên có độ purity rất cao. Thông thường, rượu chưng cất xong sẽ được lọc qua tham hoạt tính. Cá biệt, có loại được lọc qua bạc và vàng. Chính vì thế nó dễ uống, giảm tác hại của rượu đối với sức khỏe vì qua quá trình lọc, nhiều tạp chất đã bị loại bỏ. Hơn nữa, vodka có thể ghép với rất nhiều loại món ăn thuộc nhiều dân tộc khác nhau.
Các nước xứ hàn chuộng vodka vì hợp với thời tiết giá lạnh đã đành, những vùng nhiệt đới như VN, ngay cả về mùa hè, ai bảo uống vodka là không hợp.
Chưa cần nói đến đến những loại vodka cao cấp nước ngoài, rượu VN, như Vodka Hà Nội (loại chuẩn), Avina Vodka và Viking Vodka, uống thấy cũng êm, dễ chịu và hương vị cũng kha khá.
Thị trường Vodka nhập ngoại về VN giờ thì vô cùng đa dạng với khoảng hơn 500 nhãn hàng các loại, từ Nga, Ba Lan, Ukraine, Belarus, đến Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, rồi Mỹ, Pháp, Anh...
Dòng Russian Standard rất phổ biến của Nga, ngoài chai mờ thông thường, còn có chai Platinum (được Hãng khoe là lọc qua thùng chất đầy các hạt bạc nguyên chất để chống độc là lọc tinh khiết hơn), cao cấp hơn nữa là dòng Gold, được hãng nói là lọc qua thùng hình tháp chứa vàng trong đó. Không rõ có đúng hay không, hay chỉ là phương pháp quảng cáo khéo. Tuy nhiên, chất lượng thì thấy khác biệt rõ ràng.
Sản phẩm của Nga, loại cao cấp, em thấy có mấy chai Kauffman (mấy shop VN có nơi bán chai đắt nhất giá khoảng 8 triệu VND, gần bằng giá một chai Chivas Stone Destiny 38 years old). Ngoài ra, cũng rất cao cấp, còn có chai Beluga, đẹp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, uống thấy rất nhanh và dịu ngọt.
Vodka chưng cất từ nho lên men thì có sản phẩm Ciroc của Pháp khá nổi tiếng và có bán rộng rãi tại VN.
Về Tequila, đúng là Patrón cũng là hàng cao cấp đấy ạ. Hiện nay, một số anh chị em tiếp viên hàng không cũng xách về theo đặt hàng của các Shop. Ở HN, em nhớ Shop Hạnh Huệ 57 Hai Bà Trưng cũng có đủ cả 3 loại: Silver, Reposado và Anejo. Anejo là dòng ngon nhất và đắt nhất. Thực ra, anejo là tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là 'aged'. Đây là dòng được ủ trong thùng gỗ sồi Pháp hoặc Tây Ban Nha hoặc Mỹ. Có loại được ủ khá lâu năm. Do được ủ trong thùng sồi khá lâu, nên rượu lấy được thêm nhiều hương vị từ thùng sồi.
Tương tự như Tequila, Rum cũng có loại blanco (unaged) và anejo (aged rum). Loại aged rum cao cấp uông ngon như aged ccognac, hương vị có nhiều nét riêng, đặc biệt là rất giàu hương vị hoa quả nhiệt đới.
Vodka thì Grey Goose và Belvedere là hai dòng rất đẳng cấp và đương nhiên cũng rất đắt tiền. Hai dòng này hiện cũng đã thấy rất phổ biến ở VN. Giá bán tại VN tầm khoảng 700.000 VND/chai standard, chưa tính đến các Special Expressions khác.
Grey Goose là rượu của Pháp, được chưng cất từ lúa mỳ lên men. Nhãn hàng này giờ thuộc sở hữu của Tập đoàn Bacardi.
Belvedere là rượu vodka sang trọng của Ba Lan, giờ thuộc về Nhà Moet Hennessy của LVMH (Luis Vuiton Moet Hennessy Group). Khác với nhiều loại vodka Ba Lan khác được chưng cất từ khoai tây lên men, dòng Belvedere này được chưng cất từ lúa mạch đen lên men.
Nếu đem 2 loại này cùng với Russian Standard Platinum, Ciroc và Beluga rót ra 05 ly khác nhau và cùng nếm kiểu blind tasting sẽ thấy có nhiều điểm thú vị. Tin rằng các bác lúc ấy sẽ nhận ra sự khác biệt về hương vị của 05 loại vodka làm từ 05 loại nguyên liệu ngũ cốc và hoa quả khác nhau.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRJjgtlzJoTPLeM4gb1jrSfFnvKoa5RtwwfiDuC0FgqO2RLrFxNiA
http://images.marketplaceadvisor.channeladvisor.com/hi/72/72196/4380173.jpg
http://www.corbisimages.com/images/67/45F05BDC-5792-4422-A82F-F319F221CA43/42-21111614.jpg
http://gearcrave.frsucrave.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2007/12/tumblers.jpg
Các bác hãy khẩn trương cho một chai Gold vào ngăn đá tủ lạnh
Gold thì cần phải uống lạnh. Càng lạnh càng tốt.
Bác cho cả chai rượu vào ngăn đá, để trong đấy khoảng 24h hoặc hơn. Cả mấy cái ly uống rượu, bác cũng nên cho vào trong ngăn đá.
Chai rượu thì bác yên tâm, vì đồ uống có cồn từ khoảng 39% trở lên, nhiệt độ phải xuống tới -70 độ C, nó mới đông lại --> có thể làm vỡ chai. Vang thì các bác đừng làm thế, vì vang có độ cồn thấp, rất nhanh đông lại. Khi đông kết lại, thể tích nó nở ra và làm vỡ vỏ thủy tinh.
Ly thì bác chỉ cho vào một lúc trước khi uống thôi, nếu không, nó rất dễ bị nứt vỡ.
Sở dĩ Gold Label cần uống lạnh vì hương vị đặc trưng của nó là rất creamy, oily. Hương thơm khi ngửi bằng mũi và hương vị khi rượu ở trong khoang miệng rất thơm mùi hạnh nhân, mật ong, kẹo bơ (kiểu kẹo Toffee Alberliebe ấy).
Nhà JW nói rằng, JW rất creamy vì trong thành phần blend ra chai này có rượu single malt Clynelish, thứ single malt đẳng cấp được chưng cất và ủ bên bờ biển vùng đông bắc Scotland. Thấy họ nói thế, em tò mò quá, nên đặt mua ngay 02 chai Clynelish 14 years old (Distillery Bottling) và chai Clynelish 1993 Connoisseurs Choice (Gordon & MacPhail Bottling). Lần lượt thử từng loại một, em thực sự không tìm thấy hương vị creamy và almond trong hai chai gốc của Nhà Clynelish, mặc dù nó rất thơm ngon, có nhiều hương vị mật ong, vani và wood smoke. Em đoán là hương vị của Gold Label, ngoài 'công' của Clynelish còn được 'đẩy' lên thêm bởi mấy dòng rượu cùng syle được ủ lâu năm khác như Cardhu và Royal Lochnagar.
Gold Label thực sự là một dòng thơm ngon đấy các bác ạ.
hoan.my45
07-07-2011, 10:50 AM
Làm gì có điều kiện để mà nhấm nháp những loại rượu ngon chính hãng như vậy nhỉ !! trong thời buổi rượu giả tràn lan ..thôi đành uống rượu ... Ngó...của Anh Hyh post lên vậy o:-) vừa đọc bài vừa nhìn vừa tưởng tượng thấy cũng phê rồi
mtuan2
07-07-2011, 10:55 AM
Bài viết hay và rất chi tiết.
Tiện thể nhờ anh em chỉ dùm chỗ mua tequilla và các loại rượu mùi ở tpHCM để pha cocktail. Xin cảm ơn nhiều.
Đôi điều về ly uống rượu:
Ly champagne có thể chân dài hay chân ngắn đều được. Miễn là để người cầm trên tay sao cho thỏa mái.
Còn ly uống vang, nhất định phải có chân cao.
Lý do là: vang được dùng với bữa ăn chính. Người uống vừa uống vang, vừa dùng món ăn. Có một số món có khi phải dùng tay (cả ta lẫn Tây đều có), khi ấy, ly có cái chân cao cao sẽ giúp người uống đỡ gặp rắc rối. Nếu chân ly ngắn, có thể tay đang dính dầu ăn (ví dụ khi ăn thịt gà hoặc sườn), lại nâng ly rượu lên, dầu mỡ lại dính vào bầu ly, nhìn rất mất lịch sự và giảm cảm giác ngon miệng. Thêm nữa, vang thường dùng lạnh, cái chân ly cao giúp tránh được những hạt nước (do ngưng tụ) từ bầu ly chảy nhanh xuống chân ly gây ướt khăn trải bàn ăn (nếu chân ly ngắn, sẽ dễ bị như vậy).
Ly snifter thì được giới uống rượu Châu Âu trước đây cổ vũ và khuyến cáo dùng cho cognac và armagnac. Chân ly Snifter thường rất ngắn. Mục đích là để khi nâng ly lên, người thưởng thức kẹp chân ly vào khe ngón tay, giữa ngón áp út và ngón giữa, sau đó cả bàn tay khum lên ôm lấy bầu ly. Theo họ, làm như thế thì hơi ấm từ lòng bàn bay sẽ lan tỏa, làm ấm bầu ly, giúp rượu ngon có thêm nhiệt độ để nhè nhẹ, nhè nhẹ tỏa hương. Qua đấy, có thể thấy rằng, người Pháp rất muốn những ai thưởng thức cognac và armagnac ngon hãy thưởng thức tao nhã, từ từ, và nhẹ nhàng. Việc lòng tay ôm lấy bầu ly lúc này không sợ làm ly bị bẩn nữa, vì đây là các dòng rượu after dinner, khi mà tay đã được rửa sạch sẽ, thơm tho.
Em thì em không thấy có tác dụng cho lắm. Hơi ấm của lòng bàn tay thực ra không đủ để làm rượu ấm lên nhiều. Mà nếu có thể làm ấm lên được, thì tay phải ôm ly rượu thật lâu. Mà lâu quá, thì rượu lại cũng bị bay mất nhiều hương vị. Nói chung, theo em, đây là cách để giới sành chơi Pháp cổ vũ thú chơi của họ mà thôi.
Chính vì thế, kể từ khi biết đến ly Tulip Shape, em đã dùng loại này thay cho snifter.
Chính người Pháp bây giờ họ cũng dùng ly Tulip cho các buổi thử rượu và thưởng rượu của họ.
Uống rượu mạnh, loại aged spirit, thường thì có 05 bước ạ:
Appearance (Color and Tears, Legs or Ring) - Nhìn ngắm, quan sát màu sắc, chân rượu (giọt lệ, vòng nhẫn), độ sánh, độ đậm đặc của cốt rượu.
Nosing - Ngửi khi chưa uống.
Palate - Cảm nhận hương vị đầy đủ trong khoang miệng.
Body - Cảm nhận cốt rượu khi uống.
Finish - Cảm nhận hậu vị của rượu (gồm cả hương trong khoang miệng) sau khi đã uống xong.
Hương thơm của rượu tỏa rộng ra hay không, nó phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết và độ ẩm. Không khí ẩm ướt, nhiều nước như mùa nồm ở miền Bắc thì hương rượu không có cách gì để tỏa rộng được.
Thưởng rượu mà bật quạt nhiều hoặc ngồi uống với bạn bè khi đi pic nic mà ngồi chỗ nhiều gió quá, hương nó cũng bị khuyếch tán nhanh, không phảng phất quanh chỗ ngồi.
Thời tiết cuối thu, đầu đông của miền Bắc là lý tưởng nhất để thưởng thức hương rượu (cũng như hương của nhiều loại đồ ăn ngon, hoặc nước hoa...). Thời tiết khô vừa vừa (không phải là khô hanh), gió nhẹ, hơi lạnh (không lạnh quá) là rất phù hợp với việc thưởng rượu. Mùa này ngoài Bắc cũng có nét gì đó giống châu Âu.
Ở miền Nam, theo kinh nghiệm của em, mùa khô vẫn hợp hơn mùa mưa.
Nếu không có điều kiện thời tiết lý tưởng, thì phải tạo ra thời tiết gần giống như thế.
Có một số loại rượu rất phù hợp với cách thưởng thức khi vác đi pic nic, nhất là những buổi dã ngoại, leo núi, lội suối và uống với bạn bè trong không gian nhiều cỏ cây, hoa lá. Trong khung cảnh ấy, những loại rượu này tỏa hương dìu dịu và tươi mát, rất fresh và tăng thêm cảm giác vui. Có thể kể đến mấy chai này rất được: Balblair Elements (chai này Hãng khai tử nên tuyệt chủng rồi. Tiếc quá!), Old Pulteney 17yo, Balblair 1991, Glenlivet 12yo, Glenmorangie Original 10yo, hoặc chai JW Green Label cũng được.
À, mà mùi hương rượu cũng bị ảnh hưởng bởi mùi đồ ăn. Cùng là chai rượu đó, cùng là điều kiện thời tiết đó, cùng là những người bạn cùng ngồi ăn uống với nhau, rượu được rót ra ly, nhưng nếu đồ ăn hôm ấy ngậy mùi quá (như một số món cừu, bò, cá) và có nhiều loại nước chấm tỏa mùi mạnh quá, thì khứu giác của chúng ta cũng bị phân tán, và mùi rượu tự nhiên suy giảm rất nhiều. Điều này dễ hiểu, vì mùi được cảm nhận qua cơ quan khứu giác là đưa thông tin lên não. Trong lúc não cảm nhận và 'xử lý' độ đa dạng quá mức của mùi, đặc biệt là một số mùi đồ ăn gấy kích thích khứu giác mạnh, dường như nó 'quên' bớt đi một ít mùi rượu.
Dùng bình pha lê (crystal decanter) là một thú chơi nữa của giới thưởng rượu Châu Âu.
Rượu ngon mua về, khui nắp và sang chai vào decanter. Decanter ít khi bán lẻ, mà đi theo bộ với snifter hoặc tumbler.
Dùng decanter thì sang trọng.
Tuy nhiên, theo em, có lẽ đây là thú chơi đề cao tính chất sang trọng và quý phái mà thôi, chứ nếu xét đến yếu tố thưởng rượu, em lại thấy nó không có gì đặc biệt và hay cho lắm:
- Thứ nhất, chiếc bình decanter nặng trịch, cầm không chắc tay, một số bình được thiết kế rất khó cầm giữ khi rót rượu, nên nhiều khi khó sử dụng. Có lẽ nó hợp hơn với mấy bác trai hay tập thể hình
- Thứ hai, chiếc nút của decanter cũng bằng pha lê. Muốn tìn được loại rất kín, thì phải mua chiếc bình rất đắt tiền. Còn nếu không, các bác phải mang ra tiệm bán đồ pha lê, nhờ người ta mang mài giúp cho nó có độ khít (nhưng không được khít đến mức lần sau muốn mở nút thì không thể mở nổi).
Theo em, chỉ nên dùng decanter trong trường hợp sau: các bác chuẩn bị mở một bữa tiệc khá cầu kỳ và hơi sang một tí, bác chuẩn bị rượu và trước khi tiệc bắt đầu (trước khi khách đến), bác decant rượu sang decanter. Trong buổi tiệc, bác mời rượu sao cho rượu trong decanter hết sạch. Sau đó, bác rửa sạch và cất decanter đi dùng cho lần khác.
Khi uống vang, tốt nhất là các bác cầm ly giống như cách mà người ta cầm trong cái hình sau:
http://img4.realsimple.com/images/holidays-entertaining/entertaining/0711/wine-cheers_300.jpg
Có một cách cầm ly vang khác, em cho rằng cách đó rất điệu, đó là dòng 3 đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) để kẹp cái đế ly vang và nâng lên.
Cách cầm này vừa điệu, vừa có thêm chút ít tác dụng. Đó là, cầm ly kiểu này, người thưởng thức rất dễ lắc nhẹ và đều ly vang để vang nó thở, nó hít hà với không khí, vang sẽ ngon hơn. Khi lắc, các bác lắc nhẹ cổ tay, thì cái ly nó cũng lắc nhẹ theo, nhìn rất đẹp.
Vang thì trước khi uống, cần phải cho vang thở ô-xy, vì như thế nó sẽ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu để nó thở quá lâu, nó sẽ 'ngộp' ô-xy và sẽ mất ngon, giản sut nhiều hương vị.
Việc cầm ly vang kiểu này chỉ phù hợp với buổi tiệc đứng, trang trọng và nghi lễ. Ví dụ các bác đến dự một số tiệc chiêu đãi của các Đại sứ quán, các bác sẽ được mời mỗi người cầm một ly rượu vang trên tay (có một số tiệc, ngay từ đầu người ta đã mời vang, chứ không nhất thiết cứ khai tiệc là phải bật champagne). Cầm ly rượu xong, các bác bắt đầu phải đứng nghe một số quan khách phát biểu lời hay, ý đẹp, vì thế các bác chưa ược uống. Đôi khi, khá mất thời gian đấy. Lúc này, các bác đứng sao cho đẹp, vừa tự nhiên, nhưng dáng đứng cũng phải sang sang (đsung là ngoại giao, mệt thật!), và là lúc lý tưởng nhất để các bác cầm ly vang bằng ba ngón tay và lắc nhẹ. Tiệc ngồi ăn, các bác không nên cầm như thế, mà chỉ nên cầm chân ly (như trong ảnh chụp trên).
Một điều nữa, nếu các bác chưa quen hoặc chưa đủ tự tin, thì đừng nên dùng cách cầm ly bằng ba ngón tay. Rất nguy hiểm
Có lần, một bác trai, trong buổi tiệc sang, ngó nghiêng thấy thiên hạ cầm như thế, bác cũng làm theo, nhưng bác lắc không khéo, nên ly vang nó tròng trành, rồi đổ sang áo vét của một ông Hàn Quốc bên cạnh. Lúc đấy, chắc bác ấy ước có cái lỗ nẻ mà chui xuống thôi. Ngượng lắm!
nhachoaloiviet
07-07-2011, 02:32 PM
Cảm ơn bài viết rất chi tiết của bạn. Hay lắm đó. Chủ Nhật này CLB HP sẽ tổ chức giải cờ rượu. Mỗi nước đi các kỳ thủ phải uống 1 ngum rượu như nhau. Bên nào say trước sẽ thua. Mong anh em cổ vũ nhé hihihi
Rượu Martell và Dewar's
1) Nhãn hiệu và Sở hữu
Làm cognac ở Pháp, hiện nay vẫn có đến vài trăm Nhà, lớn có, nhỏ có, siêu nhỏ cũng có.
Thực ra, từ khi mới ra đời, những lò nấu rượu cognac, armagnac, calvados, single malt, rum..., rồi những nhà blended whisky đều là các công ty gia đình, quy mô nhỏ và theo truyền thống cha truyền con nối.
Trải qua thời gian, nhiều nhà trở lên lớn mạnh hơn và thôn tính dần những nhà nhỏ hơn, tuy rằng những nhà nhỏ cũng có bí quyết đặc biệt để nấu ra loại rượu rất ngon, nhưng lại không đủ tiềm lực tài chính và đủ tham vọng thị trường.
Thêm một bước nữa, thấy ngành rượu béo bở và khả năng trường tồn rất cao, các "đại gia" (những người có thể chưa từng làm rượu, và cũng chưa chắc đã sành rượu) bắt đầu nhảy vào dùng tiền để thôn tính.
Dù vậy, sau khi mua lại các Nhà nấu rượu quy mô nhỏ, những người chủ sau này vẫn thường chú tâm vun đắp cho nhãn hiệu gốc, chứ không nhập lại hay xóa bỏ đi (kiểu như việc Compaq thôn tính Digital, và rồi sau đó thì HP lại thôn tính Compaq, khiến cho 2 nhãn hiệu này gần như biến mất hẳn trên thị trường).
Đó là hệ quả của một tập hợp các yếu tố: vừa là quy định của luật, vừa là best practice của ngành rượu, vừa là văn hóa, vừa là sở thích của những người làm rượu.
Nhiều nhãn hiệu, sau khi được chủ khác mua lại, đã được họ đẩy lên mạnh mẽ hơn, phát triển kỳ diệu hơn, trong đó có Martell và Dewar's.
Martell từ xưa đến nay vẫn luôn là một trong khoảng mười nhãn cognac đình đám nhất. Hiện nay, Nhà Martell thuộc sở hữu của tập đoàn Pernod-Ricard, sở hwux vẫn thuộc người Pháp, tập đoàn đồ uống hùng mạnh thứ nhì thế giới, sau Diageo của UK.
Pernod và Ricard trước đây là hai công ty riêng biệt, đúng ra là hai công ty cạnh tranh nhau kịch liệt. Họ là hai nhà nấu rượu mùi anise (rượu mùi có hương liệu tự nhiên chiết xuất từ hoa hồi và quế). Họ tuy không nói ra, nhưng hỏi những người am tường về rượu từ thời Pháp, được biết rằng nguyên liệu mà hai Công ty này chế rượu anise cũng được người Pháp khai thác rất nhiều tại Việt Nam thời thuộc địa, đó là những vùng trồng quế và hồi sát biên giới Việt - Trung.
Rượu anise đóng chai với nồng độ rất cao, thường khoảng 45% alcohol, và có cốt rất 'nóng trong người' (do là rượu quế, hồi), nên gần như không uống neat được. Người VN sợ nóng, nhưng người xứ lạnh châu Âu lại rất thích vị nồng ấm và kích thích ấy. Họ chế ra rất nhiều đồ uống mix-drink hấp dẫn từ rượu anise. Sản lượng tiêu thụ khắp thế giới luôn rất cao. Tài chính dồi dào. Sau giai đoạn cạnh tranh kịch liệt, hai Nhà hợp lại với nhau với tiềm lực tài chính hùng mạnh hơn, sau đó đi thâu tóm hàng loạt nhãn rượu đình đám khác.
Chivas và Ballantine's là hai nhãn rượu Premium Blended Scotch Whisky có thời kỳ dài cạnh tranh nhau kịch liệt, vì cùng đẳng cấp, cùng segment, cùng đối tượng khách hàng. Nhưng rồi, sau khi được Tập đoàn Pernod Ricard mua lại, cả hai bây giờ đang sống dưới một mái nhà chung, do Chivas 'lãnh đạo' mảng Scotch Whisky.
Cũng giống như Tập đoàn Diageo, nếu nhìn vào Danh mục các nhãn rượu được sở hữu bởi Tập đoàn Pernod-Ricard, nhiều nhà làm rượu khác phải phát thèm. Trong số 15 strategic brands của Tập đoàn, Cognac thì có Martell, Single Malt thì có Glenlivet, Blended Whisky thì có Chivas và Ballantine's, Irish Whiskey thì có Jameson, Vodka thì có Absolut, rượu Anise thì có Pernod và Ricard, Rum thì có Havana Club và Malibu, Gin thì có Beefeeter (ngon hơn nhiều so với Gordon's Gin của nhà Diageo), Rượu mùi thì có Kahlúa (mùi coffee), Champagne thì có hai nhãn cực kỳ sang trọng là Perrier-Jouet và Mumm, vang thì có Jacob's Creek (nhãn rất nổi của Úc) và Montana (dòng vang trắng đình đám của NZ). Ấy là chưa kể tới nhiều dòng Single Malt hảo hạng khác của họ như Strathisla, Aberlour...
Có thể nói, người Pháp rất cầu kỳ trong việc làm rượu (từ nguyên liệu, đến chưng cất, ủ chín, rồi đóng chai, làm hộp và đưa ra thị trường). Có nhiều nhãn nổi tiếng, nhưng trước đây thường chỉ đựng trong vỏ chai và hộp đơn giản, mộc mạc, rẻ tiền (với triết lý: tôi bán thứ chất lỏng bên trong, chứ không bán cái vỏ chai và cái hộp), về tay mấy Công ty Pháp, họ biến thành những sản phẩm long lanh, hấp dẫn, mà chất lượng rượu bên trong không hề suy giảm, thậm chí còn tăng lên. Cả Martell, Chivas, Ballantine's và Glenlivet đều nằm trong số đó.
Martell Cordon Bleu giá tuy rẻ hơn Martell XO một chút, nhưng những người sành rượu (connoisseur) thường chuộng dòng này hơn Martell XO, cho dù cả hai đều thuộc về những chai hảo hạng.
Cordon Bleu thì đúng là vẫn trung thành với phương châm 'tôi bán thứ rượu ngon bên trong chứ tôi không bán cái vỏ chai'. Vì thế, trải qua biết bao năm rồi, cái dáng chai Cordon Bleu hầu như vẫn thế, rất đơn giản và đep một cách chân phương. Trong khi đó, như nhiều Nhà khác, Martell đã thay vỏ chai và vỏ hộp cho dòng XO khá nhiều lần. Và cái chai XO Martell bây giờ thì đẹp thật, nhìn rất mẫn cảm và sang trọng.
Hương vị của Cordon Blue khác xa Martell XO vì họ lựa vùng nho khác nhau để làm ra hai dòng này. Nho để làm rượu Cordon Bleu chủ yếu là nho của vùng Borderies, vùng đất nhỏ bé nhất thuộc đại vùng Cognac. Do thổ nhưỡng và khí hậu, rượu cognac chưng cất từ nho Borderies dậy hương hơn so với hai vùng đất nổi tiếng khác là Grande Champagne và Petit Champagne.
Rượu cognac Borderies thơm ngào ngạt hương hoa violet và iris. Mùi hương ngọt ngào, dịu dàng, đa tình mà lại e ấp.
Với các sản phẩm rượu này, họ sẽ ghi là "Product of France" hoặc "Produce of France", "Product of Scotland"...
Martell mà chuyển sang sản xuất tại Mỹ, sẽ không còn là cognac nữa, khí đó nó chỉ được gọi là American Brandy.
Luật của Pháp rất chặt chẽ, quy định rằng: đã là cognac thì phải được sản xuất tại vùng Cognac của nước Pháp (vùng này nằm bên bờ Đại Tây Dương, phía bắc vùng Vang Bordeaux), phải được sử dụng trái nho được trồng tại vùng cognac để lên men và đem chưng cất 02 lần trong nồi đồng hình củ hành (double still in pot still), phải được ủ trong thùng gỗ sồi Limousin (rừng sồi miền Trung nước Pháp) tại cellar hoặc warehouse thuộc vùng Cognac trong thời gian tối thiểu 03 năm.
Không đời nào Nhà Martell lại đi làm cái việc là chuyển sang sx bên Mỹ, thậm chí ngay cả khi Luật pháp và Chính phủ Pháp cho phép.
Trải qua lịch sử, quyền sở hữu các Nhà làm rượu được sang tay nhiều Nhà, nhiều Công ty, tập đoàn khác nhau, nhưng đối với một số dòng rượu cao cấp như Cognac, Armagnac, Calvados, Single Malt, Rum..., thì việc nó được sản xuất ở đâu từ xưa đến nay, nó vẫn phải được duy trì tại đó.
Trừ việc đóng chai có thể đem ra nước ngoài thực hiện, tất cả các công đoạn khác trong việc sx cognac phải được thực hiện tại vùng Cognac của nước Pháp.
Công ty rượu ISC VN cũng có licence để đóng chai rượu cognac Prunier và Hardy tại VN. Khi xuất khẩu cognac ra nước ngoài để đóng chai, Nhà làm cognac xk không được phép xuất nguyên thùng gỗ sồi đang chứa rượu cognac, mà họ phải chiết rượu sang tank bằng inox hoặc các túi giấy hợp kim (chuyên dùng để chứa đồ uống, thực phẩm khi vận chuyển). Những chai rượu Prunier và Hardy được đóng chai tại VN vẫn đề nhãn là "Produce of France".
Đồ ăn với rượu là một đề tài muôn thuở.
Chắc các bác đã đọc nhiều hoặc nghe nói nhiều về đồ ăn với vang. Câu chuyện này đến nay đã phổ biến, đến mức nhiều người có thể trả lời giống nhau, rằng vang trắng thì dùng với món thịt trắng như thịt gà và các món cá, rằng vang đỏ thì dùng với thịt đỏ như bò, cừu, dê, lợn... Công thức chung thì là như thế đấy ạ, nhưng đi sâu vào chuyện này, nó cũng phức tạp lắm. Bởi vậy, người ta nói "ẩm thực" là cầu kỳ mà, chỉ "ăn uống" mới đơn giản.
Sành rượu mạnh đã khó, sành rượu vang còn khó hơn. Có những người đến già rồi mới sành vang, sau bao nhiêu năm đã đi khắp thiên hạ để nếm và ngửi đến mươi nghìn loại. Sành vang, nó khó ở chỗ, để phân biệt mùi vị vang, đòi hỏi độ tinh tế cao hơn, loại A và loại B nó khác nhau ít lắm, độ chênh lệch về mùi và vị rất khó nhận biết. Trong khi đó, sản phẩm vang thì đa dạng. Cùng một nhà làm vang, thường đã có khoảng 20 sản phẩm (cả trắng, đỏ và rose) cùng lúc. Đã vậy, cũng nhà đó, mỗi mùa nho, mỗi năm lại khác nhau. Có nghĩa là nếu nhà đó có 20 sản phẩm đưa ra thị trường, thì trong 03 năm, họ đưa ra 60 sản phẩm khác nhau. Mfa nhà làm vang thì nhiều hơn nhà làm rượu mạnh gấp nhiều lần. Cả thế giới thì cũng phải đến vài ngàn nhà làm vang.
Vang là một thế giới bao la như thế, nên để ghép vang với đồ ăn, nếu ghép chi tiết, có lẽ phải viết cỡ vài cuốn sách dày.
Em thì em thấy, ngoài công thức chung nêu trên, một số loại vang đỏ cũng rất thích hợp với đồ ăn hơi có vị tanh như cá, tôm, sò. Chẳng hạn như một số chai vang úc, Nam Phi, Chi Lê làm hoàn toàn (hoặc phần lớn) từ giống nho Syrah (Shiraz).
Trong điều kiện chưa thể ghép chi tiết được, các bác cứ áp dụng công thức chung nêu trên.
Còn rượu mạnh, cũng có nhiều cái khá hay nếu tìm hiểu để ghép với đồ ăn.
Trong các loại rượu mạnh, nếu ghép với đồ ăn, dễ nhất và phổ biến nhất là vodka, sau đó đến whisky.
Cognac, Armagnac, Calvados, Tequila, kể cả Rum nữa, theo em, không nên đem ghép với đồ ăn, trừ khi bị ghép một cách rất cưỡng ép.
Cognac, armagnac và calvados
Nhớ mấy năm trước, bác Tổng Giám đốc Hennessy sang VN, sau khi khen VN, khen người VN nức mũi, bác ấy cũng nhấn mạnh, đại ý là VN có nhiều món ăn rất ngon, hương vị rất cân bằng và hấp dẫn và rất hợp nếu uống cùng với cognac Hennessy. Chắc ngoài ý khen (em cũng nghĩ là vẫn có), chắc các bác cũng hiểu bác TGĐ nghĩ gì trong đầu.
Ngoài các dòng rượu cognac rất ngon để uống neat (after dinner) như VSOP, XO, Extra, Super-Premium Extra Old, hoặc đặc biệt nữa thì có các Vintage và Family Reserve, Cognac còn có dòng rượu trẻ VS được Mỹ và Châu Âu ưa chuộng. Dòng VS này chuyên dùng để pha các mix-drink, long-drink, cocktail... Người Châu Âu và Mỹ ưa dùng các độ uống pha, nên ngoài việc họ tới bar để uống, họ còn mua về nhà để tự pha uống hoặc mời bạn bè. VS lại rẻ (rẻ nhất trong các hạng cognac kể trên), nên nó bán rất chạy. Dòng VS này thì hầu như không bán được ở VN là mấy. Người VN mình nghèo, nên toàn xài XO, hoặc kém lắm thì cũng phải là VSOP
Tương tự, Armagnac và Calvados, cho dù bây giờ người Pháp đang khen nức nở việc các dòng rượu này rất hợp nếu uống trong các bữa ăn khắp năm châu, em thì em vẫn nghĩ rằng nó luôn là dòng uống để tửong thức after dinner.
Vì vậy, chuyện cognac, armagnac và mấy dòng em đã kể tên, không bàn sâu về việc ghép với đồ ăn nữa.
Tuy vậy, em cũng đã thử ghép thành công với một số món. Ví dụ như cognac VSOP có thể ghép với bánh tránh, nem cuốn VN, phở cuốn HN, thịt bao chỉ cháy cạnh.
Cognac cũng có thể được dùng để rẩy mấy giọt lên các món xào bò, nầm dê nướng, bò lúc lắc trước khi bê đĩa ra bàn ăn.
Vodka
Trước khi em quay lại chủ đề đồ ăn (các món ăn chính) nên ghép với vodka và whisky (hoặc cũng có thể là cognac hạng VSOP) như thế nào, em có thể nêu ra một ý như thế này.
Khi ghép rượu với đồ ăn, người ta quan tâm đến 3 khía cạnh:
1) Cần có loại nào để làm nẩy mùi loại nào lên?
2) Cần dùng loại nào để át bớt mùi vị của loại nào đi?
3) Cần dùng loại nào để đi song hành với loại nào mà xét thấy là phù hợp nhất?
Chữ "loại nào" ở cả hai vế, đôi khi là rượu, và đôi khi là đồ ăn.
Các bác hãy thử trải nghiệm và tự đưa ra câu trả lời. Em nghĩ, khi đó, các bác cũng chả cần đến chuyên gia nữa đâu. Chuyện này nó cũng giống như là tại sao thịt chó lại ăn với lá mơ, tại sao thịt chó lại ăn với mắm tôm đánh chanh, tại sao nấu chuối xanh với ốc lại ngon.
Cá nhân em nghĩ, với đồ ăn Việt, xin mời mấy ông Tây dẹp ra để người Việt chúng tôi tự cảm, tự ghép và đưa ra công thứuc chung. Chứ họ ở tận châu Âu, họ ghép với các món Âu thì được, nếu họ ghép với món Á, chưa chắc đã tinh tế. Đành rằng, có thể họ hơn chúng ta ở độ cảm nhận sâu theo những nguyên tắc nhất định, và dựa vào các nguyên tắc đó, họ sẽ ghép rượu của họ với các đồ ăn khác nhau (kể cả các đồ ăn họ chưa từng biết tới trước đó), nhưng em nghĩ, nếu để ý hơn một chút, các bác sẽ ghép được tốt hơn đấy. Chẳng qua các bác chưa thử mà thôi.
Vậy nên, có câu đó của ngày hôm nay ạ:
Theo cảm nhận và trí nhớ của các bác, mùi vị những món ăn Việt nào có thể ghép được với những loại rượu mạnh nào (vodka lúa mỳ, vodka lúa mạch, vodka nho, vodka khoai tây, vodka mạch đen, vodka tổng hợp, single malt, blended whisky, cognac...)?
Các bác hãy thử trả lời mà không tra cứu hay hỏi bà xã hoặc ban gái nhé.
Rượu, bạn bè, bóng đá, sự chia sẻ và lòng yêu nước
Chiều hôm qua, cuối giờ, khá bận. Đã định về nhà sớm một hôm, nhưng lại có một ông anh gọi điện thoại nói muốn ngồi anh em với nhau chút, vừa ăn cơm tối, vừa xem bóng đá. Cũng nể ông anh vì lâu lâu chưa gặp, nên đồng ý ra ngay. Thêm nữa, cũng thấy thinh thích khi được ngồi xem bóng đá ngoài quán, với rất nhiều người xung quanh, chứ xem ở nhà thì cũng không có không khí lắm.
Ra đến nơi, mới thấy quán ấy là một nơi không thật phù hợp để uống rượu ngon và thưởng thức đồ ăn. Nghĩa là chỗ ấy chỉ có thể đến để ăn cho xong bữa hoặc đến để ngồi với nhau mà chuyện ăn uống không quan trọng gì. Không sao cả!
Ông anh, rốt cuộc lại là người đến sau.
***
Hớn hở gọi mấy món nhậu, ông anh kêu mấy bé phục vụ mang cho chai Vodka Hà Nội nhỏ và hai cái ly. Vẫn như ở bất kỳ đâu bán rượu Vodka Hà Nội, hai cái ly con con, bé xíu, nhìn cũng hay hay, nhưng mấy bé phục vụ lười rửa hay sao mà thấy nó lem nhem quá.
Thấy mình cứ nhìn nhìn chai rượu rồi lại hai cái ly, ông anh cười cười:
- Hôm nay cứ thế cho nó dân dã nhé! (...) uống được rượu này không?
- Em uống được chứ, nhưng chỉ một chút nhấm nháp cho vui thôi. Anh uống được bao nhiêu cứ uống.
Chợt nhớ ra, trong cốp xe có để một chai whisky ngon, mua từ hồi Tết Âm lịch, mới để trên xe dự định mang tặng sinh nhật một ông khách quen vào Thứ Sáu tuầnn nàyi, liền bảo:
- Em có một chai khá ngon, hay là uống whisky nhé?
Ông anh đương nhiên là đồng ý. Lão cũng rất thích whisky, nhưng giảng mãi bao lâu nay, giờ vẫn thấy uống whisky như uống vodka.
Chạy ra xe lấy chai whisky, tiện thể mang luôn mấy cái ly lúc nào cũng để sẵn. Ly có chân (snifter, tulip shape) thì ngại mang vì sợ nó xô lệch, dễ vỡ và bất tiện, nên để sẵn mấy chiếc tumbler. Mấy chiếc tumbler này thuộc loại rất đẹp của hãng Glenmorangie, là hàng crystal, thường dùng cho các tasting events của Nhà Glenmorangie hoặc bán kèm chai Original 10yo hàng Gift Box vào các dịp Tết.
- Chai gì đấy?
- Catto's 25 năm anh ạ.
- Sang thế? 25 năm cơ à? Giá mấy triệu?
- Cũng lạ. Em mua hồi Tết vừa rồi, giá 2 triệu 6. Không hiểu sao hàng 25 năm mà lại có giá đấy. Quay lại cái shop em mua hồi Tết định kiếm thêm vài chai nữa thì thấy hết sạch hàng rồi.
- Chai đẹp thế? Pha lê à? Đây là rượu đơn à? Ngon không?
- Không ạ. Đây là hàng Blended. Em chưa từng thử qua. Hôm nay, uống với bác là uống lần đầu đấy.
Chai Catto's 25yo này quả là lạ. Nhìn thoáng qua giống một chai bằng pha lê, nhưng thực ra giá ấy thì làm sao mà có pha lê được, đây chỉ là chai thủy tinh thôi. Chai này thì phải gọi là decanter chứ không gọi là bottle được. Cũng giống như mấy chai Single Malt cao cấp được làm theo dạng decanter, chai này có hai nút. Chiếc nút đóng theo chai thì là nút bấc, nắp gỗ, nhìn cũng khá bắt mắt. Bên trong hộp còn có 1 chiếc nút bằng thủy tinh, to to, dầy dầy, nằng nặng, vuông vuông.
Mở rượu, ngửi một chút hương đầu tiên trên cổ chai, rồi đưa ông anh ngửi một chút theo cách tương tự. Ông anh chà chà, được đấy!
Bỏ cái nút bấc sang bên cạnh, nhấc cái nắp thủy tinh đặt lên. Oa, đẹp quá, thiết kế rất ổn. Mấy bác bàn bên cũng tò mò quay sang nhìn, vừa nhìn mình, vừa nhìn chai rượu. Thỉnh thoảng lại liếc xéo một cái. Vui ghê!
***
Trận đấu bắt đầu. Mọi người bắt đầu ồ, à. Thỉnh thoảng có bác đứng bật lên như muốn đá bóng. Ý bác ấy là cầu thủ A phải đá thế này, cầu thủ B cần phải đá thế kia chăng. Vui phết!
Ông anh đòi chạm cốc và uống luôn.
- Này bác, thưởng thức rượu ngon, bác nhớ em nói với bác cần thế nào không?
- À, à, nhớ chứ - xoay xoay ly rượu lên trên, ông anh bảo - Màu này thì gọi là hổ phách à? Thơm đấy, thơm phết, hơi giống Chivas 25 tuổi nhỉ?
- Màu này theo em thì có thể gọi là hổ phách và vàng hơi đậm (amber, dark gold). Anh nhận xét thế thì chuẩn rồi.
- Hương thơm hoa quả nhỉ. Anh chỉ biết thế thôi. (...) cho ý kiến xem thế nào?
- Vâng, đúng! Thơm thơm hoa quả, vừa có hương vị hoa quả tươi như táo, lê, nho, vừa có chút hương hoa quả khô và mứt như quả chà là, táo tàu và mứt gừng, đương nhiên là rất nhiều hương mật ong, vani. Rượu này theo phong cách Speyside anh ạ. Anh nhận xét giống mùi Chivas 25 năm là đúng đấy. Chivas 25 năm có vẻ hương tươi trẻ và nồng nàn hơn. Loại này đậm đà và sâu hơn một chút.
Chạm cốc và uống một ngụm nhỏ. Mấy anh bàn bên cứ nhìn nhìn mình! Lạ hả? Có gì mà lạ chứ?
Trong khoang miệng, cảm giác ban đầu là rượu khá dịu ngọt (khá nhiều hương vị mật ong và vani), sau đó, hai bên vòm miệng hơi tê tê vì cảm giác spicy, nồng ấm (hương vị của mấy loại hoa quả khô và quế đây mà). Đẩy hương lên một chút, thấy có hương vị là lạ, giống như ăn một đồ ăn có thêm tí nước cốt dừa. Có một chút gì đó mùi của blue cheese và mùi kẹo bơ thơm nhẹ.
Đồ ăn thì mình gọi một đĩa cải xoong cho có vị giòn và thơm hanh hanh, hợp với vị rượu có nhiều hương mật ong và vani. Rượu này thì không nên dùng với những đồ ăn có quá nhiều dầu. Ông anh gọi thêm một đĩa thịt chân giò luộc, một ít bò xào cần tỏi và một đĩa gà rang muối. Quá nhiều cho hai người! Hỏi ông anh xem có thêm ai nữa không, ông anh bảo là tụi bạn giờ yên chỗ hết rồi, tụi nó ngại di chuyển.
Uhm, gà rang muối, không ngậy và nhiều vị gà như hấp hoặc luộc. Mùi thịt gà thơm nhẹ hơn, có thêm mùi thơm gia vị (gừng, chanh, xả?). Được! Thấy ghép với rượu này cũng khá ổn.
Em phục vụ quay sang ông anh hỏi: anh ơi, nhà em hôm nay có món dạ dày ngon lắm. Á à, có vẻ như ông anh là khách quen ở đây. Ông anh quay sang mình nhìn nhìn. "Anh ơi, thế đủ rồi anh ạ". Nghĩ bụng, nhiều protein quá, mà có thể không dùng chai này với món đấy được. Món đấy uống với rượu có nhiều vị khói cay nồng như chai Black thì hợp hơn.
***
Vào... vào... vào rồi...
Ông anh hét toáng lên cùng với mấy cậu phục vụ. Rất nhiều người trong quán cũng đứng bật dậy. Bàn thắng đẹp quá! Chưa kịp nhìn ra là ai. Hỏi ông anh, ông anh bảo chưa nhìn rõ, mải nói chuyện quá. Quay sang ông bên cạnh hỏi mấy bác đang chúc nhau lia lịa chai vodka Hà Nội to bổ chảng (chai 75). Một ông bảo, Thành Lương chứ ai. Thằng Thành Lương giỏi thế. Một lúc sau, mới biết là Vũ Phong.
Không khí rôm rả hẳn. Mấy bàn bên, bàn thì vodka, bàn thì bia hơi Hà Nội, chạm leng keng liên tục. Ông anh cũng rót liên tục, vừa cham vừa uống. Thời gian chạm là 1/5, thời gian ngửi cũng 1/5, còn thời gian uống là 3/5. Ông anh bảo "uống đi chứ!". Không, em chỉ thế thôi, vài ly thế này thôi, chứ uống nhiều say chết. Ông anh tiếp "rượu ngon thế này mà không uống thì phí à!". Nói vậy thôi, chứ ông anh rót và chạm liên tục. Một người cứ chạm và ngửi và nhâm nhi. Một người cứ chạm, ngửi tí chút và uống liên tục.
Cái chai hết khoảng 1/4. Nhanh phết! Ông anh cứ nhìn nhìn cái chai. Thấy thế, bèn cười bảo: em tặng anh đấy. Anh uống được bao nhiêu thì uống, còn lại cầm về uống sau cũng được, cứ gì phải uống hết ở đây làm gì cho mệt. Rượu nó uống người thì chít. Ông anh hà hà, cỡ anh thì chai này hôm nay hết ngay, thật đấy! Vâng, kệ bác!
- Lát nữa còn bao nhiêu, bác cứ cầm cả chai. Em chỉ xin lại một ít để thỉnh thoảng ngửi thôi.
- Lấy bằng cách nào?
- Lát nữa, em xin cái vỏ chai vodka nhỏ, lấy một ít thôi mà.
- À, mà uống xong anh đừng vứt vỏ chai đi nhé. Anh nên dùng để đựng rượu khác, mấy vại táo mèo của anh chẳng hạn.
- Ừ, đương nhiên rồi. Chai này quá đẹp! Để anh uống hết, hôm nào kiếm chai Jôn đen, đổ vào đây mời mấy thằng bạn cho nó oách. Đố chúng nó biết được. Chúng nó lại chả bảo: rượu 25 năm ngon thế! Ha ha!
***
Trận đấu càng về cuối càng căng. Ông anh cứ vừa uống vừa thấp thỏm. Mình cũng bưng bát lên lại bỏ xuống vì lòng thấy không yên. Lo quá!
Đồ ăn bị thừa rất nhiều.
Mấy em phục vụ xuýt xoa, la hét, rồi tum năm, tụm bao để xem, quên cả phục vụ. Mà cuối trận, chẳng ai buồn gọi thêm gì nữa.
Mải nói chuyện và uống, hai anh em cũng chẳng biết cầu thủ Trọng Hoàng bị đuổi lúc nào. Đến cuối trận mới thấy mấy cậu BLV nói lại. Mà lúc cuối, cậu ấy nói nghe bực mình quá: gì mà "cơ hội của Sing", "liệu Sing có tận dụng được để lật ngược hay không"... Nghe cứ như BLV của Sing ấy, rất gở!
Bàn bên cạnh, 6 bác đã "đánh" hết 2 chai vodka nhỏ và 1 chai to. Một cái vỏ để đứng, hai cái thì quay cu lơ trên bàn. Các bác biêng biêng hết cả.
***
Trận đấu kết thúc. Mọi người xung quanh hò hét ầm ĩ. Không khí rất phấn khích.
Lúc TV quay cảnh mấy cầu thủ và mấy bác làm bóng đá lao vào sân ôm nhau rồi khóc, lòng cũng thấy nghèn nghẹn. Chợt một cô bé phục vụ gọi mấy cậu choai choai bảo: Ơ, nhìn cái Thanh kìa, xem nó khóc hay chưa kìa! Quay lại nhìn, thấy cô bé phục vụ, người nhỏ xíu, hiền lành, chất phác đang rấn nước mắt, đôi mắt đỏ hoe, đứng nép vào cột.
Chợt thấy lòng mình vừa ấm áp, vừa rưng rưng... Thấy cuộc đời thật ý nghĩa. Cô bé khóc vì hạnh phúc. Có lẽ cô bé ấy chả hiểu gì lắm về bóng đá, chả hiểu gì lắm về việc sau chiến thắng này thì đội tuyển có thi đấu nữa không hay đã thắng hết các trận đấu rồi. Cô bé khóc vì thấy đội VN chiến thắng, vì thấy các cầu thủ đã có một chiến thắng sau một trận đấu vất vả - sự vất vả và nhọc nhằn có thể nhận thấy thông qua cái không khí căng thẳng và náo nhiệt của quán. Niềm vui và hạnh phúc bé nhỏ và thật giản dị. Muốn chạy lại ôm lấy cô bé một cái, nhưng lại không làm được! Mà cũng chả cần phải làm thế làm gì! Hãy để cô bé cảm nhận, hạnh phúc và niềm vui theo cách riêng của bé. Đấy cũng là một cách để chia sẻ niềm vui.
Niềm vui khi được chia sẻ với bạn bè, với mọi người, với cuộc đời cũng là một niềm vui lớn! Trong cuộc đời, có nhiều thứ để chia sẻ và có nhiều cách để chia sẻ khác nhau.
Thấy yêu đất nước và con người VN mình hơn trong những dịp như vậy. Có thể cô bé kia cũng chẳng hiểu cặn kẽ yêu nước là gì, như thế nào và theo cách nào. Nhưng cảm giác rõ ràng là trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cô bé đó cả những giọt nước mắt dành cho con người VN và đất nước này, theo cách riêng của cô bé. Chắc chắn rằng cô bé sẽ có một đêm thao thức và niềm vui sẽ còn lâng lâng.
***
Nhấc chai rượu lên ngắm nghía. Còn hơn một nửa. "Anh uống giỏi thật đấy ". Ông anh cười khật khật. Bỏ cái nút thủy tinh ra, nắp cái nút bấc lại, nhét vào hộp. Đặt cái nút thủy tinh vào lại chỗ cũ, nhìn ông anh: "Anh đừng vứt cái nút bấc đi nhé. Nếu để trong hộp, thì dùng nút bấc đấy".
Chia tay ông anh. Ông anh xách chai rượu ra xe, vẻ mặt rất mãn nguyện và phấn chấn. Chắc chắn rằng đối với ông anh, tối nay sẽ là một buổi tối rất đáng nhớ.
****
Trên đường về, dọc đường Kim Mã, thấy rất nhiều thanh niên lao nhanh ra đường, xe máy phóng vùn vụt, cờ đỏ bay phần phật. Thỉnh thoảng, gặp chỗ ngã tư, cánh thanh niên tụm lại, phất cờ và hò reo ầm ĩ: "Việt Nam vô địch! Việt Nam vô địch". Họ đang rất vui và phấn khích.
Cho dù với bất kỳ cách nào, vẫn nghĩ rằng, trong lòng những thanh niên ấy đang hừng hực men say chiến thắng và lòng yêu nước. Họ yêu nước theo cách riêng của tuổi trẻ, lứa tuổi đang nhiều năng lượng và có phần bồng bột, dễ phấn khích và dễ bị kích thích!
Các em hãy cứ vui đi! Cuộc đời vất vả lắm, nên mỗi khi có dịp gì để tận hưởng niềm vui và chia sẻ niềm vui với người khác, hãy cứ làm! Có điều, hãy vui và tận hưởng với trái tim nóng và cái đầu lạnh nhé! Đừng làm gì quá đáng đấy! Hãy cứ vui đi!
Đêm 08/12/2010
Hoài Hương.
2endaudio
03-09-2011, 07:59 AM
Về cờ và rượu em gửi các bác cái này:
http://www.thegioiwhisky.com/shop-ruou-xach-tay/p15_big.jpg
Còn rượu ngon thì mời các bác xem: Shop rượu xách tay - thegioiwhisky (http://www.thegioiwhisky.com/shop-ruou-xach-tay)
Cảm ơn các bác!
dethichoo
03-09-2011, 10:58 AM
Hay quá, cám ơn rất nhiều!
dethichoo
03-09-2011, 12:06 PM
Đọc bài này xong thấy buồn cho Việt Nam, cứ tự hào 4.000 năm văn hiến nhưng mới nói về rượu là đã thua người ta: một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới mà chẳng có công ty rượu nào : made in VietNam", toàn là nhập rượu, rồi lại rượu giả , rượu dỏm chết người hà rầm.
Mong hyh sưu tầm các bài viết về công nghệ nấu rượu cho các pác nấu rượu có thêm kinh nghiệm!
Dewar's - Một dòng Blended Scotch Whisky cao cấp
Trước đó, Nhà Dewar's cũng đã có một số mẫu chai (design and Packaging) khác nhau cho sản phẩm White Label, Special Reserve 12yo, Founder's Reserve 18yo và Signature.
Năm 2010, một lần nữa, Nhà Dewar's lại re-branding các dòng sản phẩm của mình.
Dewar's là một dòng đặc biệt, hàm lượng Single Malt trong Blend của họ rất cao, nên uống rượu Dewar's có cảm giác như đang uống Single Malt, cho dù đây chỉ là sản phẩm Blend.
Trong các blends của Nhà Dewar's, có rất nhiều loại Single Malt quý hiếm.
Một trong những mùi hương đặc trưng của Nhà Dewar's là hương của Scottish heather, hương thơm nồng nồng, ngai ngái, hăng hắc rất lạ và quyến rũ. Các bác hãy cứ thử mở chai 12yo mà thử xem.
Điều lạ là, mặc dù là sản phẩm cao cấp, giá bán lẻ tại gần như tất cả các nước đều cao hơn Chivas và JW (cùng dòng, cùng tổi rượu), nhưng ở VN, cho dù được bán rẻ hơn, rượu Dewar's vẫn có vẻ được tiêu thụ chậm.
Xưa nay, nhập dòng này về Việt Nam là Công ty Tấn Khoa, có Trụ sở tại TP. HCM. Chủ Tấn Khoa là một anh trai Hà Nội, học ĐH Ngoại ngữ, nhưng mê rượu, nên vào SGN làm rượu.
Trước 1998, Nhà Dewar's thuộc sở hữu của Tập đoàn rượu bia lớn nhất thế giới là Diageo. Kể từ khi thành lập đến thời điểm 1998, cho dù sang tay đổi chủ một số lần, sản phẩm của Nhà Dewar's vẫn chỉ có một chai White Label.
Sau khi về tay Tập đoàn Bacardi năm 1998, Nhà Dewar's đã tạo ra và mang đến cho những người yêu thích whisky trên thế giới những dòng sản phẩm chất lượng hảo hạng, đặc biệt là ba sản phẩm Dewar's Special Reserve 12yo, Dewar's Founder's Reserve 18yo và Dewar's Signature. Cả ba đều giành được vô số giải thưởng lớn tại khắp các sự kiện rượu bia lớn nhất trên thế giới.
Nếu bác nào thích hương vị chocolate của Chivas 18yo, thì bác có thể một lần thử xem, hương vị chocolate của chai Dewar's Founder's Reserve 18yo nó có nồng nàn hơn không, hấp dẫn hơn không.
Có bác nào hỏi về rượu và thuốc lá. Xin thưa, nếu chọn rượu ngon để uống kèm với thuốc lá, sao không dùng thử Founder's Reserve 18yo hoặc cao cấp và cho hương vị tuyệt vời hơn nữa, là Dewar's Signature. Nói đúng hơn, hai dòng này rất thích hợp nếu được uống vào một buổi tối se se lạnh, với khoảng 3 - 4 người bạn tâm giao, thêm một điếu cigar ngon (như Cohiba hoặc Habana không quá khó tìm mua ở HN, SGN) và một ly espresso nho nhỏ. Nếu không có cigar, thì có thể dùng với thuốc lá thơm mà bác ưa thích.
Dòng White Label, Special Reserve 12yo thì không hợp với thuốc lá cho lắm. White Label nên dùng để mix chứ không nên uống neat. Special Reserve 12yo thì thích hợp với nhiều loại đồ ăn hoặc dùng với các loại hoa quả sau khi đã ăn bữa chính.
Và tóm lại, như nhiều loại rượu khác, cách uống thế nào chỉ là để tham khảo, chưa hẳn đã phải là hướng dẫn sử dụng. Các bác có thể có cách uống riêng, miễn sao thấy vui, thấy khỏe, ngon miệng, thơm tho và thích thú.
http://farm6.static.flickr.com/5168/5250827214_d820ccbeb6_z.jpg
http://farm6.static.flickr.com/5126/5250464393_91e0983909_z.jpg
http://farm6.static.flickr.com/5004/5250471351_b81e039a50_z.jpg
Hennessy XO Grande Champagne
Cũng như nhiều Nhà làm Cognac khác, ngoài những sản phẩm thông dụng (ví dụ chai XO bên trái), họ còn làm ra những sản phẩm đặc biệt, chuyên để bán tại Nhà, hoặc dành tặng cho bạn bè, khách quý, hoặc chỉ bán số lượng hạn chế ra kênh travel retail tại các sân bay quốc tế.
Trong hình, bên phải là chai 1L Hennessy XO Grande Champagne, sản phẩm cognac được làm hoàn toàn từ nho của vùng Grande Champagne (vùng có nho ngon nhất và cao cấp nhất để làm cognac), được ủ lâu hơn so với XO thường.
Hương thơm của XO Champagne ấm áp hơn, phức hợp (complex) hơn, nhiều mùi hương táo chín, mận chín, hương đào, hạnh nhân, quả vả, mứt quả, hương gỗ thơm hơi cháy, nhè nhẹ mùi đồ da cao cấp. Có cả mùi thoảng nhẹ của mùi gừng nướng, gỗ sồi nướng và mùi quế cay cay.
Vị và cốt rượu rất êm dịu, nhưng lại nồng ấm. Hậu vị của loại rượu này thì đặc bệt tuyệt vời. Sau khi uống xong, cả khoang miệng thơm tho với dư vị kéo dài mãi. Lúc đó, thoảng thoảng cả mùi hương chocolate, mix với các loại hạt và hương coffee.
Đây cũng là một loại rượu tuyệt vời để thưởng thức kèm với điếu cigar hoặc thuốc lá thơm.
Có ai đó nói rằng, cữ gõ vào Google là ra đầy đủ thông tin, không cần tìm hiểu hay trảii nghiệm cũng biết được loại gì như thế nào, thì xin mời hãy thử. Để xem cái thế giới mạng rộng lớn và bao la ấy cung cấp được bao nhiêu thông tin hữu ích về dòng sản phẩm này, rằng nó được làm ra tự bao giờ, vì sao nó được làm ra, hương vị của nó ra sao, nó bán ở đâu và tại sao lại như thế.
http://farm6.static.flickr.com/5244/5250518743_ccc3720561_z.jpg
Whiskey ngô
http://farm6.static.flickr.com/5126/5251522264_9e12875269_z.jpg
Uống Jack Daniel's vào tối mùa đông, trong tiết trời lạnh giá, có thêm mấy loại hạt, hoặc nếu không, chỉ mấy hạt lạc rang ngon (không húng lìu và tẩm gia vị), thì lòng nó ấm áp lắm.
American Whiskey:
Jack Daniel's Old No.7, Wild Turkey 8yo (loại này 101 Proof Mỹ, tức là nồng độ cồn ở mức 50.5% alcohol đấy các bác ạ), Jim Beam Black 8yo
Đọc bài này xong thấy buồn cho Việt Nam, cứ tự hào 4.000 năm văn hiến nhưng mới nói về rượu là đã thua người ta: một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới mà chẳng có công ty rượu nào : made in VietNam", toàn là nhập rượu, rồi lại rượu giả , rượu dỏm chết người hà rầm.
Nếu rượu nếp VN, đem ủ trong thùng gỗ sồi, có thể sẽ cho ra đời một dòng rượu có màu sắc đẹp và hương vị lạ hơn so với thứ rượu mà người VN chúng đã và đang sử dụng.
Rượu gạo VN được nấu bằng nồi đồng (pot still) theo từng mẻ, thì chính anh Markus (Sơn Tinh) đang làm. Sản phẩm ra đời chắc chắc khác nhiều về hương vị so với rượu gạo mà bà con ta đang nấu thủ công (cũng theo từng mẻ, nhưng sử dụng nhiều kiểu nồi chưng cất khác nhau), hoặc khác với vodka nấu từ gạo VN (bằng công nghệ chưng cất liên tục trong dây chuyền hình tháp column still như một số hãng vodka VN đang làm).
Nếu đã muốn dùng rượu gạo để ủ trong thùng gỗ sồi, thì tốt nhất là rượu chưng cất cũng nên được làm theo mẻ lớn trong nồi đồng pot still.
Tuy nhiên, cũng phải nói rất thật rằng, sự kỳ vọng của chúng ta vào 1 thứ rượu (sau khi được ủ 12 năm trong thùng gỗ sồi) lại có hương vị thơm ngon hơn Single Malt của Scotland hoặc Nhật Bản quả là một hy vọng xa vời vợi. Khẳng định điều này là do người viết đã hiểu rằng, trong ngũ cốc (05 loại cây lương thực chính), thì lúa mạch (barley) có hương vị thơm ngon nhất, chứ không phải là lúa gạo (rice). Lúa mạch cũng là thứ mễ cốc đắt nhất trong ngũ cốc.
Nếu có một lần nào, các bác ghé qua một Nhà chưng cất Single Malt, các bác nếm thử dòng rượu new make spirit thì các bác sẽ có cảm nhận rõ hơn và có kết luận cho riêng mình. Rượu chưng cất xong chưa được phép gọi là Whisky, chỉ được gọi là New Make Spirit. Rượu trắng như vodka, hơi đục hơn (vì chưa được tinh lọc như vodka). Về cơ bản, cũng có thể được gọi đó là một loại vodka được chưng cất theo mẻ, chưng cất 02 lần bằng pot still và chưa được lọc. Loại rượu này khi đó đã có rất nhiều hương vị. Hương vị chủ yếu đến từ lúa mạch được làm thành nha, hương vị của men rượu và có cả hương vị đặc trưng của rượu chưng cất trong nồi đồng.
Cá nhân người viết thấy, những loại rượu gạo ngon nhất của VN không sánh được với những New Make Spirit về hương thơm. Về vị, có thể rượu của VN chúng ta cũng ngọt,êm và đậm đà không kém, thậm chí có một vài điểm trội.
Có 1 cách sản xuất ra rượu mà người Việt Nam dùng thấy rất hay và nhanh gọn : cho viên thuốc gì gì ấy của Trung Quốc vào nước lã, thế là thành rượu :)), hay thật...~X(
thanhpham51
24-04-2012, 05:14 PM
mấy bác bàn tán xôm tụ quá!
leanhvu_dn
25-04-2012, 04:17 PM
Sao không thây ai nói về QUỐC TỬU của Việt Nam nhỉ
Tứ Đại Danh Tửu của Việt Nam
Rượu Làng Vân là đặc sản nổi tiếng của miền Bắc. Làng Vân thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Rượu làng Vân truyền thống được nấu từ nguyên liệu sắn (khoai mì).
Rượu Bàu Đá là đặc sản của xứ võ Bình Định. Rượu được nấu từ thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn.
Rượu Đế Gò Đen được nấu ở Gò Đen, huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.
Rượu Kim Long được nấu tại làng Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
thanhpham51
07-05-2012, 05:12 AM
Nếu rượu nếp VN, đem ủ trong thùng gỗ sồi, có thể sẽ cho ra đời một dòng rượu có màu sắc đẹp và hương vị lạ hơn so với thứ rượu mà người VN chúng đã và đang sử dụng.
Rượu gạo VN được nấu bằng nồi đồng (pot still) theo từng mẻ, thì chính anh Markus (Sơn Tinh) đang làm. Sản phẩm ra đời chắc chắc khác nhiều về hương vị so với rượu gạo mà bà con ta đang nấu thủ công (cũng theo từng mẻ, nhưng sử dụng nhiều kiểu nồi chưng cất khác nhau), hoặc khác với vodka nấu từ gạo VN (bằng công nghệ chưng cất liên tục trong dây chuyền hình tháp column still như một số hãng vodka VN đang làm).
Nếu đã muốn dùng rượu gạo để ủ trong thùng gỗ sồi, thì tốt nhất là rượu chưng cất cũng nên được làm theo mẻ lớn trong nồi đồng pot still.
Tuy nhiên, cũng phải nói rất thật rằng, sự kỳ vọng của chúng ta vào 1 thứ rượu (sau khi được ủ 12 năm trong thùng gỗ sồi) lại có hương vị thơm ngon hơn Single Malt của Scotland hoặc Nhật Bản quả là một hy vọng xa vời vợi. Khẳng định điều này là do người viết đã hiểu rằng, trong ngũ cốc (05 loại cây lương thực chính), thì lúa mạch (barley) có hương vị thơm ngon nhất, chứ không phải là lúa gạo (rice). Lúa mạch cũng là thứ mễ cốc đắt nhất trong ngũ cốc.
Nếu có một lần nào, các bác ghé qua một Nhà chưng cất Single Malt, các bác nếm thử dòng rượu new make spirit thì các bác sẽ có cảm nhận rõ hơn và có kết luận cho riêng mình. Rượu chưng cất xong chưa được phép gọi là Whisky, chỉ được gọi là New Make Spirit. Rượu trắng như vodka, hơi đục hơn (vì chưa được tinh lọc như vodka). Về cơ bản, cũng có thể được gọi đó là một loại vodka được chưng cất theo mẻ, chưng cất 02 lần bằng pot still và chưa được lọc. Loại rượu này khi đó đã có rất nhiều hương vị. Hương vị chủ yếu đến từ lúa mạch được làm thành nha, hương vị của men rượu và có cả hương vị đặc trưng của rượu chưng cất trong nồi đồng.
Cá nhân người viết thấy, những loại rượu gạo ngon nhất của VN không sánh được với những New Make Spirit về hương thơm. Về vị, có thể rượu của VN chúng ta cũng ngọt,êm và đậm đà không kém, thậm chí có một vài điểm trội.
Công nhận không có gì uống đã bằng Singlemalt, lâu lâu tụ tập bạn bè lại lai rai bên chai Singlemalt thì không gì tuyệt hơn!
minhtriet81
07-05-2012, 05:17 AM
Công nhận bài viết dày công thật, nhưng mà nói thật thì hơi lan man ạ, em nghĩ nên bàn sâu chi tiết 1 loại nào đó thì hay hơn như whisky chẳng hạn có thể đi sâu vào cách chế biến, ngâm ủ, làm sao để ra được 1 loại whisky ngon và dĩ nhiên quan trọng hơn: Làm sao biết whisky nào ngon, và thưởng thức sao cho đúng điệu.
Góp ý chút đỉnh cho topic thêm đa dạng, mong bác chủ đừng giận cũng đừng ném đá em nhé :)
minhtriet81
07-05-2012, 05:21 AM
Em thấy có bài này cũng hay, xin gom về luôn [nguồn bên otofun ạ]:
Whisky Ireland thường được gọi là Irish Whisky có nguyên liệu giống với Scotch nhưng khác nhau ở 2 điểm cơ bản làm nên mùi vị đặc trưng của Whisky:
1/ Nồi chưng cất khác nhau: Nếu whisky Scotchland được chưng cất trong dạng nồi củ hành (pot-still) vì có dạng củ hành với vòm cong và đỉnh nhọn dần lên, thì whisky Ireland lại được chưng cất trong nồi có cột (patent-still)
2/ Whisky Ireland không dùng lửa từ than bùn để hong mạch nha vì thế mà whisky Ireland thường nhẹ và ngọt hơn các loại Scotch Whisky, và không có mùi khói và mùi than bùn đặc trưng như whisky Scotch.
Các loại whisky Ireland phần nhiều là blended và việc pha trộn (blend) Whiskey Ireland khác với việc pha trộn Whisky Scotland trước tiên là ở chỗ không dùng các singlemalt hoặc singlegrain hoàn chỉnh mà thông qua việc kết hợp nhiều quy trình làm chín mùi khác nhau trong nhiều loại thùng khác nhau (thùng Sherry, Bourbon, Porto) để có mùi vị ngon hơn. Vì thế mà người ta cũng gọi blend ở Ireland là vatting (từ vat trong tiếng Anh, có nghĩa là “thùng trộn”).
Các loại Whisky Ireland phổ biến là: Inishowen, Jameson, Midleton Very Rare, Paddy, Tullamore Dew, John Power & Son…
Em chỉ mới được thưởng thức Midleton thôi, cảm giác loại này nhẹ và ngọt hơn các loại whisky blended của Scotch, uống vào thì vẫn thơm whisky nhưng sau thì có cảm giác gần gần giống cognac.
Whisky Mỹ
Whisky Mỹ được sản xuất từ lúa mạch đen, bắp, lúa mạch hay hiếm hơn là lúa mì, thành phần của các loại ngũ cốc khác nhau tùy theo vùng. Vì vậy, 2 loại whisky chủ yếu ở Mỹ là Rye và Bourbon:
Rye là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%.
Bourbon là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ ngô (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu
Thời gian ngâm ủ của Whisky Mỹ thường ngắn hơn so với các loại Whisky Ireland và Scotchland thường thì chỉ 2 đến 3 năm là đã chín mùi, và đặc biệt các loại whisky Mỹ thường được ngâm trong các thùng gỗ sồi mới (thay vì các thùng gổ sồi lâu năm như Whisky Scotch).
Một loại Blended Whisky đặc biệt của Mỹ được gọi là Tennessee Whiskey vì có nguồn gốc từ bang Tennessee với tỷ lệ pha trộn ít nhất là 51% từ bắp và ít nhất là 20% từ lúa mạch đen, lúa mì hay lúa mạch. Trước khi được đưa vào thùng trữ Tennessee Whiskey được lọc qua than gỗ làm cho Whisky này rất êm dịu.
Trong cụm từ Tennessee Whiskey thì whisky có thêm chữ “e”, vì đây là thói quen và cách viết của người Mỹ, họ thường viết là whiskey nhưng vẫn mang cùng 1 nghĩa với whisky.
Một số loại whisky Mỹ điển hình: Jim Beam, Jack Daniel’s (2 loại này em thấy khá phổ biến trong các bar ở Việt Nam, đặc biệt là Jim Beam được các thanh niên trẻ uống khá nhiều), Wild Turkey...
Trong 3 loại thì em thấy whisky Mỹ là có vị kém nhất, có lẽ là do quy trình sản xuất và nguyên liệu của họ, hương nồng, vị mạnh nhưng lại thoảng ngọt, với whisky Mỹ thì em thấy pha với Cola lại uống khá được.
minhtriet81
07-05-2012, 05:25 AM
Bàn về Scotch Whisky - loại whisky ngon nhất trên thế giới [Nguồn otofun]:
Whisky Scotland là loại whisky lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới, hương vị cũng được công nhận là ngon hơn so với các loại whisky của Mỹ và Ireland (Cũng đúng thôi vì Scotland chính là nơi sản xuất ra Whisky đầu tiên trên thế giới cơ mà). Whisky Scotchland phổ biến đến nỗi, ở Mỹ nhắc đến whisky là người ta nghĩ ngay đến chữ Scotch.
Các loại Whisky thuần túy ban đầu được ngâm bằng lúa mạch (Malt), mãi về sau này mới bổ sung thêm các loại whisky ngâm từ ngũ cốc và bắp là Grain và Bourbon Whisky. Nhưng hầu hết các loại whisky phổ biến và nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều chủ yếu được ngâm từ lúa mạch (malt) và các dòng whisky lúa mạch này chia làm 2 loại:
Singlemalt Whisky:
Là Whisky được sản xuất từ một loại malt và từ duy nhất một lò nấu rượu nào đó mà không được phối chế với các whisky từ những lò khác. Loại whisky này thường mang hương vị đặc trưng riêng cho vùng miển chế biến do đặc tính về khẩu vị, nguyên liệu và cả điều kiện thời tiết của khu vực đó. Các vùng sản xuất Singlemalt Whisky nổi tiếng hiện nay còn lại tại Scotland:
Lowland: chỉ có 3 lò hiện còn hoạt động: Auchentoshan, Bladnoch và Glenkinchie. Whisky ở vùng này thường có vị dịu và nhẹ, thích hợp cho những người mới bắt đầu làm quen với whisky. Một số dòng whisky tiêu biểu là Auchentoshan, Glenkinchie…
Speyside: Tại đây có rất nhiều lò đang hoạt động bao gồm: Aberlour, Balvenie, Glenfiddich, Speyburn, The Glenlivet, The Glenrothes và The Macallan... Đây được coi là trung tâm của Whisky Scotland với hơn 50 lò nấu rượu, nơi sản xuất ra các loại whisky nổi tiếng với nổi tiếng với hương vị ngọt mượt, tao nhã . Các loại whisky nổi tiếng vùng này gồm có Macallan (rất quen thuộc ở Việt Nam), Aultmore, Glen Grant, Linkwood, Benrinnes…
Highland: hiện có các lò: Aberfeldy, Balblair, Dalmore, Dalwhinnie, Glen Ord, Glenmorangie, Oban và Old Pulteney. Các loại whisky sản xuất trong khu vực này thường có hương vị tinh tế, cùng vị mặn nhẹ độc đáo ( do hầu hết các xưởng chưng cất nằm ven biển ). Loại Singlemalt tiêu biểu là Glenmorangie (gần đây đã xuất hiện chính thức ở Việt Nam), Balblair,Clynelish, Singleton…
The Islands: một vùng khó mà xác định rõ ràng bao gồm toàn bộ các hải đảo có sản xuất whisky (ngoại trừ Islay) như là đảo Arran, Jura, Mull, Orkney và Skye hiện có các lò như sau: Arran, Isle of Jura, Tobermory, Highland Park, Scapa và Talisker.
Campbeltown: đây là quê hương của hơn 30 lò nhưng hiện tại chỉ còn 3 lò còn hoạt động: Glen Scotia, Glengyle và Springbank. Hai lò sau thuộc sở hữu và vận hành bởi gia đình J.A Mitchell. Springbank là lò rượu độc lập (không bị mua lại từ bất cứ tập đoàn kinh tế nào) cổ xưa nhất của Scotland. Khu vực này thì các lò nấu rượu tồn tại mang tính chất lịch sử là chủ yếu (như các làng nghề truyền thống ở Việt Nam mình vậy).
Islay: hiện tại có các lò: Ardbeg, Bowmore, Bruichladdich, Bunnahabhain, Caol Ila, Lagavulin và Laphroaig. Kilchoman Distillery là lò có tuổi đời trẻ nhất. Whisky vùng này được xem là nặng nhất, hương vị mạnh nhất , với hương khói đặc trưng nồng nàn được tạo nên từ điều kiện thời tiết và khí hậu nơi đây: Muối biển được thổi vào đất liền, thấm vào nước & than bùn trên đảo, hai nguyên liệu chính được sử dụng trong quá trình chưng cất whisky, tạo ra hương vị độc đáo. Các loại whisky nổi tiếng Bowmore ( nằm ở giữa đảo ), Caol Ila, Lagavulin, Laphroaig.
Blended Whisky:
Một Blended Scotch whisky (whisky phối chế) có thể là một hỗn hợp của từ hơn 40 đến 50 loại rượu singlemalt và singlegrain (ngũ cốc) khác nhau. Tùy theo công thức phối chế (thành phần và tỷ lệ của các loại rượu phối chế) mà tạo nên các hương vị và đặc trưng riêng cho từng loại Blended Whisky. Mỗi loại whisky dùng cho phối chế đều phải được ủ lại tối thiểu 3 năm. Đương nhiên là sẽ có những loại whisky thượng hạng có tuổi ủ rượu cao hơn nhiều như các dòng Johnnie Walker từ Black trở lên và Chivas Regal (có đến hơn 50 loại Singlemalt được pha trộn lại để tạo nên hương vị tuyệt hảo của rượu này).
Các loại Blended nổi tiếng gồm có: Dòng rượu của Johnnie Walker (ông già chống gậy), Chivas Regal, White & Mackay, Teacher, Scottish Leader, White House, Claymore, Ballantine's…
Lúc trước thì thấy Blended whisky khá phổ biến, nhưng hiện tại em thấy nhiều cụ đã chuyển gu sang Singlemalt, cá nhân em cũng thích Singlemalt hơn vì hương vị đặc trưng khá rõ chỉ cần ngửi và uống vào cảm nhận được ngay, chứ còn Blended thì không khác nhau nhiều lắm khi uống, và đều có cảm giác hơi nặng và không êm. Một số dòng Singlemalt mà em uống thấy ngon là Macallan, Glenmorangie và Singleton vị hơi ngọt, êm và dư vị nồng nàn.
Còn cách thưởng thức whisky cũng giống như 1 cụ đã có nói trong việc thưởng thức rượu vang là gồm 3 bước: Nhìn, ngửi, nếm. Nhìn để cảm nhận và thưởng thức màu sắc tuyệt hảo của Whisky (màu vàng hổ phách, trong và sáng), sau đó đưa lên mũi ngưởi nhẹ để nghe được hương thơm nồng của Whisky và cảm nhận các thành phần, mùi vị ẩn chứa bên trong loại whisky đó trước khi nhấp vào miệng thưởng thức, khi thưởng thức cần nhấp từng ngụm nhỏ và để lưu lại vòm miệng một chút trước khi nuốt vào để cảm nhận dư vị và hương thơm lan tỏa bên trong.
Tuy nhiên, do đặc điểm của whisky là mùi hương ẩn ngầm phía trong và độ rượu khá nặng nên để làm dậy mùi whisky chúng ta nên cho thêm ít nước vào ly whisky để làm dịu đi độ cồn và làm dậy mùi thơm quyến rũ của ly whisky hơn. Tỷ lệ nước được khuyến khích là 1:1 nhưng em thấy cái này tùy loại rượu và tùy khẩu vị từng người thích uống nặng hay nhẹ, em thì thích uống Macallan với 1 chút nước khoáng lavie, mùi thơm hơn hẳn. Và trước khi uống whisky cũng nên uống 1 ngụm nước mát để thông cổ và không bị sốc bởi vị cồn.
minz882
07-05-2012, 05:27 AM
Em trước giờ chỉ thích rượu gạo nhà mình thôi :)) thấy các bác toàn uống rượu tây mà hãi quá, thú thật em chả phân biệt được cognac nó khác whisky chỗ nào luôn!
thanhpham51
07-05-2012, 05:29 AM
Bài bác Minhtriet sưu tầm hay ghê, nhưng phần nói về thưởng thức hơi bị ít. Em thấy mấy người uống whisky có người bảo phải bỏ đá vào thì ly rượu mới dậy mùi, có người bảo chỉ cần cho vài giọt nước (nước khoáng?) là đủ, có bác lại khuyên là nên ướp lạnh luôn. Chả biết thế nào mới đúng nhỉ?
minhtriet81
07-05-2012, 05:35 AM
Em trước giờ chỉ thích rượu gạo nhà mình thôi :)) thấy các bác toàn uống rượu tây mà hãi quá, thú thật em chả phân biệt được cognac nó khác whisky chỗ nào luôn!
Nó khác cơ bản là cognac làm từ nho còn whisky chủ yếu làm từ mạch nha (lúa mạch) hoặc 1 số thứ khác không phải nho (ngô, ngũ cốc...) bác ạ. Còn về vị thì cognac hương vị thoảng hơn và dịu hơn không nồng như whisky. Tùy gu mỗi người mà có sở thích khác nhau. Em thấy các cụ lớn tuổi có vẻ chuộng vị của Cognac còn trẻ hơn chút thì thích whisky.
minhtriet81
07-05-2012, 05:40 AM
Bài bác Minhtriet sưu tầm hay ghê, nhưng phần nói về thưởng thức hơi bị ít. Em thấy mấy người uống whisky có người bảo phải bỏ đá vào thì ly rượu mới dậy mùi, có người bảo chỉ cần cho vài giọt nước (nước khoáng?) là đủ, có bác lại khuyên là nên ướp lạnh luôn. Chả biết thế nào mới đúng nhỉ?
À, cái này theo kinh nghiệm của em là tùy bác thích vị nặng hay nhẹ mà có thể pha nước hoặc ướp lạnh. Với 1 số loại whisky nặng như Chivas 18 (tầm 45% độ cồn, chẳng biết nhớ chính xác không) chẳng hạn thì có thể pha nước theo để giảm độ cồn xuống còn tầm 35% là uống ngon nhất.
Còn 1 số loại như Gold Label hoặc Blue Label của Johnnie Walker thì họ ủ lâu năm và vị rất êm nên có thể uống chay mà không cần pha gì cả, nhưng trước khi uống thì nên làm cho ly rượu tỏa hương bằng cách cho 1 ít nước vào ly (thường bên nước ngoài có cả 1 cái muỗng riêng biệt nằm trong bộ dụng cụ thưởng thức rượu để bác cho nước vào ly rượu luôn), không thì mình đong tầm 1/2 đến 1 thìa cafe là ok :D
Còn việc ướp lạnh thì em không rành vì chưa thử bao giờ, không biết như thế có làm rượu bị đông hoặc sệch lại không nhỉ?
paul258
07-05-2012, 05:41 AM
Rượu ngoại làm cái gì, cứ rượu rắn, tắc kè, tiết ba ba, cao hổ mà chơi 1 người khỏe 2 người cùng vui. uông rượu tây xong chả làm ăn gì
tlongpham
07-05-2012, 05:44 AM
Có một điểm em thấy cần phải thưa ngay với các bác:
Rượu bị làm giả nhiều nhất tại VN và những nước Châu Á khác xưa nay vẫn là mấy nhãn hàng mà thị trường tiêu thụ mạnh, cầu rất cao. Có thể kể đến Johnnie Walker, Chivas Regal, Royal Salute, Hennessy, Remy Martin, Ballantine's. Giai đoạn này, thị trường VN và TQ đang lên "cơn sốt" Macallan. Một chai Macallan 30 tuổi dòng Sherry Oak, sau hơn một tuần vừa qua đã có bước đại nhảy vọt về giá từ 18 triệu 1 chai lên tới 22 triệu VND. Sớm muộn gì thì những tay chuyên làm rượu giả tại VN, TQ, Lào, CPC, Thái lan cũng sẽ sớm tìm cách làm giả sản phẩm này. Lạ một nỗi, rượu càng tăng giá, càng bán chạy. Đây chính là mảnh đất rất béo bở của hàng giả. Tuần trước có một bác doanh nhân quen biết có nhờ em mua giúp 02 chai 30yo kia, em tư vấn dòng khác rồi thuyết phục đủ điều, bác ấy vẫn không nghe. Bác ấy khẳng định rằng, mới ngồi với mấy ông khác, được các ông ấy mời anh em toàn Macallan 30yo, các ông ấy sành lắm, sang lắm, nói rằng đây là chai ngon nhất trong dòng Whisky, nên nhất định phải dùng chai này, H. cứ mua cho anh, giá bao nhiêu anh cũng chịu. Vậy là rõ rồi! Các bác ấy uống rượu không phải vì rượu.
Đối với những dòng rất phổ thông, lượng cầu hàng hóa cao, thì rượu giả dễ được đem trà trộn vào. Những dòng rượu ngon, nhưng chưa phổ biến trên thị trường, hàng tật còn khó bán, huống hồ hàng giả.
Vậy nên, nếu các bác đã quen dùng các nhãn nêu trên, không thể dùng dòng khác thay thế, thì rất nên cẩn trọng.
thanhpham51
07-05-2012, 05:45 AM
À, cái này theo kinh nghiệm của em là tùy bác thích vị nặng hay nhẹ mà có thể pha nước hoặc ướp lạnh. Với 1 số loại whisky nặng như Chivas 18 (tầm 45% độ cồn, chẳng biết nhớ chính xác không) chẳng hạn thì có thể pha nước theo để giảm độ cồn xuống còn tầm 35% là uống ngon nhất.
Còn 1 số loại như Gold Label hoặc Blue Label của Johnnie Walker thì họ ủ lâu năm và vị rất êm nên có thể uống chay mà không cần pha gì cả, nhưng trước khi uống thì nên làm cho ly rượu tỏa hương bằng cách cho 1 ít nước vào ly (thường bên nước ngoài có cả 1 cái muỗng riêng biệt nằm trong bộ dụng cụ thưởng thức rượu để bác cho nước vào ly rượu luôn), không thì mình đong tầm 1/2 đến 1 thìa cafe là ok :D
Còn việc ướp lạnh thì em không rành vì chưa thử bao giờ, không biết như thế có làm rượu bị đông hoặc sệch lại không nhỉ?
Thank bác đã trả lời, vì chả là em vừa được tặng 1 chai Singleton - 1 dòng Scotch Singlemalt từ lò Glenord, nhìn chai đẹp mà thèm lắm nhưng chưa có dịp khui, tranh thủ hỏi trước để mốt khui rồi uống cho ngon ạ hehe
phucnguyen551
07-05-2012, 05:51 AM
À, cái này theo kinh nghiệm của em là tùy bác thích vị nặng hay nhẹ mà có thể pha nước hoặc ướp lạnh. Với 1 số loại whisky nặng như Chivas 18 (tầm 45% độ cồn, chẳng biết nhớ chính xác không) chẳng hạn thì có thể pha nước theo để giảm độ cồn xuống còn tầm 35% là uống ngon nhất.
Còn 1 số loại như Gold Label hoặc Blue Label của Johnnie Walker thì họ ủ lâu năm và vị rất êm nên có thể uống chay mà không cần pha gì cả, nhưng trước khi uống thì nên làm cho ly rượu tỏa hương bằng cách cho 1 ít nước vào ly (thường bên nước ngoài có cả 1 cái muỗng riêng biệt nằm trong bộ dụng cụ thưởng thức rượu để bác cho nước vào ly rượu luôn), không thì mình đong tầm 1/2 đến 1 thìa cafe là ok :D
Còn việc ướp lạnh thì em không rành vì chưa thử bao giờ, không biết như thế có làm rượu bị đông hoặc sệch lại không nhỉ?
Vụ bỏ tủ lạnh em nghĩ chắc không đông nổi đâu ạ, vì rượu tây độ cồn cao mà, muốn nó đông chắc phải xuống tới âm cả chục độ đấy, nhưng tủ lạnh gia dụng chỉ xuống tầm -15 độ là hết mức.
phucnguyen551
07-05-2012, 05:52 AM
Thank bác đã trả lời, vì chả là em vừa được tặng 1 chai Singleton - 1 dòng Scotch Singlemalt từ lò Glenord, nhìn chai đẹp mà thèm lắm nhưng chưa có dịp khui, tranh thủ hỏi trước để mốt khui rồi uống cho ngon ạ hehe
Bữa ra sân bay, thấy trong quầy có bán chai Singleton này, em cũng nghĩ là rượu nhưng vội quá nên chưa tìm hiểu kĩ, công nhận chai đẹp mà sang! Bác uống xong thì nhớ review nhé :D
tienthai73
07-05-2012, 05:53 AM
Chán thế, đọc hoài đọc mãi mà chưa thấy ai show hình rượu chè lên đây cả, chắc em không hóng nữa mà đi lai rai cho lành :))
tienthai73
07-05-2012, 05:55 AM
Có một điểm em thấy cần phải thưa ngay với các bác:
Rượu bị làm giả nhiều nhất tại VN và những nước Châu Á khác xưa nay vẫn là mấy nhãn hàng mà thị trường tiêu thụ mạnh, cầu rất cao. Có thể kể đến Johnnie Walker, Chivas Regal, Royal Salute, Hennessy, Remy Martin, Ballantine's. Giai đoạn này, thị trường VN và TQ đang lên "cơn sốt" Macallan. Một chai Macallan 30 tuổi dòng Sherry Oak, sau hơn một tuần vừa qua đã có bước đại nhảy vọt về giá từ 18 triệu 1 chai lên tới 22 triệu VND. Sớm muộn gì thì những tay chuyên làm rượu giả tại VN, TQ, Lào, CPC, Thái lan cũng sẽ sớm tìm cách làm giả sản phẩm này. Lạ một nỗi, rượu càng tăng giá, càng bán chạy. Đây chính là mảnh đất rất béo bở của hàng giả. Tuần trước có một bác doanh nhân quen biết có nhờ em mua giúp 02 chai 30yo kia, em tư vấn dòng khác rồi thuyết phục đủ điều, bác ấy vẫn không nghe. Bác ấy khẳng định rằng, mới ngồi với mấy ông khác, được các ông ấy mời anh em toàn Macallan 30yo, các ông ấy sành lắm, sang lắm, nói rằng đây là chai ngon nhất trong dòng Whisky, nên nhất định phải dùng chai này, H. cứ mua cho anh, giá bao nhiêu anh cũng chịu. Vậy là rõ rồi! Các bác ấy uống rượu không phải vì rượu.
Đối với những dòng rất phổ thông, lượng cầu hàng hóa cao, thì rượu giả dễ được đem trà trộn vào. Những dòng rượu ngon, nhưng chưa phổ biến trên thị trường, hàng tật còn khó bán, huống hồ hàng giả.
Vậy nên, nếu các bác đã quen dùng các nhãn nêu trên, không thể dùng dòng khác thay thế, thì rất nên cẩn trọng.
Em thì cũng mua rượu kha khá nên có chút kinh nghiệm chia sẻ với anh em về vụ mua rượu thật giả này:
1) Mua ở shop thực sự thân quen, không cần phân biệt đó là shop lớn hay shop nhỏ. Tuy nhiên, shop lớn thường thì người bán cũng có kinh nghiệm ngăn chặn hàng giả tốt hơn chủ shop nhỏ.
2) Mua rượu tại các Công ty, các Shop lớn chuyên buôn bán rượu. Nhiều shop lớn, có uy tín, giờ cũng làm ăn đàng hoàng. Cứ tìm đến những nơi chuyên buôn bán rượu lớn.
Có một nguyên tắc trong ngành rượu: Nhà phân phối đã làm chuyên cho Chivas thì thôi Hennessy, thôi JW và ngược lại. Nhà phân phối hoặc đại lý lớn đó sẽ tập trung phân phối hàng của một hãng rượu lớn. Tuy nhiên, những dòng rượu khác họ vẫn có, nhưng là do nhập lại. Bởi vậy, nếu chưa thật hiểu rõ về các shop, thì nếu mua Chivas, Ballantine's, Martell... cứ tìm đến Shop lớn là NPP hoặc đại lý của Chivas với tấm biển hiệu lớn có "dấu hiệu Chivas". Tương tự, nếu muốn mua JW, Singleton, Smirnoff... cứ tìm đến Shop lớn là NPP hoặc đại lý của JW với tấm biển hiệu lớn có "dấu hiệu JW". Nếu muốn mua Hennessy, Glenmorangie, Belvedre... cứ tìm đến Shop lớn là NPP hoặc đại lý của Hennessy với tấm biển hiệu lớn có "dấu hiệu Hennessy". Các "dấu hiệu" này rất dễ nhận ra bằng màu sắc, hình ảnh chai rượu, nhãn rượu của các bảng biểu, bảng hiệu treo trước cửa, treo ngay tại cửa hoặc bày trong nhà.
3) Đến mua hoặc gọi điện trực tiếp để mua từ các Công ty nhỏ là các nhà NK và PP rượu của VN.
Các công ty này chưa hùng mạnh và có hệ thống lớn như JW, Hennessy, Chivas, nên chưa có chính sách bảo vệ đại lý triệt để. Ví dụ, nếu bác gọi điện ra Công ty Hennessy VN nói là muốn mua 1 chai rượu, họ sẽ lịch sự trả lời là họ không bán lẻ như thế, mà đề nghị hãy ra đại lý A, đại lý B. Tương tự, JW VN (thực ra là Diageo VN), Chivas VN (thực ra là Pernod Ricard VN) cũng sẽ làm như vậy.
Nhưng đối với những nhà NK, PP quy mô nhỏ thì họ lại có cách khác. Họ vừa bán sỉ cho các đại lý, vừa bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Những Công ty loại này có:
- Tấn Khoa (HCM) với các sản phẩm Dewar's (Blended Scotch), Glenfiddich, Balvenie (Single Malt), Grey Goose Vodka, Bacardi Rum, Otard Cognac và nhiều dòng khác.
- Viet3 (HN) với các sản phẩm Balblair, Old Pulteney, (Single Malt), Catto's (Blended Scotch), Kulov (Vodka).
- Tân Thịnh (HN) với các sản phẩm Dalmore (Single Malt), Whyte & MacKay (Blended), Camus (Cognac), Berville (Brandy) và nhiều dòng khác.
- Việt Á (HCM) với các sản phẩm BenRiach (Single Malt).
- Lotus (HCM) với các sản phẩm anCnoc (Single Malt), Hankey Bannister (Blended).
Địa chỉ liên hệ, số điện thoại, fax, email, các bác cứ tìm kiếm theo Google sẽ ra ngay thôi ạ. Một số công ty đã xây dựng được các website khá nhiều thông tin..
Em chơi với tất cả các bác "thuần" VN này và thỉnh thoảng mua hàng của họ (vì em thích sưu tầm để dải sản phẩm mà em sở hữu ngày càng phong phú hơn).
Các công ty này vừa bán sỉ, vừa bán lẻ, nên họ thường xây dựng một đội ngũ anh em sale có thể đem hàng đến tận nơi cho khách. Hôm nào không quá bận, gọi một chai, họ cũng mang tới.
andylee36
07-05-2012, 06:00 AM
Ở mình nhiều bác cứ đi nhậu rượu giống như bia, mà thế thì không tốt chút nào vì vừa hại thân mà cũng chả thưởng thức được cái vị tinh túy của rượu. Vì món rượu tây này độ cồn cao và vị nó cũng tinh túy, thơm tho nên cần thưởng thức nhâm nhi đúng cách mới thú. Uống rượu làm sao để mình thật sự chủ động chứ đừng để “rượu uống” mình. “Rượu uống” bởi do nhiều trường hợp, hoặc là tiếp khách hoặc là nể nang hoặc là thách nhau hoặc là để chứng tỏ mình cao dose,... Nếu không may gặp rượu chất lượng kém, rượu dỏm, ngoài việc nhức đầu, ngộ độc sau đó còn lại chất độc sẽ ảnh hưởng đến buồng gan không nhỏ.
andylee36
07-05-2012, 06:05 AM
À, cái này theo kinh nghiệm của em là tùy bác thích vị nặng hay nhẹ mà có thể pha nước hoặc ướp lạnh. Với 1 số loại whisky nặng như Chivas 18 (tầm 45% độ cồn, chẳng biết nhớ chính xác không) chẳng hạn thì có thể pha nước theo để giảm độ cồn xuống còn tầm 35% là uống ngon nhất.
Còn 1 số loại như Gold Label hoặc Blue Label của Johnnie Walker thì họ ủ lâu năm và vị rất êm nên có thể uống chay mà không cần pha gì cả, nhưng trước khi uống thì nên làm cho ly rượu tỏa hương bằng cách cho 1 ít nước vào ly (thường bên nước ngoài có cả 1 cái muỗng riêng biệt nằm trong bộ dụng cụ thưởng thức rượu để bác cho nước vào ly rượu luôn), không thì mình đong tầm 1/2 đến 1 thìa cafe là ok :D
Còn việc ướp lạnh thì em không rành vì chưa thử bao giờ, không biết như thế có làm rượu bị đông hoặc sệch lại không nhỉ?
Nói về vụ ướp lạnh hay bỏ đá thì theo mình không nên nhé, vì rượu đa phần là cồn (trong hóa học là ethanol, phenol...) mà trong nhiệt độ lạnh thì các chất này sẽ bị lắng xuống (chứ không đông) khiến cho rượu bị sẫm màu đi và mùi cũng kém thơm hơn. Chỉ nên uống nhiệt độ thưởng thôi ạ.
Còn với whisky thì cho thêm nước là cần thiết vì một số loại mạnh quá như bác Minhtriet có nói cần pha loãng ra để thưởng thức dễ hơn, thì nước cũng giúp làm giải phóng hương rượu, khiến ly rượu thơm ngon hơn. Mình thì chuộng mấy dòng Singlemalt và mỗi lần uống đều có 1 ly nước nhỏ kế bên cả, không gì tuyệt bằng ngồi dài trên ghế, thưởng thức ly rượu và nghe 1 bài nhạc hay sau 1 ngày làm việc :)
Còn với Cognac thì việc uống lạnh là càng không nên nữa, thậm chí bên Tây họ còn chú ý cách cầm ly sao cho tay ôm trọn ly rượu, khiến rượu ấm hơn và tỏa mùi nhiều hơn ấy chứ.
thanhpham51
07-05-2012, 06:08 AM
Bữa ra sân bay, thấy trong quầy có bán chai Singleton này, em cũng nghĩ là rượu nhưng vội quá nên chưa tìm hiểu kĩ, công nhận chai đẹp mà sang! Bác uống xong thì nhớ review nhé :D
Show hình em nó luôn vì em cũng kế dáng chai lắm hehe:
http://farm6.static.flickr.com/5217/5383334387_24760dba43_z.jpg
tienthai73
07-05-2012, 06:10 AM
Show hình em nó luôn vì em cũng kế dáng chai lắm hehe:
http://farm6.static.flickr.com/5217/5383334387_24760dba43_z.jpg
Wow, đẹp thế, đấy các bác cứ show hình rượu lên nhiều nhiều đi nào để nhà em còn hóng với :D
minhtriet81
07-05-2012, 06:12 AM
Nói về vụ ướp lạnh hay bỏ đá thì theo mình không nên nhé, vì rượu đa phần là cồn (trong hóa học là ethanol, phenol...) mà trong nhiệt độ lạnh thì các chất này sẽ bị lắng xuống (chứ không đông) khiến cho rượu bị sẫm màu đi và mùi cũng kém thơm hơn. Chỉ nên uống nhiệt độ thưởng thôi ạ.
Còn với whisky thì cho thêm nước là cần thiết vì một số loại mạnh quá như bác Minhtriet có nói cần pha loãng ra để thưởng thức dễ hơn, thì nước cũng giúp làm giải phóng hương rượu, khiến ly rượu thơm ngon hơn. Mình thì chuộng mấy dòng Singlemalt và mỗi lần uống đều có 1 ly nước nhỏ kế bên cả, không gì tuyệt bằng ngồi dài trên ghế, thưởng thức ly rượu và nghe 1 bài nhạc hay sau 1 ngày làm việc :)
Còn với Cognac thì việc uống lạnh là càng không nên nữa, thậm chí bên Tây họ còn chú ý cách cầm ly sao cho tay ôm trọn ly rượu, khiến rượu ấm hơn và tỏa mùi nhiều hơn ấy chứ.
Cám ơn chia sẻ của bác, thật hay quá :D
minhtriet81
07-05-2012, 06:17 AM
Show hình em nó luôn vì em cũng kế dáng chai lắm hehe:
http://farm6.static.flickr.com/5217/5383334387_24760dba43_z.jpg
Chai này ngon nè, từ lò Glenord ở vùng Highland -Scotland. Vị thơm, êm dịu, uống vào còn thấy thoảng cả hương trái cây nữa. Rất hợp để lai rai tâm tình cùng các chiến hữu, hoặc mua biếu tặng vì dáng chai quá đẹp.
billytran3652
07-05-2012, 06:19 AM
Tối nay, tiện đường về ghé lại tiệm rượu quen, iem rước 1 ẻm Dewar's 12yo, 750ml, giá rất mềm. Giá đề 400k nhưng bán cho iem chỉ có 380K, đúng là của hãng độc quyền phân phối Tấn Khoa. Chai này có viên bi ở cổ (chắc là nhập hàng Đông nam Á??) Hương/vị rất được, đằm hơn Chivas 12yo.
mioza585
07-05-2012, 06:21 AM
Rượu là một trong những phát minh lớn nhất của loài người, theo những bình chọn không chính thước của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc. Nào có thấy mấy sắc dân trên thế giới này không uống rượu đâu. Bạn em bảo, thấy các bác hay đọc Koran, có bác thèm quá vẫn đi uống "trộm". Tuy vậy, rượu gây ra cũng lắm tác hại.
Rượu cũng như chuyện bè bạn, có chừng có mực thì còn hay, còn vui, nhiều khi rượu vào, lời ra. Buồn lắm!
andylee36
07-05-2012, 06:22 AM
Rượu là một trong những phát minh lớn nhất của loài người, theo những bình chọn không chính thước của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc. Nào có thấy mấy sắc dân trên thế giới này không uống rượu đâu. Bạn em bảo, thấy các bác hay đọc Koran, có bác thèm quá vẫn đi uống "trộm". Tuy vậy, rượu gây ra cũng lắm tác hại.
Rượu cũng như chuyện bè bạn, có chừng có mực thì còn hay, còn vui, nhiều khi rượu vào, lời ra. Buồn lắm!
Vâng, bởi thế phải uống có chừng mực :D
gonu2082
07-05-2012, 06:35 AM
Singleton của bác thanhpham công nhận là thơm, ngọt và êm thôi rồi.
Ngày trước em cũng được xách tặng một chai 12 yo uống đến giờ vẫn không thể quên được. Đang định bữa nào ra làm tiếp chai 18yo xem sao đây.
stevennguyen88
07-05-2012, 06:36 AM
Hôm trước tết em dọn nhà vớ được 1 chai Remy XO để quên, mừng quá mở ra uống tất niên thì cái nút nó mục từ bao giờ, chọc mãi mới dót được uống cũng vưỡn còn thơm phết dưng chỉ tội vừa ông vừa phải nhổ cái mảnh vụn nút bần lọt vào chai. Cái gì để lâu mà không dùng là hỏng cả.
minhtriet81
07-05-2012, 06:41 AM
Hôm trước tết em dọn nhà vớ được 1 chai Remy XO để quên, mừng quá mở ra uống tất niên thì cái nút nó mục từ bao giờ, chọc mãi mới dót được uống cũng vưỡn còn thơm phết dưng chỉ tội vừa ông vừa phải nhổ cái mảnh vụn nút bần lọt vào chai. Cái gì để lâu mà không dùng là hỏng cả.
Chia buồn cùng bác, uống mà phải phun vụn nút bần thì đúng là mất ngon thật hahah
person11
07-05-2012, 06:41 AM
Em thấy rằng các chai JW nút có bi, mặc dù chưa khui nắp nhưng khi mở nắp hộp giấy vẩn có mùi thơm đặc trưng của rượu toả ra, không biết như thế có bị ảnh hưởng gì đến chất lượng rượu không ạ.
minhtriet81
07-05-2012, 06:43 AM
Em thấy rằng các chai JW nút có bi, mặc dù chưa khui nắp nhưng khi mở nắp hộp giấy vẩn có mùi thơm đặc trưng của rượu toả ra, không biết như thế có bị ảnh hưởng gì đến chất lượng rượu không ạ.
Nếu thơm nhẹ thì bình thường thôi bác. Còn nếu mà mùi nồng quá thì nên kiểm tra chai có bị nứt hoặc nút vặn không kỹ hoặc coi chừng rượu giả nhé bác ơi!
nbati636
07-05-2012, 06:44 AM
Show hình em nó luôn vì em cũng kế dáng chai lắm hehe:
http://farm6.static.flickr.com/5217/5383334387_24760dba43_z.jpg
Đây là món rượu gì thế ạ? Nhìn ngon quá.
andylee36
07-05-2012, 06:52 AM
Singleton bác ạ, 1 loại singlemalt whisky. Bữa trước mình vừa có dịp uống thử chai 12 yo xong, hương vị hơi nồng mùi quế, có vị béo nhẹ nhàng của caramel, hơi chát thoảng vị trái cây, và dư vị có mùi hương rất thơm kiểu như mùi cỏ khô. Nghe thằng bạn bảo chai 18yo còn ngon hơn, chắc bữa nào thử quá.
Disaronno: cuñg ngon trong các buổi tiệc gia đình.
http://s1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_0040.jpg
http://s1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_0039.jpg
Thử up thêm 1 tấm hình nữa coi được không?
http://s1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_0010.jpg
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.