View Full Version : Luật Cờ Tướng Việt Nam
hung_namdong
18-07-2011, 11:26 PM
Trong thời gian qua tôi có vinh dự được đồng hành cùng các bạn yêu Cờ qua nhiều Giải đấu lớn nhỏ.Với tư cách là Cộng Tác Viên,Trọng Tài của những Giải đấu trên tôi nhận thấy có rất nhiều anh em mặc dù chơi Cờ lâu năm và đã đạt được những thành công nhất định nhưng không phải ai cũng hiểu và lắm rõ về Luật chơi và những quy chế khi Thi Đâu.Cũng như thường xuyên mắc phải những lỗi kỹ thuật trong khi Thi Đấu mà chính bản thân các bạn cũng không hề biết.Và dần dần đã chở thành thói quen không tốt,sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con đường đi lên chuyên nghiệp của các bạn.
Nhằm giúp các bạn yêu Cờ hiểu và lắm rõ hơn những vấn đề trên tôi xin gửi đến các bạn quyết định về việc ban hành Luật Cờ Tướng Việt Nam được Bộ Trưởng,Chủ Nhiệm Ủy Ban Thể Dục Thể Thao ban hành năm 1993.
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
(Về việc ban hành Luật Cờ Tướng)
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
- Căn cứ Nghị định sô 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ-CP ngày 6/1/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thể dục Thể thao;
- Xét yêu cầu về phát triển và nâng cao thành tích môn Cờ Tướng ở nước ta;
- Xét đề nghị của Liên đoàn Cờ Việt Nam và ông Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao I
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1: Ban hành Luật Cờ Tướng gồm 6 chương, 30 điều và phụ lục.
ĐIỀU 2: Luật Cờ Tướng này được áp dụng thống nhất trong các cuộc thi đấu tư cơ sở đến toàn quốc.
ĐIỀU 3: Luật này thay thế cho các Luật Cờ Tướng đã ban hành trước đây và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐIỀU 4: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Liên đoàn Cờ Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, ngành TDTT các địa phương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
TM BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN TDTT
PHÓ CHỦ NHIỆM
hung_namdong
18-07-2011, 11:36 PM
CHƯƠNG I
CÁC LUẬT CƠ BẢN
Điều 1: MỤC ĐÍCH CỦA MỘT VÁN CỜ
Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ, một người cầm quân Trắng, một người cầm quân Đen. Mục đích của mỗi đấu thủ là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí Tướng (hay Soái) của đối phương, giành thắng lợi.
Điều 2: BÀN CỜ VÀ QUÂN CỜ
2.1 Bàn cờ:
Bàn cờ là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt vuông góc tạ 90 điểm hợp thành. Một khoảng trống gọi là sông (hay hà) nằm ngang giữa bàn cờ, chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông so 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ 2 đường chéo xuyên qua.Theo quy ước về in ấn, bàn cờ được đặt đứng. Bên dưới là bên Trắng (đi tiên), bên trên là ben Đen (đi hậu). Các đường dọc bên Trắng được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.
2.2. Quân cờ:
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, gồm 7 loại chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng và 16 quân Đen. 7 loại quân có ký hiệu và số lượng như sau Giá trị và hoạt động cảu Tướng và Soái, của Binh và Tốt là như nhau, tuy ký tự khác nhau như Tượng, Sĩ , …
Quy định quân cờ Tướng chỉ có hai màu là Trắng và Đen. Các văn bản ghi chép đều thống nhất dùng hai màu này. Các loại quân cờ hiện nay được chơi có nhiều màu. Nếu là 2 màu Đỏ và Xanh thì Đỏ được coi là Trắng, Xanh là Đen. Còn với các màu khác thì quy ước màu nhạt là Trắng, màu sẫm là Đen.
Trên sách báo, quân nào chữ đen trên nền trắng được gọi là quân Trắng, quân nào có chữ trắng trên nền đên được gọi là quân Đen.
Đấu thủ cầm quân Trắng được đi trước
Điều 3: XẾP QUÂN KHI BẮT ĐẦU VÁN ĐẤU
Khi bắt đầu ván đấu, mỗi bên phải xếp quân của mình theo quy định trên các giao điểm.Trong sách báo, phải trình bày bàn cờ thống nhất như ở điều 2.1.
Điều 4: ĐI QUÂN
4.1. Quân cờ được xếp tại các giao điểm và di chuyển từ giao điểm này sang giao điểm khác theo đúng quy định cho từng loại quân.
4.2. Nước đi dầu tiên của ván cờ thuộc bên Trắng, sau đó đến bên Đen và luân phiên thứ tự đó cho đến khi kết thúc ván cờ.
4.2.1. Mỗi nước đi, mỗi bên chỉ được di chuyển một quân đúng theo quy định.
4.2.2. Nếu đấu trực tiếp một ván thì phải bốc thăm chọn người đi trước. Nếu đấu hai hoặc nhiều ván thì bốc thăm quyết định người đi trước ván đầu, sau đó thay phiên nhau cầm quân Trắng, Đen. Thi đấu theo hệ vòng tròn, mỗi ván căn cứ vào số (còn lại là mã số, ấn định cho mỗi đấu thủ trước khi bắt thăm) cảu đấu thủ trong bảng để xác định ai là người được đi trước.
Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ thì mỗi vòng đấu đều phải sắp xếp lại theo nhóm điểm, màu quân và bốc thăm theo quy định (xem chương VI)
4.3. Cách đi từng loại quân quy định như sau.
a) Tướng (hay Soái): mỗi nước được đi một bước ngang dọc tùy ý nhưng chỉ trong cung Tướng.
Hai Tướng (Soái) không được đối mặt nhau trực tiếp trên cùng một đường thẳng. Nếu đối mặt, bắt buộc phải có quân cản bất kỳ bên nào đứng che mặt.
Sĩ: Mỗi nước đi từng bước một theo đường chéo trong cung Tướng.
c) Tượng: Mỗi nước đi chéo hai bước tại trận địa bên mình, không được qua sông. Nếu ở giữa đường chéo đó có quân khác đứng thì quân Tượng bị cản, không đi được
d) Xe: Mỗi nước được đi dọc hoặc đi ngang, không hạn chế số bước đi nếu không có quân khác đứng cản đường.
e) Mã: Đi theo đường chéo hình chữ nhật của hai ô vuông liền nhau. Nếu ở giao điểm liền kề bước thẳng dọc ngang có một quân khác đứng thì Mã bị cản, không đi được
g) Pháo: Khi không bắt quân, mỗi nước đi ngang, dọc giống Xe; khi bắt quân đối phương thì trên đường đi giữa Pháo và quân bị bắt buộc phải có một quân khác bất kỳ đứng làm “ngòi”. Pháo không có ngòi hay có hai ngòi trở lên thì không được quyền bắt quân đối phương.
h) Tốt (Binh): Mỗi nước đi một bước. Khi chưa qua sông Tốt chỉ được tiến. Khi Tốt đã qua sông được quyền đi tiến và đi ngang, không được phép lùi.
Điều 5: BẮT QUÂN
5.1. Khi một quân đi tới một giao điểm khác đã có quân đối phương đứng thì được quyền bắt quân đó, đồng thời chiếm giữ vị trí quân bị bắt.
5.2. Không được bắt quân bên mình. Được phép cho đối phương bắt đầu quân mình hay chủ động hiến quân mình cho đối phương, trừ Tướng (Soái).
5.3. Quân bị bắt phải bị loại và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.
Điều 6: CHIẾU TƯỚNG
6.1. Quân của một bên đi một nước uy hiếp để nước tiếp theo chính quân đó hoặc quân khác bắt được Tướng (Soái) của đối phương thì gọi đó là nước chiếu tướng. Bên bị chiếu Tướng phải tìm cách chống đỡ ứng phó, tránh nước chiếu Tướng. Nếu không sẽ bị thua ván cờ. Khi đi nước chiếu Tướng, bên đi có thể hô “chiếu Tướng!”hay không cần hô cũng được. Tướng bị chiếu từ cả bốn hướng (bị chiếu cả từ phía sau)
6.2. Ứng phí với nước chiếu Tướng.
Để không thua cờ, bên bị chiếu Tướng phải ứng phó theo các cách sau:
a) Di chuyển Tướng sang vị trí khác để tránh nước chiếu.
cool.gif Bắt quân đang chiếu.
c) Dùng quân khác cản quân chiếu, đi quân che đỡ cho Tướng
Điều 7: THẮNG CỜ, HÒA CỜ VÀ THUA CỜ
7.1 Thắng cờ: Trong một ván cờ, đấu thủ thắng cờ nếu:
a) Chiếu bí được Tướng đối phương.
b) Khi Tướng (hay Soái) của đối phương bị vây chặt hết nước đi và các quân khác của đối phương cũng không thể di chuyển được thì tuy chưa bị chiếu hết, đối phương vẫn bị tuyên bộ thua cờ.
c) Chiếu Tướng đối phương mà đối phương không chống đỡ cho Tướng mình được.
d) Đối phương không đi đủ số nước quy định trong thời gian quy định.
e) Đối phương tới chậm quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu.
g) Bất kể tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi, thì phải thay đổi nước di, nếu không bị xử thua.
h) Đối phương phạm luật cấm, còn bên này không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi.
i) Khi mở niêm phong tiếp tục ván hoãn, nếu bênh niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được thì bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi ghi sai nươc đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bnị xử thua.
k) Đối phương tự tuyên bố xin thua.
l) Đối phương vi phạm luật bị xử thua.
m) Đối phương không ghi 3 lần biên bản mỗi lần gồm 4 nước liên tục.
n) Đối phương mắc lỗi kỹ thuật 3 lần, mắc lỗi tác phong 3 lần.
o) Đối phương vi phạm các trường hợp bị xử thua cụ thể trên các thế cờ (xem chương V)
7.2. Hòa cờ khi gặp các tình huống sau đây:
a) Trọng tài xét thấy ván cờ mà hai bên không thể bên nào thắng, tức là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương để chiếu bí được Tướng đối phương.
b) Hai bên đều không phạm luật cấm và đều không chịu thay đổi nước đi.
c) Hai bên cùng một lúc phạm cùng một điều luật cấm (như đuổi bắt quân nhau…)
d) Một bên đề nghị hòa, bên đối phương đồng ý thì ván cờ mặc nhiên được công nhận là hòa.
e) Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quan nào thì ván cờ được xử hòa.
f) Khi một bên đang vào thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.
g) Các trường hợp cụ thể về hòa cờ, thể thức hòa cờ và các thế cờ hòa xem Điều 24 ở chương V của luật này.
hung_namdong
18-07-2011, 11:51 PM
CHƯƠNG II
TIẾN HÀNH VÁN CỜ
Điều 8: NƯỚC CỜ
Một nước cờ gồm một lượt đi của bên Trắng và một lượt đi của bên Đen. Khi tiến hành ván cờ bên Trắng đi trước, bên Đen chờ bên Trắng đi xong mới đi, và cứ thế lần lượt cho tới hết ván. Không bên nào được đi liên tiếp hai lượt trở lên.
Điều 9: CHẠM QUÂN
Chạm quân có nghĩa là đụng vào quân cờ, vừa có nghĩa là cầm lấy quân cờ. Có hai trường hợp chạm quân:
Chạm quân vô lý: do tay vô tình chạm quân, do khi đi quân ống tay áo chạm vào quân, do mất thăng bằng cơ thể mà đụng vào quân hay làm đổ quân…
Chạm quân cố ý là cầm một quân, có ý định đi quân đó nhưng khi nhấc quân đó lên đi thì đổi ý muốn đi lại quân khác, hoặc đã cầm quân đối phương để bắt quân đó nhưng lại muốn thay đổi không bắt quân đó nữa, hoặc khi đã đặt quân vào vị trí mới rồi, lại muốn hoãn để đi quân khác…
Với trường hợp vô ý, trọng tài chủ yếu là nhắc nhở hoặc cảnh cáo.
Với trường hợp cố ý thì bắt lỗi theo các quy định cụ thể dưới đây:
9.1. Đấu thủ tới lượt đi, nếu chạm tay vào quân nào của mình thì phải đi quân đó. Nếu nước đi này bị luật cấm thì được đi quân khác, nhưng phạm lỗi kỹ thuật. Nếu chạm hơn một quân thì phải đi quân chạm trước tiên. Không thể xác định chạm quân nào trước thì được phép đi một trong các quân đó.
9.2. Chạm quân nào của đối phương thì bắt quân đó. Trường hợp không có quân cờ nào của mình bắt được quân đó thì được đi nước khác nhưng bị ghi một lỗi kỹ thuật. Chạm số quân đối phương hơn một thì phảu ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào trước sau thì ăn một trong số đó, không được phép không bắt quân đối phương.
9.3. Chạm quân mình trước, sau đó chạm quân đối phương thì:
a) Quân mình bị chạm trước phải bắt quân đối phương chạm sau.
b) Nếu quân mình không thể bắt quân đối phương đó thì phải đi quân mình đã chạm.
c) Nếu quân mình không được thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
d) Nếu không có nào của mình bắt được quân bị chạm của đối phương thì được đi nước khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
9.4. Đấu thủ có lượt đi, chạm quân đối phương trước ròi chạm quân mình sau, thì:
a) Quân mình bị chạm phải bắt quân đối phương.
b) Nếu quân mình đã chạm không bắt được quân đối phương đó, thì phải dùng quân khác bắt quân bị chạm của đối phương.
c) Nếu không có quân nào bắt được quân của đối phương, thì phải đi quân mình đã chạm.
d) Nếu quân mình đã chạm cũng không đi được thì đi quân khác, nhưng phạm một lỗi kỹ thuật.
9.5. Cùng một lúc chạm quân của cả hai bên thì bị xử theo Điều 9.4.
a) Quân cờ phải được đặt đúng vị trí trên bàn cờ. Nếu đấu thủ xếp lại quân cờ cho ngay ngắn thì phải báo trước cho trọng tài hay đối phương “tôi sửa quân này” và chủ được phép sửa quân khi đến lượt mình đi.
b) Đi quân rồi không được đi lại. Khi quân đã đặt tới một vị trí khác trên bàn cờ, thì dù chưa buông tay cũng không được thay đổi.
9.6. Động tác chạm lần đầu do vô ý, trọng tài nhắc nhở; nếu vô ý lần thứ hai, trọng tài cảnh cáo, nếu tái phạm lần thứ ba thì xử lý như chạm quân cố ý.
9.7. Đi quân chạm nhiều giao điểm thì phải dừng quân cờ đó ở giao điểm chạm trước tiên.
9.8. Đấu thủ cầm quân vô ý rơi giữa 2 điểm nào đó của bàn cờ thì trọng tài nhắc nhở, tái phạm bị xử một lỗi kỹ thuật.
9.9. Các thế cờ không hợp lệ:
a) Nếu trong ván đấu phát hiện vị trí ban đầu của các quân cờ bị xếp sai từ đầu ván cờ thì phải hủy bỏ ván đó và chơi lại ván mới.
b) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân theo luật định (như bên cầm quân Đen đáng lẽ đi sau thì lại đi trước) thì hủy bỏ ván cờ và chơi lại ván khác.
c) Nếu hai đấu thủ đi nhầm màu quân nhưng bên đi tiên vẫn đi trước (Bên tiên tuy cầm quân Đen nhưng vẫn đi trước) và diễn biến ván cờ không bị phạm luật thì giữ nguyên hiện trạng ván cờ, đổi lại màu quân để tiếp tục ván cờ bình thường.
d) Sau khi kết thúc ván cờ, hai bên ký vào biên bản và trọng tài xác nhận kết quả thì ván đánh đó có hiệu lực, không đánh lại, dù đã xảy ra các thế cờ không hợp lệ trên.
e) Bị nhầm mầu quân nhưng cả hai đấu thủ đã chơi xong ván cờ mới phát hiện ra, thì kết quả ván đấu vẫn được công nhận, không phải đánh lại ván cờ đó, nhưng đấu thủ đáng lẽ cầm quân Trắng lại cầm nhầm quân Đen thì vẫn phải ghi là cầm quân Trắng để đảm bảo cho việc bắt thăm màu quân vòng sau vẫn bình thường.
9.10. Nước đi sai, quân đặt sai. Nếu đang đánh mà:
a) Phát hiện một nước không hợp lệ hoặc
b) Quân cờ đi sang vị trí không đúng giao điểm quy định thì thế cờ phảu được khôi phục lại theo biên bản từ nước không hợp lệ (hay di chuyển sai). Trong quá trình khôi phục này phải dừng đồng hồ theo quyết định của trọng tài.
9.10.1. Nếu không xác định được sai từ nước đi nào thì diễn lại biên bản, tìm chỗi sai, đánh tiếp ván cờ.
9.10.2. Nếu đến lúc ván cờ kết thúc mới phát hiện nước sai lầm trên phải công nhận kết quả đang đánh.
9.11. Trọng tài can thiệp và phân xử việc chạm quân khi một bên đề nghị với trọng tài.
a) Nếu có chạm quân nhưng không bên nào đề nghị thì ván đấu vẫn diễn ra bình thường, trọng tài không can thiệp.
b) Việc chạm quân phải được hoặc đối phương công nhận, hoặc trọng tài chứng kiến còn nếu chỉ có một bên tố cáo thì trọng tài cũng không xét để phạt đối phương.
c) Ngoài đối thủ và trọng tài thì bất cứ người nào khác (huấn luyện viên, lãnh đội, người thân của đấu thủ, khán giả…) can thiệp cũng không có giá trị.
Điều 10: THỜI GIAN VÁN ĐẤU
10.1. Điều lệ mỗi một giải đấu phải quy định rõ ràng và chi tiết cách tính thời gian của ván đấu để đảm bảo giải tiến hành phù hợp với tình hình thực tế. Luật cờ đưa ra một số cách tính thời gian thường được sử dụng để ban tổ chức từng giải lựa chọn:
10.1.1. Khi có sử dụng đồng hồ đánh cờ thì:
a) Đấu theo thể thức hai ván (lượt đi, lượt về) thì mỗi ván mỗi bên được 60 phút (cả 2 bên được 120 phút), không kiểm tra số nước đi.
b) Nếu chỉ đấu 1 ván thì mỗi bên được 90 phút (hai bên được 180 phút). Bên nào hết giờ trước bị xử thua (có hoặc không kiểm tra số nước đi).
c) Mỗi bên được 120 phút (hai bên được 240 phút) có kiểm tra số nước đi.
d) Thi đấu theo thể thức quốc tê: cứ 15 phút mỗi bên phải đi đủ 10 nước cho tới khi kết thúc ván cờ.
e) Giải cờ nhanh mỗi bên được 15, hoặc 25 hoặc 30 phút.
10.1.2. Các hình thức kiểm tra số nước đi từng ván như sau:
Thi đấu 1 ván, mỗi bên được 90 phút thì 60 phút đầu mỗi bên phải đi tối thiểu 25 nước, không đi đủ 25 nước bị xử thua. Sau đó mỗi bên còn 30 phút để kết thúc ván cờ. Hoặc với thời gian mỗi bên 120 phút thì 60 phút đầu phải đi tối thiểu 25 nước, sau đó mỗi bên có 60 phút để hoàn thành ván cờ.
Với thể thức thi đấu quốc tế thì sau 15 phút phải đi đủ 10 nước, nếu đi không đủ số nước thì bị xử thua. Nếu không dùng hết thời gian hoặc số nước đi nhiều hơn quy định thì được cộng dồn để tính cho giai đoạn kiểm tra tiếp theo. Ví dụ: Trong 7 phút đã đi đủ 10 nước thì được sử dụng 8 phút dư để cộng với 15 phút của giai đoạn kế tiếp thành 23 phút chơi tiếp 10 nước nữa. Hoặc trong 15 phút đi được 14 nước thì cũng được tính 4 nước dư cho giai đoạn 10 nước tiếp theo.
Cũng có giải quy định 60 phút đầu đi đủ 25 nước. Tiếp theo được bốn lần 15 phút, mỗi lần 15 phút phải đi đủ 10 nước. Sau đó cứ 5 phút phải đi đủ 10 nước cho đến kết thúc ván cờ nhưng đấu thủ được miễn ghi biên bản.
10.1.3. Trong thời gian hạn định 15 phút phải đi đủ 10 nước, bên tấn công đi lặp lại nước chiếu mãi hoặc nước đuổi bắt mãi thì những nước lặp đi lặp lại này chỉ được tính tối đa là 3 nước. Nếu bên tấn công dùng hai quân trở lên để lặp đi lặp lại thì chỉ được tính là 6 nước.
10.2. Quy định về việc bấm đồng hồ:
10.2.1. Đi quân xong (tay đã rời khỏi quân) mới được bấm đồng hồ. Tay nào đi quân cờ thì phải dùng tay đó để bấm đồng hồ. Nếu đấu thủ quên bấm đồng hồ, thì trọng tài nhắc nhở. Đấu thủ nào quên không bấm đồng hồ sau khi đi quân xong thì tự chịu thiệt thòi về thời gian của mình.
a) Đến giờ thi đấu, nếu một hoặc cả hai đấu thủ đến chậm, trọng tài vẫn bấm đồng hồ chạy và tính thời gian quy định. Ai đến chậm quá thời gian do ban tổ chức quy định (15, 30 hay 60 phút theo quy định) thì bị tính thua ván cờ đó.
b) Đấu thủ bắt buộc phải có mặt tại giải cờ, nếu vắng mặt quá giờ quy định bị xử thua mà không được ủy quyền cho bất cứ người nào khác thay mặt mình xin hòa hay có những đề nghị khác. Ngoài đấu thủ, bất kỳ người nào khác cũng không được phép đưa ra những đề nghị này.
10.2.2. Nếu đấu thủ có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì phải sử dụng thời gian của mình và không được bấm dừng đồng hồ (trừ trường hợp trọng tài vắng mặt quá lâu và chỉ được bấm dừng đồng hồ theo những điều được luật cho phép, ví dụ như phát hiện đồng hồ bị hư hỏng…) Nếu có mặt trọng tài mà đấu thủ tự ý dừng đồng hồ sẽ bị cảnh cáo, nếu tại phạm thì bị ghi lỗi tác phong. Trong trường hợp cần thiết, trọng tài dừng đồng hồ để giải quyết.
10.2.3. Nếu phát hiện đồng hồ bị trục trặc (chạy sai, không chạy …) thì phải kịp thời báo cáo ngay cho trọng tài để sửa chữa hay thay đồng hồ khác.
10.2.4. Khi một đấu thủ đi nước chiếu hết Tướng đối phương, nhưng kịp bấm đồng hồ mà kim đồng hồ đã báo hết giờ (rụng kim) thì đấu thủ đó vẫn bị tính là thua ván cờ do hết thời gian.
10.3. Quy định về hoãn đấu:
10.3.1. Mỗi ván đấu cố gắng kết thúc ngay tại nơi thi đấu. Nếu gặp trường hợp hết buổi mà ván cờ chưa kết thúc thì phải thực hiện niêm phong nước đi. Người đến lượt đi ghi một nước cờ kín vào biên bản và bỏ vào phong bì dán kín hộp cho trọng tài. Đấu thủ phải sử dụng thời gian của mình suy nghĩ nước kín, ghi xong nước kín mới bấm dừng đồng hồ.
10.3.2. Khi mở niêm phong nước kín lúc hoãn cờ mà nước đi không hợp lệ thì bị xử thua.
Điều 11: GHI BIÊN BẢN
11.1 Trong qúa trình diễn ra ván đấu mỗi đấu thủ phải tự ghi chép nước đi vào tờ biên bản được phát trước khi ván cờ bắt đầu. Mỗi đấu thủ phải ghi cả nước đi của mình và nước đi của đối phương. Đi nước nào phải ghi kịp thời nước đó. Nước đi phải được ghi chính xác và rõ ràng.
a) Trong trường hợp còn thời gian ít hơn 5 phút, đấu thủ được phép không ghi biên bản. Khi đó trọng tài giúp ghi biên bản cho đấu thủ tới khi ván đấu kết thúc. Khi ván đấu kết thúc, các đấu thủ phải ghi bổ sung các nước mình còn thiếu trong thời gain 5 phút đó để nộp đầy đủ biên bản cho trọng tài.
b) Quy trình hòan thành biên bản được tiến hành như sau:
- Sau khi kết thúc ván đấu, biên bản phải được ghi hoàn chỉnh, mỗi đấu thủ tự ghi tỷ số ván đấu vào biên bản của mình rồi đưa cho trọng tài.
- Trọng tài nhận biên bản, ghi phán quyết bên nào thắng, thua hay hòa rồi ký vào biên bản.
- Sau đó trọng tài đưa biên bản cho hai đấu thủ để cả hai ký tên vào biên bản của mình và của đối phương. Chỉ khi ký xong biên bản, đấu thủ mới được rời khỏi phòng thi đấu.
- Nếu phát hiện có sự nhầm lẫn, sai sót về tỷ số thì đấu thủ yêu cầu trọng tài sửa đổi hay giải thích. Nếu chưa đồng ý, được đề đạt ý kiến của mình lên tổng trọng trọng tài hay ban tổ chức để xử lý.
11.2. Cách ghi các ký hiệu của quân cờ được quy ước như sau:
Tướng (Soái):
Tg
Sĩ:
S
Tượng:
T
Xe:
X
Pháo:
P
Mã:
M
Tốt (Binh):
B
Cách ký hiệu ghi các nước đi:
Ở Việt Nam, hướng quân đi được quy ước:
Tiến (quân của mỗi bên tiến về phía đối phương), hoặc dùng ký hiệu dấu chấm (.)
Thoái (quân của mỗi bên lùi về phía của mình). hoặc dùng ký hiệu gạch chéo (/)
Bình (đi ngang), hoặc dùng ký hiệu gạch ngang (-)
Khi ghi mỗi một nước cờ vào biên bản phải ghi lần lượt từ trái qua phải như sau: Số thứ tự nước đi, tên quân cờ (bằng chữ in lớn), số hiệu cột quân đó xuất phát, hướng quân đi và số hiệu cột (nếu là đi ngang hay chéo) hay số bước tiến hay lùi (nếu đi theo một cột dọc).
Ví dụ một ván cờ có thể ghi:
Pháo 2 bình 5 Mã 2 tiến 3
Mã 8 tiến 7 Pháo 8 bình 5
Hoặc có thể ghi theo ký hiệu:
P2-5 M2.3
M8.7 P8-5
Nếu trên cùng một cột dọc có hai quân của một bên giống nhau thì sẽ dùng thêm chữ “t” chỉ quân trước, chữ “s” chỉ quân sau. Đối với Tốt thì ngoài chữ trước và sau còn dùng chữ “g” để chỉ Tốt giữa. Ví dụ:
12) Pt/ Bg.1
13) Xs.2 Bt-3
b) Ở các giải Châu Á và thế giới, các ký hiệu tiến, thoái, bình được ký hiệu như sau:
Tiến là dấu cộng (+)
Thoái là dấu chấm (.)
Bình là dấu bằng (=)
11.3. Nếu ván đấu có kiểm tra thời gian, do phải đi rất nhanh không thể ghi kịp tại thời điểm diễn ra nước đi thì phải ghi bổ sung ngay nước ghi thiếu vào thời gian tiếp theo.
a) Được phép mượn biên bản của đối thủ để bổ sung nước đi của mình, nhưng không được mượn liên tục để gây mất tập trung cho đối phương. Nếu đối phương phát hiện ý đồ này thì được thông báo cho trọng tài. Trọng tài xét thấy như thế thì sẽ ghi cho người mượn 1 lỗi tác phong.
b) Nếu một đấu thủ trong biên bản của mình không ghi 4 nước liên tục mà không chịu ghi bổ sung trong quá trình ván đấu thì bị xử một lối kỹ thuật. Nếu tái diễn 3 lần việc này trong một ván đấu thì bị xử thua ván cờ.
c) Để kiểm soát việc ghi biên bản đúng quy định trên, trọng tài được phép xem biên bản của đấu thủ.
Trong trường hợp vì lý do đặc biệt không thể ghi biên bản được do đấu thủ quá nhỏ, chưa biết chữ, người dân tộc không biết tiếng quốc ngữ, người mù chữ hay bị thương ở tay… thì phải báo cáo trước cho ban tổ chức để xác nhận và có biện pháop giải quyết thích hợp.
d) Biên bản thuộc quỳen sở hữu của ban tổ chức, nên sau mỗi ván đấu trọng tài bàn phải nộp đầy đủ cho ban tổ chức. Đấu thủ nào muốn chép lại ván cờ của mình thì ngay sau khi ký biên bản xong có thể mượn lại của trọng tài để sao chép. Việc sao chép phải tiến hành ngay trong phòng thi đấu và không được đem ra ngoài. Sau khi sao chép xong phải đưa lại cho trọng tài để nộp cho ban tổ chức.
Điều 12: HẠN ĐỊNH SỐ NƯỚC ĐI TỚI HÒA CỜ
Trong quá trình tiến hành ván cờ mà một đấu thủ hoặc cả hai đấu thủ phát hiện trong 60 nước đi liên tiếp không bên nào thực hiện nước ăn quân thì có quyền đề nghị trọng tài xử hòa ván cờ. Trọng tài cho dừng đồng hồ và kiểm tra theo yêu cầu.
Nếu đúng có 60 nước đi trở lên liên tục, kể từ bất cứ thời điểm nào của ván cờ thì ván cờ đó mặc nhiên được xử hòa dù cục thế ván cờ trên bàn cờ ra sao.
Nếu trọng tài phát hiện ta chưa đủ 60 nước thì sẽ phạt người đề nghị bằng cách tăng thêm thời gian 2 phút cho đối phương rồi cho tiến hành tiếp ván cờ.
Nếu sau đó một đấu thủ lại đề nghị, thì trọng tài lại dừng đồng hồ; nếu ván cờ tiếp diễn tình trạng không bên nào bắt quân thì sẽ cộng số nước không có bắt quân trước đó với số nước đã tiếp diễn để xác định có đủ 60 nước hay không để xử hòa hoặc cộng tiếp 2 phút cho đối phương. Những nước chiếu hợp lệ tính tối đa 10 nước.
Điều 13: KẾT THÚC VÁN CỜ
13.1. Khi ván cờ kết thúc, các đấu thủ ghi tỷ số ván đấu vào biên bản của mình, rồi cùng với trọng tài kiểm tra sự chính xác của biên bản bằng cách bày lại bàn cờ, đối chiếu với biên bản, kiểm tra từ nước đầu tới nước cuối. Sau đó trọng tài và hai đấu thủ ký biên bản xác nhận kết quả ván đấu.
13.2. Trước khi rời phòng thi đấu, các đấu thủ phải xếp quân cờ ngay ngắn ở vị trí ban đầu. Trọng tài phải nhanh chóng nộp biên bản cho ban tổ chức.
hung_namdong
19-07-2011, 12:01 AM
CHƯƠNG III
ĐẤU THỦ, LÃNH ĐỘI, HUẤN LUYỆN VIÊN
Điều 14: QUY ĐỊNH CHUNG
Huấn luyện viên, lãnh đội là những người chịu trách nhiệm về chuyên môn và quản lý đội cờ của mình, phải nắm vững luật cờ Tướng, điều lệ và các quy định của giải.
Trong quá trình diễn ra ván đấu, huấn luyện viên, lãnh đội, đấu thủ phải được tôn trọng và được tạo điều kiện để hoàn thành chức trách của mình như: được cung cấp đầy đủ các văn bản về bốc thăm, về điểm số của các đấu thủ, biên bản các ván đấu, kết quả giải đấu, được dự các cuộc họp có liên quan tới công tác của mình, được tư vấn khi cần thiết…
Điều 15: TƯ CÁCH ĐẤU THỦ, HUẤN LUYỆN VIÊN VÀ LÃNH ĐỘI
15.1. Các đấu thủ là những người trực tiếp thi đấu với nhau nhằm đạt được những kết quả tốt nhất cũng như giành được những phần thưởng và những đẳng cấp do giải quy định phong tặng. Điều đó không chỉ đem lại uy tín và quyền lợi cho đấu thủ mà còn làm vẻ vang cho đơn vị tỉnh, thành và quốc gia mình. Vì vậy đấu thủ phải được tôn trọng xứng đáng và được tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện thi đấu thành công.
15.2. Tất cả những hành động, thái độ làm ảnh hưởng tới phong độ, uy tín, danh dự, sức khỏe và điều kiện thi đấu của đấu thủ đều bị nghiêm cấm.
15.3. Huấn luyện viên và lãnh đội là những người chịu trách nhiệm về chuyên môn, tổ chức và các công tác khác cho đội của mình, nên phải được tạo điều kiện và được cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác để tiến hành thuận tiện các công việc của mình.
Huấn luyện viên và lãnh đội phải làm gương tốt cho các đấu thủ trong đơn vị của mình.
15.4. Đấu thủ phải nắm vững các điều khoản của luật cờ Tướng, chương trình thi đấu, điều lệ mà Ban tổ chức giải đã ban hành.
15.5. Đấu thủ phải có tinh thần, đạo đức, tác phong của một vận động viên thể thao chân chính theo tinh thần “đoàn kết, trung thực, cao thượng”. Khi thua cờ phải biết nhận thua một cách đàng hoàng, không cay cú hay phản ứng. Biết tôn trọng ban tổ chức, trọng tài, đối thủ và khán giả.
Nghiêm cấm đấu thủ mua bán điểm, dàn xếp tỷ số và thực hiện các hành vi tiêu cực khác.
Khi thi đấu, đấu thủ phải ăn mặc đứng đắn, lời nói cử chỉ phải có văn hóa, lịch sự, phải giữ thái độ bình tĩnh trong những trường hợp có tranh chấp khiếu nại.
15.6. Nếu ban tổ chức hay trọng tài phát hiện được các hành vi sai trái, tiêu cực thì có quyền đình chỉ thi đấu và hủy bỏ điểm số đạt được đối với những đấu thủ vi phạm. Nếu sự việc nghiêm trọng thì ban tổ chức sẽ đề nghị Liên đoàn Cờ hoặc cơ sở truất quyền thi đấu từ 1 đến 3 năm.
15.7. Trong quá trình thi đấu, đấu thủ phải làm đúng các quy định dưới đây:
a) Trước khi bắt đầu ván cờ, đấu thủ phải tự kiểm tra vị trí các quân cờ, màu quân mà mình đi, đồng hồ, tờ ghi biên bản. Nếu phát hiện ra những gì thiếu hay không đúng phải báo cáo trọng tài để kịp thời bổ sung, sửa chữa.
b) Không được tự ý rời phòng thi đấu, nói chuyện, trao đổi ý kiến với người khác. Khi cần thiết phải rời phòng đấu, đấu thủ phải thông báo cho trọng tài biết và được sử đồng ý của trọng tài.
c) Không được sử dụng bất cứ sách báo, tài liệu hoặc công cụ gì để tham khảo hay phân tích ván cờ trong khi đang thi đấu.
d) Không được gây ồn ào hoặc làm các động tác gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và sự tập trung tư tưởng của đối phương như: Đập mạnh quân cờ hoặc đập mạnh vào núm đồng hồ, làm cử chỉ khiêu khích hay bất lịch sự với đối thủ như: gõ tay lên mặt bàn, rung đùi, vỗ tay… Nếu làm hư hỏng, mất mát các dụng cụ, trang thiết bị thi đấu thì phải bồi thường.
e) Động tác đi quân phải dứt khoát, gọn ghẽ. Nhấc quân lên và đặt ngay quân vào vị trí mới rồi đưa tay nhanh ra khỏi bàn cờ. Không được phép cầm quân giữ lâu trên tay hay vừa cầm quân vừa hươ tay phía trên bàn cờ. Không được chỉ, gõ hay di tay trên mặt bàn cờ hay dùng tay chỉ để tính toán nước đi từ vị trí này tới vị trí kia trên mặt bàn cờ. Không được đẩy quân cờ qua lại trên mặt bàn cờ.
g) Không được tính toán bằng lời nước đi của mình hay bình luận nước đi của đối phương trong thời gian diễn ra ván đấu.
h) Quân bị nhấc ra khỏi bàn cờ phải để riêng ra một chỗ trên mặt bàn. Không được phép nắm giữ quân đã bị loại ra khỏi bàn cờ trong tay mình.
i) Không được phép nhận ám hiệu, tín hiệu mách nước từ người bên ngoài. Không được thông báo, trao đổi nước đi của mình cho người ngoài.
k) Đấu thủ muốn đề nghị hòa chủ được đưa ra lời đề nghị hòa khi tới lượt mình đi, tức là trong thời gian suy nghĩ của mình.
15.5. Huấn luyện viên, lãnh đội không được làm bất cứ điều gì gây ảnh hưởng xấu đến trận đấu như mách nước, làm ám hiệu, khiếu nại trực tiếp với trọng tài hay ban tổ chức, gây mất trật tự.
a) Việc thắc mắc và khiếu nại khi đang diễn ra ván đấu phải do bản thân đấu thủ đề xuất thì mới có giá trị. Trọng tài và ban tổ chức không xét các ý kiến thắc mắc, khiếu nại nếu không phải do đấu thủ đề xuất.
b) Trước khi thắc mắc hay khiếu nại, đấu thủ có quyền tham khảo ý kiến lãnh đội hay huấn luyện viên và có thể cùng huấn luyện viên hay lãnh đội làm văn bản gửi tổng trọng tài, ban tổ chức các thắc mắc và khiếu nại của mình.
c) Huấn luyện viên, lãnh đội, thân nhân của đấu thủ, khán giả… không được khiếu nại khi đang diễn ra ván cờ, tự tiện vào nơi thi đấu để khiếu nại, nhưng có quyền phát hiện những sai trái, tiêu cực… và cung cấp thông tin chính xác cho tổng trọng tài, ban tổ chức để có những quyết định đúng đắn, kịp thời.
d) Huấn luyện viên, lãnh đội được quyền thắc mắc, khiếu nại những vấn đề không thuộc phạm vi ván đấu như: kết quả bốc thăm, kết quả toàn bộ của giải,… với thái đội xây dựng, lịch sự với trọng tài và ban tổ chức.
15.6. Khi đấu thủ nhận thấy thắc mắc, khiếu nại của mình chưa được trọng tài bàn giải quyết thỏa đáng thì được phép gặp trực tiếp tổng trọng tài hay ban tổ chức để trình bày. Nếu vẫn chưa thỏa mãn thì vẫn phải chấp hành sự phán quyết của tổng trọng tài hay ban tổ chức, nhưng sau ván đấu được phép khiếu nại bằng văn bản.
15.7. Nếu đang thi đấu có vấn đề tranh chấp thì hai đấu thủ không được to tiếng đấu khẩu, mà phải bình tĩnh trình bày rõ sự việc để trọng tài nghe và quyết định.
a) Không được có lời nói , hành vi không tôn trọng trọng tài, đối thủ, khán giả, phản ứng không đúng mức đối với sự phán quyết của trọng tài, ban tổ chức, cãi cọ, làm ồn, mất trật tự trong khi thi đấu…
b) Trọng tài sẽ cảnh cáo khi xảy ra các vi phạm nói trên, được gọi là lỗi tác phong, trọng tài sẽ cảnh cáo, nếu tiếp tục tái phạm thì người vi phạm bị xử phạm lỗi tác phong, hoặc xử thua ván cờ. Nếu cả hai đấu thủ cùng vi phạm lỗi nặng thì có thể xử thua cờ cả hai đấu thủ đó.
Điều 16: XỬ LÝ CÁC VI PHẠM
16.1. Khi đấu thủ vi phạm các luật lệ và quy định, ban trọng tài tùy mức độ vi phạm để quyết định xử lý theo các mức sau:
a) Nhắc nhở
b) Cảnh cáo
c) Xử thua ván cờ
d) Truất quyền thi đấu
e) Xóa tên đấu thủ khỏi danh sách của giải cờ.
16.2. Trọng tài bàn được quyền cảnh cáo, nhắc nhỏ và xử phạt đúng theo luật.
- Tổng trọng tài có quyền truất quyền thi đấu.
- Xóa tên trong danh sách và kết quả thi đấu phải qua ý kiến của tổng trọng tài, trưởng ban tổ chức của giải. Ban tổ chức giải phải tuyên bố hình thức kỷ luật này bằng văn bản.
16.3. Các trường hợp phạm lỗi kỹ thuật
a) Các trường hợp phạm lỗi kỹ thuật thường thấy gồm:
- Đi quân sai luật định.
- Chạm quân mà không đi được quân nào.
- Nêu ý kiến hay vấn đề khi đang đến lượt đối phương đi.
- Ghi biên bản sót 4 nước liên tục (một lần phạm lỗi kỹ thuật).
- Đi quân thành nước cho đối phương bắt Tướng hay để lộ mặt Tướng do vô ý hay cố ý.
- Kết thúc ván cờ không ghi bổ sung các nước còn thiếu.
- Vi phạm các quy định khác về mặt kỹ thuật.
b) Khi đấu thủ phạm lỗi kỹ thuật, trọng tài phải tuyên bố rõ lý do và mức phạt cho đấu thủ đó biết.
hung_namdong
19-07-2011, 12:09 AM
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THI ĐẤU
Điều 17: CÁC HÌNH THỨC THI ĐẤU
17.1. Phương thức thi đấu một ván cờ là đối kháng giữa hai cá nhân.
Trận đấu là cuộc thi đấu giữa hai cá nhân gồm nhiều ván.
Giải đấu là hình thức tổ chức thi đấu gồm nhiều đấu thủ tham dự. Giải đấu gồm các thể thức là giải cá nhân và giải đồng đội.
17.2. Tên các giải đấu bao gồm: Giải hạng nhất toàn quốc, giải đồng đội toàn quốc, giải trẻ toàn quốc, giải hữu nghị, giải tuyển chọn, giải mời, giải khu vực, giải quốc tế…
17.3. Hình thức thi đấu gồm: Đấu loại, đấu vòng tròn, đấu theo hệ Thụy Sĩ, đấu hỗn hợp… (xem chương VI)
Điều 18: ĐIỀU LỆ GIẢI ĐẤU
Đơn vị tổ chức giải phải ban hành và công bố điều lệ giải trước khi tiến hành giải.
Điều lệ giải bao gồm: Tên giải, mục đích, tên đơn vị đăng cai, tiền lệ phí, chương trình và địa điểm thi đấu, thể thức thi đấu, thời gian quy định cho ván đấu, tiêu chuẩn tính thành tích, các đặc cách (nếu có), các tài trợ cho giải (nếu có), luật lệ áp dụng trong giải và hình thức khen thưởng, kỷ luật…
Điều 19: BAN TỔ CHỨC
19.1. Đơn vị đứng ra tổ chức giải phải lập Ban tổ chức để điều hành cuộc thi đấu, giải quyết mọi vấn đề vượt quá quyền hạn của ban trọng tài, xử lý các vi phạm của trọng tài, thay đổi bổ sung điều lệ giải nếu xét thấy cần thiết.
19.2. Trong những giải lớn nhiều vận động viên tham gia, nếu cần thiết thì thành lập ban giải quyết khiếu nại, ban kiểm tra tư cách đấu thủ
19.3. Ban tổ chức phải có biện pháp đảm bảo sự an toàn về mọi phương diện trong quá trình tiến hành giải đấu, đảm bảo sự yên tĩnh và điều kiện thuận tiện nhất để các đấu thủ tập trung tư tưởng thi đấu và có các biện pháp dự phòng những sự cố bất lợi có thể xảy ra.
19.4. Mỗi một giải đều phải có lễ khai mạc, bế mạc và tùy tình hình cụ thể để làm giản đơn gọn nhẹ hay long trọng và quy mô. Tại lễ bế mạc phải công bố đầy đủ kết quả thi đấu và khen thưởng, mức thưởng cũng như các văn bản khác như danh sách được phong cấp, danh sách vận động viên được tuyển chọn lên các giải cao hơn…
19.5. Quản lý giải đấu theo đính luật đã được ban hành. Không được đưa vào điều lệ giải các quy định, quy tắc, điều khoản trái với Luật cờ Tướng này.
Điều 20: BAN TRỌNG TÀI
20.1. Ban trọng tài do cấp có thẩm quyền (hoặc ban tổ chức )thành lập tùy theo quy mô của giải, gồm: Tổng trọng tài, một hoặc nhiều phó tổng trọng tìa, một thư ký trọng tài và các trọng tài bàn. ban trọng tài phụ trách điều hành công tác thi đấu.
20.2. Tổng trọng tài là:người am hiểu và có kinh nghiệm về công tác trọng tài, đủ tư cách, nắm vững luật cờ, đủ trình độ năng lực chuyên môn điều hành giải.
20.3. Chức trách của tổng trọng tài:
a) Đại diện thường trực của ban tổ chức điều hành toàn diện quá trình thi đấu giải.
b) Phân công trọng tài cho các trận đấu.
c) Nắm vững điều lệ thi đấu và có khả năng giải thích bất cứ điều luật nào cho đấu thủ thông hiểu và chấp hành. Khi có vấn đề phát sinh thì căn cứ vào luật, điều lệ giải để xử lý và quyết định kể cả những vấn đề mà luật và điều lệ chưa quy định chi tiết. Khi gặp trường hợp phức tạp liên quan tới nhiều bên thì tổng trọng tài báo cáo ban tổ chức để cùng giải quyết.
d) Khi thi đấu giải, do nguyên nhân đặc biệt không thể thi đấu được thì tổng trọng tài có quyền tuyên bố tạm đình chỉ giải đấu và định lại thời gian, địa điểm để tiếp tục giải đấu.
e) Giải quyết những thắc mắc kiến nghị và khi cần thiết triệu tập Hội nghị các lãnh đội hoặc với các ban được lập ra để giải quyết kịp thời các vấn đề trên.
g) Đình chỉ công tác của các trọng tài không làm tròn nhiệm vụ, mắc sai lầm nghiêm trọng và thay bằng trọng tài khác.
h) Giữ vững kỷ cương và đảm bảo điều kiện thuận lợi cho giải. Nếu có đấu thủ hoặc đội cờ vi phạm nghiêm trọng luật thì tổng trọng tài có quyền tước bỏ tư cách thi đấu.
i) Phụ trách việc thu nhận biên bản và phân công thư ký ghi điểm của các đấu thủ, thực hiện bắt thăm, lập các bảng điểm, tổng hợp kết quả.
k) Quyết định thưởng phạt theo quy định của điều lệ.
l) Hoàn tất mọi văn bản và báo cáo quy định gửi cho ban tổ chức giải và công bố kết quả khi bế mạc giải.
m) Phán quyết của tổng trọng tài về các vấn đề chuyên môn và kỹ thuật là phán quyết cuối cùng. Phán quyết của ban tổ chức về các vấn đề khác là phán quyết cuối cùng.
20.3. Chức trách của phó tổng trọng tài
Giúp tổng trọng tài điều hành giải. Khi tổng trọng tài vắng mặt thì phó tổng trọng tài thay thế điều hành thi đấu.
20.4. Chức năng và nhiệm vụ của trọng tài bàn:
a) Trọng tài bàn là người trực tiếp điều hành công tác thi đấu và xử lý mọi tình huống xảy ra, là người đảm bảo cho luật lệ được tôn trọng và giải đấu thành công. Trọng tài bàn phải có các điều kiện cơ bản:
a.1) Biết chơi cờ và nắm vững luật cờ, phải được đào tạo về công tác trọng tài hay được tập huấn về luật cờ.
a.2) Có đạo đức, tác phong, tư cách tốt, khách quan, vô tư, trung thực và công bằng trong khi thi hành nhiệm vụ của mình. Phải lắng nghe thấu đáo mọi ý kiến của đấu thủ, nói năng ôn tồn, lịch sự, nhã nhặn và giải quyết mọi vấn đề phát sinh theo đúng luật.
b) Nhiệm vụ của trọng tài bàn:
b.1) Theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ luật cờ Tướng, duy trì mọi điều kiện thuận lợi nhất để đấu thủ tập trung thi đấu.
b.2) Phải luôn luôn có mặt tại khu vực được giao trong suốt quá trình thi đấu. Trước khi bắt đầu ván đấu phải kiểm tra vị trí các quân cờ, màu quân của cá bên, đồng hồ và phát biên bản cho các đấu thủ.
b.3) Giám sát chặt chẽ tiến trình của các ván đấu, đặc biệt khi các đấu thủ còn ít thời gian, xác định mức phạt đúng luật cho đấu thủ phạm lỗi.
b.4) Khi thời gian của đấu thủ còn ít hơn 5 phút không phải ghi biên bản thì trọng tài ghi biên bản thay cho đấu thủ đó.
b.5) Khi phát sinh tình huống vượt khỏi khả năng xét đoán của mình thì trọng tài bàn phải báo cáo ngay cho tổng trọng tài biết để có phương hướng xử lý và giải quyết kịp thời.
b.6) Nếu cờ của cả hai đấu thủ đều không còn Xe, Pháo, Mã, Tốt tức không còn quân sang bên trận địa đối phương tấn công thì có quyền tuyên bố ván cờ hòa hay cho dừng đồng hồ và tuyên bố hòa (nếu đánh có đồng hồ) mà không cần có đề nghị của một trong hai đấu thủ. Xử các thế cờ theo luật 60 nước đã nói trên.
Trọng tài là người ký vào biên bản xác nhận kết quả ván đấu và giao đầy đủ biên bản cho thư ký trọng tài.
b.7) Để đảm bảo cho môi trường thi đấu lành mạnh, trọng tài phải chú ý người vào xem thi đấu. Trường hợp người xem làm mất trật tự hay gây ảnh hưởng không tốt tới đấu thủ hay can thiệp vào ván đấu trọng tài sẽ nhắc nhở. Nếu cần thiết, trọng tài mời người vi phạm ra khỏi khu vực thi đấu.
b.8) Trọng tài chỉ nhận ý kiến thắc mắc hay khiếu nại của đấu thủ mà không nhận của bất kỳ ai khác.
b.9) Tùy mức độ vi phạm nặng nhẹ, trọng tài xử lý theo các mức: nhắc nhở, cảnh cáo, ghi lỗi kỹ thuật và lỗi tác phong, xử thua ván cờ khi phạm 3 lỗi kỹ thuật hay 3 lỗi tác phong: nếu nghiêm trọng hơn thì phaỉ báo cáo với tổng trọng tài để xử lý ở mức nặng hơn.
Nghiêm cấm trọng tài:
Thiên vị với đấu thủ (nhất là đấu thủ của địa phương mình, đơn vị mình) hay tham gia vào các vụ việc: mách nước, chuyển tài liệu hay nước đi cho đấu thủ, làm trung gian trong việc mua bán điểm, dàn xếp tỷ số,… cũng như các vụ việc tiêu cực khác.
Phân biệt, định kiến, gây ảnh hưởng bất lợi cho đấu thủ, cố tình bắt các lỗi không đáng bắt, gây căng thẳng trong giải đấu, đứng quá gần đấu thủ.
Tổng trọng tài và ban tổ chức sẽ nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền trọng tài tại giải hay đình chỉ công tác trọng tài trong một khoảng thời gian thích đáng đối với trọng tài vi phạm vào các điều kiện trên theo từng mức độ.
Nếu phát hiện năng lực chuyên môn của trọng tài yếu kém, không nắm vững luật, khi bắt lỗi có nhiều sai sót thì tổng trọng tài hay ban tổ chức phải nhanh chóng điều động trọng tài khác thay thế để đảm bảo sự thành công của giải cờ.
Điều 21: CÁCH TÍNH THÀNH TÍCH
21.1. Cách tính điểm thống nhất của hệ thống thi đấu trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các giải cờ là:
Thắng được 1 điểm, hòa được nửa điểm và thua được 0 điểm.
21.2 Trường hợp đặc biệt thi đấu một trận gồm 2 ván thì:
Mỗi ván thắng được 2 điểm, hòa được 1 điểm, thua 0 điểm và gọi đó là “điểm ván”. Mỗi trận đấu (gồm cả hai ván) bên thắng được ghi 1 điểm (dù thắng 2 ván hoặc thắng 1 hòa 1); hòa nửa điểm; thua 0 điểm, đây là điểm trận. Khi tính thành tích xếp hạng trước kết phải căn cứ vào điểm trận, ai nhiều điểm hơn được xếp trên. Nếu điểm trận bằng nhau thì căn cứ vào điểm ván để xếp hạng, ai có tổng điểm ván cao hơn sẽ được xếp trên. nếu một đấu thủ vắng mặt thì đối phương có mặt thắng cuộc được 1 điểm và 4 điểm ván.
21.3. Thể thức đấu vòng tròn:
Xếp thứ hạng theo tổng số điểm của các đấu thủ. Nếu tổng số điểm bằng nhau thì căn cứ vào ván cờ đối kháng giữa các đấu thủ bằng điểm, ai thắng xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thì tính đến hệ số của đấu thủ, ai có hệ số cao hơn được xếp trên. Tính hệ số của từng đấu thủ như sau: Cộng tổng số điểm của các đối phương mà đấu thủ đó thắng, nửa tổng số điểm của đối phương mà đấu thủ hòa. Nếu vẫn bằng nhau thì lấy số ván thắng bằng quân Đen, ai được nhiều hơn thì xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thì sẽ bốc thăm nay rủi để xếp hạng (Điều lệ giải có quyền quy định cụ thể xét yếu tố nào trước, yếu tố nào sau).
21.4. Thể thức thi đấu theo hệ Thụy Sĩ:
Xếp thứ hạng theo tổng điểm. Nếu bằng nhau thì tính đến hệ số của đấu thủ, ai có hệ số cao hơn được xếp trên (xem phần thể thức thi đấu ở chương 6)
21.5. Bỏ cuộc và xếp thứ hạng
21.5.1. Thể thức đấu vòng tròn;
Nếu một đấu thủ chỉ chơi nửa số trận đấu trở xuống rồi bỏ cuộc (như 8 trận chỉ chơi 4 trận) thì hủy bỏ tất cả các trận đã đấu cũng như các điểm của các đối phương đã đạt được. Trên bảng điểm đánh dấu chéo (X) để biểu thị những ván đánh với người bỏ cuộc.
Trường hợp đã đấu được quá nửa số trận rồi mới bỏ cuộc thì các kết quả đá đấu vẫn giữ nguyên. Các trận chưa đấu thì tính cho đối phương thắng cuộc.
21.5.2. Thể thức đấu theo hệ Thụy Sĩ:
Nếu một đấu thủ giữa chừng bỏ cuộc, thì dù đấu thủ đã đấu được quá nửa hay chưa đều giữ nguyên kết quả đã chơi. Ai bốc thăm gặp tiếp đấu thủ bỏ cuộc được xử thắng. Trên bảng điểm ghi “O” cho người bỏ cuộc và ghi “X” cho người thắng đối phương bỏ cuộc.
tuhiep
21-11-2012, 03:43 PM
Xin nêu 1 nhận xét của mình. Theo luật cờ tướng VN qui định về quân binh (tốt); thì các bộ cờ đang lưu hành tại VN, mầu của quân binh đang nhầm mầu. (quân binh bên tiên sơn mầu hậu). các bạn thử quan sát và cho ý kiến về nhận xét của mình. Cám ơn nhiều./.
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.