themgaidep
25-07-2009, 09:29 PM
Cách đây 3 năm, trong khi đi viết bài về những sân cờ giang hồ, tôi vô tình gặp một nhân vật thường trực sống quanh các bàn cờ vỉa hè tên là ông Tiến "Bụi". Ông ta sinh năm 1945, có nhà ở Hà Nội, sinh đúng vào năm đói. Năm 1971 đi kinh tế mới không chịu được nhiệt, nên bỏ về Hà Nội thì đã mất nhà cửa. Vợ con ông ta cũng không có, hoàn toàn tay trắng. Ông ta sống bằng cách đi đánh cờ ăn tiền, đêm thì về ngủ trọ ở những căn nhà trọ cực kỳ rẻ tiền trên phố Phúc Tân, chuyên để cho dân bán hàng rong thuê. Năm 2006, ông Tiến đã ngủ trọ được 16 năm. Bây giờ là 19 năm. Tôi đã kể chuyện về nhân vật này, và đang tìm gặp ông ta để viết lại câu chuyện. Hôm đầu tiên gặp lại, ông ta bảo, sau khi anh viết bài, bà chủ nhà đọc được, suýt nữa thì đuổi tôi ra khỏi nhà, phải nói mãi mới thôi. Đó là cuộc đời một người nghèo Hà Nội, chứng kiến gần hết sự đổi thay trong vòng 20 năm nay ở Hà Nội, dưới con mắt nhìn từ đáy xã hội.
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tienbui-752850.jpg
Ảnh ông Tiến
Đây là bài viết của tôi 3 năm trước, post lại các bạn đọc cho vui
Ngủ ở "hotel 3000"
Từng nghe rất nhiều về những nhà trọ 3000đ/đêm ở phố Phúc Tân, tôi rất muốn xuống "tá túc" thử vài đêm cho biết cuộc sống của bà con lao động nghèo như thế nào. Nhân dịp quen ông Tiến "bụi" khi đi viết về đánh cờ, tôi hẹn về chỗ ông ngủ, ông Tiến vui vẻ đồng ý ngay, ông kể vài người bạn cờ trước đây, có khi thất thế túng bấn cũng xuống ở với ông cả tháng trời...
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tienbui3-718308.jpg
Phố bờ sông, nơi những căn nhà trọ rẻ tiền nhất Hà Nội sắp hàng thành con phố, quay lưng ra sông, nhìn ra xa thấy cầu Long Biên
* Đêm ở "khách sạn cao áp"
7h30 tối, tôi hẹn ông Tiến "bụi" ở chân cầu Chương Dương rồi đi bộ về. Trên đường về rẽ vào quán cơm bụi số 32 Bảo Linh. Theo lời ông Tiến thì đây là quán cơm "sạch sẽ" nhất ở đây. Quán này đông khách, vậy mà đồ ăn không làm sẵn nhiều trước, mà xào nấu từng ít một (cho nóng). Chủ quán để bát đầy ớt chỉ thiên cả quả không cắt trên từng bàn ăn. Người lao động, sau một ngày bươn chải, đúng là cần thức nóng và cái gì đó cay xè, cho dễ ăn...
Đi dọc phố Phúc Tân, phố buổi tối ồn ào, trẻ con chơi đầy đường. Ngồi uống nước ở quán nước gần chỗ trọ, ông Tiến bảo tôi ngồi chờ chút rồi biến đâu mất. Tôi nhìn vào một nhà bên kia đường thấy quang gánh hàng rong của người ở trọ chẩt đầy nhà. Có một thanh niên xăm đầy mình bế con ngồi cạnh, tôi đùa với đứa trẻ, người bố mặt vẫn lạnh tanh. Lát sau ông Tiến lò dò đi về, hóa ra đi mua khăn mặt cho tôi, ông bảo, cái thằng bế con ấy nó vừa ở tù ra đấy...
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tienbui2-789570.jpg
Căn nhà phố Phúc Tân, là "hotel 3000" của người lao đông nghèo
Căn nhà số 70 Phúc Tân, nơi ông Tiến ở hai năm nay nằm ngã ba sát đường cuối phố, đi dăm bước nữa là ra đến bờ sông. Người ta từng xuống đây quay phim "Cảnh sát hình sự" những trường đoạn về cảnh "xóm bụi", tội phạm ẩn náu... Các "ông" nhiếp ảnh cũng hay xuống đây chụp cảnh sống nghèo ở bờ sông rất nhiều...
"Hotel 3000" của ông Tiến chỉ rộng gần 40m2, cơi nới xây chồng lên lung tung, vậy mà chứa được... gần 50 người (kể cả gia đình chủ nhà). Phòng "đại sảnh" chung ở tầng hai, rộng khoảng 20 m2, là phòng cả nam và nữ độc thân ngủ. Đi lên phòng này phải đi qua cầu thang xoắn ốc rất hẹp, chân cầu thang để than tổ ong cho các gia đình nấu nướng. Cạnh cầu thang là phòng tắm kiêm nhà vệ sinh nam che bằng tấm bạt, trong có thùng phi to nước và 2 cái chậu, bốc mùi khai mù. Tầng ba là phòng chủ nhà.
Bước lên cầu thang, tôi ngó sang buồn đối diện thì thấy một chị đang ngồi ăn cơm trong một cái túi ni - lon bỏ vào bát (ăn xong gói túi lại vứt đi, bát vẫn sạch không phải rửa). Ông Tiến bảo mấy ngách đó là cả hộ gia đình hai vợ chồng ở (thuê giá 1 tháng/200.000đ). Có tất cả 6 hộ gia đình như vậy. Có hộ chỉ có 2 vợ chồng, có hộ 3, 4 người gồm đủ vợ chồng con cái... Mấy gia đình sống bằng nghề bán hoa quả rong, ở đây làm một tháng bằng ở nhà làm ruộng cả năm. Đất ruộng ở nhà cho thuê hết, đến mùa họ về thu hoạch vài ngày rồi lại kéo cả nhà ra đây.
Khi tôi vào, mấy thanh niên trẻ khoảng 19 - 20 tuổi đang ngồi, nằm đọc sách, hoặc xem ti vi dưới ánh đèn huỳnh quang tôi tối. Mấy thanh niên này mỗi người làm mỗi việc, nhưng tựu chung chỉ có 2 nghề, chạy xe ôm và đi trông cửa hàng. Cái ti vi 14ins (nối truyền hình cáp hẳn hoi) treo trên tường để cả dưới phòng và trên xép đều xem được. Một ông xe ôm trung niên đang ngủ còng queo li bì, tay thọc vào quần... Tất cả đàn ông đều mặc quần áo dài, (ráng chừng ngại vì cánh đàn bà đi qua đi lại ngay trước mặt) trừ một cậu đen trũi cởi trần mặc soọc lửng (hỏi chuyện tôi biết cậu ta tên là Kiên, quê Hưng Yên, chạy xe ôm).
Trong phòng này hiện có 15 người ngủ thường xuyên. Mười nam ngủ trên một tấm phản và hai cái giường kê liền nhau. Tầng dưới có hai cái quat cây, một cái trông như cái quạt lò rèn đầy bụi. Gác xép của nữ ở trên , cầu thang trèo lên gác xép nằm ở chân phản của cánh đàn ông. Mái nhà proximang trên vì kèo gỗ, cánh đàn bà trên xép treo túi đồ lên kèo. Quần áo mắc lung tung trên tường, phòng có cả hai cửa sổ nhưng... không có chấn song, rất thoáng. Mỗi người ở lâu có một hòm tôn để đồ dựng ở chân tường.
Gác xép có 5 người, hai chị bán quần áo rong tên là Thu, Lan. Một cô học nghề, nửa buổi đi bán hàng tên là Thắm. Còn hai chị nữa cũng đi bán hoa quả tối muộn mới về.
Ông Tiến bảo tôi đi rửa mặt rồi chui vào nằm ở cái giường giữa, bên cạnh gã xe ôm đang ngủ vùi. Ti vi đang chiếu phim "Thất kiếm hạ Thiên Sơn" dở dang thì bị quảng cáo ngắt ngang, Kiên than: "Đang hay thì đứt dây đàn, anh đang buồn (ị) thì nàng đến chơi..."
Tôi và ông Tiến nằm khoèo nói chuyện, cánh thanh niên giường bên thì rủ nhau đánh tá lả. Ông Tiến bảo: Cuộc sống ở đây nó đơn giản như thế, hôm nào mưa tao ngủ ở nhà cả ngày. Tôi hỏi: ở đây có hay mất mát gì không? Không, toàn người đi làm cả ngày, có gì mà mất, quần áo thì tệ, ai lấy làm gì. Như tao đây có mỗi hai bộ. À, hồi mùa đông, có thằng tham, trước khi về quê lấy đôi giầy của người bên cạnh là cùng! - Hôm nay cháu ngủ ở đây có phải lên báo với nhà chủ không? Có, vừa lên nói là thằng cháu nó qua chơi. - Công an hộ khẩu có hay kiểm tra không? Ít lắm, người ta cũng nắm hết, nhưng toàn người lao động có gì đâu Cả phố này họ đều sống bằng nghề cho thuê trọ. Tao ở đây qua mấy đời công an hộ khẩu rồi đấy. - Thế chú trả tiền nhà theo từng đêm hay cả tháng? Cứ có tiền là trả, hồi trước 3000/đêm, mới tăng lên 3500, tao ngủ một tháng hết 105.000đ, nhưng đang nợ hai tháng nay chưa trả...
Chuyện vãn một lúc đã hơn 11h, mọi người lục tục về đủ, cánh phụ nữ tắm giặt xong đi qua giường lũ đàn ông rồi trèo lên xép ngủ, đám tá lả giải tán rồi gà gật ngủ. Chỉ còn Kiên vẫn thủ cái remote trong tay. Hắn không đọc được tiếng Anh ở những kênh nước ngoài, chỉ nhìn hình, thỉnh thoảng lại đổi kênh xem, đèn tắt...
Tôi để nguyên quần áo, nằm giữa ông Tiến bụi và gã xe ôm ngủ từ tối, lạ phòng nên mãi mới thiếp đi được. Nửa đêm tôi giật mình thức giấc vì gã xe ôm nằm cạnh cứ lấy chân cặp cặp, tôi đạp chân gã ra rồi ngồi dậy. Có một dòng ánh sáng vắt qua cả đám chục người đàn ông đang nằm ngủ úp thìa như cá khô chẳng cần mắc màn. Tôi cứ tưởng ánh trăng, ngó ra ngoài cửa sổ mới hay... ánh đèn cao áp. Tôi bật cười nghĩ rằng nếu gọi cái lều thủng mái ở nơi đồng không mông quạnh là "khách sạn ngàn sao", thì có thể gọi cái phòng trọ này là "khách sạn cao áp" rất được!
Tôi bò hẳn dậy đi xuống cầu thang ngó nghiêng . Không phòng nào đóng cửa, kể cả nhà chủ. Lúc tối, hai mẹ con chủ nhà cãi nhau cái gì đó ầm sang cả các phòng bên. Thằng con nói: Nhà mình là người lao động, xuất thân 3 đời ăn bát mẻ, mẹ đừng có... Bà mẹ quát lại: Mày có im đi không, mày muốn cả cái nhà trọ này nó biết à. Quát thế nhưng cũng chẳng cần hạ giọng!
Trước các phòng gia đình chỉ ngăn bằng tấm rèm. Tất cả những người ở trọ đều ngủ mê mệt sau một ngày bủa đi lao động khắp Hà Nội...
* Đời ông Tiến "bụi" và 16 năm ngủ trọ ở "hotel 3000"!
Ông Tiến sinh năm 1945, ngày xưa nhà ông ở số 10 Phùng Hưng. Năm 1971, ông 26 tuổi làm xây dựng ngoài Quảng Ninh. Năm 1977, ông lên sao chè ở nông trường chè trên Phố Lu - (Lao Cai). Ở đó ông lấy vợ, nhưng chưa kịp có con. Cuối những năm 80 nông trường giải thể, ông bỏ vợ về Hà Nội với hai bàn tay trắng, "đời lại về mo" !
Về Hà Nội, ông kiếm sống bằng nghề đánh cờ bụi, và đóng đô ở Phúc Tân. Chỗ ông Tiến ở bây giờ là ngay cạnh sân vận động Long Biên, ngày xưa đây là trường bắn . Lúc đó xung quanh toàn là vườn, bãi, ao hồ. Năm 1990, chợ Long Biên chưa có, dân nhặt rác, đánh giầy cắm lều ở bờ sống chân cầu. Khoảng năm 94, 95 xây chợ, thành phố hút cát khơi lòng sông đổ lên bãi, và dân đổ ra xây dựng ào ạt. Người có nhà ở đây hầu hết vốn ở trong phố, một số nhảy dù, một số bán nhà đi chia cho con cái hoặc lấy vốn làm ăn nên ra đây, bây giờ kín đặc. Một loạt phường Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Phúc Tân, Chương Dương, Bạch Đằng trở nên cực kỳ đông đúc. Người lao động nghèo ở tứ trấn đổ ra Hà Nội, làm xe ôm, bán báo, đánh giầy, hàng rong, xổ số, bán hoa quả rau dưa, chạy bàn quán bia... đủ cả! Cả loạt phố bãi phát triển dịch vụ cho thuê trọ giá rẻ... Những người thành phố nghèo nữa không có đất thì xuống sông làm một cái nhà phao bằng thùng phi giá 1 -2 triệu, nước lên nhà lên, nước xuống nhà theo, cứ dập dềnh như thế!
8h sáng, gần như ngày nào ông Tiến cũng "trình diện" ở quán cờ 33 Ngõ Trạm, ở đây ông được chơi "miễn phí" tiền bàn. Chiều ông lang thang ở sân cờ bệnh viện Việt Xô, tối ra Bờ Hồ hóng mát rồi về nhà... ăn cháo! (vì ông đau dạ dày mấy năm nay)!
Trước đây, ông Tiến từng ở hơn 10 năm ở căn nhà đối diện số 70. Hồi đó giá ngủ một đêm chỉ 2000đ. Căn nhà này có cây ổi trước sân, hai vợ chồng nhà chủ rất tốt tên là ông Sỹ, bà Lừ. Nhưng khổ nỗi bà vợ mù lòa, ông chồng câm điếc. Vậy mà hai ông bà đẻ ra ba người con trai rất đẹp trai khỏe mạnh. Ông Tiến ở nhà đó, thân như người nhà. Lớn lên, ông bà chủ bán đi một phần trong số hơn 100m đất, rồi chia tiền cho con. Rồi tội vạ sinh ra, cậu út mắc nghiện chết năm 24 tuổi. Cậu cả bán heroin đi tù 7 năm, còn lại cậu hai ở với mẹ sau khi ông bố mất. Thỉnh thoảng vợ cậu cả đi thăm chồng ở tù lại sang nhờ ông Tiến trông nhà vài ngày. Mỗi năm, nước lên khoảng 1 tuần, ngập đến lưng tầng một cả phố, ông Tiến đi thuyền về, trèo lên tầng hai ngủ. Ngày Tết, người trọ về quê hết, một mình ông một nhà trọ tự nhiên rộng thênh thang mấy ngày...
Sáng hôm sau dậy, đi uống nước, tôi đùa ông Tiến, bảo rằng chú nên chơi sổ xố đi, biết đâu được 500 triệu, mua căn nhà nhỏ, còn lại gửi tiết kiệm tiêu. Ông Tiến cười rất hóm bảo, thế cũng hay đấy, nhưng chỉ là mơ ước hão huyền thôi. Nếu tao có tiền bây giờ, sẽ mua một cái nhà phao, chỉ hơn triệu một cái, đóng mới thì khoảng 3 triệu. Để khi mình ốm đau, thì không phải phiền ai, giả sử mình có chết đi chăng nữa, thì cũng thanh thản. Bây giờ mình ở nhà trọ, ốm người ta ngại lắm....
Dừng lại một chút, ông nói tiếp, nói như một triết nhân: "Mình là con giời cháu Phật, chẳng cần gì nữa, vợ con không có, mèo chó cũng không. Chỉ muốn sống được ngày nào hay ngày ấy, để nhìn tầm vóc xã hội, bây giờ người ta khá giả lên nhiều. Phận mình nghèo thì vẫn chịu thế. Nhưng mình ở đâu người ta cũng tin mình, là được..."
(St)
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tienbui-752850.jpg
Ảnh ông Tiến
Đây là bài viết của tôi 3 năm trước, post lại các bạn đọc cho vui
Ngủ ở "hotel 3000"
Từng nghe rất nhiều về những nhà trọ 3000đ/đêm ở phố Phúc Tân, tôi rất muốn xuống "tá túc" thử vài đêm cho biết cuộc sống của bà con lao động nghèo như thế nào. Nhân dịp quen ông Tiến "bụi" khi đi viết về đánh cờ, tôi hẹn về chỗ ông ngủ, ông Tiến vui vẻ đồng ý ngay, ông kể vài người bạn cờ trước đây, có khi thất thế túng bấn cũng xuống ở với ông cả tháng trời...
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tienbui3-718308.jpg
Phố bờ sông, nơi những căn nhà trọ rẻ tiền nhất Hà Nội sắp hàng thành con phố, quay lưng ra sông, nhìn ra xa thấy cầu Long Biên
* Đêm ở "khách sạn cao áp"
7h30 tối, tôi hẹn ông Tiến "bụi" ở chân cầu Chương Dương rồi đi bộ về. Trên đường về rẽ vào quán cơm bụi số 32 Bảo Linh. Theo lời ông Tiến thì đây là quán cơm "sạch sẽ" nhất ở đây. Quán này đông khách, vậy mà đồ ăn không làm sẵn nhiều trước, mà xào nấu từng ít một (cho nóng). Chủ quán để bát đầy ớt chỉ thiên cả quả không cắt trên từng bàn ăn. Người lao động, sau một ngày bươn chải, đúng là cần thức nóng và cái gì đó cay xè, cho dễ ăn...
Đi dọc phố Phúc Tân, phố buổi tối ồn ào, trẻ con chơi đầy đường. Ngồi uống nước ở quán nước gần chỗ trọ, ông Tiến bảo tôi ngồi chờ chút rồi biến đâu mất. Tôi nhìn vào một nhà bên kia đường thấy quang gánh hàng rong của người ở trọ chẩt đầy nhà. Có một thanh niên xăm đầy mình bế con ngồi cạnh, tôi đùa với đứa trẻ, người bố mặt vẫn lạnh tanh. Lát sau ông Tiến lò dò đi về, hóa ra đi mua khăn mặt cho tôi, ông bảo, cái thằng bế con ấy nó vừa ở tù ra đấy...
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tienbui2-789570.jpg
Căn nhà phố Phúc Tân, là "hotel 3000" của người lao đông nghèo
Căn nhà số 70 Phúc Tân, nơi ông Tiến ở hai năm nay nằm ngã ba sát đường cuối phố, đi dăm bước nữa là ra đến bờ sông. Người ta từng xuống đây quay phim "Cảnh sát hình sự" những trường đoạn về cảnh "xóm bụi", tội phạm ẩn náu... Các "ông" nhiếp ảnh cũng hay xuống đây chụp cảnh sống nghèo ở bờ sông rất nhiều...
"Hotel 3000" của ông Tiến chỉ rộng gần 40m2, cơi nới xây chồng lên lung tung, vậy mà chứa được... gần 50 người (kể cả gia đình chủ nhà). Phòng "đại sảnh" chung ở tầng hai, rộng khoảng 20 m2, là phòng cả nam và nữ độc thân ngủ. Đi lên phòng này phải đi qua cầu thang xoắn ốc rất hẹp, chân cầu thang để than tổ ong cho các gia đình nấu nướng. Cạnh cầu thang là phòng tắm kiêm nhà vệ sinh nam che bằng tấm bạt, trong có thùng phi to nước và 2 cái chậu, bốc mùi khai mù. Tầng ba là phòng chủ nhà.
Bước lên cầu thang, tôi ngó sang buồn đối diện thì thấy một chị đang ngồi ăn cơm trong một cái túi ni - lon bỏ vào bát (ăn xong gói túi lại vứt đi, bát vẫn sạch không phải rửa). Ông Tiến bảo mấy ngách đó là cả hộ gia đình hai vợ chồng ở (thuê giá 1 tháng/200.000đ). Có tất cả 6 hộ gia đình như vậy. Có hộ chỉ có 2 vợ chồng, có hộ 3, 4 người gồm đủ vợ chồng con cái... Mấy gia đình sống bằng nghề bán hoa quả rong, ở đây làm một tháng bằng ở nhà làm ruộng cả năm. Đất ruộng ở nhà cho thuê hết, đến mùa họ về thu hoạch vài ngày rồi lại kéo cả nhà ra đây.
Khi tôi vào, mấy thanh niên trẻ khoảng 19 - 20 tuổi đang ngồi, nằm đọc sách, hoặc xem ti vi dưới ánh đèn huỳnh quang tôi tối. Mấy thanh niên này mỗi người làm mỗi việc, nhưng tựu chung chỉ có 2 nghề, chạy xe ôm và đi trông cửa hàng. Cái ti vi 14ins (nối truyền hình cáp hẳn hoi) treo trên tường để cả dưới phòng và trên xép đều xem được. Một ông xe ôm trung niên đang ngủ còng queo li bì, tay thọc vào quần... Tất cả đàn ông đều mặc quần áo dài, (ráng chừng ngại vì cánh đàn bà đi qua đi lại ngay trước mặt) trừ một cậu đen trũi cởi trần mặc soọc lửng (hỏi chuyện tôi biết cậu ta tên là Kiên, quê Hưng Yên, chạy xe ôm).
Trong phòng này hiện có 15 người ngủ thường xuyên. Mười nam ngủ trên một tấm phản và hai cái giường kê liền nhau. Tầng dưới có hai cái quat cây, một cái trông như cái quạt lò rèn đầy bụi. Gác xép của nữ ở trên , cầu thang trèo lên gác xép nằm ở chân phản của cánh đàn ông. Mái nhà proximang trên vì kèo gỗ, cánh đàn bà trên xép treo túi đồ lên kèo. Quần áo mắc lung tung trên tường, phòng có cả hai cửa sổ nhưng... không có chấn song, rất thoáng. Mỗi người ở lâu có một hòm tôn để đồ dựng ở chân tường.
Gác xép có 5 người, hai chị bán quần áo rong tên là Thu, Lan. Một cô học nghề, nửa buổi đi bán hàng tên là Thắm. Còn hai chị nữa cũng đi bán hoa quả tối muộn mới về.
Ông Tiến bảo tôi đi rửa mặt rồi chui vào nằm ở cái giường giữa, bên cạnh gã xe ôm đang ngủ vùi. Ti vi đang chiếu phim "Thất kiếm hạ Thiên Sơn" dở dang thì bị quảng cáo ngắt ngang, Kiên than: "Đang hay thì đứt dây đàn, anh đang buồn (ị) thì nàng đến chơi..."
Tôi và ông Tiến nằm khoèo nói chuyện, cánh thanh niên giường bên thì rủ nhau đánh tá lả. Ông Tiến bảo: Cuộc sống ở đây nó đơn giản như thế, hôm nào mưa tao ngủ ở nhà cả ngày. Tôi hỏi: ở đây có hay mất mát gì không? Không, toàn người đi làm cả ngày, có gì mà mất, quần áo thì tệ, ai lấy làm gì. Như tao đây có mỗi hai bộ. À, hồi mùa đông, có thằng tham, trước khi về quê lấy đôi giầy của người bên cạnh là cùng! - Hôm nay cháu ngủ ở đây có phải lên báo với nhà chủ không? Có, vừa lên nói là thằng cháu nó qua chơi. - Công an hộ khẩu có hay kiểm tra không? Ít lắm, người ta cũng nắm hết, nhưng toàn người lao động có gì đâu Cả phố này họ đều sống bằng nghề cho thuê trọ. Tao ở đây qua mấy đời công an hộ khẩu rồi đấy. - Thế chú trả tiền nhà theo từng đêm hay cả tháng? Cứ có tiền là trả, hồi trước 3000/đêm, mới tăng lên 3500, tao ngủ một tháng hết 105.000đ, nhưng đang nợ hai tháng nay chưa trả...
Chuyện vãn một lúc đã hơn 11h, mọi người lục tục về đủ, cánh phụ nữ tắm giặt xong đi qua giường lũ đàn ông rồi trèo lên xép ngủ, đám tá lả giải tán rồi gà gật ngủ. Chỉ còn Kiên vẫn thủ cái remote trong tay. Hắn không đọc được tiếng Anh ở những kênh nước ngoài, chỉ nhìn hình, thỉnh thoảng lại đổi kênh xem, đèn tắt...
Tôi để nguyên quần áo, nằm giữa ông Tiến bụi và gã xe ôm ngủ từ tối, lạ phòng nên mãi mới thiếp đi được. Nửa đêm tôi giật mình thức giấc vì gã xe ôm nằm cạnh cứ lấy chân cặp cặp, tôi đạp chân gã ra rồi ngồi dậy. Có một dòng ánh sáng vắt qua cả đám chục người đàn ông đang nằm ngủ úp thìa như cá khô chẳng cần mắc màn. Tôi cứ tưởng ánh trăng, ngó ra ngoài cửa sổ mới hay... ánh đèn cao áp. Tôi bật cười nghĩ rằng nếu gọi cái lều thủng mái ở nơi đồng không mông quạnh là "khách sạn ngàn sao", thì có thể gọi cái phòng trọ này là "khách sạn cao áp" rất được!
Tôi bò hẳn dậy đi xuống cầu thang ngó nghiêng . Không phòng nào đóng cửa, kể cả nhà chủ. Lúc tối, hai mẹ con chủ nhà cãi nhau cái gì đó ầm sang cả các phòng bên. Thằng con nói: Nhà mình là người lao động, xuất thân 3 đời ăn bát mẻ, mẹ đừng có... Bà mẹ quát lại: Mày có im đi không, mày muốn cả cái nhà trọ này nó biết à. Quát thế nhưng cũng chẳng cần hạ giọng!
Trước các phòng gia đình chỉ ngăn bằng tấm rèm. Tất cả những người ở trọ đều ngủ mê mệt sau một ngày bủa đi lao động khắp Hà Nội...
* Đời ông Tiến "bụi" và 16 năm ngủ trọ ở "hotel 3000"!
Ông Tiến sinh năm 1945, ngày xưa nhà ông ở số 10 Phùng Hưng. Năm 1971, ông 26 tuổi làm xây dựng ngoài Quảng Ninh. Năm 1977, ông lên sao chè ở nông trường chè trên Phố Lu - (Lao Cai). Ở đó ông lấy vợ, nhưng chưa kịp có con. Cuối những năm 80 nông trường giải thể, ông bỏ vợ về Hà Nội với hai bàn tay trắng, "đời lại về mo" !
Về Hà Nội, ông kiếm sống bằng nghề đánh cờ bụi, và đóng đô ở Phúc Tân. Chỗ ông Tiến ở bây giờ là ngay cạnh sân vận động Long Biên, ngày xưa đây là trường bắn . Lúc đó xung quanh toàn là vườn, bãi, ao hồ. Năm 1990, chợ Long Biên chưa có, dân nhặt rác, đánh giầy cắm lều ở bờ sống chân cầu. Khoảng năm 94, 95 xây chợ, thành phố hút cát khơi lòng sông đổ lên bãi, và dân đổ ra xây dựng ào ạt. Người có nhà ở đây hầu hết vốn ở trong phố, một số nhảy dù, một số bán nhà đi chia cho con cái hoặc lấy vốn làm ăn nên ra đây, bây giờ kín đặc. Một loạt phường Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Phúc Tân, Chương Dương, Bạch Đằng trở nên cực kỳ đông đúc. Người lao động nghèo ở tứ trấn đổ ra Hà Nội, làm xe ôm, bán báo, đánh giầy, hàng rong, xổ số, bán hoa quả rau dưa, chạy bàn quán bia... đủ cả! Cả loạt phố bãi phát triển dịch vụ cho thuê trọ giá rẻ... Những người thành phố nghèo nữa không có đất thì xuống sông làm một cái nhà phao bằng thùng phi giá 1 -2 triệu, nước lên nhà lên, nước xuống nhà theo, cứ dập dềnh như thế!
8h sáng, gần như ngày nào ông Tiến cũng "trình diện" ở quán cờ 33 Ngõ Trạm, ở đây ông được chơi "miễn phí" tiền bàn. Chiều ông lang thang ở sân cờ bệnh viện Việt Xô, tối ra Bờ Hồ hóng mát rồi về nhà... ăn cháo! (vì ông đau dạ dày mấy năm nay)!
Trước đây, ông Tiến từng ở hơn 10 năm ở căn nhà đối diện số 70. Hồi đó giá ngủ một đêm chỉ 2000đ. Căn nhà này có cây ổi trước sân, hai vợ chồng nhà chủ rất tốt tên là ông Sỹ, bà Lừ. Nhưng khổ nỗi bà vợ mù lòa, ông chồng câm điếc. Vậy mà hai ông bà đẻ ra ba người con trai rất đẹp trai khỏe mạnh. Ông Tiến ở nhà đó, thân như người nhà. Lớn lên, ông bà chủ bán đi một phần trong số hơn 100m đất, rồi chia tiền cho con. Rồi tội vạ sinh ra, cậu út mắc nghiện chết năm 24 tuổi. Cậu cả bán heroin đi tù 7 năm, còn lại cậu hai ở với mẹ sau khi ông bố mất. Thỉnh thoảng vợ cậu cả đi thăm chồng ở tù lại sang nhờ ông Tiến trông nhà vài ngày. Mỗi năm, nước lên khoảng 1 tuần, ngập đến lưng tầng một cả phố, ông Tiến đi thuyền về, trèo lên tầng hai ngủ. Ngày Tết, người trọ về quê hết, một mình ông một nhà trọ tự nhiên rộng thênh thang mấy ngày...
Sáng hôm sau dậy, đi uống nước, tôi đùa ông Tiến, bảo rằng chú nên chơi sổ xố đi, biết đâu được 500 triệu, mua căn nhà nhỏ, còn lại gửi tiết kiệm tiêu. Ông Tiến cười rất hóm bảo, thế cũng hay đấy, nhưng chỉ là mơ ước hão huyền thôi. Nếu tao có tiền bây giờ, sẽ mua một cái nhà phao, chỉ hơn triệu một cái, đóng mới thì khoảng 3 triệu. Để khi mình ốm đau, thì không phải phiền ai, giả sử mình có chết đi chăng nữa, thì cũng thanh thản. Bây giờ mình ở nhà trọ, ốm người ta ngại lắm....
Dừng lại một chút, ông nói tiếp, nói như một triết nhân: "Mình là con giời cháu Phật, chẳng cần gì nữa, vợ con không có, mèo chó cũng không. Chỉ muốn sống được ngày nào hay ngày ấy, để nhìn tầm vóc xã hội, bây giờ người ta khá giả lên nhiều. Phận mình nghèo thì vẫn chịu thế. Nhưng mình ở đâu người ta cũng tin mình, là được..."
(St)