PDA

View Full Version : Gia Cát Lượng tiên sinh khéo xử thế



honglinh_hue
26-07-2009, 04:51 PM
Gia Các Lượng Khổng Minh và ba anh em Lưu Quan Trương
Trong ba anh em Lưu Quan Trương, ngoại trừ Lưu Bị rất thân cận với Khổng Minh, trong hai người còn lại Trương Phi là kẻ lỗ mãng, ít suy nghĩ sâu xa còn Quan Vũ luôn tỏ ra thâm trầm.

Xét theo lý, một kẻ trí giả như Khổng Minh ắt phải thân cận và trọng dụng Quan Vũ hơn Trương Phi. Nhưng thực tế thì Khổng Minh lại rất trọng dụng thân mật với Trương Phi mà xa rời thậm chí là nghi kị với Quan Vũ. Vì sao như vậy? Điều này có lẽ phải xuất phát từ chính đặc điểm xuất thân của từng người mới mong lý giải được.
Tam Quốc chí khi nhận xét về Trương Phi, Quan Vũ nói: “Vũ trọng sĩ tốt mà nghi kị sĩ đại phu, Phi yêu kính kẻ quân tử mà phớt lờ kẻ tiểu nhân”.
Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ luôn cố gắng giữ một mối quan hệ rất khách khí, tốt đẹp. Bởi vì Quan Vũ không hoàn toàn phục vị quân sư này. Phương kế liên kết với Ngô của Khổng Minh, Quan Vũ có thực hiện nhưng không hề cố gắng, đó là một minh chứng rất rõ. Thậm chí, Quan Vũ trong nhiều trường hợp còn cố gắng đi ngược lại với phương hướng này. Tuy Quan Vũ ở Kinh Châu xa xôi nhưng người này trước nay vẫn lấy địa vị cao hơn những người khác trong tập đoàn quân Thục của mình để ra oai.

Sau khi Mã Siêu đầu quân cho Thục nhờ giải quyết vấn đề Ích Châu mà lập được công lao, nhận được vinh dự lớn. Quan Vũ không phục, muốn bỏ Kinh Châu đến Tứ Xuyên để so tài cao thấp với Mã Siêu. Gia Cát Lượng vội gửi cho ông ta một bức thư vỗ về, nịnh ông ta hết lời mới làm ông ta nguôi ngoai. Sau khi Lưu Bị làm Hán Trung Vương, muốn dùng Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Gia Cát Lượng nói: “Danh vọng của Trung, vốn không thể so được với Quan Vũ, Mã Siêu mà nay để họ đứng ngang hàng. Mã Siêu và Trương Phi ở gần, tự mình nhìn thấy công trạng của Hoàng Trung còn có thể chỉ rõ được. Như Quan Vũ ở xa, sợ tất là không vui, e rằng không được”. Câu nói này có thể thấy được thái độ của Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ như thế nào.
Trương Phi thì không như vậy, chỉ cần Gia Cát Lượng nhắc đến tên ông ta là ông ta dốc hết lòng mà làm. Đồng thời, nhiều lần cũng phát huy tính sáng tạo lập nên kỳ công. Vì thế giữa Gia Cát Lượng và vị tướng lỗ mãng Trương Phi hình thành một mối quan hề ngầm không nói mà vẫn hiểu nhau. Khi có tin tức báo về doanh trại, nói gần đây Phi uống rượu say, Gia Cát Lượng không những không tăng thêm tội còn phái người mang rượu đến cho Trương Phi. Điều này cho thấy giữa họ có một sự thấu hiểu và cảm thông không nói thành lời.
Ban đầu khi Lưu Quan Trương khởi sự, theo địa vị kinh tế, xã hội, Trương Phi là người giàu có nhất, “sống ở quận Trạch, có trang điền”, là một chủ trang viên có tài sản và tiền của. Còn Lưu Bị chẳng qua chỉ là một kẻ “bán giày đan chiếu”, mặc dù tự xưng là hậu duệ của hoàng thất nhưng đã bị suy tàn từ lâu. Nếu như cứ mãi đem hai chữ hậu duệ hoàng thất trưng ra thì so với câu nói của AQ “bố mày trước kia cũng giàu có” chẳng khác là bao.

Sau đó Hán Hiến đế Lưu Hiệp có gọi ông ta một tiếng “Hoàng thúc”, nhưng là do nhu cầu chính trị mà thôi. Các Hoàng đế trong lịch sử để lung lạc nhân tâm vẫn thường có thói quen ban thưởng họ của vua vì thế đừng có tưởng thật. Ai có phấn mà chẳng đem đắp lên mặt? Lưu Bị chẳng qua chỉ là một người thuộc tầng lớp tiểu thủ công. Còn Quan Vũ thực ra chỉ là một người chuyên đẩy xe hàng mà thôi. Theo quan niệm ngày nay, ông ta thuộc tầng lớp lao động không có tài sản.
Từ đó mà suy luận thì mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và ba anh em Lưu Quan Trương sợ là do tầng lớp xuất thân bất đồng mà thái độ đối đãi với phần tử trí thức không tránh được sự khác biệt. Điều này có lẽ cần được thảo luận một cách kỹ lưỡng hơn.
Khi khởi sự Lưu Bị đã là một người thuộc tầng lớp thủ công nghiệp kiêm tiểu thương nhưng trước đó ông ta thuộc tầng lớp quý tộc sa sút, chí ít vẫn còn có chỗ đứng nhất định. Lưu Bị từng bái Lư Thực làm thầy, rõ ràng trình độ văn hóa của ông ta cao hơn hẳn so với Quan Vũ và Trương Phi. Như thế Lưu Bị không những giống với Khổng Minh về mặt chính trị mà về mặt văn hóa cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Trương Phi là chủ điền viên, gia đình giàu có. Có thể tụ tập hơn ba trăm người ở vườn đào thì dù cho không phải là sĩ tộc tầng lớp trên cũng là một thân hào có của.

Vì thế Trương Phi so với Khổng Minh, người có gia trang ở Nam Dương về nền tảng kinh tế không khác nhau nhiều nên cũng dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung. Còn Quan Vân Trường là một người không có tài sản, tự sống bằng sức lao động của mình. Nghề đẩy xe chở hàng của ông ta không cần dựa vào phường hội, rất độc lập nên dễ sản sinh ra cách nhìn thiên lệch giai cấp. Đồng thời bản thân ông ta cũng chỉ biết vài chữ nên không phục văn hóa và tầng lớp sĩ đại phu. Vì vậy mối quan hệ giữa ông ta với Gia Cát Lượng không được như hai vị anh em của mình là điều không khó giải thích.
Lại thêm Quan Vũ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, luôn tự cho mình là đúng. Đặc biệt là từ sau khi ông ta được phong làm Hán đình hầu thì cảm giác tự tôn tự ngã của ông ta càng tăng thêm. Đến khi một mình lãnh tránh nhiệm lớn bảo vệ Kinh Châu thì ông ta càng trở thành kẻ mà “mục hạ vô nhân” (trong mắt không có ai). Đây là việc khiến người khác chê cười nhưng đối với Quan Vũ thì rất đáng tiếc. Nếu như Quan Vũ có một chút tỉnh ngộ thì đã không chạy đến Mạch Thành để đến nỗi đầu thân mỗi thứ một nơi như vậy.
Gia Cát Lượng tới Tân Dã, Quan Trương kết hợp cùng nhau ngăn cản vị quân sư này nhưng người trách mắng là Trương Phi còn Quan Vũ là một người thích tỏ ra thâm trầm, ngồi ở phía sau xui khiến Trương Phi. Từ sau “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ không hề tin vào năng lực của Gia Cát Lượng. Ông ta vốn xưa nay không hề có cảm tình với tầng lớp trí thức và điều này khó bề thay đổi được. Quan Vũ từ đẩy xe trên đường Sơn Tây, những vị quan lại triều Hán đã áp bức ông ta, lừa dối ông ta khiến ông ta luôn có ý thức nghi kỵ và phản kháng.

Trong tâm ông ta luôn nói, có gì giỏi giang lắm đâu, toàn là một lũ tởm lợm, giá áo túi cơm. Khi thấy Lưu Bị nhọc lòng “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ nói với Lưu Bị rằng: “Huynh trưởng hai lần đích thân đến bái kiến, cái lễ đó là quá lắm rồi. Nghĩ rằng Gia Cát Lượng chỉ có hư danh mà không có thực học nên mới cố tránh mặt mà không gặp. Sao huynh lại bị mê hoặc bởi con người này như vậy!”. Chữ “mê hoặc” là câu nói từ trong lòng của Quan Vũ. Bởi vì một khi Khổng Minh trợ giúp Lưu Bị thì địa vị trợ thủ lâu nay của ông ta sẽ bị lung lay. Từ đó trở đi giữa ông ta và Lưu Bị không thể có sự thân cận như trước được nữa.





Khi Lưu Bị sang Đông Ngô cầu thân, Gia Cát Lượng phái Triệu Vân đi theo bảo vệ mà không dám trao túi gấm diệu kế cho Quan Vũ sợ Quan Vũ làm loạn chủ trương của mình. Sau khi mượn gió Đông cho Chu Du, làm nên trận Xích Bích nổi tiếng, Gia Cát Lượng cũng sắp xếp Triệu Vân đến đón ông ta trở về chứ không dám làm phiền đến Quan lão gia, sợ ông ta chưa chắc đã theo hẹn mà tới, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.

Chiến dịch Xích Bích, Gia Cát Lượng lần lữa không để ý đến Quan Vũ. Nhiều người nói là do Gia Cát Lượng cố ý dùng kế khích tướng đối với Quan Vũ. Nhưng thực tế xét trong mối quan hệ giữa hai người thì rõ là vị quân sư này vẫn còn có chỗ khó xử. Vì sử sách cũng không có ghi chép gì, đành phải tin bừa như vậy. Nhưng cuối cùng Gia Cát Lượng mới sắp xếp Quan Vũ chặn ở đường Hoa Dung có thể thấy là đối với vị tướng kiêu ngạo này không thể không cân nhắc, rõ ràng còn có chỗ lo lắng khó xử.
Quan Vũ thấy mình không được xếp đặt ở vị trí quan trọng, khi đó đã trách hỏi Gia Cát Lượng: “Quan mỗ đã theo huynh trưởng chinh chiến đã rất nhiều năm chưa từng ở lại phía sau. Nay gặp đại địch, quân sư lại không giao trọng trách như vậy là có ý gì?”. Nghe khẩu khí của Quan Vũ không biết là Gia Cát Lượng chỉ huy Quan Vũ hay là Quan Vũ chỉ huy Gia Cát Lượng? Quan Vũ lấy việc mình là anh em kết nghĩa với Lưu Bị mà tự cho mình đặc quyền ngang với quân sư. Đợi tới khi không bắt được Tào Tháo ở Hoa Dung, phạm phải quân lệnh vẫn còn có Lưu Bị đứng ra nói đỡ. Kỳ thực chính vì ông ta biết kết quả tất là như thế mới dám tha cho Tào Tháo ở Hoa Dung.
Nếu như Khổng Minh chấp pháp như sơn, từ việc ông ta tha cho Tào Tháo ở Hoa Dung mà trừng phạt nghiêm khắc thì sau này khi ông ta làm chủ mọi việc ở Kinh Châu có lẽ đã không dám tự mình quyết định mọi việc mà chẳng biết trời cao đất dày là gì. Chính vì sự bao che của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng không thể không nhân nhượng, vì thế không thể trách mình, càng không thể trách người.
Xem ra, Gia Cát Lượng là một phần tử trí thức cũng có chỗ nhu nhược không thuốc nào chữa được. Gia Cát Lượng đối với vị tướng quân quyền cao hơn người, lại có hậu đài chắc chắn, trong lòng không hề phục mình cũng là một vị Hán đình hầu xuất thân từ tầng lớp lao động ngoại từ việc cho mình có thể thay đổi đại cục, làm việc vô nguyên tắc vẫn nghĩ rằng ông ta vẫn có thể làm được điều gì đó chăng?
Chỗ khó xử của loại vô nguyên tắc này từ cổ chí kim há chẳng phải là chỉ có một mình Gia Cát Lượng hay sao? Nhưng mà sự vô nguyên tắc nào cũng không thể tồn tại được lâu. Cuối cùng Quan Vũ đại bại tại Kinh Châu chẳng phải chính là hậu quả từ việc Khổng Minh cả nể, qua loa không triệt để trong quân lệnh hay sao?

trung_cadan
26-07-2009, 06:50 PM
Nói chung Gia cát Lượng bản chất có tính quá cẩn thận , mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng Mã Tốc trấn Nhai ĐÌnh , Việc để Quan Vũ vào Hoa Dung tiểu lộ cũng là sai lầm ( có thể cố ý của ông ) !!! Việc thất bại 6 lần ra Kỳ Sơn cũng làm cho của cải trong nhân dân hao hụt , nước nhà kiệt quệ , hệ lụy là dẫn đến sự sụp đổ tất yếu sau khi ông mất , Việc quá sa đà trong chuyến chinh phục Nam Man cũng khiến nhiều người không hài lòng , đánh địch mà mâu thuẫn với binh pháp , Ko để cho Ngụy Diên xuất kỳ bất ý đánh địch ( lo sợ Ngụy Diên lập công to chăng ) ???
Xét cho cùng , Gia Cát Lượng đã ko hoàn thành nhiệm vụ mà Lưu Bị đã gửi gắm , ở góc độ nào đó . ông ta là kẻ thất bại !!!

nhachoaloiviet
26-07-2009, 08:01 PM
Tôi đồng ý một điều là giữa Gia Cát và Vân Trường cò những điểm không hòa hợp nhưng khẳng định điều này không bắt nguồn từ xuất thân giai cấp hay dòng dõi mà đơn giản là cái khí của Vân trường quá lớn,quá ngạo mạn >> <<< đụng với cái khí của Khổng Minh còn to hơn dám so mình với Quản Trọng Nhạc Nghị từ lúc chưa bước chân ra khỏi lều tranh.Khổng Minh cậy tài dám chống lại mệnh trời và không phải không có lý do để làm như vậy tôi không hề thấy Khổng Minh có bóng dáng của một kẻ thất bại mặc dù ông đã không được toại nguyện cái ý chống lại mệnh trời. Ông đã xác định mình chống lại mệnh trời từ khi cảm ân đức của Lưu Bị lặn lội Tam Cố Thảo Lư.Con người ta khi được ân tri ngộ,khi được tin tưởng tột bậc thì đó là sức mạnh và họ dám làm bất cứ điều gì kể cả chống lại ông trời.

Còn nếu nói ông cả nể tha vân Trường làm hỏng việc lớn thì mình cũng không cảm thấy xác đáng,trái lại mình thấy Khổng MInh với Quan Vũ chỉ là không hợp nhau khó gần khó nói chuyện thôi chứ ông không hề đẩy Vân Trường vào chỗ chết-có chăng là Vân Trường tự tìm lấy cái chết mà thôi.Ông sắp đặt cho Vân Trường tha Tào Tháo có thể nhận ra ông cũng thấu hiểu Vân Trường không kém gì ông hiểu Trương Phi.Nếu ông chém Vân Trường theo quân lênh mới gọi là ông cố tình muốn Vân Trường chết

hungger
26-07-2009, 09:31 PM
theo em bác hồng lĩnh huế quá ư có ấn tượng với Quan Công chăng ! em cũng xin mạo muội góp vài lời .
1 - Quan Vân Trường là 1 tướng quân văn võ toàn tài . nhân , tín , lễ ,nghĩa , trí , đức đủ cả được thừa nhận và có được sự tôn trọng của chính những người cùng phe , cũng như chính đối thủ ...
2- Quan Vân Trường có cá tính mạnh có cả mặt tốt và xấu , rất nổi bật đó là rất coi trọng tín nghĩa , nhiều khi hơi kiêu căng tư phụ . đó là 1 con người có tài , cũng có chút tật > Nhưng xét về tổng thể vẫn là 1 vị thánh nhân đáng được tôn thờ 1 người quân tử 1 đấng nam nhi trong thời loạn thế . Những người kô hiểu Ngài kô đứng trên quan điểm chung , hoàn cảnh lịch sử thì" KÔ THỂ LẤY BỤNG TIỂU NHÂN MÀ SO LÒNG QUÂN TỬ ĐỰOC " .
3 - Việc mất Kinh Châu cũng do nhiều lí do . trước khi khổng minh vào xuyên có giao kinh châu lại cho vân trường có dặn 8 chữ ĐÔNG HÒA TÔN QUYỀN , BẮC CỰ TÀO THÁO . để giữ Kinh Châu . thực ra nhiều mặt là do Kinh Châu bị đánh úp , dùng quỷ kế chứ kô phải vân trường kô tận lực ( đã phòng xa là đắp ụ hỏa liên đài , Trước để để đập tan âm mưu của nước Ngụy gây bất hòa giừa liên minh Ngô Thục . Khổng Minh đã quân sư cho lưu bị là lệnh cho vân trường xuất quân đánh phàn thành . Kinh châu mất khi kô có quan vũ kô thể đôit tội cho quan vân trường được phải chăng do cái sâu xa hơn là sách lược .. > Nếu KÔ quan vũ trực tiếp giữ kinh châu liệu đông ngô có thể úp được kinh châu kô . Nếu ..... thì ???
4- đó là xuất thân của quan vũ đúng ngừoi thời đó rất coi trọng việc xuất thân từ tầng lớp nào thử hỏi ông tổ nhà hán thì cũng là 1 tay đình trưởng thôi Quan từ Dân mà ra Dân là cái Gốc của thiên hạ phù phiếm , rỗng tuyếch lắm nhất với những ngừoi sống trong thời hiên đại chúng ta . Nhưng khi lịch sử đã trải qua hàng nghìn năm nay đều có chung 1 nhận định định rằng Quan Vũ là vị thánh nhân . 1 tấm gương được bao thế hệ noi theo và học tập ..
Thôi còn nhiều lắm em cũng chỉ nêu ra vài dòng ngắn ngủi về 1 con ngừoi đã được xưng thánh , tôn thờ , là tấm gương của nhiều thế hệ
Mong các kỳ hữu vui vẻ

BinhNhat
26-07-2009, 09:34 PM
Đọc Tam Quốc, tôi thấy Gia Cát Lượng có điểm rất hay là: Khi ông nhận lời giúp Lưu Bị thì thực tế ông đã tiên liệu được sự thất bại từ lúc đó ( sự thất bại đó được ông lý giải là Ý Trời)..nhưng ông vẫn quyết trí. Phải chăng nhân sĩ thời kỳ đó đã có tư tưởng "Nhân định thắng Thiên".

trung_cadan
27-07-2009, 12:01 AM
Quan Vũ , Ngài là Thần rồi , ko phải bàn nhiều , quá kiêu hùng luôn !!!

xiangqi_newbie
27-07-2009, 12:18 AM
Quan Vũ , Ngài là Thần rồi , ko phải bàn nhiều , quá kiêu hùng luôn !!!

Trong này người Hoa hầu như nhà nào cũng thờ Quan Vũ, và gọi ông rất kính cẩn là Quan Đế... một bậc hảo hán mà Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín đủ cả :-?

Tuyet_sat
27-07-2009, 12:35 AM
Tại hạ cũng yêu thích nhân vật Quan Vũ nhất. Trong 5 ngàn năm lịch sử có bình ngắn ngọn nhưng tương đối chính xác : Quan Vũ - 1 tay văn võ song toàn nhưng mắc bệnh kiêu ngạo . Quan Vũ cũng là con người , cũng có điểm yếu và thất bại cũng do điểm yếu đó nhưng ngược lại ông lại có quá nhiều ưu điểm .
Còn chủ topic này nói Gia Cát Lượng không tin tưởng Quan Vũ là không đúng . Ai cũng biết Kinh Châu có vị trí chiến lược quan trọng như nào đối với Thục .Nói trắng ra mất Kinh Châu là mất hết , vậy tại sao Gia Cát Lượng lại để Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu mà ko phải là ai khác .

dai ca da tinh
30-06-2011, 11:14 PM
Quan Vân Trường ngài là người thần,là anh hùng hảo hán trên đời

Gà làng cờ
02-07-2011, 11:48 AM
Hà hà, nếu quay lại khoảng thời gian 1, 2 năm trước khi tớ còn nhiều thời gian rảnh rỗi thì tớ sẽ tạo war trong các topic kiểu như thế này đấy. Giờ ít thời gian nên mất hứng rồi :D