yeulam_yeulai_laiyeulam
23-09-2013, 01:06 PM
Bản tin clb Cờ Vây Hà Nội (https://www.facebook.com/HNGoClub) số 21 (31/07/2013): "Cờ Vây – Khoa học hay nghệ thuật?"
Lần đầu tiên nghe tới hai từ “Cờ Vây”, ấn tượng của các bạn là gì? Các bạn tưởng tượng ra điều gì? Những con người chơi cờ như thế nào?
Không thể đoán được trí tưởng tượng của mội người, nhưng chắc hắn, phần lớn trong chúng ta nghĩ tới một môn thể thao trí tuệ, đòi hỏi sự suy nghĩ, tư duy, tính toán. Và như vậy, có lẽ số đông nghĩ cờ vây có thiên hướng giống một môn khoa học.
Khoa học , trong tiếng la tinh có nghĩa là “Kiến thức” hay “Hiểu biết”. Muốn chơi giỏi cờ vây, các kỳ thủ cũng cần học tập, trải qua quá trình trau dồi, tích lũy kiến thức lâu dài. Không chỉ là nghe, biết, mà còn phải hiểu, phải nhớ, phải “thuộc nằm lòng”… Quá trình nghiên cứu sách vở, xem kì phổ, học hỏi, kế thừa từ những người đi trước là không thể thiếu…
Nhưng trong cờ vây cũng có những người yêu sự tự do, phóng khoáng. Bên cạnh những kỳ thủ rất thích phong cách chắc chắn, lấy đất cẩn thận như Cho Chikun, Kobayashi Koichi, Lee Changho,… luôn xuất hiện những “kỳ phùng địch thủ” với lối chơi khác lạ, sáng tạo, đẹp mắt như Iyama Yuuta, Takemiya Masaki, Lee Sedol,… Cũng có khi ta bắt gặp hình ảnh những kỳ thủ khá linh hoạt, biết kết hợp các phong cách, và lối chơi toàn diện như Cho Hun Hyun, Park Jung Hwan, Guli… Những trận đấu đầy nhiệt huyết, đầy mới lạ chính là minh chứng lớn nhất cho tính nghệ thuật trong cờ vây. Cũng bởi vậy mà cờ vây được coi là một trong bốn môn nghệ thuật truyền thống từ bao đời nay củaTrung Quốc (“Cầm, kỳ, thi, họa”), “Cờ Vây là một đóa hoa đẹp đẽ trong lịch sử của nền văn minh Trung Hoa.” (Hán Văn)
“Hình thức rất giản dị ,chỉ có 2 loại quân cờ đen và trắng, và luật chơi cũng rất đơn giản. Tuy nhiên sự huyền diệu của cờ Vây lại vượt xa hơn cả bất cứ loại cờ nào.”(Hán Văn)
Thực giống như lời kỳ thủ nổi tiếng Cho Chikun:
“Studying go is a wonderful way to develop both the creative as well as the logical abilities of children because to play it, both sides of the brain are necessary.”
(Nghiên cứu cờ Vây là một cách tuyệt với để trẻ em có thể phát triển tính sáng tạo và sự suy luận logic bởi vì để chơi được cờ Vây, cả 2 phần của bộ não đều rất cần thiết).
Link download Bản tin nội bộ số tháng 7/2013 (file .pdf): http://www.mediafire.com/download/xg89i5ywhng7huj/ban_tin_clb_so_21.PDF
(Bạn nên xem ở định dạng này trong khoảng size 50% - 70%)
Link đọc online: http://vi.scribd.com/doc/157226699/ban-tin-clb-so-21
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/s720x720/524334_623487291008321_335440427_n.jpg
Lần đầu tiên nghe tới hai từ “Cờ Vây”, ấn tượng của các bạn là gì? Các bạn tưởng tượng ra điều gì? Những con người chơi cờ như thế nào?
Không thể đoán được trí tưởng tượng của mội người, nhưng chắc hắn, phần lớn trong chúng ta nghĩ tới một môn thể thao trí tuệ, đòi hỏi sự suy nghĩ, tư duy, tính toán. Và như vậy, có lẽ số đông nghĩ cờ vây có thiên hướng giống một môn khoa học.
Khoa học , trong tiếng la tinh có nghĩa là “Kiến thức” hay “Hiểu biết”. Muốn chơi giỏi cờ vây, các kỳ thủ cũng cần học tập, trải qua quá trình trau dồi, tích lũy kiến thức lâu dài. Không chỉ là nghe, biết, mà còn phải hiểu, phải nhớ, phải “thuộc nằm lòng”… Quá trình nghiên cứu sách vở, xem kì phổ, học hỏi, kế thừa từ những người đi trước là không thể thiếu…
Nhưng trong cờ vây cũng có những người yêu sự tự do, phóng khoáng. Bên cạnh những kỳ thủ rất thích phong cách chắc chắn, lấy đất cẩn thận như Cho Chikun, Kobayashi Koichi, Lee Changho,… luôn xuất hiện những “kỳ phùng địch thủ” với lối chơi khác lạ, sáng tạo, đẹp mắt như Iyama Yuuta, Takemiya Masaki, Lee Sedol,… Cũng có khi ta bắt gặp hình ảnh những kỳ thủ khá linh hoạt, biết kết hợp các phong cách, và lối chơi toàn diện như Cho Hun Hyun, Park Jung Hwan, Guli… Những trận đấu đầy nhiệt huyết, đầy mới lạ chính là minh chứng lớn nhất cho tính nghệ thuật trong cờ vây. Cũng bởi vậy mà cờ vây được coi là một trong bốn môn nghệ thuật truyền thống từ bao đời nay củaTrung Quốc (“Cầm, kỳ, thi, họa”), “Cờ Vây là một đóa hoa đẹp đẽ trong lịch sử của nền văn minh Trung Hoa.” (Hán Văn)
“Hình thức rất giản dị ,chỉ có 2 loại quân cờ đen và trắng, và luật chơi cũng rất đơn giản. Tuy nhiên sự huyền diệu của cờ Vây lại vượt xa hơn cả bất cứ loại cờ nào.”(Hán Văn)
Thực giống như lời kỳ thủ nổi tiếng Cho Chikun:
“Studying go is a wonderful way to develop both the creative as well as the logical abilities of children because to play it, both sides of the brain are necessary.”
(Nghiên cứu cờ Vây là một cách tuyệt với để trẻ em có thể phát triển tính sáng tạo và sự suy luận logic bởi vì để chơi được cờ Vây, cả 2 phần của bộ não đều rất cần thiết).
Link download Bản tin nội bộ số tháng 7/2013 (file .pdf): http://www.mediafire.com/download/xg89i5ywhng7huj/ban_tin_clb_so_21.PDF
(Bạn nên xem ở định dạng này trong khoảng size 50% - 70%)
Link đọc online: http://vi.scribd.com/doc/157226699/ban-tin-clb-so-21
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/s720x720/524334_623487291008321_335440427_n.jpg