PDA

View Full Version : Văn Chiêu hồn



Lâm Đệ
05-08-2011, 07:55 AM
“Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô”


Tôi biết có người có một cách đọc văn rất lạ. Gặp những áng văn kiệt tác, bất hủ như thế này, đọc đi đọc lại bằng mắt hình như chưa đã, lại còn phải kính cẩn, tự tay chép ra từng câu một thì mới tạm thỏa cái thú tri kỉ với văn chương. Tôi cũng thử bắt chước đọc theo cách đó. Chép xong hai câu rùng mình rợn gai ốc mở đầu bài Văn chiêu hồn ấy, bỗng tôi giật bắn người, buông bút sững sờ... Thì ra thiên tài Nguyễn Du sau khi viết xong hai câu gọi là “thi trung hữu quỷ” (trong thơ có quỷ) ấy, tức là Người đã hoàn thành toàn bộ một trăm tám mươi tư câu Văn chiêu hồn kiệt xuất của mình rồi, chỉ còn mỗi việc viết ra cho đến khi kết thúc nữa mà thôi. Và những lời ai điếu, xót thương dành cho thập loại chúng sinh của một nhân cách lồng lộng quân tử cứ trùng điệp hiện lên giữa tiết tháng bảy của âm dương sùi sụt. Những câu thơ vừa chỉ mặt đặt tên, vừa gọi ra lớp lớp thập loại kiếp người đã từng hiện hữu, đã từng trải qua hỉ, nộ, ái, ố... để rồi biến thành những vong hồn vất vưởng, rơi rụng lả tả khắp mọi chốn, mọi nơi, lớp nọ chồng lên lớp kia, đời đời, kiếp kiếp... Chỉ có bậc thiên tài, với một tấm lòng trong sáng, quảng đại từ bi và yêu thương hết mực, không gợn chút điên đảo, tầm thường nào thì mới trải hồn mình ra như vậy được.

“Não người thay buổi chiều thu

Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng

Đường bạch dương bóng chiều man mác

Dặm đường lê lác đác sương sa

Lòng nào lòng chẳng thiết tha

Cõi dương còn thế huống là cõi âm”

Văn chiêu hồn của thiên tài Nguyễn Du, áng văn chương kinh điển và vĩ đại của cả trời đất, quỷ thần này được mở đầu bằng hai mươi câu, chính là sự mở cửa để hoà nhập vào với cõi âm, là nỗi lòng thương xót, đồng cảm, không phân biệt sang hèn... của cõi dương đối với cả thế giới của những vong hồn. Trên đây đã khấn được tám câu. Xin khấn mười hai câu tiếp theo như sau:

“Trong trường dạ tối tăm trời đất

Có khôn thiêng phảng phất u minh

Thương thay thập loại chúng sinh

Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người.



Hương lửa đã không nơi nương tựa

Hồn mồ côi lần lữa đêm đen

Còn chi ai khá ai hèn

Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu.



Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tịnh bình rưới hạt dương chi

Muôn nhờ Đức Phật Từ Bi

Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương.”



Văn chương này thấu tận tuyền đài. Khấn tới đây, trong mưa dầm sùi sụt của tiết trời xá tội vong nhân, tưởng như nhìn thấy lớp lớp những linh hồn đang mờ mịt hiện về, tội lỗi có, oan uổng có, đầy đủ có, cụt đầu, cụt chân, khuyết mũi, rụng tai... có. Những hình hài vừa nghiêng ngả lúc bên nọ, lúc bên kia, vừa chập chờn thoắt xa, thoắt gần, sục sôi trong những tiếng gào khóc não nề, đặc biệt ấn tượng là những cảnh “Lôi thôi ẵm trẻ dắt già...” Cũng là chữ nghĩa đấy thôi mà đọc lên nghe sao rùng rợn. Đoạn văn tế bước vào hồi khủng khiếp, gọi hết mọi vong hồn của thập loại chúng sinh ra. Bắt đầu bằng việc khấn cho những linh hồn thất thế, lúc sống nuôi chí lớn mà coi thường cả cái mạng cha sinh mẹ đẻ của mình:

“Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh

Chí những lăm cướp gánh non sông

Nói chi đang thuở tranh hùng

Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!



Bỗng phút đâu tro bay ngói giở

Khôn đem mình làm đứa thất phu

Cả giàu sang nặng oán thù

Máu tươi lai láng xương khô rã rời.



Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc

Quỷ không đầu van khóc đêm mưa

Cho hay thành bại là cơ

Mà u hồn biết bao giờ cho tan.”



Đến đây, thế gian như bắt đầu trùng điệp những vong hồn đang lè lưỡi, trợn mắt thét gào, những hình hài không đầy đủ, nham nhở hoặc trống hoác đang nghiến răng kèn kẹt, những đốt xương khô lạnh như còn muốn run lên, bao mối hận nghìn thu tưởng không biết đến đời nào gỡ nổi, nghe lời văn tế bỗng ảo não thở dài. Cả một đời sống ham thác hận, vất vưởng xuống tuyền đài không người hương khói, mùi thế tục vẫn vương vấn đâu đây, giờ biến thành những quỷ không đầu van khóc, mới hay lẽ thành bại là muôn thuở cơ trời...


Tiếp đến khấn vong hồn của những cô nương, những mĩ nhân nơi lầu son gác tía:



“Nào những kẻ màn lan trướng huệ

Những cậy mình cung Quế Hằng Nga

Một phen thay đổi sơn hà

Mảnh thân chiếc lá biết là làm sao!



Lên lầu cao, xuống dòng nước chảy

Phận đã đành trâm gãy bình rơi

Khi sao đông đúc vui cười

Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương!



Thảm thiết lẽ không hương không khói

Hồn ngẩn ngơ bãi cói ngàn sim

Thương thay chân yếu tay mềm

Càng năm càng héo càng đêm càng dàu.”


Những lời văn bi thiết tưởng đến gỗ đá cũng phải bật lên tiếng rên, nghe như văng vẳng đâu đây, có âm hưởng của Cung oán ngâm khúc quyện vào: “Trải vách quế gió vàng hiu hắt / Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng / Oán chi những khách tiêu phòng / Mà xui phận bạc nằm trong má đào...” Nguyễn Du hẳn đã đồng điệu với Nguyễn Gia Thiều ở đoạn văn tế đầy ai oán và xiết bao sầu thảm này. Những vong hồn của ca kĩ muôn đời có lẽ cũng gồm cả ở đây chăng...




Còn đây là vong hồn của những kẻ lao đầu vào chốn phồn hoa, chẳng cần biết đến trời cao trời thấp, quyết thí thân để cầu lấy sự sang:



“Cũng có kẻ rắp cầu chữ Quý

Dấn thân vào thành thị lân la.

Mấy thu lìa cửa lìa nhà

Văn chương đã chắc đâu mà thí thân.



Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng

Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng

Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng

Anh em: thiên hạ; láng giềng: người dưng.



Bóng phần tử xa chừng hương khúc

Bãi tha ma kẻ dọc người ngang

Cô hồn nhờ gửi tha phương

Gió trăng hiu hắt khói hương lạnh lùng!”



Cái kết cục cô hồn của những kiếp văn chương bọt bèo này thực là thê thảm. Hình như càng ngày, nó càng vận vào những đời sau, cho đến tận bây giờ... Văn chương, xướng, họa ở cái chốn giả văn minh, nhiều man rợ này vốn đã bao đời, hoặc bị xếp vào hàng hạ đẳng, hoặc phải muối mặt làm thân nô bộc, tình nguyện a dua theo cái ác, cái giả hòng kiếm chút cơm thừa, canh cặn… Thế thì lúc nào mà chẳng có khối kẻ ra nhập vào cái đoàn cô hồn thất thểu dọc ngang ấy, để cho nó cứ dài mãi đến lê thê. Lời chiêu hồn dành cho hạng người này vừa thương hại, vừa kinh hoàng đến nỗi không thể nào bình luận. Quả là một áng văn chuơng tài tình đến rợn người”(ST)

nhachoaloiviet
05-08-2011, 01:25 PM
Người dẫn chương trình là ai vậy bạn Lâm Đệ, mà sao thấu đáo tỏ tường vậy.

Lâm Đệ
05-08-2011, 03:21 PM
Người dẫn chương trình là ai vậy bạn Lâm Đệ, mà sao thấu đáo tỏ tường vậy.

Ông là một cây bút có tài,bất đắc chí ,tên ông mình biét nhưng cũng không dám đưa lên vì thuộc thành phần .....hehe .Bài viết của ông cũng phải edit chỗ nào hay giữ lại chứ bê nguyên con là ..bị mắng ngay

nhachoaloiviet
05-08-2011, 06:27 PM
Ông là một cây bút có tài,bất đắc chí ,tên ông mình biét nhưng cũng không dám đưa lên vì thuộc thành phần .....hehe .Bài viết của ông cũng phải edi chỗ nào hay giữ lại chứ bê nguyên con là ..bị mắng ngay

Gotcha!!!!!

laototphilao
05-08-2011, 06:29 PM
Người dẫn chương trình là ai vậy bạn Lâm Đệ, mà sao thấu đáo tỏ tường vậy.

NhacHoa không biết Lâm đệ là lão khoai đó ah, mình khôgn biết check IP nhưng đọc hai ba comment là đoán ra

nhachoaloiviet
05-08-2011, 06:32 PM
NhacHoa không biết Lâm đệ là lão khoai đó ah, mình khôgn biết check IP nhưng đọc hai ba comment là đoán ra

Người giống người là chuyện thường mà bác Laotot. Mình không nghĩ vậy đâu, mà có hề chi nhỉ.

laototphilao
05-08-2011, 06:35 PM
Người giống người là chuyện thường mà bác Laotot. Mình không nghĩ vậy đâu, mà có hề chi nhỉ.

Thì thấy giống mới nói vậy chứ, lao khoai kiến thức rất yên bác, lời văn khôgn lẫn vào đâu thì tôi mới nói vậy chứ

nhachoaloiviet
05-08-2011, 07:11 PM
Không biết Lão Khoai đã biết là tôi đã biết hay chưa biết là tôi biết bác ấy là Lâm Đệ hay bác ấy chưa biết là tôi biết bác ấy là Lâm Đệ. Mà biết hay không biết thì mình cứ coi như mình không biết là bác ấy có biết hay không đâu có gì quan trong đâu hihi!
Văn là người mà bác laototphilao. Làm sao tôi không nhận ra văn của lão bạn già tri kỷ này chứ. Bác làm hỏng hết rùi, tui đang giả bộ không biết hic.