Tontu
18-05-2014, 01:25 AM
http://www.hmacofchrist.org/HealthSpiritualityWorkshops/2014/Circles.gif
Lời nói đầu
World Health Organization đã định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, và xã hội; chứ không đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh tật.” Như vậy ta thấy có sự liên hệ giữa sức khỏe với ba phương diện khác. Do đó, một người được xem là khỏe mạnh khi người đó có đủ cả ba tố chất trên. Con người phải tập cho mình một lối sống lành mạnh về thể chất, thông qua các thói quen tốt, phù hợp với khoa học, kết hợp với một tinh thần sống biết yêu thương, tha thứ, biết giúp đỡ lẫn nhau. Qua đó, các hạt giống tốt có cơ hội nảy nở theo một quy trình phát triển tự nhiên.
Bệnh tật là do lối sống tuỳ tiện, không nhu thuận với thiên nhiên, đi ngược với ý muốn của tạo hóa, dẫn tới sự mất quân bình trong cơ thể. Tinh thần và thể xác phải luôn song hành, không thể có một tinh thần minh mẫn trong một thể xác bệnh hoạn. Ai trong chúng ta cũng muốn sống lâu, nhưng lại lơ là với cách sống khỏe. Ai chưa biết cách sống khỏe thì ắt tuổi thọ sẽ bị rút ngắn. Vậy, sống khỏe là nguyên nhân, sống thọ là kết quả.
Có người than rằng giá mà tôi được “đi sớm” một chút thì không phải khổ cho con cháu, chúng cũng đỡ phải lo cho tôi. Thật ra, không phải ai cũng tham sống sợ chết. Điều mà con người lo sợ ấy chính là tình trạng sống dở chết dở, sống một cách èo ọp, phải chịu hành xác, và sống bất tri giác. Chính điều này đã tạo ra nỗi khổ và niềm đau cho chính bản thân và gánh nặng cho gia đình.
Muốn được sống thọ, con người phải biết làm chủ tâm thức, làm chủ các giác quan, và lựa chọn lối sống lành mạnh. Ngoài ra, con người phải tập cái tinh thần yêu chuộng hòa bình, không sát sinh, không gieo nhân ác, tôn trọng các hệ sinh thái, etc. Chưa hết, ta phải mở lòng giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, neo đơn, và bất hạnh. Ấy là ta gieo mầm các nhân đức để nó tăng trưởng các mầm sống tích cực theo một quy trình tự nhiên của Nhân Quả, bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen sống tích cực. Lẽ dĩ nhiên, ta phải làm trong tinh thần thương yêu, và bất cầu lợi mới được.
I. Sống có đức tin
Tôi tin rằng trong vũ trụ có những định luật tự nhiên dưới sự kiểm soát của đấng tạo hoá. Tôi hiểu rằng vũ trụ này tạo ra do tình thương của Thượng Đế, một tình thương thiêng liêng, bao la, vượt xa cái hiểu biết chật hẹp của khoa học thực nghiệm. Cái mãnh lực tình thương ấy đã ảnh hưởng tới chúng ta trên phương diện vật chất như thế nào. Những giá trị tinh thần khi mạnh mẽ, chúng sẽ mang đến những năng lực dồi dào, giúp thể xác có thể tránh được các bệnh tật, hay chữa lành những vết thương vì tư tưởng có thể lôi kéo những mãnh lực trong không gian theo chiều tích cực, cũng như tiêu cực. Ngay khi con người đánh mất niềm tin, tuyệt vọng, chán nản, họ sẽ vô tình thu hút những mãnh lực tiêu cực, và làm cho sự bảo vệ thân xác trở nên yếu dần để từ đó bệnh tật phát sinh.
Khi sống tiêu cực, người ta thường đóng kín phần tâm linh lại. Chỉ biết nghĩ đến mình một cách ích kỷ. Khi trái tim bị bóp nghẹt bằng những nguồn năng lượng tiêu cực, họ càng ngày càng đánh mất niềm tin vào chính mình, và tự huỷ hoại mình một cách đáng thương. Chỉ khi nào con người biết dẹp bỏ cái bản ngã chật hẹp, và tham lam đó, để mở rộng tâm hồn đón nhận ánh sáng của Thượng Đế rót vào, không nghĩ đến mình và cho mình, thì khi đó các nguồn năng lượng tiêu cực đó mới bị đánh tan và khỏi bệnh một cách mầu nhiệm. Tất cả việc chữa bệnh phải bắt đầu từ bên trong. Phần tinh thần mới là chính. Cái vỏ vật chất chỉ là phụ. Dĩ nhiên, bàn tay của Y Sĩ có thể giúp ta giảm bớt đau đớn do bệnh tật, nhưng việc chữa lành cũng phụ thuộc không ít vào các yếu tố tinh thần. Thể xác mà thiếu tinh thần thì không thể sống được. Khi tính thần suy kiệt thì thể xác cũng không thể mạnh khỏe. Tiếc thay, ngày nay con người quá lệ thuộc vào thuốc men và kiến thức Y học, mà quên đi sự mầu nhiệm của đấng tối cao nào cũng sẵn có, và luôn tác động một cách huyền bí, khó giải thích trên khoa học thực nghiệm.
Thật không khó để tìm kiếm những bằng chứng người bệnh đã rơi vào cảnh thập tử nhất sinh khi mà nhà thương đã hoàn toàn bó tay trước lưỡi hái của tử thần. Thế mà bằng những mãnh lực của tâm linh thông qua lời cầu nguyện thật chân thành, sốt sắng, xuất phát từ đáy lòng, cộng với đức tin tuyệt đối hướng trọn đến các Ngài, mà bệnh tình được thuyên giảm. Thậm chí có những vị còn khỏi hẳn như một mầu nhiệm. Lời cầu nguyện thật chân tình hàm chứa một sức mạnh khủng khiếp vang vọng khắp cùng cõi, chúng như là một tha lực lôi kéo các nguồn năng luợng tích cực trong vũ trụ theo một định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Lời cầu chân thành ấy đã mở toang cánh cửa nội tâm để nguồn năng lượng tình thương thẩm thấu vào từng tế bào mà chữa lành cho ta.
Thân xác chúng ta được cấu tạo bằng hàng chục ngàn tỷ những tế bào. Những tế bào này được sắp đặt trong một lập trình tuyệt hảo để nuôi dưỡng sự sống. Chúng tự thay đổi, sinh sản, và loại trừ những tế bào cũ, hư hỏng, hay thiếu điện năng. Mặc dù chúng thu hút chất bổ dưỡng từ môi trường, nhưng cái mãnh lực điều hành chúng lại xuất phát từ tinh thần, hay tâm linh nằm sâu bên trong của chúng. Phật Gíáo cũng cho rằng mỗi sinh vật đều có chứa “Phật tánh”. Trong kinh điển của Thiên Chúa Giáo cũng dạy rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là chính Chúa Kitô, sống trong tôi.” Tại sao con người không chịu chấp nhận các Ngài để được chữa lành? Khi con người không tin tưởng, không chấp nhận các Ngài, đánh mất đi giá trị tâm linh, tức là ta đã vô tình xô đổ cái chương trình tuyệt diệu của tạo hóa để rồi từ đó các nguồn sinh lực siêu nhiên có trong ta mất dần, đặt mầm mống cho bệnh tật có cơ hội phát sinh.
Khi ta “than vãn” tức là ta đang tiếp nhận cái nguồn năng lượng tiêu cực đó. Chính mình là nguyên nhân gây ra căn bệnh mắc phải. Muốn chữa bệnh, ta phải tự thay đổi những tiêu cực bằng những tư tưởng tích cực. Để khắc phục nó, ta phải siêng năng cầu nguyện, chấp nhận Ngài để ân sủng của Ngài luôn tuôn đổ và soi chiếu vào bên trong nội tâm, giúp ta thức tỉnh tri thức, và được ơn chữa lành. Điều quan trọng là chúng ta không nên chối bỏ bệnh tật, nhưng chúng ta cần sống có đức tin. Không phải chờ khi có kết quả rồi mới tin tưởng. Muốn có đức tin, chúng ta phải mở rộng cõi lòng để có thể cảm nhận được các năng lực cao cả của đấng thiêng liêng.
Tiếc thay, con người chỉ lo cho cái thân ăn sao cho thật ngon, mặc thật đẹp, hưởng thụ khoái lạc cho sướng, mà không hề biết lo cho phần tinh thần. Chính chúng ta tự chọn bệnh tật cho mình từ thái độ của chúng ta đã gieo vào cuộc sống. Con người bản tánh vốn tham lam, chỉ biết thâu vào cho chính mình, mà không biết cho ra. Chính điều này đã vô tình thu thập các nguồn năng lượng xấu từ môi trường, cũng như các thói quen thiếu lành mạnh. Các tế bào tích tụ những năng lượng này tạo ra những phát triển bất thường, rồi trương phồng lên thành những cục bướu.
Những việc làm ác sẽ thu hút những năng lượng tiêu cực, bóp nghẹt hệ thống tuần hoàn. Bệnh tật là dịp để chúng ta tự ý thức hành vi của mình đã gieo mầm từ trước, để từ đó con người tự “giác ngộ”, biết quay về với ánh sáng của đấng toàn năng. Qua đó, chúng ta được chữa lành về tinh thần và cũng như thể xác. Đó là một bài học quan trọng mà con người cần phải ý thức và học hỏi.
Tóm lại, chúng ta có thể tạo hạnh phúc hay khổ đau cho chính chúng ta qua tư tưởng. Chỉ cần chúng ta biết mở rộng cõi lòng để đón nhận các Ngài, thì mọi đau khổ đều được chữa lành qua ân sủng của các Ngài. Bạn nên nhớ rằng chỉ có con người chối bỏ các Ngài, chứ các Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chính cái tình thương bao la ấy có một mãnh lực có thể chữa lành mọi vết thương từ tinh thần cho tới thể xác.
II. Hãy sống tích cực
1. Chấp nhận những gì mình đang có và không tự trách
Đây là một cách sống tích cực giúp chúng ta giảm bớt nỗi khổ và niềm đau cho chính mình. Thường khi chúng ta làm một việc gì không đạt được như ý muốn, chúng ta thường có thái độ than thân trách phận, bất mãn tiêu cực, trách móc đời, trách móc người, chì chiết, sống một cách tiêu cực, buông suôi, và tự tử. Họ tự đào cho mình cái hố sâu ngăn cách, và chìm trong nỗi khổ niềm đau. Chẳng hạn như tâm sự của Khuất Nguyên sống không biết thích nghi với hoàn cảnh để rồi làm chuyện thiếu suy nghĩ: “Đời đục cả, một mình ta trong. Đời say cả, một mình ta tỉnh.” Cuối cùng ông trở thành một gã tâm thần, nhẩy sông tự tử mà chết.
Lối sống tiêu cực vô tình đặt mầm mống cho bệnh tật phát sinh trong ta. Ta phải trút bỏ thái độ tiêu cực này đi để có một tinh thần tích cực hơn. Loại bỏ lối sống bất mãn tiêu cực chính là giúp ta có một sức khỏe tốt hơn. Càng đắm chìm trong lối sống tiêu cực bất cần đời thì càng có khuynh hướng tìm rượu giải sầu. Khi đó, ta dễ bị đắm nhiễm và lụy vào nó, dẫn đến hệ quả bào mòn sức khỏe rất nhanh.
Ta chỉ cần biết rằng những gì ta đã đạt được ấy chính là thành quả và những nỗ lực hết mình mà có được. Thay vì chê bai chính mình, ta hãy thay vào đó là tập hài lòng với thành quả mình đạt được, và hô to rằng tôi đã làm hết khả năng của mình, nhưng kết quả chưa được như ý muốn đó không phải vì tôi kém tài, hay kém sức, mà đơn giản chỉ là tôi thiếu một chút may mắn vậy thôi. Khi thiên thời địa lợi và nhân hòa tới, tôi tin tưởng rằng tôi sẽ làm được. Điều này giúp ta có thêm sự phấn chấn mà vươn tới những dự án trong tương lai.
Ngoài ra ta cũng cần tránh thái độ so sánh khập khiễng giữa mình và những người xung quanh. Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh riêng, ai cũng có nỗi khổ riêng vậy thôi. Khi chúng ta để sự “so sánh” ngự trị trong tâm, chúng tạo các phản ứng tiêu cực, tự ti, mặc cảm vì không bằng người. Từ đó, chúng ta có khuynh hướng lẩn tránh, rồi tự mình thu vào vỏ ốc, khóa chặt nội tâm, sống khép kín, etc. Điều này tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực bào mòn tâm trí phấn đấu và huỷ hoại các nguồn năng lượng tích cực, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rất nhiều nhà tỷ phú phải chịu cảnh tán gia bại sản, nhảy lầu tự tử chỉ vì không chịu nổi những cú sốc quá lớn về những biến chuyển kinh tế làm thay đổi hoàn cảnh và xã hội. Nếu bạn cho rằng những người giàu có ấy là những người luôn hạnh phúc, cớ sao họ phải tự tử; trong khi tỷ lệ tự tử ở giai cấp nghèo thấp hơn rất nhiều so với tầng lớp giàu có. Phải chăng vì lòng tham, háo lợi, tánh không biết đủ, mà tạo ra nỗi khổ và niềm đau cho chính họ.
2. Nỗ lực học hỏi và trao dồi kiến thức
Nỗ lực học hỏi cho ta một tinh thần cầu tiến, làm mới bản thân, sống có giá trị đối với gia đình và xã hội. Học hỏi không những cho ta kiến thức, mà còn tăng giá trị bản thân. Điều này cho ta thêm sự tự tin vào chính khả năng của mình. Chính sự tự tin này giúp ta chuyển hóa các nguồn năng lượng tiêu cực thành tích cực. Qua đó, cho ta một tinh thần vui vẻ, phấn khởi, và sống có niềm tin vào cuộc sống nhiều hơn.
Vì nỗ lực phấn đấu tự cường, nên ta có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, cải thiện cuộc sống trong gia đình, bớt đi những khó khăn vật chất. Do đó, nỗi khổ và niềm đau cũng bớt đi phần nào.
Ở một khía cạnh khác, khi ta có đầy đủ kiến thức, ta nhận biết được tác hại của các chất kích thích (i.e thuốc lá, ma tuý, etc) tàn phá sức khỏe, cũng như những hệ luỵ mà nó tạo ra làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của riêng ta và người thân. Nhờ đó, ta sẽ biết cách điều chỉnh tích cực, hoặc ít ra cũng giới hạn nó trong một khuôn khổ có thể chấp nhận được. Chính vì thế làm giảm đi sự hao tổn phước báu mà người thân lo cho ta, đồng thời tạo điều kiện cho các hạt giống tốt nảy nở các mầm sống sinh học.
Một người được trang bị đầy đủ sự hiểu biết thông qua những nỗ lực và phấn đấu tự thân không những cho ta thêm sức mạnh, bản lĩnh, mà còn tạo ra một tinh thần an vui trong một thân thể tráng cường vốn không có chỗ cho bệnh tật phát sinh.
3. Biết thông cảm và chia sẻ
Sống biết thông cảm và chia sẻ những gì mình có với người đang gặp khốn khó, neo đơn, bất hạnh, được xem như là một đời sống nhân đức. Nhân đức đó xuất phát từ tình thương, lòng trắc ẩn và sự thông cảm. Những đóng góp mà ta dành cho đời chỉ là một giọt nước trong biển cả. Tuy số lượng không đáng kể, nhưng tấm lòng của ta tuyệt không hề nhỏ. Mỗi đóng góp của ta dành cho đời đều mang lại một giá trị đích thực. Những gì ta chia sẻ với đời hôm nay vốn không hề mất đi, nó sẽ trở thành những hạt giống tốt sau này. Nó là một quy luật tự nhiên: "Gieo nhân nào thì gặt quả ấy."
Để hạt giống được tốt đẹp hơn, ta phải cho đi trong tinh thần bất cầu lợi, không mong chờ nó tới, cũng chẳng cần người ta phải nghĩ tới mình hay không, bởi lẽ bản chất của tình thương vốn không biên giới, và vô điều kiện. Khi đó các mầm sống tích cực sẽ nảy nở theo một quy trình tự nhiên của tạo hóa.
Thấy một cụ già đang gặp khó khăn khi bước lên xe bus, ta dìu họ lên. Thấy một người đang bị ốm, ta cho họ viên thuốc. Thấy một người đang đau khổ, ta nâng đỡ ủi an. Những việc làm đó tưởng chừng như quá nhỏ bé, nhưng chúng mang lại những giá trị thực tiễn từ cuộc sống, mà động cơ xuất phát từ tình thương. Khi ta phát cái tâm vào một việc hữu ích, tức là ta đang tạo những hạt giống tốt trong ta. Những hạt giống tốt đó sẽ ứng vào chính thân phận của ta theo một chiều hướng tích cực, và chuyển hóa nó một cách tốt đẹp hơn.
4. Sống lạc quan và yêu đời
Chuyện kể rằng một anh tiều phu nọ, ngày ngày đốn củi mang ra chợ bán để kiếm sống. Anh mơ ước có một căn nhà nho nhỏ do chính bàn tay lao động mình kiếm ra. Năm tháng cứ dần trôi, công việc mỗi lúc một thuận lợi. Ngoài tiền chi tiêu hằng ngày, anh còn dành dụm được một số tiền để mua nhà. Thế là giấc mơ của anh thành hiện thực. Anh cũng có được một ngôi nhà nhỏ như ý anh muốn. Anh cảm thấy hài lòng về thành quả của mình bỏ ra sau bao năm làm lụm vất vả.
Bỗng một hôm, trong làng chẳng may bị cháy, anh vội vã chạy về trong sự lo âu cùng cực. Anh chứng kiến cảnh tượng nhà mình đang bị cháy rụi, anh gào lên trong sự đau khổ. Thế là hết! Bao nhiêu mồ hôi công sức đã bỏ ra nay trở thành tro bụi. Mọi người can ngăn không cho anh lao đầu vào đám lửa. Sau khi trận hỏa hoạn đã qua đi, anh lao vào như muốn tìm kiếm một thứ gì. Nhiều người cho rằng anh đang đào bới những hũ vàng chăng? Sau một lúc tìm kiếm, anh vội dơ cao đầu búa và mỉm cười sung sướng, trong khi toàn thân cây búa đều cháy sạch. Thế là ta vẫn còn may vì ít ra còn đầu búa để làm lại từ đầu.
Mọi sự trên đời vốn vô thường, chẳng có thứ gì là tồn tại vĩnh cửu. Một trận sóng thần với cường độ lớn là đủ sức cuốn phăng mọi thứ từ nhà cửa, xe cộ, tất cả mọi thứ đều thành một đống rác. Mọi công lao do hai bàn tay ta tạo ra đều có thể biến đi trong phút chốc, duy chỉ có sự lạc quan và thái độ sống tích cực mới giúp ta được tồn tại lâu dài và vượt qua mọi nghịch cảnh.
Khi ta tập cho mình một lối sống lạc quan, tức là ta chỉ xem sự việc dưới khía cạnh tốt. Mọi than vãn đều không giải quyết được vấn đề. Anh tiều phu trong câu chuyện đã sớm vứt bỏ thái độ “gào thét” bằng sự tìm thấy niềm vui khi phát hiện đầu búa vẫn còn. Mọi hy vọng vào một tương lai tươi sáng vẫn còn đó. Anh đã sớm vẫy tay chào nỗi khổ và niềm đau. Do đó, các cảm giác tiêu cực từ từ tan biến đi, để lại một niềm hy vọng mới. Thái độ lạc quan giúp ta lên tinh thần, tạo sức chịu đựng, và bản lĩnh tốt khi đối diện với các nghịch cảnh.
Trên phương diện sinh học, khi ta giữ được thái độ lạc quan, hàm lượng cortisol sẽ giữ được ở mức quân bình, quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cũng như các tuyến nội tiết được diễn ra trong một trạng thái ổn định. Các vấn đề về tâm sinh lý cũng diễn ra tốt đẹp. Ngoài ra, thái độ lạc quan còn giúp ta làm mạnh hệ thống miễn nhiễm, ngăn ngừa bệnh tật.
5. Sống với tinh thần bao dung và tha thứ
Với lối sống này, giúp ta tránh đi sự xáo trộn của tâm sinh lý làm ảnh hưởng tới các tuyến nội tiết đang hoạt động. Qua đó, hệ miễn nhiễm của cơ thể sẽ được ổn định hơn. Chỉ cần một cử chỉ bực tức, oán giận ai, là ta đang gieo vào mình một mầm bệnh đang phát triển ngấm ngầm trong ta rồi đấy. Khi ta bực tức ai, lòng "sân" tác động trung tâm của não kích hoạt "hypothalamus" nhả ra "corticotropin releasing hormone (CRH)". CRH kích hoạt tuyến yên phía trước (anterior pituitary gland) tạo ra ACTH. Khi đó, ACTH tác động lên "adrenal cortex" sản xuất ra nhiều cortisol. Do đó, các độc tố cũng theo đó được bài tiết ra nhiều hơn, làm suy yếu các tế bào lymphocytes, tạo hậu quả tâm sinh lý mất quân bình từ đó phát sinh mầm bệnh và kéo theo hàng loạt các hệ luỵ khác như: mau già hơn, dễ bị đột quỵ, mau chết non, tăng nguy cơ ung thư, etc. Như vậy việc oán giận một ai đó không làm cho đối phương bị tổn hại mà trái lại tự mình huỷ hoại lấy mình. Bạn nên biết rằng khi ta gieo “nhân tốt” thì các nguồn năng lượng tốt trong vũ trụ cũng sẽ hoàn trả lại cho ta một cơ chế phản hồi tương ứng như thế. Đó là quy luật tự nhiên: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Vậy hà cớ chi ta phải bực tức người để rồi tổn thọ. Bạn thấy không, chỉ cần tập làm chủ lý trí của mình thì tránh được rất nhiều hậu họa rồi vậy. Tập sống hài hòa, mở rộng lòng từ bi, bao dung với mọi người, và mọi vật trong thiên nhiên là trưởng dưỡng các giá trị cao quý để các mầm sống tích cực phát sinh trong ta.
Những thói xấu tiêu cực như: cộc cằn, thô lỗ, chửi bới, nguyền rủa, quát mắng, etc...đều là hậu quả của lòng “sân”. Như vậy mình cần phải trì hoãn phản ứng của nó. Mình phải tâm niệm như sau: một đứa cộc cằn thêm đứa nữa thì hai đứa cộc cũng như nhau. Vì thế ta phải nhịn người. Khi ta nhịn người tức là ta để người đó vượt qua lòng “sân”. Đợi sau khi người đó bình ổn, ta mới giải thích.
Ai nói gì thì mình cứ nghe
Nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều
Buồn chi mà năm bảy bữa
Để cho tâm tư héo sầu
Ta về ta thở thật sâu
Nụ cười thắm mãi trên môi
Nỗi buồn tan biến đi rồi anh ơi!
Tang tình tang tính tình tang.
Khi mình buồn tức là mình tự hại mình, dẫn đến tình trạng tăng sông, tiểu đường, tai biến mạch máu não. Khi ta nở nụ cười với đời, với người, tức là ta giúp ta giảm đi ức chế tâm lý. Qua đó, cơ thể sẽ giảm đi hàm lượng cortisol giúp ta đỡ bị căng thẳng. Như vậy, sự tha thứ và lòng độ lượng sẽ mang lại cho ta một giá trị đích thực về sức khỏe, giúp chúng ta sống an vui, hạnh phúc, và trường thọ hơn.
6. Có bạn đời
Gia đình có thể được xem như một xã hội thu nhỏ lại. Phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng chỉ công nhận chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” là hợp pháp, dẫu biết rằng vẫn còn tồn tại chế độ đa thê ở một số ít nền văn hóa…
Chế độ “một vợ một chồng” được xem là mức chuẩn mực của xã hội. Hôn nhân được xem như là một giao ước giữa hai tâm hồn, hai trái tim, cùng hướng về nhau. Người nam phải rời bỏ gia đình mà kết thân với người nữ, để cả hai cùng nên một trong tình yêu thương của Thiên Chúa, và được xã hội chính thức công nhận về mặt pháp lý.
Trong kinh thánh của Thiên Chúa Giáo, chúng ta nhớ lại câu chuyện trong vườn Eden, Adam không tìm được cho mình một người “trợ tá tương xứng” nào, Thiên Chúa đã làm cho ông chìm vào “giấc ngủ mê”. Sau đó, Thiên Chúa tiến hành một hành động rất nhiệm mầu và ý nghĩa. Khi Ađam thức dậy, ông thấy đã xảy ra một điều rất kỳ diệu. Thiên Chúa dẫn đến trước mặt ông người phụ nữ, “trợ tá tương xứng” của ông, đã được tạo dựng cách huyền nhiệm, và ông ngây ngất la lên: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!”. Đây là sáng kiến của chính Thiên Chúa. Đó là lúc Thiên Chúa sáng tạo nên hôn nhân, và thiết lập nó như một giao ước.
Chính Chúa nói con người ở một mình không tốt. Ngài muốn con người sống thành cộng đoàn hiệp nhất huynh đệ, chứ không như những cá nhân sống biệt lập, như những “ốc đảo” cô lập. Như thế, khi một người nam và một người nữ kết hợp với nhau trong hôn nhân, họ trở thành một hình ảnh của Thiên Chúa rõ rệt hơn, mạnh mẽ hơn. Đức Gioan-Phaolô II dạy rằng “con người trở nên hình ảnh của Thiên Chúa không chủ yếu tại yếu tố đơn độc cho bằng là ở tại sự hiệp thông.” Sự gì Thiên Chúa đã thiết lập, loài người không được phân ly.
Tiếc thay, không phải ai cũng sống đúng với tinh thần “một vợ, một chồng”. Con người tự tay xô đổ giao ước thiêng liêng mà Thiên Chúa đã chúc phúc, họ chỉ biết sống ích kỷ cho chính mình, bỏ mặc sự đau khổ của người kia, để rồi tự do luyến ái với những mối tình không lành mạnh, không được xã hội và luật pháp công nhận. Ấy là họ bỏ sáng theo tối, tự họ chuốc lấy “trái đắng” do chính Nghiệp của mình tạo ra.
Xét về mặt xã hội, chúng ta nhận thấy hiện tượng “chán cơm thèm Phở” đang là mối quan tâm của nhiều gia đình. Hệ luỵ của nó không những gây hại cho bản thân, mà còn gieo đau khổ cho người thân trong gia đình, dù chủ ý hay không cố ý. Các bệnh Giang Mai, Lậu, nhiễm HIV và AIDS lan tràn khắp nơi. Hiện tại vẫn chưa có thuốc trị dứt nọc căn bệnh nhiễm HIV và AIDS. Khi mắc phải căn bệnh thế kỷ thì đồng nghĩa với việc tính mạng bị đe dọa.
Các thông kê cũng cho thấy rằng những cặp vợ chồng nào sống bên nhau trọn đời, thường có tuổi thọ tương đối cao hơn những người sống cô độc. Khi có bạn đời bên cạnh, tức là ta có dịp giải tỏa những ức chế tâm lý, có người để tâm sự, giải tỏa bớt những căng thẳng từ cuộc sống, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Qua đó, chúng ta ít bị trầm cảm hơn. Trong khi những người sống cô độc, nhất là nam giới, thường tìm vui và giải sầu qua những thói quen thiếu lành mạnh như: gái gú, rượu chè be bét, cờ bạc, nghiện ngập ma túy, etc. Những thói quen này bào mòn sức khỏe rất nhanh. Đương nhiên, tuổi thọ cũng sẽ bị rút ngắn.
III. Sống lành mạnh
Để có một sức khỏe lâu dài, con người phải biết sống nhu thuận với thiên nhiên. Loài vật biết cách dưỡng sức bởi vì chúng sống đúng với bản năng tự nhiên vốn có. Trong khi đó con người vốn dùng lý trí để suy xét mọi việc nhưng thay vì làm chủ lấy chính mình, họ đã đánh mất sự kiểm soát ở Tâm, tạo ra hệ quả là hệ thống thần kinh lẫn thể xác đều bị ảnh hưởng. Các áp lực từ đời sống cho đến gia đình đè nặng lên tâm trí. Thậm chí khi ngủ mà đầu óc vẫn còn lảng vảng tính chất công việc, suy nghĩ lung tung. Sự nghỉ ngơi như thế thật sự gần như không có. Thế là chúng ta tự đảo lộn cái lập trình sinh học, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù khoa học thực nghiệm đã có những bước tiến ngoạn mục trong lãnh vực Y Học, nhưng những nguyên tắc căn bản để có một sức khỏe tốt vẫn không thay đổi. Chẳng hạn như ăn uống cho phù hợp, nghỉ ngơi phải đúng giờ, giữ đầu óc thư thái, biết dưỡng sức, và tập thể dục cho đều đặn, etc.
Nghỉ ngơi làm xoa dịu hệ thống thần kinh, gia tăng sức mạnh cho hệ miễn nhiễm, và điều hòa các tuyến nội tiết đang hoạt động trong cơ thể, ngoài ra chúng còn giúp ta sửa lại những rối loạn trong quá trình tái tạo những tế bào mới, trong đó bao gồm cả việc sửa lại những DNA bị hư hại mà gây ra bởi các gốc tự do (free radicals).
Tĩnh tọa giúp ta tập trung ý chí, trong khi điều tức để tẩy uế và khu trục các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, và khí công giúp ta dễ dàng kiểm soát hơi thở, gia tăng sức chịu đựng, dẫn nguồn khí lực vận chuyển khắp châu thân, làm cường kiện các cơ gân và bắp thịt. Bạn nên biết rằng sự hô hấp chậm rãi, kéo dài, và đều đặn còn giúp ta tiết kiệm sinh lực và kéo dài sự sống cho các tế bào.
Khi quan sát loài rùa bạn sẽ thấy rằng metabolism của chúng chậm, thở chậm, di chuyển cũng chậm chạp, không vội vã hấp tấp như các loài khác nên có tuổi thọ lâu hơn. Nếu quan sát một cách khoa học hơn, bạn sẽ thấy rằng chúng không cần phải nạp nhiều năng lượng đòi hỏi cho cơ thể bởi lẽ chúng di chuyển chậm, không phung phí sức lực một cách vô ích. Chính vì nhu cầu của chúng ít, thêm vào đó chúng cũng thuộc loài ăn thảo mộc nên chúng không cần nhiều số lượng “carolies intake” như con người. Khi hoạt động nhiều, cơ thể sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng calories để đáp ứng nhu cầu của cơ thể đang cần. Muốn có nhiều năng lượng nạp vào thì ta phải ăn. Năng lượng từ thực phẩm không nhiều thì ít sẽ có một số lượng by-products được tạo ra gây thương tổn DNA, các thành phần gây hại này được biết với cái tên khoa học là Reactive-Oxygen Species (ROS). ROS làm giảm quá trình metabolism, tạo ra tình trạng mất đi oxygen của tế bào. Như là một hậu quả tất yếu phải xảy ra, các tế bào mất đi khả năng “anti-oxidant”, và phá vỡ sự cân bằng sinh học của tế bào mà vốn dĩ nó phải có. Khi đó, ROS gây thương tổn DNA và quá trình phân chia của các tế bào bằng cách làm mất đi khả năng sửa chữa các nucleotide base bị hư hại, cũng như tạo ra các nucleotide base mất đi khả năng “match” sao cho phù hợp giữa các mã di truyền thể. Khi các tế bào mất đi khả năng sửa chữa, nhiều “error” sẽ được tạo ra trong quá trình tạo những tế bào mới. Do đó, ROS làm biến đổi toàn bộ cơ chế sinh học, dẫn đến tình trạng đột biến (mutation). Ngoài ra, ROS còn làm thương tổn tới tumor suppressor genes, và khuyếch đại cường độ của proto-oncogene (a tumor-inducing agent), đặt nền móng cho các tế bào ung thư phát sinh.
Con người và nhiều loài động vật có vú thường có high metabolic rates hơn so với các loài bò sát. Metabolism rate càng cao chừng nào thì các tế bào càng nhiều nguy cơ bị đột biến và làm hư hại các cơ quan chức năng chừng đó. Những loài bò sát như rùa chẳng hạn, chúng ít bị mẫn cảm đối với sự hư hại của DNA mà gây ra bởi ROS bởi vì chúng sử dụng carolies ít hơn so với con người. Vậy, bí quyết để có một sức khỏe tốt chính là: "giới hạn lượng calories intake để cho cơ thể có thêm thời gian nghỉ ngơi, và ngăn ngừa các gốc tự do (free radicals) gây thương tổn tới DNA, và qua đó tránh được các thành phần protein bị biến dạng."
Ở một khía cạnh khác, chúng ta sẽ thấy rằng một người có đời sống êm đềm, không hối hả tất bật, bao giờ cũng có tuổi thọ tương đối cao hơn người có tính háo động, bộp chộp, thích tranh giành, háo danh, háo lợi, và thích náo nhiệt.
Xét về mặt dinh dưỡng, ăn uống cho ta năng lượng sống, đồng thời cũng là cửa ngõ mang bệnh tật vào người. Ngoài ra, ta cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc căn bản để có một sức khỏe tốt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích:
1. Chọn các thành phần ngũ cốc (i.e oatmeal, cereal, etc), rau quả, trái cây tươi, và các loại hạt (i.e walnut, almond, hazelnut, etc), ăn cá, ăn thịt nạc, dùng dầu olive, etc. Các loại thực phẩm trên giúp ta ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng của tim, cũng như các bệnh về đường tiêu hóa.
2. Giới hạn các chất kích thích (i.e rượu). Đàn ông chỉ nên 2 ly nhỏ rượu vang, đàn bà 1 ly nhỏ rượu vang mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên uống 2 lít nước lọc mỗi ngày giúp ta đào thải các chất độc, thanh lọc máu, giúp chức năng của thận được tốt, cho ta một làn da tươi mát hơn.
3. Bỏ thuốc lá giúp ta ngăn ngừa ung thư và lão hóa. Ai muốn được sống khỏe và trẻ lâu thì phải ghi nhớ điều này.
4. Bớt ăn mặn, tập ăn lạt giúp ta ngăn ngừa cao huyết áp và tai biến mạch máu não.
5. Giảm bớt các chất béo và tinh bột giúp làm chậm lại sự tăng trưởng của ung bướu.
6. Hạn chế thịt đỏ (i.e thịt bò), mỡ động vật, và các chất ngọt nhân tạo (coca cola, soda, etc) giúp ta ngừa các biến chứng của tiểu đường, các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.
7. Nếu bộ máy tiêu hóa không được tốt, thì nên ăn từ từ, nhai cho kỹ, ăn ít một, tránh tầm bổ quá mức mà gây hại cho cơ thể.
8. Tập thể dục đều đặn thường xuyên (i.e đi bộ 30 phút/ngày, vận động cơ bắp, hít thở sâu, chậm rãi và đều đặn, etc) giúp ta giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt, ngừa ung thư, cải thiện trí nhớ, làm mạnh hệ miễn nhiễm, giúp cho xương được tốt, cường kiện cơ bắt, và nhiều lợi ích khác.
9. Tránh thức đêm, và ngủ đúng giờ giúp ta làm chậm lại quá trình bệnh tiểu đường, làm mạnh các chức năng hệ miễn nhiễm.
10. Giữ đầu óc được thanh thản và thoải mái thông qua các phương cách đơn giản như nghe nhạc, đi dạo biển, xem phim hoạt hình, chơi với trẻ con, etc. Với cách sống đó, chúng giúp ta giảm căng thẳng, và giảm nguy cơ heart attack.
11. Kết nối tình thân với gia đình, bạn bè, và xã hội.
12. Đừng sống quá hưởng thụ giúp ta ít bị chết non.
Reference:
1. Darshani Deane: “Wisdom, Bliss, and Common Sense”
2. “Life and Teaching of the Masters of the Far East” by Baird T. Spalding
3. Catholic Bibles & Buddhism
4. World Health Organization
5. Other Sources: The New England Journal of Medicine & Lancet
6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1479806/
Lời nói đầu
World Health Organization đã định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe là một trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, và xã hội; chứ không đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh tật.” Như vậy ta thấy có sự liên hệ giữa sức khỏe với ba phương diện khác. Do đó, một người được xem là khỏe mạnh khi người đó có đủ cả ba tố chất trên. Con người phải tập cho mình một lối sống lành mạnh về thể chất, thông qua các thói quen tốt, phù hợp với khoa học, kết hợp với một tinh thần sống biết yêu thương, tha thứ, biết giúp đỡ lẫn nhau. Qua đó, các hạt giống tốt có cơ hội nảy nở theo một quy trình phát triển tự nhiên.
Bệnh tật là do lối sống tuỳ tiện, không nhu thuận với thiên nhiên, đi ngược với ý muốn của tạo hóa, dẫn tới sự mất quân bình trong cơ thể. Tinh thần và thể xác phải luôn song hành, không thể có một tinh thần minh mẫn trong một thể xác bệnh hoạn. Ai trong chúng ta cũng muốn sống lâu, nhưng lại lơ là với cách sống khỏe. Ai chưa biết cách sống khỏe thì ắt tuổi thọ sẽ bị rút ngắn. Vậy, sống khỏe là nguyên nhân, sống thọ là kết quả.
Có người than rằng giá mà tôi được “đi sớm” một chút thì không phải khổ cho con cháu, chúng cũng đỡ phải lo cho tôi. Thật ra, không phải ai cũng tham sống sợ chết. Điều mà con người lo sợ ấy chính là tình trạng sống dở chết dở, sống một cách èo ọp, phải chịu hành xác, và sống bất tri giác. Chính điều này đã tạo ra nỗi khổ và niềm đau cho chính bản thân và gánh nặng cho gia đình.
Muốn được sống thọ, con người phải biết làm chủ tâm thức, làm chủ các giác quan, và lựa chọn lối sống lành mạnh. Ngoài ra, con người phải tập cái tinh thần yêu chuộng hòa bình, không sát sinh, không gieo nhân ác, tôn trọng các hệ sinh thái, etc. Chưa hết, ta phải mở lòng giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, neo đơn, và bất hạnh. Ấy là ta gieo mầm các nhân đức để nó tăng trưởng các mầm sống tích cực theo một quy trình tự nhiên của Nhân Quả, bên cạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen sống tích cực. Lẽ dĩ nhiên, ta phải làm trong tinh thần thương yêu, và bất cầu lợi mới được.
I. Sống có đức tin
Tôi tin rằng trong vũ trụ có những định luật tự nhiên dưới sự kiểm soát của đấng tạo hoá. Tôi hiểu rằng vũ trụ này tạo ra do tình thương của Thượng Đế, một tình thương thiêng liêng, bao la, vượt xa cái hiểu biết chật hẹp của khoa học thực nghiệm. Cái mãnh lực tình thương ấy đã ảnh hưởng tới chúng ta trên phương diện vật chất như thế nào. Những giá trị tinh thần khi mạnh mẽ, chúng sẽ mang đến những năng lực dồi dào, giúp thể xác có thể tránh được các bệnh tật, hay chữa lành những vết thương vì tư tưởng có thể lôi kéo những mãnh lực trong không gian theo chiều tích cực, cũng như tiêu cực. Ngay khi con người đánh mất niềm tin, tuyệt vọng, chán nản, họ sẽ vô tình thu hút những mãnh lực tiêu cực, và làm cho sự bảo vệ thân xác trở nên yếu dần để từ đó bệnh tật phát sinh.
Khi sống tiêu cực, người ta thường đóng kín phần tâm linh lại. Chỉ biết nghĩ đến mình một cách ích kỷ. Khi trái tim bị bóp nghẹt bằng những nguồn năng lượng tiêu cực, họ càng ngày càng đánh mất niềm tin vào chính mình, và tự huỷ hoại mình một cách đáng thương. Chỉ khi nào con người biết dẹp bỏ cái bản ngã chật hẹp, và tham lam đó, để mở rộng tâm hồn đón nhận ánh sáng của Thượng Đế rót vào, không nghĩ đến mình và cho mình, thì khi đó các nguồn năng lượng tiêu cực đó mới bị đánh tan và khỏi bệnh một cách mầu nhiệm. Tất cả việc chữa bệnh phải bắt đầu từ bên trong. Phần tinh thần mới là chính. Cái vỏ vật chất chỉ là phụ. Dĩ nhiên, bàn tay của Y Sĩ có thể giúp ta giảm bớt đau đớn do bệnh tật, nhưng việc chữa lành cũng phụ thuộc không ít vào các yếu tố tinh thần. Thể xác mà thiếu tinh thần thì không thể sống được. Khi tính thần suy kiệt thì thể xác cũng không thể mạnh khỏe. Tiếc thay, ngày nay con người quá lệ thuộc vào thuốc men và kiến thức Y học, mà quên đi sự mầu nhiệm của đấng tối cao nào cũng sẵn có, và luôn tác động một cách huyền bí, khó giải thích trên khoa học thực nghiệm.
Thật không khó để tìm kiếm những bằng chứng người bệnh đã rơi vào cảnh thập tử nhất sinh khi mà nhà thương đã hoàn toàn bó tay trước lưỡi hái của tử thần. Thế mà bằng những mãnh lực của tâm linh thông qua lời cầu nguyện thật chân thành, sốt sắng, xuất phát từ đáy lòng, cộng với đức tin tuyệt đối hướng trọn đến các Ngài, mà bệnh tình được thuyên giảm. Thậm chí có những vị còn khỏi hẳn như một mầu nhiệm. Lời cầu nguyện thật chân tình hàm chứa một sức mạnh khủng khiếp vang vọng khắp cùng cõi, chúng như là một tha lực lôi kéo các nguồn năng luợng tích cực trong vũ trụ theo một định luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Lời cầu chân thành ấy đã mở toang cánh cửa nội tâm để nguồn năng lượng tình thương thẩm thấu vào từng tế bào mà chữa lành cho ta.
Thân xác chúng ta được cấu tạo bằng hàng chục ngàn tỷ những tế bào. Những tế bào này được sắp đặt trong một lập trình tuyệt hảo để nuôi dưỡng sự sống. Chúng tự thay đổi, sinh sản, và loại trừ những tế bào cũ, hư hỏng, hay thiếu điện năng. Mặc dù chúng thu hút chất bổ dưỡng từ môi trường, nhưng cái mãnh lực điều hành chúng lại xuất phát từ tinh thần, hay tâm linh nằm sâu bên trong của chúng. Phật Gíáo cũng cho rằng mỗi sinh vật đều có chứa “Phật tánh”. Trong kinh điển của Thiên Chúa Giáo cũng dạy rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là chính Chúa Kitô, sống trong tôi.” Tại sao con người không chịu chấp nhận các Ngài để được chữa lành? Khi con người không tin tưởng, không chấp nhận các Ngài, đánh mất đi giá trị tâm linh, tức là ta đã vô tình xô đổ cái chương trình tuyệt diệu của tạo hóa để rồi từ đó các nguồn sinh lực siêu nhiên có trong ta mất dần, đặt mầm mống cho bệnh tật có cơ hội phát sinh.
Khi ta “than vãn” tức là ta đang tiếp nhận cái nguồn năng lượng tiêu cực đó. Chính mình là nguyên nhân gây ra căn bệnh mắc phải. Muốn chữa bệnh, ta phải tự thay đổi những tiêu cực bằng những tư tưởng tích cực. Để khắc phục nó, ta phải siêng năng cầu nguyện, chấp nhận Ngài để ân sủng của Ngài luôn tuôn đổ và soi chiếu vào bên trong nội tâm, giúp ta thức tỉnh tri thức, và được ơn chữa lành. Điều quan trọng là chúng ta không nên chối bỏ bệnh tật, nhưng chúng ta cần sống có đức tin. Không phải chờ khi có kết quả rồi mới tin tưởng. Muốn có đức tin, chúng ta phải mở rộng cõi lòng để có thể cảm nhận được các năng lực cao cả của đấng thiêng liêng.
Tiếc thay, con người chỉ lo cho cái thân ăn sao cho thật ngon, mặc thật đẹp, hưởng thụ khoái lạc cho sướng, mà không hề biết lo cho phần tinh thần. Chính chúng ta tự chọn bệnh tật cho mình từ thái độ của chúng ta đã gieo vào cuộc sống. Con người bản tánh vốn tham lam, chỉ biết thâu vào cho chính mình, mà không biết cho ra. Chính điều này đã vô tình thu thập các nguồn năng lượng xấu từ môi trường, cũng như các thói quen thiếu lành mạnh. Các tế bào tích tụ những năng lượng này tạo ra những phát triển bất thường, rồi trương phồng lên thành những cục bướu.
Những việc làm ác sẽ thu hút những năng lượng tiêu cực, bóp nghẹt hệ thống tuần hoàn. Bệnh tật là dịp để chúng ta tự ý thức hành vi của mình đã gieo mầm từ trước, để từ đó con người tự “giác ngộ”, biết quay về với ánh sáng của đấng toàn năng. Qua đó, chúng ta được chữa lành về tinh thần và cũng như thể xác. Đó là một bài học quan trọng mà con người cần phải ý thức và học hỏi.
Tóm lại, chúng ta có thể tạo hạnh phúc hay khổ đau cho chính chúng ta qua tư tưởng. Chỉ cần chúng ta biết mở rộng cõi lòng để đón nhận các Ngài, thì mọi đau khổ đều được chữa lành qua ân sủng của các Ngài. Bạn nên nhớ rằng chỉ có con người chối bỏ các Ngài, chứ các Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Chính cái tình thương bao la ấy có một mãnh lực có thể chữa lành mọi vết thương từ tinh thần cho tới thể xác.
II. Hãy sống tích cực
1. Chấp nhận những gì mình đang có và không tự trách
Đây là một cách sống tích cực giúp chúng ta giảm bớt nỗi khổ và niềm đau cho chính mình. Thường khi chúng ta làm một việc gì không đạt được như ý muốn, chúng ta thường có thái độ than thân trách phận, bất mãn tiêu cực, trách móc đời, trách móc người, chì chiết, sống một cách tiêu cực, buông suôi, và tự tử. Họ tự đào cho mình cái hố sâu ngăn cách, và chìm trong nỗi khổ niềm đau. Chẳng hạn như tâm sự của Khuất Nguyên sống không biết thích nghi với hoàn cảnh để rồi làm chuyện thiếu suy nghĩ: “Đời đục cả, một mình ta trong. Đời say cả, một mình ta tỉnh.” Cuối cùng ông trở thành một gã tâm thần, nhẩy sông tự tử mà chết.
Lối sống tiêu cực vô tình đặt mầm mống cho bệnh tật phát sinh trong ta. Ta phải trút bỏ thái độ tiêu cực này đi để có một tinh thần tích cực hơn. Loại bỏ lối sống bất mãn tiêu cực chính là giúp ta có một sức khỏe tốt hơn. Càng đắm chìm trong lối sống tiêu cực bất cần đời thì càng có khuynh hướng tìm rượu giải sầu. Khi đó, ta dễ bị đắm nhiễm và lụy vào nó, dẫn đến hệ quả bào mòn sức khỏe rất nhanh.
Ta chỉ cần biết rằng những gì ta đã đạt được ấy chính là thành quả và những nỗ lực hết mình mà có được. Thay vì chê bai chính mình, ta hãy thay vào đó là tập hài lòng với thành quả mình đạt được, và hô to rằng tôi đã làm hết khả năng của mình, nhưng kết quả chưa được như ý muốn đó không phải vì tôi kém tài, hay kém sức, mà đơn giản chỉ là tôi thiếu một chút may mắn vậy thôi. Khi thiên thời địa lợi và nhân hòa tới, tôi tin tưởng rằng tôi sẽ làm được. Điều này giúp ta có thêm sự phấn chấn mà vươn tới những dự án trong tương lai.
Ngoài ra ta cũng cần tránh thái độ so sánh khập khiễng giữa mình và những người xung quanh. Mỗi gia đình đều có hoàn cảnh riêng, ai cũng có nỗi khổ riêng vậy thôi. Khi chúng ta để sự “so sánh” ngự trị trong tâm, chúng tạo các phản ứng tiêu cực, tự ti, mặc cảm vì không bằng người. Từ đó, chúng ta có khuynh hướng lẩn tránh, rồi tự mình thu vào vỏ ốc, khóa chặt nội tâm, sống khép kín, etc. Điều này tạo ra nguồn năng lượng tiêu cực bào mòn tâm trí phấn đấu và huỷ hoại các nguồn năng lượng tích cực, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rất nhiều nhà tỷ phú phải chịu cảnh tán gia bại sản, nhảy lầu tự tử chỉ vì không chịu nổi những cú sốc quá lớn về những biến chuyển kinh tế làm thay đổi hoàn cảnh và xã hội. Nếu bạn cho rằng những người giàu có ấy là những người luôn hạnh phúc, cớ sao họ phải tự tử; trong khi tỷ lệ tự tử ở giai cấp nghèo thấp hơn rất nhiều so với tầng lớp giàu có. Phải chăng vì lòng tham, háo lợi, tánh không biết đủ, mà tạo ra nỗi khổ và niềm đau cho chính họ.
2. Nỗ lực học hỏi và trao dồi kiến thức
Nỗ lực học hỏi cho ta một tinh thần cầu tiến, làm mới bản thân, sống có giá trị đối với gia đình và xã hội. Học hỏi không những cho ta kiến thức, mà còn tăng giá trị bản thân. Điều này cho ta thêm sự tự tin vào chính khả năng của mình. Chính sự tự tin này giúp ta chuyển hóa các nguồn năng lượng tiêu cực thành tích cực. Qua đó, cho ta một tinh thần vui vẻ, phấn khởi, và sống có niềm tin vào cuộc sống nhiều hơn.
Vì nỗ lực phấn đấu tự cường, nên ta có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, cải thiện cuộc sống trong gia đình, bớt đi những khó khăn vật chất. Do đó, nỗi khổ và niềm đau cũng bớt đi phần nào.
Ở một khía cạnh khác, khi ta có đầy đủ kiến thức, ta nhận biết được tác hại của các chất kích thích (i.e thuốc lá, ma tuý, etc) tàn phá sức khỏe, cũng như những hệ luỵ mà nó tạo ra làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của riêng ta và người thân. Nhờ đó, ta sẽ biết cách điều chỉnh tích cực, hoặc ít ra cũng giới hạn nó trong một khuôn khổ có thể chấp nhận được. Chính vì thế làm giảm đi sự hao tổn phước báu mà người thân lo cho ta, đồng thời tạo điều kiện cho các hạt giống tốt nảy nở các mầm sống sinh học.
Một người được trang bị đầy đủ sự hiểu biết thông qua những nỗ lực và phấn đấu tự thân không những cho ta thêm sức mạnh, bản lĩnh, mà còn tạo ra một tinh thần an vui trong một thân thể tráng cường vốn không có chỗ cho bệnh tật phát sinh.
3. Biết thông cảm và chia sẻ
Sống biết thông cảm và chia sẻ những gì mình có với người đang gặp khốn khó, neo đơn, bất hạnh, được xem như là một đời sống nhân đức. Nhân đức đó xuất phát từ tình thương, lòng trắc ẩn và sự thông cảm. Những đóng góp mà ta dành cho đời chỉ là một giọt nước trong biển cả. Tuy số lượng không đáng kể, nhưng tấm lòng của ta tuyệt không hề nhỏ. Mỗi đóng góp của ta dành cho đời đều mang lại một giá trị đích thực. Những gì ta chia sẻ với đời hôm nay vốn không hề mất đi, nó sẽ trở thành những hạt giống tốt sau này. Nó là một quy luật tự nhiên: "Gieo nhân nào thì gặt quả ấy."
Để hạt giống được tốt đẹp hơn, ta phải cho đi trong tinh thần bất cầu lợi, không mong chờ nó tới, cũng chẳng cần người ta phải nghĩ tới mình hay không, bởi lẽ bản chất của tình thương vốn không biên giới, và vô điều kiện. Khi đó các mầm sống tích cực sẽ nảy nở theo một quy trình tự nhiên của tạo hóa.
Thấy một cụ già đang gặp khó khăn khi bước lên xe bus, ta dìu họ lên. Thấy một người đang bị ốm, ta cho họ viên thuốc. Thấy một người đang đau khổ, ta nâng đỡ ủi an. Những việc làm đó tưởng chừng như quá nhỏ bé, nhưng chúng mang lại những giá trị thực tiễn từ cuộc sống, mà động cơ xuất phát từ tình thương. Khi ta phát cái tâm vào một việc hữu ích, tức là ta đang tạo những hạt giống tốt trong ta. Những hạt giống tốt đó sẽ ứng vào chính thân phận của ta theo một chiều hướng tích cực, và chuyển hóa nó một cách tốt đẹp hơn.
4. Sống lạc quan và yêu đời
Chuyện kể rằng một anh tiều phu nọ, ngày ngày đốn củi mang ra chợ bán để kiếm sống. Anh mơ ước có một căn nhà nho nhỏ do chính bàn tay lao động mình kiếm ra. Năm tháng cứ dần trôi, công việc mỗi lúc một thuận lợi. Ngoài tiền chi tiêu hằng ngày, anh còn dành dụm được một số tiền để mua nhà. Thế là giấc mơ của anh thành hiện thực. Anh cũng có được một ngôi nhà nhỏ như ý anh muốn. Anh cảm thấy hài lòng về thành quả của mình bỏ ra sau bao năm làm lụm vất vả.
Bỗng một hôm, trong làng chẳng may bị cháy, anh vội vã chạy về trong sự lo âu cùng cực. Anh chứng kiến cảnh tượng nhà mình đang bị cháy rụi, anh gào lên trong sự đau khổ. Thế là hết! Bao nhiêu mồ hôi công sức đã bỏ ra nay trở thành tro bụi. Mọi người can ngăn không cho anh lao đầu vào đám lửa. Sau khi trận hỏa hoạn đã qua đi, anh lao vào như muốn tìm kiếm một thứ gì. Nhiều người cho rằng anh đang đào bới những hũ vàng chăng? Sau một lúc tìm kiếm, anh vội dơ cao đầu búa và mỉm cười sung sướng, trong khi toàn thân cây búa đều cháy sạch. Thế là ta vẫn còn may vì ít ra còn đầu búa để làm lại từ đầu.
Mọi sự trên đời vốn vô thường, chẳng có thứ gì là tồn tại vĩnh cửu. Một trận sóng thần với cường độ lớn là đủ sức cuốn phăng mọi thứ từ nhà cửa, xe cộ, tất cả mọi thứ đều thành một đống rác. Mọi công lao do hai bàn tay ta tạo ra đều có thể biến đi trong phút chốc, duy chỉ có sự lạc quan và thái độ sống tích cực mới giúp ta được tồn tại lâu dài và vượt qua mọi nghịch cảnh.
Khi ta tập cho mình một lối sống lạc quan, tức là ta chỉ xem sự việc dưới khía cạnh tốt. Mọi than vãn đều không giải quyết được vấn đề. Anh tiều phu trong câu chuyện đã sớm vứt bỏ thái độ “gào thét” bằng sự tìm thấy niềm vui khi phát hiện đầu búa vẫn còn. Mọi hy vọng vào một tương lai tươi sáng vẫn còn đó. Anh đã sớm vẫy tay chào nỗi khổ và niềm đau. Do đó, các cảm giác tiêu cực từ từ tan biến đi, để lại một niềm hy vọng mới. Thái độ lạc quan giúp ta lên tinh thần, tạo sức chịu đựng, và bản lĩnh tốt khi đối diện với các nghịch cảnh.
Trên phương diện sinh học, khi ta giữ được thái độ lạc quan, hàm lượng cortisol sẽ giữ được ở mức quân bình, quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cũng như các tuyến nội tiết được diễn ra trong một trạng thái ổn định. Các vấn đề về tâm sinh lý cũng diễn ra tốt đẹp. Ngoài ra, thái độ lạc quan còn giúp ta làm mạnh hệ thống miễn nhiễm, ngăn ngừa bệnh tật.
5. Sống với tinh thần bao dung và tha thứ
Với lối sống này, giúp ta tránh đi sự xáo trộn của tâm sinh lý làm ảnh hưởng tới các tuyến nội tiết đang hoạt động. Qua đó, hệ miễn nhiễm của cơ thể sẽ được ổn định hơn. Chỉ cần một cử chỉ bực tức, oán giận ai, là ta đang gieo vào mình một mầm bệnh đang phát triển ngấm ngầm trong ta rồi đấy. Khi ta bực tức ai, lòng "sân" tác động trung tâm của não kích hoạt "hypothalamus" nhả ra "corticotropin releasing hormone (CRH)". CRH kích hoạt tuyến yên phía trước (anterior pituitary gland) tạo ra ACTH. Khi đó, ACTH tác động lên "adrenal cortex" sản xuất ra nhiều cortisol. Do đó, các độc tố cũng theo đó được bài tiết ra nhiều hơn, làm suy yếu các tế bào lymphocytes, tạo hậu quả tâm sinh lý mất quân bình từ đó phát sinh mầm bệnh và kéo theo hàng loạt các hệ luỵ khác như: mau già hơn, dễ bị đột quỵ, mau chết non, tăng nguy cơ ung thư, etc. Như vậy việc oán giận một ai đó không làm cho đối phương bị tổn hại mà trái lại tự mình huỷ hoại lấy mình. Bạn nên biết rằng khi ta gieo “nhân tốt” thì các nguồn năng lượng tốt trong vũ trụ cũng sẽ hoàn trả lại cho ta một cơ chế phản hồi tương ứng như thế. Đó là quy luật tự nhiên: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Vậy hà cớ chi ta phải bực tức người để rồi tổn thọ. Bạn thấy không, chỉ cần tập làm chủ lý trí của mình thì tránh được rất nhiều hậu họa rồi vậy. Tập sống hài hòa, mở rộng lòng từ bi, bao dung với mọi người, và mọi vật trong thiên nhiên là trưởng dưỡng các giá trị cao quý để các mầm sống tích cực phát sinh trong ta.
Những thói xấu tiêu cực như: cộc cằn, thô lỗ, chửi bới, nguyền rủa, quát mắng, etc...đều là hậu quả của lòng “sân”. Như vậy mình cần phải trì hoãn phản ứng của nó. Mình phải tâm niệm như sau: một đứa cộc cằn thêm đứa nữa thì hai đứa cộc cũng như nhau. Vì thế ta phải nhịn người. Khi ta nhịn người tức là ta để người đó vượt qua lòng “sân”. Đợi sau khi người đó bình ổn, ta mới giải thích.
Ai nói gì thì mình cứ nghe
Nghe sâu, hiểu thấu, thương nhiều
Buồn chi mà năm bảy bữa
Để cho tâm tư héo sầu
Ta về ta thở thật sâu
Nụ cười thắm mãi trên môi
Nỗi buồn tan biến đi rồi anh ơi!
Tang tình tang tính tình tang.
Khi mình buồn tức là mình tự hại mình, dẫn đến tình trạng tăng sông, tiểu đường, tai biến mạch máu não. Khi ta nở nụ cười với đời, với người, tức là ta giúp ta giảm đi ức chế tâm lý. Qua đó, cơ thể sẽ giảm đi hàm lượng cortisol giúp ta đỡ bị căng thẳng. Như vậy, sự tha thứ và lòng độ lượng sẽ mang lại cho ta một giá trị đích thực về sức khỏe, giúp chúng ta sống an vui, hạnh phúc, và trường thọ hơn.
6. Có bạn đời
Gia đình có thể được xem như một xã hội thu nhỏ lại. Phần lớn các quốc gia trên thế giới cũng chỉ công nhận chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” là hợp pháp, dẫu biết rằng vẫn còn tồn tại chế độ đa thê ở một số ít nền văn hóa…
Chế độ “một vợ một chồng” được xem là mức chuẩn mực của xã hội. Hôn nhân được xem như là một giao ước giữa hai tâm hồn, hai trái tim, cùng hướng về nhau. Người nam phải rời bỏ gia đình mà kết thân với người nữ, để cả hai cùng nên một trong tình yêu thương của Thiên Chúa, và được xã hội chính thức công nhận về mặt pháp lý.
Trong kinh thánh của Thiên Chúa Giáo, chúng ta nhớ lại câu chuyện trong vườn Eden, Adam không tìm được cho mình một người “trợ tá tương xứng” nào, Thiên Chúa đã làm cho ông chìm vào “giấc ngủ mê”. Sau đó, Thiên Chúa tiến hành một hành động rất nhiệm mầu và ý nghĩa. Khi Ađam thức dậy, ông thấy đã xảy ra một điều rất kỳ diệu. Thiên Chúa dẫn đến trước mặt ông người phụ nữ, “trợ tá tương xứng” của ông, đã được tạo dựng cách huyền nhiệm, và ông ngây ngất la lên: “Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!”. Đây là sáng kiến của chính Thiên Chúa. Đó là lúc Thiên Chúa sáng tạo nên hôn nhân, và thiết lập nó như một giao ước.
Chính Chúa nói con người ở một mình không tốt. Ngài muốn con người sống thành cộng đoàn hiệp nhất huynh đệ, chứ không như những cá nhân sống biệt lập, như những “ốc đảo” cô lập. Như thế, khi một người nam và một người nữ kết hợp với nhau trong hôn nhân, họ trở thành một hình ảnh của Thiên Chúa rõ rệt hơn, mạnh mẽ hơn. Đức Gioan-Phaolô II dạy rằng “con người trở nên hình ảnh của Thiên Chúa không chủ yếu tại yếu tố đơn độc cho bằng là ở tại sự hiệp thông.” Sự gì Thiên Chúa đã thiết lập, loài người không được phân ly.
Tiếc thay, không phải ai cũng sống đúng với tinh thần “một vợ, một chồng”. Con người tự tay xô đổ giao ước thiêng liêng mà Thiên Chúa đã chúc phúc, họ chỉ biết sống ích kỷ cho chính mình, bỏ mặc sự đau khổ của người kia, để rồi tự do luyến ái với những mối tình không lành mạnh, không được xã hội và luật pháp công nhận. Ấy là họ bỏ sáng theo tối, tự họ chuốc lấy “trái đắng” do chính Nghiệp của mình tạo ra.
Xét về mặt xã hội, chúng ta nhận thấy hiện tượng “chán cơm thèm Phở” đang là mối quan tâm của nhiều gia đình. Hệ luỵ của nó không những gây hại cho bản thân, mà còn gieo đau khổ cho người thân trong gia đình, dù chủ ý hay không cố ý. Các bệnh Giang Mai, Lậu, nhiễm HIV và AIDS lan tràn khắp nơi. Hiện tại vẫn chưa có thuốc trị dứt nọc căn bệnh nhiễm HIV và AIDS. Khi mắc phải căn bệnh thế kỷ thì đồng nghĩa với việc tính mạng bị đe dọa.
Các thông kê cũng cho thấy rằng những cặp vợ chồng nào sống bên nhau trọn đời, thường có tuổi thọ tương đối cao hơn những người sống cô độc. Khi có bạn đời bên cạnh, tức là ta có dịp giải tỏa những ức chế tâm lý, có người để tâm sự, giải tỏa bớt những căng thẳng từ cuộc sống, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Qua đó, chúng ta ít bị trầm cảm hơn. Trong khi những người sống cô độc, nhất là nam giới, thường tìm vui và giải sầu qua những thói quen thiếu lành mạnh như: gái gú, rượu chè be bét, cờ bạc, nghiện ngập ma túy, etc. Những thói quen này bào mòn sức khỏe rất nhanh. Đương nhiên, tuổi thọ cũng sẽ bị rút ngắn.
III. Sống lành mạnh
Để có một sức khỏe lâu dài, con người phải biết sống nhu thuận với thiên nhiên. Loài vật biết cách dưỡng sức bởi vì chúng sống đúng với bản năng tự nhiên vốn có. Trong khi đó con người vốn dùng lý trí để suy xét mọi việc nhưng thay vì làm chủ lấy chính mình, họ đã đánh mất sự kiểm soát ở Tâm, tạo ra hệ quả là hệ thống thần kinh lẫn thể xác đều bị ảnh hưởng. Các áp lực từ đời sống cho đến gia đình đè nặng lên tâm trí. Thậm chí khi ngủ mà đầu óc vẫn còn lảng vảng tính chất công việc, suy nghĩ lung tung. Sự nghỉ ngơi như thế thật sự gần như không có. Thế là chúng ta tự đảo lộn cái lập trình sinh học, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù khoa học thực nghiệm đã có những bước tiến ngoạn mục trong lãnh vực Y Học, nhưng những nguyên tắc căn bản để có một sức khỏe tốt vẫn không thay đổi. Chẳng hạn như ăn uống cho phù hợp, nghỉ ngơi phải đúng giờ, giữ đầu óc thư thái, biết dưỡng sức, và tập thể dục cho đều đặn, etc.
Nghỉ ngơi làm xoa dịu hệ thống thần kinh, gia tăng sức mạnh cho hệ miễn nhiễm, và điều hòa các tuyến nội tiết đang hoạt động trong cơ thể, ngoài ra chúng còn giúp ta sửa lại những rối loạn trong quá trình tái tạo những tế bào mới, trong đó bao gồm cả việc sửa lại những DNA bị hư hại mà gây ra bởi các gốc tự do (free radicals).
Tĩnh tọa giúp ta tập trung ý chí, trong khi điều tức để tẩy uế và khu trục các chất cặn bã ra ngoài cơ thể, và khí công giúp ta dễ dàng kiểm soát hơi thở, gia tăng sức chịu đựng, dẫn nguồn khí lực vận chuyển khắp châu thân, làm cường kiện các cơ gân và bắp thịt. Bạn nên biết rằng sự hô hấp chậm rãi, kéo dài, và đều đặn còn giúp ta tiết kiệm sinh lực và kéo dài sự sống cho các tế bào.
Khi quan sát loài rùa bạn sẽ thấy rằng metabolism của chúng chậm, thở chậm, di chuyển cũng chậm chạp, không vội vã hấp tấp như các loài khác nên có tuổi thọ lâu hơn. Nếu quan sát một cách khoa học hơn, bạn sẽ thấy rằng chúng không cần phải nạp nhiều năng lượng đòi hỏi cho cơ thể bởi lẽ chúng di chuyển chậm, không phung phí sức lực một cách vô ích. Chính vì nhu cầu của chúng ít, thêm vào đó chúng cũng thuộc loài ăn thảo mộc nên chúng không cần nhiều số lượng “carolies intake” như con người. Khi hoạt động nhiều, cơ thể sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng calories để đáp ứng nhu cầu của cơ thể đang cần. Muốn có nhiều năng lượng nạp vào thì ta phải ăn. Năng lượng từ thực phẩm không nhiều thì ít sẽ có một số lượng by-products được tạo ra gây thương tổn DNA, các thành phần gây hại này được biết với cái tên khoa học là Reactive-Oxygen Species (ROS). ROS làm giảm quá trình metabolism, tạo ra tình trạng mất đi oxygen của tế bào. Như là một hậu quả tất yếu phải xảy ra, các tế bào mất đi khả năng “anti-oxidant”, và phá vỡ sự cân bằng sinh học của tế bào mà vốn dĩ nó phải có. Khi đó, ROS gây thương tổn DNA và quá trình phân chia của các tế bào bằng cách làm mất đi khả năng sửa chữa các nucleotide base bị hư hại, cũng như tạo ra các nucleotide base mất đi khả năng “match” sao cho phù hợp giữa các mã di truyền thể. Khi các tế bào mất đi khả năng sửa chữa, nhiều “error” sẽ được tạo ra trong quá trình tạo những tế bào mới. Do đó, ROS làm biến đổi toàn bộ cơ chế sinh học, dẫn đến tình trạng đột biến (mutation). Ngoài ra, ROS còn làm thương tổn tới tumor suppressor genes, và khuyếch đại cường độ của proto-oncogene (a tumor-inducing agent), đặt nền móng cho các tế bào ung thư phát sinh.
Con người và nhiều loài động vật có vú thường có high metabolic rates hơn so với các loài bò sát. Metabolism rate càng cao chừng nào thì các tế bào càng nhiều nguy cơ bị đột biến và làm hư hại các cơ quan chức năng chừng đó. Những loài bò sát như rùa chẳng hạn, chúng ít bị mẫn cảm đối với sự hư hại của DNA mà gây ra bởi ROS bởi vì chúng sử dụng carolies ít hơn so với con người. Vậy, bí quyết để có một sức khỏe tốt chính là: "giới hạn lượng calories intake để cho cơ thể có thêm thời gian nghỉ ngơi, và ngăn ngừa các gốc tự do (free radicals) gây thương tổn tới DNA, và qua đó tránh được các thành phần protein bị biến dạng."
Ở một khía cạnh khác, chúng ta sẽ thấy rằng một người có đời sống êm đềm, không hối hả tất bật, bao giờ cũng có tuổi thọ tương đối cao hơn người có tính háo động, bộp chộp, thích tranh giành, háo danh, háo lợi, và thích náo nhiệt.
Xét về mặt dinh dưỡng, ăn uống cho ta năng lượng sống, đồng thời cũng là cửa ngõ mang bệnh tật vào người. Ngoài ra, ta cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc căn bản để có một sức khỏe tốt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích:
1. Chọn các thành phần ngũ cốc (i.e oatmeal, cereal, etc), rau quả, trái cây tươi, và các loại hạt (i.e walnut, almond, hazelnut, etc), ăn cá, ăn thịt nạc, dùng dầu olive, etc. Các loại thực phẩm trên giúp ta ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng của tim, cũng như các bệnh về đường tiêu hóa.
2. Giới hạn các chất kích thích (i.e rượu). Đàn ông chỉ nên 2 ly nhỏ rượu vang, đàn bà 1 ly nhỏ rượu vang mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên uống 2 lít nước lọc mỗi ngày giúp ta đào thải các chất độc, thanh lọc máu, giúp chức năng của thận được tốt, cho ta một làn da tươi mát hơn.
3. Bỏ thuốc lá giúp ta ngăn ngừa ung thư và lão hóa. Ai muốn được sống khỏe và trẻ lâu thì phải ghi nhớ điều này.
4. Bớt ăn mặn, tập ăn lạt giúp ta ngăn ngừa cao huyết áp và tai biến mạch máu não.
5. Giảm bớt các chất béo và tinh bột giúp làm chậm lại sự tăng trưởng của ung bướu.
6. Hạn chế thịt đỏ (i.e thịt bò), mỡ động vật, và các chất ngọt nhân tạo (coca cola, soda, etc) giúp ta ngừa các biến chứng của tiểu đường, các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não.
7. Nếu bộ máy tiêu hóa không được tốt, thì nên ăn từ từ, nhai cho kỹ, ăn ít một, tránh tầm bổ quá mức mà gây hại cho cơ thể.
8. Tập thể dục đều đặn thường xuyên (i.e đi bộ 30 phút/ngày, vận động cơ bắp, hít thở sâu, chậm rãi và đều đặn, etc) giúp ta giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt, ngừa ung thư, cải thiện trí nhớ, làm mạnh hệ miễn nhiễm, giúp cho xương được tốt, cường kiện cơ bắt, và nhiều lợi ích khác.
9. Tránh thức đêm, và ngủ đúng giờ giúp ta làm chậm lại quá trình bệnh tiểu đường, làm mạnh các chức năng hệ miễn nhiễm.
10. Giữ đầu óc được thanh thản và thoải mái thông qua các phương cách đơn giản như nghe nhạc, đi dạo biển, xem phim hoạt hình, chơi với trẻ con, etc. Với cách sống đó, chúng giúp ta giảm căng thẳng, và giảm nguy cơ heart attack.
11. Kết nối tình thân với gia đình, bạn bè, và xã hội.
12. Đừng sống quá hưởng thụ giúp ta ít bị chết non.
Reference:
1. Darshani Deane: “Wisdom, Bliss, and Common Sense”
2. “Life and Teaching of the Masters of the Far East” by Baird T. Spalding
3. Catholic Bibles & Buddhism
4. World Health Organization
5. Other Sources: The New England Journal of Medicine & Lancet
6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1479806/