Alent_Tab
25-08-2014, 03:31 PM
cụ Mạc Đĩnh Chi như chúng ta từng biết là bậc tài cao học rộng tinh thông cầm kỳ thi họa- cụ sống vào thế kỷ 13 cờ tường lúc ấy chưa có những cuốn sách tiêu biểu như mai hoa phổ, quất trung bí - tuy là tự tiềm tự mà cụ thành tài môn này- một lần khi ngoài 60 tuổi cụ đi sứ nhà Nguyên - ngoài thời gian làm việc đồi đáp với các vua quan nhà nguyên và xướng họa thơ phú với sứ thần Hàn Quốc cụ rất thích cưỡi ngựa dạo phố- một lần đi qua một con phố đông đúc thấy một nhà có bảng trước ngõ ghi là - Trạng cờ xứ Hoa - là người thông minh tuyệt đỉnh lại am hiểu môn này cụ vào nhà giả vờ là khách độ đường xin hớp nước chè để uống- rồi hỏi han gia cảnh chủ nhà sau mới nói chiện sang kỹ thuật cờ.
hai người nói chuyện rất tâm đắc - Ông chủ nhà vốn là Tiến sĩ nhà Tống bên Trung Quốc khi nhà Tống bại vong nhà Nguyên lên thay ông ta không ra làm quan chỉ ngồi nhà thơ phú - chơi các môn Kỳ hoa vọng tuyết giết thời gian làm vui- gặp cụ Đĩnh Chi là người am hiểu nhiều lĩnh vực nên hai người rất tâm đắc với nhau - như đôi bạn thân ngàn năm mới gặp nhau vậy.
cụ Đình Chi đề nghị đánh một ván cờ biết Mạc Đĩnh Chi muốn thử tài mình, người Tầu nọ bèn đem bàn cờ và bộ quân bằng sừng ra tiếp. nhưng cụ Mạc lắc đầu và nói xin đem bộ quân bằng ngà ra để chơi mới được. Trạng cờ Trung Hoa nói :
- Bộ quân bằng ngà chỉ để tiếp vua mà thôi. Ngoài ra cũng chỉ tiếp những người hơn cờ ta thôi. Nếu mang ra đánh, ngài thua cờ tôi thì sao ? Mạc Đĩnh Chi bèn nói :
- Nếu tôi thua thì xin gửi lại ngài cái đầu, còn nếu tôi thắng thì chỉ xin ngài các bảng treo chữ Trạng cờ và bộ quân băng ngà này.
Hai người chơi ván cờ đã đến ba ngày vẫn chưa phân thắng bại. Đến gần tối ngày thứ ba, thấy nước cờ của mình đã núng thế, Mạc Đĩnh Chi bèn nói xin nghỉ để đên sáng hôm sau. Đêm về, Mạc Đĩnh Chi đã dựng lại các nước cờ trong óc và nghĩ ngay ra phải thí xe đánh Tốt mới là nước cờ quyết định.
Sáng hôm sau gặp lại trạng cờ Trung Hoa, Đĩnh Chi ung dung dí ngón tay đánh ngay con tốt. Trạng cờ giật mình rồi thốt lên :
- Đúng là nước cờ thần, xin chịu thua ngài.
Trạng cờ vội gói lại bộ quân cờ bằng ngà và cái biển, xin nộp cho Mạc Đĩnh Chi nhưng ông đã từ chối mà không nhận, chỉ muốn từ nay người chơi cờ nọ nên cất cái bảng Trạng cờ kia đi.
Sau khi đi về Triều chuẩn bị quần áo đổi công văn cụ xin phép Vua nhà Nguyên về nước- trước khi ra về vua Nguyên biết ngài vừa đi bát phố về thay vì đánh đố bằng văn thơ lần này vua Nguyên hỏi
- Từ khi đến Yên Kinh, ngày nào nhà ngươi cũng cưỡi ngựa đi trên đường thăm phong cảnh, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái không ?
Câu hỏi thật là bất ngờ, vua không thử tài văn học mà muốn thử tài quan sát. Hằng ngày đi lại trên đường ở Kinh đô thì có biết bao nhiêu người, ai có công để ý mà đếm. Sau một lát suy nghĩ, Mạc Đĩnh Chi đã điềm tĩnh trả lời :
-Muôn tâu bệ hạ, hàng ngày trên đường kinh đô chỉ có hai người đi lại.
Vua Nguyên lấy làm lạ bèn hỏi lại :
- Nhà ngươi nói không đúng, sao lại chỉ có hai người ?
Mạc Đĩnh Chi bèn thưa :
- Muôn tâu bệ hạ, thần nói chỉ có hai người là rất đúng ạ. Vì hằng ngày, phàm những người qua lại trên đường thì chẳng vì danh cũng vì lợi mà thôi, như vậy rõ ràng chỉ có hai người là cầu danh và cầu lợi.
Vua Nguyên phải phục vì tài biện bác của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi
Cụ sống trải qua ba triều vua sau này được cháu bẩy đời là Mạc Đăng Dung tôn là Kiến thủy - Khâm ninh văn Hoàng đế- đền thờ cụ ở thôn lũng động - vua nhà Mạc xây dựng lại làm nơi khi các triều thần có việc đi lại qua đó đều phải xuống ngựa bái vọng.
cụ Mạc Đĩnh Chi - chính là thủy tổ của người viết bài này- sau khi cháu cụ bị thất thế ở kinh thành Thăng Long tôn thất nhà Mạc phải thay tên đổi họ tránh sự tiêu diệt của Trịnh Tùng- tuy thay họ nhưng họ mới vẫn như nguyên tổ của chữ Mạc chỉ thay thêm vài nét - tôi họ Vũ cũng là một nhánh của cụ - nay vào gia phả nhà đọc lại thấy thấm thía nên bốt hầu mọi người đọc cho vui
hai người nói chuyện rất tâm đắc - Ông chủ nhà vốn là Tiến sĩ nhà Tống bên Trung Quốc khi nhà Tống bại vong nhà Nguyên lên thay ông ta không ra làm quan chỉ ngồi nhà thơ phú - chơi các môn Kỳ hoa vọng tuyết giết thời gian làm vui- gặp cụ Đĩnh Chi là người am hiểu nhiều lĩnh vực nên hai người rất tâm đắc với nhau - như đôi bạn thân ngàn năm mới gặp nhau vậy.
cụ Đình Chi đề nghị đánh một ván cờ biết Mạc Đĩnh Chi muốn thử tài mình, người Tầu nọ bèn đem bàn cờ và bộ quân bằng sừng ra tiếp. nhưng cụ Mạc lắc đầu và nói xin đem bộ quân bằng ngà ra để chơi mới được. Trạng cờ Trung Hoa nói :
- Bộ quân bằng ngà chỉ để tiếp vua mà thôi. Ngoài ra cũng chỉ tiếp những người hơn cờ ta thôi. Nếu mang ra đánh, ngài thua cờ tôi thì sao ? Mạc Đĩnh Chi bèn nói :
- Nếu tôi thua thì xin gửi lại ngài cái đầu, còn nếu tôi thắng thì chỉ xin ngài các bảng treo chữ Trạng cờ và bộ quân băng ngà này.
Hai người chơi ván cờ đã đến ba ngày vẫn chưa phân thắng bại. Đến gần tối ngày thứ ba, thấy nước cờ của mình đã núng thế, Mạc Đĩnh Chi bèn nói xin nghỉ để đên sáng hôm sau. Đêm về, Mạc Đĩnh Chi đã dựng lại các nước cờ trong óc và nghĩ ngay ra phải thí xe đánh Tốt mới là nước cờ quyết định.
Sáng hôm sau gặp lại trạng cờ Trung Hoa, Đĩnh Chi ung dung dí ngón tay đánh ngay con tốt. Trạng cờ giật mình rồi thốt lên :
- Đúng là nước cờ thần, xin chịu thua ngài.
Trạng cờ vội gói lại bộ quân cờ bằng ngà và cái biển, xin nộp cho Mạc Đĩnh Chi nhưng ông đã từ chối mà không nhận, chỉ muốn từ nay người chơi cờ nọ nên cất cái bảng Trạng cờ kia đi.
Sau khi đi về Triều chuẩn bị quần áo đổi công văn cụ xin phép Vua nhà Nguyên về nước- trước khi ra về vua Nguyên biết ngài vừa đi bát phố về thay vì đánh đố bằng văn thơ lần này vua Nguyên hỏi
- Từ khi đến Yên Kinh, ngày nào nhà ngươi cũng cưỡi ngựa đi trên đường thăm phong cảnh, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái không ?
Câu hỏi thật là bất ngờ, vua không thử tài văn học mà muốn thử tài quan sát. Hằng ngày đi lại trên đường ở Kinh đô thì có biết bao nhiêu người, ai có công để ý mà đếm. Sau một lát suy nghĩ, Mạc Đĩnh Chi đã điềm tĩnh trả lời :
-Muôn tâu bệ hạ, hàng ngày trên đường kinh đô chỉ có hai người đi lại.
Vua Nguyên lấy làm lạ bèn hỏi lại :
- Nhà ngươi nói không đúng, sao lại chỉ có hai người ?
Mạc Đĩnh Chi bèn thưa :
- Muôn tâu bệ hạ, thần nói chỉ có hai người là rất đúng ạ. Vì hằng ngày, phàm những người qua lại trên đường thì chẳng vì danh cũng vì lợi mà thôi, như vậy rõ ràng chỉ có hai người là cầu danh và cầu lợi.
Vua Nguyên phải phục vì tài biện bác của Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi
Cụ sống trải qua ba triều vua sau này được cháu bẩy đời là Mạc Đăng Dung tôn là Kiến thủy - Khâm ninh văn Hoàng đế- đền thờ cụ ở thôn lũng động - vua nhà Mạc xây dựng lại làm nơi khi các triều thần có việc đi lại qua đó đều phải xuống ngựa bái vọng.
cụ Mạc Đĩnh Chi - chính là thủy tổ của người viết bài này- sau khi cháu cụ bị thất thế ở kinh thành Thăng Long tôn thất nhà Mạc phải thay tên đổi họ tránh sự tiêu diệt của Trịnh Tùng- tuy thay họ nhưng họ mới vẫn như nguyên tổ của chữ Mạc chỉ thay thêm vài nét - tôi họ Vũ cũng là một nhánh của cụ - nay vào gia phả nhà đọc lại thấy thấm thía nên bốt hầu mọi người đọc cho vui