trung_cadan
06-11-2014, 10:33 PM
TLKD xin giới thiệu bài viết tuyệt hay : Chút rượu mừng Trịnh Duy Đồng của Sibachao ( Thành viên nổi tiếng với topic Tượng kỳ tiếu lâm (http://cotuong.thanglongkydao.com/threads/698-Tuong-ky-tieu-lam) . Bài có kèm thơ do linhtinhqua chỉnh sửa bổ sung từ tác giả ... )
CHÚT RƯỢU MỪNG TRỊNH DUY ĐỒNG :
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/04/14/22/3092782490_356180493_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/bachdienthusinh6789/3092782490)
Chúc mừng Trịnh Duy Đồng! Thế là Trung Quốc lại có một tân vương mới toanh (lẽ ra gọi là tân đế thì đúng hơn, vì đế chế phương Bắc này vẫn chưa bị kẻ thách thức đáng kể nào tiếm được ngôi bá chủ thế giới!)
Thật ra điều này cũng không có gì bất ngờ, vì Trịnh từ lâu đã được đánh giá cao và là một trong những ứng cử viên sáng giá cho ngôi kỳ vương, dù phong độ "hạt giống số 1" Vương Thiên Nhất vẫn còn chói sáng. Chỉ cần được hai lão tiền bối Hồ Vinh Hoa và Hứa Ngân Xuyên ngỏ lời khen lấy khen để, cũng đủ chứng tỏ triển vọng của em sáng sủa chừng nào rồi.
Phải mất mấy năm trồi sụt, bây giờ mới đạt được vinh quang đầu tiên trong sự nghiệp của Trịnh thì cũng chưa thể nói lên điều gì, nhưng ta đã quá quen với điều phải đến sẽ đến, đó là có kẻ hậu sinh đủ lông đủ cánh xông ra thách thức, trở thành kình địch, và cuối cùng qua mặt kẻ đang ngồi chễm chệ trên ngôi vị địa nhất thiên hạ, thậm chí đến mòn cả ghế mà tưởng như chưa thể tìm được truyền nhân thay thế xứng đáng. Điều đó đã xảy ra với Dương Quan Lân, với Hồ Vinh Hoa, với Casablanca, với Kasparov, hay sắp đến lượt xảy ra với Carlsen (Magnus hãy coi chừng! Có một đối thủ đáng gờm trông rất giống phù thủy Harry Potter, đang từ từ bò lên giật vương miện của ngươi đó!) Như mỗi lần nước đổi chủ người dân thường hô "The king is dead, long live the king!" (Vua cũ băng hà, vua mới vạn tuế!"
Hay với cái nhìn chiến lược, thì Trịnh được xem là đại diện ưu tú của một thế hệ mới (sinh sau 1990). Năm nay em chỉ mới 20 tuổi, được xem là rất trẻ, tuổi trẻ tài cao có thể sánh ngang với thần tượng Hứa Ngân Xuyên ngày xưa. Với cái đà này thì con đường phía trước của Trịnh vô cùng thênh thang và hứa hẹn càng ngày càng tiến lên đỉnh cao. Mà cái đích lớn trước mắt có lẽ là đỉnh Olympia, tức là chức vô địch thế giới mà xưa nay họ Của cứ ôm như thiết lệnh bài, chưa một bang chủ nào dám để cho ngoại nhân đoạt mất cả! Cái này mà thành công, thì em có thể vươn tầm thế giới sánh ngang với Carlsen (số 1 thế giới 20 tuổi, vô địch thế giới 23 tuổi).
Mặc dù xét về phong độ hiện nay thì Vương vẫn có thể trụ thêm vài năm nữa, nhưng nếu Vương không biết mài đao rèn kiếm cho thêm sắc, việc thoái vị chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Thắng lợi vừa rồi của Trịnh là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên cho Vương (không kể Tạ Tịnh năm ngoái, có lẽ chỉ là trường hợp cá biệt). Dĩ nhiên khi ta nhất trí bỏ ngoài tai mọi lời đồn thị phi hiểm ác của giang hồ (chẳng hạn Vương vì đã làm vua một lần, nhường Trịnh lần này, cũng như đã nhường Tạ lần trước).
Nguyên nhân thành công (dù chỉ là bước đầu) của anh chàng Trịnh này về mặt chuyên môn tưởng không cần phải nói đến nữa, có gì đặc biệt ngoài tư chất trời sinh, thông minh đĩnh ngộ, chăm chỉ khổ luyện (giang hồ đồn em luyện cờ 10 giờ mỗi ngày) và tác phong chuyên nghiệp, luôn chuẩn bị kỹ càng trước khi thi đấu (mà ván thắng ở trận chung kết là một ví dụ). Đồng thời muốn lên đỉnh cao còn cần bản lĩnh, tinh thần thép nữa (thể hiện ở ván lội ngược dòng trước Tiểu Triệu ở bán kết). Ở đây mình chỉ có vài dòng góp nhặt lan man bên lề về chân dung nhân vật chính theo những khía cạnh khác, đời thường hơn, chẳng qua xem như lúc trà dư tửu hậu mình cùng mời các bạn tách trà cốc bia gọi là để uống mừng tân vương ấy mà! Như người ta nói, mình đã đam mê cái gì thì cứ thấy một gương mặt sáng mới xuất hiện là hớn hở như trẻ con được mẹ sinh thêm em bé, hay như nhà thiên văn nhìn thấy một ngôi siêu tân tinh mọc ra trên trời chẳng hạn. Há chẳng phải lý do để nâng bao nhiêu cốc cho vừa?
Trịnh Duy Đồng vì có dáng người nhỏ nhắn nên được fan âu yếm gọi bằng Tiểu Trịnh, hay Trịnh Tiểu Oa, dịch nôm na là Trịnh nhí hay Trịnh nhóc, hay cho showbiz hơn một chút là… Baby Zheng hay Lil' Zheng Mình chưa nghe thấy ngoại hiệu nào cả, chắc có lẽ em còn rất trẻ nên chưa ai đặt? Nhưng vào đây thì lại vớ được ở đâu có "Xuyên Thục thiếu hiệp", nghe cũng hay đấy nhỉ, kém gì Liêu Đông đại hiệp (Hồ Nhất Đao)? Đang lúc đối ẩm giờ có thêm chuyện để nói đây.
Tại sao lại là Xuyên Thục? Tứ Xuyên ngày xưa cũng hay còn gọi là Xuyên Tây, vì nó nằm ở miền Tây Nam Trung Quốc, ngày xưa có nước Thục, vào thời Tam Quốc lại thuộc lãnh thổ của nhà nước Thục Hán. Mà khai quốc công thần của nó chính là ngài Khổng Minh Gia Cát Lượng, mới ra khỏi lều tranh đã phò Lưu Bị tiến chiếm đất đai và từ từ mở mang bờ cõi để gây dựng cơ đồ thành nước Thục Hán hùng mạnh đối đầu với Ngụy, Ngô trong thế ba chân vạc, đúng theo kế hoạch Long Trung mà ngài đã vạch ra. Vùng đất này là nơi đã xảy ra biết bao trận đánh khốc liệt trải dài hàng chục năm, từ khi Khổng Minh dẫn quân viễn chinh Man phạt cho đến lúc bày trận đối phó với cuộc xâm lăng của quân Ngụy.
Ngày nay nước Thục không còn nữa, dù cái tên chưa mất. Tứ Xuyên dĩ nhiên chẳng còn giống bãi chiến trường ngày xưa chút nào. Đây là một khu bồn địa màu mỡ trù phú, với vùng bình nguyên được mệnh danh là "Thiên phủ chi quốc" (nước của trời). Thành phố Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, đặt trên bình nguyên này. Đó chính là nơi sinh của Trịnh Duy Đồng.
Cảnh vật thay đổi, nhưng hùng tâm tráng khí của dòng dõi Hán đế xưa thì nào đâu đã giảm. Chỉ nói về cờ thì Xuyên Thục vốn chẳng thiếu gì truyền thống vẻ vang. Nơi đây đã từng xuất đầu lộ diện những bậc tiền bối cao nhân danh gia võ học, còn ai ngoài "cây cao bóng cả" Giả Đề Thao, hay "Ba chàng ngự lâm" Thục Trung Tam Kiếm Lưu Kiếm Thanh, Trần Đức Nguyên và Trần Tân Toàn (xin thưa: cái này không phải mình nhái Kim Dung đâu, tên hiệu thật nó là thế đấy!). Đến thế hệ bây giờ thì ngoài những cây đa cây đề như lão tướng Tưởng Toàn Thắng, Lý Ngải Đông cũng có vài danh thủ đương đại như Lý Thiếu Canh, Tôn Hạo Vũ, nhưng chỉ thuộc vào hàng hảo hán khét tiếng giang hồ ra oai với bọn cường hào ác bá thôi, chứ chưa đủ chân mạng để làm anh hùng cái thế, uy chấn quần hùng, đánh Nam dẹp Bắc được, làm sao so cạnh được với những lò cờ thương hiệu đầy mình khác? Vấn đề là, tuy người ta nói "minh sư xuất cao đồ" nhưng minh sư ở đây không chỉ hàm nghĩa thầy giỏi, mà phải là thầy hiểu được trò, và biết khai thác, phát huy cái thế mạnh, sở trường đặc thù của đệ tử. Dĩ nhiên, phải cộng thêm tài năng, bản lĩnh vốn có nữa, nhưng cả hai yếu tố phải cùng bổ trợ, nâng cao nhau, nếu thiếu chỉ một thôi thì hỏng bét! Không tin bạn nhìn Carlsen mà xem, chẳng phải thầy của em ấy là ông bố đánh cờ thua trò liểng xiểng đó sao? Nhưng ai hiểu con bằng bố? Hay sự dậm chân tại chỗ và mới đây là xuống dốc thê thảm của Lê Quang Liêm, mà theo mình nguyên nhân chính không phải bản thân "trình độ có hạn", mà là thiếu đội ngũ huấn luyện chuyên nghiệp. Hay như Lệnh Hồ Xung, nếu không được một sư phụ anh minh như Phong Thanh Dương tận tình truyền dạy, thì làm sao có thể nhập tâm những lý luận cao siêu của một vị tiền bối hoàn toàn xa lạ, để rồi sau này thống lĩnh thiên hạ bằng công phu Độc cô cửu kiếm vô song ấy?
Nhân vật của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ nhỏ, Trịnh thiếu hiệp đã nhủ mình phải quyết tâm học võ công cho giỏi. Dù không phải để làm điều ác hại người, cũng không phải để thế thiên hành đạo cứu khốn phò nguy, thì ít nhất cũng theo một nghề cao quý, lại phát huy được truyền thống thượng võ của cha ông. Chàng bèn tìm đến gõ cửa Thành Đô Kỳ Viện, đại bản doanh Thục Môn, là môn phái hùng mạnh cát cứ khắp miền Xuyên Tây, nhờ vào quyển võ công bí kíp "Tượng Kỳ Chỉ Quy" mà đại tôn sư Giả Đề Thao truyền lại cho nhiều đời sau, mỗi thế hệ lại gia cố thêm cho hoàn chỉnh, nhất là từ đời Đệ nhất kiếm Lưu Kiếm Thanh trở xuống. Cuối cùng nhờ nhiệt tâm của mình, chàng cũng bái được hai sư phụ làm thầy, chính là Tưởng lão chưởng môn (đồ đệ Lưu tiên sinh) và Lý lão sư phó. Sau nhiều năm chuyên cần luyện tập, được tiếp thu tinh hoa bản phái ngày một tinh thâm, lại được nhiều cao nhân ngoại môn như Dịch lâm đệ nhất Hứa lão anh hùng đến chỉ dạy thêm. Rồi được nhiều phen động chiêu tỉ đấu với bao nhiêu hảo hán giang hồ, biết bao cuộc giao tranh kinh tâm động phách, quỷ khốc thần sầu, nhờ đó mới thêm kinh nghiệm lâm địch, công lực ngày càng dối dào, võ công thăng tiến bất ngờ. Giờ đây chàng đã nghiễm nhiên trở thành đại đệ tử Thục Môn, đại diện sư môn gánh trọng trách lên Giang Tô luận kiếm, so tài với thiên hạ đệ nhất nhân là Tiểu Trung thần thông Vương Thiên Nhất, cháu nhiều đời của Trung thần thông Vương Trùng Dương chân nhân! Vương hiện làm giáo chủ Minh giáo ở vùng Mạc Bắc cát vàng, toàn những tay đại ma đầu, y vốn xuất thân người nhà trời, không coi người phàm vào đâu, ỷ mình có thần lực phi phàm, võ công quái dị, học được mấy phép hô mưa gọi gió, trước nay không ai địch nổi. Nào ngờ trong cuộc ác đấu mà ai cũng tưởng là không cân sức này, chàng thiếu niên anh hùng đã đả bại ma đầu giáo chủ chỉ bằng một tuyệt kỹ của gia môn, đó là chiêu Phế Pháo Hãm Thành Bức Xa, rồi sau đó kết liễu bằng cục Phi Pháo Sát Chốt Cầu Hòa, dập tắt mọi hy vọng biến trận phản đòn của đối thủ, khiến cho Vương giáo chủ phải nhắm mắt thở dài buông tay, đến khi hối mình đã quá khinh địch thì muộn mất rồi! Từ đây thiên hạ thái bình, Tượng Kỳ Chân Kinh sẽ về Thiên Phủ!
Dù năm ngoái võ công chàng chưa luyện được đến mức lô hỏa thuần thanh, đạt cảnh giới tối cao tầng thứ 7, nên so ra còn thua kém địch nhân, bị bại trong gang tấc về hai tay cao thủ, nhưng năm nay đã trả xong ân oán, xem như thiên thời địa lợi nhân hòa, quả là lương duyên hiếm có! Tại sao lại bảo chàng có duyên? Bởi vì chàng là minh chủ võ lâm thứ 18. Con số 18 này đối với người Hán lại là đại cát! Vì sao? Không chỉ là vì nó 9 nút đâu nhé! Thập bát, chữ thập có thể thay bằng yêu. Yêu bát đọc lên lại giống yêu phát. Yêu phát tức là sắp phát tài! Trong võ học cũng không phải ngoại lệ. Cao thủ võ lâm đều tinh thông thập bát ban võ nghệ. Ai còn nhớ Bắc Cái Hồng Thất Công? Ông ấy là bang chủ Cái Bang đời thứ 18 đấy ạ! Mà tuyệt kỹ trấn sơn chi bảo của toàn bang là môn "Hàng Long Thập Bát Chưởng" cũng có 18 chiêu! À, bạn bảo Cái Bang còn có công phu bảo mônthứ hai nữa. Đúng rồi, "Đả Cẩu Bổng Pháp"! Thế nó chẳng có 2 lần 18 bằng 36 chiêu là gì! Như thế là hai lần cát nhé! Năm nay không những đại cát, mà còn đại đại cát!
Thôi nói nhảm nhiều rồi, chỉ túm lại rằng, dù kỳ nghệ hay là võ công, ngày nay có lên đỉnh cao thì ta vẫn không quên công ơn sư phụ. Đại sư phụ Tưởng Toàn Thắng, viện trưởng Kỳ viện Thành Đô, không những là người thầy có công lớn đào tạo ra một học trò ưu tú, mà còn là huấn luyện viên theo dõi chỉ đạo sát sao, góp phần không nhỏ trong chuyến Đông phạt lần này. Cách đây 5 năm Tưởng giáo đầu đã lên kế hoạch chấn hưng làng cờ Tứ Xuyên, đặt ra mục tiêu 5 năm sau phải cho ra một đặc cấp đại sư. Bây giờ đã đúng thời hạn, mục tiêu này đã đạt được còn hơn cả mỹ mãn. Chưa kể là ngôi sao sáng đang lên của họ sẽ còn tạo khối kỷ lục nữa. Cung hỷ! Congrats Baby Zheng
Thôi rượu mừng uống thế là đủ rồi, trước khi cạn nốt chén cuối, đành chép tặng các bạn bài thơ ngẫu hứng đậm chất thời sự này, nhưng vướng chút hơi cồn nên có hơi nghịch ngợm tí. Bài thơ theo thể lục bát "rắn cắn đuôi" có thể đọc từ giờ đến sáng, bao nhiêu lần tùy ý. Đồng thời có một thỉnh cầu nho nhỏ: bác nào sửa những từ đã bị "Bút Tre hóa" hộ em cái, em say quá lộn dấu tùm lum!
Thơ Sibachao - Linhtinhqua chỉnh sửa bổ sung :
Trăm năm trong cõi người ta
Vô tiền khoáng hậu khéo là đại duyên
Trịnh Đồng đụng độ Vương Thiên
Kẻ Duy người Nhất trung kiên ba đào
Lên ngôi mới khó làm sao
Ngai vàng kén chúa đất nào Thành Đô
Xuyên kia Thục xuất cao đồ
Ngỡ đâu Huyền Đức đội mồ đứng đây
Nội Mông chẳng chịu buông tay
Ngoại tinh lai khách thân này khó chơi
Trung Nguyên luận kiếm tơi bời
Song chiêu đắc thủ Trịnh thời xứng danh!
Một rừng hai hổ chiến tranh
Giang hồ đoạn kiếp thôi đành lìa xa
Trăm năm trong cõi người ta
Vô tiền khoáng hậu khéo là đại duyên...
CHÚT RƯỢU MỪNG TRỊNH DUY ĐỒNG :
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/04/14/22/3092782490_356180493_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/bachdienthusinh6789/3092782490)
Chúc mừng Trịnh Duy Đồng! Thế là Trung Quốc lại có một tân vương mới toanh (lẽ ra gọi là tân đế thì đúng hơn, vì đế chế phương Bắc này vẫn chưa bị kẻ thách thức đáng kể nào tiếm được ngôi bá chủ thế giới!)
Thật ra điều này cũng không có gì bất ngờ, vì Trịnh từ lâu đã được đánh giá cao và là một trong những ứng cử viên sáng giá cho ngôi kỳ vương, dù phong độ "hạt giống số 1" Vương Thiên Nhất vẫn còn chói sáng. Chỉ cần được hai lão tiền bối Hồ Vinh Hoa và Hứa Ngân Xuyên ngỏ lời khen lấy khen để, cũng đủ chứng tỏ triển vọng của em sáng sủa chừng nào rồi.
Phải mất mấy năm trồi sụt, bây giờ mới đạt được vinh quang đầu tiên trong sự nghiệp của Trịnh thì cũng chưa thể nói lên điều gì, nhưng ta đã quá quen với điều phải đến sẽ đến, đó là có kẻ hậu sinh đủ lông đủ cánh xông ra thách thức, trở thành kình địch, và cuối cùng qua mặt kẻ đang ngồi chễm chệ trên ngôi vị địa nhất thiên hạ, thậm chí đến mòn cả ghế mà tưởng như chưa thể tìm được truyền nhân thay thế xứng đáng. Điều đó đã xảy ra với Dương Quan Lân, với Hồ Vinh Hoa, với Casablanca, với Kasparov, hay sắp đến lượt xảy ra với Carlsen (Magnus hãy coi chừng! Có một đối thủ đáng gờm trông rất giống phù thủy Harry Potter, đang từ từ bò lên giật vương miện của ngươi đó!) Như mỗi lần nước đổi chủ người dân thường hô "The king is dead, long live the king!" (Vua cũ băng hà, vua mới vạn tuế!"
Hay với cái nhìn chiến lược, thì Trịnh được xem là đại diện ưu tú của một thế hệ mới (sinh sau 1990). Năm nay em chỉ mới 20 tuổi, được xem là rất trẻ, tuổi trẻ tài cao có thể sánh ngang với thần tượng Hứa Ngân Xuyên ngày xưa. Với cái đà này thì con đường phía trước của Trịnh vô cùng thênh thang và hứa hẹn càng ngày càng tiến lên đỉnh cao. Mà cái đích lớn trước mắt có lẽ là đỉnh Olympia, tức là chức vô địch thế giới mà xưa nay họ Của cứ ôm như thiết lệnh bài, chưa một bang chủ nào dám để cho ngoại nhân đoạt mất cả! Cái này mà thành công, thì em có thể vươn tầm thế giới sánh ngang với Carlsen (số 1 thế giới 20 tuổi, vô địch thế giới 23 tuổi).
Mặc dù xét về phong độ hiện nay thì Vương vẫn có thể trụ thêm vài năm nữa, nhưng nếu Vương không biết mài đao rèn kiếm cho thêm sắc, việc thoái vị chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Thắng lợi vừa rồi của Trịnh là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu tiên cho Vương (không kể Tạ Tịnh năm ngoái, có lẽ chỉ là trường hợp cá biệt). Dĩ nhiên khi ta nhất trí bỏ ngoài tai mọi lời đồn thị phi hiểm ác của giang hồ (chẳng hạn Vương vì đã làm vua một lần, nhường Trịnh lần này, cũng như đã nhường Tạ lần trước).
Nguyên nhân thành công (dù chỉ là bước đầu) của anh chàng Trịnh này về mặt chuyên môn tưởng không cần phải nói đến nữa, có gì đặc biệt ngoài tư chất trời sinh, thông minh đĩnh ngộ, chăm chỉ khổ luyện (giang hồ đồn em luyện cờ 10 giờ mỗi ngày) và tác phong chuyên nghiệp, luôn chuẩn bị kỹ càng trước khi thi đấu (mà ván thắng ở trận chung kết là một ví dụ). Đồng thời muốn lên đỉnh cao còn cần bản lĩnh, tinh thần thép nữa (thể hiện ở ván lội ngược dòng trước Tiểu Triệu ở bán kết). Ở đây mình chỉ có vài dòng góp nhặt lan man bên lề về chân dung nhân vật chính theo những khía cạnh khác, đời thường hơn, chẳng qua xem như lúc trà dư tửu hậu mình cùng mời các bạn tách trà cốc bia gọi là để uống mừng tân vương ấy mà! Như người ta nói, mình đã đam mê cái gì thì cứ thấy một gương mặt sáng mới xuất hiện là hớn hở như trẻ con được mẹ sinh thêm em bé, hay như nhà thiên văn nhìn thấy một ngôi siêu tân tinh mọc ra trên trời chẳng hạn. Há chẳng phải lý do để nâng bao nhiêu cốc cho vừa?
Trịnh Duy Đồng vì có dáng người nhỏ nhắn nên được fan âu yếm gọi bằng Tiểu Trịnh, hay Trịnh Tiểu Oa, dịch nôm na là Trịnh nhí hay Trịnh nhóc, hay cho showbiz hơn một chút là… Baby Zheng hay Lil' Zheng Mình chưa nghe thấy ngoại hiệu nào cả, chắc có lẽ em còn rất trẻ nên chưa ai đặt? Nhưng vào đây thì lại vớ được ở đâu có "Xuyên Thục thiếu hiệp", nghe cũng hay đấy nhỉ, kém gì Liêu Đông đại hiệp (Hồ Nhất Đao)? Đang lúc đối ẩm giờ có thêm chuyện để nói đây.
Tại sao lại là Xuyên Thục? Tứ Xuyên ngày xưa cũng hay còn gọi là Xuyên Tây, vì nó nằm ở miền Tây Nam Trung Quốc, ngày xưa có nước Thục, vào thời Tam Quốc lại thuộc lãnh thổ của nhà nước Thục Hán. Mà khai quốc công thần của nó chính là ngài Khổng Minh Gia Cát Lượng, mới ra khỏi lều tranh đã phò Lưu Bị tiến chiếm đất đai và từ từ mở mang bờ cõi để gây dựng cơ đồ thành nước Thục Hán hùng mạnh đối đầu với Ngụy, Ngô trong thế ba chân vạc, đúng theo kế hoạch Long Trung mà ngài đã vạch ra. Vùng đất này là nơi đã xảy ra biết bao trận đánh khốc liệt trải dài hàng chục năm, từ khi Khổng Minh dẫn quân viễn chinh Man phạt cho đến lúc bày trận đối phó với cuộc xâm lăng của quân Ngụy.
Ngày nay nước Thục không còn nữa, dù cái tên chưa mất. Tứ Xuyên dĩ nhiên chẳng còn giống bãi chiến trường ngày xưa chút nào. Đây là một khu bồn địa màu mỡ trù phú, với vùng bình nguyên được mệnh danh là "Thiên phủ chi quốc" (nước của trời). Thành phố Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, đặt trên bình nguyên này. Đó chính là nơi sinh của Trịnh Duy Đồng.
Cảnh vật thay đổi, nhưng hùng tâm tráng khí của dòng dõi Hán đế xưa thì nào đâu đã giảm. Chỉ nói về cờ thì Xuyên Thục vốn chẳng thiếu gì truyền thống vẻ vang. Nơi đây đã từng xuất đầu lộ diện những bậc tiền bối cao nhân danh gia võ học, còn ai ngoài "cây cao bóng cả" Giả Đề Thao, hay "Ba chàng ngự lâm" Thục Trung Tam Kiếm Lưu Kiếm Thanh, Trần Đức Nguyên và Trần Tân Toàn (xin thưa: cái này không phải mình nhái Kim Dung đâu, tên hiệu thật nó là thế đấy!). Đến thế hệ bây giờ thì ngoài những cây đa cây đề như lão tướng Tưởng Toàn Thắng, Lý Ngải Đông cũng có vài danh thủ đương đại như Lý Thiếu Canh, Tôn Hạo Vũ, nhưng chỉ thuộc vào hàng hảo hán khét tiếng giang hồ ra oai với bọn cường hào ác bá thôi, chứ chưa đủ chân mạng để làm anh hùng cái thế, uy chấn quần hùng, đánh Nam dẹp Bắc được, làm sao so cạnh được với những lò cờ thương hiệu đầy mình khác? Vấn đề là, tuy người ta nói "minh sư xuất cao đồ" nhưng minh sư ở đây không chỉ hàm nghĩa thầy giỏi, mà phải là thầy hiểu được trò, và biết khai thác, phát huy cái thế mạnh, sở trường đặc thù của đệ tử. Dĩ nhiên, phải cộng thêm tài năng, bản lĩnh vốn có nữa, nhưng cả hai yếu tố phải cùng bổ trợ, nâng cao nhau, nếu thiếu chỉ một thôi thì hỏng bét! Không tin bạn nhìn Carlsen mà xem, chẳng phải thầy của em ấy là ông bố đánh cờ thua trò liểng xiểng đó sao? Nhưng ai hiểu con bằng bố? Hay sự dậm chân tại chỗ và mới đây là xuống dốc thê thảm của Lê Quang Liêm, mà theo mình nguyên nhân chính không phải bản thân "trình độ có hạn", mà là thiếu đội ngũ huấn luyện chuyên nghiệp. Hay như Lệnh Hồ Xung, nếu không được một sư phụ anh minh như Phong Thanh Dương tận tình truyền dạy, thì làm sao có thể nhập tâm những lý luận cao siêu của một vị tiền bối hoàn toàn xa lạ, để rồi sau này thống lĩnh thiên hạ bằng công phu Độc cô cửu kiếm vô song ấy?
Nhân vật của chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Từ nhỏ, Trịnh thiếu hiệp đã nhủ mình phải quyết tâm học võ công cho giỏi. Dù không phải để làm điều ác hại người, cũng không phải để thế thiên hành đạo cứu khốn phò nguy, thì ít nhất cũng theo một nghề cao quý, lại phát huy được truyền thống thượng võ của cha ông. Chàng bèn tìm đến gõ cửa Thành Đô Kỳ Viện, đại bản doanh Thục Môn, là môn phái hùng mạnh cát cứ khắp miền Xuyên Tây, nhờ vào quyển võ công bí kíp "Tượng Kỳ Chỉ Quy" mà đại tôn sư Giả Đề Thao truyền lại cho nhiều đời sau, mỗi thế hệ lại gia cố thêm cho hoàn chỉnh, nhất là từ đời Đệ nhất kiếm Lưu Kiếm Thanh trở xuống. Cuối cùng nhờ nhiệt tâm của mình, chàng cũng bái được hai sư phụ làm thầy, chính là Tưởng lão chưởng môn (đồ đệ Lưu tiên sinh) và Lý lão sư phó. Sau nhiều năm chuyên cần luyện tập, được tiếp thu tinh hoa bản phái ngày một tinh thâm, lại được nhiều cao nhân ngoại môn như Dịch lâm đệ nhất Hứa lão anh hùng đến chỉ dạy thêm. Rồi được nhiều phen động chiêu tỉ đấu với bao nhiêu hảo hán giang hồ, biết bao cuộc giao tranh kinh tâm động phách, quỷ khốc thần sầu, nhờ đó mới thêm kinh nghiệm lâm địch, công lực ngày càng dối dào, võ công thăng tiến bất ngờ. Giờ đây chàng đã nghiễm nhiên trở thành đại đệ tử Thục Môn, đại diện sư môn gánh trọng trách lên Giang Tô luận kiếm, so tài với thiên hạ đệ nhất nhân là Tiểu Trung thần thông Vương Thiên Nhất, cháu nhiều đời của Trung thần thông Vương Trùng Dương chân nhân! Vương hiện làm giáo chủ Minh giáo ở vùng Mạc Bắc cát vàng, toàn những tay đại ma đầu, y vốn xuất thân người nhà trời, không coi người phàm vào đâu, ỷ mình có thần lực phi phàm, võ công quái dị, học được mấy phép hô mưa gọi gió, trước nay không ai địch nổi. Nào ngờ trong cuộc ác đấu mà ai cũng tưởng là không cân sức này, chàng thiếu niên anh hùng đã đả bại ma đầu giáo chủ chỉ bằng một tuyệt kỹ của gia môn, đó là chiêu Phế Pháo Hãm Thành Bức Xa, rồi sau đó kết liễu bằng cục Phi Pháo Sát Chốt Cầu Hòa, dập tắt mọi hy vọng biến trận phản đòn của đối thủ, khiến cho Vương giáo chủ phải nhắm mắt thở dài buông tay, đến khi hối mình đã quá khinh địch thì muộn mất rồi! Từ đây thiên hạ thái bình, Tượng Kỳ Chân Kinh sẽ về Thiên Phủ!
Dù năm ngoái võ công chàng chưa luyện được đến mức lô hỏa thuần thanh, đạt cảnh giới tối cao tầng thứ 7, nên so ra còn thua kém địch nhân, bị bại trong gang tấc về hai tay cao thủ, nhưng năm nay đã trả xong ân oán, xem như thiên thời địa lợi nhân hòa, quả là lương duyên hiếm có! Tại sao lại bảo chàng có duyên? Bởi vì chàng là minh chủ võ lâm thứ 18. Con số 18 này đối với người Hán lại là đại cát! Vì sao? Không chỉ là vì nó 9 nút đâu nhé! Thập bát, chữ thập có thể thay bằng yêu. Yêu bát đọc lên lại giống yêu phát. Yêu phát tức là sắp phát tài! Trong võ học cũng không phải ngoại lệ. Cao thủ võ lâm đều tinh thông thập bát ban võ nghệ. Ai còn nhớ Bắc Cái Hồng Thất Công? Ông ấy là bang chủ Cái Bang đời thứ 18 đấy ạ! Mà tuyệt kỹ trấn sơn chi bảo của toàn bang là môn "Hàng Long Thập Bát Chưởng" cũng có 18 chiêu! À, bạn bảo Cái Bang còn có công phu bảo mônthứ hai nữa. Đúng rồi, "Đả Cẩu Bổng Pháp"! Thế nó chẳng có 2 lần 18 bằng 36 chiêu là gì! Như thế là hai lần cát nhé! Năm nay không những đại cát, mà còn đại đại cát!
Thôi nói nhảm nhiều rồi, chỉ túm lại rằng, dù kỳ nghệ hay là võ công, ngày nay có lên đỉnh cao thì ta vẫn không quên công ơn sư phụ. Đại sư phụ Tưởng Toàn Thắng, viện trưởng Kỳ viện Thành Đô, không những là người thầy có công lớn đào tạo ra một học trò ưu tú, mà còn là huấn luyện viên theo dõi chỉ đạo sát sao, góp phần không nhỏ trong chuyến Đông phạt lần này. Cách đây 5 năm Tưởng giáo đầu đã lên kế hoạch chấn hưng làng cờ Tứ Xuyên, đặt ra mục tiêu 5 năm sau phải cho ra một đặc cấp đại sư. Bây giờ đã đúng thời hạn, mục tiêu này đã đạt được còn hơn cả mỹ mãn. Chưa kể là ngôi sao sáng đang lên của họ sẽ còn tạo khối kỷ lục nữa. Cung hỷ! Congrats Baby Zheng
Thôi rượu mừng uống thế là đủ rồi, trước khi cạn nốt chén cuối, đành chép tặng các bạn bài thơ ngẫu hứng đậm chất thời sự này, nhưng vướng chút hơi cồn nên có hơi nghịch ngợm tí. Bài thơ theo thể lục bát "rắn cắn đuôi" có thể đọc từ giờ đến sáng, bao nhiêu lần tùy ý. Đồng thời có một thỉnh cầu nho nhỏ: bác nào sửa những từ đã bị "Bút Tre hóa" hộ em cái, em say quá lộn dấu tùm lum!
Thơ Sibachao - Linhtinhqua chỉnh sửa bổ sung :
Trăm năm trong cõi người ta
Vô tiền khoáng hậu khéo là đại duyên
Trịnh Đồng đụng độ Vương Thiên
Kẻ Duy người Nhất trung kiên ba đào
Lên ngôi mới khó làm sao
Ngai vàng kén chúa đất nào Thành Đô
Xuyên kia Thục xuất cao đồ
Ngỡ đâu Huyền Đức đội mồ đứng đây
Nội Mông chẳng chịu buông tay
Ngoại tinh lai khách thân này khó chơi
Trung Nguyên luận kiếm tơi bời
Song chiêu đắc thủ Trịnh thời xứng danh!
Một rừng hai hổ chiến tranh
Giang hồ đoạn kiếp thôi đành lìa xa
Trăm năm trong cõi người ta
Vô tiền khoáng hậu khéo là đại duyên...