View Full Version : Hán Thọ Đình Hầu Quan Vân Trường - vị thánh duy nhất trong dã sử !
nhachoaloiviet
29-07-2009, 09:13 PM
Xích diện bỉnh xích tâm, kỵ Xích thố truy phong, trì khu thời, vô vong Xích đế
Thanh đăng quang thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi xứ, bất quý thanh thiên
Đó là câu đối chúng ta vẫn thường thấy trên ban thờ của Quan Đế-vị thánh trong lịch sử Tam Quốc được rất nhiều gia đình người Hoa,Việt và một số quốc gia châu Á khác thờ trong nhà.Ông cũng là một vị tướng gây nhiều tranh luận trong lịch sử Trung Hoa và không ít kẻ có ý kiến rằng Quan Vũ sinh thời có nhiều khuyết điểm như ông quá Ngạo mạn,chủ quan khinh suất và bản ngã quá mạnh đến độ làm ảnh hưởng đến đại cục... Mỗi ý kiến đều có cơ sở riêng nhưng dẫu sao ông cũng được đại quần chúng tôn vinh thờ phụng ngót nghét 2000 năm nay.Hôm nay mình xin có vài lời góp nhặt lý giải và ca ngợi ông để chúng ta cùng nhất trí rằng dù ai có nói gì thì Quan Vũ vẫn là bậc thánh nhân đáng tôn thờ.
Quan Vũ -tự Vân Trường theo chính sử ông sn 162 và mất năm 220(có ý kiến cho rắng ông sn 165) tại Giả Châu. Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng vẫn được phụ thân đầu tư cho đi học cả văn lẫn võ.Thời thanh niên ông kiếm sống bằng nghề đẩy xe bán đậu phụ( tâng lớp lao động nghèo) nên ông rất thương cảm cho giai cấp dân đen lao động.Tính tình cương trực hiệp nghĩa hay bênh vực kẻ yếu ghét bọn cường hào nên một lần thấy chuyện bất bình ông đã phạm tội giết một kẻ ác ức hiếp dân lành > phải lưu đến Trác Quận.
Khi loạn giặc khăn Vàng nổi lên ông tình cờ gặp Lưu Bị và Trương Phi và cả ba kết nghĩa huynh đệ vì cùng chung lý tưởng phò Hán....tuy Lưu Bị là tôn thân nhà Hán nhưng đó chỉ là 1 cái cớ để tăng thêm sức mạnh và lý tưởng của 3 người mà thôi và trong lòng Quan Vũ thì ông luôn luôn khắc ghi tình cảm huynh đệ chung lý tưởng dẹp loạn,và mối quan hệ tình cảm của họ ngay cả khi Lưu Bị đã xưng vương thì 3 anh em họ vẫn đãi nhau = tấm lòng huynh đệ ngày nào chứ chưa bao giờ theo anh để lăng xê anh lên làm vua kiếm tý chức sắc.Chính vì lẽ đó mà khi Tào Tháo chộp được ông cùng gia quyến của Lưu Bị đã dùng mọi cách để thu phục lòng ông nhưng tấm lòng son sắt của ông chỉ biết đến có lời kết nghĩa vườn đào chứ nào biết đến ngọc ngà châu báu gái đẹp tiền nhiều mà có thể mua lấy.Sự lệch lạc ở đây chính là lý tưởng sống của ba anh em họ đã quá rõ ràng.Quan Trương theo Lưu là hai tiểu đệ theo đại huynh chứ không phải hai võ tướng tìm chủ mạnh để lập nghiệp .Mặc dù còn thuở ban sơ nhưng ông đã dám nói với Tào Tháo rằng nếu anh tôi đã mất tôi xin theo xuống đất.Khi ông biết tin anh cón sống lập tức từ biệt Tào Tháo lên đường.Các nhà sử học cho rằng Tào Tháo là người tôn thờ Quan Vũ đầu tiên trong lịch sử khi cay đắng để Quan Vũ ra đi.Khi vội ra đi không kịp xin visa ông bị các tướng giữ ải ngăn lại.Quan Vũ đang nóng lòng tìm anh không cần biết chúng mày làm theo luật gì nhưng tao chỉ biết tao đi theo sự thỏa thuận của Tào Tháo.Chúng mày là lũ tôm tép không được phép hỏi han và trảm vui 6 thằng.Tào Tháo thuy bị mất 6 tướng nhưng vẫn vui vẻ sai quân đuổi theo báo cho các ải lệnh thông đường.>> ông rất kiêu hãnh ngang ngược nhưng thật đáng quý mến.Người đời nhắc đến ông như một vị thiên tướng oai hùm cưỡi ngựa cầm Long Đao oai phong hiếm có,theo phò Lưu Bị lập bao chiến công,lấy đầu đại tướng Nhan Lương Văn Sú nhanh như ăn cắp.Cao ngạo nhưng rất mã thượng không nỡ giết Hoàng Trung khi bị xòe ngựa,sau này ông dùng thủy công nhấn chìm đại quân Vu Cấm bắt sống Bàng Đức.Chỉ duy nhất có tên Bang Đức là không coi Quan Vũ ra gì và ông cũng rất tiếc khi phải giết hắn vì hắn cũng ngạo mạn trung nghĩa như ông
Trong Tam Quốc có rất nhiều vị tướng trung thành tận tụy như Triệu Vân,của Lưu Bị.Hứa Chử Điển Vi,Hạ Hầu Đôn hay Bàng Đức của Tào Tháo.Chu Thái,Hoàng Cái... của Tôn Quyền.Họ cũng đều là những vị tướng thà chết không hàng,Nhưng xét về tông thể thì chữ Trung Nghĩa của Vân Trường vẫn tỏa sáng hơn cả.Mối thâm tình của 3 anh em họ rõ như trăng rằm người đời kính phục được chứng minh khi Quan Vũ bị Đông Ngô hành hình,Lưu Bị khóc ra máu,không màng hơn thiệt về đại cuộc nhất quyết khởi binh sang nghiền nát Đông Ngô mới phỉ lời nguyền năm xưa.Trương Phi thì thương anh đến phát điên dại mất hết trí khôn để rồi chuốc họa vào thân chết quá lãng xẹt.
Khi Quan Vũ nhận lệnh Khổng Minh đẫn quân đi bắt Tào Tháo và ông cứ nghĩ rằng khi gặp Tào Tháo ông có thể xuông tay bắt hắn trừ họa cho nhà Hán nhưng ông đã nhầm.Và quả thật đây là một điểm quan trọng để cho lý do ông được tôn thờ nhiều hơn cả.Khi đã chém tướng trả ơn Tào đãi mình quá hậu,khi đi còn treo lại vàn bạc ấn tín không lấy 1 cắc vậy mà giờ phút đói mặt kể thù lớn trong đại cuộc tả tơi nhem nhuốc khóc lóc van xin, một bậc trượng phu anh hùng cầm Long Đao cưỡi ngựa xích thố bỗng nao lòng thương cảm.Ông vốn là bậc anh hùng thiên hạ lẽ nào trước một kẻ thù tơi tả không còn sức đề kháng lại có thể ra tay???Kẻ sĩ chỉ lùi bước trước chữ Tình Nghĩa chứ không lùi bước trước đao kiếm bạo lực.Nhớ lại khi xưa mình là hàng tướng thất thế lại mang trọng trách bảo vệ 2 chị mà Tào Tháo đối đãi như VIP,tặng ngựa xích thố mở tiệc suốt ngày.Khi đi lại còn chém tướng của hắn mà hắn không hề trách cứ lại còn chạy theo tiễn đưa trong thương nhớ thì hỏi bậc anh hùng nào có thể ra tay chém kẻ đối xử với mình như vậy.Quan Vũ không thể không tha Tào Tháo.
Tướng mạo của Quan Vũ sinh thời đã như thần nhân :mặt đỏ như gấc mắt phượng mày ngài oai phong lẫm liệt.Có người còn thò ông khi ông còn sống thì hiểu tại sao chi ông mất lại không thờ. Ngày nay theo thống kê tìm hiểu rất nhiều tầng lớp tôn thờ Quan Vũ như tâng lớp làm ăn buôn bán bởi họ quan niệm ông cũng xuất phát tù giai cấp buôn bán kiếm sống.Tầng lớp xã hội đen cũng tôn thờ ông rất sùng bái bởi ông là hiện thân của nghĩa khí,tình huynh đệ vì nghĩa quên thân ,tiền bạc không mua chuộc nổi.Những người dân đen cũng thích thờ ông bởi ông là vị thần khảng khái bênh vực kẻ yếu trùng phạt bọn ác ôn như ông đã tưng làm khi xưa.Nhưng còn nghe nói những người làm nghề hành hình tội phạm hay những kẻ giết người,giới lưu manh đao búa cũng đặc biệt luôn coi ông là thánh bảo vệ mình khỏi bị các oan hồn hay tà ma hiện về báo oán.Điều này có thể hiểu khi Quan Vũ bị chém oan hồn bay quanh núi ngọc toàn mấy ngày chưa tan may nhờ có vị cao tăng Phổ Tĩnh khuyên bảo ông mới ngộ ra và siêu thoát.Ông đã từng hiện về báo ứng Lã Mông chết hộc máu>> Hồn vía của ông quá xung nhưng cũng siêu thoát nên họ quan niêm ông sẽ ngăn cản các oan hồn khác làm theo ông vì ông biết đó là sai.Và ông là người hiện về bảo vệ Quan Bình nên người dân sau này càng tín ngưỡng ông là vị thần linh rất thiêng.Sau dần dần càng nhiều người tôn thờ ông và đến bây giờ ông vẫn được thắp hương hehe
nolimit
29-07-2009, 09:31 PM
bác này học vấn thật uyên thâm .xin cảm ơn nhiều
nhachoaloiviet
29-07-2009, 09:39 PM
bác này học vấn thật uyên thâm .xin cảm ơn nhiều
Cảm ơn huynh đệ nhưng mình chỉ góp nhặt thôi chứ kiến thức tầm thường không dám so sánh với Khổng Minh haha
123456
30-07-2009, 12:38 AM
Khi Quan Vũ nhận lệnh Khổng Minh đẫn quân đi bắt Tào Tháo và ông cứ nghĩ rằng khi gặp Tào Tháo ông có thể xuông tay bắt hắn trừ họa cho nhà Hán nhưng ông đã nhầm.Và quả thật đây là một điểm quan trọng để cho lý do ông được tôn thờ nhiều hơn cả.Khi đã chém tướng trả ơn Tào đãi mình quá hậu,khi đi còn treo lại vàn bạc ấn tín không lấy 1 cắc vậy mà giờ phút đói mặt kể thù lớn trong đại cuộc tả tơi nhem nhuốc khóc lóc van xin, một bậc trượng phu anh hùng cầm Long Đao cưỡi ngựa xích thố bỗng nao lòng thương cảm.Ông vốn là bậc anh hùng thiên hạ lẽ nào trước một kẻ thù tơi tả không còn sức đề kháng lại có thể ra tay???Kẻ sĩ chỉ lùi bước trước chữ Tình Nghĩa chứ không lùi bước trước đao kiếm bạo lực.Nhớ lại khi xưa mình là hàng tướng thất thế lại mang trọng trách bảo vệ 2 chị mà Tào Tháo đối đãi như VIP,tặng ngựa xích thố mở tiệc suốt ngày.Khi đi lại còn chém tướng của hắn mà hắn không hề trách cứ lại còn chạy theo tiễn đưa trong thương nhớ thì hỏi bậc anh hùng nào có thể ra tay chém kẻ đối xử với mình như vậy.Quan Vũ không thể không tha Tào Tháo.
Xích Bích chia 3 thiên hạ.thực ra đến nay còn rất nhiều tranh cãi về việc Quan Vũ thả Tào ở cuối trận Xích Bích,và cho rằng,vì hành động này của Vũ mà chiến tranh kéo dài.sau này nhà Nguỵ (tiền thân là quân Tào) thôn tính cả thiên hạ.mà tấm tắc tiếc.nhưng lại có ý kiến trái ngược
giả sử Vũ (hoặc Trương Phi,Triệu Vân được Khổng Minh phái chốt cửa cuối) chém chết Tào thì sao?
xin thưa,ngay sau đó,Lưu Bị sẽ chết,hoặc chí ít cũng bị giam cầm,khống chế.
tại sao vậy?
lật lại hoàn cảnh khi ấy.ai cũng biết trận Xích Bích quá nổi tiếng.Lưu bị Tháo đuổi,mang theo dân lành,chạy nạn đến nương nhờ Tôn Quyền.rồi nhờ Khổng Minh uốn 3 tấc lưỡi,dùng lý lẽ bẻ gãy lập trường của trí sĩ nước Ngô,dùng kế khích tướng đánh động Chu Du (nói Tháo muốn thôn tính Ngô-thống nhất thiên hạ,rồi cướp 2 nàng Kiều về vui thú tuổi già-tích nổi tiếng,xin ko nói nhiều) chính nhờ tài trí của Khổng Minh,nên liên minh Tôn-Lưu được thành lập.tạo tiền đề cho trận chiến Xích Bích nổi tiếng 3quốc
vậy thực lực của Lưu lúc đó ra sao? vừa tan tác sau khi bị Tháo đuổi giết,quân chưa đến 3000.có thể nói,khi ấy trong tay Lưu chỉ có tướng tài,mưu sĩ và lòng dân (cái này rất quan trọng-Tôn đã lợi dụng cái này,mà giương cao ngọn cờ đánh giặc Tào,phò nhà Hán.nên rất được lòng dân,sĩ khí cao ngút)
Bởi lẽ bản thân Chu Du (bề tôi có quyền lực và sự ảnh hưởng lớn nhất bên Ngô) đã rất kiềng Lưu Bị.Du là kẻ nhìn xa trông rộng,chắc chắn hiểu rằng.muốn nhà Tôn Quyền giành thiên hạ.thì sau này,Lưu Bị tất là 1 đói thủ lớn.vì Bị nổi danh là kẻ nhân nghĩa.rất được lòng dân,lại là thân tộc nhà Hán (rất hợp ý dân),lại có tôi chung,tướng giỏi,quân sư tài.nên việc khống chế và diệt Lưu là 1 việc ko thể ko làm
vì vậy mới có việc,Tôn Quyền gả em gái cho Lưu Bị,rồi dùng tửu sắc,đàn hát ngày đêm.cho mòn cái hùng tâm tráng trí của Bị-sau Bị mới tỉnh ngộ mà về lại với quân sĩ.khi kế hoạch ko thành.vợ của Bị (em gái Tôn Quyền) đã mưu mang theo A-Đẩu về Ngô.sau bị Triệu Vân phát hiện nên ngăn lại.
lại thêm việc Du rất muốn tìm cớ giết Khổng Minh (cánh tay phải-bộ não quân sự của Bị) nhưng vì Minh quá mưu trí,nên đã thoát khỏi ác ý của Du (ép Khổng Minh vót 10 vạn mũi tên trong 1 đêm-Minh nghĩ ra thuyền cỏ mượn tên.bắt Minh cầu gió Đông (trái mùa) để dùng hoả công đánh Tào-nếu ko được sẽ bị chém,nhưng Minh đã lập đàn cầu được gió Đông.lại biết Chu Du cho đao phủ đứng rình.nên ngay sau khi cầu được gió.đã được Triệu Vân (xếp đặt từ trước) đón đi an toàn
quay trở lại vụ giết Tháo,nên hay ko?
ai cũng biết,khi ấy,liên minh Tôn-Lưu (về mặt chính trị) vốn là lợi dụng lẫn nhau (Tôn thiếu 1 cái cớ và lòng dân để chống Tào-vi Tào lúc ấy có chiếu của Thiên Tử.Tôn nhờ bắt tay với Bị nên giương cao ngọn cờ đánh gian tặc là Tào).còn Lưu thì nhờ vào quân lực của Tôn.bởi vậy,nếu Tháo chết,có nghĩa là liên minh Tôn-Lưu tự khắc tan rã.với thực lực còn quá yếu,Tôn Quyền có thể dễ dàng diệt Bị (hoặc khống chế) rồi tiến vào trung nguyên,giành thiên hạ.ấy vậy là việc Tháo chết,đối với quân Lưu là hại nhiều hơn lợi
vậy thực tế ra sao?
sau khi Tháo được tha chết,về trung nguyên.hùng tâm giảm mạnh.lực lượng suy yếu.liên minh Tôn-Lưu vẫn tồn tại.quân của Bị rất hăng hái trong việc tiền đánh quân Tào.rồi nhờ sự khôn khéo và mưu lược của Khổng Minh.Lưu Bị đã dần xây dựng được lực lượng,chiếm được nhiều thành trì trọng yếu (tiêu biểu là việc chiếm Kinh Châu đã làm Chu Du tức mà chết).giúp cho Lưu Bị vốn từ 1 kẻ lưu vong,nay đã có đủ thực lực.để làm đối trọng với 2 thế lực quân sự lớn là Tôn-Tào.hình thành thế chia 3 thiên hạ
bởi vậy mới nói,sau trận Xích Bích,đối với quân Lưu Bị.Tào phải sống.việc Khổng Minh cử Vũ chặn ải cuối.rồi thả Tào đi,quả thực là 1 kế hay.Vũ trả được cái ơn hậu đãi của Tào.lại danh chính ngôn thuận thả cho Tào con đường sống.người ngoài nhìn vào ( Tôn Quyền),sẽ không thể trách được Bị cố tình thả Tào,vì ông đã vây đánh Tháo đến 3 lần.đánh cho thừa sống thiếu chết.ngưòi ta chỉ còn biết tặc lưỡi mà than "ông ấy(Quan Vũ) đúng là kẻ nhân-nghĩa"
quả là lợi đôi,3 đường vậy
đôi chút lạm bàn,không biết có nông cạn quá ko.xin các anh chém nhẹ tay :(
nhachoaloiviet
30-07-2009, 12:56 PM
Bạn nói rất phải vì vấn đề náy cũng được nhiều chuyên gia phân tích và cho rằng thời điểm Xích Bích diễn ra Lưu Bị một tấc đất cắm dùi không có,nếu bẻ gẫy thế chân kiềng thì 2 cái chân còn lại 1 chân bé như que tăm(là Lưu Bị ) sẽ bị Đông Ngô cho làm thằng rể ngoan hoặc là Chu Du sẽ xua quân sang nuốt chửng thiên hạ về mình.
Nhưng đấy cũng có thể là một nước biến có vẻ như dễ nhận thấy chứ không hoàn toàn là một điều tất yếu sẽ xảy ra nếu Quan Vũ không tha Tào.Theo tác giả hoặc nhìn theo tâm lý thái độ của Quân Sư thì không có vẻ gì là ông cố tình giữ Tào Tháo -1 cái chân phích trong thế chân kiềng để giắng co xây dựng lực lượng mà đó là số Tào chưa thực sự tận.Tuy Đông Ngô lúc bấy giờ tuy hơn Thục về binh lương nhưng cũng chưa phải người khổng lồ và so với quân Tào thì cũng quá bèo.Địa thế Giang Đông thủ dễ công khó và Quân Sư Gia Cát không hề coi họ là mối đại họa nếu Tào gãy.Mình nghĩ nếu nước biến đó xảy ra thì Quân Sư vẫn đủ tài trí mưu lược vực lại thế cân bằng theo cách này hay cách khác vì lực lượng trong thiên hạ vẫn còn nhiều phía tiềm tàng,và ông luôn coi Chu Du là thằng trẻ con khôn vặt mà thôi.
Đó chính là cái hay của Tam Quốc!
xiangqi_newbie
30-07-2009, 01:29 PM
giả sử Vũ (hoặc Trương Phi,Triệu Vân được Khổng Minh phái chốt cửa cuối) chém chết Tào thì sao?
Ối giời bác cứ khéo lo, Tàu khựa bọn nó nhân tài minh chủ đông như lá mùa thu, giả sử Quan Vũ có chém chết một thằng Tào Tháo khắc có một thằng Tào khác nổi lên ngay... mà nếu đọc Tam Quốc ắt có đoạn nói rõ việc Khổng Minh mặc dù xem thiên văn địa lý kèm bốc quẻ Kỳ môn Độn giáp biết rõ khí số Tào Tháo chưa dứt được, nhưng vẫn sai Quan Vũ đón lõng ở Hoa Dung đạo để tạo cơ hội cho Quan Vũ đền ơn nghĩa. Túm cái váy lại là Số Trời đã định kg khiên cưỡng mà thay đổi được, phỏng ạ?! :-?
123456
30-07-2009, 02:08 PM
Bạn nói rất phải vì vấn đề náy cũng được nhiều chuyên gia phân tích và cho rằng thời điểm Xích Bích diễn ra Lưu Bị một tấc đất cắm dùi không có,nếu bẻ gẫy thế chân kiềng thì 2 cái chân còn lại 1 chân bé như que tăm(là Lưu Bị ) sẽ bị Đông Ngô cho làm thằng rể ngoan hoặc là Chu Du sẽ xua quân sang nuốt chửng thiên hạ về mình.
Nhưng đấy cũng có thể là một nước biến có vẻ như dễ nhận thấy chứ không hoàn toàn là một điều tất yếu sẽ xảy ra nếu Quan Vũ không tha Tào.Theo tác giả hoặc nhìn theo tâm lý thái độ của Quân Sư thì không có vẻ gì là ông cố tình giữ Tào Tháo -1 cái chân phích trong thế chân kiềng để giắng co xây dựng lực lượng mà đó là số Tào chưa thực sự tận.Tuy Đông Ngô lúc bấy giờ tuy hơn Thục về binh lương nhưng cũng chưa phải người khổng lồ và so với quân Tào thì cũng quá bèo.Địa thế Giang Đông thủ dễ công khó và Quân Sư Gia Cát không hề coi họ là mối đại họa nếu Tào gãy.Mình nghĩ nếu nước biến đó xảy ra thì Quân Sư vẫn đủ tài trí mưu lược vực lại thế cân bằng theo cách này hay cách khác vì lực lượng trong thiên hạ vẫn còn nhiều phía tiềm tàng,và ông luôn coi Chu Du là thằng trẻ con khôn vặt mà thôi.
Đó chính là cái hay của Tam Quốc!
nói thế là quá sai lầm rồi :D
Minh giỏi lắm cũng chỉ hơn Du 1 tiên là cùng.chứ coi Du là trẻ ranh trước Minh là quá....hàm hồ :D
nên nhớ La Quán Trung viết 3 quốc nói về Thục rất thiên vị.nên tướng tài,quân sư của Lưu đều át hết quần hùng.khiến cho hình ảnh của phần còn lại trong thiên hạ quả thực là mờ nhạt.nhưng không có nghĩa,"phần còn lại" đều bất tài cả
vì sao Lưu Bị phải chạy sang nương nhờ Đông Ngô? vì lực lượng quá mỏng (chứ ko phải vì quân sư kém tài).ấy chính là "lượng" đủ lớn để thắng được "chất" vậy
cứ cho là nếu Tháo chết,rồi Minh giúp Bị thoát khỏi bàn tay của Đông Ngô an toàn.vậy thì trận Xích Bích,Lưu BỊ tham gia cho vui ah :D vì chiến thắng là phải có chiến lợi phẩm.nếu thắng trận,rồi lại phải chạy.vừa hết bị thế lực này truy sát,lại đến thế lực khác đuổi giết.vậy chẳng hóa ra,Lưu Bị tự rước hổ di họa sao :D (phò Ngô thắng Tào,rồi lại bị Ngô chực nuốt)
ai đọc 3 quốc cũng thấy.cho đến trước trận Xích Bích.Lưu Bị mới chỉ được cái danh "Hoàng Thúc",chứ thế lực thì chả có j.hết nương Lữ Bố,rồi lại về với Tào.sau Tào quay lưng thì lại sang nhờ Tôn Quyền.cái Lưu cần bây giờ là có được 1 lực lượng thực sự,đủ lớn để đường đường chính chính đứng ra tranh đoạt thiên hạ.chứ chả phải là là việc giết cho được Tào.vì cùng lắm,nếu làm thế.Bị cũng chỉ hả được chút cơn giận,gỡ được chút thể diện vì bị Tháo truy sát (việc nhỏ) còn nếu tha cho Tháo,lại có được Thuc (đã giải thích ở trên-chuyện lớn) ấy chả phải nặng nhẹ quá rõ ràng hay sao?
còn về khoản "các thế lực tiềm ẩn",ai cũng biết.khi tiến đánh Đông Ngô.Tào đang là bá chủ Trung Nguyên (coi như là 70-80% thiên hạ).Tháo lần lượt giết Lữ Bố,nuốt 2 anh em Thiệu-Thuật.ấy thế khi tiến đánh Ngô,Tào mới làm bài phú (quên tên :D) ý rằng thắng trận này,là định được giang sơn.về an hưởng thái bình (xây đài Đổng Tước,"tỏa nhị Kiều").bởi vậy trong thực tế,Tào chỉ thiếu 1 bước là giành giang sơn.thiên hạ thời điểm ấy.cũng không có ai đủ khả năng đứng ra tranh đoạt (Tháo đã diệt gần hết rồi còn đâu).bởi thế mới có chuyện "tiệc mơ luận anh hùng" -"trong thiên hạ,chỉ có Tào tôi và Lưu Bị mới là anh hùng thực sự"
1 điều anh quên,khi nói
Địa thế Giang Đông thủ dễ công khó và Quân Sư Gia Cát không hề coi họ là mối đại họa nếu Tào gãy
khi Lưu Bị 3 lần tới lều cỏ mời Minh.ở lần thứ 3,đã được nghe Minh nói về kế "tam phân thiên hạ",khi ấy Minh đã kể ra 2 thế lực lớn là Tào-Ngô ấy.và khuyên Bị chiếm ngay những thành trọng yếu,và làm thế lực thứ 3.hình thành thế chân vạc.vì vậy nói như trên.là hơi sai :D
còn nếu nhìn nhận sự việc,qua thái độ của Gia Cát quân sư.em thấy có ít nhất 3 điểm có thể suy đoán.việc thả Tào,Khổng Minh đã nghĩ đến
1: 3 lần dùng kế,đón chặn,đánh Tào.trong khi quân sĩ của Tào còn 1,2 trăm tên.
trong chiến tranh,việc vây bắt,tàn quân.là việc ko khó.vì khi ấy,tàn quân ít,sĩ khí rệu rã.chỉ muốn chạy và giữ cái mạng.nếu thực sự muốn giết Tào,thì 1 trong 3 lần ấy.chỉ cần 1 lần Khổn Minh cho đặt bẫy hiểm,dồn quân chặt chẽ.là Tháo tất bỏ mạng.hoặc ít nhất là bị bắt.
nhưng ta lại thấy,cả 3 lần.lừa đón đường được Tào.truy quân của Minh không hề truy sát gắt gao.tự hồ như muốn dồn Tháo chạy theo đúng ý mình.rồi đến cửa cuối quên tên :P (là ra khỏi vùng Đông Ngô-về địa phận của Tào)
2: cắt cử Quan Vũ là tướng trấn ải ấy.trước khi cử Vũ đi.Bị đã thốt lên "em ta là người nhân nghĩa,vốn mang ơn Tào.sợ sẽ hỏng việc mất",nhưng Minh vẫn nhất nhất muốn Vũ trấn ải cuối.và làm cam kết
3: sau khi Vũ thả cho Tào chạy.về nhận tội.đáng lẽ theo phép quân.Minh sẽ phải chém đầu Vũ.vì đã có giao kết từ trước (nên nhớ,Khổng Minh là người nổi tiếng nghiêm khắc,quân lệnh như sơn).nhưng Minh lại tha cho Vũ.còn nói "ấy là do số của Tào chưa tận,không trách tướng quân được"
qua 3 việc trên,có thể thấy.phải chăng kế đốt lửa,3 lần đón đường.ấy là Minh muốn dẫn dắt Tào chạy theo con đường mà mình đã vạch ra(nếu chạy lớ ngớ,mà vào tay quân Ngô.thì Tháo chỉ có nước tiêu đời)
rồi cho truy binh đánh rất hờ,lại để Vũ chặn cửa cuối rất quan trọng.nếu lúc ấy mà thả Tào.thì quân Đông Ngô cũng bó tay,không thể truy sát thêm được (vì đã vào địa phận của Tháo rồi còn đâu)-lạm bàn :D
nhachoaloiviet
30-07-2009, 04:56 PM
Mình đã đòng tình với bạn về ý kiến của bạn rồi mà hehe nhưng mình chỉ không dám chắc là Gia Cát cố tình thả Tào về sau khi làm thịt mấy chục vạn quân của hắn,làm cho hắn ốm liệt vì tiếc của.Khi yêu thích tác phẩm thì mình cũng tôn trọng tác giả và mình thấy tác giả nói là số Tào chưa tận thì cứ hãy coi đó là chân lý chứ không phải Gia Cát tìm lý lẽ để thả Tào Tháo về.Mình khôn nghĩ là Gia cát lại sợ Đông Ngô quay sang tát Thục khi Tào chết đến mức độ đó :cho dù Tào có chết thì cũng không thể xóa sổ cái thế 3 chân ngay lập tức vì vẫn còn binh,tướng,triều đình,ban bệ dễ gì Đông Ngô 1 chuyến sang mà thâu tóm thiên hạ.Chưa nói đến Gia Cát còn có nhiều vũ khí siêu nhiên,magic như Thạch trận,Bát quái trận,phép độn ngũ hành cuốn chiếu rút đất cầu núi lửa thì Đông Ngô cũng mệt
ezllydoll
18-02-2010, 07:34 PM
Tại sao Quan Thánh đc thờ phụng ? Mà lại cả ở Việt Nam ?
Mình nghĩ Quan Vân Trường thật sự rất xứng đáng.
Mọi người có thể tham khảo một số bài viết sau, về "Quan Thánh với tình yêu nước của người dân Việt " :
“Việc thờ phượng ông Quan công, thờ Phật, việc tin tưởng vào chư tiên, chư thánh đã có sẵn từ lâu ở miền Nam...” [Sơn Nam 1971: 45]. Do đó, ảnh hưởng của Quan thánh đối với người miền Nam có lẽ khá quan trọng: “Quan Vân Trường [Quan công] hiện thân của ‘trung cang nghĩa khí’, ‘trung nghĩa thiên thu’ đã ăn sâu vào tâm lý mọi người, qua nhiều tuồng hát bội ‘hàng Hớn bất hàng Tào’, không phản bội, giữ lời thề đào viên kết nghĩa.” [Sơn Nam 1993: 100]
Quan thánh được hiểu như một biểu tượng của tinh thần trọng nhân nghĩa, trung tín, hoạn nạn có nhau, bần cùng không biến tâm, giàu sang không đổi chí, trong mọi hoàn cảnh vẫn một dạ chẳng hai lòng... Những đức tính đó có tác dụng không nhỏ đối với những người nuôi chí lớn, muốn tụ nghĩa để trừ gian, diệt giặc, cứu khổn phò nguy, cứu vớt giang san giữa cơn ly loạn... Thờ Quan thánh hiểu cho sâu xa không phải chỉ là sùng bái cá nhân Quan Vũ thời Tam quốc. “Nét nổi bật là thờ Quan công để nhắc nhở việc kết nghĩa, hoạn nạn giúp nhau...” [Sơn Nam 1993: 116]
Trong miền Nam, nếu đã có trường hợp vì địa phương không có đình làng, người dân sở tại phải quyền biến, “lắm khi, tạm xem đền thờ Quan công là đình làng” [Sơn Nam 1992: 47-48], cũng như vậy, khi muốn tránh sự trả thù, đàn áp của thực dân Pháp, người dân vẫn thấy không có gì lấn cấn, băn khoăn trong đời sống tâm linh nên sẵn sàng dựng miếu thờ liệt sĩ chống Pháp qua tấm bình phong là nơi thờ Quan thánh. Về hiện tượng này, Sơn Nam cho biết một thí dụ tiêu biểu, đó là “bốn vị anh hùng chống Pháp ở Cai Lậy (ông Thận, Long, Đức, Rộng) sống mãi trong lòng dân địa phương. Để thực dân không bắt bẻ, gọi chùa Ông (Quan công) nhưng bài vị bên trong ghi Tứ vị thần hồn”. [Sơn Nam 1993: 197]
Từ đó, cũng có thể suy luận thêm rằng không phải tự nhiên mà một số nhà ái quốc Việt Nam thời xưa, khi muốn quy tụ đồng bào chống Pháp, đã ít nhiều vận dụng hình tượng Quan thánh, muốn thỏa mãn phần nào tâm lý quần chúng, nhất là giới bình dân, vốn không phù hợp những lý luận trừu tượng, mà thông thường vẫn có xu hướng dễ chấp nhận những hình ảnh cụ thể, quen thuộc.
Chí sĩ Nguyễn An Ninh (1900-1943) có thể là một thí dụ. Ông là con chí sĩ Nguyễn An Khương, cháu Nguyễn An Cư, quê ở Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Học ở Sài Gòn, qua Pháp du học, hai mươi mốt tuổi (1921) đậu cử nhân luật. Khoảng đầu năm 1927 lại sang Pháp lần nữa học tiếp để thi lấy tiến sĩ luật.
Ngoài nền học vấn phương Tây phong phú như vậy, ông lại “có sẵn một căn bản về triết học Đông phương vững chắc, am hiểu đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng” [Sơn Nam 1992a: 159]. Và chắc rằng ông cũng hiểu tâm lý quần chúng, cho nên ngoài những cuộc diễn thuyết ở Hội Khuyến học Nam Kỳ (Sài Gòn), ngoài làm báo La Cloche fêlée (Cái chuông rè), ngoài việc viết sách Tôn giáo, Trưng nữ vương, hay dịch Dân ước (trích sách Contrat social của J. J. Rousseau), v.v... nhằm hô hào, vận động quần chúng yêu nước chống lại xiềng xích thực dân, nhà ái quốc này từng bị thực dân Pháp kết án tù vì “tội Hội kín Nguyễn An Ninh”, chết trong ngục tù Côn Đảo -- đã tìm phương thức tạo ra cho mình một sự gần gũi, đồng cảm ở đồng bào, bằng cách “thờ Quan công, tụng kinh gõ mõ; hình ảnh của người trí thức trở về nguồn để tìm sinh lực”. Có thể ông đã thành công trong một chừng mức nhất định, vì lẽ “nhiều người tuy không hiểu rành chánh kiến của ông (...) nhưng vẫn mến mộ ông, xem ông như vị thánh sống”. [Sơn Nam 1992a: 161]
[Sơn Nam 1993: 205] viết: ”Nguyễn An Ninh, chiến sĩ yêu nước nhiệt thành không thể làm ngơ trước ảnh hưởng của tôn giáo, ông dùng chuông mõ, tượng Quan công trưng bày trong nhà...” (Các chi tiết về tiểu sử Nguyễn An Ninh, xem: Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Hà Nội: nxb Văn hóa, 1993, tr. 479-480.)
Một thí dụ khác là đạo Minh sư. Minh sư là một tông phái thờ Tam giáo, nhưng trọng về Lão, sử dụng cơ bút, tu đơn (nội đơn, thiền của đạo Lão). Khởi thủy, môn phái này quy tụ các di thần nhà Minh (Trung Quốc), xuất hiện đầu đời Thanh (cuối thế kỷ 17). Tổ thứ 12 của Minh sư là Trần Thọ Khánh, từng sang Việt Nam năm Giáp ngọ (1894), năm sau về Trung Quốc thì tạ thế. Minh sư lúc đầu nuôi chí “phản Thanh phục Minh”, nhưng với thời gian đã biến thái đi nhiều. Khi truyền sang Việt Nam, Minh sư rất có tiếng ở Trung và Nam.
Ngoài Trung, tại Tam Quan, tỉnh Bình Định có chí sĩ Trần Cao Vân (1866-1916), chính là một đạo sĩ Minh sư.
Ở Sài Gòn, trên đường Phạm Đăng Hưng, Đa Kao, có chùa Ngọc Hoàng, tạo tác trong hai năm 1905-1906, vị chủ chùa đầu tiên là Lưu Minh, ăn chay trường, cũng tu Minh sư. [Vương Hồng Sển 1969: 198]
Chùa của Minh sư gọi là Phật đường. Rất nhiều Phật đường của Minh sư là căn cứ mật của nghĩa quân chống Pháp. Theo Sơn Nam, vào đầu những năm 80 của thế kỷ 19, ở Trà Ngoa (giáp ranh với Cần Thơ) đạo Minh sư rất thịnh. Một ngôi chùa ở Trà Ngoa “về danh nghĩa công khai thì thờ ông Quan đế nhưng bên trong là chùa của đạo Minh sư.” [Sơn Nam 1992a: 130]
Một số tranh thờ Quan thánh thường viết phía trên bốn chữ Trung nghĩa thiên thu. Việc kết hợp tín ngưỡng Quan thánh với tình yêu nước của người Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử đã qua, phải chăng là muốn mượn hình ảnh Quan thánh thay cho các khẩu hiệu trung nghĩa, để khỏi quá lộ liễu, vừa che mắt kẻ thù ngoại xâm, mà còn ngầm nhắc nhở, khuyên nhau rằng trong cùng tổ chức phải giữ lòng trung nghĩa để mưu đồ việc lớn của nước nhà, giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại xâm.
Cũng vậy, thờ Quan thánh hồi đầu thế kỷ 20 còn gắn liền với đọc kinh Minh thánh. Trong kinh dạy nhiều về trung hiếu, liêm tiết (là những giá trị đạo đức cơ bản của con người đối với gia đình, xã hội, nước non). Trong thời còn bị thuộc Pháp, khi tụng kinh Minh thánh hàng ngày để thấm nhuần những tư tưởng đó, có thể coi là một cách răn mình trước mồi vinh hoa, bả phú quý mà thực dân và tay sai đem ra câu nhử.
Suy rộng như trên, có thể nghĩ rằng, trong tâm lý người Việt, Quan thánh với hoàn cảnh như thế có lẽ không còn là hình ảnh một ông tướng nhà Hán cách xa mười mấy thế kỷ; trái lại Quan thánh trở thành một biểu tượng của trung nghĩa đối với quần chúng bình dân giữa thời nước mất nhà tan. Phải chăng, bằng cách này, người Việt Nam mặc nhiên đã Việt Nam hóa Quan thánh?
ezllydoll
18-02-2010, 07:36 PM
Tinh thần nhân nghĩa của Quan Vũ :
Chỉ nói Quan Vũ là trung nghĩa như sách sử lưu truyền là chưa đủ. Ở Quan còn là đức nhân nghĩa. Do nhân nghĩa mà có lượng dung người. Khi đánh Trường Sa, Quan Vũ giao chiến cùng lão tướng Hoàng Trung. Ngày đầu, quần thảo hơn trăm hiệp không phân thắng bại. Ngày kế, đánh năm sáu mươi hiệp vẫn nghiêng ngửa đồng cân. Quan Vũ bèn tính chuyện sử dụng ngón đà đao tuyệt chiêu. Thế là: “Vân Trường quay ngựa chạy về. Hoàng Trung đuổi theo, Vân Trường sắp sửa quay đao chém ngược lại, bỗng nghe sau lưng huỵch một tiếng cực to, ngoảnh lại xem, thì thấy Hoàng Trung phải con ngựa chiến khuỵu chân trước, ngã lăn xuống đất. Vân Trường liền quay ngựa lại, hai tay giơ Thanh long đao lên kề vào Hoàng Trung mà quát rằng: Tao hãy tha tính mạng cho mày, mau mau về đổi ngựa khác ra đánh nhau.” [La Quán Trung II, 1994: 243]
Giết được mà không giết. Đức đó lớn thay. Cho nên nếu không phải là Quan Vũ ở ngõ Hoa Dung, thì con người kiêu khí như Tào Tháo chưa chắc đã thèm xuống ngựa xin được tha chết.
Trong đời chinh chiến thành bại đắc thất của Quan, Quan cam chết vì hai chữ nhân nghĩa, mà Quan ẩn nhẫn không chết cũng vì hai chữ nhân nghĩa.
Cam chết vì nhân nghĩa cho nên khi bỏ chạy khỏi Mạch Thành, sa vào tay Tôn Quyền, Tôn lấy lợi riêng mà chiêu hàng, Quan mắng Tôn xối xả để được chết.
Cũng vậy, trước kia, khi Quan thua Tào ở trận Hạ Bì, lòng đã đành quyết tử, nên khi Trương Liêu dụ hàng, Quan khẳng khái nói: “Quan này tuy thế đã cùng, nhưng cái chết ta coi như không vậy.”
Trương nói: “Không sợ thiên hạ cười à?” Quan hỏi: “Ta vì trung nghĩa mà chết, sao lại cười?” Trương nói, nếu Quan chết lúc này thì có ba điều đáng cười:
(i) phụ lời thề kết nghĩa vườn đào;
(ii) phụ lời Lưu Bị phó thác gởi gấm hai chị dâu;
(iii) phụ lòng sở cậy của Lưu trong thế chia ba chân vạc.
Trương đem nhân nghĩa ra thuyết, nên rốt cuộc Quan bỏ ý định liều chết, chấp nhận tạm về với Tào. Đó là cam sống nhẫn vì nhân nghĩa.
Tào cũng vì lòng trung, nhân, nghĩa của Quan nên cam lòng chấp nhận nguyên tắc “hàng Hán bất hàng Tào” của Quan [La Quán Trung I, 1994: 409, 411]. Hiểu Quan nhiều có lẽ là Tào, cho nên Tào mới dung được Quan, nên mới khuất mình xuống ngựa xin Quan tha mạng. Quan không chết vì tay Tào, Tào được sống nhờ tay Quan. Nghĩa tình giữa Quan với Tào là thế, cho nên kết thúc đời Quan có Tào đứng ra lo liệu an táng, khói hương. Kết thúc mối quan hệ Quan, Tào như vậy là tròn trịa.
Về lòng trung nghĩa của Quan, kinh Minh thánh chép:
Ngô nãi:
Nhật nguyệt tinh trung,
Càn khôn đại tiết.
Thiên băng, ngã băng.
Địa liệt, ngã liệt.
(...) Tinh trung xung nhật nguyệt,
Nghĩa khí quán càn khôn.
Diện xích tâm vưu xích,
Tu trường nghĩa cánh trường.
(Như ta đây:
Lòng trung nghĩa sáng như nhật nguyệt tinh,
Tiết tháo lớn sánh cùng trời đất.
Trời sập, ta mới sập.
Đất lở, ta mới lở.
[...] Lòng trung xông thẳng trời,
Nghĩa khí trùm vũ trụ.
Mặt đỏ lòng càng đỏ,
Râu dài nghĩa thêm dài.)
honglinh_hue
18-02-2010, 10:28 PM
Các bác nên hiểu rằng La Quán Trung viết bộ Tam quốc thì lối hành văn mang kiểu " tiểu thuyêt". Nói chung là ý chủ quan rất cao, theo tư tưởng "bênh" Lưu Bị. Câu chuyện lịch sử chỉ đúng 3 phần còn 7 phần là tác giả hư cấu thêm, hình tượng hóa nhân vật (Quan Vũ, Khổng Minh, Tào Tháo, Lưu Bị, Trương Phi, Lữ Bố...). Do đó tính xác thực hì cần phải xem lại. Người sau khi "thẩm lại" Tam Quốc cũng thấy siêu Khổng Minh mắc rất nhiều sai lầm về mặt chiến lược. Còn riêng đoạn Quan Vũ chặn Tào Tháo ở ngõ tắt Hoa Dung thì sử Tàu nó chỉ viết vậy nè: "sau khi thua trận Xích Bích tháo chạy thoát đc nhờ trời đầy sương mù ". Ý các bác thấy sao?
anhemchot
19-02-2010, 01:02 AM
ông Trung thiên sứ đâu?????
ezllydoll
19-02-2010, 02:29 PM
Các bác nên hiểu rằng La Quán Trung viết bộ Tam quốc thì lối hành văn mang kiểu " tiểu thuyêt". Nói chung là ý chủ quan rất cao, theo tư tưởng "bênh" Lưu Bị. Câu chuyện lịch sử chỉ đúng 3 phần còn 7 phần là tác giả hư cấu thêm, hình tượng hóa nhân vật (Quan Vũ, Khổng Minh, Tào Tháo, Lưu Bị, Trương Phi, Lữ Bố...). Do đó tính xác thực hì cần phải xem lại. Người sau khi "thẩm lại" Tam Quốc cũng thấy siêu Khổng Minh mắc rất nhiều sai lầm về mặt chiến lược. Còn riêng đoạn Quan Vũ chặn Tào Tháo ở ngõ tắt Hoa Dung thì sử Tàu nó chỉ viết vậy nè: "sau khi thua trận Xích Bích tháo chạy thoát đc nhờ trời đầy sương mù ". Ý các bác thấy sao?
Sử Tàu cũng có ghi Quan Vũ chặn Tào mà :) Nói chung vẫn chưa điều tra rõ ràng đc.
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.