View Full Version : Bầu Kiên gây “sốc”
dethichoo
10-09-2011, 12:25 PM
Vừa qua bầu Kiên, với bài phát biểu chuẩn bị kỹ càng đã gây sốc cho Lãnh đạo Liên Đoàn bóng đá Việt Nam, mời các bạn xem đoạn Video sau:
cd4YqyNeFrA&feature
dethichoo
10-09-2011, 12:29 PM
và đây là đoạn Video trên VTV:
bqtnm3JPHk0
dethichoo
10-09-2011, 12:30 PM
Và đây là đoạn video trên VTV2:
bqtnm3JPHk0
Congaco_H1R5
10-09-2011, 04:48 PM
Một bài viết khá hay của nhà báo Nguyễn Nguyên
Bầu Kiên và bầu… Dũng
Giới bóng đá nói rằng quả bom của bầu Kiên nổ mạnh nhưng sức công phá của nó thì không thấm vào đâu so với việc bầu Dũng cho nổ.
“VFF không có văn hóa từ chức”
Ông Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng ACB từ khi đầu tư cho bóng đá Hà Nội và “ôm” đội Hà Nội ACB thường được gọi là bầu Kiên.
Ông Lê Hùng Dũng là chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Eximbank, nhà tài trợ chính cho V-League, cũng là phó chủ tịch VFF, chưa bao giờ được ai gọi là bầu cả nhưng ở ngôi nhà VFF thì ai cũng hiểu đấy là ông bầu của VFF.
Cá nhân tôi vẫn thích gọi ông Dũng là bầu Dũng vì cái cách ông quản lý hai bộ máy bóng đá với hai chức danh phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF và chủ tịch LĐBĐ TP.HCM. Cả hai tổ chức này đa phần đều sống bằng tiền của “bầu Dũng” mang về từ mối quan hệ của mình và từ cách kiếm tiền cho bóng đá.
Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông, tiếng nói của bầu Kiên khi đại diện cho các doanh nghiệp và cho bóng đá đã được rất nhiều báo, đài trích đăng. Đấy được xem là quả bom phát nổ từ các doanh nghiệp lâu nay đầu tư cho bóng đá và cứ phải cam chịu theo luật chơi lẫn bị o ép và có nhiều người buộc phải thích nghi. Phải thừa nhận đến mùa giải chuyên nghiệp thứ 11 mà quả bom đấy mới nổ thì rõ ràng là quá muộn.
http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/09/10/15-chot.jpg
Bầu Kiên cho nổ quả “bom” trong buổi tổng kết không trung thực của VFF. Ảnh: ANH THÁI
Trong khi đó, đã nhiều hội nghị ông Lê Hùng Dũng chủ trì và nhiều cuộc tổng kết không nghe, không thấy ông này hưởng ứng. Thế nhưng hội nghị tổng kết vừa qua thì ông Dũng cũng nổ theo và nổ rất gay gắt.
Ở VFF, ông Dũng không tham gia vào công tác tổ chức giải nhưng ai cũng biết bầu Dũng mà không gật thì Eximbank sẽ không tham gia tài trợ chính để bóng V-League lăn. Mà trong ngôi nhà VFF thì người nào mang tiền về nhiều, tiếng nói của người đấy rất trọng lượng. Xin được ví dụ hồi ông Phạm Ngọc Viễn làm tổng thư ký cũng có lúc ông Viễn một mình quyết như ông Dũng đã nói và đã làm thì lập tức gãy ngay bởi nhiều thế lực trong chính VFF đánh vào. Ở đây, bầu Dũng dám lên diễn đàn chia sẻ và dám nói vào những tồn đọng trong công tác tổ chức bởi một tay ông Dũng là phó chủ tịch VFF, còn một tay thì nắm nhiều chức vụ lớn ngoài xã hội và mang tiền về cho bóng đá.
Chiều 8-9 trong hội nghị, ông Dũng quyết ngay “Mùa tới phải lập Ban trọng tài và chắc chắn anh Mùi (Chủ tịch Hội đồng Trọng tài - NV) sẽ không có trong ban này mà chỉ làm giám sát thôi. Nếu anh Mùi không muốn thì anh Mùi có thể nghỉ!”.
Chỉ là phát biểu trong hội nghị nhưng ai nghe cũng hiểu đấy là lệnh! Và chắc chắn là khi đã điểm mặt bộ máy điều hành giải thì bầu Dũng sẽ còn lệnh nhiều thứ nữa.
Đến lúc này thì nhiều người lại thấy ông chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ không đơn độc với những phát biểu lo lắng về công tác điều hành giải mà nhiều lần ông Hỷ nói thì cứ nói còn những nhà tổ chức thì cứ theo lối mòn cũ kỹ của họ. Đồng hành với ông Hỷ còn có bầu Dũng cũng là người “ngoại đạo” như ông Hỷ.
Lâu nay trong bóng đá thường ngầm có hai phe “có đạo” (những người được đào tạo bóng đá, trưởng thành từ bóng đá) và phe “ngoại đạo”. Thường thì phần lý của phe “có đạo” rất lớn và bành trướng rất rộng, sau đó hình thành như một vòng tròn khép kín và thành một thế lực. Đấy cũng là phần mà bộ máy điều hành giải hình thành chân đế rất chắc nhưng tiếc là nhiều khi phần chuyên môn lại ít được sử dụng bằng phần tiểu xảo. Đấy là lý do nhiều doanh nghiệp bây giờ không ủng hộ những nhà điều hành giải mà tiếng nói của bầu Kiên như một quả bom hẹn giờ.
Và tiếng nói đấy đã được đáp lời từ bầu Dũng như một kiểu thể hiện quyền lực.
Bóng đá Việt Nam cần vỡ ra nhiều vấn đề chưa tốt để chấn chỉnh và tốt hơn sau 11 mùa chuyên nghiệp. Thế nên rất mong mọi người bức xúc và lên tiếng vì cái chung để đưa bóng đá Việt Nam vào đúng quỹ đạo hơn là những đấu đá như các nhiệm kỳ trước thường xảy ra.
Rất mong các ông bầu hết mình với cuộc chơi và được tôn trọng khi họ bỏ tiền làm bóng đá mà cũng tôn trọng khán giả.
Và cũng mong một điều chưa được thực hiện đó là các ông bầu làm bóng đá tử tế hãy tẩy chay những ông bầu làm bóng đá vì thành tích và phá hoại bóng đá Việt Nam.
NGUYỄN NGUYÊN
dethichoo
12-09-2011, 08:24 AM
Sao ít thấy ý kiến về một đề tài nóng như vầy? Nếu đó là đúng các bạn hãy ủng hộ nếu nó sai bạn hãy phản đối, hay nó không liên quan đến bạn, xin các bạn hãy cho ý kiến!
themgaidep
12-09-2011, 10:46 AM
Tranh biếm họa từ báo tuổi trẻ
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=518975
hoanghm
12-09-2011, 11:20 AM
Sao ít thấy ý kiến về một đề tài nóng như vầy? Nếu đó là đúng các bạn hãy ủng hộ nếu nó sai bạn hãy phản đối, hay nó không liên quan đến bạn, xin các bạn hãy cho ý kiến!
Mình hiểu tại sao không có ý kiến gì về đề tài nóng như vậy. Đơn giản thôi đa số anh em (Người hâm mộ bóng đá) có biết gì về bóng đá Việt Nam đâu.
hoanghm
12-09-2011, 11:27 AM
Mình đề nghị dẹp hết BCH VFF Thay vào đó là BCH của thanglongkydao đảm bảo Bóng đá Việt Nam sau 1,2 năm phát triển nhanh như cờ.
anh_sai
12-09-2011, 12:33 PM
Sao ít thấy ý kiến về một đề tài nóng như vầy? Nếu đó là đúng các bạn hãy ủng hộ nếu nó sai bạn hãy phản đối, hay nó không liên quan đến bạn, xin các bạn hãy cho ý kiến!
em thấy bầu Kiên đúng mà. Chả thấy ở đâu có cái kiểu treo tiền thưởng cả tỉ đồng trước trận đấu như ở Việt Nam. Như thế chỉ làm hư cầu thủ
hao nam dong
12-09-2011, 01:06 PM
-Giai đoạn cuối của giải bóng đá chuyên nghiệp VN thật là thất vọng,nhiều đội đã trụ hạng rồi không còn mục tiêu gì cả là ngân hàng điểm cho các đội đang cần điểm để trụ hạng,công tác trọng tài quá nhiều sai sót.Theo tôi phải thay hết bộ máy từ ban chấp hành VFF,bộ máy trọng tài..... coi như làm lại từ đầu
hp007hp
12-09-2011, 01:49 PM
Làm lại từ đầu - Làm lại từ đâu?
Khi vẫn những con ng ấy, hết trưởng giải sang trưởng ban rồi lại trưởng giải ???
Một ông chủ tịch HDTT thì ăn thua gì, thí cái ông hạ cánh an toàn!
Mọi người cứ chờ xem năm thứ 12 có khá hơn 11 năm trước ko.
Tất cả vẫn phải vì CAGT hết. Đặt tôi vào cũng thế còn các bạn? Tại sao nhỉ?
toiyeuem
12-09-2011, 01:54 PM
đang cờ tướng chuyển qua bóng đá lộn tùng phèo. nên lập.thanglongbongda.com rồi bàn. cám ơn
Muốn bóng đá Việt Nam được mọi người thật sự quan tâm: 10 năm nữa đi, bây giờ cá nhân mình chẳng bao giờ muốn xem 1 trận bóng nào của V-League nữa =))=))=))
Ông bầu Kiên phát biểu thì hùng hồn rồi, nhưng thử hỏi nếu không phải là cổ đông chính trong Ngân Hàng Eximbank ông ấy có mạnh dạn thế không? hay là thôi thì mặc xác nó chẳng thèm quan tâm...Còn nói và dám nói vẫn còn nhiều người hâm mộ lắm, chẳng qua nói thế nói mãi cũng vẫn vậy thôi. Ông Kiên dọa không tài trợ cho V-League nữa lên mới có tác động lớn đến như vậy, chung quy đồng tiền có sức mạnh lớn nhất trong cuộc chơi mang tên V-League, thôi tạm chuyển qua quan tâm theo dõi giải bóng đá này nè các bác:
http://www.thanglongkydao.com/fantasy-premier-league/9096-fantasy-tlkd-2011-2012-a.html, ở đó có các ông bầu (có cả bà bầu nữa nhé :D) chơi sòng phẳng, gay cấn và quyết liệt, không bao giờ có tiêu cực :))...Nghe nói Eximbank đang định tài trợ cho giải đấu này: Giải bóng đá của các mem TLKD, đã thấy hấp dẫn chưa các bác? :P
dethichoo
12-09-2011, 02:00 PM
Tổ chức các giải bóng đá nên để cho những người biết bóng đá và có tâm với bóng đá thì bóng đá Việt Nam mới phát triển được. Những người lợi dụng bóng đá để hưởng lợi cho mình và gia đình thì nên nhường ghế cho người khác.
Vẫn nghe báo,đài nói về các quan chức tham nhũng sử dụng công quỷ để đi du lịch, còn các vận động viên thì nghèo đói.Sắp tới phải lập chủ đề nói về các quan tham thôi. Tập hợp các bài báo, bài viết để dễ nhớ dễ theo dõi, có như vậy mới ngăn chặn được chiều hướng tham nhũng đang gia tăng.
đang cờ tướng chuyển qua bóng đá lộn tùng phèo. nên lập.thanglongbongda.com rồi bàn. cám ơn
Đây là mục để các member TLKD bàn luận về thể dục thể thao nên nói chuyện về bóng đá thoải mái bác nhé, nếu bác chỉ quan tâm đến cờ tướng mời bác sang mục khác, cám ơn!
Congaco_H1R5
12-09-2011, 02:04 PM
Sắp tới phải lập chủ đề nói về các quan tham thôi. Tập hợp các bài báo, bài viết để dễ nhớ dễ theo dõi, có như vậy mới ngăn chặn được chiều hướng tham nhũng đang gia tăng.
Chặn gì nỗi mà chặn hả bác .
Mấy quan tham làm gì có thời giờ đọc báo , thời giờ để mấy bác ấy đi hưởng thụ với mấy em chân dài , bia bọt.... chứ
Chặn gì nỗi mà chặn hả bác .
Mấy quan tham làm gì có thời giờ đọc báo , thời giờ để mấy bác ấy đi hưởng thụ với mấy em chân dài , bia bọt.... chứ
Sao em không phải quan tham mà cũng vẫn thích mấy vụ bia bọt, chân dài này bác Gà ơi :((, hy vọng em không được làm quan :)):)):))
Congaco_H1R5
12-09-2011, 02:07 PM
Sao em không phải quan tham mà cũng vẫn thích mấy vụ bia bọt, chân dài này bác Gà ơi :((, hy vọng em không được làm quan :)):)):))
Giữa chuyện thích và chuyện được có một khoảng cách , đâu hải cứ thích là được :)):)):))
hp007hp
12-09-2011, 02:16 PM
Mình hiểu tại sao không có ý kiến gì về đề tài nóng như vậy. Đơn giản thôi đa số anh em (Người hâm mộ bóng đá) có biết gì về bóng đá Việt Nam đâu.
Không phải đa số ko biết vê BD Việt Nam, nhưng đa số không có tiếng nói quan trọng gì cả. Khán giả BD nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung ko tận dụng được việc mình là thượng đế nên ko phải thượng đế. Cũng phải hỏi tại sao?
dethichoo
12-09-2011, 05:59 PM
Giữa chuyện thích và chuyện được có một khoảng cách , đâu hải cứ thích là được :)):)):))
Cái khác biệt của người giàu và người nghèo là: người giàu đi xe hơi uống bia ôm, còn người nghèo là đi xe ôm uống bia hơi ,he he!
dethichoo
12-09-2011, 06:03 PM
Mặc kệ bất bình, đừng mơ từ chức
"SGTT.VN - Đến hôm qua 11.9, phía liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết, chuyện nhân sự có liên quan đến việc thay thế người làm trưởng giải, chủ tịch hội đồng trọng tài lẫn tổng thư ký vẫn chưa có gì thay đổi.
>> VFF lật lại “vụ án” 500 triệu
>> Clip: Toàn văn bài phát biểu cực sốc của bầu Kiên
Việc các quan chức VFF cất công đi hỏi vài đại diện đội bóng, ai đã đồng lòng với ý tưởng lập Super Liga. Sau đó, VFF công bố, các đội bóng không đồng lòng với ý kiến bầu Kiên. Thêm vào đó, họ “dũng cảm” tuyên bố hai chữ “thành công” cho mùa giải 2011.
Cách phản biện thiếu tính fair-play này càng khiến sự bất bình của các đội bóng dâng cao hơn. Ai cũng rõ vài đại diện đội bóng dự cuộc họp thường vụ đều là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến VFF. Vì vậy chẳng ai dại nhận mình đồng lòng với ý kiến chê trách VFF là điều đương nhiên. Ông Võ Quốc Thắng, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Hoàng Mạnh Trường… những ông bầu có quyền sinh sát thật sự ở một đội bóng đã đăng đàn để ủng hộ bầu Kiên.
Thật ra sự bất bình này đã bắt đầu từ năm năm trước, trong một cuộc gặp mặt giữa một nhóm đội bóng doanh nghiệp thật sự. Họ bàn về chuyện tự ra những quy chế cho riêng mình, như không dùng các cầu thủ đang bị kỷ luật của câu lạc bộ khác, khống chế giá trần trong việc chuyển nhượng, không biếu xén trọng tài, quan chức VFF… Thế nhưng, cuộc họp ngày ấy đã tan đàn vào phút chót vì một ông bầu phía Bắc đã nói thẳng, khi chỉ một nhóm chơi với nhau thế này, khi mà VFF ngó lơ cho những câu lạc bộ còn lại muốn làm gì thì làm, thì hoá ra chúng ta chỉ làm trò cười à?
Sự kiện cùng nhau làm bóng đá sạch không thành cũng đánh dấu luôn sự đi xuống của hàng loạt đội bóng. Quá nản, bầu Đức chọn cách để Hoàng Anh Gia Lai chơi cầm chừng chờ ngày lứa cầu thủ học viện Arsenal của ông “chín”. Bầu Thắng cũng chẳng thiết tha gì đầu tư thêm cho Gạch, Đồng Tâm Long An sau nhiều mùa thoi thóp đã đi thẳng xuống hạng nhất. Đội bóng của bầu Kiên, người cương quyết: “Một đồng cho trọng tài tôi cũng không” cũng rớt hạng. Bầu Trường sa thải giám đốc điều hành Trần Tiến Đại khi phát hiện ra “anh Đại đang làm hỏng cả bóng đá Việt Nam vì đi ngang về tắt”. Thê thảm hơn, bầu Long quá ức đến sức khoẻ suy sụp, Hoà Phát Hà Nội giải tán đội bóng mang tên mình.
Giờ thì các đội bóng, người hâm mộ đòi hỏi phải có sự thay đổi.
Nhưng ai thay, và thay ai?
Trưởng ban tổ chức Dương Nghiệp Khôi đã tuyên bố: “Công việc của tôi là do VFF phân công. Nếu có ai làm tốt hơn thì tôi rút thôi, VFF phân công việc khác tôi sẽ đồng ý ngay”.
Ông Dương Nghiệp Khôi đã nói thẳng: “Công việc của tôi là do VFF phân công. Nếu có ai làm tốt hơn thì tôi rút thôi, VFF phân công việc khác tôi sẽ đồng ý ngay”. Nói vậy nghĩa là chuyện ông Dương Nghiệp Khôi từ chức chắc chắn sẽ không diễn ra.
Nếu như nhớ lại việc tái xuất hiện ở cương vị trưởng giải mùa bóng này của ông Khôi, người ta sẽ nhớ ra rằng ở mùa 2008, khi xảy ra sự cố để chết người ở trận đấu giữa Hải Phòng và Sông Lam Nghệ An, ông Khôi đã cương quyết không từ chức. Cho đến khi bị lãnh đạo tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu, ông mới rời ghế kia mà.
Kỳ thật thời điểm này chưa ai thay thế được ông Khôi, bởi bộ đôi Trần Quốc Tuấn – Dương Nghiệp Khôi chưa từng chia sẻ quyền lực và tìm người thay thế, họ chỉ hoán chuyển vị trí khi gặp khó khăn nhưng về thực chất, mọi chuyện vẫn như cũ. "
scholes
17-09-2011, 01:56 PM
Mình vừa xem toàn bộ bài phát biểu của bầu Kiên trên bóng đá TV , trong mắt tôi bầu Kiên đúng là người hùng khi đã nói lên những điều thối tha đang từng ngày làm hại bóng đá VN, về liên đoàn, BTC V- league, về trọng tài, và về thế hệ các cầu thủ VN hiện nay, những người đang bị đồng tiền làm cho hư thân mất nết; ngày xưa thời của những Hồng Sơn ,Huỳnh Đức ....những người mà tài năng của họ cho đến bây giờ chưa ai trong thế hệ hiện tại có thể đạt tới, họ đá bóng vì đam mê, vì khán giả , vì màu cờ sắc áo.. khi đó giải chưa lên chuyên nghiệp nhưng những trận gặp nhau giữa CLB Quân Đội, CATP hồ Chí Minh, CA Hà Nội... là những trận bóng đá thật sự, sòng phẳng, quyết liệt, chuyên môn cao, người ta mong chờ không khác gì những trận đấu đỉnh cao ở châu âu, còn bây giờ càng ngày càng vớ vẩn, khi bật TV thấy tường thuật V-league là chuyển kênh ngay lập tức; nếu BDVN từ sau sự kiện của bầu Kiên mà tiến bộ hơn thì tất cả người hâm mộ bóng đá nước nhà phải cảm ơn chân thành đến ông
Phải lâu lắm rồi, người hâm mộ bóng đá Việt Nam mới lại có cảm giác hả hê đến thế, dù đội tuyển Việt Nam hay tuyển U23 Việt Nam không tham dự trận đấu hay giải đấu nào vào thời điểm hiện tại. Không phải đợi đến hết 90 phút của một trận đấu để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng như thường lệ, cổ động viên Việt Nam chỉ cần gần 30 phút phát biểu của "bầu" Nguyễn Đức Kiên, hay chỉ vài phút ngắn gọn theo cách trích lại những câu nói có trọng điểm của chương trình Thể thao 24/7 trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam, để được tận hưởng cảm giác thỏa mãn.
Rõ ràng là những lời phát biểu như "tát nước vào mặt" các quan chức Liên đoàn bóng đá Việt Nam tham dự buổi họp tổng kết V-League mùa giải 2011, mùa giải chuyên nghiệp đúng nghĩa đầu tiên sau 10 năm quá độ, của "bầu" Kiên đã tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội. Nhìn chung, dư luận đa phần ủng hộ cách góp ý rất thẳng thắn với VFF của 'bầu" Kiên, người đã chỉ ra hàng loạt bất cập trong cách tổ chức, điều hành giải vô địch quốc gia "số một Đông Nam Á" như ai đó từng nhìn nhận cách đây vài năm, khi đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2008.
http://media.thethaovanhoa.vn/2011/09/16/14/03/Bau-Kien.jpg
"Bầu" Kiên đã "tung bom", nhưng chuyện đến đâu thì còn rất khó nói vào thời điểm hiện tại. Ảnh: VSI
Hình ảnh "bầu" Kiên "tay không" nói một mạch rõ ràng, dứt khoát suốt gần 30 phút xứng đáng trở thành hình ảnh tiêu biểu của thể thao Việt Nam trong tuần qua. Dù V-League năm 2011 đã kết thúc được gần một tháng nhưng với sự kiện cuộc họp tổng kết "xưa nay hiếm", bóng đá Việt Nam lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Vô hình trung, "bầu" Kiên đã góp phần làm giảm sự chú ý, kèm theo đó là áp lực, đặt lên vai thầy trò ông Falko Götz khi tuyển U23 Việt Nam đã tập trung được mấy ngày qua ở Trung tâm thể thao Thành Long, chuẩn bị cho Cúp Bóng đá TP.HCM cũng như cái đích xa hơn là SEA Games 26 tại Indonesia vào tháng 11 tới.
Cái ý tưởng lập ra "Super Liga" với trước mắt là 7 đội bóng của các doanh nghiệp tham dự, cũng được nhắc đến rất nhiều. Và trong chuyện này, tiếng nói ủng hộ của dư luận cũng khá mạnh mẽ, dù không hoàn toàn áp đảo như khi nói về các bất cập trong cách điều hành bóng đá của VFF. Một vài ông bầu có tiếng của bóng đá Việt Nam cũng góp sức với "bầu" Kiên, bày tỏ chính kiến sẵn sàng ra "ở riêng" nếu VFF không chịu cải tổ một cách triệt để, mạnh dạn phẫu thuật những "ung, nhọt" đang tồn tại trên cơ thể mình.
Hiện tại, dư luận nhìn chung đứng hẳn về phía "bầu" Kiên nên các phản ứng của VFF cũng vì thế mà ở mức vừa phải. Làm "căng" quá vào lúc này, rõ ràng VFF chỉ có đường thiệt, cho dù họ không đồng tình với rất nhiều điểm trong phát biểu của "bầu" Kiên. Cho đến nay, mới chỉ có các trọng tài Trần Công Trọng và Nguyễn Văn Quyết, những người điều khiển các trận Hải Phòng thắng Hòa Phát và Bình Dương, bị treo còi vĩnh viễn. Sai thì phải xử lý, đó là lẽ tất nhiên. Nhưng dư luận cũng nhanh chóng đặt ra câu hỏi, rằng liệu hai vị "vua sân cỏ" này có phải là những con tốt thí trên bàn cờ thiên la địa võng?
V-League "sạch", cuộc chơi công bằng, đó là đòi hỏi chính đáng của các đội bóng cũng như đông đảo người hâm mộ. Nhưng làm thế nào để có một V-League "sạch" đúng nghĩa thì lại là chuyện khác. Câu hỏi này có lẽ không chỉ dành riêng cho VFF, bởi nếu tất cả các ông bầu đều thẳng thừng từ chối, "không đời nào cho trọng tài dù chỉ một đồng" như "bầu" Kiên, thì liệu những kẻ cơ hội có còn đất làm ăn? Hay đội bóng này không cố tình "đi đêm", rút ruột lực lượng của đội bóng khác thì liệu giá cầu thủ có bị đẩy lên cao chót vót, đến mức phi lý như hiện nay?
Một "quả bom" đã phát nổ, nhưng sức công phá đến đâu và hệ quả sau đó ra sao, thì phải chờ đến khi khói bụi lắng xuống. Có khi, tình hình rồi sẽ "xong xuôi tất cả lại về". Dễ lắm chứ!
Hàn Lâm
Congaco_H1R5
19-09-2011, 12:01 PM
Trong cuộc họp tổng kết giải - Bâu Kiên không được mời dự họp - ông ta đã "cướp diễn đàn " đó :D .
themgaidep
19-09-2011, 12:13 PM
Để xem có thay đổi nào nhằm nâng cao chất lượng của giải đấu không, hay lại "xong xuôi tất cả lại vế".:>:>:>
dethichoo
19-09-2011, 12:31 PM
Chắc chắn VFF sẽ chơi bài hoãn binh, sau đó thì mọi thứ " Vũ Như Cẩn".
Cái bánh quá bự, ai dại gì từ bỏ khi ngồi ăn vô tư mà không có trách nhiệm?
kymoc
19-09-2011, 12:31 PM
" Chúng tôi sẽ cho kiểm tra, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm ..." Câu nói này tớ thấy ở hầu hết các quan chức khi trả lời phỏng vấn ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hãy đợi đấy !!!
hoanghm
19-09-2011, 12:38 PM
Mình thấy từ sự kiện 08/09 Báo thểthao 24h số nào cũng đăng trang 2,3 chỉ trích VFF quyết liệt nhất.
(Mời các bạn vào đường link ở dưới.
http://docbao.com.vn/docbao/bao-tt24h/The_Thao_24h.dec#trang-137605
FGYan
19-09-2011, 12:44 PM
" Chúng tôi sẽ cho kiểm tra, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm ..." Câu nói này tớ thấy ở hầu hết các quan chức khi trả lời phỏng vấn ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hãy đợi đấy !!!
Ngoài ra còn câu "Trách nhiệm đến đâu, xử lý đến đó" .v.v. cũng nói nhiều lần. Vụ anh Tô chủ tịch ở Hà Giang cũng cho kiểm tra bảng danh sách đen nhưng lại không thấy gì, vụ sôi nổi một thời gian rồi lại lắng xuống. Chỉ tội nghiệp 2 cháu Hằng và Thúy đã đưa ra bảng danh sách đen chi tiết tới họ tên, số điện thoại, địa chỉ CQ, mô tả chi tiết phòng làm việc từng đối tượng rồi sau đó lại phải rút đơn vì "nhầm".
dethichoo
19-09-2011, 08:03 PM
Đúng là mấy bác VFF võ công cao cường thật, mấy ông bầu có tiền cứ la, nhưng rồi cũng xong. Dù sao cũng cám ơn Bầu Kiên đã dám nói những điều ai cũng biết nhưng chẳng ai nói!
Phải như vậy mới có biến chuyển trong tương lai, giờ chưa đủ lực làm cái mới thì cũng tạo tiền đề cho cái mới phát sinh!
dethichoo
20-09-2011, 07:31 AM
Theo báo "Dân Trí" Chủ Nhật, 18/09/2011 - 12:30
Trưởng BTC giải V-League Dương Nghiệp Khôi xin rút
(Dân trí) - Đứng trước sức ép từ các doanh nghiệp và người hâm mộ, Trưởng BTC giải 2011 Dương Nghiệp Khôi đã viết đơn xin rút lui trình lên lãnh đạo VFF. Đây cũng là lần thứ 2 ông Khôi phải rời “ghế nóng” kể từ năm 2008…
Kể từ sau lời tuyên bố gây “sốc” của Chủ tịch Hà Nội ACB Nguyễn Đức Kiên, “Trưởng giải” Dương Nghiệp Khôi là cái tên được nhắc đến nhiều nhất xung quanh vấn đề trách nhiệm của BTC trong mùa giải 2011 được đánh giá không sạch, không an toàn như nhận định của các ông “bầu” và một số HLV.
Trong cuộc hội thảo “Doanh nghiệp làm bóng đá và hướng đi cho bóng đá Việt Nam”, 4 ông chủ sở hữu Hà Nội ACB, HA Gia Lai, ĐT Long An, K. Khánh Hòa đều có chung quan điểm phải thay Trưởng BTC giải. Đứng trước sức ép dến từ nhiều phía, Phó chủ tịch phụ trách tài chính đã lên tiếng khẳng định “sẽ có thay đổi ở vị trí Trưởng BTC giải 2012”.
Trưởng giải Dương Nghiệp Khôi lần thứ 2 bỏ "ghế nóng"
Ngay sau cuộc hội thảo, Thường trực VFF đã nhóm họp khẩn cấp để bàn về phương hướng thay đổi để cải tổ bộ máy điều hành giải đấu. Một trong số này là gửi công văn đến 28 CLB (14 V-League, 14 hạng Nhất) để các CLB đề cử ra Trưởng BTC giải gửi về VFF trước ngày 23/9 để Thường trực VFF thống kê trước khi tiến hành bổ nhiệm.
Ít ngày sau khi gửi lá thư chia sẻ đến các cơ quan báo chí, hôm qua (17/9) Phó TTK - Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi đã viết đơn từ chức trình lãnh đạo VFF, cùng lúc ông Khôi cũng gửi thông báo đến 28 CLB trong cả nước về việc không còn đảm đương chức vụ trưởng BTC giải kể từ năm 2012 và đề nghị các CLB sớm chọn ra người phù hợp thay thế.
Quyết định rời bỏ “ghế nóng” ông Dương Nghiệp Khôi đưa ra lúc nào có thể coi là hành động dũng cảm nhằm giải tỏa sức ép cho lãnh đạo VFF. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp công khai chỉ trích và Thường trực VFF gần như chắc chắn phải thay đổi nhằm cứu vãn niềm tin của doanh nghiệp, lá đơn từ chức của “Trưởng giải” Dương Nghiệp Khôi cũng chẳng còn nhiều ý nghĩa.
Trước thông tin “Trưởng giải” Dương Nghiệp Khôi từ chức, một thành viên Thường trực VFF cho biết, Thường trực VFF sẽ sớm thông qua nguyện vọng của ông Khôi khi nhận được lá đơn vào đầu tuần tới.
Quyết định từ chức sau mùa giải 2011, đây là lần thứ 2 Phó TTK Dương Nghiệp Khôi phải rời khỏi vị trí này. Trước đó, sau vòng 18 V-League 2008, ông Khôi đã phải ra đi sau vụ ẩu đả đẫm máu trên sân Vinh (SL Nghệ An - XM Hải Phòng), người lên thay thế điều hành ở 8 lượt đấu cuối là Phó trưởng BTC Nguyễn Hữu Bàng.
Trong năm 2009 - 2010, về hình thức TTK Trần Quốc Tuấn đảm nhận thêm vị trí Trưởng BTC giải, nhưng giới chuyên môn và các CLB hiểu rõ Phó TTK Dương Nghiệp Khôi mới là người vạch ra kế hoạch và đóng vai trò quan trọng trọng việc tư vấn giúp 2 giải đấu này về đích an toàn.
Sau 2 năm “buông rèm nhiếp chính”, đầu mùa giải 2011 Phó TTK Dương Nghiệp Khôi đã được lãnh đạo VFF, đại diện 28 CLB tín nhiệm bầu vào vị trí “Trưởng giải”. Nhưng lần trở lại của ông Khôi đã không êm ả, khi cả V-League và hạng Nhất đều đi xuống về chất lượng. Ông Dương Nghiệp Khôi phải hứng chịu nhiều sức ép nặng nề từ các doanh nghiệp, người hâm mộ và cả VFF.
Để xoa dịu cơn thịnh nộ xuất hiện từ các doanh nghiệp đang đầu tư vào bóng đá, lãnh đạo VFF quyết định để các CLB tự lựa chọn ra Trưởng BTC giải. Sau cuộc hội thảo giữa một nhóm các doanh nghiệp, hiện Phó chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn được xem như ứng cử viên sáng giá cho ghế “Trưởng giải”, Ủy viên Hội đồng trọng tài Đoàn Phú Tấn là ứng cử viên của vị trí Trưởng ban trọng tài VFF.
Theo dòng sự kiện
Các ông “bầu” đồng loạt phản đối, VFF họp khẩn cấp (17/9)
“Phải thay những người cản trở sự phát triển bóng đá Việt Nam” (16/9)
Phó chủ tịch Lê Hùng Dũng: “VFF sẽ làm trong sạch môi trường bóng đá” (15/9)
Các ông “bầu” đồng loạt đòi thay Trưởng giải, làm sạch trọng tài (15/9)
“Bầu” Kiên đề nghị VFF thay đổi triệt để (15/9)
hoanghm
21-09-2011, 10:49 AM
Cay cú vụ bầu Kiên, VFF quay sang "dằn mặt" báo chí ? 13/09/2011 14:13
Sau những phản bác về phát biểu của bầu Kiên, VFF tiếp tục có những động thái hòng "dằn mặt" giới truyền thông. Mới nhất, báo thể thao 24h đã nhận đuợc công văn "khiển trách" từ liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Tin liên quan
» Bầu Đức "tiếp lửa" bầu Kiên phản pháo VFF
» Clip: VFF tuyên bố "trắng án" sau vụ bầu Kiên
» Bầu Kiên, hoa hậu và câu chuyện Gặp nhau cuối năm
» V-League hậu cú sốc bầu Kiên: Chưa thay trưởng giải
» Người hâm mộ Việt Nam cần lắm những người như ông Kiên
LTS: Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng công văn số 713 của VFF phản ứng về việc báo Thể thao 24h đăng bài phát biểu của Chủ tịch CLB HN ACB Nguyễn Đức Kiên:
Cay cú vụ bầu Kiên, VFF quay sang "dằn mặt" báo chí ?
VFF bắt đầu "dằn mặt" báo chí
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xin gửi tới các Quý cơ quan lời chào trân trọng.
Ngày 08/09/2011, LĐBĐVN và Ban tổ chức các giải bóng đá quốc gia mùa giải 2011 đã tiến hành tổng kết công tác giải 2011 và thông qua các kế hoạch chuẩn bị mùa bóng 2012. Với tinh thần cầu thị và dân chủ, LĐBĐVN đã đồng ý cho đại diện các cơ quan thông tấn báo chí được vào dự lễ tổng kết. Tuy nhiên, ngày 09/09/2011 trên một số tờ báo, cụ thể là Thể thao 24h đã phản ánh sai lệch bản chất sự việc, xoay quanh các phát biểu thảo luận của đại diện các Câu lạc bộ Bóng đá.
Điển hình, trong Lễ tổng kết anh Nguyễn Đức Kiên (CLB Hà Nội ACB) có ý kiến xoay quanh công tác tổ chức giải, những vấn đề tồn đọng cần phải được nhìn nhận nghiêm túc để khắc phục, làm tốt hơn trong những mùa giải tiếp theo vì sự phát triển của bóng đá nước nhà. Theo đánh giá của LĐBĐVN và Ban tổ chức giải, những ý kiến của anh Kiên và một số đại biểu khác có nhiều tính xây dựng. Tuy nhiên, trong bài viết " Bom nổ ngang trời" trên trang 2 tờ Thể thao 24h, tác giả Tự Dương đã tổng kết " điểm nhấn duy nhất của buổi tổng kết mà qua đó, cả một mùa giải lẫn thực trạng thối nát của BĐVN phơi bày hết".
LĐBĐVN khẳng định, trong các ý kiến phát biểu tại Lễ tổng kết, không có bất kỳ ai, kể cả anh Nguyễn Đức Kiên, đề cập đến những thực trang thối nát của BĐVN đang được phơi bày. Sự quy chụp với ngôn từ của tác giả Tự Dương "thực trạng thối nát của BĐVN phơi bày hết" đã xúc phạm nghiêm trọng những người làm bóng đá Việt Nam và người hâm mộ, gây sự phẫn nộ trong công luận.
Một trong những nhiệm vụ của báo chí là phải phản ánh trung thực các sự kiện, nhưng cách viết quy chụp, tự tổng kết của phóng viên báo Thể thao 24h đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của ngành thể thao nói chung, bóng đá nói riêng.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam trân trọng kiến nghị các cơ quan quản lý báo chí hỗ trợ chỉ đạo các báo tuyên truyền chính xác sự kiện cũng như đăng cải chính thông tin theo quy đinh của Luật báo chí để định hướng dư luận.
Trân trọng cảm ơn.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
PGS.TS Nguyễn Lân Trung
Cay cú vụ bầu Kiên, VFF quay sang "dằn mặt" báo chí ?
Công văn của VFF
Như chúng ta đã thấy
* ... Chỉ dành cho lớp 1, lớp 2
Một công văn cấp Liên đoàn được gửi đến nhiều cơ quan quản lý báo chí nhưng không hiểu do vô tình hay cố ý mà công văn này đã vượt ra ngoài quy chuẩn về văn phạm. Trong đó có hai lần nhắc “anh Nguyễn Đức Kiên”, một lần nhắc “anh Kiên”. Một công văn nghiêm túc, không thể có cách dùng danh từ chỉ tên riêng một cách bừa bãi đến như vậy. Khi nói “anh Nguyễn Đức Kiên (CLB Hà Nội ACB)” chúng tôi không hiểu là công văn này đề cập đến một Chủ tịch của CLB, hay một cầu thủ. Hiển nhiên, ngôn ngữ báo chí cũng như trong các văn bản, chúng tôi không thể nói một cách trống không “anh Hỷ, anh Trung” hay vắn tắt “anh Hỷ (VFF)”. Bản chất ngôn ngữ trong công văn là thiếu sự tôn trọng những cá nhân liên quan, thiếu tôn trọng những cơ quan được nhận công văn.
Thực tế thì nó cũng đúng so với bản tổng kết mùa giải mà chính Chủ tịch CLB HN.ACB cho rằng: “chỉ dành cho học sinh lớp 1, lớp 2”.
* Cầu thị và dân chủ...
Công văn nêu: “Với tinh thần cầu thị và dân chủ, LĐBĐVN đã đồng ý để đại diện các cơ quan thông tấn báo chí được vào dự lễ tổng kết”.
Liệu thật sự có cái gọi là “với tinh thần cầu thị và dân chủ” hay không khi mà dự kiến trước đó, trong phần thảo luận không có sự chứng kiến, ghi nhận của các cơ quan báo chí.
Chỉ đến khi Chủ tịch CLB HN.ACB, ông Nguyễn Đức Kiên yêu cầu phải có báo chí tham dự phần phát biểu của mình, cánh cửa phòng họp mới được mở ra. Nghĩa là cái gọi là “tinh thần cầu thị và dân chủ” xuất phát từ yêu cầu của ông Nguyễn Đức Kiên. Nếu không có yêu cầu ấy, đồng nghĩa với việc bài phát biểu gây chấn động về những vấn đề tồn tại của VFF, của BTC giải V.League sẽ không được chuyển tải tới đông đảo dư luận, được dư luận đồng loạt ủng hộ.
Cay cú vụ bầu Kiên, VFF quay sang "dằn mặt" báo chí ?
Minh chứng cho sự cầu thị và dân chủ của VFF. (Ảnh: Quang Minh)
Nếu VFF cho rằng phát biểu của ông Nguyễn Đức Kiên- chủ tịch CLB HN ACB và “một số đại biểu khác có nhiều tính xây dựng” thì tại sao ngay ngày hôm sau người ta gần như không thấy một dòng “phát biểu có tính xây dựng” nào của ông Nguyễn Đức Kiên trên tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của VFF?
Thậm chí, khi phát biểu của ông Nguyễn Đức Kiên được rất nhiều tờ báo, đài truyền hình đăng tải thì trên chính web site của VFF, trang vff.org.vn lại không lấy một dòng nào, hay một video clip về bài phát biểu “có tính xây dựng” ấy?
"BCH ngày mai sẽ họp đánh giá bộ máy chuyên môn, không đạt yêu cầu, thay luôn ! Anh Khôi không làm nữa. Nếu cần thiết, anh Tuấn không làm nữa. Ai vào đây, các anh giới thiệu đi"
Đấy chính là điều mà chúng tôi cho rằng chính VFF mới là những người thiếu cầu thị trong việc đưa thông tin đến cho NHM cả nước.
nguồn Cay cú vụ bầu Kiên, VFF quay sang "dằn mặt" báo chí ? - VTC News (http://vtc.vn/thethao/459-301393/binh-luan-the-thao-cua-ban/cay-cu-vu-bau-kien-vff-quay-sang-dan-mat-bao-chi-.htm)
Congaco_H1R5
23-09-2011, 09:03 PM
Trích nguyên văn của Lê Công Vinh
“Tôi yêu Hà Nội T&T. Nếu ông chủ đối xử tốt với cầu thủ thì tôi tin không ai dễ dàng dứt áo ra đi. Tiền quan trọng thật nhưng thiệt thòi một chút cũng không vấn đề gì. Ở Hà Nội T&T, bầu Hiển đã đối xử với tôi quá tốt, đặc biệt trong thời điểm tôi bị chấn thương.
Những tình cảm ấy cộng với khát vọng cống hiến cho đội bóng đã đưa tôi tới quyết định gia hạn thêm hợp đồng 3 năm với Hà Nội T&T”.
Là lá la la :D
Thế nhưng với cái giá khoảng 15 tỉ cả Vinh và Kiên đều gây sốc.
VietNamNet - Phút chót, Công Vinh về với Hòa Phát HN? | Phut chot, Cong Vinh ve voi Hoa Phat HN? (http://thethao.vietnamnet.vn/vn/v-league/8196/ph--250-t-ch--243-t--c--244-ng-vinh-ve-voi-h--242-a-ph--225-t-hn-.html)
nhac_bat_quan
23-09-2011, 09:54 PM
tối qua xem ct đối thoại chính sách của đài vtv giữa 5 tay yên hùng thời nay trên chính trường bóng đá gồm bầu kiên,bầu đức,bầu tiến anh,bầu võ thắng và đại diện vff là ông thật hùng dũng đang đến đoạn cao trào sau cuộc tham vấn tính khả thi của việc ký hợp đồng 20 năm với đối tác AVG (vff nhiệm kỳ chỉ vài năm thôi) đến lúci bầu đức ngứa quá định thò tay em xin có ý kiến thì tay DCT của đài quả là khôn ngoan nhận thấy tình hình đang nóng ko khác chi ở lybya nên vội ngắt lời và hạ màn ngay.quả đấy mà đến lượt bầu đức đăng đàn thì sẽ còn cãi nhau òm tỏi nữa.tình hình khi đó ông vff thật hùng dũng cũng đăng hăng tiết vịt,sẵn sàng tuôn châu nhả ngọc chuẩn bị "khổng minh uốn lưỡi bẻ hủ nho" thì quả bom nổ chậm cũng đã kịp được tháo ngòi vì hết thời gian.nói thật bóng đá việt nam tuy chẳng nổi đình nổi đám cho lắm nhưng xét về mặt lăng xê,tiêu cực,đấu đá tranh giành kèm và các vụ hành xử scadal vô văn hóa của đám cầu thủ mất dạy(lời bầu đức) thì chắc chẳng kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cả.đoạn cuối phiên họp còn có 1 tin nữa khá sốc là việc "anh hỷ" của vff bất ngờ trước báo giới tung đòn độc phản pháo dư luận khi tự mình phê bình,kiểm điểm nghiêm khắc và đơn phương xin rút lui nhằm đề cử người hiền là "anh Kiên" của acb ngồi vào thay thế chức chủ tịch vff.may mà "anh kiên" cũng khá tỉnh từ chối khéo ngay nếu ko đã trúng kế gia cát lượng rồi.
Hôm qua vừa bật TV lên thì cũng vừa hết. Không biết trang http://media.vtv.vn/Media có cập nhật lên không nữa.
hung vi
30-09-2011, 08:01 AM
Đề án Công Ty Cổ Phần bóng đá Việt Nam do nhóm 6 ông" bầu" đề nghị nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của 28 Chủ Tịch CLB, liên đoàn bóng đá Việt Nam vì thế buộc phải chấp nhận
http://nd0.upanh.com/b4.s8.d2/ccaac886e9b5fc9349e6e890eae049d5_35834980.tuanhung2.jpg
Cuộc cách mạng trong làng bóng đá Việt Nam đã xảy ra: Không tiến hành bỏ phiếu chọn Trưởng giải mới hay ký cam kết “bóng đá sạch”, thay vào đó nội dung cuộc gặp giữa VFF và ông bầu của 28 đội bóng dự giải hạng Nhất, V-League 2012 được các ông “bầu” “lái” sang việc thành lập Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) – “sản phẩm” của ông Nguyễn Đức Kiên, chủ tịch đội Hà Nội ACB và năm người đồng cấp của các CLB Đồng Tâm Long An, Ninh Bình, Hoàng Anh Gia Lai, Khánh Hòa, Thanh Hóa.
VPF sẽ thay VFF tổ chức, điều hành V-League. VPF được thành lập bởi các thành viên của V-League 2012 với số vốn điều lệ hơn 21 tỷ đồng. Trong đó, mỗi đội bóng góp một tỷ đồng (tương đương 4,6% vốn điều lệ). Liên đoàn bóng đá Việt Nam góp phần còn lại (chiếm 36,5% vốn điều lệ). VPF thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, thực hiện các quy định của VFF và FIFA. Cơ quan quyền lực cao nhất của VPF là Hội đồng quản trị. VFF với 36,5% vốn điều lệ giữ quyền chủ động nhưng không được áp đặt. Các CLB có tiếng nói riêng nhưng phải đi đúng định hướng…Theo ông Nguyễn Đức Kiên, mô hình này được áp dụng nhiều ở những nước có nền bóng đá phát triển.
Đề nghị thành lập VPF của các ông “bầu” được Chủ tịch VFF, Nguyễn Trọng Hỷ đánh giá là hay. Nhưng theo Phó chủ tịch Lê Hùng Dũng, VPF chỉ có thể thực hiện từ mùa giải 2013 bởi việc thành lập phải qua nhiều khâu, mất rất nhiều thời gian. “Tôi viết đề án này trong hai tiếng. Thêm một tiếng cùng anh em thảo luận, chỉnh sửa. Chỉ cần một tháng là VPF được thành lập”. Ông Kiên phản bác.
Sau ý kiến của chủ tịch đội Hà Nội ACB, hàng loạt ông “bầu” đăng đàn ủng hộ. “Bầu” Thắng của Đồng Tâm Long An cho rằng đây sẽ là bước đột phá của bóng đá Việt Nam. “Nếu làm tốt phương án này, theo tôi chỉ chừng hai năm là chúng ta vượt qua Thái Lan”. Ông Thắng nhấn mạnh.
“Bầu” Đức của Hoàng Anh Gia Lai cho rằng đây là lựa chọn tất yếu bởi “chỉ có thay đổi một cách toàn diện, V-League mới khá lên được”. Không riêng nhóm sáu ông “bầu” đề nghị thành lập VPF, toàn bộ các ông chủ và đại diện CLB còn lại cũng ủng hộ tuyệt đối phương án thành lập VPF.
Các đại diện của giải hạng Nhất 2012 thậm chí còn đề nghị thành lập một công ty tương tự điều hành giải đấu này. Nếu không, cần tạo cơ hội để 14 đội hạng Nhất góp vốn vào VPF nhưng mức đóng góp ít hơn các đội V-League.
Sự ủng hộ tuyệt đối của 28 CLB cho đề nghị thành lập VPF buộc VFF phải thay đổi. “Bóng đá chuyên nghiệp không thể tách rời doanh nghiệp. Phải bắt tay nhau vì sự phát triển của bóng đá nước nhà. Đề án của các ông “bầu” – vốn là những doanh nhân giỏi, là rất hay, rất khả thi. Chuyện thành lập VPF không cần tới thường trực VFF quyết. Bản thân tôi có thể quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đôi khi có những cơ hội lịch sử xuất hiện, phải nắm bắt ngay không để nó trôi qua được. Nhiệm kỳ VI của VFF sắp kết thúc, nếu đề án này thành công sẽ giúp các nhiệm kỳ sau hoạt động dễ hơn”. Chủ tịch VFF, Nguyễn Trọng Hỷ lên tiếng ủng hộ phương án thành lập VPF.
Người đứng đầu Liên đoàn bóng đá Việt Nam đề nghị các ông “bầu” sát cánh với VFF trong việc thành lập Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Theo tiết lộ của ông Hỷ, VFF sẽ thành lập một tổ công tác, làm việc cụ thể với các ông “bầu” vào đầu tuần tới để xúc tiến việc thành lập VPF.
“Tốt đẹp nhất là phương án này hoàn tất trong khoảng một tháng, trước thời điểm Đại hội thường niên của VFF (giữa tháng 12) và mùa bóng 2012 vẫn diễn ra như kế hoạch. Nhưng nếu việc thành lập VPF kéo dài hơn, có thể lùi ngày khai mạc mùa bóng mới”. Ông Hỷ nói
(Theo Khoa Nguyễn)
themgaidep
30-09-2011, 09:37 AM
Cái dự án thành lập công ty điều hành bóng đá kiểu này trước đây ông Mai Liêm Trực, cựu chủ tịch VFF đã từng đễ xuất rồi. Chỉ có điều ngày ấy ông Trực không có đồng minh để thực hiện kế hoạch trọn vẹn.
Thành lập công ty VPF sẽ đạt được các tiêu chí: có điều kiện tuyển dụng người tài để điều hành giải, chế độ và chính sách được đảm bảo đủ sống cho các nhân viên tham gia giải. Các CLB không phải đóng nhiều tiền. Thu chi minh bạch.... nhưng sẽ rất chông gai khi phải đi những bước đi chập chững....
Chứ như bây giờ, VFF nhiều tiền thế mà chẳng minh bạch chi tiêu gì cả, minh bạch mỗi chế độ cho Trọng tài với một chế độ ...dưới mức nghèo khổ. Các bác điều hành VFF cứ thích làm kiểu tù mù cho dễ ...làm ăn kinh tế!
themgaidep
30-09-2011, 01:48 PM
Đọc bài này hay quá, copy lại các bác xem@};-@};-
Ngoại hạng Anh - hình mẫu cho Công ty VPF
FA Premier League (Ngoại hạng Anh) - giải VĐQG hấp dẫn nhất thế giới hiện nay - cũng nằm dưới sự quản lý và điều hành của một công ty riêng rẽ, hệt như đề án mà các ông bầu bóng đá Việt Nam vừa đề xuất với VFF.
Ý tưởng ly khai
Buổi giao thời của thập niên 1980 và 1990 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của bóng đá Anh. Ở cấp độ ĐTQG, tuyển Anh thi đấu thành công và lọt vào tới bán kết World Cup 1990. Ở cấp CLB, sau khi được UEFA dỡ bỏ lệnh cấm vận thi đấu ở các Cup châu Âu trong năm năm vào năm 1990, bóng đá Anh có một đại diện là MU đoạt Cup C2 (giải đấu bị khai tử năm 1999).
Những thành công ấy kéo theo việc doanh thu từ truyền hình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bóng đá Anh. Năm 1988, khi kí hợp đồng mới về việc bán bản quyền truyền hình, Football League - hệ thống các giải bóng đá Anh, trong đó có giải vô địch quốc gia First Divison - nhận được tới 44 triệu bảng cho bản hợp đồng bốn năm, cao hơn đáng kể so với mức 6,3 triệu bảng trong hai năm từ 1986 đến 1988.
Chiếc Cup C2 của MU năm 1991 và thành công của bóng đá Anh những năm đầu 1990 là cơ sở để các nhà làm bóng đá Anh khai sinh ra Premier League.
Song song với quá trình đàm phán bản hợp đồng bản quyền truyền hình đó, ý tưởng về một giải đấu ly khai với Football League cũng đã manh nha xuất hiện khi 10 CLB đòi tách ra và lập nên một giải đấu mới có tên là Super League, nhưng về sau được FA thuyết phục ở lại. Tuy nhiên, với đà đi lên của chất lượng, an ninh sân bãi, lượng người xem và doanh thu tăng vọt, những CLB hàng đầu bắt đầu xem xét một cách nghiêm túc việc tách khỏi Football League để tận dụng thời cơ kiếm tiền nhiều hơn từ dòng tiền ngày một lớn được bơm vào bóng đá Anh.
Ý tưởng ly khai đó một lần nữa được đặt ra trong cuộc gặp giữa Greg Dyke, Giám đốc điều hành London Weekend Television (LWT) - một chương trình truyền hình chuyên phát vào dịp cuối tuần - với đại diện năm CLB bóng đá lớn vào năm 1990. Cuộc gặp này đã dọn đường cho một thay đổi lịch sử. Dyke khi đó nhấn mạnh rằng sự ra đời của một giải đấu mới (về sau là giải Ngoại hạng) có lợi cho đôi bên, LWT sẽ kiếm tiền nhiều hơn nếu có một giải đấu chỉ gồm các CLB lớn được phát sóng trên truyền hình quốc gia, còn phía CLB cũng sẽ nhận được những khoản tiền lớn hơn rất nhiều từ việc bán bản quyền truyền hình.
Sự khác biệt cơ bản giữa giải đấu mới với hệ thống Football League là nguồn tiền đổ vào giải chỉ được phân chia trong nội bộ các CLB dự giải. Trong khi đó, miếng bánh quyền lợi này ở giải Vô địch Quốc gia cũ - First Divison - nhỏ hơn đáng kể, do nguồn tiền được chia đều cho mọi CLB trong Football League. Cả năm CLB đều nhận thấy đây là một ý tưởng tốt và quyết định xúc tiến việc thành lập một giải đấu ly khai.
Tuy nhiên, do ý thức rằng giải đấu mới sẽ không được tín nhiệm nếu thiếu sự ủng hộ từ LĐBĐ Anh (FA), đại diện Arsenal, David Dein, được giao nhiệm vụ tiếp xúc và thăm dò xem liệu FA có chấp nhận ý tưởng này hay không. Sẵn đang không thích mối quan hệ kiểu bằng mặt, không bằng lòng với Football League khi đó, FA nhanh chóng bật đèn xanh và xem sự ra đời của một giải đấu mới là cách tốt nhất để làm suy yếu vị thế của Football League.
Bước ngoặt lịch sử
Vào cuối mùa giải 1990-1991, đề án thành lập một giải đấu mới được chấp bút, với quan điểm chung rằng sẽ mang lại nhiều tiền hơn cho mỗi thành viên và gửi đến các CLB có liên quan để lấy ý kiến. Đến ngày 17/7/1991, những CLB hàng đầu của bóng đá Anh đã ký vào Thỏa thuận các thành viên sáng lập, tạo nên những nguyên tắc cơ bản cho việc thành lập giải đấu mới có tên là FA Premier League - giải Ngoại hạng Anh. Giải đấu mới hoàn toàn độc lập với FA và Football League, được chủ động đàm phán và quyết định về các hợp đồng phát sóng (phát thanh, truyền hình) và tài trợ. Vào thời điểm đó, các CLB ký thỏa thuận sáng lập đều nhấn mạnh rằng nguồn thu nhập tăng lên sẽ giúp họ cải thiện đáng kể sức cạnh tranh với các CLB khác khi tranh tài ở ba Cup châu Âu.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/f7/7b/banquyentruyenhinh.jpg
Premier League, Bản quyền truyền hình là bầu sữa dồi dào cho các CLB Premier League.
Tháng 2/1992, các CLB dự giải Vô địch quốc gia First Divison cũ đồng loại rút lui khỏi Football League và đến ngày 27/5/1992, FA Premier League được thành lập với tư cách một Công ty trách nhiệm hữu hạn, có trụ sở riêng đặt tại Lancaster Gate, nơi về sau cũng được FA chọn làm đại bản doanh. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho bóng đá Anh, khi lần đầu tiên có tới bốn hạng đấu cao nhất cùng tồn tại. Premier League là giải Ngoại hạng, Football League giữ ba hạng đấu còn lại. Thể thức thi đấu, với số CLB dự mỗi hạng đấu, số đội lên xuống hạng giữa Premier League với First Divison vẫn được giữ nguyên, giống giữa First Divison (hạng Nhất) với Second Divison (hạng Nhì) cũ, với ba đội xuống hạng và ba đội lên hạng.
Thành công về tài chính và thể thao
Ngay từ khi ý tưởng thành lập giải Ngoại hạng mới manh nha trong nhóm năm CLB hàng đầu, hai đài truyền hình đã chạy đua quyết liệt để giành hợp đồng mua bản quyền phát sóng. ITV ban đầu đề nghị trả 205 triệu bảng, rồi sau đó nâng lên thành 262 triệu bảng. Nhưng nhờ sự hậu thuẫn của Alan Sugar, Chủ tịch Tottenham đồng thời là người đứng đầu nhóm năm CLB hàng đầu, SkyTV của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch đã giành được bản hợp đồng béo bở này, dù số tiền họ bỏ ra ít hơn - chỉ 191 triệu bảng trong năm năm.
Vào thời điểm đó, việc bắt người hâm mộ phải trả tiền để xem thể thao trên truyền hình còn là một khái niệm mới mẻ. Nhưng với cam kết từ phía các CLB dự giải về chất lượng của một giải bóng đá đỉnh cao cùng chiến lược tiếp thị được mô tả là bài bản của Sky khi ấy, giá trị của Premier League dần được thừa nhận rồi đem lại những nguồn thu khổng lồ. Năm 2007, khi đàm phán hợp đồng truyền hình Premier League cho giai đoạn 2007-2010, Sky TV và Setanta đã phải chi khoản tiền kỷ lục 1,7 tỷ bảng.
Ngoài truyền hình, việc gắn tên giải với một nhà tài trợ cũng đem lại nguồn thu lớn. Năm 1993, hãng đồ uống Carling trả 12 triệu bảng trong bốn năm để đổi lấy việc Premier League được đổi tên thành FA Carling Premiership. Đến năm 1997, khi gia hạn hợp đồng thêm bốn năm, khoản tiền mà Carling trả tăng 300%. Từ năm 2001, hãng phát hành thẻ tín dụng Barclaycard trở thành nhà tài trợ mới gắn tên với Premier League khi bỏ ra 48 triệu bảng cho ba năm. Năm 2004, công ty mẹ của hãng thẻ này, tập đoàn tài chính tín dụng Barclays tiếp quản hợp đồng này và trả tới 65,8 triệu bảng cho ba năm tiếp theo.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/f7/7b/Aguero---Torres.jpg
Premier League: Torres và Aguero là hai trong rất nhiều ngôi sao sáng giá ở các giải đấu khác đến đầu quân cho Premier League.
Nguồn thu tăng là nền tảng thuận lợi để các CLB thành viên cạnh tranh sòng phẳng ở phạm vi toàn cầu trong việc trả lương và phí chuyển nhượng. Nhờ đó, Premier League dần trở thành cục nam châm thu hút những ngôi sao sáng giá nhất thế giới đến đầu quân, nâng cao chất lượng, uy tín cũng như danh tiếng của giải đấu. Năm 1992, khi mới ra đời, Premier League chỉ có 11 cầu thủ không mang quốc tịch Anh hoặc Ireland thi đấu, nhưng đến năm 2007, con số này tăng lên thành 250. Sự xuất hiện của những nhà cầm quân ngoại danh tiếng như Wenger, Ruud Gullit, Houllier, Rafa Benitez, Mourinho, Ancelotti… cũng đem lại những hiệu ứng tích cực về chuyên môn và làm đa dạng hóa phong cách bóng đá cho giải đấu.
Premier League thoạt đầu có 22 CLB, nhưng theo yêu cầu của FIFA về việc giảm số trận đấu ở các giải quốc nội để giảm tải cho cầu thủ và tạo điều kiện cho các giải đấu quốc tế, Premier League đã điều chỉnh số đội dự giải xuống còn 20 đội vào mùa giải 1994-1995, với việc 4 đội xuống hạng, trong khi chỉ có hai đội thăng hạng.
Độc lập về mặt quản lý, điều hành, tự chủ về tài chính, bộ máy tinh gọn, nguồn thu dồi dào và chất lượng tăng, Premier League nhanh chóng gặt hái thành công và trở thành hình mẫu đáng mơ ước cho mọi nền bóng đá khác. Trong 19 năm qua, các đại diện Premier League đã ba lần vô địch Champions League (MU vào các năm 1999, 2008), Liverpool (2005), trở thành một quyền lực ở sân chơi danh giá nhất thế giới cấp CLB này .
Minh Kha
Theo vnexpress.net
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.