yeulam-bo-yeutiep
17-02-2015, 01:58 AM
Đạo đánh cờ, rất cần nghiêm cẩn,
Kẻ cao thường tranh trung tâm, thằng thấp đi biên, vừa vừa giữ góc….
Thà mất tiền tài, đừng mất chủ động. Nhưng phải biết: Có những lúc tưởng chủ động mà là lại bị động đằng sau, có những lúc ngỡ bị động hóa ra toàn phần chủ động.
Đánh bên trái thì xem bên phải, đánh đằng sau thì xem đằng trước.
Bên nó sống rồi đừng cần chia cắt, bên mình cũng đủ sống thì liên lạc làm gì?
Muốn rộng đừng quá rộng-nó lỏng lẻo, muốn chắc cũng đừng có quá dày-nó mất công ra.
Nếu chỉ tham sống sợ chết cố gắng cầu sinh, chẳng bằng bỏ đi mà làm việc khác.
Tình hình đang bình lặng chả có gì mà tổ chức bạo động, chằng bằng nhân lúc bình yên để mà củng cố bên mình,
Nó đông mình yếu, phải tìm sinh lộ đã. Mình đông nó yếu, mở rộng thanh thế chứ không giết,
Kẻ giỏi thắng mà quen thắng thì không tranh khí với ai, kẻ giỏi trận pháp thì chẳng đánh nhau với ai, kẻ đánh nhau giỏi thì không bao giờ thua, kẻ biết cách thua thì không bao giờ loạn.
Cái gì cũng trước hết cần sự chính đáng, toàn vẹn, sau rồi thích thắng ai thì thắng!
Vì thế, củng cố bên mình đã, sao cho kiên cố không phá được, sau rồi thì mới nhân khi địch không để ý, mà tấn công nơi không phòng bị, thắng lợi đương nhiên.
Quân địch đang vô sự mà tự củng cố, chắc chắn nó có ý tấn công mình.
Địch bỏ cái nhỏ mà không đòi lại cái gì, chắc là dã tâm nó lớn, chứ không phải nó hiền.
Gặp việc làm bừa, là cái loại vô mưu. Không nghĩ đã trả lời, là kế hay để tranh lấy cái sự thua.
Phàm bày trận, tham nhiều thì thế rối, thế đã rối có cứu được vào mắt!
Đừng chặn chỗ mạnh, chặn thì nó cứng mình lỏng, lỏng thì dễ bị công, cứng thì khó phá.
Lâm vào chỗ bí phải biết biến hóa, thay đổi chiến thuật; biến được thì sẽ thông suốt; thông suốt được thì thoáng đãng, sảng khoái.
Vì thế Thánh* dạy: “Tiến được thì tiến, biết khó phải lùi, đừng có bó buộc”
Thường khi thằng khôn nó biết rõ điều gì rồi thì nó vẫn giữ nghi ngờ-muốn xem cho rõ hẳn, thằng ngu thì còn đang mơ hồ mà đã tưởng thật lắm. Thế thì nếu: biết rõ điểm mạnh điểm yếu của ta lẫn địch, tất thắng; biết rõ thời cơ có thể chiến đâu được hay không, cũng thắng; biết tác dụng khi dùng đông quân hay khi dùng ít quân, cũng thắng; biết lẽ khi nào cần nhanh, khi nào cần chậm, cũng thắng; Giỏi cả công lẫn thủ, cũng thắng; biết lấy nhàn đánh mỏi, cũng thắng; không đánh mà kẻ khác phải khiếp phục, chưa đánh đã thắng rõ.
Vì thế Lão Tử dạy: “tự tri giả minh” (Nếu tự biết mình có được những cái kia hay không? thì chưa cần biết sẽ thắng hay sẽ không thắng, đã là người minh rồi)
Phàm đánh nhau bày trận, tạo thế liên hoàn, đề cao việc tranh quyền chủ động; vào trận chiến đấu, khi chưa quyết được thắng bại thì phải cẩn thận, một li một tấc cũng không được sai hỏng. Ưu thế sắp thắng, phải chú ý bảo toàn. Cục diện bất lợi, vùng lên mà tranh-biết đâu lật ngược.
Mon men ở bên ngoài, dễ thua; chỉ mãi thèm sinh kế, thua; yếu mà không biết phục, lại thua tiếp; Nôn nóng mong thắng, cũng thua;
Thế mình đang yếu, không vội tấn công. Phải biết lưu lại cơ hội, để đến khi có thể ra đòn tuyệt diệu lật ngược tình thế thì giở ra, lúc đó có thể cõi chết trở về, đại hiển thần uy.
Xem thế cục-luận công việc, nếu đều xem xét mọi mặt một cách cụ thể, chi tiết rồi thì còn có cái gì mà phải lo lắng nữa?
(Hoàng hữu trung học sĩ Trương Nghĩ đời Tống biên soạn dựa theo 13 thiên Binh Pháp Tôn Tử)
---
Chú thích:
* Thánh: chắc là Khổng Tử
---
xem thêm Nguyên văn chữ Hán và phiên âm Hán Việt (https://drive.google.com/file/d/0B_N24FSbIPzqbHVNMF9iMGJqZ19NdHVET0pkSDgtNEtZOFVr/view?usp=sharing)
Kẻ cao thường tranh trung tâm, thằng thấp đi biên, vừa vừa giữ góc….
Thà mất tiền tài, đừng mất chủ động. Nhưng phải biết: Có những lúc tưởng chủ động mà là lại bị động đằng sau, có những lúc ngỡ bị động hóa ra toàn phần chủ động.
Đánh bên trái thì xem bên phải, đánh đằng sau thì xem đằng trước.
Bên nó sống rồi đừng cần chia cắt, bên mình cũng đủ sống thì liên lạc làm gì?
Muốn rộng đừng quá rộng-nó lỏng lẻo, muốn chắc cũng đừng có quá dày-nó mất công ra.
Nếu chỉ tham sống sợ chết cố gắng cầu sinh, chẳng bằng bỏ đi mà làm việc khác.
Tình hình đang bình lặng chả có gì mà tổ chức bạo động, chằng bằng nhân lúc bình yên để mà củng cố bên mình,
Nó đông mình yếu, phải tìm sinh lộ đã. Mình đông nó yếu, mở rộng thanh thế chứ không giết,
Kẻ giỏi thắng mà quen thắng thì không tranh khí với ai, kẻ giỏi trận pháp thì chẳng đánh nhau với ai, kẻ đánh nhau giỏi thì không bao giờ thua, kẻ biết cách thua thì không bao giờ loạn.
Cái gì cũng trước hết cần sự chính đáng, toàn vẹn, sau rồi thích thắng ai thì thắng!
Vì thế, củng cố bên mình đã, sao cho kiên cố không phá được, sau rồi thì mới nhân khi địch không để ý, mà tấn công nơi không phòng bị, thắng lợi đương nhiên.
Quân địch đang vô sự mà tự củng cố, chắc chắn nó có ý tấn công mình.
Địch bỏ cái nhỏ mà không đòi lại cái gì, chắc là dã tâm nó lớn, chứ không phải nó hiền.
Gặp việc làm bừa, là cái loại vô mưu. Không nghĩ đã trả lời, là kế hay để tranh lấy cái sự thua.
Phàm bày trận, tham nhiều thì thế rối, thế đã rối có cứu được vào mắt!
Đừng chặn chỗ mạnh, chặn thì nó cứng mình lỏng, lỏng thì dễ bị công, cứng thì khó phá.
Lâm vào chỗ bí phải biết biến hóa, thay đổi chiến thuật; biến được thì sẽ thông suốt; thông suốt được thì thoáng đãng, sảng khoái.
Vì thế Thánh* dạy: “Tiến được thì tiến, biết khó phải lùi, đừng có bó buộc”
Thường khi thằng khôn nó biết rõ điều gì rồi thì nó vẫn giữ nghi ngờ-muốn xem cho rõ hẳn, thằng ngu thì còn đang mơ hồ mà đã tưởng thật lắm. Thế thì nếu: biết rõ điểm mạnh điểm yếu của ta lẫn địch, tất thắng; biết rõ thời cơ có thể chiến đâu được hay không, cũng thắng; biết tác dụng khi dùng đông quân hay khi dùng ít quân, cũng thắng; biết lẽ khi nào cần nhanh, khi nào cần chậm, cũng thắng; Giỏi cả công lẫn thủ, cũng thắng; biết lấy nhàn đánh mỏi, cũng thắng; không đánh mà kẻ khác phải khiếp phục, chưa đánh đã thắng rõ.
Vì thế Lão Tử dạy: “tự tri giả minh” (Nếu tự biết mình có được những cái kia hay không? thì chưa cần biết sẽ thắng hay sẽ không thắng, đã là người minh rồi)
Phàm đánh nhau bày trận, tạo thế liên hoàn, đề cao việc tranh quyền chủ động; vào trận chiến đấu, khi chưa quyết được thắng bại thì phải cẩn thận, một li một tấc cũng không được sai hỏng. Ưu thế sắp thắng, phải chú ý bảo toàn. Cục diện bất lợi, vùng lên mà tranh-biết đâu lật ngược.
Mon men ở bên ngoài, dễ thua; chỉ mãi thèm sinh kế, thua; yếu mà không biết phục, lại thua tiếp; Nôn nóng mong thắng, cũng thua;
Thế mình đang yếu, không vội tấn công. Phải biết lưu lại cơ hội, để đến khi có thể ra đòn tuyệt diệu lật ngược tình thế thì giở ra, lúc đó có thể cõi chết trở về, đại hiển thần uy.
Xem thế cục-luận công việc, nếu đều xem xét mọi mặt một cách cụ thể, chi tiết rồi thì còn có cái gì mà phải lo lắng nữa?
(Hoàng hữu trung học sĩ Trương Nghĩ đời Tống biên soạn dựa theo 13 thiên Binh Pháp Tôn Tử)
---
Chú thích:
* Thánh: chắc là Khổng Tử
---
xem thêm Nguyên văn chữ Hán và phiên âm Hán Việt (https://drive.google.com/file/d/0B_N24FSbIPzqbHVNMF9iMGJqZ19NdHVET0pkSDgtNEtZOFVr/view?usp=sharing)