ky0
12-09-2011, 09:48 PM
Nick nghiadiamusuong tạm thời bị mất, nên tôi tạm dùng nick này. Hi vọng mấy anh chị trong ban quản trị có thể sớm giúp tôi lấy lại nick (:|
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com
Nguồn: stqiyuan.com
Hai năm trước, Tưởng Xuyên trở thành kỳ thủ đầu tiên chấm dứt mười mấy năm thống trị bảng phong thần của “lĩnh nam song hùng” Lữ Khâm và Hứa Ngân Xuyên. Một năm trước, Tưởng giành quán quân giải cá nhân toàn quốc, trở thành “tân kỳ vương” của Trung quốc. Năm nay, với tư cách là chủ tướng, Tưởng đã giúp Bắc kinh bảo vệ thành công ngôi vô địch Liên tái, đồng thời Tưởng cũng giành chức vô địch cá nhân giải Liên tái.
Mấy năm trước không ai nghĩ rằng, cậu thiếu niên xuất thân từ “lục lâm” Triết giang Tưởng Xuyên sẽ có ngày đứng đầu bảng phong thần, là người tạo ra kỷ lục vượt qua Elo 2700, kỷ lục trong cờ mù 1 đối 20 và kỷ lục ván đấu kéo dài nhất-272 nước. Hôm nay, Tưởng Xuyên đồng ý trả lời phỏng vấn của Dương thành nhật báo.
Bí quyết biến thân thành “nhất ca” (“nhất ca” người đứng đầu bảng xếp hạng Elo- bảng phong thần”)
Elo 2709, đây là kỷ lục Elo cao nhất một kỳ thủ tạo ra kể từ khi có bảng phong thần, trước đây cho dù hơn 10 năm hùng bá kỳ đàn của “lĩnh nam song hùng” vẫn chưa thể đạt được. Tưởng Xuyên nói với phóng viên, Tưởng có thể trở thành kỳ thủ đứng đầu bảng phong thần, vượt mốc 2700, bí quyết chính là tham gia nhiều giải đấu. Trong một năm, bất luận là giải gì, chuyên nghiệp hay nghiệp dư Tưởng đều tham gia, có thể nói “to nhỏ đều chén”. Vì thế, Lữ soái và Hứa gia đều gọi vui Tưởng là “điển hình lao động” của kỳ giới.
Tưởng kể: “trước khi chưa vô đich toàn quốc, đúng là tôi tham gia rất nhiều giải nghiệp dư và giải mời của một số địa phương, mục đích là tích lũy kinh nghiệm. Bao năm nay, hiển nhiên mang lại cho tôi rất nhiều thu hoạch, quan trọng nhất chính là tăng cường khả năng ứng biến khi lâm trận của bản thân, cho dù là thi đấu cùng kỳ thủ nghiệp dư nhưng ở đó vẫn có thể tìm thấy nhiều thứ đáng giá cho mình học hỏi. còn về có thể duy trì tỷ lệ thắng cao, tôi nghĩ nguyên nhân là vì, mỗi ván cờ tôi đều rất cẩn thận, đều dốc toàn lực quyết thắng, cho dù thì đấu không tích tôi cũng không từ bỏ, đều tranh thủ chơi tốt mỗi ván cờ”
Vượt qua lời nguyền “mãi mãi về nhì”
Tưởng xuyên năm nay mới 27 tuổi nhưng con đường kỳ nghệ đầy gian truân, sau khi Tưởng bước vào nghiệp cờ chuyên nghiệp, có tới bốn năm Tưởng về nhì: Á quân giải Đại sư các năm 2004, 2005, 2007 và Á quân giải vô địch Châu á năm 2005, á quân giải cờ nhanh Thế giới trí vận hội năm 2008. Một loạt chức á quân như vậy mang lại cho Tưởng danh hiệu “mãi mãi về nhì”, còn làm cho Tưởng có chút nản lòng.
Tưởng kể: “quãng thời gian ấy luôn đoạt á quân, quả là nuốt không trôi, đến mẹ tôi cũng nói : “có cần phải đổi tên để thay đổi vận khí không?”. Nói thật, tôi cũng từng có ý dao động, nhưng cuối cùng đều bị niềm tin đẩy lùi. Khi ấy, niềm tin của tôi là: nỗ lực không nhất định thành công, nhưng không nỗ lực nhất định thất bại.
Tháng 11 năm 2008, cơ hội tôi chờ đợi bao năm cuối cùng cũng tới. Tại Dương Quan Lân bôi, tôi trấn áp Hứa gia, Hồng Trí, Lữ Soái, Triệu lão, Triệu Hâm Hâm và một số cao thủ khác. Với thành tích bốn thắng năm hòa, cuối cùng tôi đã giành chức quán quân, Khi ấy, dù bề ngoài tôi tỏ ra rất bình tĩnh, nhưng nhưng trong lòng tôi thực sự muốn khóc.
Hai lần lệ rơi trường đấu
Năm 2002, Tưởng Xuyên đã là một tượng kỳ đại sư trẻ tuổi, nhưng từ tượng kỳ đại sư tới đặc cấp đại sư, Tưởng phải trải qua 8 năm dài đằng đẵng.
Tưởng kể: “đến nay tôi chỉ có hai lần rơi lệ nơi sàn đấu. Lần đầu tiên là tại đại hội thể dục toàn quốc năm 2002, tôi hậu thủ thắng lợi trước Hồ lão sư, khi ấy tôi phấn khởi vô cùng và không cầm được nước mắt. Vì Hồ lão su vẫn là thần tượng trong tôi, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên tôi chính thức tham gia các giải đấu. Ở đại hội lần ấy tôi xếp hạng ba, cũng nhờ giải ấy cuộc đời kỳ nghệ của tôi rẽ sang một hướng khác, sau giải đó Trương giáo đầu đã mời tôi về đầu quân cho ngự lâm quân, từ đâu kết thúc cuộc sống kỳ thủ nghiệp dư của tôi. Lần thứ hai, chính là khi tôi vô địch giải toàn quốc năm ngoái, cuối cùng tôi cũng đạt được mục tiêu của bản thân. Khi ấy, trong lòng tôi vô cùng kích động, phản ứng đầu tiên chính là chạy tới chỗ Trương lão sư, thông báo niềm vui với lão sư, sau đó tôi chạy về phòng, đóng cửa lại, kể niềm vui và khóc với mẹ. Khi ấy, niềm vui của tôi thật không thể nào tả xiết".
Đầu năm 2009, Tưởng Xuyên chấm dứt mười mấy năm thống trị bảng phong thần của “lĩnh nam song hùng”
Tưởng kể: “Hứa gia vẫn là mục tiêu theo đuổi và học tập của tôi. Năm 1995, Hứa gia có tới quê tôi và có chỉ dạy qua cho tôi, lần ấy lưu lại ấn tượng khó quên trong đời tôi. Bây giờ, kỳ nghệ của Hứa gia vẫn còn rất sung sức, có thể đạt được thành tích như Hứa gia vẫn là mục tiêu tôi phấn đấu.
Tôi không dám nói bản thân đã vượt qua Hứa lão sư. Kỳ nghệ của Hứa lão sư đã đạt tới cảnh giới cao siêu, đến bây giờ vẫn chưa mai một. Chúng ta phải nói rằng có chút khác biệt, lòng cầu thắng của tôi là mãnh liệt hơn. Đối với lần giao tranh cùng Hứa lão sư, tôi rất mong đợi. Nếu thật có cơ hội như vậy, nhất định tôi sẽ cố gắng đánh thật tốt. Tôi cho rằng trình độ của hai bên giờ là tương đương.
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com
Nguồn: stqiyuan.com
Hai năm trước, Tưởng Xuyên trở thành kỳ thủ đầu tiên chấm dứt mười mấy năm thống trị bảng phong thần của “lĩnh nam song hùng” Lữ Khâm và Hứa Ngân Xuyên. Một năm trước, Tưởng giành quán quân giải cá nhân toàn quốc, trở thành “tân kỳ vương” của Trung quốc. Năm nay, với tư cách là chủ tướng, Tưởng đã giúp Bắc kinh bảo vệ thành công ngôi vô địch Liên tái, đồng thời Tưởng cũng giành chức vô địch cá nhân giải Liên tái.
Mấy năm trước không ai nghĩ rằng, cậu thiếu niên xuất thân từ “lục lâm” Triết giang Tưởng Xuyên sẽ có ngày đứng đầu bảng phong thần, là người tạo ra kỷ lục vượt qua Elo 2700, kỷ lục trong cờ mù 1 đối 20 và kỷ lục ván đấu kéo dài nhất-272 nước. Hôm nay, Tưởng Xuyên đồng ý trả lời phỏng vấn của Dương thành nhật báo.
Bí quyết biến thân thành “nhất ca” (“nhất ca” người đứng đầu bảng xếp hạng Elo- bảng phong thần”)
Elo 2709, đây là kỷ lục Elo cao nhất một kỳ thủ tạo ra kể từ khi có bảng phong thần, trước đây cho dù hơn 10 năm hùng bá kỳ đàn của “lĩnh nam song hùng” vẫn chưa thể đạt được. Tưởng Xuyên nói với phóng viên, Tưởng có thể trở thành kỳ thủ đứng đầu bảng phong thần, vượt mốc 2700, bí quyết chính là tham gia nhiều giải đấu. Trong một năm, bất luận là giải gì, chuyên nghiệp hay nghiệp dư Tưởng đều tham gia, có thể nói “to nhỏ đều chén”. Vì thế, Lữ soái và Hứa gia đều gọi vui Tưởng là “điển hình lao động” của kỳ giới.
Tưởng kể: “trước khi chưa vô đich toàn quốc, đúng là tôi tham gia rất nhiều giải nghiệp dư và giải mời của một số địa phương, mục đích là tích lũy kinh nghiệm. Bao năm nay, hiển nhiên mang lại cho tôi rất nhiều thu hoạch, quan trọng nhất chính là tăng cường khả năng ứng biến khi lâm trận của bản thân, cho dù là thi đấu cùng kỳ thủ nghiệp dư nhưng ở đó vẫn có thể tìm thấy nhiều thứ đáng giá cho mình học hỏi. còn về có thể duy trì tỷ lệ thắng cao, tôi nghĩ nguyên nhân là vì, mỗi ván cờ tôi đều rất cẩn thận, đều dốc toàn lực quyết thắng, cho dù thì đấu không tích tôi cũng không từ bỏ, đều tranh thủ chơi tốt mỗi ván cờ”
Vượt qua lời nguyền “mãi mãi về nhì”
Tưởng xuyên năm nay mới 27 tuổi nhưng con đường kỳ nghệ đầy gian truân, sau khi Tưởng bước vào nghiệp cờ chuyên nghiệp, có tới bốn năm Tưởng về nhì: Á quân giải Đại sư các năm 2004, 2005, 2007 và Á quân giải vô địch Châu á năm 2005, á quân giải cờ nhanh Thế giới trí vận hội năm 2008. Một loạt chức á quân như vậy mang lại cho Tưởng danh hiệu “mãi mãi về nhì”, còn làm cho Tưởng có chút nản lòng.
Tưởng kể: “quãng thời gian ấy luôn đoạt á quân, quả là nuốt không trôi, đến mẹ tôi cũng nói : “có cần phải đổi tên để thay đổi vận khí không?”. Nói thật, tôi cũng từng có ý dao động, nhưng cuối cùng đều bị niềm tin đẩy lùi. Khi ấy, niềm tin của tôi là: nỗ lực không nhất định thành công, nhưng không nỗ lực nhất định thất bại.
Tháng 11 năm 2008, cơ hội tôi chờ đợi bao năm cuối cùng cũng tới. Tại Dương Quan Lân bôi, tôi trấn áp Hứa gia, Hồng Trí, Lữ Soái, Triệu lão, Triệu Hâm Hâm và một số cao thủ khác. Với thành tích bốn thắng năm hòa, cuối cùng tôi đã giành chức quán quân, Khi ấy, dù bề ngoài tôi tỏ ra rất bình tĩnh, nhưng nhưng trong lòng tôi thực sự muốn khóc.
Hai lần lệ rơi trường đấu
Năm 2002, Tưởng Xuyên đã là một tượng kỳ đại sư trẻ tuổi, nhưng từ tượng kỳ đại sư tới đặc cấp đại sư, Tưởng phải trải qua 8 năm dài đằng đẵng.
Tưởng kể: “đến nay tôi chỉ có hai lần rơi lệ nơi sàn đấu. Lần đầu tiên là tại đại hội thể dục toàn quốc năm 2002, tôi hậu thủ thắng lợi trước Hồ lão sư, khi ấy tôi phấn khởi vô cùng và không cầm được nước mắt. Vì Hồ lão su vẫn là thần tượng trong tôi, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên tôi chính thức tham gia các giải đấu. Ở đại hội lần ấy tôi xếp hạng ba, cũng nhờ giải ấy cuộc đời kỳ nghệ của tôi rẽ sang một hướng khác, sau giải đó Trương giáo đầu đã mời tôi về đầu quân cho ngự lâm quân, từ đâu kết thúc cuộc sống kỳ thủ nghiệp dư của tôi. Lần thứ hai, chính là khi tôi vô địch giải toàn quốc năm ngoái, cuối cùng tôi cũng đạt được mục tiêu của bản thân. Khi ấy, trong lòng tôi vô cùng kích động, phản ứng đầu tiên chính là chạy tới chỗ Trương lão sư, thông báo niềm vui với lão sư, sau đó tôi chạy về phòng, đóng cửa lại, kể niềm vui và khóc với mẹ. Khi ấy, niềm vui của tôi thật không thể nào tả xiết".
Đầu năm 2009, Tưởng Xuyên chấm dứt mười mấy năm thống trị bảng phong thần của “lĩnh nam song hùng”
Tưởng kể: “Hứa gia vẫn là mục tiêu theo đuổi và học tập của tôi. Năm 1995, Hứa gia có tới quê tôi và có chỉ dạy qua cho tôi, lần ấy lưu lại ấn tượng khó quên trong đời tôi. Bây giờ, kỳ nghệ của Hứa gia vẫn còn rất sung sức, có thể đạt được thành tích như Hứa gia vẫn là mục tiêu tôi phấn đấu.
Tôi không dám nói bản thân đã vượt qua Hứa lão sư. Kỳ nghệ của Hứa lão sư đã đạt tới cảnh giới cao siêu, đến bây giờ vẫn chưa mai một. Chúng ta phải nói rằng có chút khác biệt, lòng cầu thắng của tôi là mãnh liệt hơn. Đối với lần giao tranh cùng Hứa lão sư, tôi rất mong đợi. Nếu thật có cơ hội như vậy, nhất định tôi sẽ cố gắng đánh thật tốt. Tôi cho rằng trình độ của hai bên giờ là tương đương.