PDA

View Full Version : Chia sẻ cùng những người cha (đang đau khổ) !!!



Kiem_Nhat
12-03-2015, 09:12 PM
Chào cả nhà!!!,

Tuần rồi, báo giấy và báo mạng có đăng nhiều bài, sự vụ liên quan đến trẻ em.

Em sưu tầm lại, vì sau khi đọc xong những bài đó, trong lòng thấy rất bứt rứt... mặc dù đây là những vấn đề không liên quan đến Cờ tướng;


Câu chuyện 1
(Nguồn: Báo Dân Trí)

Bé gái lớp 2 mất tích bí ẩn sau giờ tan trường - Ai thấy cháu ở đâu báo giúp bố cháu nhé!


Mọi người ơi ai thấy cháu bé này ở đâu, có thông tin gì thì báo ngay cho bố của cháu nhé!
Cháu tên là Ngô Ngọc Phút (8 tuổi), học sinh lớp 2 của trường tiểu học Bình Mỹ 2, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM bị mất tích sau giờ tan học từ ngày 26/1/2015 đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Anh Hạnh, bố cháu bé kể trong nước mắt: “Suốt hơn tháng qua tôi và những người thân đi nhiều nơi, từ Bình Dương, Bình Phước, rồi Sài Gòn đến các tỉnh miền tây và về tận Cà Mau… để tìm con. Đi đâu tôi cũng dán giấy có hình ảnh, thông tin con gái mình để nếu có ai nhìn thấy giúp đỡ cho cha con sớm sum họp, nhưng đến nay vẫn chưa có tin tức gì…”
Anh Hạnh và vợ là chị Ngô Thị Định lấy nhau chỉ có duy nhất một cô con gái là cháu Phút. Gần 3 năm qua, vì hoàn cảnh nên vợ chồng anh chia tay. Sau đó chị Định sang Campuchia làm ăn và đã đồng ý để con gái cho chồng chăm sóc.
Do công việc phải đi khắp nơi nên anh có thuê người chạy xe ôm ở xóm hàng ngày đưa rước con gái đi học dù trường chỉ cách nhà gần 2km. Xế trưa 26/1, đang đi làm ở Gò Vấp, anh Hạnh rụng rời khi nghe người chạy xe ôm điện thoại báo tin bé Phút mất tích. Ngay lập tứ anh trở về cuống cuồng tìm con nhưng tuyệt vọng.

Khi nghe tin con gái mất tích, mẹ của bé cũng vội vã trở về cùng anh đi tìm con nhưng sau đó, vì công việc nên chị phải trở lại Campuchia để tiếp tục mưu sinh. Vụ việc cũng đã được anh Hạnh và gia đình trình báo công an xã, công an huyện Củ Chi nhưng đến nay cũng vẫn chưa nhận được tin tức gì.

Anh Nguyễn Hữu Hạnh rất mong ai thấy cháu Ngô Ngọc Phút (8 tuổi) ngụ ấp 2, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi-TPHCM xin giúp đỡ liên hệ với anh Hạnh và người thân theo các số điện thoại: 0165.400.8199; 0165.207.4143. Gia đình xin chân thành cám ơn và hậu tạ.



Câu chuyện 2
(Nguồn: Báo Thanh Niên)


Học sinh đánh bạn bằng ghế: Nạn nhân sống trong lo sợ
12/03/2015 08:56


Tôi Viết
(TNO) Có mặt tại TP.HCM, em N.T.H.P cùng cha mình là ông Nguyễn Phước Thành kể về khoảng thời gian mà cô bé phải chịu đựng từ khi bị bạn học dùng ghế đánh dã man ngay tại lớp.
Em N.T.H.P kể lại chuyện bị bạn cùng lớp đánh - Ảnh: Đức Tiến
Sáng 12.3, em P. và ông Thành có mặt tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM để thực hiện cuộc thăm khám kiểm tra lại toàn bộ sức khỏe và tinh thần cho em. Ông Thành bán hàng rong nên thu nhập làm ngày nào ăn ngày đó. Đưa P. lên thành phố khám bệnh, cả nhà phải mượn hàng xóm 6 triệu đồng, đèo nhau bằng xe máy vượt chặng đường gần 200 km với 2 bộ quần áo làm hành trang.
Không hiểu vì sao bị đánh

Bao nhiêu ngày giấu kín chuyện bị bạn đánh là bấy nhiêu ngày con sống trong tình trạng lo sợ và chơi một mình. Cứ đến lớp là xuống ngay phòng Đội ngồi đợi tiếng trống truy bài 15 phút trước khi vô tiết mới vào lớp, không nói chuyện hay chơi với ai nhiều vì sợ bạn bị đánh lây
Em P. cho biết hình ảnh quay lại trong clip là lần thứ hai em bị mấy bạn đánh. Trước đó vài ngày, P. bị các bạn đánh nhưng lúc ấy chỉ bị đánh bằng tay nên không sợ và bị đau như hôm bị đánh bằng ghế.
Hướng mắt về người cha đang ngồi đối diện, P. ngậm ngùi kể lại: “Mấy bạn dùng ghế đánh liên tiếp vào người con, khi đó con vừa đau lại vừa thắc mắc không biết lý do tại sao bị đánh, chỉ biết khóc và van xin đừng đánh nữa nhưng không tác dụng. Những bạn khác thì ai cũng sợ bị như con nên chỉ nhìn mà không dám ngăn cản”.
Khi được hỏi vì sao không kể lại với thầy cô hay cha mẹ về vụ việc, P. cúi mặt nói “tại con sợ”.
Theo lời P., sau hai lần đánh, lớp trưởng V. và mấy bạn đều cảnh cáo: “Nếu mày nói chuyện này cho gia đình hay trường biết thì còn bị đánh dài dài”.
Đặc biệt, P. cho biết đến giờ vẫn còn bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh lớp trưởng cầm chiếc lược đưa cho mình chải tóc sau khi đánh xong. Khi đưa lược, lớp trưởng nói “chải tóc cho gọn gàng và nín lại rồi học không để ai biết chuyện”.
Em N.T.H.P chia sẻ với PV Thanh Niên Online về câu chuyện của mình - Ảnh: Đức Tiến
Chính lời hăm dọa của các bạn đã khiến P. giấu kín chuyện bị đánh gần 2 tháng, đến khi xuất hiện clip trên mạng thì mọi người đều bất ngờ và bức xúc.

Giờ cứ nhắc đến chuyện con mình bị đánh là vợ chồng ông Thành rưng rưng nước mắt. “Cha mẹ nó từ khi hay tin đến giờ có cơm nước gì nổi đâu, cứ loay hoay tìm mọi cách tốt nhất để giải quyết cho con, nhìn thấy tội lắm”, dì của P. chia sẻ.
Ông Thành nhớ lại, hôm đó là ngày 13.1, đang trong giờ học thì P. gọi điện về nhà cho mẹ nói đến rước về vì té cầu thang do chóng mặt chứ có ai ngờ là do bị bạn đánh.
“Vì mẹ nó hôm đó bận, tôi thì đi sớm về muộn không ở nhà nên đã nhờ thầy ở trường đưa về giúp. Về đến nhà thì thấy miệng cháu bị sưng, vai có nhiều vết bầm, tay chân trầy, đưa đi khám bác sĩ thì được chẩn đoán bị chấn thương phần mềm và cho thuốc uống”, ông Thành nói.
P. nói với chúng tôi: “Bao nhiêu ngày giấu kín chuyện bị bạn đánh là bấy nhiêu ngày con sống trong tình trạng lo sợ và chơi một mình. Cứ đến lớp là xuống ngay phòng Đội ngồi đợi tiếng trống truy bài 15 phút trước khi vô tiết mới vào lớp, không nói chuyện hay chơi với ai nhiều vì sợ bạn bị đánh lây, kết quả học của em cũng suy giảm không ít vì nhiều lần phải nghỉ học do mệt”.



Tôi chia sẻ và hiểu thấu nỗi đau của 2 anh (anh Hạnh và anh Thành)!!!

Kiem_Nhat
12-03-2015, 09:38 PM
Tôi đã từng rơi vào tình cảnh hiện tại của anh Hạnh cách đây đúng 3 năm! Giờ mong cháu bé có thể nhớ được số điện thoại của anh Hạnh , một ngày nào đó, cháu có thể gọi về cho anh. Tôi linh cảm anh sẽ tìm được cháu! Anh Hạnh cố duy trì phương tiện liên lạc, nên mở máy liên tục 24/24. (Anh Hạnh nên khai báo hết các thông tin, tình trạng của bản thân anh , mẹ cháu , tất cả những người có thể liên quan ,hiểu rõ gia cảnh anh... để các cơ quan chức năng có điều kiện làm việc , xử lý ... khi manh mối nhỏ nhất xuất hiện; nhưng anh Hạnh vẫn là chủ yếu nhất!).



Mấy năm gần đây, ai đã là cha mẹ đều lo lắng (thầm ) cho con mình về việc trường, việc lớp như câu chuyện thứ 2. Chúng ta, phần lớn đều đã là cha mẹ, nên hiểu được nỗi đau, uất ức của anh Thành. Bé gái đang tổn thương về tinh thần, cần một thời gian rất dài sau này để trở lại bình thường ( hoặc phải thay đổi hẳn môi trường sống). Không thể tổ chức , hè nhau đánh bạn ngay tại lớp như vậy được !


Chúng ta hãy gần gũi con em mình hơn ! (Các cháu luôn nói thật, nhưng phụ huynh cũng phải gần gũi các cháu hơn, linh động hơn , tỉnh táo hơn một chút nữa! Chứ thấy những trường hợp bất thường như vậy, cho qua là không được) . Ngay các vị có cháu trai cũng vậy, không được chủ quan, thấy bất thường là phải áp dụng mọi biện pháp ngay, để tìm ra nguyên nhân thực.

Con cái của chúng ta là tất cả, là số 1 , không ai có thể đụng đến chúng nó trước khi chúng trưởng thành và tự lo!!!

clb Song Hong
13-03-2015, 08:21 AM
Ưu tiên con cái là điều quan trọng nhất bởi con cái là đánh dấu tồn tại của chúng ta trong tương lai, nhu cầu sinh tồn mà
Vấn đề là sau ưu tiên sinh tồn còn bao nhiêu ưu tiên khác: được dạy dỗ, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, nuôi nấng, đỡ đầu trong sự nghiệp ... !
Chúc người cha thêm bản lĩnh để làm chỗ dựa cho tụi trẻ !
Chúc người đàn ông có thê bản lĩnh để làm chỗ dựa cho gia đình !
Chúc các anh em cố gắng để làm gương, làm chỗ dựa cho bạn bè --> sẽ có một hàng ngũ bạn bè vững mạnh, thành đạt !

Kiem_Nhat
13-03-2015, 11:46 AM
Tiếp câu chuyện 2 (sáng nay 13/03/2015)...
(Nguồn: Tinnhanhvietnam VNExpress)


Hai tháng sống trong sợ hãi của nữ sinh bị đánh hội đồng

Suốt hai tháng qua, cô bé phải canh sát giờ mới dám đến lớp, giờ ra chơi lại lủi thủi xuống phòng đoàn đội ngồi để tránh mặt đám bạn đánh hội đồng.
Nữ sinh bị đánh hội đồng vì không 'tuân lệnh' lớp trưởng / Mẹ nữ sinh bị đánh hội đồng: 'Tại sao nhà trường không biết?'
Ngày 12/3, nữ sinh lớp 7/5 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) được cha - ông Nguyễn Phước Thành (39 tuổi) - chở xe máy từ nhà lên khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM). Xét nghiệm bước đầu, các bác sĩ chưa ghi nhận có gì bất thường nên kê toa thuốc nhức đầu và hẹn tái khám vào ngày 26/3.

Nữ sinh lớp 7 bị bạn đánh hội đồng cho biết đã cảm thấy thoải mái khi câu chuyện được nói ra. Ảnh: An Nhơn
Nữ sinh lớp 7 cho biết đã cảm thấy tâm lý thoải mái khi việc bị các bạn đánh được nói ra. Ảnh: An Nhơn
Dáng vẻ cao ráo, trắng trẻo, hoạt bát, nữ sinh cho biết sau khi câu chuyện vỡ lở, tâm lý em hiện đã thoải mái hơn trước nhiều, không còn sống trong lo sợ vì biết mọi người xung quanh bảo vệ mình.

Theo em, sau khi clip được tung lên mạng, một số học sinh, trong đó có bạn nam cầm chồng ghế đánh vào đầu, đã đến xin lỗi em. "Bạn lớp trưởng có lẽ không biết hối lỗi nên vẫn chưa xin lỗi em. Nếu bạn ấy nhận lỗi, em tha thứ nhưng sẽ không nói chuyện và chơi chung nữa. Giờ em muốn chuyển trường khác vì bước vào trường đó bị ám ảnh, tối về không ngủ được", nữ sinh chia sẻ.

Em cho biết học chung với lớp trưởng hai năm liền. Nhiều lần lớp trưởng bắt nạt, dọa dẫm các bạn trong lớp phải nghe lời, nếu ai không phục sẽ bị đánh. "Bạn ấy thường xuyên bắt em mua bánh, rồi dọn dẹp rác do bạn ấy xả. Có hôm em không làm thì bạn ấy nói mày không coi tao ra gì, rồi dọa đánh", nữ sinh lý nhí.

3 ngày trước khi bị đánh hội đồng, em đã bị ăn đòn vì không tuân lệnh lớp trưởng đánh một bạn khác. "Bạn ấy cùng một bạn khác liền nhào vô đánh nhưng bằng tay nên không đau và không để lại thương tích", nạn nhân nhớ lại.

Đầu buổi học chiều 13/1, sau khi đưa bài hát sinh hoạt ngoài giờ, em bị lớp trưởng kêu vào ghế ngồi, sau đó bắt một bạn khác đi ra ngoài. "Em cứ tưởng bạn ấy vào nói chuyện với mình. Nhưng bất ngờ bạn ấy kêu nhiều bạn khác nhào vô đánh liên tiếp, mặc cho em khóc và van xin. Đến giờ em không hiểu lý do vì sao bị đánh", em nói.

Nữ sinh này kể, ngay sau vụ việc, thấy thầy giáo vào dạy, lớp trưởng liền bảo em chùi nước mắt kèm theo lời hăm dọa "nếu mày nói chuyện này thì còn bị đánh dài dài", trong khi hai bạn chơi thân khác thì mua băng keo cá nhân và đưa lược chải đầu cho tươm tất. Do quá đau nên em cúi mặt xuống bàn, sau tiết học thì xuống phòng đội bảo bị đau đầu và choáng nên nhờ thầy phụ trách đội chở về nhà.

"Những buổi học sau đó vì sợ bị đánh nên trước mỗi buổi học em chỉ đến trường trước 5 phút và ngồi ở phòng đội chờ tiếng trống mới dám vào lớp. Khi ra chơi em cũng vào phòng đội ngồi một mình. Nhiều thầy cô hỏi, em bảo là bị đau đầu nên ngồi nghỉ", em kể về hai tháng sống trong sợ hãi.

Nghe con gái kể lại việc giấu kín câu chuyện bị đánh suốt hai tháng, ngồi kế bên, ông Thành không cầm được nước mắt. "Vợ tôi xem chỉ một đoạn rồi khóc ngất. Tính tôi nóng nên bà ấy nói đừng xem. Chỉ nghe kể và thấy dư luận bức xúc quá, tôi cảm thấy con mình đã gánh chịu trận đòn dữ dằn lắm rồi. Sao chúng dã man với con tôi thế", đưa tay vò đầu con gái, ông rưng rưng.

Người đàn ông gương mặt khắc khổ cho biết, hôm đó thấy con về nhà mặt sưng húp, trầy xước nhiều nơi, hai vợ chồng hỏi thì cháu cho biết té cầu thang. Sau đó vợ chở con vào bệnh viện khám, siêu âm nhưng các bác sĩ bảo bị phần mềm. Những ngày sau đó, ông thấy lưng con gái bầm tím, ít giao tiếp hơn, cứ học xong về là ở trong phòng, liên tục bảo đau bụng, nhức đầu rồi xin thầy về sớm. "Giờ tôi mới biết nó đã chịu đựng việc bị đánh 2 tháng trời. Làm cha mẹ, tôi có phần lỗi khi thiếu quan tâm con cái", ông ngậm ngùi.

Ông Thành nguyện vọng con gái mình sớm được chuyển trường để sớm thoát khỏi ám ảnh. Ảnh: An Nhơn
Ông Thành nguyện vọng con gái mình sớm được chuyển trường để sớm thoát khỏi ám ảnh của việc bị đánh. Ảnh: An Nhơn
Ông Thành có 3 người con gái, nữ sinh bị đánh là con giữa, đứa lớn học lớp 10, nhỏ mới hơn 20 tháng tuổi. Ông cho biết gia đình nghèo khổ, hai vợ chồng ông phải chạy xe máy chở khăn bán dạo khắp các chợ ở huyện, mỗi ngày kiếm được 100.000 -200.000 đồng đều lo cho các con ăn học. Vợ đang chăm con nhỏ, gánh nặng gia đình dồn lên vai ông. Nhưng những ngày qua, ông lo chăm con nên không thể đi bán. Để có tiền đưa con lên TP HCM khám, ông phải vay mượn người thân 6 triệu đồng.

"Tôi mong cơ quan chức năng bảo vệ con tôi không bị hăm dọa, trả thù sau sự việc này, đồng thời xem lại công tác quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường", ông nói và cho biết nguyện vọng là con gái mình sẽ sớm được chuyển trường để có thể học tiếp.

An Nhơn

...

Năm con gái tôi học lớp 1, có một cháu trai tăng động học cùng lớp cháu, thường hay bắt nạt cháu; sau khi trao đổi với cô giáo chủ nhiệm vài lần, nhưng không thấy hiệu quả; cô giáo cũng hỏi tôi thêm , xem có phương pháp nào không? Ngay chiều hôm đó, tôi lên trường, gọi thẳng cháu trai đó ra nói chuyện: Minh Anh là con gái chân yếu tay mềm, con là bạn trai cùng lớp phải giúp đỡ và bảo vệ bạn mới đúng chứ, đúng không Tùng (tên cháu trai kia). Tôi khơi niềm kiêu hãnh của thằng cháu đó, ngay lúc đó, mặt mũi nó sáng ngời, tự khoe khỏe nhất lớp, bố mẹ nó còn cho đi tập võ nữa... về sau, hàng ngày , cháu Tùng còn mang kẹo , quà vặt đến cho Minh Anh. Bọn nó giờ vẫn còn liên lạc với nhau. Cháu Tùng nghe nói giờ đang đi tập Whusu ngoài Hà Nội.

Năm lớp 2, tình trạng xấu như năm lớp 1, có phần nặng hơn. Một thằng bé cha mẹ lo làm mướn xa, ở với người cô nó, sáng quẳng đến trường, chiều tự đi về với bọn trẻ trong xóm; thấy con bé Minh Anh nói giọng Hà nội trong trẻo , xin xắn, muốn làm quen không được, nên sinh ra ghét nó, xúi bọn con gái cùng xóm , học chung trường giở trò bắt nạt, ăn hiếp; Được cái, con gái tôi xem tôi như bạn, chuyện gì về nó cũng kể hết. Ngày hôm sau, tôi lấy đón con sớm, dẫn 2 thằng nhóc nữa đứng trước cổng trường, chờ con bé tan học. Thằng bé kia thấy vậy, lủi cổng sau chuồn mất; Tôi làm thế 3 ngày liên tục, thì hiện tượng chấm dứt hoàn toàn, tiệt nọc. Đôi lúc chúng ta phải hành động khẩn trương, không thể "đau đẻ đợi sáng trăng" hay "được vạ thì má đã sưng được". Cuối học kỳ I năm đó, nhà trường của cháu có mời tôi lên, phản ánh: con tôi có hành động bạo lực trong trường. Tôi có lên họp và nhận khuyết điểm; tối hôm đó, nó kể: con trong lúc ra chơi có 1 bạn gái lớp 3, 1 bạn lớp 4 bắt con mua quà ở căng tin để ăn, con nói con không có tiền tiêu vặt, bọn nó vòi vĩnh mãi, như bắt phải đưa, nên con bẻ tay 1 đứa, còn siết cổ 1 đứa, đánh cho mỗi đứa vài cái... Con đâu có quen biết gì tui nó, mà vòi vĩnh, bắt đưa tiền...?! Tôi cũng gật đầu cho xong, ậm ừ cho qua chuyện (trong lòng nghĩ: như vậy là phòng vệ chính đáng, nhưng quá mức cho phép). .. Uh, nhưng thà là như thế!.

Cũng chính trong năm này (2012) xảy ra chuyện con tôi bị bắt đi như câu chuyện 1 của anh Hạnh ở trên!!!

Kiem_Nhat
14-03-2015, 12:13 AM
09x44944xx 2012-08-03 10:09:48.0 8 3x24040xx8x4990 Ngaan haxng ACx ?a?i lo? Bxnh D?xng Ph?ô?ng Phux Thx? Bxnh D?ông B560

Kiem_Nhat
14-03-2015, 01:00 AM
Tôi xin chia sẻ cùng quý phụ huynh một số kinh nghiệm đã áp dụng để giữ liên lạc với bé, hướng dẫn bé đối phó với những trường hợp bất thường :

_ Luôn phải thuộc ít nhất tối thiểu 3 số Điện thoại đề phòng trường hợp khẩn cấp (Cha / mẹ / thầy cô / bạn thân hoặc hàng xóm ++ 113)

_ Biết để lại TN trên diễn đàn (bất kỳ)

_ Biết gây sự chú ý đặc biệt khi gặp đám đông gần nhất , khi có thể (trong trường hợp khẩn cấp)

_ Nắm được một số tuyến xe buýt nhất định gần khu vực sinh sống (mặc dù anh chị và các cháu di chuyển thường xuyên bằng phương tiện khác)

_ Cài đặt quay số nhanh (speed dial) trên điện thoại cho cháu, và dành thời gian (cha, mẹ , con cùng nhau) ôn lại một tuần một lần

_ Tham quan và giúp cháu biết về lưu thông tại một số Siêu thị lớn (trong địa bàn gần), phòng trường hợp có kẻ theo đuôi, có mục đích xấu

_ Cùng nhau hát chung một hoặc nhiều bài mà cháu yêu thích (cùng nhau hát)

_ Bỏ lại một số vật dụng thường sử dụng giúp người thân nhận ra nếu không thể sử dụng điện thoại

_ Rèn luyện kỹ năng bơi thật tốt

_ Tham gia các học kỳ quân sự (nếu điều kiện cho phép)



Mong các anh chị chia sẻ thêm !!!

Cuối cùng, dù cuộc sống có còn nhiều lo toan , bề bộn ... gì đi chăng nữa, thì bọn trẻ vẫn là tài sản vô giá của chúng ta , cần bảo vệ , bằng tất cả các biện pháp và phương tiện có thể!!!

(Mong anh chị em thông cảm, tôi chỉ sinh hoạt trên diễn đàn này, nên đề tài trên rất lạc lõng, không ăn nhập gì với Cờ tướng, mà tôi cũng không biết chia sẻ ở đâu nữa, nên post bài tạm lên đây! Chỉ duy nhất với mục đích anh em ta cùng nhau quan tâm đến bọn trẻ con hơn nữa mà thôi. Xin hết)

cụ Hồng
14-03-2015, 11:04 AM
mợ Kiếm còn thiều những điều cơ bản nhất đấy nhé!

con gái khi đến lứa tuổi sơm nắng chiều mưa, nữ thập tam nam thập lục, con gái tôi đào tạo nó theo phong hóa các cụ xưa để lại, phải biết nấu ăn, lễ phép, đứng ngồi ý tứ, bạn trai và gái không ngồi cùng chiếu, nếu muốn đàm thoại thì cách xa ra một khoảng.

con trai chúng nó đánh nhau thường xuyên, dạy nó học võ để bảo vệ mình, lúc đánh nhau phải biết bảo vệ hai thứ quý giá nhất thủ và bộ hạ, bơi lội, lái xe máy là phải nhuyễn rồi.
vưa đọc cái tin trên báo thấy giáo sư Vũ Khiêu biểu lộ tình cảm với cô Hoa hậu tôi giật hết cả mình, hôn người phụ nữ, lich thiệp chỉ cầm bàn tay hôn nhẹ vào đó, nếu thân mật lắm thì áp vào trán một chút.

con gái tôi cùng bằng nhóc nhà mợ Kiếm nhựa, nhưng nó sàng sỏi lắm rồi, cái éo gì cũng biết thế mới tài

cụ Hồng
14-03-2015, 11:24 AM
hòi còn bé tôi tập Taekwondo mãi chán vì người không to con, lúc chiến đấu không hiệu quả lắm, đi hoc sắm được cái dép nhựa tiền phong, có cái đánh đáo đep là bị trấn không biết tự bảo vệ mà mách cô giáo có mà đợi đấy. vào đại học tôi được ông anh người tỉnh Hoàng Liên Sơn dạy Thất sơn thần quyền. môn này luyện tập cực kỳ khắc khổ, lăn lộn ở sàn bê tông quật mình vào tường, nhưng thấy hiệu quả phết, công phu của các võ pháo khác vào mình nhiều khi không thấy đau đớn, khó phạm vào bản thân mình

Kiem_Nhat
15-03-2015, 07:14 PM
Xin cảm ơn "cụ Hồng" nhà ta đã vào chia sẻ!

Xin cảm ơn anh oze_baned2 vào cảm ơn tôi!.

Anh em có quý mến tôi mới vào comment!.

Hôm trước , tôi có dịp được tham dự buổi giới thiệu về Giải CLB mạnh toàn quốc , Cúp TLKĐ lần 1 - 2015 , cùng báo giới, các cơ quan truyền thông rất tình cờ!(lúc đầu, tính đưa con Bi lên thăm Bác Tuấn, bác béo, chú Trung, chú Trang thôi, uống cà phê hoặc ăn sáng... vì anh em từ Hà nội vào rất đông, hiếm có dịp nào như thế này, lần gần nhất cũng là Giải A1 Toàn quốc Phú Thọ 2011,... lại đang nhớ nhà, nhớ Hà nội nữa...).

Tôi thấy thế này, các anh cùng rất nhiều anh em khác , là những thành viên gắn bó nhiều năm cùng diễn đàn; Thời điểm hiện tại , diễn đàn TLKĐ đang làm tốt công tác phong trào, tổ chức được nhiều sân chơi lớn trên toàn quốc. Chúng ta mừng vì, có làm tốt cái này , sẽ có thêm nhiều sân chơi mới nữa cho anh em Cờ Tướng!. Và, hơn thế nữa, rất nhiều khách mới tới thăm; nhiều thành viên mới tham gia do điều kiện khách quan mang lại; do đó, chúng ta nên chau chuốt hơn mọi khía cạnh.

Tôi khác gì anh em đâu, nhưng chỗ nào chúng ta thoải mái về được ngôn từ, cứ thoải mái; chỗ nào cần nghiêm túc phải nghiêm túc!!!

Tôi không ghé quán uống cà phê nữa vì mệt mỏi! Ông Thợ , cô Huyền...đã góp ý nhiều lần như thế, anh cũng nên để tâm chút xíu.

Tab cứ để ý mà xem, cứ gần giải lớn là y như rằng sắp đứt cáp, gì gì ...đấy! Ông xử lý những vụ đó, tôi thấy êm thấm hơn rất nhiều!!!.

Tôi chẳng có quyền hành, bổn phận, hay trách nhiệm gì ở đây, nhưng tôi thấy đóng góp được cái gì đấy, không làm ảnh hưởng tới diễn đàn chung thì tôi làm.

Văn phong của anh oze-banned 2 vừa quen vừa lạ, 9 bỏ làm 10 vì anh Tab vẫn là thành viên tích cực của diễn đàn, kỹ thuật máy tính cực tốt, ở ngoài đời anh Tab rất hiền, dễ mến chỉ đôi lúc uống diệu nhiều , thiếu kiểm soát trong ngôn từ mà thôi, anh để bụng làm chi!!!

Xin cảm ơn hai anh rất nhiều!

Kiem_Nhat
15-03-2015, 07:38 PM
09x44944xx 2012-08-03 10:09:48.0 8 3x24040xx8x4990 Ngaan haxng ACx ?a?i lo? Bxnh D?xng Ph?ô?ng Phux Thx? Bxnh D?ông B560

Anh chị em thân mến!

Bữa trước em có viết một bài khá dài về vấn đề này, nhưng cũng không hy vọng anh chị sẽ đọc hết; lại hiểu sang ý em độc diễn liveshow nhân dịp xuân về gì đấy thì hỏng. Em cũng không cố ý post sai bài đâu. Em chỉ mong mọi người chú ý đến con số 8 em có được!. Nó chính là kết quả mà thời gian em chăm sóc , gần gũi con bé (như đã chia sẻ ở phần trên ) không uổng phí (đôi lúc trong cuộc sống còn vạn khó khăn, vẫn phải nhờ anh em thân tình trợ lực). 8s cháu dùng phương tiện gọi về (kỹ thuật)+ gần một tháng đi bán cá chiên , bóng bay , lăn lóc bụi đường.. (phương pháp thủ công truyền thống) = kết thúc có hậu: Em tìm lại được cháu.

Cháu bé dưới Trà Vinh trong câu chuyện thứ 2 , đã có trường học tại thành phố , nhận bảo lãnh cho ăn , học đến hết lớp 12. Đó là kết thúc có hậu cho cháu bé!

Còn lại, mong anh Hạnh sớm tìm lại được cháu!!!