Blue Bell
20-09-2011, 08:30 PM
Nghìn trùng e lệ phụng Nghiêm Quân
Vùng Gia Kiệm mình ở gần như được bao bọc xung quanh bởi những rừng cao su bạt ngàn. Bây giờ đất chật người đông, những chủ đồn điền lắm phép cũng cắt bớt ra rồi chạy chọt thành đất thổ cư để bán cho dân chúng nên diện tích của rừng ngày càng thu hẹp lại. Ngày xưa, ông bà mình cứ nghe tới hai chữ “cao su” là lắc đầu le lưỡi, như kiểu “cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo.” Nhưng đến thời con cháu bất hiếu như mình thì không còn hiểu gì mấy về nỗi sợ của ông bà nữa, “bọn thực dân” thì đã cuốn gói từ lâu, cho nên những khu rừng cao su chúng để lại đã biến thành nguồn nuôi sống của nhiều dân nghèo và nguồn mỡ màng để vỗ béo các chủ đồn điền lắm của; và thành chỗ để những đứa dở hơi như mình, thỉnh thoảng, mơ mộng.
Hồi còn bé xíu, mỗi lần ngồi trên xe máy cho bố chở lên Ngọc Lâm thăm bà ngoại, mình phải đi qua không biết bao nhiêu là rừng cao su. Mình thường hay hỏi bố, bố ơi, cây cao su nó có chân à, sao con thấy nó chạy theo mình? Bố nghe vậy chỉ cười khành khạch, bảo, nó có một cái chân nên không chạy theo mình được đâu con. Khi lớn hơn một chút mình mới biết, cái điều khiến mình tưởng cây cao su chạy theo, cũng vì cách người ta trồng nó. Người ta luôn trồng cao su ngay hàng thẳng lối như cái bàn cờ, nên khi mình đi nhanh và nhìn nó từ xa, những hàng cây xeo xéo (so với mặt đường) rất giống nhau kia trông như thể đang chạy rất nhanh theo mình.
Những năm học cấp hai, sáng Chủ Nhật đi lễ về, mình hay đi cùng Hiền và Maika lên nhà chị Lan chơi. Từ nhà chị Lan đi sâu vào một chút cũng là lô cao su. Mùa xuân, những bông cỏ sương mai nở rợp đất, nhìn cả khu rừng như chìm trong một làn sương trắng mỏng bềnh bồng. Mấy đứa con gái lãng mạn nửa mùa tụi mình thường hái mỗi đứa một bó rồi đi tiếp sâu vào trong để đến “thung lũng anh đào”. Cái cây anh đào này không dính dáng gì tới các thể loại hoa đào nhà mình hay Nhựt Bổn, mà nó là một cây bà con chi đó với cây hoa Sưa của miền Bắc, vì lá và hoa y hệt, chỉ có thân cây màu trắng bạc và hoa màu trắng hồng tím. Hoa anh đào nở rộ vào mùa xuân. Cái thung lũng nho nhỏ gần như phủ kín bởi những màu lãng mạn này, nhìn rất thích. Tụi mình chơi quanh quẩn trong đó một lúc rồi về nhà chị Lan gói bánh chưng, rồi mang cỏ sương mai về nhà cắm, kèm thêm một ít hoa cúc dại nữa, rồi suốt ngày cứ đi ra đi vào ngắm cái bình bông mà tự sướng.
Những năm học cấp ba, mình hay cúp tiết môn hóa và chạy ra rừng cao su. Có khi mình cứ đi hoài, đi hoài trong rừng để thấy mọi thứ dần trở nên gần như giống nhau tuyệt đối. Cái thú vị của việc đi sâu vào rừng cao su khác với những khu rừng tự nhiên khác là, bạn có đi bao nhiêu, cũng như không hề đi đâu cả vì cảnh vật không mấy thay đổi. Và nếu đi ngoằn ngoèo một chút, có khi không tìm được đường ra, vì ai biết đã đi vào từ hướng nào. Bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau, phía trên, phía dưới… chỉ có cao su và cao su. Mình trở nên giống một thứ đồ ngu cứ giậm chân tại chỗ. Nhưng cái cảm giác đi hoài lúc đó rất lạ, mình như thể đang lặn dần vào sự yên tĩnh, lặn vào cái gì đó, sự duy nhất, có thể là vậy. Và mình thấy mùi vỏ cây cao su thơm quá, thơm quá đi. Mùi lá khô, củi mục, đất ẩm quyện vào nhau ngai ngái cũng thơm làm sao mà thơm quá đi. Và mình chỉ muốn nằm lăn ra đó ngủ một giấc thật ngon.
Buổi trưa êm ả và yên tĩnh kinh khủng. Chỉ có gió thỉnh thoảng lào xào trên tán cây, nắng xuyên lổ đổ xuống thảm lá màu nâu nhạt. Đâu đó, tiếng chim kêu lích chích, và tiếng trái cao su tách vỏ. Tiếng “tách” rất chắc, gọn và vang vọng cả khu rừng, như khi ta bẻ một cành cây khô. Vào mùa, những tiếng lách tách liên tục vang lên khắp nơi, buộc mình phải nhỏm dậy, ngồi ôm gối mà lắng nghe một cách chăm chú, rồi tự sướng một mình — vì cái cảm giác nghe một âm thanh như thế giữa trưa, một mình, giữa rừng vắng, rất thích. Có hôm, vài hạt tách ra rớt xuống ngay cạnh mình, mình cao hứng vùng dậy và đi sục sạo, lật tung đám lá khô lên để kiếm những hạt cao su bóng bóng tròn tròn màu nâu gỗ, lốm đốm như trứng cút, rồi nhặt cả mớ mang về, lấy bút xóa màu trắng vẽ mặt hề mặt mếu lên mấy cái hạt để trưng cho vui.
Cũng những năm cấp ba ấy, buổi tối, mình hay rủ Hương và Dung, thỉnh thoảng có cả Lan, cùng chạy lên trên đồi ngắm sao. Đường đi nằm ở lưng chừng chia ngọn đồi thành hai nửa, nửa trên là bạt ngàn cao su già, lúc nào cũng rì rào trong đêm như kể những câu chuyện dài bất tận. Nửa dưới xuống tới chân đồi là những cây cao su non mới được trồng, còn chưa cao quá một mét. Những buổi tối ở đây gió lồng lộng, bầu trời cao và trong và xanh thăm thẳm màu của đêm, và rất nhiều sao. Tụi mình thỉnh thoảng cao hứng còn mua cả rượu và… thịt chó lên để nhậu và tán phét. Mùa mưa, buổi tối ở đó sẽ có thể nhìn thấy đom đóm. Đom đóm rợp trời như một trận mưa sao tầm tã. Hàng trăm con, hàng ngàn con, bay lượn tung tăng khắp nơi, như trong truyện thần tiên. Cảnh tượng đó, mình biết, không bao giờ còn tìm lại được.Và cho tới giờ, trời sao ở trên sườn đồi lộng gió đó là trời sao đẹp nhất mà mình từng thấy, đẹp vì nó quá rộng, quá cao, và gắn với quá nhiều kỷ niệm, khi tất cả chúng mình còn rất ngây thơ, đầy năng lượng và còn chưa đi vào cái khoảng thời gian gọi là “khốc liệt” của tuổi trẻ.
Tết năm kia, hay năm kìa không nhớ, mình về quê. Theo thông lệ, sáng mùng hai mình ra thăm mộ bố Mỹ. Trên đường về, tự nhiên nhớ tới ngọn đồi của tụi mình hồi xưa, bèn chạy lên xem thế nào. Vùng cao su non ngày xưa giờ đã thành cao su già, già đến nỗi, chắc chẳng bao lâu nữa chúng sẽ lại bị thay thế bởi một đám nheo nhóc khác. Đứng ở đó chắc không còn nhìn thấy trời sao được nữa. Mình chạy tới thung lũng hoa anh đào, cái thung lũng xinh đẹp với dòng suối nhỏ xíu dưới sâu đã biến thành một bãi rác khổng lồ theo nghĩa đen. Cỏ sương mai cũng chẳng còn, thay vào đó là một thứ cỏ gì đó khác, xù xì hơn, cứng hơn và thẫm hơn. Có lẽ chúng ăn hết chất sống của những đóa sương mai mỏng mảnh và yếu đuối mất rồi.
Và mình cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi đến cái câu này, trong một cuốn sách mà mình rất thích: “Đời vốn như thế. Ban đầu vào cuộc sống, chúng ta giàu, giàu nhiều, giàu nữa; trong bao năm chúng ta trồng cây tỉa hột, nhưng ngày tháng trôi, năm sầu lại: thời gian phá vỡ mất công trình; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơi rụng xuống. Bóng tùng quân nghìn tầm xiêu đổ, cái con người trơ trụi sẽ còn nghe rõ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất” .
Khi đứng trước bãi rác bốc mùi tanh tưởi, mình thực sự nhớ tới những ngày lang thang trong khu rừng yên tĩnh xưa kia, mà tự nhiên thấy buồn. Mình biết, ngay chính tuổi trẻ của mình chẳng qua cũng như một lớp vữa trét lên tường, sẽ bị hoại phá, sẽ từng mảng, từng mảng rời ra và rơi vào im lặng. Chúng ra tất cả rồi sẽ già, sẽ nhàm chán, sẽ mệt mỏi, và sẽ trơ tráo mà sống cho hết một cuộc đời. Chỉ vậy thôi.(st)
Vùng Gia Kiệm mình ở gần như được bao bọc xung quanh bởi những rừng cao su bạt ngàn. Bây giờ đất chật người đông, những chủ đồn điền lắm phép cũng cắt bớt ra rồi chạy chọt thành đất thổ cư để bán cho dân chúng nên diện tích của rừng ngày càng thu hẹp lại. Ngày xưa, ông bà mình cứ nghe tới hai chữ “cao su” là lắc đầu le lưỡi, như kiểu “cao su đi dễ khó về, khi đi trai tráng khi về bủng beo.” Nhưng đến thời con cháu bất hiếu như mình thì không còn hiểu gì mấy về nỗi sợ của ông bà nữa, “bọn thực dân” thì đã cuốn gói từ lâu, cho nên những khu rừng cao su chúng để lại đã biến thành nguồn nuôi sống của nhiều dân nghèo và nguồn mỡ màng để vỗ béo các chủ đồn điền lắm của; và thành chỗ để những đứa dở hơi như mình, thỉnh thoảng, mơ mộng.
Hồi còn bé xíu, mỗi lần ngồi trên xe máy cho bố chở lên Ngọc Lâm thăm bà ngoại, mình phải đi qua không biết bao nhiêu là rừng cao su. Mình thường hay hỏi bố, bố ơi, cây cao su nó có chân à, sao con thấy nó chạy theo mình? Bố nghe vậy chỉ cười khành khạch, bảo, nó có một cái chân nên không chạy theo mình được đâu con. Khi lớn hơn một chút mình mới biết, cái điều khiến mình tưởng cây cao su chạy theo, cũng vì cách người ta trồng nó. Người ta luôn trồng cao su ngay hàng thẳng lối như cái bàn cờ, nên khi mình đi nhanh và nhìn nó từ xa, những hàng cây xeo xéo (so với mặt đường) rất giống nhau kia trông như thể đang chạy rất nhanh theo mình.
Những năm học cấp hai, sáng Chủ Nhật đi lễ về, mình hay đi cùng Hiền và Maika lên nhà chị Lan chơi. Từ nhà chị Lan đi sâu vào một chút cũng là lô cao su. Mùa xuân, những bông cỏ sương mai nở rợp đất, nhìn cả khu rừng như chìm trong một làn sương trắng mỏng bềnh bồng. Mấy đứa con gái lãng mạn nửa mùa tụi mình thường hái mỗi đứa một bó rồi đi tiếp sâu vào trong để đến “thung lũng anh đào”. Cái cây anh đào này không dính dáng gì tới các thể loại hoa đào nhà mình hay Nhựt Bổn, mà nó là một cây bà con chi đó với cây hoa Sưa của miền Bắc, vì lá và hoa y hệt, chỉ có thân cây màu trắng bạc và hoa màu trắng hồng tím. Hoa anh đào nở rộ vào mùa xuân. Cái thung lũng nho nhỏ gần như phủ kín bởi những màu lãng mạn này, nhìn rất thích. Tụi mình chơi quanh quẩn trong đó một lúc rồi về nhà chị Lan gói bánh chưng, rồi mang cỏ sương mai về nhà cắm, kèm thêm một ít hoa cúc dại nữa, rồi suốt ngày cứ đi ra đi vào ngắm cái bình bông mà tự sướng.
Những năm học cấp ba, mình hay cúp tiết môn hóa và chạy ra rừng cao su. Có khi mình cứ đi hoài, đi hoài trong rừng để thấy mọi thứ dần trở nên gần như giống nhau tuyệt đối. Cái thú vị của việc đi sâu vào rừng cao su khác với những khu rừng tự nhiên khác là, bạn có đi bao nhiêu, cũng như không hề đi đâu cả vì cảnh vật không mấy thay đổi. Và nếu đi ngoằn ngoèo một chút, có khi không tìm được đường ra, vì ai biết đã đi vào từ hướng nào. Bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau, phía trên, phía dưới… chỉ có cao su và cao su. Mình trở nên giống một thứ đồ ngu cứ giậm chân tại chỗ. Nhưng cái cảm giác đi hoài lúc đó rất lạ, mình như thể đang lặn dần vào sự yên tĩnh, lặn vào cái gì đó, sự duy nhất, có thể là vậy. Và mình thấy mùi vỏ cây cao su thơm quá, thơm quá đi. Mùi lá khô, củi mục, đất ẩm quyện vào nhau ngai ngái cũng thơm làm sao mà thơm quá đi. Và mình chỉ muốn nằm lăn ra đó ngủ một giấc thật ngon.
Buổi trưa êm ả và yên tĩnh kinh khủng. Chỉ có gió thỉnh thoảng lào xào trên tán cây, nắng xuyên lổ đổ xuống thảm lá màu nâu nhạt. Đâu đó, tiếng chim kêu lích chích, và tiếng trái cao su tách vỏ. Tiếng “tách” rất chắc, gọn và vang vọng cả khu rừng, như khi ta bẻ một cành cây khô. Vào mùa, những tiếng lách tách liên tục vang lên khắp nơi, buộc mình phải nhỏm dậy, ngồi ôm gối mà lắng nghe một cách chăm chú, rồi tự sướng một mình — vì cái cảm giác nghe một âm thanh như thế giữa trưa, một mình, giữa rừng vắng, rất thích. Có hôm, vài hạt tách ra rớt xuống ngay cạnh mình, mình cao hứng vùng dậy và đi sục sạo, lật tung đám lá khô lên để kiếm những hạt cao su bóng bóng tròn tròn màu nâu gỗ, lốm đốm như trứng cút, rồi nhặt cả mớ mang về, lấy bút xóa màu trắng vẽ mặt hề mặt mếu lên mấy cái hạt để trưng cho vui.
Cũng những năm cấp ba ấy, buổi tối, mình hay rủ Hương và Dung, thỉnh thoảng có cả Lan, cùng chạy lên trên đồi ngắm sao. Đường đi nằm ở lưng chừng chia ngọn đồi thành hai nửa, nửa trên là bạt ngàn cao su già, lúc nào cũng rì rào trong đêm như kể những câu chuyện dài bất tận. Nửa dưới xuống tới chân đồi là những cây cao su non mới được trồng, còn chưa cao quá một mét. Những buổi tối ở đây gió lồng lộng, bầu trời cao và trong và xanh thăm thẳm màu của đêm, và rất nhiều sao. Tụi mình thỉnh thoảng cao hứng còn mua cả rượu và… thịt chó lên để nhậu và tán phét. Mùa mưa, buổi tối ở đó sẽ có thể nhìn thấy đom đóm. Đom đóm rợp trời như một trận mưa sao tầm tã. Hàng trăm con, hàng ngàn con, bay lượn tung tăng khắp nơi, như trong truyện thần tiên. Cảnh tượng đó, mình biết, không bao giờ còn tìm lại được.Và cho tới giờ, trời sao ở trên sườn đồi lộng gió đó là trời sao đẹp nhất mà mình từng thấy, đẹp vì nó quá rộng, quá cao, và gắn với quá nhiều kỷ niệm, khi tất cả chúng mình còn rất ngây thơ, đầy năng lượng và còn chưa đi vào cái khoảng thời gian gọi là “khốc liệt” của tuổi trẻ.
Tết năm kia, hay năm kìa không nhớ, mình về quê. Theo thông lệ, sáng mùng hai mình ra thăm mộ bố Mỹ. Trên đường về, tự nhiên nhớ tới ngọn đồi của tụi mình hồi xưa, bèn chạy lên xem thế nào. Vùng cao su non ngày xưa giờ đã thành cao su già, già đến nỗi, chắc chẳng bao lâu nữa chúng sẽ lại bị thay thế bởi một đám nheo nhóc khác. Đứng ở đó chắc không còn nhìn thấy trời sao được nữa. Mình chạy tới thung lũng hoa anh đào, cái thung lũng xinh đẹp với dòng suối nhỏ xíu dưới sâu đã biến thành một bãi rác khổng lồ theo nghĩa đen. Cỏ sương mai cũng chẳng còn, thay vào đó là một thứ cỏ gì đó khác, xù xì hơn, cứng hơn và thẫm hơn. Có lẽ chúng ăn hết chất sống của những đóa sương mai mỏng mảnh và yếu đuối mất rồi.
Và mình cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi đến cái câu này, trong một cuốn sách mà mình rất thích: “Đời vốn như thế. Ban đầu vào cuộc sống, chúng ta giàu, giàu nhiều, giàu nữa; trong bao năm chúng ta trồng cây tỉa hột, nhưng ngày tháng trôi, năm sầu lại: thời gian phá vỡ mất công trình; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơi rụng xuống. Bóng tùng quân nghìn tầm xiêu đổ, cái con người trơ trụi sẽ còn nghe rõ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất” .
Khi đứng trước bãi rác bốc mùi tanh tưởi, mình thực sự nhớ tới những ngày lang thang trong khu rừng yên tĩnh xưa kia, mà tự nhiên thấy buồn. Mình biết, ngay chính tuổi trẻ của mình chẳng qua cũng như một lớp vữa trét lên tường, sẽ bị hoại phá, sẽ từng mảng, từng mảng rời ra và rơi vào im lặng. Chúng ra tất cả rồi sẽ già, sẽ nhàm chán, sẽ mệt mỏi, và sẽ trơ tráo mà sống cho hết một cuộc đời. Chỉ vậy thôi.(st)