Việt Chù
25-12-2015, 12:37 AM
Tào Nham Lỗi và con đường trưởng thành
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2015/12/25/17/20/3197573236_977611197_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/bachdienthusinh6789/3197573236)
Tào Nham Lỗi sinh năm 1991 tại thành phố Tam Môn Giáp tỉnh Hà Nam, 4 tuổi học cờ, 7 tuổi tham gia “toàn quốc tượng kỳ kỳ hiệp đại sư xưng hiệu tái” , 11 tuổi giành quán quân “toàn quốc thiếu niên tượng kỳ cẩm tiêu tái” , năm 2004 giành quán quân giải toàn quốc tại bảng dành cho các kỳ thủ 16 tuổi và được công nhận là tượng kỳ đại sư. Năm 2004 và 2005 liên tiếp giành 2 chức quán quân giải cờ tướng thành phố Thâm Quyến, năm 2006 đại diện cho đội Hà Nam thi đấu tại bàn 2 và giành được á quân đồng đội, giúp đội cờ tướng Hà Nam lần đầu tiên được lên chơi tại Giáp cấp liên tái, năm 2008 là nhà vô địch giải cá nhân thành phố Thâm Quyến.
Thụ Dưỡng – Tấm lòng lương thiện của đôi vợ chồng già.
Câu chuyện bắt đầu vào 1 buổi sáng lập thu 17 năm về trước.
Bà Tào là người Tam Môn Hiệp – Hà Nam, 1 ngày tháng 9 năm 1992, như bao ngày khác, trời tờ mờ sáng, bà vừa mở cửa thì phát hiện 1 chiếc bọc để ngay hiên cửa, cẩn thận xem kỹ, thì ra bên trong là 1 đứa bé vài tháng tuổi, bên cạnh còn có 1 mảnh giấy ghi ngày sinh: 3/11/1991, tình trạng sức khỏe lúc đó hết sức tồi tệ, bà liền bế vào nhà và tắm rửa, ủ ấm cho cậu bé.
Lưu lão nhân công tác tại hệ thống đường sắt, còn bà Tào công tác tại 1 công ty phục vụ ăn uống, gia cảnh bình thường, các con đều khuyên ông bà đưa cậu bé tới viện phúc lợi hoặc đem cho người khác nuôi nhưng cậu bé đáng thương đó đã đánh động tấm lòng trắc ẩn của bà và người bạn đời Lưu Kí Học, bọn họ quyết định sẽ nhận nuôi cậu bé mặc cho sự can ngăn của 4 người con.
Năm đó, Lưu lão nhân 53 tuổi, bà Tào 51 tuổi, cậu bé trở thành cháu ngoại của 2 người kể từ đó, họ đặt tên cho cậu bé là Nham Lỗi với hi vọng cậu bé sẽ trở lên mạnh mẽ hơn.
Thành Tài – con đường học nghệ thành tượng kỳ đại sư.
Ông lão Lưu Kí Học là 1 người yêu cờ, khi ông chơi cờ, tiểu Nham Lỗi thường xuyên ngồi bên cạnh xem và rất nhanh đã có thể học được cách chơi, năm 4 tuổi đã có thể chơi cờ cùng ông, 5 tuổi Lưu lão đã không còn là “đối thủ” của cậu, liền đưa cậu tới những vùng bên cạnh để tìm “cao thủ” chơi cờ, sau khi phát hiện tư chất chơi cờ của Nham Lỗi, Lưu lão quyết định toàn lực giúp đỡ cậu.
Nhưng thật bất hạnh, năm Nham Lỗi 6 tuổi, ông ngoại bạo bệnh qua đời, trước khi lâm chung đã dặn dò người nhà: “thằng bé này sinh ra là dành cho cờ tướng, nhất định phải giúp đỡ, bồi dưỡng nó cho tốt”. Vì muốn thực hiện nguyện vọng của người bạn đời và vì con đường học cờ của Nham Lỗi, bà Tào đã rời bỏ quê hương mang theo Nham Lỗi khắp nơi để học cờ, Hà Nam, Hà Bắc, Thiên tân, Liêu Ninh, Quảng Đông… đều đã in dấu chân của 2 bà cháu , đắng cay ngọt bùi, chỉ có bà Tào và Tào Nham Lỗi là người hiểu rõ nhất.
Tào Nham Lỗi đã không phụ công nuôi dưỡng và hi vọng của ông bà, cậu bé 1 bên bái sư học nghệ 1 bên tham gia thi đấu, đạt được thành tích đáng nể. Năm 7 tuổi tham gia “toàn quốc thành nhân tượng kỳ đại tái” , cùng tham gia thi đấu xa luân chiến với tượng kỳ đặc cấp đại sư Lưu Điện Trung và nhận được đánh giá rất tốt, được mọi người gọi là “thần đồng” , năm 11 tuổi giành chức vô địch giải thiếu niên toàn quốc ở bảng dành cho các kỳ thủ 12 tuổi, năm 13 tuổi giành chức vô địch giải thiếu niên toàn quốc ở bảng dành cho các kỳ thủ 16 tuổi và vinh dự được trở thành tượng kỳ đại sư, là tượng kỳ đại sư trẻ tuổi nhất của Trung Quốc thời gian đó, năm 2005 được tổng cục thể thao quốc gia phong danh hiệu kiện tướng quốc gia.
Cảm Ân - sự yêu mến của mọi người trên con đường trưởng thành.
Tào Nham Lỗi là 1 con người hướng nội nhưng tràn đầy lạc quan, thường xuyên đối diện với những lời đàm tiếu như: “con rơi”, “bần khốn” , cậu chỉ mỉm cười, cậu nói: “những lời nói đó so với công ơn nuôi dưỡng của ông bà và sự yêu thương của mọi người đối với tôi, có thể so sánh sao? Trong thâm tâm của tôi chỉ có chỗ cho cảm động”.
Nói đến sự trưởng thành của Tào Nham Lỗi, không thể không nói tới trường trung học Tân Hà – Thâm Quyến, nơi cậu đã trải qua quãng thời gian học cấp 2 và cấp 3 tại đó, bà Tào chỉ có hơn 500 tệ tiền lương hưu, ở Thâm Quyến ngay cả tiền thuê phòng cũng chỉ miễn cưỡng tạm đủ, BGH nhà trường đã xem xét vấn đề này và đặc cách bố trí cho 2 bà cháu 1 gian phòng ký túc của nhân viên làm chỗ ở, đồng thời miễn toàn bộ chi phí ăn ở và học tập, mỗi tháng còn cho cậu 400 tệ tiền chi phí sinh hoạt, Nham Lỗi tham gia các giải thi đấu cũng đều do trường đứng ra quyên góp và ủng hộ. Năm 2006, được sự giới thiệu của nhà trường, Tào Nham Lỗi được nhập hộ khẩu Thâm Quyến và được học cấp 3 tại Thâm Quyến.
Kì thi đại học năm nay, Tào Nham Lỗi được 544 điểm, trúng tuyển học viện Gia Ứng, lãnh đạo nhà trường đã tặng cậu đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và miễn phí tiền ăn, tiền nước uống và 3000 tệ tiền trợ cấp.
Hồi tưởng lại về sự trưởng thành sau mười mấy năm, Tào Nham Lỗi mãn hoài cảm thán: “nếu không có công ơn nuôi dưỡng của ông bà, không có mọi người bên cạnh quan tâm giúp đỡ thì sẽ không có tôi ngày hôm nay”.
Cho dù con đường của nghiệp cờ còn nhiều chông gai, gập ghềnh, qua những thời gian khó khăn nhất, Tào Nham Lỗi cũng chưa từng nghĩ đến sẽ bỏ cuộc: “vì mọi người, tôi sẽ cố gắng bước tiếp”!.
Lược dịch: Nguồn - Bách Độ Bách Khoa
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2015/12/25/17/20/3197573236_977611197_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/bachdienthusinh6789/3197573236)
Tào Nham Lỗi sinh năm 1991 tại thành phố Tam Môn Giáp tỉnh Hà Nam, 4 tuổi học cờ, 7 tuổi tham gia “toàn quốc tượng kỳ kỳ hiệp đại sư xưng hiệu tái” , 11 tuổi giành quán quân “toàn quốc thiếu niên tượng kỳ cẩm tiêu tái” , năm 2004 giành quán quân giải toàn quốc tại bảng dành cho các kỳ thủ 16 tuổi và được công nhận là tượng kỳ đại sư. Năm 2004 và 2005 liên tiếp giành 2 chức quán quân giải cờ tướng thành phố Thâm Quyến, năm 2006 đại diện cho đội Hà Nam thi đấu tại bàn 2 và giành được á quân đồng đội, giúp đội cờ tướng Hà Nam lần đầu tiên được lên chơi tại Giáp cấp liên tái, năm 2008 là nhà vô địch giải cá nhân thành phố Thâm Quyến.
Thụ Dưỡng – Tấm lòng lương thiện của đôi vợ chồng già.
Câu chuyện bắt đầu vào 1 buổi sáng lập thu 17 năm về trước.
Bà Tào là người Tam Môn Hiệp – Hà Nam, 1 ngày tháng 9 năm 1992, như bao ngày khác, trời tờ mờ sáng, bà vừa mở cửa thì phát hiện 1 chiếc bọc để ngay hiên cửa, cẩn thận xem kỹ, thì ra bên trong là 1 đứa bé vài tháng tuổi, bên cạnh còn có 1 mảnh giấy ghi ngày sinh: 3/11/1991, tình trạng sức khỏe lúc đó hết sức tồi tệ, bà liền bế vào nhà và tắm rửa, ủ ấm cho cậu bé.
Lưu lão nhân công tác tại hệ thống đường sắt, còn bà Tào công tác tại 1 công ty phục vụ ăn uống, gia cảnh bình thường, các con đều khuyên ông bà đưa cậu bé tới viện phúc lợi hoặc đem cho người khác nuôi nhưng cậu bé đáng thương đó đã đánh động tấm lòng trắc ẩn của bà và người bạn đời Lưu Kí Học, bọn họ quyết định sẽ nhận nuôi cậu bé mặc cho sự can ngăn của 4 người con.
Năm đó, Lưu lão nhân 53 tuổi, bà Tào 51 tuổi, cậu bé trở thành cháu ngoại của 2 người kể từ đó, họ đặt tên cho cậu bé là Nham Lỗi với hi vọng cậu bé sẽ trở lên mạnh mẽ hơn.
Thành Tài – con đường học nghệ thành tượng kỳ đại sư.
Ông lão Lưu Kí Học là 1 người yêu cờ, khi ông chơi cờ, tiểu Nham Lỗi thường xuyên ngồi bên cạnh xem và rất nhanh đã có thể học được cách chơi, năm 4 tuổi đã có thể chơi cờ cùng ông, 5 tuổi Lưu lão đã không còn là “đối thủ” của cậu, liền đưa cậu tới những vùng bên cạnh để tìm “cao thủ” chơi cờ, sau khi phát hiện tư chất chơi cờ của Nham Lỗi, Lưu lão quyết định toàn lực giúp đỡ cậu.
Nhưng thật bất hạnh, năm Nham Lỗi 6 tuổi, ông ngoại bạo bệnh qua đời, trước khi lâm chung đã dặn dò người nhà: “thằng bé này sinh ra là dành cho cờ tướng, nhất định phải giúp đỡ, bồi dưỡng nó cho tốt”. Vì muốn thực hiện nguyện vọng của người bạn đời và vì con đường học cờ của Nham Lỗi, bà Tào đã rời bỏ quê hương mang theo Nham Lỗi khắp nơi để học cờ, Hà Nam, Hà Bắc, Thiên tân, Liêu Ninh, Quảng Đông… đều đã in dấu chân của 2 bà cháu , đắng cay ngọt bùi, chỉ có bà Tào và Tào Nham Lỗi là người hiểu rõ nhất.
Tào Nham Lỗi đã không phụ công nuôi dưỡng và hi vọng của ông bà, cậu bé 1 bên bái sư học nghệ 1 bên tham gia thi đấu, đạt được thành tích đáng nể. Năm 7 tuổi tham gia “toàn quốc thành nhân tượng kỳ đại tái” , cùng tham gia thi đấu xa luân chiến với tượng kỳ đặc cấp đại sư Lưu Điện Trung và nhận được đánh giá rất tốt, được mọi người gọi là “thần đồng” , năm 11 tuổi giành chức vô địch giải thiếu niên toàn quốc ở bảng dành cho các kỳ thủ 12 tuổi, năm 13 tuổi giành chức vô địch giải thiếu niên toàn quốc ở bảng dành cho các kỳ thủ 16 tuổi và vinh dự được trở thành tượng kỳ đại sư, là tượng kỳ đại sư trẻ tuổi nhất của Trung Quốc thời gian đó, năm 2005 được tổng cục thể thao quốc gia phong danh hiệu kiện tướng quốc gia.
Cảm Ân - sự yêu mến của mọi người trên con đường trưởng thành.
Tào Nham Lỗi là 1 con người hướng nội nhưng tràn đầy lạc quan, thường xuyên đối diện với những lời đàm tiếu như: “con rơi”, “bần khốn” , cậu chỉ mỉm cười, cậu nói: “những lời nói đó so với công ơn nuôi dưỡng của ông bà và sự yêu thương của mọi người đối với tôi, có thể so sánh sao? Trong thâm tâm của tôi chỉ có chỗ cho cảm động”.
Nói đến sự trưởng thành của Tào Nham Lỗi, không thể không nói tới trường trung học Tân Hà – Thâm Quyến, nơi cậu đã trải qua quãng thời gian học cấp 2 và cấp 3 tại đó, bà Tào chỉ có hơn 500 tệ tiền lương hưu, ở Thâm Quyến ngay cả tiền thuê phòng cũng chỉ miễn cưỡng tạm đủ, BGH nhà trường đã xem xét vấn đề này và đặc cách bố trí cho 2 bà cháu 1 gian phòng ký túc của nhân viên làm chỗ ở, đồng thời miễn toàn bộ chi phí ăn ở và học tập, mỗi tháng còn cho cậu 400 tệ tiền chi phí sinh hoạt, Nham Lỗi tham gia các giải thi đấu cũng đều do trường đứng ra quyên góp và ủng hộ. Năm 2006, được sự giới thiệu của nhà trường, Tào Nham Lỗi được nhập hộ khẩu Thâm Quyến và được học cấp 3 tại Thâm Quyến.
Kì thi đại học năm nay, Tào Nham Lỗi được 544 điểm, trúng tuyển học viện Gia Ứng, lãnh đạo nhà trường đã tặng cậu đồ dùng sinh hoạt hàng ngày và miễn phí tiền ăn, tiền nước uống và 3000 tệ tiền trợ cấp.
Hồi tưởng lại về sự trưởng thành sau mười mấy năm, Tào Nham Lỗi mãn hoài cảm thán: “nếu không có công ơn nuôi dưỡng của ông bà, không có mọi người bên cạnh quan tâm giúp đỡ thì sẽ không có tôi ngày hôm nay”.
Cho dù con đường của nghiệp cờ còn nhiều chông gai, gập ghềnh, qua những thời gian khó khăn nhất, Tào Nham Lỗi cũng chưa từng nghĩ đến sẽ bỏ cuộc: “vì mọi người, tôi sẽ cố gắng bước tiếp”!.
Lược dịch: Nguồn - Bách Độ Bách Khoa