Tây Phương Thất Bại
03-05-2016, 06:24 PM
Lưu Tông Trạch – Phong vũ giang hồ lộ
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2015/12/19/19/53/3196804382_1886407982_574_574.jpg
- Nỗi cô đơn của Lưu Tông Trạch
Tại 1 quán ăn nhỏ nơi đất khách quê người, cao thủ cờ tướng Lưu Tông Trạch gọi 1 đĩa nộm tai lợn, 2 lạng lão bạch can và 1 bát mì tạc tương, bữa ăn có vẻ đạm bạc nhưng Lưu biết tiền để trả cho bữa ăn này kiếm được thật không đơn giản, ngày trước đi phụ đạo cờ có khi vài ngày không kiếm nổi 1 đồng ăn cơm cũng là chuyện thường tình.
Phí để phụ đạo 1 ván cờ khoảng 50 nước là 10 tệ, bình quân mỗi nước đi là 2 mao tiền, đấy là chưa kể nếu thua còn phải trả tiền ngược lại cho học trò.
Ở Trung Quốc, 1 ca sĩ hạng 2 chỉ cần bước lên bục biểu diễn khoảng 10 phút là có thể thu về mấy vạn, thậm chí mấy chục vạn rồi. Nếu tính bình quân, 1 cái “lắc mông” bọn họ sẽ kiếm được trên 1000 tệ. Mà kỳ thủ hạng 2 như Lưu Tông Trạch phải chơi biết bao nhiêu ván thắng mới bằng được 1 cái “lắc mông” của ca sĩ hạng 2.
“Cờ tướng à, ‘mày’ cho tao khoái lạc hay phiền não đây?”. Lưu Tông Trạch nhấp chén rượu cay nồng rồi chậm rãi nhai 1 miếng nộm tai lợn.
Lưu Tông Trạch sinh ngày 10-2-1966 tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, là 1 nơi rất mạnh về văn hóa cờ tướng, có Lý Nghĩa Đình, Liễu Đại Hoa, Hồng Trí, 3 quán quân toàn quốc và còn rất nhiều tượng kỳ đại sư nữa. Bất luận đi tới thành phố nào cũng đều có thể thấy người chơi cờ đầy hai bên đường, Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, người chơi cờ lại càng nhiều. Nơi tập trung người chơi cờ nhiều nhất là công viên Tân Giang, khắp nơi đều bày bàn cờ, bỏ ra mấy mao tiền là có thể chơi cả ngày, “nhĩ nhu mục nhiễm” Lưu Tông Trạch 6 tuổi đã biết chơi cờ, mới biết chơi một ngày đã rủ 1 anh lớn tuổi và cao cờ hơn mình chơi, Lưu tiên thủ đi:
T3.5 P2-5
M2.4 M2.3
M4.6 M8.7
M6.7 B7.1
M7.8 M7.6
M8.7 Tg5.1
P8.6 (đỏ thắng)
Nhìn bộ dạng của đối thủ trước đó còn kiêu căng khoe khoang kỳ nghệ cao thâm cúi gằm mặt nhận thua, Lưu Tông Trạch kích động mặt đỏ tía tai, thì ra chơi cờ đơn giản như vậy à, nhưng trong lòng Lưu vẫn có chút hoài nghi, trò chơi đơn giản như này lại khiến cho các bác, các chú đam mê như điên như dại là sao? Nhưng khi chơi đến ván thứ 2, đến nước thứ 4 đối phương đổi thành B3.1 đã bắt chết con mã đỏ định ngọa tào của Lưu, tiếp tục đi mấy nước nữa thì Lưu thua, sau khi thua liên tiếp 3 ván, đối thủ dương dương tự đắc nói: “Cờ cậu còn kém lắm, vừa nãy thắng chỉ là mèo mù vớ cá rán thôi, ngày nào cũng luyện tập phải mất 3 năm mới đạt đến trình độ của tôi”.
Lời nói tuy không nặng nề nhưng Lưu Tông Trạch từ nhỏ đã hiếu thắng, thề rằng sẽ học thật tốt cờ, liên tiếp 10 ngày liền, ngày nào Lưu cũng đến những sới cờ tập trung nhiều cao thủ để xem cờ, tỉ mỉ xem mỗi nước đi và các nước tiếp theo họ sẽ xử lý như thế nào, nghiên cứu khai cục, bố cục, tàn cục, sau khoảng nửa tháng, lại đi tìm đối thủ dám chê bai mình hôm trước và phát hiện anh ta đã không phải đối thủ của mình nữa. Điều này khiến cho Lưu rất tự hào và cảm thấy kỳ nghệ của mình đã cao lắm rồi. Một ngày, Lưu đến sới cờ từ sáng sớm và chủ động mời 1 vị thúc thúc chơi cờ, khi nhìn thấy cậu bé chỉ đứng đến thắt lưng mình liền nói: “chơi cờ với cậu cũng được, nhưng tôi không muốn chơi vui, chúng ta tuy không chơi cờ độ nhưng cũng phải trả tiền thuê bàn cờ, như này đi! Cậu còn nhỏ, hòa cờ cho cậu thắng, thua thì cậu trả tiền, còn thắng tôi sẽ cho cậu 2 mao tiền”. Lưu nghe xong rất cảm kích, liền móc trong túi ra mấy phân tiền mẹ cho lúc sáng để mua kem nói với vị thúc thúc nọ: “Được, chúng ta chơi trả tiền bàn”. Ván đó Lưu thua, nhưng cậu không thất vọng, ngày hôm sau lại đem tiền mẹ cho mua kem ra để chơi cờ, vì không muốn thua dễ dàng vì vậy mỗi nước đi Lưu đi rất cẩn thận, không còn tiện tay đi nữa, Một tháng sau, Lưu từ người được phụ đạo cờ trở thành người phụ đạo. Đã có thể thắng được vị thúc thúc nọ. Từ đó, Lưu bắt đầu bước chân vào thế giới dịch lâm giang hồ thần bí mà cũng không kém phần tàn khốc.
Lưu Tông Trạch uống cạn rượu trong chén rồi gọi chủ quán thanh toán, nhìn vào ví tiền, trong lòng Lưu bỗng thấy trống rỗng, con gái chuẩn bị thi lên cấp 3, còn đang chờ mình về để lấy tiền, cách duy nhất kiếm tiền là phụ đạo cờ, nhưng kiếm tiền đâu có đơn giản như mọi người thường nghĩ. Trong lòng Lưu bỗng trào lên 1 nỗi buồn khó tả, lẽ nào cứ tiếp tục sống như này?.
Lưu bước ra khỏi quán nhưng làm gì còn tâm tình gì để thưởng ngoạn cảnh sắc hai bên ven đường, ngày mai vẫn còn 1 trận đại chiến, nếu thắng, tiền sinh hoạt của cả nhà tháng này sẽ có, nhưng 1 khi thua cả nhà lại phải sống tiếp trong cảnh nợ nần.
Lưu bước thật nhanh về phía trước, chỉ muốn ngủ 1 giấc thật dài, như vậy mới có đủ thể lực sung mãn để ngày mai còn nghênh chiến với đối thủ còn chưa biết kỳ nghệ cao thấp ra sao.
1 cơn gió thổi đến, trời bỗng trở nên âm u, trời bắt đầu lạnh, xem chừng sắp mưa rồi.
- Vũ khí của Lưu Tông Trạch
1 bình thanh trà, 1 bộ cờ tinh mĩ, 1 đối thủ mà trình độ ngang ngửa hoặc cao hơn bản thân một chút đối với kỳ thủ mà nói, đây thực sự là 1 bữa thịnh yến khiến cho người ta mê hoặc. Cho dù tất cả đều đã chuẩn bị xong nhưng ngồi trong trà quán Lưu lại không cảm thấy vui vẻ gì.
1 vị dịch lâm quái kiệt từng nhận xét về kỳ thủ thế này: “1 người mê hát kịch, tuy chỉ là nghiệp dư nhưng khi ăn no uống kĩ rồi, đem theo hồ cầm, la cổ (trống), vừa hát, vừa kéo, vừa đánh, cho đến khi cảm thấy mệt, cảm thấy mỏi thì vui vẻ về nhà. Nhưng diễn viên chuyên nghiệp thì không được rồi, diễn viên nổi tiếng thì có thể kể ra vài người: Mai Lan Phương, Mã Liên Lương, còn 1 vài diễn viên không nổi tiếng cũng phải ăn cơm, cũng phải lo cho cuộc sống, làm thế nào? Chỉ có thể đóng 1 vai nhỏ, dùng số tiền ít ỏi kiếm được để nuôi cả gia đình, có phải là rất thống khổ không? Cờ cũng như vậy, 100 người chơi cờ thì chỉ có khoảng 6 người có được danh tiếng, 6 người có cơm ăn, còn 94 người phải vất vả kiếm sống…Trong giới cờ tướng, Lưu Tông Trạch là 1 “diễn viên chuyên nghiệp” nghiêp dư, là 1 diễn viên chuyên nghiệp chuyên đóng những vai nhỏ, vì miếng cơm manh áo mới theo nghiệp cờ, như vậy làm sao có thể vui vẻ mà chơi cờ?
Trà quán là 1 nơi quá đỗi quen thuộc với Lưu Tông Trạch, bản thân Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc, vì vậy mà có rất nhiều trà quán mở ra để làm nơi dạy và chỉ đạo thêm cho người yêu cờ, ngay cả cái tên cũng rất thanh lịch như: “Quất Mai Hiên”, “Tụ Hiền Các Kỳ Xã”…Trà quán to nhỏ bất nhất, nhưng tối thiểu cũng phải có 10 bàn cờ, người chơi cờ chỉ cần đưa cho ông chủ 5 tệ thì có thể mua được quyền sử dụng bàn cờ và dụng cụ chơi cờ. Nhưng kiểu thanh toán này rất ít gặp, ông chủ lúc đầu không thu tiền, đợi đến khi đôi bên đưa tiền phụ đạo cho ông chủ, tùy thuộc vào số tiền phí phụ đạo nhiều hay ít mà pha 1 ấm trà tương ứng với số tiền đó rồi đi ra, mặc cho khách chơi đến lúc “hôn thiên hắc địa”.
-Còn tiếp-
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2015/12/19/19/53/3196804382_1886407982_574_574.jpg
- Nỗi cô đơn của Lưu Tông Trạch
Tại 1 quán ăn nhỏ nơi đất khách quê người, cao thủ cờ tướng Lưu Tông Trạch gọi 1 đĩa nộm tai lợn, 2 lạng lão bạch can và 1 bát mì tạc tương, bữa ăn có vẻ đạm bạc nhưng Lưu biết tiền để trả cho bữa ăn này kiếm được thật không đơn giản, ngày trước đi phụ đạo cờ có khi vài ngày không kiếm nổi 1 đồng ăn cơm cũng là chuyện thường tình.
Phí để phụ đạo 1 ván cờ khoảng 50 nước là 10 tệ, bình quân mỗi nước đi là 2 mao tiền, đấy là chưa kể nếu thua còn phải trả tiền ngược lại cho học trò.
Ở Trung Quốc, 1 ca sĩ hạng 2 chỉ cần bước lên bục biểu diễn khoảng 10 phút là có thể thu về mấy vạn, thậm chí mấy chục vạn rồi. Nếu tính bình quân, 1 cái “lắc mông” bọn họ sẽ kiếm được trên 1000 tệ. Mà kỳ thủ hạng 2 như Lưu Tông Trạch phải chơi biết bao nhiêu ván thắng mới bằng được 1 cái “lắc mông” của ca sĩ hạng 2.
“Cờ tướng à, ‘mày’ cho tao khoái lạc hay phiền não đây?”. Lưu Tông Trạch nhấp chén rượu cay nồng rồi chậm rãi nhai 1 miếng nộm tai lợn.
Lưu Tông Trạch sinh ngày 10-2-1966 tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, là 1 nơi rất mạnh về văn hóa cờ tướng, có Lý Nghĩa Đình, Liễu Đại Hoa, Hồng Trí, 3 quán quân toàn quốc và còn rất nhiều tượng kỳ đại sư nữa. Bất luận đi tới thành phố nào cũng đều có thể thấy người chơi cờ đầy hai bên đường, Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, người chơi cờ lại càng nhiều. Nơi tập trung người chơi cờ nhiều nhất là công viên Tân Giang, khắp nơi đều bày bàn cờ, bỏ ra mấy mao tiền là có thể chơi cả ngày, “nhĩ nhu mục nhiễm” Lưu Tông Trạch 6 tuổi đã biết chơi cờ, mới biết chơi một ngày đã rủ 1 anh lớn tuổi và cao cờ hơn mình chơi, Lưu tiên thủ đi:
T3.5 P2-5
M2.4 M2.3
M4.6 M8.7
M6.7 B7.1
M7.8 M7.6
M8.7 Tg5.1
P8.6 (đỏ thắng)
Nhìn bộ dạng của đối thủ trước đó còn kiêu căng khoe khoang kỳ nghệ cao thâm cúi gằm mặt nhận thua, Lưu Tông Trạch kích động mặt đỏ tía tai, thì ra chơi cờ đơn giản như vậy à, nhưng trong lòng Lưu vẫn có chút hoài nghi, trò chơi đơn giản như này lại khiến cho các bác, các chú đam mê như điên như dại là sao? Nhưng khi chơi đến ván thứ 2, đến nước thứ 4 đối phương đổi thành B3.1 đã bắt chết con mã đỏ định ngọa tào của Lưu, tiếp tục đi mấy nước nữa thì Lưu thua, sau khi thua liên tiếp 3 ván, đối thủ dương dương tự đắc nói: “Cờ cậu còn kém lắm, vừa nãy thắng chỉ là mèo mù vớ cá rán thôi, ngày nào cũng luyện tập phải mất 3 năm mới đạt đến trình độ của tôi”.
Lời nói tuy không nặng nề nhưng Lưu Tông Trạch từ nhỏ đã hiếu thắng, thề rằng sẽ học thật tốt cờ, liên tiếp 10 ngày liền, ngày nào Lưu cũng đến những sới cờ tập trung nhiều cao thủ để xem cờ, tỉ mỉ xem mỗi nước đi và các nước tiếp theo họ sẽ xử lý như thế nào, nghiên cứu khai cục, bố cục, tàn cục, sau khoảng nửa tháng, lại đi tìm đối thủ dám chê bai mình hôm trước và phát hiện anh ta đã không phải đối thủ của mình nữa. Điều này khiến cho Lưu rất tự hào và cảm thấy kỳ nghệ của mình đã cao lắm rồi. Một ngày, Lưu đến sới cờ từ sáng sớm và chủ động mời 1 vị thúc thúc chơi cờ, khi nhìn thấy cậu bé chỉ đứng đến thắt lưng mình liền nói: “chơi cờ với cậu cũng được, nhưng tôi không muốn chơi vui, chúng ta tuy không chơi cờ độ nhưng cũng phải trả tiền thuê bàn cờ, như này đi! Cậu còn nhỏ, hòa cờ cho cậu thắng, thua thì cậu trả tiền, còn thắng tôi sẽ cho cậu 2 mao tiền”. Lưu nghe xong rất cảm kích, liền móc trong túi ra mấy phân tiền mẹ cho lúc sáng để mua kem nói với vị thúc thúc nọ: “Được, chúng ta chơi trả tiền bàn”. Ván đó Lưu thua, nhưng cậu không thất vọng, ngày hôm sau lại đem tiền mẹ cho mua kem ra để chơi cờ, vì không muốn thua dễ dàng vì vậy mỗi nước đi Lưu đi rất cẩn thận, không còn tiện tay đi nữa, Một tháng sau, Lưu từ người được phụ đạo cờ trở thành người phụ đạo. Đã có thể thắng được vị thúc thúc nọ. Từ đó, Lưu bắt đầu bước chân vào thế giới dịch lâm giang hồ thần bí mà cũng không kém phần tàn khốc.
Lưu Tông Trạch uống cạn rượu trong chén rồi gọi chủ quán thanh toán, nhìn vào ví tiền, trong lòng Lưu bỗng thấy trống rỗng, con gái chuẩn bị thi lên cấp 3, còn đang chờ mình về để lấy tiền, cách duy nhất kiếm tiền là phụ đạo cờ, nhưng kiếm tiền đâu có đơn giản như mọi người thường nghĩ. Trong lòng Lưu bỗng trào lên 1 nỗi buồn khó tả, lẽ nào cứ tiếp tục sống như này?.
Lưu bước ra khỏi quán nhưng làm gì còn tâm tình gì để thưởng ngoạn cảnh sắc hai bên ven đường, ngày mai vẫn còn 1 trận đại chiến, nếu thắng, tiền sinh hoạt của cả nhà tháng này sẽ có, nhưng 1 khi thua cả nhà lại phải sống tiếp trong cảnh nợ nần.
Lưu bước thật nhanh về phía trước, chỉ muốn ngủ 1 giấc thật dài, như vậy mới có đủ thể lực sung mãn để ngày mai còn nghênh chiến với đối thủ còn chưa biết kỳ nghệ cao thấp ra sao.
1 cơn gió thổi đến, trời bỗng trở nên âm u, trời bắt đầu lạnh, xem chừng sắp mưa rồi.
- Vũ khí của Lưu Tông Trạch
1 bình thanh trà, 1 bộ cờ tinh mĩ, 1 đối thủ mà trình độ ngang ngửa hoặc cao hơn bản thân một chút đối với kỳ thủ mà nói, đây thực sự là 1 bữa thịnh yến khiến cho người ta mê hoặc. Cho dù tất cả đều đã chuẩn bị xong nhưng ngồi trong trà quán Lưu lại không cảm thấy vui vẻ gì.
1 vị dịch lâm quái kiệt từng nhận xét về kỳ thủ thế này: “1 người mê hát kịch, tuy chỉ là nghiệp dư nhưng khi ăn no uống kĩ rồi, đem theo hồ cầm, la cổ (trống), vừa hát, vừa kéo, vừa đánh, cho đến khi cảm thấy mệt, cảm thấy mỏi thì vui vẻ về nhà. Nhưng diễn viên chuyên nghiệp thì không được rồi, diễn viên nổi tiếng thì có thể kể ra vài người: Mai Lan Phương, Mã Liên Lương, còn 1 vài diễn viên không nổi tiếng cũng phải ăn cơm, cũng phải lo cho cuộc sống, làm thế nào? Chỉ có thể đóng 1 vai nhỏ, dùng số tiền ít ỏi kiếm được để nuôi cả gia đình, có phải là rất thống khổ không? Cờ cũng như vậy, 100 người chơi cờ thì chỉ có khoảng 6 người có được danh tiếng, 6 người có cơm ăn, còn 94 người phải vất vả kiếm sống…Trong giới cờ tướng, Lưu Tông Trạch là 1 “diễn viên chuyên nghiệp” nghiêp dư, là 1 diễn viên chuyên nghiệp chuyên đóng những vai nhỏ, vì miếng cơm manh áo mới theo nghiệp cờ, như vậy làm sao có thể vui vẻ mà chơi cờ?
Trà quán là 1 nơi quá đỗi quen thuộc với Lưu Tông Trạch, bản thân Vũ Hán là thủ phủ của Hồ Bắc, vì vậy mà có rất nhiều trà quán mở ra để làm nơi dạy và chỉ đạo thêm cho người yêu cờ, ngay cả cái tên cũng rất thanh lịch như: “Quất Mai Hiên”, “Tụ Hiền Các Kỳ Xã”…Trà quán to nhỏ bất nhất, nhưng tối thiểu cũng phải có 10 bàn cờ, người chơi cờ chỉ cần đưa cho ông chủ 5 tệ thì có thể mua được quyền sử dụng bàn cờ và dụng cụ chơi cờ. Nhưng kiểu thanh toán này rất ít gặp, ông chủ lúc đầu không thu tiền, đợi đến khi đôi bên đưa tiền phụ đạo cho ông chủ, tùy thuộc vào số tiền phí phụ đạo nhiều hay ít mà pha 1 ấm trà tương ứng với số tiền đó rồi đi ra, mặc cho khách chơi đến lúc “hôn thiên hắc địa”.
-Còn tiếp-